Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận cuối kỳ pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.84 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD:

THS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

MÃ LHP:

GELA220405_22_2_27

NHÓM SVTH: 20
HỌ VÀ TÊN

MSSV

Đào Quyết Phong

19110427

Trần Thái Bảo

19161208

Thái Thị Huỳnh Như


21142649

Lâm Diêng

20144367

Bạch Đình Tuấn

21144300

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Tên

Nhiệm vụ

Hoàn thành

Đào Quyết Phong Sườn bài, các ý của tiểu
luận và Chương 1: mục
1.3
Trần Thái Bảo
Phần mở đầu và kết
luận

Thái Thị Huỳnh
Chương 1: mục 1.1 và
Như
mục 1.2, chỉnh sửa
word
Lâm Diêng
Chương 2 : mục 2.1 và
2.3, tổng hợp word

100%

Bạch Đình Tuấn

100%

Chương 2: mục 2.2

Điểm số

100%
100%

100%

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
….…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
PHẦN MỞ MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ ...................... 3
1.1. Khái niệm và dấu hiệu về hành vi nhận hối lộ ..................................................... 3
1.1.1.Khái niệm về hành vi nhận hối lộ ............................................................ 3
1.1.2. Phân tích dấu hiệu của tội môi giới hối lộ ............................................. 3
1.2. Tội phạm nhận hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam .............................................. 5
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 5
1.2.2. Hành vi pháp lý ....................................................................................... 5
1.2.3. Cấu thành tội phạm ( hình thành nhận hối lộ) ....................................... 6
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội nhận hối lộ ........................................... 7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI VIỆT NAM .. 11
2.1.Thực trạng về hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam ................................................. 11
2.2. Một số vụ án nhận hối lộ .................................................................................... 11

2.2.1. Vụ án 1: Tòa án nhân dân Huyện K, Thành Phố Hà Nội .................. 11
2.2.2. Vụ án 2 :Tòa án nhân dân Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 14
2.2.3.Vụ án 3: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ................................... 17
2.3. Một số kiến nghị và một số phòng chống nhận hối lộ ........................................ 21
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 24


PHẦN MỞ MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc chọn đề tài hành vị nhận hối lộ tại Việt Nam là vì đây là một vấn đề nghiêm
trọng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh và hành chính cơng ở Việt Nam. Hành
vi nhận hối lộ không chỉ gây thiệt hại cho sự công bằng, minh bạch và trung thực trong
hoạt động kinh tế mà còn làm mất đi sự tin tưởng của người dân vào chính quyền và
các tổ chức kinh doanh.
Việc điều tra và truy cứu các hành vi nhận hối lộ là một trong những biện pháp
hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi này và tạo ra mơi trường kinh doanh và hành chính
cơng minh bạch và công bằng hơn. Việc nghiên cứu về cơ chế pháp luật, cách thức
thực hiện, tình hình và xu hướng phát triển của hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam sẽ
giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về tình hình này cũng như đưa ra các giải
pháp để ngăn chặn hành vi này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu về hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam là đưa ra một cái
nhìn tổng quan về tình hình, cơ chế pháp luật, tình trạng và xu hướng phát triển của
hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau
đây:
- Phân tích và đánh giá tình hình hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam, bao gồm mức độ
lan rộng, tần suất, hình thức, quy mơ và đối tượng của hành vi này.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc ngăn chặn và xử lý hành vi

nhận hối lộ tại Việt Nam, bao gồm cơ chế pháp lý, chính sách, quy trình và thủ tục
pháp lý.
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và xử lý hành vi nhận hối lộ tại
Việt Nam, bao gồm sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cơ quan chức năng, đánh
giá tình trạng vi phạm, tình hình xử lý và kết quả đạt được.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả trong việc ngăn chặn và
xử lý hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam, bao gồm các biện pháp kiểm soát, nâng cao
nhận thức, tăng cường hệ thống pháp luật và thực hiện các biện pháp cải cách hành
chính.
Với mục tiêu nghiên cứu này, chúng ta hy vọng sẽ cung cấp được thông tin cần
thiết và giải pháp thực tiễn để ngăn chặn và xử lý hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam,
1


góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh và hành chính cơng minh bạch, cơng bằng
và phát triển bền vững.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu về hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích văn bản: Nghiên cứu sẽ phân tích các quy định pháp
luật, chính sách, báo cáo và các tài liệu liên quan đến hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam.
- Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp khảo sát để
thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia trong quá trình ngăn chặn và xử lý hành vi
nhận hối lộ tại Việt Nam, bao gồm cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế, cá nhân, v.v.
- Phương pháp trực quan hóa dữ liệu: Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp
trực quan hóa dữ liệu để phân tích và mơ hình hố các thơng tin thu thập được từ các
nguồn khác nhau, bao gồm biểu đồ, bản đồ, biểu đồ đường, biểu đồ cột, v.v.hiệu quả
để đánh giá tình trạng, kết quả và hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn và xử lý hành
vi nhận hối lộ tại Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương

pháp đối chiếu, phân tích số liệu thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp mô
phỏng và phương pháp thảo luận chuyên gia để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả
lời các câu hỏi nghiên cứu.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ
1.1. Khái niệm và dấu hiệu về hành vi nhận hối lộ
1.1.1.Khái niệm về hành vi nhận hối lộ
Hành vi nhận hối lộ là hành vi tiếp nhận, yêu cầu hoặc đề nghị việc trao đổi tiền
hoặc tài sản có giá trị khác trong q trình thực hiện công việc, chức vụ, quyền lợi
hoặc nghĩa vụ của người đối tượng trong tổ chức, cơ quan hoặc tổ chức kinh tế. Hành
vi này thường được thực hiện với mục đích thu được lợi ích cá nhân hoặc tạo điều kiện
cho việc thực hiện công việc, chức vụ hoặc nghĩa vụ của mình. Hành vi nhận hối lộ là
một trong những hành vi tham nhũng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Hành vi này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
sự phát triển kinh tế và chính trị của một số quốc gia, gây mất lòng tin của cơng chúng
và làm giảm hiệu quả của các chính sách và chương trình của chính phủ.
1.1.2. Phân tích dấu hiệu của tội môi giới hối lộ
1.1.2.1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội khơng
nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn và cũng không lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để phạm tội. Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người khơng có chức vụ,
quyền hạn thì họ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
làm môi giới hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều
290 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng.

