Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng đầu tư học tập cho con trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại khu đô thị hồng hà eco city, xã tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ HỌC TẬP CHO CON
TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại khu đơ thị Hồng Hà Eco City, xã Tứ Hiệp,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ HỌC TẬP CHO CON
TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại khu đơ thị Hồng Hà Eco City, xã Tứ Hiệp,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)
Tên sinh viên:

NGUYỄN NGỌC ÁNH

Mã sinh viên:


585970

Ngành đào tạo:

XÃ HỘI HỌC

Lớp:

T43-XHH

Niên khóa:

2013-2019

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thanh Hương

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, khơng gian lận, khơng
sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Ngọc Ánh

i



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam c c t y cô i o tron k oa Khoa Học
Xã hội đã tạo mọi điều kiện truyền đạt c o tôi n
tôi tron

u tr n

n kiến t ức

c

i

đ

ọc tập, nghiên cứu tại trườn

c iệt xin chân thành cảm ơn cô Tr n T an Hươn n ười đã cun
cấp cho em nh ng tri thức và kinh nghiệm uý
trong suốt quá trình thực hiện uận

u

ướng dẫn nhiệt tình em

n tốt n iệ


Tơi xin chân thành cảm ơn c c cô c

tron

an ãn đạo à tồn t ể bà

con n ân dân k u đơ t ị Hồng Hà Eco City, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội đã uan tâm tạo điều kiện ướng dẫn à i

đ để tơi ồn

t àn đề tài n i n cứu của m n
Nhân dị này tơi cũn xin ày tỏ lịng biết ơn tới ia đ n
và bạn è đã uôn ủng hộ độn

i n à i

n ười thân

đ tơi trong suốt q trình học

tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội n ày… t n … n m 2022
Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Ánh

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, việc quan tâm đến vấn đề đầu tư học tập cho con ngày các
được các bậc cha mẹ quan tâm . Bởi con học tập tốt sau này ra trường sẽ có
một cơng việc như ý, một tương lai, sự nghiệp sáng ngời. Đặc biệt ngày nay
việc quan tâm đầu tư cho học tập của con ngày càng bình đẳng giữa các bé
trai và bé gái. Những tư tưởng cũ trọng nam khinh nữ con gái học ít ngày
càng được cải thiện. Tuy nhiên, ở khu vực đô thị tư tưởng này không phải là
được loại bỏ hồn tồn mà vẫn cịn tồn tại trong một số gia đình.
Ngày nay do tình hình kinh tế ngày các phát triển, con người tiếp thu được
nhiều tri thức tư tưởng mới lên việc quan tâm đầu tư cho việc học tập của con
ngày càng được các gia đình quan tâm coi trọng. Nền kinh tế thị trường địi hỏi
ngày càng cao về bằng cấp chun mơn khiến các bậc cha mẹ phải quan tâm đầu
tư học tập cho con. Để con có thể có một tấm bằng đại học và học một ngành
học nhiều cơ hội việc làm đã khiến cho các bậc cha mẹ trong cả gia đình có con
trai và con gái quan tâm đầu tư vào học tập cho con ở mọi cấp học. Vậy trong
gia đình đơ thị hiện nay, sự đầu tư học tập cho con được thể hiện như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đầu tư học
tập cho con trong gia đình hiện nay” (Nghiên cứu tại khu đơ thị Hồng Hà
Eco City, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) nhằm tìm hiểu
thực trạng đầu tư học tập cho con trong gia đình. Từ nhận thức của cha mẹ
với việc đầu tư học tập cho con ở giai đoạn lớp 9 chuyển cấp vào cấp ba. Qua
đó gia đình sẽ đầu tư việc học cho con của mình mang lại hiệu quả tốt nhất
cho quá trình học tập.
Kết quả thu được cho thấy tại khu đô thị Hồng Hà Eco City sự quan
tâm đầu tư học tập cho con được hai hộ gia đình đánh giá là rất quan trọng.
Các bậc cha mẹ ở cả hai gia đình có con trai và con gái đều quan tâm đầu tư
cả về vật chất, tinh thần và thời gian cho việc học tập của con. Họ đầu tư cho
học tập con cả học ở trường, học thêm ở ngoài, học ở nhà và kể cả phương
iii



tiện đi lại cho con. Ngoài ra, các bậc cha mẹ còn phải dành thời gian theo dõi
quản lý con học tập, liên lạc với giáo viên để biết tình hình học tập của con. Ở
một số gia đình các cha mẹ con thỉnh thoảng khuyến khích động viên con khi
con đạt kết quả tốt trong học tập. Nhưng các bậc cha mẹ cũng không nuông
chiều con, khi con mắc lỗi lười biếng trong học tập các bậc cha mẹ cũng sẽ
phê bình và xử phạt con.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
DANH MỤC HỘP ............................................................................................ x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xi
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5

