Tải bản đầy đủ (.doc) (459 trang)

Bộ đề, đáp án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 mới, dùng cho 3 bộ sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 459 trang )

BỘ ĐỀ ĐÁP - ÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH HOA THỦY TIÊN
Ngày xưa, có một ơng phú hộ sinh được bốn người con trai. Khi biết mình
sắp chết, ơng gọi bốn người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha
làm các phần đều nhau. Bốn người con hứa theo lời cha trăn trối. Tuy nhiên,
vừa chôn cất cha xong thì ba người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người
em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.
Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em.
Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khơ cằn, thì người em bỗng thấy một
bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:
- Này con, thơi đừng khóc nữa. Khoảng đất này của con có chứa một kho
tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chứa nhiều mầm của một
loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa xuân, hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng
hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa đem bán, rất được giá. Nhờ
đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giàu có hơn các anh.
Quả thật, đến mùa xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khơ cằn
của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt.
Để nhớ đến ơn lành của bà tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là hoa thuỷ
tiên.
Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giàu đã thi nhau
đến mua hoa thuỷ tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở
nên giàu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm tết đến, người em út lại giàu thêm,
nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giàu hơn ba người
anh tham lam kia.
Người ta tin rằng hoa thuỷ tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy,
mỗi dịp tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón xuân. Những ngày
cuối năm, hoa thuỷ tiên được chăm sóc để hoa nở đúng giao thừa, hy vọng
mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mới.


(Truyện cổ tích hay về các lồi hoa, Chí Thành biên soạn, NXB Lao
Động, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Truyện Sự tích hoa thủy tiên thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

Câu 2. Truyện Sự tích hoa thủy tiên kể về kiểu nhân vật nào?
A. Kiểu nhân vật thông minh.
hiền lành.

B. Kiểu nhân vật người em

C. Kiểu nhân vật xấu xí, bất hạnh.
tham lam.

D. Kiểu nhân vật người anh

Câu 3. Trong câu văn sau, từ nào là từ láy?
Kho tàng này chứa nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ
đến mùa xuân, hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của
con.
A. Kho tàng.


B. Mùa xn.

C. Chi chít.

D. Vơ giá.

Câu 4. Hãy khoanh tròn vào phương án Đúng hoặc Sai để chọn ý đúng về
ý nghĩa của từ “ngào ngạt” trong câu văn sau:
Quả thật, đến mùa xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khơ cằn
của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt.

TT

Ý nghĩa của từ “ngào ngạt”

Phương
án

A

Hương thơm lan tỏa đặc biệt của từng hàng hoa trắng mọc
Đ
trên mảnh đất khô cằn ấy.

S

B

Vẻ đẹp đáng yêu của từng hàng hoa trắng mọc trên mảnh

Đ
đất khô cằn ấy.

S

C

Vẻ đẹp rực rỡ của từng hàng hoa trắng mọc trên mảnh đất
Đ
khô cằn ấy.

S

D

Thành quả lao động của người em nhờ sự kiên trì, cần cù.

S

Đ

Câu 5. Điền vào chỗ trống: Trạng ngữ được gạch chân trong câu văn Mỗi
năm, cứ đến mùa xuân, hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai
của con bổ sung thông tin về ……………………………


Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy được phẩm chất nào của người em?
A. Hiền lành, cần cù.

B. Thông minh, cần cù.


C. Tốt bụng, hiền lành.

D. Thật thà, thông minh.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa thủy tiên?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình anh em bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người em bất hạnh.
D. Giải thích nguồn gốc hoa thủy tiên.
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của một yếu tố hoang đường, kì ảo trong câu
chuyện.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Tưởng tượng, kể lại cuộc tranh công của những quyển sách giáo khoa.
- Hết HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần

Câu

I

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

6,0


1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

A-Đ, B-S, C-S, D-Đ

1,0

5

Thời gian xảy ra sự việc

0,5


6

A

0,5

7

D

0,5

8

- Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo: sự xuất hiện của
bà Tiên

1,0

- Nêu được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố hoang
đường:


+ Giải quyết khó khăn cho nhân vật người em
+ Thể hiện đặc trưng của truyện cổ tích
+ Giúp truyện hấp dẫn, li kì hơn
9

- Hs nêu được cụ thể bài học.