Người dưới 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 290 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội làm môi giới hối
lộ quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng.
Nếu giá trị của hối lộ dưới 500.000 đồng thì người phạm tội phải là người đã vi
phạm nhiều lần mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vi phạm nhiều lần là trường hợp
đã có từ hai lần làm mơi giới hối lộ nhưng chưa có lần nào đủ yếu tố cấu thành tội
3


phạm. Tuy nhiên, các làn vi phạm có thể dã có lần bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ
luật nhưng chưa hết thời hạn được coi là xoá kỷ luật hoặc không coi là đã bị xâm phạm
hành chính.
1.1.2.2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội làm môi giới hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào
chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thối hố biến chất. Làm mơi
giơi hối lộ chính là hành vi giúp sức, tiếp tay không chỉ cho một tội phạm mà cho
nhiều tội phạm mà thể là tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ.
1.1.2.3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan:
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người
đưa và nhận hối lộ. Nhưng biểu hiện của hành vi làm môi giới hối lộ rất đa dạng.
Người có hành vi làm mơi giới hối lộ có thể gặp người nhận hối lộ để gợi ý
thăm dò và đưa ra những yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc nhận lời với người nhận
hối lộ là sẽ tìm gặp người đưa hối lộ để đưa ra những điều kiện của người nhận hối lộ.
Việc làm này có thể chỉ diễn ra một lần hoặc có thể diễn ra nhiều lần.
Người có hành vi làm mơi giơi hối lộ có thể chỉ thu xếp, bố trí thời gian, địa

điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc
đưa và nhận hối lộ.
Cũng có trường hợp người làm mơi giới hối lộ có mặt trong cuộc tiếp xúc giữa
người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và
nhận hối lộ.
- Hậu quả:
Hậu quả của tội phạm này không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm. Tuy nhiên, nếu của hối lộ chưa đến 500.000 đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành tội phạm, nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm môi giới hối lộ là những thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản,
uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.
1.1.2.4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
4


Tội làm môi giới hối lộ người thực hiện hành vi phạm tội là do cố ý, tức là nhận
thức rõ hành vi của mình là làm mơi giới hối lộ, thấy trước được hậu quả của hành vi
đó và mong muốn việc đưa và nhận hối lộ được thực hiện, hoặc tuy khơng mong muốn
nhưng có ý thức bỏ mặc cho việc đưa và nhận hối lộ xảy ra.
Người làm mơi giới hối lộ có nhiều động cơ khác nhau, có thể vì tình cảm, có
thể vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là yếu tố bắt
buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác
định động cơ để làm căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội
1.2. Tội phạm nhận hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm
Nhận hối lộ là hành vi bất hợp pháp mà người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp
hoặc gián tiếp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích gì cho chính bản thân hoặc cho người
hoặc tổ chức khác để thực hiện hoặc khơng thực hiện một việc có lợi cho bên đưa hoặc
theo yêu cầu của bên đưa hối lộ. Hành vi này là một trong những hình thức tham

nhũng gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan tổ
chức. Nó cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như hoạt động quản
lý nhà nước.
1.2.2. Hành vi pháp lý
Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của những người lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc những lợi
ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích
hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ. Theo điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa
đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Thứ nhất, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho
người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu
của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này
mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương
này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
+ Lợi ích phi vật chất.
5


Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
+ Có tổ chức;
+Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15
năm đến 20 năm:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000
đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Thứ tư, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng
trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Thứ năm, Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm
đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ sáu, Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này".
1.2.3. Cấu thành tội phạm ( hình thành nhận hối lộ)
1.2.3.1. Khách thể của tội phạm hối lộ
Khách thể của loại tội phạm này là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính
chuẩn mực trong cơng tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định. Đối tượng bị
kết án của tội nhận hối lộ phải là người đã nhận tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có
giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ chỉ nhận tình cảm của người khác giới
mà không nhận tiền của, tài sản thì khơng coi là nhận hối lộ.
6


1.2.3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật
chất khác bất kể hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì
lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc thông

qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau .
Trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã
có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi hoàn thành yêu cầu của người đưa hối lộ,
thì hành vi này vẫn được coi là đã nhận hối lộ.
Tuy nhiên, trường hợp người có chức vụ nhận q biếu sau khi đã hồn thành
cơng việc đúng chức trách của mình, và khơng có bất kỳ thõa thuận nào về việc tặng
quà biếu giữa người nhận và người đưa quà, việc tặng quà biếu này là thể hiện sự biết
ơn, tấm lòng và đạo đức của người dân Việt Nam. Điều này không được xem là hối lộ.
1.2.3.3. Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ
Tội phạm thể hiện tính chủ quan thơng qua hành vi cố ý phạm tội trực tiếp. Họ
đã biết rõ rằng người mình đưa hối lộ có chức vụ, quyền hạn việc nhận tiền của là vi
phạm pháp luật, không tuân thủ quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, tội phạm
vẫn có ý định muốn nhận được tiền của hối lộ.
1.2.3.4. Chủ thể của tội nhận hối lộ
Chủ thể của loại tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm
hình. Ngồi ra, họ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn của họ
phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường
hợp chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo
yêu cầu của người đưa hối lộ thì khơng coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội nhận hối lộ