2.1. Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu ................................................. 5
2.1.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý ................................................................. 5
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng............................................................ 6
2.2. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................ 7
2.2.1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của đầu tư học tập
cho con ........................................................................................................ 7
2.2.2. Đầu tư của cha mẹ về vật chất cho việc học tập của con của
các hộ gia đình ............................................................................................ 9

v


2.2.3. Đầu tư về thời gian và tinh thần cho việc học tập của con của
các hộ gia đình. ......................................................................................... 12
2.3. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 13
2.3.1. Khái niệm gia đình .......................................................................... 13
2.3.2. Khái niệm đầu tư và đầu tư học tập ................................................ 14
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 16
3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 16
3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 17
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................. 17
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................... 17
3.3. ử lý và phân tích thơng tin ................................................................. 19
3.4. Khung phân tích .................................................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 21
4.1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của đầu tư học tập cho
con ................................................................................................................ 21
4.1.1 Tầm quan trọng của đầu tư học tập cho con .................................... 21
4.1.2. Mong muốn về mục đích đầu tư học tập cho con ........................... 23
4.1.3. Mong muốn về bậc học của con ..................................................... 24

4.1.4. Mong muốn của gia đình về kết quả học tập .................................. 27
4.2. Thực trạng đầu tư vật chất cho việc học tập của con ............................ 29
4.2.1. Đầu tư học ở trường cho con .......................................................... 29
4.2.2. Đầu tư học thêm cho con ............................................................... 32
4.2.3. Đầu tư học ở nhà cho con ............................................................... 40
4.2.4. Đầu tư phương tiện đi học cho con................................................. 43
4.3. Đầu tư thời gian và tinh thần cho việc học tập của con ........................ 45
4.3.1. Các hình thức quản lý, theo dõi học tập cho con ............................ 45
4.3.2. Các hình thức khen thưởng và xử phạt đối với kết quả học tập
của con ...................................................................................................... 52
vi


PHẦN 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Đánh giá về mức độ quan trọng của việc đầu tư học tập cho
con ................................................................................................ 21
Bảng 4.2: Mong muốn của cha mẹ về kết quả học tập của con ................... 27
Bảng 4.3: Cách cha mẹ đầu tư mua đồ dùng học tập cho con...................... 31
Bảng 4.4: Các môn học thêm của con .......................................................... 34
Bảng 4.5: Nơi học thêm của con .................................................................. 35
Bảng 4.6: Tiền học thêm hàng tháng ............................................................ 38
Bảng 4.7: Kết quả sau khi đi học thêm ......................................................... 39
Bảng 4.8: Vị trí để góc học tập cho con ....................................................... 41

Bảng 4.9: Trang bị cho góc học tập của con ................................................ 42
Bảng 4.10: Phương tiện đi học của con .......................................................... 43
Bảng 4.11: Kiểm tra việc học của con ............................................................ 45
Bảng 4.12: Lý do không kiểm tra bài vở cho con .......................................... 47
Bảng 4.13: Cách xử lý của cha mẹ khi con lười biếng trong việc học tập ..... 48
Bảng 4.14 : Cách thức liên lạc với giáo viên .................................................. 51
Bảng 4.15: Điều kiện khen thưởng cho con trong học tập ............................. 53
Bảng 4.16: Những lỗi cha mẹ xử phạt con trong học tập ............................... 57

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:

Mong muốn của cha mẹ về mục đích đầu tư học tập cho con .... 23

Biểu đồ 4.2:

Mong muốn của cha mẹ về bậc học của con.......................... 25

Biểu đồ 4.3:

Tỷ lệ cho con đi học thêm ...................................................... 32

Biểu đồ 4.4:

Học thêm hai thầy cô .............................................................. 37

Biểu đồ 4.5:


Mục đích đầu tư học thêm cho con ........................................ 38

Biểu đồ 4.6:

Góc học tập cho con ............................................................... 41

Biểu đồ 4.7:

Tham gia họp lớp cho con ...................................................... 49

Biểu đồ 4.8:

Người thường xuyên tham gia họp phụ huynh cho con ......... 50

Biểu đồ 4.9:

Quyết định khen thưởng cho con trong học tập ..................... 53

Biểu đồ 4.10 : Lý do không khen thưởng cho con trong học tập .................. 55
Biểu đồ 4.11: Quan điểm xử phạt khi con mắc lỗi trong học tập ................. 56
Biểu đồ 4.12: Các hình thức xử phạt khi con mắc lỗi trong học tập ............ 58
Biểu đồ 4.13: Lý do không xử phạt khi con mắc lỗi trong học tập .............. 59

ix


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1:


