Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

biện pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh trường Trung cấp y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.64 KB, 11 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực được thành lập từ năm 2009 nhằm
cung cấp nhân lực cho ngành Y tế nói chung và Tỉnh Thanh Hóa nói riêng .
Đến nay Trường đào tạo các khối chuyên ngành như: Dược sỹ, Ysỹ đa khoa và
Điều dưỡng đa khoa,… với phương châm học đi đôi với hành, học sinh vừa học
lý thuyết trên lớp, vừa học thực hành tại các phòng thực hành của nhà trường và
thực hành lâm sàng bên Bệnh viện đa khoa Hợp Lực: Đây là mô hình Viện –
Trường tốt nhất hiện nay của Thanh Hóa Việc thực tập tại Bệnh viện học sinh
có cơ hội được cầm tay chỉ việc, thăm khám, chẩn đoán bệnh, chăm sóc trực tiếp
trên người bệnh. Chính những hoạt động này giúp học sinh sau khi ra trường
thực hiện được quy trình kỹ thuật cơ bản về việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân. Học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực có lợi thế được thực
tập ngay tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực nhưng do số lượng học sinh thực tập
quá đông, do đó công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh gặp
nhiều khóa khăn. Là một giáo viên của nhà Trường, bản thân tôi có nhiều suy
nghĩ cần tìm một số biện pháp thích hợp để tăng cường công tác quản lý toàn
diện việc học lâm sàng của học sinh, nhằm bảo đảm chất lượng học tập và chăm
sóc người bệnh có hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Quản lý giáo dục:
- Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố
tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất.
- Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch hợp quy
luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản
lý thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra.
1.2. Hoạt động thực tập:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc “ lấy học làm gốc’’ đã được Đảng
và nhân dân ta luôn coi trọng. Người chỉ ra “học gắn liền với hành’’ mới là cái
học đích thực. Điều 5 của luật giáo dục (2005) quy định “ phương pháp dáo dục


phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, say mê học tập
và vươn lên’’ “ tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh’’Do đó hoạt
động thực tập lâm sàng là một phần quan trọng trong hoạt động tự học của học
sinh.
1.3. Đặc điểm hoạt động thực tập tại các trường trung cấp Y – Dược.
Mục tiêu dạy học tại các trường trung cấp Y tế là đào tạo ra những cán bộ
y tế cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh
thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh, có đủ sức khỏe
không ngừng học tập để nâng cao trình độ đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người
học có khả năng hành nghề và đặc biệt phải có lương tâm nghề nghiệp, đạo đức
trong sáng ‘’ lương y như từ mẫu’’.
1.3.1. Thực tập tại các phòng thực hành:
Với các môn học có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường có
thể phân chia các lớp học thành từng nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực
hiện các thủ thuật, thao tác. Học sinh được đánh giá kết quả học tập bằng điểm
hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết hết môn.
1.3.2. Thực tập tại Bệnh viên:
Chủ yếu là thực tập lâm sàng tại Bệnh viên, bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng bệnh nhân.
- Cách làm bệnh án Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản khoa,…
- Cách làm bản kế hoạch chăm sóc Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản
khoa, …
- Thực hiện các kỹ thuật - thủ thuật chăm sóc bệnh nhân.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.
- Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp bác sỹ.
- Thời gian trực Bệnh viện.
- Ghi chép, sắp xếp hồ sơ,sổ sách, thuốc, dụng cụ tại khoa, phòng tại Bệnh
viện.
Phần thực tập lâm sàng tại Bệnh viện là phần quan trọng nhất trong