1,0

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy
Một số gợi ý về bài học rút ra từ câu chuyện:
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc.
- Không nên tham lam
- Ở hiền gặp lành
II

LÀM VĂN

4,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

2. Xác định đúng yêu cầu của đề.

0,25

Tưởng tượng, kể lại cuộc tranh công của những
quyển sách giáo khoa.
3. Kể chuyện tưởng tượng.

0,5

Hs có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách,
nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài :

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
– Có thể những quyển sách trên giá sách trị chuyện
– Có thể những quyển sách trong cặp, chuẩn bị cho
buổi học ngày mai.
2. Thân bài :
* Sách Ngữ văn khoe về vai trị của mình :
– Giúp học sinh có hiểu biết về văn chương.
– Làm cho tâm hồn học sinh thêm phong phú.
– Có thêm vốn tiếng Việt phong phú, ehính xác.
– Thực hành nói, viết qua Tập làm văn.
* Sách Toán :
– Giúp học sinh biết tính tốn, điều rất cần trong
cuộc sống.
– Rèn tư duy chính xác, khoa học…

2,5


* Sách Vật lí cũng tranh luận về vai trị của mình.
* Sách Sinh học kể về những điều thú vị mà nó mang
lại cho học sinh.
* Sách Lịch sử,…
3. Kết bài :
– Bạn học sinh lên tiếng can ngăn : khẳng định cơng
lao của mỗi cuốn sách.
– Phân tích để thấy : học sinh cần học tốt tất cả các
mơn học, mỗi cuốn sách có vị trí riêng nhưng chỉ có
ý nghĩa giúp bạn học sinh trở thành người tồn diện
khi cùng biết kết hợp với nhau.
4. Chính tả, ngữ pháp


0,25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
5. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng
tạo

0,25

ĐỀ SỐ 2:
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao
cheo leo.
Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra
như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai
góc. Anh chị em chúng tơi ra đời như thế đó.
Chúng tơi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào
đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi.
Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khơ
đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng trịn làm nứt bung cả
tấm áo gai xù bơng đã quá chật chội. Anh chị của tôi phô ra lớp da nâu bóng,
khỏe khoắn dưới nắng thu vàng. Tơi nghe các anh chị cười đùa và trò chuyện
với mẹ:
- Mẹ ơi, bạn chim gì có bộ lơng sặc sỡ thế?
- Đó là bạn chim Thiên Đường con ạ.
- Có ai đang bò lên tay mẹ và cứ đổi màu liên tục thế nhỉ?
- À, bác tắc kè bò lên sưởi nắng đó con. Nhà bác ấy trong hốc đá.



Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ.
Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an tồn đó chút nào.
Nhưng rồi những ngày thu mơ mộng cũng trôi qua.
Đông đến, gió lạnh buốt thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh
tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền
gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Mỗi lần có trận gió mạnh thổi qua, tơi nghe các anh chị của mình kêu
lên:
- Mẹ ơi! Gió to q! Con lạnh lắm!
- Các con đã lớn rồi mà. Đừng sợ gió. Gió lạnh sẽ làm các con khỏe
khoắn hơn.
- Mẹ ơi, gió bứt con khỏi tay mẹ rồi! Áo ấm bị tung ra! Ôi con sợ lắm!
- Các con yêu quý của mẹ, hãy mạnh mẽ lên! Các con sẽ rời khỏi tay mẹ,
nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già. Các con sẽ được
sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xn tới…
Tơi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai
và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tơi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tơi
sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:
- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã
lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con
sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này
nhé!
Tơi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tơi nhìn
rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trơi
trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao
nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tơi: “Tạm biệt con
u quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng
cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”.
Tơi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng khơng

bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu
mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đơng ấm áp. Và tơi mơ…
(Theo Phương Thanh Trang, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12, trang 465, 2020)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? (1)
A. Truyện cổ tích.
C. Truyện ngụ ngơn.

B. Truyền thuyết.
D. Truyện đồng thoại.

Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? (2)


A. Là mẹ của Dẻ Gai.

C. Các anh chị của Dẻ Gai.

B. Đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai.

D. Một cây dẻ trong rừng

già.
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tơi nhìn rõ cả cánh
rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trơi trên đầu
mẹ."? (3)
A. Điệp ngữ.
So sánh.