Đánh giá tầm quan trọng của việc đầu tư học tập cho con ......... 22

Hộp 4.2:

Mong muốn về mục đích đầu tư học tập cho con của cha mẹ .... 24

Hộp 4.3:

Mong muốn về trình độ học vấn của con .................................... 27

Hộp 4.4:

Mong muốn trình độ học vấn của con ......................................... 28

Hộp 4.5:

Các khoản thu ngoài học phí ....................................................... 30

Hộp 4.6:

Phản ứng của cha mẹ khi con xin tiền mua đồ dùng học tập ...... 32

Hộp 4.7:

Lý do cha mẹ cho con đi học thêm.............................................. 33

Hộp 4.8:

Các môn học thêm của con.......................................................... 35


Hộp 4.9:

Lựa chọn nơi học thêm cho con của cha mẹ ............................... 36

Hộp 4.10: Nguyên nhân cho con học thêm hai nơi ...................................... 37
Hộp 4.11: Mong muốn đầu tư học thêm cho con ......................................... 39
Hộp 4.12: Kết quả của sau khi đi học thêm.................................................. 40
Hộp 4.13 : Lý do không cho con đi học thêm ............................................... 40
Hộp 4.14: Vị trí để góc học tập của con ....................................................... 42
Hộp 4.15: Góc học tập của con .................................................................... 43
Hộp 4.16: Phương tiện đi lại của con ........................................................... 44
Hộp 4.17: Kiểm tra bài vở cho của khi ở nhà............................................... 46
Hộp 4.18: Lý do không kiểm tra bài vở của con .......................................... 47
Hộp 4.19: Cách thức liên lạc của phụ huynh với giáo viên ......................... 52
Hộp 4.20: Lý do khen thưởng của cha mẹ ................................................... 54

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PVS

: Phỏng vấn sâu

THCS

: Trung học cơ sở

THPT


: Trung học phổ thông

xi


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Q trình cơng nghiệp hóa, hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước ta
những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Về
lĩnh vực gia đình, kết quả của công cuộc đổi mới đã giúp hàng triệu hộ gia
đình thốt nghèo; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận gia đình Việt
Nam được nâng cao. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân
về tầm quan trọng của việc giáo dục trong đó giáo dục gia đình. Chúng ta có
thể thấy hiện nay các gia đình hạt nhân ở Hà Nội ngày càng có nhiều điều
kiện hơn trong việc đầu tư cho con học. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trẻ
em đều được học hành ở những trường có uy tín, chất lượng cao, các em được
đọc nhiều sách báo, có nhiều cơ hội học tập hơn… Việc học ngày này lại càng
quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm kiếm việc làm vì vậy
việc đầu tư cho giáo dục là vấn đề được cả xã hội và gia đình quan tâm, chú
trọng.
Đặc biệt ở khía cạnh gia đình, bên cạnh việc là một mơi trường cực kì
quan trọng trong việc xã hội hóa cá nhân, nó cịn giữ vị trí chủ chốt trong việc
đầu tư và phát triển học tập của trẻ em. Việc học tập của con cái chiếm vị trí
số một trong tất cả những mối quan tâm của gia đình. Khảo sát mức sống dân
cư năm 2020 về chi giáo dục, đào tạo thì trung bình các hộ dân cư phải chi
hơn 7 triệu đồng cho một thành viên đang đi học trong 12 tháng, tăng khoảng
7% so với năm 2018. Có thể thấy rằng đầu tư cho giáo dục ngày càng được

gia đình quan tâm hơn qua các năm (Tổng cục thống kê, 2021).
Nếu như ngày xưa do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” học tập cho trẻ
em chỉ được gia đình tập trung đầu tư cho con trai thì ngày nay các gia đình
cũng đã quan tâm đầu tư học tập cho con gái hơn. Khác biệt về tỉ lệ đi học ở
các cấp học của trẻ em gái so với trẻ em trai có xu hướng giảm đáng kể. Tỉ lệ
học lên cấp trung học phổ thông của trẻ em gái tăng dần lên cao hơn so với trẻ
1