chương trình đào tạo y sỹ đa khoa và điều dưỡng đa khoa, nhằm năng cao tay
nghề cho học sinh.
1.3.3. Thực tập tại cộng đồng:
Địa điểm thực tập cộng đồng tại tuyến huyện hoặc các trạm y tế xã,…Nội
dung thực tập là vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại trường vào thực
tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng,…
1.3.4. Thực tế tốt nghiệp: Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện, Bệnh viên
Hợp lực
1.4. Quản lý hoạt động thực tập trong trường trung cấp y tế:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập tại Bệnh viện của học sinh: Kế
hoạch thực tập được xây dựng từ đầu năm, tại các khoa trên cơ sở nội dung
chương trình xây dựng giảng dạy kế hoạch từng tuần, từng tháng.
- Quản lý nội dung thực tập của học sinh .
- Tổ chức quản lý thực tập Bệnh viện có nhiều thành phần trực tiếp là
nhiệm vụ của các giáo vụ bộ môn, giáo viên của trường, giáo viên giảng dạy
thực tập tại các khoa. Quản lý gián tiếp quá trình thực tập là phòng đào tạo.
- Xây dựng nề nếp thực tập: Chỉ đạo nề nếp trong quá trình thực tập Bệnh
viện đó là chức năng quản lý hành chính trong quá trình quản lý dạy học đưa
quá trình đó vào kỷ cương và thực hiện các nội quy quy định của nhà trường,
của Bệnh viện, của khoa.
- Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh: lấy người học
làm trung tâm, pháp huy tính tích cực của học sinh trong học tập, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy, sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
- Tích cực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy lâm sàng và có sự cộng
đồng trách nhiệm của giáo viên kiêm chức tại các khoa của Bệnh viện.
- Quản lý việc đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập lâm sàng
của học sinh: việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện theo kế hoạch theo
tiêu chuẩn quy định, đảm bảo kiểm tra khách quan, chính xác.
2. Thực trạng về hoạt động quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Trường

Trung cấp Y – Dược Hợp Lực
2.1. Những thuận lợi:
+ Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực được thành lập từ năm 2009, là
một trường trung cấp Y ngoài công lập, với mô hình đào tạo Trường - Viện, điều
đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, học tập, thực tập lâm sàng mà các
trường ngoài công lập khác chưa làm được.
+ Trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực đào tạo các ngành như Y sỹ đa
khoa, Điều dưỡng đa khoa, Dược sỹ,…với mô hình đào tạo đó và được sự quan
tâm của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Hợp Lực và
ban giám hiệu nhà trường và ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Hợp Lực. Trường
đã từng bước vươn lên và là địa chỉ đáng tin cậy trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
+ Ban giám hiệu nhà trường là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm
trong ngành Y tế, giảng dạy, công tác tổ chức và quản lý. Thực hiện nhiêm vụ
và các kế hoạch đề ra của Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc tổng công ty cổ
phần Hợp Lực.
+ Trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực với đội ngũ giáo viên trẻ có tâm
huyết với nghề Y, cũng như trong công tác giảng dạy. Có tinh thần trách nhiệm
trong công việc, hăng say học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi
trước, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn và phẩm chất đạo đức
2.2. Những mặt còn hạn chế:
Bên cạnh đó trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực còn những mặt hạn chế
sau:
- Đội ngũ giáo viên hiện tại chưa đủ số lượng, chuyên ngành, chuyên khoa.
- Cán bộ giáo viên còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề.
- Học lâm sàng là học theo kiểu cầm tay chỉ việc và làm theo. Với số lượng
học sinh thực tập mỗi lớp trung bình khoảng 60 hs/ lớp. Do đó công tác học tập
và tổ chức quan lý gặp rất nhiều kho khăn. Việc kèm cặp học sinh làm thủ thuật
không sát sao hết, phương pháp kiểm tra đánh giá dựa vào làm bệnh án ( đối với
đối tượng y sỹ), làm kế hoạch chăm sóc (đối với đối tượng điều dưỡng) hoặc hỏi
vấn đáp học sinh, chưa kiểm tra được trên thực tế lâm sàng các thao tác khám

bệnh, chẩn đoán bệnh và các quy trình kỹ thuật.
- Các em học sinh đa số còn trẻ, tính tự lập và kỹ năng làm việc theo nhóm
chưa có. Nên khi đến viện hay xảy ra tranh cải do bất đồng ý kiến hay quan
điểm, gây mất trật tự trong lúc làm việc.
- Khi các em đến viện đôi khi trang phục mặc đi viện chưa đầy đủ, hiện
tượng đi muộn về sớm luôn xảy ra. Như vậy nề nếp đi thực tập Bệnh viện của
các em chưa cao.
3. Các giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh trường
trung cấp Y – Dược Hợp Lực.
3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, các cán bộ y tế về hoạt
động thực tập của học sinh.
- Nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động thực
tập.
- Thay đổi nhận thức thực tập lâm sàng cho học sinh.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy lâm sàng (giảng trực tiếp trên bệnh
nhân) tại Bệnh viên.
- Bồi dưỡng và đào tạo giáo viên lâm sàng.
- Tuyển thêm giáo viên có chuyên môn, chuyên ngành về Y - Dược.
3.2. Xây dựng kế hoạch thực tập tại Bệnh viện.
- K hoch thc tp lõm sng.
- K hoch giao ban lõm sng.
* Sau õy l mt vớ d c th v k hoch giao ban lõm sng ca lp y 2A ó
thc tp t ngy 05 thỏng 03 nm 2012 n ngy 31 thỏng 03 nm 2012
Kế hoạch giao ban lâm sàng nội i - lớp y sỹ 2A
(Từ ngày 05 / 03 đến ngày 31 / 03 / 2012)
Thứ/ ngày Nội dung GV giảng Số
tiết
Chữ ký
GV
Thứ 2:

05/03
Giao ban lớp Cô Nga (7h15)
Thứ 4:
07/03
* Hớng dẫn cách làm bệnh án
và thăm khám bộ máy hô hấp.
* Bệnh viêm phế quản cấp và
viêm phế quản mạn.
BS:Chính(K.HSCC)
(Thờigian:10h00- 11h30)
Thứ 6:
09/03
* Hớng dẫn cách làm bệnh án
và thăm khám lâm sàng hệ tim
mạch.
* Bệnh tăng huyết áp và bệnh
suy tim
BS:Thông(K.Nội)
(Thờigian:10h00- 11h30)
Thứ 2:
12/03
Thứ 4:
14/03
* Bình bệnh án nội khoa và
thăm khám bộ máy tiêu hóa.
* Bệnh loét dạ dày tá tràng và
xuất huyết tiêu hóa.
BS: Vấn(K.HSCC)
(Thờigian10h00
11h30)

Thứ 6:
16/03
* Bình bệnh án Nội khoa và
thăm khám bộ máy tiết niệu.
* Bệnh viêm cầu thận cấp và
viêm cầu thận mạn.
BS: Tú(K.Nội TH)
(Thờigian10h00-11h30)
Thứ 3:
20/03
* Bình bệnh án Nội khoa. BS:Chính(K.HSCC)
(Thờigian:10h00- 11h30)
Thứ 4:
21/03
* Bình bệnh án nội khoa.
* Bệnh tiểu đờng.
BS: Xuân (K.Nội)
Thờigian:10h00-11h30)
Thứ 6 :
23/03
* Bình bệnh án Nội khoa.
* Các hội chứng trong bệnh hô
hấp.
BS: Thêm (K.HSCC)
(Thờigian:10h00-11h30)
Thứ 3:
27/03
* Bình bệnh án nội khoa. BS: Tú(K.Nội TH)
(Thờigian10h00-11h30)
Thứ 4:

28/03
* Bình bệnh án nội khoa
* Bệnh xơ gan cổ chớng.
BS: Vấn(K.HSCC)
(Thờigian10h00
11h30)
Chiều,Thứ5:
29/03/2012
Thi kết thúc lâm sàng: Lớp Y sỹ
2A
(Địa điểm tại Trờng TC Y Dợc
HL)
BS: Chính (HSCC)
(Thời gian:13h30)
BS: Thông (Nội TH)
(Thời gian:13h30)
Thời gian giao ban: 10h00 các ngày t3, t4 và t6 hàng tuần.
3.3. Qun lý hc sinh thc tp lõm sng:
- Qun lý theo cỏc cp:
+ Da vo ban cỏn s lp (t trng, lp trng,)
+ Giỏo viờn Bnh vin, iu dng trng khoa, cỏn b y t trong khoa.
+ Giỏo viờn lõm sng bờn trng.
+ Phũng QLCL-HSSV v phũng o to.
- Cú bin phỏp x lý hc sinh vi phm ni quy-quy ch ca Trng - Vin.
+ Hc sinh thiu trang phc ngnh Y, i hc mun, v sm: Nhc nh, khin
trỏch, vit bn kim im,
+ Hc sinh vi phm ni quy, ngh hc vụ lý do cho hc bự phi úng l phớ
hc bự khụng c thi ht mụn thi li hc li.
4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim:
Sau mt thi gian ỏp dng sỏng kin kinh nghim tụi ó thy nhng hiu