Tội nhận hối lộ (Theo điều 354 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017)
Thứ nhất, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho
người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu
của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

7



+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này
mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương
này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm
+Lợi ích phi vật chất.
Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
+ Có tổ chức
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước
+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15
năm đến 20 năm:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000
đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Thứ tư, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng
trở lên
+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Thứ năm, Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm
đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu
một phần hoặc tồn bộ tài sản.

Thứ sáu,Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này

Tội đưa hối lộ (Theo điều 364 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017)
8


Thứ nhất, Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người
có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây
để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng
- Lợi ích phi vật chất.
Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
Thứ ba, Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất
khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm.
Thứ tư,Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất
khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Thứ năm, Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng.


Tội môi giới hối lộ (Theo điều 365 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017)
Thứ nhất, Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
9


- Có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chun nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Thứ ba, Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Thứ tư, Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên,
thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Thứ năm, Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng.
Thứ sáu, Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì
có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Thứ bảy,Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.


10


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI VIỆT NAM
2.1.Thực trạng về hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam
Hành vi nhận hối lộ là một trong những tội phạm tham nhũng phổ biến và
nghiêm trọng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, tình trạng này đã và đang gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế, xã hội và sự phát triển của đất nước.
Mặc dù các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội đã thực hiện nhiều biện pháp
để ngăn chặn hành vi nhận hối lộ, nhưng tình trạng này vẫn cịn tồn tại và diễn biến
phức tạp. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm sự thiếu kiểm soát và
giám sát của các cơ quan chức năng, sự lỏng lẻo trong việc thực hiện pháp luật, sự
thiếu nhân viên chuyên nghiệp và đạo đức của một số người trong chính quyền, cán
bộ, công chức.
Các tác động của hành vi nhận hối lộ ở Việt Nam rất nghiêm trọng và đáng lo
ngại. Nó ảnh hưởng khơng chỉ đến sự cơng bằng và minh bạch của các giao dịch
kinh tế, mà còn đến sự tin tưởng của dân cử tri và nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.
2.2. Một số vụ án nhận hối lộ
Trong thực tế ở Việt Nam, đã có nhiều vụ án liên quan đến hành vi nhận hối
lộ được đưa ra ánh sáng và được xử lý theo pháp luật. Dưới đây là một số vụ án tiêu
biểu:
2.2.1. Vụ án 1: Tòa án nhân dân Huyện K, Thành Phố Hà Nội
BẢN ÁN 91/2021/HS-ST NGÀY 04/06/2021 VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
Nội dung vụ án: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tịa, nội
dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 26/8/2020, các anh Hoàng Mạnh G, sinh năm 1987, trú tại: thơn 2, U, X,
Thái Bình (là nhân viên trắc đạc của nhà thầu H), anh Phạm Trung T, sinh năm 1994,
trú tại: thôn Q, M, F, Hà Nam (là nhân viên trắc đạc của nhà thầu T Nam), anh

Hoàng Tuấn Anh, sinh năm 1990, trú tại: tổ Minh Hưng, thị trấn Vũ Thư, Vũ Thư,
Thái Bình (là nhân viên trắc đạc của nhà thầu S), anh Trần Văn Tôn, sinh năm 1984,
trú tại: thôn L, J, D, Hà Nội (là nhân viên trắc đạc của nhà thầu Shodex và nhà thầu
Đồng An) và anh Vũ Viết Mạnh, sinh năm 1979, trú tại: đường K2, C, N, Hà Nội (là
nhân viên trắc đạc của nhà thầu Vinadic) đến Phòng bảo vệ cơng trường của dự án M
M, K Hà Nội trình báo: Nguyễn Tài F (là cán bộ tư vấn giám sát của Ban quản lý xây
11


dựng dự án M M, K, Hà Nội trong quá trình nghiệm thu trắc đạc của các nhà thầu H,
T Nam, S, Shodex và Đồng An, HACC 1 và Vinadic (là các nhà thầu đang thi công
xây dựng dự án M M, K) thường gây khó khăn, chậm trễ trong việc nghiệm thu làm
ảnh hưởng tiến độ thi công của các nhà thầu, vì chỉ được chuyển giai đoạn thi công
khi đã được Nguyễn Tài F nghiệm thu trắc đạc, buộc các nhà thầu phải có ý kiến xin
F tạo điều kiện khi nghiệm thu. F đồng ý tạo điều kiện và yêu cầu các anh G, T, Tuấn
Anh, Tôn và Mạnh gặp, đưa tiền cho Phạm Văn T cụ thể (anh G đưa: 4.000.000 đồng;
T đưa 3.000.000 đồng; Tuấn Anh đưa 9.000.000 đồng; Tôn đưa 6.000.000 đồng và
Mạnh đưa 3.000.000 đồng) để T chuyển lại cho F. Sau khi tiếp nhận các đơn trình
báo trên, đến sáng ngày 28/8/2020, Phịng bảo vệ cơng trường dự án M M đã làm
việc, chuyển đơn tố giác cho Công an huyện K giải quyết.
Khoảng 11 giờ 15 ngày 28/8/2020, anh Phạm Bá D, sinh năm 1986, trú tại:
Phú Q, Hà Đông, Hà Nội (là nhân viên trắc đạc của nhà thầu HACC1) đến Phịng
bảo vệ cơng trường dự án M M trình báo tố giác Nguyễn Tài F, Phạm Văn T có hành
vi đòi tiền hối lộ, F đang giục anh D phải đưa tiền ngay cho Phạm Văn T, anh D đã
liên lạc và hẹn gặp T tại căng tin Hoàng Đông 12, tuyến D11 giao D4 phân khu 4
công trường dự án M M, K để đưa tiền cho T. Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của
anh D, phòng bảo vệ đã báo tin cho Cơ quan Công an huyện K phối hợp cùng phòng
bảo vệ bắt quả Phạm Văn T có hành vi nhận một phong bì bên trong có số tiền
13.000.000đ (Mười ba triệu đồng), của anh D đưa (là tiền hối lộ).
Đến ngày 29/8/2020, Nguyễn Tài F đến Công an huyện K xin đầu thú và khai báo