B. Ẩn dụ.


C. Hoán dụ.

D.

Câu 4. Các từ láy có trong câu văn trên là: (3)
A. Rừng già, lồng lộng.

B. Lồng lộng, sườn núi.

C. Ào ạt, lồng lộng.

D. Mây gió, ào ạt.

Câu 5. Câu văn: “Tơi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh
tay của mẹ” miêu tả được (4)
A. hình dáng và và tình cảm của nhân vật “tơi” trong lúc nghe câu
chuyện.
B. hành động, thái độ và vẻ ngoài của nhân vật “tơi” trong lúc nghe câu
chuyện.
C. tình cảm, suy nghĩ của nhân vật” lúc nghe câu chuyện của các anh chị
và mẹ.
D. hành động của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh
chị và mẹ.
Câu 6. Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải
tự sống một mình. Tơi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già.” có tác dụng: (5)
A. nhằm khắc hoạ sinh động hơn nỗi sợ của bé Út.
B. để lặp đi lặp lại từ “sợ”, tạo nhịp điệu cho câu văn.
C. nhấn mạnh nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết câu.
D. nhấn mạnh sự sợ hãi và giải thích lí do vì sao bé khơng muốn rời mẹ.

Câu 7. Nhận xét về đặc điểm của nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên bằng ba
từ sợ sệt, dũng cảm, đáng yêu là: (4)
A. Đúng.

B. Sai.

Câu 8. Bài học cuộc sống ẩn chứa trong văn bản được thể hiện rõ nhất trong câu
văn: (6)
A. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống
mới nhé!
B. Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm
lá của rừng già.


C. Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi
mùa xuân tới…
D. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ
cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Câu 9. Từ cảm xúc của nhân vật hạt Dẻ Gai trong câu chuyện này, hãy cho biết
nếu phải xa mẹ thì em sẽ làm như thế nào? Lí giải vì sao em làm như vậy? (7)
Câu 10. Từ thông điệp được gửi gắm trong văn bản, em rút ra cho mình những
bài học gì trong cuộc sống? (7)
II. VIẾT (4,0 điểm):
Câu chuyện của hạt Dẻ Gai có thể gợi liên tưởng đến trải nghiệm nào giúp em
trưởng thành hơn trong cuộc sống? Hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó.
- Hết HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Phần
I


Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

II

Nội dung
ĐỌC HIỂU
D
B
A
C
B
C
A
D
Từ nội dung ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện, học
sinh nêu được hướng giải quyết cho bản thân về vấn
đề đặt ra và lí giải phù hợp.
Bài học cuộc sống có thể được rút ra từ câu chuyện
của hạt Dẻ Gai trong đoạn trích, có thể là: dũng cảm

đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, chúng ta
sẽ nhận về những điều tốt đẹp và bài học bổ ích cho
bản thân; không được ỷ lại vào cha mẹ hay người
khác; cảm nhận sự hi sinh của cha mẹ dành cho con
cái và biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn,....
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
c. Kể về một trải nghiệm của bản thân:
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng

Điểm
6,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0

1,0

4,0
0,25
0,25
2,5



cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Giới thiệu được trải nghiệm sẽ kể.
- Kể những sự việc chính trong trải nghiệm của bản
thân: bắt đầu, diễn biến, kết thúc,…
- Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân…
THAM KHẢO BÀN Ý BÀI VĂN SAU:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện một việc làm sai
lầm khiến em trưởng thành hơn.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
Em vốn là một học sinh có học lực khá ở trong lớp,
tuy rất ham mê trò chơi điện tử nhưng em chưa bao
giờ trốn học đi chơi mà luôn biết cách sắp xếp cân đối
giữa việc học với giải trí nên kết quả học tập cũng rất
tốt và bố mẹ cũng an tâm nên khơng cấm em việc chơi
các trị chơi điện tử.
Ngày hơm ấy các bạn có mở trận đấu game với một
đội khác và rủ em tham gia với vai trò đội trưởng. Ban
đầu em từ chối, nhưng các bạn cứ năn nỉ với những lí
do rất thuyết phục nên em đã quyết định nhận lời.
Thật không may, trận đấu ngày hôm ấy lại trùng với
lịch kiểm tra môn Tốn của cơ giáo chủ nhiệm lớp em,
em tính xin cơ nghỉ ốm rồi sau đó xin làm bài kiểm tra
bù sẽ khơng có chuyện gì xảy ra.
b. Diễn biến:
Chiều hơm ấy, đúng hai giờ chúng em có mặt tại quán
điện tử nơi diễn ra trận chiến. Mỗi đội có năm người