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
em trai là 7,1%, tương ứng là 92,5% trẻ em nữ và 90,8% trẻ em nam. Kỳ vọng
số năm đi học của nữ cao hơn 0.4% so với nam giới, tương ứng là 12,4% và
12,0% (Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2019). Liệu có cịn bất bình đẳng giới
về cơ hội giáo dục hay không?
Từ trước đến nay đầu tư học tập cho trẻ em đặc biệt nổi bật ở các thành
phố lớn. Theo khảo sát mức sống dân cư năm 2020 về lĩnh vực giáo dục: Ở
thành thị, các hộ chi 10,7 triệu đồng cho một thành viên đi học trong 12
tháng, cao hơn hộ nông thôn 2,1 lần; nhóm hộ giàu nhất chi 15,4 triệu đồng
cho một thành viên đi học trong 12 tháng. Nhìn chung chi tiêu cho giáo dục
và đào tạo khơng có sự khác biệt nhiều về giới (Tổng cục thống kê, 2021). Sự
phát triển khơng ngừng của xã hội địi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải đầu tư
hơn nữa cho việc học tập của con cái. Nhưng nhiều phụ huynh còn thiếu kiến
thức, kinh nghiệm và thời gian dành cho giáo dục con cái. Mặt khác nhiều gia
đình đang lúng túng trong cách giáo dục con cái. Giải pháp hữu hiệu được các
gia đình lựa chọn là đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà
trường cho những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy
kèm. Chính vì sự phó mặc ấy mà hiệu quả đầu tư cho việc học tập của con cái
là khơng cao (Lương Thị Hịa, 2018).
Đặc biệt, các gia đình đang có con học lớp 9 bậc trung học cơ sở cần
được quan tâm nhiều hơn về việc đầu tư giáo dục, bởi vì trẻ em ở giai đoạn

này đang trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 được đánh giá cực kỳ
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển học tập sau này. Bởi
vì việc thi tuyển vào những trường trung học phổ thông ở top trên sẽ tăng cao
khả năng phát triển học tập ở những bậc học cao hơn và có thể nhiều khả
năng được trúng tuyển vào những trường đại học hàng đầu. Bên cạnh đó khi
việc học đại học trở lên dễ dàng hơn do chính sách mở rộng đào tạo và tình
trạng thiếu sinh viên dẫn đến học sinh có rất nhiều cơ hội để học tại các
trường đại học, tùy vào khả năng và năng lực học tập trong quá trình học
2


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
trung học phổ thơng. o vậy, để có thể thi tuyển vào những trường trung học
phổ thơng có chất lượng giáo dục tốt, các em phải luôn tự giác, độc lập trong
quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà để đạt những kết quả học tập tốt
nhất, chuẩn bị tinh thần và kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng của mình.
Để học sinh có thể học tập thật tốt và đạt được những kết quả học tập cao thì
khơng thể thiếu sự quan tâm, đầu tư của gia đình trong giai đoạn này.
Vì vậy em lựa chọn khu đô thị Hồng Hà Eco City là khu đô thị kiểu
mới, nơi đây có hệ thống trường học tốt nhất của ngành giáo dục huyện
Thanh Trì về truyền thống hiếu học với nhiều thành tích nổi bật. Bên cạnh đó
các hộ gia đình ở đây có điều kiện kinh tế cũng như trình độ tri thức cao. Từ
đó em lựa chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư học tập cho con trong gia đình
hiện nay” (Nghiên cứu tại khu đơ thị Hồng Hà Eco City, xã Tứ Hiệp, huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội) để tiến hành nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng đầu tư học tập cho con trong gia đình hiện nay
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của đầu tư học tập

cho con tại khu đơ thị Hồng Hà Eco City.
- Tìm hiểu đầu tư của cha mẹ về vật chất cho việc học tập của con tại
khu đô thị Hồng Hà Eco City.
- Tìm hiểu đầu tư của cha mẹ về thời gian và tinh thần cho việc học tập
của con tại khu đô thị Hồng Hà Eco City.
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng đầu tư cho học tập của con cái bậc trung học cơ
sở (lớp 9) trong các gia đình sống tại chung cư ở khu đơ thị Hồng Hà Eco
City hiện nay.
3


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Những cha mẹ và con cái đang học trung học cơ sở (lớp 9) có hộ khẩu
thường trú tại chung cư ở khu đô thị Hồng Hà Eco City hiện nay.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu đô thị Hồng Hà Eco City, xã Tứ Hiệp,
huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: tháng 7 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021
- Phạm vi nội dung:
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng đầu tư học tập cho con trong gia
đình có con học trung học cơ sở (lớp 9) qua những nội dung như tìm hiểu
nhận thức của cha mẹ trong việc đầu tư học tập cho con và sự đầu tư của cha
mẹ cho việc học tập cho con trong các gia đình ở khu chung cư được phân
tích dưới góc độ vật chất (các khoản chi cho học phí, học thêm và phương tiện
đi lại…), thời gian và tinh thần (dành thời gian kiểm tra và dạy con học, luôn
giữ liên hệ với thầy cô bạn bè để biết về tình hình học tập của con ở trường…)