toàn bộ hành vi phạm tội.
Tang vật thu giữ liên quan đến vụ án: 26 tờ tiền polime mệnh giá 500.000
đồng, tổng số tiền là 13.000.000 đồng; 01 USB hiệu Kington màu ghi, bên trong có
chứa dữ liệu 01 video dài 02 phút 18 giây và 02 hình ảnh liên quan đến việc có dấu
hiệu hối lộ. Ngồi ra còn tạm giữ: 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Iphone X,
màu trắng (do Phạm Văn T giao nộp); 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu
Samsung Galaxy Note 9, màu xanh, 01 thẻ Ngân hàng số 970422063503213 mang
tên Nguyễn Tài F, số tiền 23.000.000 đồng (do Nguyễn Tài F giao nộp) và số tiền
2.000.000 đồng (do ông Nguyễn Tài Sơn, sinh năm 1958, trú tại xóm 2, P, thành phố
V, Nghệ An (là bố đẻ của Nguyễn Tài F) giao nộp.

12


Bản cáo trạng số 63/CT-VKSGL ngày 19/4/2021 của Viện kiểm sát nhân dân
huyện K truy tố bị cáo Nguyễn Tài F và bị cáo Phạm Văn T về tội “Nhận hối lộ”
theo quy định tại điểm đ khoản 2 khoản 6 Điều 354 của Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tòa tuyên án
QUYẾT ĐỊNH
-Tuyên bố bị cáo Nguyễn Tài F và bị cáo Phạm Văn T phạm tội “Nhận hối lộ”.
-Căn cứ vào điểm đ khoản 2, khoản 6, Điều 354; Khoản 7 Điều 364; Điểm b, s
khoản 1, khoản 2 Điều 51 (Đối với F), điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51 (Đối với T);
Các Điều 54 (khoản 1 đối với F, khoản 2 đối với T), 47, 38, 17, 58 của Bộ luật hình
sự;
-Căn cứ Khoản 2 Điều 106, các Điều 136, 331, 332, 333 của Bộ luật tố tụng
hình sự;
-Căn

cứ


vào

điểm

a

khoản

1

Điều

23

của

Nghị

quyết

số

326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về
mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.
-Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Tài F 3 năm 6 tháng (Ba năm sáu tháng) tù, thời hạn
tù tính từ ngày 29/8/2020.
-Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 30 (Ba mươi) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày
28/8/2020.
-Về hình phạt bổ sung: Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

-Về trách nhiệm dân sự: Không xem xét giải quyết.
-Về số tiền 2.000.000 của ơng Nguyễn Tài Sơn, nếu có tranh chấp sẽ được
giải quyết bằng một vụ án khác.
-Về vật chứng:
+ Trả lại anh Hoàng Mạnh G số tiền 4.000.000 đồng; anh Phạm Trung T số
tiền 3.000.000 đồng, anh Hồng Tuấn Anh số tiền 9.000.000 đồng; anh Trần Văn
Tơn số tiền 6.000.000 đồng; anh Vũ Viết Mạnh số tiền 3.000.000 đồng; anh Phạm Bá
D số tiền 13.000.000 đồng (Tại Biên lai số AA/2020/0054813 ngày 26 tháng 4 năm
2021 của Chi cục THADS huyện K, thành phố Hà Nội).
+ Tịch thu sung công 02 chiếc điện thoại di động, cụ thể: 01 chiếc điện thoại
di động nhãn hiệu Iphone X, màu trắng, có lắp sim điện thoại: 098.161.8588, Số Imei:
13


356739088435212 của bị cáo T và 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Samsung
Galaxy Note 9 màu xanh, số Imei 1: 352141102492861, số Imei 2:
352142102492869 của bị cáo F.
+ Tịch thu tiêu hủy 01 thẻ ngân hàng quân đội MB bank số 970422063503213
mang tên Nguyễn Tài F.
+ Tiếp tục lưu giữ tại hồ sơ vụ án 01 chiếc USB nhãn hiệu Kington màu ghi,
bên trong có chứa dữ liệu 01 video dài 02 phút 18 giây và 02 hình ảnh liên quan đến
vụ án.
+ (Vật chứng trên thể hiện tại Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày
26/4/2021 giữa Công an huyện K và Chi cục THADS huyện K).
-Về án phí: Bị cáo F và bị cáo T mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí
hình sự sơ thẩm.
-Về quyền kháng cáo: Báo cho bị cáo F, bị cáo T, ơng Nguyễn Tài S có mặt
có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; Báo cho anh G, anh T,
anh Tuấn A, anh T, anh M, anh D vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật

2.2.2. Vụ án 2 :Tòa án nhân dân Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
BẢN ÁN 438/2021/HS-ST NGÀY 10/11/2021 VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
Nội dung vụ án: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà,
nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 01/10/2018, Hồ Quỳnh P được tuyển dụng vào làm chun viên thanh
quyết tốn của Cơng ty TNHH Tư vấn và Xây dựng V, công việc chính là tiếp nhận
hồ sơ thanh quyết tốn từ đơn vị thi công (nhà thầu) và xử lý các vấn đề phát sinh từ
nhà thầu tại Công trường V thuộc khu phố L, phường T, thành phố Thủ Đức.
Ngày 16/4/2019, Công ty TNHH kỹ thuật và Xây dựng M, địa chỉ: Khu phố A,
phường B, quận C có ký hợp đồng thi cơng hạng mục gói thầu “đào, vận chuyển đất
trên mặt đường trở ra khỏi công trường đường vành đai 3” thuộc dự án khu đô thị V,
phường T, thành phố Thủ Đức, trị giá hợp đồng là 1.836.224.775 đồng, thời hạn là
02 năm (đơn giá m3 là 35.000 đồng). Để thi công, Công ty M giao cho anh Trương
Bá N là đại diện công ty liên hệ với P làm thủ tục tạm ứng, thanh và quyết toán tiền
theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, anh N có trách nhiệm liên hệ tổ giám sát của Ban
quản lý cơng trường V để kiểm sốt xe của Cơng ty M ra vào công trường. Thời gian
14


đầu, doanh chưa có Phiếu vận chuyển nên tổ giám sát ghi thông số vận chuyển vào
một sổ tay và ký xác nhận. Khi vận chuyển được 3.383m3 đất ra khỏi cơng trường,
thì có mẫu Phiếu vận chuyển nên chuyển qua ghi vào phiếu này.
Ngày 15/01/2020, anh Trương Bá N lập hồ sơ quyết tốn tạm ứng gửi tập
đồn Z. Tập đoàn Z giao hồ sơ cho Hồ Quỳnh P giải quyết thanh toán tạm ứng đợt 1
với số tiền là 918.112.388 đồng cho anh N. Ngày 16/4/2020, anh N gửi đến P hồ sơ
thanh toán đợt 2 với số tiền 470.291.620 đồng. Sau khi P nhận hồ sơ, kiểm tra thấy
thiếu phiếu vận chuyển 3.383m3 đất, P yêu cầu anh N muốn thanh tốn được số tiền
đợt 2 thì phải chia đôi trị giá 3.383m3 đất tương đương với số tiền 65.000.000 đồng,
thì mới làm thủ tục quyết tốn cho Công ty M. Anh N không đồng ý nên P trả hồ sơ
yêu cầu bổ sung đầy đủ thì mới làm thủ tục thanh toán tiền đợt 2. Sau đó, N đồng ý

chia đơi 3.383m3 đất tương đương với số tiền 65.000.000 đồng. Ngày 02/5/2021,
Công ty M được thanh toán đợt 2 số tiền là 470.291.620 đồng. Sau khi anh N nhận
được tiền thanh toán, P đã gọi điện, nhắn qua Zalo nhắc anh N về số tiền đã thỏa
thuận. Anh N gọi điện cho P nói doanh đang kẹt tiền nên chỉ xoay được 30.000.000
đồng, thì P đồng ý. Ngày 26/5/2020, P nhắn tin số tài khoản 14024987505019 ngân
hàng Techcombank của vợ P là chị Phạm Thị O và yêu cầu anh N chuyển tiền vào số
tài khoản trên. Để thuận tiện cho công việc, ngày 09/6/2020 anh N đã chuyển cho P
số tiền 30.000.000 đồng vào số tài khoản ngân hàng doanh P cung cấp. Tuy nhiên,
sau khoảng hơn 1 năm từ ngày chuyển tiền, P vẫn chưa làm xong hồ sơ quyết tốn
cịn lại cho Cơng ty M. Ngày 15/4/2021, anh N làm đơn tố cáo P đến Công an thành
phố Thủ Đức.
Ngày 28/5/2021, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Thủ Đức ra
quyết định khởi tố vụ án, bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hồ Quỳnh
P. Tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Thủ Đức, Hồ Quỳnh P khai
nhận hành vi của mình như trên. Chị Nguyễn Thị O khai vào ngày 09/6/2020 tài
khoản ngân hàng Techcombank của chị nhận số tiền 30.000.000 đồng, chị O có hỏi P
về nguồn gốc số tiền trên thì P trả lời là tiền cơng ty thưởng. Chị O khơng biết P
nhũng nhiều địi tiền của anh N nên đã giao nộp số tiền trên đến Cơ quan điều tra
Công an thành phố Thủ Đức.

15


Đối với chị Phạm Thị O doanh không biết số tiền 30.000.000 đồng doanh anh
Trương Bá N chuyển vào tài khoản là tiền doanh P phạm tội mà có nên khơng có căn
cứ xử lý hình sự đối với chị O.
Đối với anh Trương Bá N, doanh Hồ Quỳnh P có hành vi nhũng nhiễu nên đã
đưa cho P 30.000.000 đồng. Sau đó, anh N đã chủ động tố cáo hành vi của P nên
không xử lý anh N về tội Đưa hối lộ theo khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Vật chứng thu giữ: Số tiền 30.000.000 doanh chị O giao nộp.

