Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận học phần pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.13 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: LUẬT DÂN SỰ

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Vĩnh Linh
MSSV: 201A080307
Lớp: Pháp luật đại cương sáng thứ 2
GVHD: Th.S Trịnh Thùy Linh

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020
1


Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................3
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH............................................................................4
B. NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ........................................................................5
I. Khái niệm.....................................................................................................5
II.

Những quy định chung..............................................................................6

1.0

Phạm vi điều chỉnh...........................................................................................6

2.0



Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự.................................6

3.0

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự...................................................6

4.0

Chủ thể.............................................................................................................7

5.0

Tài sản..............................................................................................................2

6.0

Giao dịch dân sự..............................................................................................2

III. Những chế định cụ thể của pháp luật dân sự..............................................2
1.0

Quyền đối với tài sản.......................................................................................2

2.0

Nghĩa vụ...........................................................................................................2

3.0


Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ............................................................................2

4.0

Hợp đồng..........................................................................................................2

5.0

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...............................................................2

6.0

Thừa kế di sản..................................................................................................2

C. KẾT LUẬN..................................................................................................2
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................2

2


LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý hết sức quan trọng trong việc góp phần bảo
đảm đời sống cộng đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ
chức, lợi ích hợp pháp của Nhà nước của cộng đồng, bảo đảm sự bình đẳng và an
tồn pháp lý trong các quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu
vật chất và tinh thần của công dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia.
Ngành Luật Dân sự có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống Pháp luật Việt Nam,
là ngành luật chủ yếu làm cơ sở cho một số các ngành luật khác trong hệ thống
Pháp luật. Vì vậy việc tìm hiểu ngành Luật Dân sự sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong

việc tiếp cận các ngành luật khác phát sinh từ ngành luật chủ yếu này.

3


A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được
tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của
các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn
triều hình luật (Hồng Việt luật lệ).
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL
cho phép tạm thời giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến
khi ban hành những luật mới áp dụng cho toàn quốc. Theo Sắc lệnh này, Bộ
dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ dân
luật Trung kỳ năm 1936 vẫn tạm thời có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau
ngày thành lập chính quyền nhân dân.
Bước phát triển tiếp theo là ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành Sắc lệnh số 97/SL, theo đó việc tiếp tục áp dụng các luật lệ cũ không
được trái với các nguyên tắc được quy định tại Sắc lệnh này. Sắc lệnh số
97/SL đã đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển pháp luật dân sự mới ở
nước ta, với những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ, mang tính nhân dân
sâu sắc như: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành
sử nó đúng với quyền lợi của nhân dân” hay “Người ta chỉ được hưởng dụng
và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và
không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân” hay “Người đàn bà có
chồng có tồn năng lực về mặt hộ” hay “Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do
sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế
ước có thể coi là vơ hiệu”. Việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự nói
trên kéo dài đến năm 1959 và chấm dứt khi Tòa án nhân dân tối cao bằng chỉ

thị số 772/CT-TATC đình chỉ việc áp dụng pháp luật phong kiến đế quốc.
Trong những năm từ đầu thập kỳ 60 đến thập kỷ 80, nhiều văn bản pháp luật
được ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản theo
hướng nhằm thực hiện công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa; thực
hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp. Cho nên
phương pháp mệnh lệnh hành chính đã được sử dụng chủ yếu trong việc
điều chỉnh các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự. Các nguyên tắc cơ bản, đặc
trưng của Luật Dân sự chưa được coi trọng đúng mức.
4


Trong những năm 80, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội do Đảng
ta đề ra, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang
kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự
điểu chỉnh của pháp luật tương ứng, trong đó có pháp luật dân sự. Để đáp
ứng địi hỏi đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ dân sự như: Luật Hơn nhân và Gia đình (1986), Pháp lệnh
chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (1992)…
Một trong những đặc điểm của pháp luật dân sự giai đoạn này là sự ra đời
của hàng loạt pháp lệnh, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật
dân sự và tạo ra những tiền đề cho việc soạn thảo và ban hành Bộ Luật Dân
sự sau này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cơ bản của Luật Dân sự chưa được pháp
luật điều chỉnh đầy đủ, chằng hạn như các quan hệ về sở hữu tài sản, các hợp
đồng dân sự thông dụng v.v… nên trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, Toà
án vẫn phải vận dụng các báo cáo tổng kết ngành, báo cáo chun đề và
thơng tư hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao để bù lấp chỗ trống .
Sự kiện Bộ Luật Dân sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thơng qua
ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996 đã đánh dấu một bước