4


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý bắt nguồn từ những quan điểm của các nhà
Kinh tế, Nhân loại học, Tâm lí học, nên những khái niệm chi phí – lợi nhuận
là một trong những luận điểm gốc của quan điểm này. Thuyết lựa chọn duy lí
dựa vào tiền đề cho rằng con người hoạch định hành động một cách có chủ
đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm
đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước khi quyết định một
hành động nào đó con người ln ln đặt lên bàn cân để cân đo, đong đếm
giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi
nhuận thì họ thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn hơn hành động
thì họ khơng hành động. Có thể sơ đồ hố như sau:
Nhà xã hội học Georg Simmel, nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối
tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc,
toan tính thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá
nhân. Simmel cũng cho rằng tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế
cho - nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau (Lê Ngọc Hùng, 2008).
Thuyết lựa chọn duy lý dựa trên tiền đề cho rằng, con người ln hành
động một cách có chủ đích, suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý để đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ
“lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết
định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện
hay cách thực hiện tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện nhằm
đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Cách hiểu này mang

nặng ý nghĩa kinh tế nhưng sau này các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của
mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.

5


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
Áp dụng thuyết lựa chọn duy lý này khi tiếp cận vấn đề để xem x t
hành vi lựa chọn đầu tư vào học tập cho con trai và con gái trong các gia đình
sống ở khu chung cư hiện nay. Trong đó hành vi đầu tư của cha mẹ có sự tính
tốn và lựa chọn theo chủ đích cá nhân của cha mẹ nhằm đạt được lợi ích tối
đa là học vấn và sự thành đạt của con trong tương lai. Qua đó cha mẹ sẵn sàng
đầu tư những khoản chi phí học tập, cho con đi học những mơn học theo họ
thấy cần thiết, mua sắm những thiết bị, dụng cụ học tập mà con cần phục vụ
cho việc học. Mọi sự đầu tư đều có mục đích và mong muốn của cha mẹ cho
con của mình sau này sẽ thành đạt trong tương lai.
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Thuyết cấu trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của một số nhà xã hội
học như Auguste Comte, Herbert Spencer, T.Parsons… Theo lý thuyết này,
xã hội được xem là một hệ thống tương đối chặt chẽ và được cấu thành từ các
tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống của một bộ phận đều giữ vai trò nhất định
phù hợp nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển của toàn bộ hệ
thống (Vũ Quang Hà, 2002). Lý thuyết này cho rằng giáo dục và gia đình là
những bộ phận khác nhau tạo nên hệ thống xã hội và có quan hệ về mặt xã hội
hết sức chặt chẽ. Việc thực hiện chức năng và vai trị xã hội giữa giáo dục và
gia đình trong phạm vi cộng đồng là một trong những yếu tố thể hiện mối
quan hệ xã hội giữa chúng.
Thuyết chức năng chỉ ra một tập hợp tương tụ về các nguyên tắc khi áp
dụng với các vai trò giáo dục trong các gia đình, Talcott Parsons cho rằng
giáo dục đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì xã hội, xã hội muốn tồn tại

thì phải giáo dục để tái cấu trúc xã hội.
Thuyết cấu trúc – chức năng đã đem lại sự giải thích về nguồn gốc vai
trị giáo dục của gia đình và thể hiện sự hữu dụng của chức năng giáo dục gia
đình về những nhiệm vụ được quy cho và phân công dựa trên cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo thuyết chức năng, vai trò giáo dục của gia đình thể hiện rõ nhất
6


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học

trong giáo dục giữa cha mẹ con cái và mang tính tự nhiên và phổ biến trong xã
hội truyền thống. Thuyết được vận dụng vào đề tài để giải thích sự khác biệt
trong thực hiện vai trò quản lý và theo dõi của gia đình đến vấn đề học tập của
con cái hiện nay. Trong gia đình thì cha mẹ là người thầy đầu tiên giáo dục cho
con, hoàn thiện và củng cố nhân cách con người, cha mẹ giúp trẻ nắm giữ vai
trò, chuẩn mực, giá trị theo sự đòi hỏi của xã hội để cá nhân có thể phát triển
tồn diện. Vì vậy mỗi cha mẹ phải tạo mọi điều kiện của mình giúp đỡ con học
tập, quan tâm theo dõi quá trình học của con, đầu tư giáo dục một cách hiệu
quả nhất bởi việc đầu tư học tập cho con của cha mẹ có ý nghĩa quan trọng tới
sự phát triển tương lai của con cũng như sự nghiệp sau này của con.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của đầu tư học tập cho con
Nhận thức của cha mẹ có vai trị rất quan trọng đến việc giáo dục con
cái nói chung và việc đầu tư học tập của con cái nói riêng. Các bậc cha mẹ
nhận thức được tầm quan trọng của học vấn là rất quan trọng đối với sự phát
triển của tương lai con cái họ. Họ đầu tư giáo dục cho con với kỳ vọng con cái
có thể tìm kiếm những cơng việc ổn định, có thu nhập cao và phát triển cuộc
sống, cũng như thay đổi được cuộc sống gia đình.
Việc nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học tập cho con cái sẽ
khiến cha mẹ có những hành động thiết thực để giúp con có những định

hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Có tới 94,3% (tỷ lệ cao nhất) số
người được hỏi có kỳ vọng con thứ nhất học hết đại học, cao đẳng. Tiếp đó là
kỳ vọng con mình học hết trung cấp (8%), trung học phổ thông (4,9%). Có thể
thấy quan niệm chung là học vấn cao sẽ dẫn tới vị thế xã hội cao. Nhiều phụ
huynh còn cho rằng phấn đấu bằng học vấn là con đường tốt nhất cho con em
họ (Thân Trung

ũng, 2015). Tuy nhiên mỗi gia đình, mỗi phụ huynh lại có

những hồn cảnh khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, suy nghĩ khác nhau
khi đầu tư cho con mình. Sự đầu tư giữa nhóm người giàu và người nghèo
7


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
cũng có sự khác biệt lớn về mức độ đầu tư. Sự đầu tư cho giáo dục của nhóm
giàu lớn hơn rất nhiều so với người nghèo, mức chi cho giáo dục đào tạo bình
quân 1 người đi học trong 12 tháng của nhóm giàu nhất là 6.832 nghìn đồng
gấp 6,3 lần so với nhóm nghèo nhất (1.078 nghìn đồng), có thấy sự chênh
lệch rất lớn giữa 2 nhóm, nguyên nhân là do nước ta có 67% dân số sống ở
nơng thơn và 70% trong số đó hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp (Trịnh
Thị Anh Hoa, 2010). Trình độ học vấn của cha mẹ và điều kiện kinh tế gia
đình như thế nào thì các bậc cha mẹ đều quan niệm rằng trình độ học vấn là
chìa khố quan trọng mở ra các cơ hội nghề nghiệp và tương lai cho con cái
họ. Nhìn chung, học vấn hết lớp 12 được nhìn nhận là bậc học tối thiểu cần
hồn thành để được tuyển dụng. Từ mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp hơn
bố mẹ, phần lớn cha mẹ mong đợi con học lên cao đẳng và đại học. Tuy nhiên
vẫn còn sự khác biệt giới trong dự định đầu tư cho việc học của con. Con trai
được cha mẹ dự định cho học cao nhiều hơn con gái. Ngay cả khi con gái học
giỏi hơn thì vẫn khơng được cha mẹ quan tâm và dự định đầu tư học cao như

con trai (Lê Thúy Hằng, 2006).
Cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư cho việc học của
con cái. Các cha mẹ đã đi tìm hiểu cách để giáo dục cho con cái, bên cạnh đó
cha mẹ cũng quan tâm đến vấn đề nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục
cho con cái để giúp con đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Nguyên nhân
của việc nâng cao nhận thức của cha mẹ được quyết định bởi yếu tố kinh tế và
vai trò quản lý của các cấp chính quyền (Lê Thúy Quỳnh, 2011). Hầu hết tất
cả các cha mẹ đều có tâm lý chung là con sau này sẽ có một cuộc sống tốt
đẹp, vì vậy mỗi cha mẹ đều có định hướng riêng về học tập của mình cho con.
Việc học để lấy kiến thức, học để làm người chính là một điều vô cùng quan
trọng mà cha mẹ không thể bỏ qua. Cho nên tương lai của các con cũng được
cha mẹ định hướng từ rất sớm khi phải thi vào các trường chuyên lớp chọn từ
khi lên cấp 2, cấp 3 và đại học phải là các trường top đầu. Muốn thế thì ngay
8


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
từ khi học tiểu học các con phải ở lớp tốt phải nằm trong “nhóm trên” học
giỏi nhất lớp. Bởi tâm lý cho con sự khởi đầu hoàn hảo nhất của những bậc
làm cha làm mẹ trong các gia đình trí thức hiện nay (Đào Mai Anh, 2009).
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng tầm quan trọng của việc nhận thức
về đầu tư giáo dục cho con của các cha mẹ có sự khác nhau dựa vào điều kiện
kinh tế, nghề nghiệp của mỗi gia đình cũng như giới tính của các con. Phần
lớn các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái học cao hiểu rộng, có bằng cấp
tốt để tìm kiếm một cơng việc ổn định và có một cuộc sống tốt đẹp hơn so với
cha mẹ.
2.2.2. Đầu tư của cha mẹ về vật chất cho việc học tập của con của các hộ
gia đình
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về đầu tư giáo dục cho con trong
các hộ gia đình. Các nghiên cứu cho thấy vai trị của cha mẹ trong việc giáo