Cáo trạng số: 316/CT-VKSTPTĐ ngày 30/9/2021 của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố bị cáo Hồ Quỳnh P về tội
“Nhận hối lộ” theo điểm a khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017.
Tòa tuyên án
QUYẾT ĐỊNH
- Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Hồ Quỳnh P phạm tội “Nhận hối lộ”.
- Về hình phạt: Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 354; điểm b, s khoản 1,
khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 38 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017,
+ Xử phạt bị cáo Hồ Quỳnh P: 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt
thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giam trước từ ngày 04/6/2021 đến ngày
02/8/2021.
+ Tiếp tục duy trì Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 244/2021/HSST-BPNC ngày
08/10/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức đối với bị cáo cho đến khi nhận
được quyết định thi hành án của Cơ quan có thẩm quyền.
-Về xử lý vật chứng: Căn cứ vào Điều 47, khoản 7 Điều 364 của Bộ luật Hình
sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự,
+ Trả lại cho anh Trương Bá N số tiền 30.000.000 đồng. (Theo Phiếu thu số
80 ngày 21/6/2021 của Công an thành phố Thủ Đức).
- Về án phí: Căn cứ vào khoản 2 Điều 135; khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố
tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng
án phí và lệ phí Tịa án, - Buộc bị cáo nộp 200.000 (hai trăm nghìn) đồng án phí hình
sự sơ thẩm.
16


2.2.3.Vụ án 3: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
BẢN ÁN 505/2021/HS-PT NGÀY 20/12/2021 VỀ TỘI ĐƯA HỐI LỘ

Nội dung vụ án: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội
dung vụ án được tóm tắt như sau:
Dự án nhà máy thủy điện S được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt và
cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ủy nhiệm lại cho Tổng Công ty P 2 (là
đơn vị trực thuộc EVN) làm chủ đầu tư xây dựng theo văn bản số 1166/TTg-CN
ngày 28/7/2006. Theo Quyết định số 417 ngày 29/5/2007 và số 649 ngày 21/12/2009
của Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN phê duyệt tổng mức đầu tư dự án thủy điện S
với tổng số vốn là 3.661.070.000.000 đồng, thời gian thi công dự kiến là 05 năm,
hoàn thành vào cuối năm 2013, địa điểm tại huyện N, tỉnh Quảng Nam. Theo quyết
định, dự kiến kinh phí đền bù, giải tỏa khoảng 22 tỷ đồng.
Để triển khai việc đền bù, giải phòng mặt bằng khu vực lòng hồ Thủy điện S, trên cơ
sở hợp đồng dịch vụ, tư vấn số 478 ngày 11/9/2008 đã ký giữa Công ty cổ phần Thủy
điện T với Trung tâm Kỹ thuật - Tài nguyên môi trường (TNMT) - Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Nam về việc tư vấn, đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập bản đồ
địa chính phục vụ điều tra thiệt hại và xin cấp đất xây dựng cơng trình thủy điện S.
Ngày 10/02/2010, Ban quản lý Thủy điện S và Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh
Quảng Nam bổ sung H đồng số 62 giao cho Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng
Nam thực hiện việc tư vấn, đo đạc cắm mốc ranh giới, lập bản đồ địa chính phục vụ
điều tra thiệt hại và xin cấp đất vùng lòng hồ thủy điện S. Sau khi ký bổ sung hợp
đồng, Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam giao cho Đội sản xuất số 2 thực
hiện. Phan Tấn N (Đội trưởng) phân công tổ công tác gồm: Nguyễn Đức T, Phan Tấn
T, Trương H, Hứa Tấn S và Đinh Công N là những nhân viên hợp đồng dài hạn của
Trung tâm tiến hành đo đạc lập hồ sơ giải thửa diện tích đất bị ảnh hưởng vùng lòng
hồ thủy điện S thuộc địa bàn huyện N, tỉnh Quảng Nam.
Theo Quyết định số 08 ngày 10/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Thông tư số 21 ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy
phạm thành lập bản đồ địa chính, thì trước khi đo vẽ chi tiết phải phối hợp với chính
quyền địa phương cùng người sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất
của từng chủ sử dụng. Tuy nhiên, tháng 3/2010, khi lên xã L và C để thực hiện việc
đo đạc, Nguyễn Đức T, Trương H, Phan Tấn T, Hứa Tấn S và Đinh Công N đã

17


khơng thực hiện đúng quy trình trên mà gặp anh em Huỳnh G và Huỳnh Văn H có
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) T đặt địa điểm kinh doanh tại xã L. Khi gặp,
Huỳnh G nói với nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ
giải thửa diện tích đất vùng lịng hồ cho anh em Huỳnh G và Huỳnh Văn H. Nhóm
cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam thấy G và H không phải là người
địa phương nên không thể làm được mà nói với G và H phải đưa những người dân ở
02 xã L và C đứng tên mới được. Sau đó, G dẫn nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật
TNMT tỉnh Quảng Nam vào đo đạc, bấm tọa độ khu vực đất dọc hai bờ sông Bung ở
phía trên đập chính của cơng trình Thủy điện S thuộc địa phận của 02 xã L và C. Khi
nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam đo xong đợt đầu, Huỳnh G
cung cấp danh sách tên của 29 hộ dân ở xã L, Huỳnh Văn H cung cấp danh sách tên
của 18 hộ dân ở xã C cho nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam
để đưa vào hồ sơ giải thửa nhận tiền đền bù. Sau đó, H và G yêu cầu các hộ dân có
tên photo sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (CMND) nộp để làm hồ sơ đền bù. Đo
đạc tại khu vực xã L xong, nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam
về thì Huỳnh G đưa cho tổ công tác gồm T, T, H, S và N số tiền 10 triệu đồng (mỗi
người 02 triệu đồng) và hứa hẹn khi nào nhận được tiền đền bù sẽ bồi dưỡng tiếp.
Sau khoảng 01 tuần, nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam tiếp
tục đo đạc tại địa bàn xã C. Lần này Đinh Cơng N khơng tham gia mà chỉ có 04
người gồm Nguyễn Đức T, Trương H, Phan Tấn T và Hứa Tấn S.
Sau khi đo xong, nhóm của Nguyễn Đức T tập hợp số liệu đo đạc gắn với tên
của từng hộ dân về giao cho Phan Tấn N (Đội trưởng Đội sản xuất số 2 - Trung tâm
Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng Nam) lập hồ sơ kỹ thuật giải thửa. Căn cứ hồ sơ giải
thửa, Nguyễn Văn D (cán bộ Ban quản lý Dự án Thủy điện S) và Nguyễn Văn H (cán
bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện N; cán bộ phụ trách đền bù giải tỏa - Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện N) đã xác lập 52 biên bản kiểm kê cây cối,
hoa màu có trên đất. Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện N đã tổng hợp

