Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Tác giả viết bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.08 KB, 14 trang )

HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU
TƯ CHỨNG KHOÁN
Tác giả viết bài này vào thời điểm tháng 11 năm 2006
THS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI – Viện Khoa học kiểm sát – VKSNDTC
Bảo vệ nhà đầu tư là vấn đề có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thị
trường chứng khoán còn rất non trẻ như ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện
chúng ta bắt đầu tham gia WTO đồng nghĩa với sự tham gia của các đối tác rất có
tiềm lực và kinh nghiệm từ các nước. Để bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời với việc
không ngừng hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cần
đặc biệt coi trọng việc hoàn thiện các biện pháp pháp luật bảo vệ họ một cách đồng
bộ, bao gồm cả các biện pháp pháp luật có liên quan như hành chính, dân sự, hình
sự…
1. Biện pháp hành chính
Theo quy định của Luật Chứng khoán (LCK) Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2007., các biện pháp hành chính được áp dụng bao gồm các
biện pháp quản lý và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
1.1. Biện pháp quản lý
a. Quản lý việc chào bán chứng khoán ra công chúng
Khi nhà đầu tư (NĐT) mua các chứng khoán (CK) được chào bán tức là nhà đầu tư đã
chuyển giao một khoản tiền cho tổ chức phát hành và đổi lại, NĐT được sở hữu các CK
– bằng chứng về quyền tài sản (quyền sở hữu vốn trong công ty cổ phần hoặc quyền chủ
nợ) và được hưởng những lợi ích mà chứng khoán đó mang lại. Chất lượng và giá trị của
CK hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động của tổ chức phát hành và sự biến động
của thị trường. Tuy nhiên, NĐT không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng và đánh giá được
giá trị của CK như đối với các loại hàng hoá thông thường khác mà chỉ căn cứ vào các
thông tin liên quan đến tổ chức phát hành và đợt phát hành để đánh giá giá trị của chứng
khoán khi quyết định đầu tư. Do đó, nếu tổ chức phát hành hoạt động kém hiệu quả hoặc
cố ý đưa ra những thông tin không chính xác về tình hình tài chính và đợt phát hành thì sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi của NĐT nói riêng cũng như sự an toàn và hiệu quả của thị
trường CK nói chung. Chính vì vậy, pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm quản lý
chặt chẽ việc chào bán CK ra công chúng.


Theo quy định của LCK , cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động
chào bán CK là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Nội dung quản lý nhà nước
đối với hoạt động chào bán CK ra công chúng bao gồm việc cấp Giấy chứng nhận chào
bán CK ra công chúng, xem xét gia hạn việc phân phối CK , yêu cầu báo cáo kết quả đợt
chào bán, đình chỉ hoặc huỷ bỏ chào bán CK ra công chúng… những nội dung này được
quy định tại Chương II của LCK . Tuy nhiên, LCK chưa quy định cụ thể các hình thức
chào bán CK ra công chúng cũng như các điều kiện chào bán cụ thể đối với từng hình
thức chào bán, nhất là việc chào bán CK trong một số trường hợp đặc biệt (như chào bán
CK của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển
đổi thành công ty cổ phần, chào bán CK của các tổ chức tài chính quốc tế). Vì vậy, trong
thời gian tới, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành LCK để hướng
dẫn cụ thể các vấn đề này.
b. Quản lý công ty đại chúng
Để bảo vệ quyền lợi của NĐT khi họ tham gia đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đại
chúng, LCK quy định công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ nộp Hồ sơ công ty đại
chúng cho UBCKNN theo quy định tại khoản 2 Điều 25 và Điều 26 LCK . UBCKNN có
trách nhiệm công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công
ty đại chúng trên phương tiện thông tin của UBCKNN. Đây chính là nguồn thông tin làm
cơ sở cho NĐT xem xét, đánh giá trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào CK của công ty
đại chúng.
Bên cạnh đó, Luật còn quy định các tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty
đại chúng phải báo cáo với UBCKNN theo Điều 29 LCK ; trường hợp tổ chức, cá nhân
chào mua công khai (chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25%
trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng hoặc chào mua mà đối
tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu), thì phải gửi đăng ký
chào mua đến UBCKNN và chỉ được thực hiện việc chào mua công khai sau khi
UBCKNN chấp thuận. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ trong công
ty đại chúng.
c. Quản lý thị trường giao dịch chứng khoán
Theo quy định của LCK , chỉ có SGDCK và TTGDCK mới được phép tổ chức thị trường