cùng tham gia. Sau ba hiệp đấu, đội em thua cuộc khi
để đội bạn chiến thắng hai hiệp. Chúng em ra về với
trạng thái đầy tiếc nuối vì những sai lầm nhỏ nhoi
khơng đáng có.
Hơn 5 giờ chiều, em quay lại cổng trường và ra về
cùng các bạn như khơng có chuyện gì xảy ra những
tưởng vẫn theo sự tính tốn của bản thân mình.
Chiều hơm đó, mẹ em đi chợ về rồi nấu nướng như
bình thường nhưng sắc mặt mẹ có chút thay đổi, mẹ


im lặng hơn bình thường.
Sau bữa tối, mẹ vào phịng nói chuyện với em, mẹ bảo
chiều nay mẹ có gặp cơ giáo ở chợ và có biết em xin
nghỉ ốm không đi học, mẹ yêu cầu em trung thực với
mẹ. Em thừa nhận những lỗi lầm của mình,, kể lại
những chuyên đã xảy ra và xin lỗi mẹ.
Sáng hôm sau, khi đến trường, em lên phịng cơ giáo,
gặp riêng cơ và xin lỗi cô về câu chuyện buổi chiều
hôm qua. Trong suy nghĩ của em, cô sẽ nghiêm khắc
trừng phạt em nhưng không, cô ôn tồn bảo em biết tự
giác nhận lỗi là tốt, cô sẽ không phạt em lần này
nhưng nếu cịn tái phạm thì lần sau cơ sẽ phạt nặng
hơn những bạn khác.
Chính hành động nhẹ nhàng này của cơ càng làm em
thấy có lỗi hơn, tuy nhiên nó lại là động lực để em cố
gắng vươn lên, là bài học đắt giá để em không tái
phạm lần nữa.
3. Kết bài
Khái quát lại bài học được rút ra từ câu chuyện: cố

gắng khơng mắc sai lầm, nếu có thì phải biết nhận lỗi
và sửa chữa lỗi lầm đó.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng
tạo.

0,5
0,5

ĐỀ SỐ 3:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VƠI
Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng
người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều
phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua
Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy
tiếng "Cao"làm tên họ.
Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến
luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân
cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang khơng chịu ở nhà
một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có
một cơ con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người


nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói,
nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng
thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: - ''À, ra anh
chàng vui tính kia là anh!".
Từ đó giữa Tân và cơ gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình u giữa hai người

mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau
khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngơi nhà mới, có Lang ở chung.
Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em
như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì
chàng có nhiều ngày cơ đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. ''Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.
Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước.
Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ơm chầm
lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng
ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết
thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững
hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi
cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ
theo con đường mịn đi mãi, trong lịng đầy bực bội ốn trách. Đi luôn mấy
ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm
ngại ngùng. Xung quanh khơng nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng
Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ơm mặt khóc. Chàng
khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn cịn nghe
tiếng nức nở. Sáng hơm sau, Lang chỉ cịn là một cái xác khơng hồn. Chàng đã
hóa đá.
Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn khơng thấy em
về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ
đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hơm sau nữa, cũng không thấy về, Tân
hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một
con sơng rộng. Khơng có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy
em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hịn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ cịn có
tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thơi. Tân chết và hóa thành một cây
thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.
Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối
cùng con sơng nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi
lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây

dây quấn quanh lấy cây kia.
Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia
nhau tìm kiếm. Trước hịn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba


người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận,
vợ chồng tiết nghĩa".
Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả.
Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho
là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua
hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ:
- "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?".
Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng
đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá
trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống
nếm thử. Vị chát khơng có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ
đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.
Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!"Mọi người giãn
ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ
xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì
bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, mơi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi
đẹp. Vua bảo:
- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn
thắm đỏ.
Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại
cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hơn thế
nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vơi cho mọi người nhai nhai
nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu khơng bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt
mới có tục ăn trầu.
(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,

Tập 1, tr.90-92, NXB Trẻ 2019).
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vơi thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Lang.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Tân
D. Lời của vua Hùng.
Câu 3. Vì sao Lang theo anh đến học nhà đạo sĩ họ Lưu sau khi cha mẹ qua đời?