lập tờ trình để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thẩm định và phê duyệt với
giá trị bồi thường về đất là 3.586.636.600 đồng; bồi thường cây cối, hoa màu
1.099.382.000 đồng; hỗ trợ khi thu hồi đất số tiền 7.039.126.150 đồng. Tổng số tiền
bồi thường hỗ trợ là 11.725.144.750 đồng. Căn cứ vào kết quả phê duyệt, Ban quản

18


lý Dự án Thủy điện S đã chuyển số tiền trên cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư huyện N chi trả cho 52 hộ dân vào tháng 10/2012.
Sau khi được nhận tiền, Huỳnh G điện thoại cho Nguyễn Đức T và Trương H
lên nhà G ở tỉnh Quảng Nam để lấy tiền. Huỳnh G đưa cho Nguyễn Đức T 40 triệu
đồng (trong đó có 30 triệu đồng là tiền nhờ đo đạc làm thêm 03 hồ sơ bổ sung cho xã
L). Nguyễn Đức T khai sau khi nhận đem về đưa cho Phan Tấn N 10 triệu đồng (N
khơng thừa nhận), cịn phần T 30 triệu đồng. Huỳnh G đưa cho Trương H 20 triệu
đồng và gửi cho Phan Tấn T, Hứa Tấn S mỗi người 05 triệu đồng. Sau khi nhận tiền
ở nhà G, T và H sang nhà Huỳnh Văn H. H đưa cho T, H mỗi người 13 triệu đồng và
gửi cho T, S mỗi người 07 triệu đồng.
Như vậy, qua việc đo đạc, lập hồ sơ giải thửa cho một số hộ dân ở hai xã L và
C, Huỳnh G đã đưa hối lộ cho nhóm cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng
Nam số tiền 78 triệu đồng, trong đó: đưa cho Nguyễn Đức T 02 triệu đồng + 40 triệu
đồng = 42 triệu đồng, đưa cho Trương H 02 triệu đồng + 20 triệu đồng = 22 triệu
đồng, đưa cho Phan Tấn T và Hứa Tấn S mỗi người 7 triệu đồng (02 triệu đồng + 05
triệu đồng). Số tiền đã nhận T khai sau đó đã đưa lại cho G 40 triệu đồng để trả cho
Nhà nước theo yêu cầu của G, số tiền còn lại T, H, T và S sử dụng cá nhân hết.
Kiểm tra thực tế tại hiện trường thể hiện khu vực lập hồ sơ giải thửa để đền bù là
rừng tự nhiên, có độ dốc lớn, không thể hiện việc phát dọn nương rẫy để canh tác sản
xuất. Quá trình dẫn chỉ kiểm tra các hộ dân khơng xác định được vị trí ranh giới đất
rẫy của mình. Cán bộ tham gia kiểm tra của Trung tâm Kỹ thuật TNMT tỉnh Quảng
Nam không xác định được địa điểm đất của các hộ như hồ sơ đã được lập.

Ngoài hành vi đưa hối lộ đã bị khởi tố, quá trình điều tra xác định Huỳnh G
cịn có hành vi lấy sổ hộ khẩu, CMND của 06 hộ dân xã L (gồm A Lăng R, Pơ
Loong B, Zơ Râm H, BNướch B, Zơ Râm H và Pơ Loong Thị T) để cung cấp cho tổ
đo đạc làm hồ sơ đền bù. Khi chi trả tiền bồi thường hỗ trợ, 06 hộ dân ký nhận tiền
theo danh sách với tổng số tiền là 1.111.539.250 đồng. Ngay sau khi nhận thì G lấy
hết và chỉ đưa lại cho họ 288.400.000 đồng, cịn lại số tiền 823.139.250 đồng thì G
lấy. Đến thời điểm vụ việc bị phát hiện, cơ quan Thanh tra huyện N tiến hành xác
minh thì G đem số tiền 726.000.000 đồng đưa lại cho 05 hộ để giao nộp cho Thanh
tra huyện N (A Lăng R 80 triệu đồng, Pơ Loong B 108 triệu đồng, Zơ Râm H 112
triệu đồng, BNướch B 70 triệu đồng và Zơ Râm H 356 triệu đồng).
19