giao dịch CK . Ngoài hai chủ thể này, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị
trường giao dịch chứng khoán (Điều 33 Luật Chứng khoán). Theo quy định của LCK thì
SGDCK, TTGDCK là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đây là một điểm mới, khác với quy định của Nghị
định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về CK và thị trường CK Theo
Nghị định 144/2003 thì TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN còn
SGDCK là một pháp nhân tự chủ về tài chính, chịu sự giám sát và quản lý của
UBCKNN.. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có hai TTGDCK, chưa thành lập SGDCK.
Theo quy định của LCK thì việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức
sở hữu của SGDCK, TTGDCK phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Tài chính chứ không thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
SGDCK, TTGDCK phải chịu sự quản lý, giám sát của UBCKNN. Bộ Tài chính có thẩm
quyền phê chuẩn Điều lệ và các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc SGDCK,
TTGDCK sau khi có ý kiến của chủ tịch UBCKNN theo quy định tại Điều 35 và Điều 36
LCK .
Thời hạn để thực hiện việc chuyển đổi TTGDCK hiện nay thành SGDCK, TTGDCK theo
quy định của LCK là 18 tháng, kể từ ngày Luật có hiệu lực. Vì vậy, trong thời gian tới,
Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn vấn đề này.
d. Quản lý niêm yết chứng khoán
Niêm yết CK là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại SGDCK
hoặc TTGDCK (khoản 18 Điều 6 LCK ). SGDCK, TTGDCK có quyền chấp thuận, huỷ
bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết CK của các tổ chức
niêm yết, đây cũng là một điểm mới của LCK so với quy định của Nghị định 144/2003
(theo Nghị định 144/2003, tổ chức phát hành muốn niêm yết chứng khoán phải được
UBCKNN cấp giấy phép). Tuy vậy, tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại
SGDCK, TTGDCK phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả
năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu CK , nhằm bảo đảm CK được niêm yết,
giao dịch tại SGDCK, TTGDCK phải là hàng hoá có chất lượng cao, qua đó bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư. Trong thời gian tới, để triển khai thi hành LCK , Chính phủ cần
sớm ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng

khoán để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý niêm yết CK .
e. Quản lý việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Theo quy định của pháp luật, để hoàn tất một giao dịch CK , sau khi lệnh giao dịch CK
được thực hiện sẽ được chuyển sang hệ thống thanh toán, bù trừ, đăng ký và lưu ký CK .
Hệ thống này sẽ thực hiện việc bù trừ để xác định được bên sẽ phải giao chứng khoán và
bên phải trả tiền; thực hiện các nghiệp vụ chuyển giao CK và thanh toán số tiền mua CK
đó thông qua tài khoản của các bên; đăng ký các thông tin về CK và quyền sở hữu CK
của người nắm giữ CK và lưu giữ, bảo quản CK của khách hàng, giúp khách hàng thực
hiện các quyền của mình đối với CK . Các hoạt động này góp phần quan trọng vào việc
quản lý có hiệu quả thị trường CK ; giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường; giảm thiểu
chi phí cho các chủ thể tham gia thị trường CK ; đồng thời góp phần giúp các đối tượng
của hệ thống tăng nhanh vòng quay vốn; qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi cho các NĐT.
Các hoạt động này sẽ do Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và các thành viên
lưu ký (TVLK) thực hiện. Theo Điều 42 LCK, TTLKCK là pháp nhân thành lập và hoạt
động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của
LCK . Việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu của
TTLKCK do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
TTLKCK chịu sự quản lý và giám sát của UBCKNN. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm
quyền phê chuẩn các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc TTLKCK theo đề
nghị của Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Đây cũng là một
quy định mới của LCK so với Nghị định 144/2003 và Quyết định của 189/2005/QĐ-TTg
ngày 27/7/2005 về việc thành lập TTLKCK Theo các quy định trước đây thì TTLKCK là
đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng, kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp. Vì vậy, trong thời gian tới,
Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn về việc chuyển TTLKCK sang mô
hình mới theo quy định của LCK .
g. Quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh CK bao gồm các công ty CK , công ty quản lý quỹ đầu tư CK .
Các chủ thể này tham gia vào thị trường CK với nhiều tư cách: vừa là nhà môi giới CK ,
giúp các NĐT thực hiện việc mua, bán CK để hưởng hoa hồng; vừa trực tiếp tham gia

mua bán CK để hưởng lợi. Điều đó có thể dẫn đến khả năng công ty CK vì quyền lợi của
mình mà làm thiệt hại đến lợi ích của NĐT là khách hàng của công ty. Vì vậy, pháp luật
có những quy định nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức kinh doanh CK .
Theo Điều 59 LCK , công ty CK , công ty quản lý quỹ đầu tư CK phải được UBCKNN
cấp giấy phép thành lập và hoạt động (giấy phép). Giấy phép này đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để được cấp giấy phép, tổ chức kinh doanh chứng
khoán phải có đủ các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh
doanh chứng khoán, điều kiện về mức vốn pháp định, điều kiện về chứng chỉ hành nghề
kinh doanh CK của người điều hành và các nhân viên kinh doanh của công ty. Trong quá
trình hoạt động, nếu có sự thay đổi hoặc tổ chức lại thì phải được sự chấp thuận của
UBCKNN theo quy định tại các Điều 68 và Điều 69 LCK . Trường hợp vi phạm các quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 LCK thì có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi
giấy phép.
h. Thanh tra chứng khoán

×