phát triển quan trọng của Luật Dân sự Việt Nam. Kể từ ngày có hiệu lực cho
đến năm 2005, Bộ Luật Dân sự 1995 đã phát huy được tác dụng của mình
trong việc quy định và giải quyết các tranh chấp dân sự một cách nhanh
chóng và thoả đáng nhất.
Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một
số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị
trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc cịn mang tính hành chính.
Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt
Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu
thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế
và thông lệ quốc tế. Ngày 14/6/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ
luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1
tháng 1/2006.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa
đổi lần 2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017.

5


B. NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ
I. Khái niệm
Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống Pháp luật Việt Nam
gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản
hoặc quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân và tổ
chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối lưu thông, tiêu dùng.

II.

Những quy định chung


1.0 Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
2.0 Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
3.0 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
3.1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và
tài sản.
3.2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa
thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực
thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3.3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.
3.4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
6


3.5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
4.0 Chủ thể

4.1 Cá nhân
Chủ thể của pháp luật dân sự là những người tham gia vào các quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh.
Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các loại chủ thể khác.
Trong các loại chủ thể nêu trên thì con người, những thành viên của xã hội có
vai trị quan trọng nhất. Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm
khác nhau về việc xác định khái niệm cá nhân hay thể nhân để nói về chủ thể
là con người trong quan hệ pháp luật dân sự. Con người là chủ thể được xác
định trong quan hệ pháp luật thuộc nhiều ngành luật, trong đó có luật dân sự.
Tuy nhiên khái niệm "con người" là chủ thể thường được xác định trong quan
hệ pháp luật mang tính chính trị pháp lý. Cịn cơng dân là khái niệm dùng để
xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ với Nhà nước.
4.1.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt
khi người đó chết.
4.1.2 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
4.1.3 Khơng hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
4.1.4 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
4.1.5 Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
7


người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
4.1.6 Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tun bố người này là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
thì theo u cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết
định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4.2 Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
4.2.1 Điều lệ của pháp nhân
Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phịng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
8


đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ
và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc khơng cịn là thành viên của pháp nhân,
nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thơng qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp
nhân.
4.2.2 Chi nhánh, văn phịng đại diện của pháp nhân
a) Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải
là pháp nhân.

b) Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện tồn bộ hoặc một phần chức năng của pháp
nhân.
c) Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao,
bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
d) Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải
được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
đ) Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ
quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
e) Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi
nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
4.2.3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
a) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
b) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân
phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh
từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
c) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt
pháp nhân.
4.2.4 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
a) Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
9


Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện
của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

b) Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
c) Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
5.0 Tài sản
5.1 Khái niệm tài sản
5.1.1 Năm 1995:
Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995,
theo đó tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật
có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Trước đó
hầu khơng có khái niệm về tài sản cụ thể. “Thế nào là tài sản”. Các cách giải
thích chủ yếu dựa vào quan điểm luật của những người làm luật. Nhưng còn
nhiều nhược điểm trong cách khái quát về tài sản cảu điều luật này.
5.1.2 Năm 2005:
Kế thừa khái niệm về tài sản của Bộ luật dân sự 1995, Điều 163 Bộ luật dân
sự 2005 quy định lại đậy đủ hơn “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản”. Định nghĩa này đã làm cho khái niệm tài sản đày đủ hơn
và được đánh giá là một trong những ưu điểm của Bộ luật dân sự 2005. Phù
hợp với yêu cầu của đời sống đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
5.1.3 Năm 2015:
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch; tài sản
hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình
thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao
dịch”.
5.1.4 Vật

Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể
cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật chỉ có
ý nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người
10


kiểm soát và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Khơng phải
bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có
những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở
dạng khác lại khơng được coi là vật. Vídụ, Ơ-xi cịn ở dạng khơng khí trong
tự nhiên thì chưa thể được coi là vật, vì chưa thể đưa vào giao dịch dân sự.
Chỉ khi được nén vào bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì
mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và được coi là vật. Như vậy muốn trở
thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau: là bộ phận của thế
giới vật chất; con người chiếm hữu được; mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể
đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.
5.1.5 Tiền
Theo Mác thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới
hànghóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa
khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa
những người sản xuất hàng hóa. Bộ luật dân sự năm 2005 và cả Bộ luật dân
sự năm 2015 đều quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại khơng có quy
định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được
lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản.
Tiền là công cụ thanh tốn đan ăng, là cơng cụ tích lũy tài sản và là thước đo
giá trị.
5.1.6 Giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được
trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, cơng trái. Giấy tờ có

giá dưới góc độ pháp lý được định nghĩa là: Chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sổ
trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối quan
hệ pháp lý với các chủ thể khác.
Giấy tờ có giá được chia làm hai loại: giấy tờ có giá như tiền và giấy tờ có giá
khác.
5.1.7 Các quyền tài sản
Khái niệm:
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch; tài sản
hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình
thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao
dịch”.
11


Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền
tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể và được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ
chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của
mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật
chất cho mình.
Khác với các loại tài sản khác, quyền tài sản khơng có thuộc tính vật chất
nghĩa là chúng vơ hình về mặt hình thức. Quan điểm của các hệ thống pháp
luật lớn trên thế giới đều coi quyền tài sản là một loại quyền chủ thể, có thể
định giá được thành tiền. Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam quy định
quyền tài sản ngoài đặc điểm định giá được thành tiền thì phải chuyển giao
được trong giao dịch dân sự (Điều 181). Các quyền tài sản cũng được gián
tiếp quy định tại Điều 322 gồm: quyền chuyển giao tài sản, quyền đòi nợ,

quyền sử dụng đất, quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ… Đặc điểm chung của
các quyền này là vơ hình về mặt hình thức nhưng đều có thể được chứng
minh sự tồn tại thơng qua chứng cứ hữu hình. Nhìn chung quyền tài sản có
nhiều dạng khác nhau nhưng đều được hiểu là xử sự hợp pháp.
5.2 Phân loại tài sản
5.2.1 Bất động sản
Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai:
Đất đai là bộ phận cấu thành lãnh thổ, thuộc chủ quyền quốc gia vì vậy khơng
thể là đối tượng của giao dịch dân sự. Pháp luật của các nước đều ngầm hiểu
rằng đất đai ở đây chỉ là một mảnh đất được giới hạn bởi diện tích, chiều dài,
chiều rộng, chiều cao. Khi con người thực hiện hành vi chiếm hữu, khai thác,
sử dụng thì đất trở nên có giá trị…và trở thành một loại tài sản quan trọng
trong giao lưu dân sự, đầu tư, thương mại.
b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng:
Loại tài sản này được quy định tại Điểm b và c khoản 1 Điều 107 Bộ luật
Dân sự 2015 có đặc điểm là gắn liền với đất về mặt vật lý và không dễ dàng
di dời được. Tức là chúng phải được xây dựng cố định trên đất và phục vụ cho
mục đích khai thác sử dụng lâu dài. Các tài sản khác gắn liền với nhà ở, công
12


trình xây dựng là bất động sản như hệ thống điện, nước…đây là những tài sản
công dụng gắn liền với bấtđộng sản là nhà, cơng trình xây dựng nếu thiếu
chúng thì nhà, cơng trình xây dựngkhơng khai thác được bình thường.
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật:
Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên: sinh ra từ đất, hoặc gắn liền với đất Bộ luật
Dân sự 2015 liệt kê một số đối tượng được coi là bất động sản. Để có thể bao
quát và dự liệu khả năng xuất hiện các loại bất động sản mới trong tương lai,