dục con là vơ cùng quan trọng, học vấn của cha mẹ, mức sống của gia đình
tác động rất lớn đến việc học tập của con. Tùy thuộc vào trình độ học vấn của
cha mẹ mà họ nhận thức về việc cho con đi học như thế nào, đầu tư bao nhiêu
thời gian vào việc học tập của con, định hướng nghề nghiệp cho con (Hà Thị
Minh Khương, 2009). Việc đầu tư về vật chất là điều kiện quan trọng giúp
con có thể phát triển và đạt kết quả học tập tốt. Đầu tư vật chất trực tiếp nhất
của cha mẹ là đóng các khoản học phí, các khoản đầu tư về cơ sở vật chất của
nhà trường để con có mơi trường học tập tốt hơn. Ngoài ra cha mẹ cũng quan
tâm đầu tư đến góc học tập như có phịng học riêng, giá sách, đèn học, máy
tính để tạo khơng khí học tập gia đình cùng sự quan tâm của cha mẹ. Trong
đó phịng học là điều kiện quan trọng đầu tiên để con học hành, nếu thiếu
phòng học riêng sẽ thiếu không gian yên tĩnh tập trung cho học tập. Đầu tư
góc học tập riêng cho con khơng chỉ tạo điều kiện cho con tư duy sáng tạo
một cách tốt nhất mà cịn tạo khơng gian riêng tư cho con.
9


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
Bên cạnh đó thì ngồi mua sách giáo khoa cho con, rất ít cha mẹ mua
sách tham khảo, truyện đọc, từ điển cho con cái. Chúng ta đều biết các tài liệu
tham khảo có vai trị quan trọng giúp các em mở rộng kiến thức bên ngồi mà
kiến thức giáo khoa khơng có và bổ trợ các kỹ năng khác nữa (Nguyễn Văn
Chiến, 2010).
Ngồi ra các cha mẹ ở đơ thị cịn sử dụng các loại hình chăm sóc học
tập cho con cái như:

ịch vụ đưa đón con đi học, các dịch vụ cho con học

thêm các mơn văn hóa ở trường, dịch vụ tìm gia sư giỏi kèm con ở nhà, dịch
vụ dạy thêm các môn năng khiếu, dịch vụ cung cấp đồ dùng học tập cho con

cái. Tuy nhiên việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái phụ
thuộc vào sự tiếp cận của các nguồn thơng tin của gia đình đến từ truyền
thơng (Nguyễn Văn Hùng, 2008). Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều
chính sách về việc cấm học thêm, tuy nhiên việc tiếp thu bài trên lớp chưa
kịp, nên nhiều trường vẫn mở các lớp học thêm để đáp ứng nhu cầu của học
sinh, các cha mẹ cũng muốn con mình đạt kết quả học cao nên đã cho con
tham gia các lớp học thêm. Để con có thể theo kịp bạn bè, trường lớp, ngay từ
mẫu giáo các cha mẹ đã đầu tư cho con đi học trước, học thêm, học lớp chọn
(Trần Đức Tuyến & Trần Thị Thái Hà, 2014).
Tuy nhiên, quan niệm về học thêm cũng có sự khác nhau, có người thì
cho rằng sự chuẩn bị đầu tư nên bắt đầu từ cấp học phổ thơng nhưng cũng có
ý kiến cho rằng sự đầu tư nên bắt đầu từ cấp II, đặc biệt là khi con vào học
chuyên nghiệp (Hà Thị Minh Khương, 2009). Hiện nay, ngoài học thêm Tốn
và tiếng Việt, Ngoại ngữ đây là ba mơn học cơ bản của các con theo các con
lên các cấp tiếp theo mà cịn là mơn chính của các kỳ thi. Nên các cha mẹ rất
chú ý đầu tư cho con học thêm đặc biệt là tiếng Anh ngay từ nhỏ. Nhận thấy
tầm quan trọng của ngoại ngữ: để giao lưu với thế giới, để tự tin, để tăng cơ
hội tìm kiếm việc làm, để thăng tiến và thúc đẩy sự nghiệp, đi du học… Ngoài
10