A. Vì muốn được học hành, đỗ đạt.
B. Vì quyến luyến khơng muốn xa anh.
C. Vì muốn giúp anh học tập.
D. Vì chưa thể sống tự lập.
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng tình cảnh của Lang khi chị dâu
nhầm lẫn?
A. Ba mặt một lời.
B. Một mất mười ngờ.
C. Một dun hai nợ.
D. Tình ngay lí gian.
Câu 5. Tại sao Lang lại bỏ nhà ra đi?
A. Vì vừa giận anh vừa thẹn bởi sự nhầm lẫn của chị dâu.
B. Vì Lang ghen với hạnh phúc của anh và chị dâu.
C. Vì Lang muốn tìm nơi khác để lập nghiệp.
D. Vì Lang vừa đố kị với anh và giận chị dâu.

Câu 6. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba
nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?
A. Số phận oan khuất của ba nhân vật.
B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật.
C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật.
D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vơi ?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
Câu 8. Tại sao cả ba nhân vật đều bỏ nhà ra đi và gặp nhau ở một điểm?
A. Vì họ theo dấu chân của nhau để tìm nhau.
B. Vì cùng gặp một con sơng và khơng thể qua.
C. Vì họ mỏi mệt khơng muốn đi tiếp.
D. Vì họ sợ không dám đi tiếp.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật
trong tác phẩm?
II. VIẾT (4.0 điểm)


Em hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người
có tấm lịng nhân hậu.
- Hết HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Phầ Câu
Nội dung
n
I

ĐỌC HIỂU
1 A
2 B
3 B
4 D
5 A
6 C
7 D
8 B
9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

Điểm
6,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.
10 - Nêu lí do dẫn đến sự hóa thân của các nhân vật, những 1,0
hình ảnh hóa thân: thành đá, cây cau, dây trầu.

II

- Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết

này.
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
0,25
Em hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được
đọc về một người có tấm lịng nhân hậu.
c. Kể lại câu chuyện
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài:
2.5
- Giới thiệu nhân vật có tấm lịng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện
về người đó.
2. Thân bài:
- Trình bày diễn biến câu chuyện.
3. Kết bài:


- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu
chuyện được kể.
THAM KHẢO BÀI VĂN
Bà em thường bảo với em rằng: "ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác". Nếu mình sống với một trái tim yêu thương và nhân hậu
thì sẽ gặp được những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc
sống. Bà cũng từng kể cho em một câu chuyện cổ tích rất thú
vị về một chàng ngốc có lịng nhân hậu, hơm nay mình sẽ kể

lại cho các bạn nghe nhé.
Hồi xưa, ở một ngôi làng nọ, có một chàng có tên là
Ngốc, suốt ngày, Ngốc khơng biết làm gì mà chỉ thích với lũ
trẻ con trong làng. Lũ trẻ vốn thích tính cách hiền lành của
anh chàng nên cũng lấy làm vui khi được chơi với Ngốc.
Nhưng vợ chàng thì khơng vui chút nào, thấy chồng cứ mãi
khù khờ, ai bảo gì cũng làm đó, ru rú khơng trong nhà thì
trước xóm, chị vừa thương vừa giận. Bực mình chị bèn bảo
chồng mình:
- Anh cũng đã lớn rồi, lại lập gia đình nữa, khơng thể cứ
rong chơi mãi như thế được, rồi lấy gì lo cho tương lai chúng
ta?
Chàng Ngốc nghe vợ nói cũng gật gật đồng ý.
Rồi người vợ tiếp lời:
- Hay anh nghe lời em ra bn bán. Em có chút vốn này để
dành cho anh đi buôn ( người vợ lấy trong túi ra hơn chục
lạng bạc trao cho anh chàng)
Dù đưa cho chàng Ngốc số tiền ấy và dặn dò kỹ chồng,
nhưng nàng vẫn không mong nhiều đến chuyện chàng sẽ
mang lời lãi về cho mình mà chỉ mong chàng Ngốc sẽ học
được thêm nhiều bài học quý, được khôn ra chút ít là may
lắm rồi.
Trên đường lên thuyền đi bn, Ngốc nghe mọi người bàn
luận chuyện buôn bán. Nào là những dự định sẽ bn xe cộ,
bán vải vóc, bn nhà bán cửa,....Nghe thì nghe vậy chứ
chàng chẳng hề gì hứng thú với chuyện buôn bán ấy. Khi
thuyền cập bến chợ, mặc cho những người tất bật mua bán,
chàng Ngốc thì rẽ đường đi một mình lang thang. Đi qua
một con rạch nhỏ, chàng thấy một lũ trẻ đang tụm năm lại cố