Bộ luật đưa ra quy định: “Các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật”.
Ở Việt Nam hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định danh mục các bất
động sản khác mà Điểm d Khoản 1 Điều 107 đề cập đến. Cách phân loại này
là tiêu chí mà hầu hết các pháp luật của các nước trên thế giới đều sử dụng,
với việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản này rất khác nhau
cần phải có quy phạm điều chỉnh riêng đối với từng loại.
5.2.2 Động sản
Động sản là những tài sản khơng phải là bất động sản.
5.3 Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Theo điều 108 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai như sau:
“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành những chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời
điểm xác lập giao dịch.”
Theo đó, tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được
xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó (nhà đã được xây dựng).
Theo điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 163/ 2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định như
sau:
“1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà
pháp luật khơng cấm giao dịch.”
“2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại
thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
13



c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng
sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo
quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa
hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được
hình thành trong tương lai (nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ
được hưởng,…). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm
tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời
điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên (tài sản mua
bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho chủ sở hữu).
6.0 Giao dịch dân sự
6.1 Khái niệm
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự được thực hiện là hành vi được thực hiện nhằm thu được
một kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả đó trở thành hiện
thực. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn
phương hoặc đa phương (hợp đồng) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng
giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích
nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể
tham gia giao dịch, với mục đích và động cơ nhất định.
6.2 Mục đích của giao dịch dân sự
+ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch đó.
+ Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà
các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích
ở đây ln mang tính chất pháp lý (mục đích pháp lý). Mục đích pháp lý

(mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Ví dụ như trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lý của bên mua sẽ trở
thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu
tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lý đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng
mua bán tuân thủ mọi nội quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong
14


nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lý phát sinh từ giao
dịch trung với mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lý).
+ Có những trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù hợp với mong
muốn ban đầu (với mục đích pháp lý). Có thể là do giao dịch đó bất hợp pháp
cũng có thể do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch
có hiệu lực. Ví dụ như người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì khơng được
xác lập quyền sở hữu, mà cịn phải có nghĩa vụ hồn trả lại chủ sở hữu tài sản
đó (người bán khơng phải là chủ sở hữu tài sản thì khơng có quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản cho người mua).
+ Dù hành vi tuyên bố đơn phương của một người, hay hành vi xác lập hợp
đồng dân sự, các chủ thể đều hướng tới mục đích nhất định. Tuy mục đích
hướng tới là khác nhau nhưng đều nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích
tinh thần của họ.
+ Như vậy, mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả trực tiếp phát sinh
từ giao dịch. Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố không thể thiếu trong
giao dịch dân sự, là cơ sở xác định việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự
đó có hiệu lực pháp lý hay khơng.
+ Mục đích của giao dịch dân sự khác với động cơ xác lập giao dịch. Động cơ
xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch,
nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao
dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý. Mục đích ln

ln được xác định cịn động cơ thì khơng.
Ví dụ: Trong giao dịch dân sự về mua bán nhà, mục đích của người mua nhà
là quyền sở hữu nhà, cịn động cơ có thể để ở, cho thuê, hoặc bán lại... Tuy
nhiên, động cơ của giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa
pháp lý. Trong trường hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch,
là một bộ phận cấu thành của giao dịch đó.
+ Giao dịch dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự,
trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất
hàng hóa theo cơ chế thị trường, thơng qua giao dịch dân sự (hợp đồng), các
chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời
sống hàng ngày của mình.
6.3 Hình thức giao dịch dân sự
15


a)

b)

Đặc điểm chung của tất cả các giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày
tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Sự thống nhất này phải được thể hiện
dưới một hình thức nhất định phù hợp với ý chí đích thực của các bên. Hình
thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngồi dưới một
hình thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Thơng qua hình
thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội
dung của giao dịch đã xác lập.
Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ xác
nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm

dân sự của mỗi chủ thể tham gia giao dịch khi có hành vi vi phạm xảy ra. Có
nhiều hình thức khác nhau:
Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ
thể. Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện
ngay và chấm dứt ngay sau khi thực hiện ( mua bán trao tay), hoặc giữa các
chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân sự
khi thể hiện bằng lời nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định
mới có giá trị (VD: di chúc miệng).
Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản. Giao dịch dân sự
được thể hiện bằng văn bản là việc các bên lập văn bản thỏa thuận các điều
khoản của giao dịch và cũng ký tên vào văn bản đó. Hình thức này có giá trị
làm chứng cứ cao hơn hình thức thể hiện bằng lời nói trong giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trong hình thức thể hiện giao dịch dân sự dưới dạng văn bản có thể phân chia
thành 2 loại: văn bản thông thường và văn bản có chứng nhận cơng chứng của
Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