Đối với số tiền còn lại là 97.139.250 đồng (1.111.539.250 - 288.400.000 726.000.000), sau khi ra đầu thú và làm việc, G đã tự nguyện nộp vào tài khoản tạm
giữ của Cơ quan điều tra tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam. Ngồi 06 hộ dân
trên thì có 02 hộ dân là Zơ Râm H và Zơ Râm T khai sau khi nhận tiền đền bù tổng
cộng 585.584.300 đồng thì G lấy hết và chỉ đưa cho H 20.000.000 đồng, T
17.000.000 đồng. Khi G lấy và đưa tiền thì khơng có ai biết. Qua làm việc, G khơng
thừa nhận việc này. Qua xác minh, đối chất khơng có tài liệu nào khác chứng minh G
lấy tiền của H và T.
Ngồi ra, Huỳnh G cịn tự kê khai đứng tên một thửa đất tại khu vực lòng hồ
để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ với số tiền là 228.225.750 đồng. Huỳnh G và anh
ruột là Huỳnh Văn H cùng làm chung đơn xác nhận để được đền bù. Qua làm việc,
Huỳnh G nhận thấy việc tự kê khai đất rẫy để được đền bù là không đúng quy định
nên đã tự nguyện nộp lại số tiền đã nhận là 228.225.750 đồng vào tài khoản tạm giữ
của Cơ quan điều tra tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam.
Trong quá trình điều tra, Huỳnh G chỉ thừa nhận hành vi đưa hối lộ, không thừa nhận
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như nhận định của Bản án hình sự sơ thẩm số
33/2015/HS-ST ngày 26/9/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam và Bản án
hình sự phúc thẩm số số 161/2016/HS-PT ngày 23/5/2016 của Tòa án nhân dân cấp

cao tại Đà Nẵng cũng như các tài liệu, chứng cứ khác thu thập được có trong hồ sơ
vụ án.
Tịa tun án
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khơng chấp nhận
kháng cáo của bị cáo Huỳnh G;
Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2021/HS-ST ngày 31/3/2021 của
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
- Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 364; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ
luật Hình sự năm 2015.
+Xử phạt bị cáo Huỳnh G 03 (ba) nă tù về tội: “Đưa hối lộ ”. Thời hạn chấp
hành hình phạt tù tính từ ngày đi thi hành án.
- Án phí hình sự phúc thẩm:
+ Bị cáo Huỳnh G phải chịu 200.000 đồng.
20


- Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm khơng có kháng cáo, khơng
bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
2.3. Một số kiến nghị và một số phòng chống nhận hối lộ
Tham nhũng là những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời cũng là một trong
các nhóm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra
ở khắp mọi nơi. Tội phạm về tham nhũng xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ và nó
sẽ ln tồn tại gắn với nhà nước và pháp luật. Đấu tranh phịng chống tham nhũng
khơng phải là nhiệm vụ của riêng ai, quốc gia nào cũng quan tâm và đặt ra vấn đề
này.
Hành vi đưa hối lộ thường diễn ra kín đáo, bí mật, cả người đưa và người
nhận hối lộ đều tìm cách che giấu, trốn tránh nên rất khó có người nhìn thấy, phát
hiện để tố cáo, tố giác, xử lý. Thực tiễn cho thấy, để xử lý được hành vi nhận hối lộ

thì rất cần lời khai của người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ. Nếu những người này
không khai ra và cơ quan điều tra không thu thập thêm được các chứng cứ khác để
chứng minh tội phạm thì hướng điều tra sẽ đi vào ngõ cụt.
Tuy nhiên, thời gian gần đây cơ quan tố tụng đã xử lý nhiều cán bộ cao cấp
(có những người mang quân hàm tướng, bộ trưởng, thứ trưởng,...) về hành vi nhận
hối lộ. Để có những kết quả như vậy thì có nhiều ngun nhân trong đó có sự quyết
tâm cao của đảng và nhà nước trong đấu tranh.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ, mục tiêu cũng là trách nhiệm
khó khăn khơng chỉ đối với nhà nước Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia. Để phịng
chống tham nhũng hiệu quả thì phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có
các giải pháp:
Cải cách tiền lương, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người có chức vụ
quyền hạn để người có chức vụ quyền hạn không cần tham nhũng, không muốn tham
nhũng.
Bồi dưỡng giáo dục trình độ nghiệp vụ và đạo đức để nâng cao đạo đức, bản
lĩnh chính trị của người có chức vụ quyền hạn để người có chức vụ quyền hạn khơng
bị cám dỗ, sa ngã bởi lợi ích vật chất, họ tự hào về công việc và trách nhiệm của họ
đối với xã hội.
21


Tăng cường các công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính có hiệu quả.
Trong đó phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cơng khai minh bạch, tăng
cường cơ chế giám sát, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công tác quản lý để hoạt
động quản lý kinh tế khoa học, hiện đại, có hiệu quả, sao cho người có chức vụ
quyền hạn có muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng.
Hạn chế sử dụng tiền mặt, đẩy mạnh việc quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đầy đủ, chính chủ và quản lý đất chính chủ, quản lý chặt chẽ hơn
nữa các tài sản có đăng ký quyền sở hữu sao cho những người tham nhũng, nhận hối

lộ khơng có chỗ để cất giấu tài sản.
Với những tài sản bất minh, tài sản khơng rõ nguồn gốc thì kiên quyết làm rõ
để xử lý, trong đó có thể bổ sung quy định về đánh thuế cao, tịch thu, để cho minh
bạch trong việc quản lý tài sản, phát hiện tài sản do phạm tội mà có.
Tiếp tục duy trì quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng, tăng cường
phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng nói chung, hành vi đưa
và nhận hối lộ nói riêng sao cho người có chức vụ quyền hạn khơng dám tham nhũng
khi có cơ hội. Những hình phạt nghiêm khắc sẽ là những biện pháp để răn đe, phòng
ngừa chung cho xã hội phải để những người có cơ hội tham nhũng biết hậu quả mình
có thể gánh chịu mà khơng dám tham nhũng nữa.

22


×