qu rừ nột t kt qu hc tp ca cỏc em. Cỏc lp u t ch tiờu tay ngh m
nh trng a ra, nhiu ni dung thc tp cỏc em cũn vt qua ch tiờu. ú l
những kết quả đáng mừng. Không chỉ thành thạo về tay nghề các kiến thức lâm
sàng của các em cũng được bổ sung. Các em biết làm bệnh án, áp dụng lý thuyết
bệnh học trên thực tế bệnh nhân vì thế kết quả học tập đã cao hơn rất nhiều. Cụ
thể:
4.1. Chỉ tiêu tay nghề cho học sinh.(đây là 1 ví dụ cụ thể cho một tháng
thực tập):
ST
T
NỘI DUNG CHỈ TIÊU
ĐẠT
TRƯỚC KHI
ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
SAU KHI ÁP
DỤNG
SÁNG KIẾN
1 - Đón tiếp bệnh nhân 20 15 25
2
- Thăm khám bệnh nhân hệ tim mạch, hệ
hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu
10 08 12
3 - Làm bệnh án Nội khoa 04 03 06
4
- Kỹ thuật lấy Mạch, nhiệt độ, đo huyết
áp.
90 60 100
5 - Kỹ thuật tiêm bắp 40 30 50
6 - Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 20 10 25

7 - Kỹ thuật truyền tĩnh mạch 10 05 15
8 - Kỹ thuật tiêm mông 05 02 06
9 - Kỹ thuật đật sonde dạ dày. Kiến tập 01 01 03
10 - Kỹ thuật thông tiểu Kiến tập 01 01 03
11 - Kỹ thuật cho bệnh nhân ăn qua sonde Kiến tập 01 01 02
12 - Kỹ thuật hút đờm dãi Kiến tập 01 01 03
13 - Kỹ thuật đo điện tim Kiến tập 01 01 05
4.2. Kết quả học tập:
LỚP
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Xuất
sắc
Giỏi Khá TB
Yếu,
kém
Xuất
sắc
Giỏi Khá TB
Yếu,
kém
Y sỹ 2A 0% 7% 58% 35% 0% 0% 17% 83% 0% 0%
Y sỹ 2B 0% 14% 50% 36% 0% 0% 28% 52% 20% 0%
Y sỹ 2C 0% 17% 58% 25% 0% 0% 29% 71% 0% 0%
Y sỹ 2D 0% 22,6% 50% 27,4% 0% 0% 35,4% 48,4% 16,2% 0%
Y sỹ 2E 0% 28,3% 52,8% 18,9% 0% 0% 47,2% 52,8% 0% 0%
Y sỹ 2G 0% 11,5% 42,3% 46,2% 0% 0% 19,2% 50% 30,8% 0%
4.3. Thực hiện nội quy – quy chế:
LỚP
ĐI HỌC MUỘN, VỀ SỚM
TRANG PHỤC Y TẾ KHÔNG

ĐẦY ĐỦ
Trước khi có
biện pháp
Sau khi có
biện pháp
Trước khi có
biện pháp
Sau khi có
biện pháp
Y sỹ 2A 5 – 6 HS 0 - 1HS 4 – 5 HS 0 – 1 HS
Y sỹ 2B 7 – 8 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS
Y sỹ 2C 6 – 7 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS
Y sỹ 2D 7 – 8 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS
Y sỹ 2E 7 – 8 HS 1 – 2HS 6 – 7 HS 2 – 3 HS
Y sỹ 2G 9 – 10 HS 2 - 3HS 7 – 8 HS 2 – 3 HS
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất các biện pháp tăng cường
quản lý hoạt động thực tập của trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực trong giai
đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Các biện pháp
này nhằm khắc phục những tồn tại, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế
công tác quản lý thực tập lâm sàng. Từ đó đưa công tác quản lý hoạt động thực
tập lâm sàng bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Thực hiện tốt các biện pháp quản
lý trên chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động thực tập lâm sàng của trường trung cấp
Y – Dược Hợp Lực.
+ Các biện pháp hoạt động thực tập lâm sàng của trường trung cấp Y –
Dược Hợp Lực đã đề xuất ở trên là cần thiết, hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, khi
thực hiện cần phải phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, đồng bộ, chắc chắn hoạt
động thực tập được tăng cường, từ đó chất lượng đào tạo của nhà trường được
nâng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực Y tế đáp ứng yêu cầu cho

ngành Y tế để thực hiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn
hiện nay.
2. Kiến nghị và đề xuất:
2.1 Đối với giáo viên:
Giáo viên nói chung và giáo viên nhà trường nói riêng cần thường xuyên
học tập và tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Đối với học sinh:
Mỗi học sinh, sinh viên cần nhận thức được vị trí của mình trong hệ thống
hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó xác định đúng động cơ, thái độ học
tập để kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao.
Xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, Ngày 15 tháng 05 năm 2012
Người viết SKKN
Trần Trọng Quế

×