6.4 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a)
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.
6.5 Hình thức giao dịch dân sự
Theo điều 119 của Bộ luật dân sự 2015:
16



a)

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể.
Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ
liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch
bằng văn bản.
b) Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản
có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy định đó.
6.6 Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ
phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh
hoặc hủy bỏ. Các sự kiện đó dự liệu khả năng xảy ra nhưng không chắc chắn
xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên sự kiện được coi là điều kiện phải là sự kiện
xảy ra xảy ra một cách tự nhiên. Nếu một trong các chủ thể của giao dịch có
hành vi ngăn cản khơng cho các sự kiện đó xảy ra, hoặc có hành vi ngăn cản
thúc đẩy cho sự kiện đó xảy ra sớm hơn để khơng thực hiện nghĩa vụ thì cũng
khơng làm phát sinh hoặc chấm dứt hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự có thể được xác lập với điều kiện làm phát sinh hoặc điều
kiện hủy bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập
nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao
dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực
nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.
6.7 Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực pháp luật và không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
Việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án thể hiện
bằng một bản án hoặc một quyết định tuyên bố một giao dịch dân sự là vô

hiệu cùng những hậu quả pháp lý của giao dịch đó. Tuy nhiên, khơng phải
trường hợp nào Tịa án cũng tuyên bố giao dịch dân sự vi phạm các điều kiện
trên thì vơ hiệu. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, vào một giao dịch đã
được xác lập, Tòa án sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế, có thể
là tun bố vơ hiệu hoặc có thể yêu cầu các bên thực hiện đúng những quy
định của pháp luật. Tòa án chỉ xem xét và tun bố giao dịch vơ hiệu khi có
u cầu của các bên hoặc điều kiện của họ, hoặc của Viện kiểm sát, tổ chức xã
hội để bảo vệ lợi ích chung.
17


Căn cứ vào mức độ vi phạm của các chủ thể, đối tượng mà các bên xâm phạm
khi xác lập giao dịch có thể phân giao dịch vơ hiệu thành giao dịch dân sự vô
hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Thông thường, các giao
dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là các giao dịch dân sự vi phạm lợi ích chung
của xã hội như: vi phạm vào các điều mà pháp luật cấm và trái đạo đức xã hội
(VD: buôn bán, vận chuyển chất ma túy...). Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
đương nhiên khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia giao
dịch, những người có quyền và lợi ích liên quan, Viện kiểm sát nhân dân, tổ
chức xã hội đều có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vô hiệu
để bảo vệ lợi ích chung.
Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thường có mục đích nhằm bảo vệ lợi ích
cá nhân. Trong trường hợp này chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của
họ u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu, Tòa án mới xem xét và quyết định.
Căn cứ vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể phân chia
giao dịch dân sự thành bốn loại:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội.
- Giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm hình thức.
- Giao dịch dân sự vơ hiệu do khơng có sự tự nguyện của người tham gia giao

dịch.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập, thực hiện không đủ khả năng hành
vi dân sự.
Những quy định về tính vơ hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng
trong việc thiết lập trật tự kỷ cương trong giao dịch dân sự; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp
lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.
III. Những chế định cụ thể của pháp luật dân sự
1.0 Quyền đối với tài sản
Đối tượng quyền sở hữu là “vật trung gian” trong mối quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sở hữu luôn vận động và biến đổi
theo sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, do đó đối tượng quyền
sở hữu cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Theo đà phát triển của lực lượng sản
xuất, nhất là sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, đối tượng
quyền sở hữu ngày càng mở rộng, đa dạng, phong phú. Ngoài tư liệu sản xuất
cơ bản (đất đai, máy móc...) cịn có vốn (tài chính, khả năng sinh lời) v.v...
Đặc biệt, ngày nay có nhiều đối tượng sở hữu đặc biệt như sở hữu trí tuệ, cổ
18


phiếu, trái phiếu, tài nguyên... mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các loại
tài sản này như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề cần được nghiên cứu để
đưa ra được những chính sách hợp lý. Về chủ thể quyền sở hữu, nhìn chung,
pháp luật các nước đều ghi nhận chủ thể chủ yếu, phổ biến của quan hệ sở
hữu là cá nhân, pháp nhân. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cịn coi hộ gia đình,
tổ hợp tác là những chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự (Điều 106, Điều
111 Bộ luật dân sự). Quyền sở hữu theo nghĩa chủ quan - các quyền năng của
chủ sở hữu.
Theo nghĩa chủ quan thì quyền sở hữu là quyền của chủ thể đối với tài sản mà
họ được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Với ý nghĩa như vậy, quyền sở