bắt một con rắn nước. Lúc này, chàng vội vã em can ngăn:
- Này, xin các bạn đừng giết nó, tội nghiệp nó lắm, nó cũng
như chúng ta vậy, cần được sống đó.
Bọn trẻ cười hả hê, khơng đồng ý. Chàng Ngốc bèn bảo:
- Xin hãy bán nó lại cho tơi đi, tơi có chục đồng bạc đây.
Rồi chàng từ từ lấy bạc ra đưa cho lũ trẻ đổi rắn, chàng
mang đến sơng lớn thả nó ra.
Khi trở lại thuyền, ai cũng nhìn Ngốc bằng vẻ mặt khinh bỉ
rồi giễu cợt:
- Hà ha, đúng là Ngốc thật mà, đi buôn mà chả có gì, thật là
khổ cho vợ hắn.
Ngốc kể lại câu chuyện mình cứu rắn cho mọi người nghe,
cả thuyền nghe xong bật cười ngán ngẩm. Họ vừa buồn cười
vừa xót xa cho sự ngốc nghếch của anh chàng.
Về nhà, đang trong giấc ngủ thì nghe thấy ai đó gọi tên
mình:
- Này, anh Ngốc, ta là Long Vương, cảm ơn nhà ngươi đã
giúp ta thoát nạn. Từ nay, người sẽ được ta bạn cho sự thơng
minh và trí tuệ hơn người, người sẽ khơng cịn ngốc như
trước nữa. Đây là một món quà ta trao cho ngươi.
Khi tỉnh dậy, chàng thấy bên mình có gói q thật, hai vợ
chồng mở ra thì thấy một túi đầy những thỏi vàng sáng chói.
Cuộc sống vợ chồng họ trở nên đủ đầy và sung túc. Song, dù
giàu có và thơng minh, chàng vẫn khơng qn sống nhân
hậu với những lồi vật xung quanh, sống nhân hậu với mọi
người. Cả hai vợ chồng luôn giúp đỡ những người nghèo
khổ trong làng.
Các bạn biết đấy, lịng nhân hậu ln mang đến cho mọi
người niềm vui mà loài vật sự yêu thương. Em mong rằng dù

chúng ta còn là những học trò, chưa làm ra kinh tế nhưng
hãy mang lịng nhân hậu của mình trao cho nhau, dù chỉ là
những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, có như vậy bạn mới
thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa.

ĐỀ SỐ 4 :

d. Chính tả, ngữ pháp

0,5

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5


I .ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh
ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi
được!”.
“Vì cơ thể chúng ta khơng có xương để chống đỡ, chỉ có thể bị, mà bị thì
khơng nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm khơng có xương cũng bị chẳng nhanh, tại sao chị ấy khơng
cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng khơng có xương và cũng bị chẳng nhanh, cũng
khơng biến hóa được tại sao em ấy khơng đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không
bảo vệ chúng ta, lịng đất cũng khơng che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không
dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân
chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên mẹ, sâu róm
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
D. Sâu róm, giun đất
Câu 3. Từ “ bị” trong câu “Chị sâu róm khơng có xương cũng bị chẳng
nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Vì sao chị sâu róm khơng phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?
A. Vì chị có xương và bị rất nhanh


B. Vì chị biến thành bướm
C. Vì lịng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 5. Ý nào khơng đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?