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
các môn học chính , các em cịn được cha mẹ cho theo học các lớp năng khiếu
như múa, vẽ, đàn, MC… điều này còn phụ thuộc vào năng khiếu và sở thích
của các con (Đào Mai Anh, 2009).
Phương tiện đi lại cho con em cũng là chi phí đầu tư đáng quan tâm của
cha mẹ, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Các hộ giàu thường có xu
hướng mua xe máy sớm cho con, ngay cả con chưa đủ 18 tuổi với lý do “cho
em nó tiện đi học thêm, đỡ vất vả”, rất nhiều hộ giàu mua cho con cả những
chiếc xe đắt tiền khi chỉ mới học cấp 2, cấp 3. Nhiều hộ khác lựa chọn

phương án mua xe đạp điện cho con vì chi phí vừa phải, con cũng đỡ vất vả
hơn so với đi xe đạp mà không lo vi phạm luật giao thông. Cịn đối với các
hộ khơng có điều kiện kinh tế thì con cái họ có thể đi bộ nếu trường gần nhà
hoặc đi xe đạp (Nguyễn Thị Yến Hoa, 2013). Phương tiện đi lại góp phần tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi học và đến trường của con, cha mẹ đầu tư
phương tiện đi lại cho con cũng phần nào thể hiện mong muốn con cái mình
có thể tự lập hơn.
Ngoài phương tiện đi lại cha mẹ cũng quan tâm chú trọng đến đầu tư
dụng cụ học tậpđể phục vụ việc học của con. Các dụng cụ học tập như : sách,
vở, bút, thước kẻ,... là những dụng cụ học tập thiết yếu không thể thiếu phục
vụ cho việc học tập của con cái. Tuy nhiên các gia đình có điều kiện kinh tế
khá giả hơn thường đầu tư dụng cụ học tập cho con đầy đủ và hiện đại hơn.
Những phương tiện phục vụ học tập như máy tính, kim từ điển,… được trang
bị đầy đủ cho con ở các hộ giàu còn ở hộ nghèo hầu như khơng có (Nguyễn
Thị Yến Hoa, 2013).
Như vậy, việc đầu tư về vật chất cho học tập của con cái là rất quan
trọng. Vì nó tạo cho con có một mơi trường học tập lý tưởng từ đó con có kết
quả học tập tốt hơn. Đầu tư về vật chất cho con còn phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ mà các gia đình sẽ có sự khác nhau.
11


Nguyễn Ngọc Ánh - T43XHH – Xã Hội Học
2.2.3. Đầu tư về thời gian và tinh thần cho việc học tập của con của các hộ
gia đình.
Khi tìm hiểu về đầu tư về thời gian cũng như đầu tư về mặt tinh thần
cho việc giáo dục con cái giúp cha mẹ hiểu rõ hơn tâm tư tình cảm của con
cái, đầu tư về thời gian giúp cha mẹ kiểm tra được chất lượng việc học của
con và có thể định hướng cho tương lai của con.
Về mức độ quan tâm đến việc giảng bài cho con có 24.9% khơng bao

giờ, 59,6% thỉnh thoảng và 15.5% thường xuyên. Có thể thấy, rất ít gia đình
quan tâm đến việc giảng bài cho con hầu như chỉ thỉnh thoảng hỏi thăm con
học tập như thế nào là chủ yếu (Nguyễn Văn Chiến, 2010). Như chúng ta đã
biết, yếu tố đầu tiên giúp trẻ học tốt là sự quan tâm của cha mẹ chiếm 47,4%,
rồi đến sự giàu có của gia đình (18,2%), tiếp đó là gia đình có người học cao
(9,5%) và cuối cùng là trường lớp có uy tín (3,8%). Việc bố mẹ trực tiếp kiểm
tra việc học hành của con cái có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả học tập
của con. Tỷ lệ học tốt giảm đáng kể từ 80,4% khi bố mẹ rất thường xuyên
kiểm tra việc học hành của con cái xuống còn 50% khi bố mẹ chỉ thỉnh thoảng
làm việc này. Tỷ lệ học trung bình cũng giảm đáng kể từ 50% khi bố mẹ thỉnh
thoảng kiểm tra việc học hành của con xuống còn 20% khi bố mẹ khơng bao
giờ làm việc đó. Như vậy, việc kiểm tra q trình học tập của các em có ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của con trẻ… Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng việc kiểm soát việc học hành của con cái phụ thuộc rất nhiều vào trình
độ học vấn cũng như nghề nghiệp của cha mẹ (Thân Trung ũng, 2015).
Hầu hết các gia đình có quan tâm đến việc đi họp phụ huynh cho con
cái. Có 68.6% người thường xuyên đi họp phụ huynh cho con, 16.5% thỉnh
thoảng đi họp phụ huynh, 10,1% cho biết là ít khi đi họp phụ huynh. Việc đi
họp phụ huynh chủ yếu là người vợ đảm nhiệm 69.1%, chồng là 19.1% và
ông/bà, anh/chị là 6.9% và 4.8% đảm nhiệm (Hà Thị Minh Khương, 2009).
12


×