hữu là một quyền công dân, quyền con người, được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ. Ở Việt Nam, quyền sở hữu được quy định ở nhiều văn bản như Hiến
pháp, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản khác. Trên cơ sở cụ thể hoá các quy
định của Hiến pháp năm 1992 về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức kinh doanh đa dạng, dựa trên
chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, Bộ luật Dân
sựtrong luật hiện hành (tại Phần thứ hai của Bộ luật) đã quy định khá tập
trung về vấn đề quyền sở hữu: có những quy định chung về quyền sở hữu
(Chương X), các loại tài sản (Chương XI), nội dung quyền sở hữu (Chương
XII), các hình thức sở hữu (Chương XIII), xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
(Chương XIV), bảo vệ quyền sở hữu (Chương XV), những quy định khác về
quyền sở hữu (Chương XVI).
Như vậy, bộ luật dân sự đã có những quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để cá
nhân, tổ chức thực hiện quyền sở hữu của mình, tơn trọng quyền sở hữu của
người khác; đồng thời là căn cứ để Toà án, các cơ quan nhà nước khác có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, góp phần bảo vệ một
cách có hiệu quả các quyền của chủ sở hữu tài sản.
Điều 164 Bộ luật dân sự quy định: "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản". Nguyên tắc thực
hiện quyền sở hữu là: chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của
mình đối với tài sản, nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến
lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác (Điều 165 Bộ luật dân sự); khơng ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái
pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình (Điều 169). Khi pháp luật
19


công nhận quyền sở hữu của một chủ sở hữu nào thì cũng quy định nghĩa vụ

của những người khác không được xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Chủ sở
hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu của mình, truy tìm, địi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt khơng có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp thật cần thiết vì
lý do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể
khác theo quy định của pháp luật (Điều 169 Bộ luật dân sự). Theo quy định
của pháp luật, chủ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt tài sản. Điều 164 Bộ luật dân sự quy định: Chủ sở hữu
là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Nội dung quyền sở hữu:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164 Bộ luật dân sự).
a) Quyền chiếm hữu:là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 Bộ luật dân
sự). Điểm cơ bản nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với quyền chiếm
hữu là tính hợp pháp của việc chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể được coi là
hợp pháp nếu nó được thực hiện trên cơ sở những căn cứ được quy định trong
pháp luật hoặc những căn cứ khác không trái pháp luật.
b) Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản (Điều 192 Bộ luật Dân sự).
- Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện
quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác
cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 193 Bộ luật Dân sự).
- Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu:
+ Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua
hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, người không phải là chủ sở hữu
có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, cơng dụng, đúng phương thức;

+ Người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền
khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp
luật.
Trọng tâm của việc điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này là việc pháp luật
phải quy định được những cơ chế, biện pháp, chế độ để kích thích các chủ sở
20


c)

hữu khai thác tài sản của mình một cách có hiệu quả. Sự khuyến khích này
được thực hiện bằng hai cách: đưa ra các ưu đãi về tài chính cho bất cứ người
nào đã nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình và hạn chế và có thể kể cả
việc tước quyền tài sản đối với những ai không sử dụng hoặc sử dụng không
tốt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản bằng cách
thay đổi vị trí của tài sản trong hệ thống quan hệ xã hội. Điều 195 Bộ luật Dân
sự năm 2005 quy định: quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu
tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