A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
B. Cảm thấy mình đáng thương, khơng được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mình thật vơ dụng, khơng được tích sự gì.
Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Người mẹ.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Lịng đất.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)
(A) Từ ngữ

(B) Loại từ
1.Bảo vệ
a.Từ thuần Việt
2.Ốc sên
b.Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu
c.Từ Hán Việt
Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào trời đất.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào chính mình.
Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế
nào trong cuộc sống của mình?
II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Q em có một dịng sơng chảy quanh cánh đồng làng. Trước đây sông
trong xanh vời vợi tưới mát cho đồng quê, nhưng giờ đây dòng sơng đã bị ơ
nhiễm, nước sơng khơng cịn trong xanh nữa...Có một lần em đã được nghe

dịng sơng tâm sự về nỗi lịng của sơng. Em hãy kể lại câu chuyện ấy
- Hết HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phầ Câu
n

Nội dung

Điểm


I

II

ĐỌC HIỂU
1 C
2 C
3 A
4 B
5 D
6 D
7 1+c; 2+a
8 D
9 Bài học: không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lâp, dựa vào
chính mình để có thể thành công
10 Nêu được một số hành động của bản thân: có ý thức tự học,
biết giúp đỡ gia đình,...
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện tưởng tượng
b. Xác định đúng yêu cầu của đề:


6,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
4,0
0,25
0,25

Có một lần em đã được nghe dịng sơng tâm sự về nỗi
lịng của sơng. Em hãy kể lại câu chuyện ấy
c. Kể chuyện sáng tạo
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
THAM KHẢO GỢI Ý SAU:
2.5
1.Mở bài:
- Giới thiệu tình huống em được nghe lời tâm sự của dịng
sơng và cảm nghĩ chung về tâm sự ấy ( chẳng hạn em cùng
bố ra sông đánh cá, hoặc em đi thả diều cùng bạn...)
2. Thân bài :
*Xây dựng tình huống: em đi đến dịng sơng bỗng nghe
tiếng khóc tấm tức lẫn trong tiếng gió, hỏi ra em biết tiếng

khóc đó là của dịng sơng. Sơng nức nở kể cho em nghe về
nỗi lịng mình .
*Sơng buồn bã kể về thực trạng ơ nhiễm của mình :
- Mặt sông rác nổi lềnh bềnh, nước sông đục ngàu bốc mùi
hôi thối, bờ sông lở loét.....
- Cảm xúc đau đớn, ngột ngạt, uất ức...


*Sơng kiêu hãnh kể về những cống hiến của nó cho con
người:
- Đem phù sa bồi đắp cho cánh đồng quê hương.
- Đem nước tưới cho những cánh đồng thêm màu mỡ.
- Tạo ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng.
- Cung cấp thực phẩm.
- Cùng dân tộc Việt Nam đánh giặc.
- Góp phần cân bằng mơi trường (khi thời tiết q nóng sơng
bốc hơi nước làm dịu mát bầu khơng khí)
- Tạo nguồn cảm hứng cho thơ ca, nhạc, họa...
*Những uất ức của sông khi bị con người gây ơ nhiễm
cho mình :
- Một số người đã vì lợi ích cá nhân mà triệt phá rừng đầu
nguồn làm nước dồn về quá nhanh, gây lũ lụt.
- Những hành vi thiếu ý thức của con người: đổ rác thải bừa
bãi, xả thải chưa qua xử lý xuống sông làm nguồn nước bị ô
nhiễm, dùng thuốc nổ đánh bắt cá...
*Nỗi buồn của sơng khi bị ơ nhiễm .
- Khơng cịn xinh đẹp, khỏe mạnh để phục vụ con người, các
loài thủy sinh trốn biệt đi nơi khác, con người cũng xa lánh
vì khơng chịu được mùi hơi thối...
*Mong ước của dịng sơng:

- Con người hãy hiểu, thấy được vai trị cơng sức của dịng
sơng trong cuộc sống con người.
- Hãy u q bảo vệ dịng sơng và mơi trường thiên nhiên
bởi bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính cuộc sống của loài
người.
3. Kết bài .
- Kết thúc câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5



×