2.0 Nghĩa vụ
Khái niệm
Theo điều 274 của Bộ luật dân sự:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là
bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện cơng việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền).
Trong đời sống dân sự, các chủ thể có sự ràng buộc lẫn nhau. Có những sự
ràng buộc chỉ mang tính chất đạo lí như học trị phải lễ phép với thầy cơ. Sự

ràng buộc này chỉ mang tính chất đạo lí nên nếu người học trị khơng lễ phép
với thầy cô như không chào thầy cô khi gặp thầy cơ ngồi nhà trường thì pháp
luật khơng can thiệp, khơng có chế tài. Ngồi ra cịn những ràng buộc mang
tính pháp lí như khi A gây thiệt hại cho B thì A phải bồi thường cho B. Lúc
này quan hệ giữa A và B là một sự ràng buộc pháp lí và sự ràng buộc này
được gọi là “nghĩa vụ” (được quy định từ Điều 274 và tiếp theo của Bộ luật
dân sự). Trong mối quan hệ nghĩa vụ này, nếu người có nghĩa vụ khơng thực
hiện (khơng tn thủ sự ràng buộc) thì phải gánh chịu một số hệ quả pháp lí
nhất định. Chẳng hạn, nếu A khơng thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho B thì
pháp luật sẽ can thiệp để buộc A phải bồi thường cho B như kê biên và bán tài
sản của A để bồi thường cho B.
Nghĩa vụ (sự ràng buộc pháp lí giữa các chủ thể) được hình thành từ nhiều
căn cứ khác nhau theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự. Trong đời sống,
nghĩa vụ thường được hình thành từ hợp đổng hay từ việc gây thiệt hại phải
bồi thường (sẽ được dịp phân tích trong phần sau). Ngồi ra, nghĩa vụ còn
phát sinh từ các căn cứ khác như hành vi pháp lí đơn phương, thực hiện cơng
21


việc khơng có uỷ quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản
khơng có căn cứ pháp luật.
Khi nghĩa vụ được hình thành một cách hợp pháp thì người có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đúng địa điếm, thời điểm, chất lượng, khối lượng... với
tinh thần hợp tác cao. Thơng thường, chính người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa
vụ vì lợi ích của người có quyền. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cho phép người
có nghĩa vụ uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ thay cho mình.
Trong trường hợp này, người có nghĩa vụ vẫn còn trách nhiệm nếu như người
thứ ba khơng thực hiện đúng nghĩa vụ.
Thường xun xảy ra hồn cảnh bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hay thực
hiện không đúng nên phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Trách nhiệm dân sự này có thể là bên nghĩa vụ bị buộc tiếp tục thực hiện đúng
nghĩa vụ.
Khi xem xét trách nhiêm dân sự, chúng ta còn phải xem xét tới nguyên nhân
dẫn việc vi phạm. Nếu việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là do sự kiện bất khả
kháng thì người có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp các
bên thỏa thuận khác.
3.0 Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận và thể hiện được một số giá trị
cốt lõi của lý thuyết vật quyền khi điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong sự hài hịa hóa với lý thuyết trái quyền.
Việc xác lập và thực hiện nghĩa vụ trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên,
nhưng trong thực tế, không phải nghĩa vụ nào củng được thực hiện đầy đủ.
Chính vì vậy, những biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ là cần
thiết. Phần lớn các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong
Bộ luật dân sự năm 2015 là các biện pháp mang tính chất tài sản như: thế
chấp, cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ. Việc sử dụng tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự có thể được tiến hành bằng cách bên có tài sản giao tài
sản cho người khác. Đó là trường hợp của “cầm cố”, theo đó bên cầm cố
“giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia. Tương tự như vậy đối
với đặt cọc, theo đó “một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Cũng tương tự đối với kí cược, theo đó
“bên th tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiên hoặc kim
khí quý, đả quý hoặc vật cỏ giả trị khác”. Kí quỹ cũng có việc giao tài sản
nhưng giao cho một ngân hàng. Cách thức sử dụng tài sản như trôn để bảo
22


đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có ưu điểm là bảo vệ tốt bên có quyền. Ở đây,
nêu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ,
bên có quyền đã có sẵn một tài sản để phục vụ cho nghĩa vụ chưa được thực

hiện.
Bên cạnh đó, pháp luật ghi nhận khả năng sử dụng tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự mà bên bảo đảm không cần giao tài sản cho người khác.
Đó là trường hợp của thế chấp tài sản, theo đó “một bên dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và khơng
chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Đối với bên có quyền, cách
thức này có những bất lợi: tài sản vẫn thuộc sở hữu và nằm trong sự quản lí
của bên có nghĩa vụ nên nó có thể bị chuyển giao cho chủ thể khác hay bị
giảm sút giá trị. Chính vì thế mà pháp luật quy định bên thế chấp có nghĩa vụ
“không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp” và “áp dụng các biện
pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài
sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá
trị hoặc giảm sút giá trị”. Với cách thức này, thực tế cịn cho tháy có trường
hợp bên có nghĩa vụ dùng tài sản đã thế chấp làm phương tiện phạm tội và
thực tiễn đã theo hướng không tịch thu tài sản mà theo hướng bán tài sản để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và nếu tiền bán cịn dư thì sung quỹ nhà nước.
Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đổng mà vẫn bảo đảm được
quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có
nghĩa vụ khơng có tài sản đổ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, pháp luật cho
phép người thứ ba đứng ra cam kết với người có quyền về việc thực hiện thay
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Đó là trường hợp bảo lãnh. Bên cạnh bảo
lãnh, pháp luật dân sự còn ghi nhận khả năng dùng “tín chấp” để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đây là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng
uy tín của mình bảo dảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền
tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Trong phần bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật hiện hành cịn có quy định về đăng kí giao
dịch bảo đảm. Mục đính của đăng kí giao dịch bảo đảm là công khai giao dịch
bảo đảm với những người không là chủ thể của quan hệ bảo đảm (những
người trong quan hệ bảo đảm đã biết giao dịch bảo đảm nên không cần thủ tục
để công khai giao dịch này dối với họ) đồng thời qua đó xác lập hiệu lực đối

kháng bằng việc ghi nhận quyền truy đòi tài sản và thứ tự ưu tiên thanh tốn
khi tài sản bảo đảm được xử lí để thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp một
23


tài sản dược dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có giao dịch bảo
dảm được đăng kí, có giao dịch bảo đảm khơng được đăng kí thì giao dịch
bảo đảm có đăng kí được ưu tiên thanh tốn. Ở đây, nghĩa vụ có giao dịch bảo
dảm đã được đăng kí được ưu tiên thanh tốn và sau khi thanh toán xong
nghĩa vụ liên quan đến giao dịch bảo đảm được đăng kí, phần cịn lại mới
được dùng dể thanh toán cho nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm khơng được
đăng kí.
4.0 Hợp đồng
4.1 Khái niệm
Hợp đồng dân sự 2005: Theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự là sự
thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên.
Hợp đồng dân sự 2015: Theo Điều 385 BLDS 2015, hợp đồng là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự.
Nhận xét: khái niệm hợp đồng năm 2005 cho thấy quy định này thể hiện
phạm vi khá hẹp, chưa bao quát được phạm vi áp dụng của Bộ luật dân sự là
“quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thn và tài
sản trong các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động.
Đối với hợp đồng năm 2015 đã bỏ từ “dân sự” chính vì vậy thuật ngữ hợp
đồng mang tính bao quát, rộng hơn so với quy định cũ. Đồng thời nhằm để
tránh sự phân biệt máy móc giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế hay
hợp đồng thương mại, lao động v.v… và bảo đảm rằng các quy định về hợp

đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng trong các quan hệ thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật tư.
4.2 Đề nghị giao kết hợp đồng
Điều 390 Bộ luật dân sự 2005 khoản 1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể
hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên
đề nghị đối với bên đã được xác định “cụ thể”.
Tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “Đề nghị giao
kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới
công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”.
24


Nhận xét:
Bộ luật dân sự mới 2015 lược bỏ cụm từ “cụ thể” đã mở rộng rõ hơn về bên
được đề nghị giao kết hợp đồng khơng cịn chỉ gói gọn giữa bên đề nghị và
bên nhận đề nghị mà cịn có thể là bên đề nghị và nhiều bên nhận được đề
nghị trong giao kết hợp đồng, đồng thời mở rộng thêm chủ thể là “cơng
chúng” mang tính bao quát hơn và phù hợp hơn cho thực tiễn áp dụng.
4.3 Điểm mới về hợp đồng trong luật dân sự 2015
Thông tin trong giao kết hợp đồng. Đây là một quy định mới được bổ sung
trong Bộ luật dân sự 2015 quy định trách nhiệm liên quan đến cung cấp, bảo
mật thơng tin khi giao kết hợp đồng. Theo đó nếu một bên có thơng tin ảnh
hưởng ảnh hưởng đến chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải có nghĩa vụ
thơng báo; nếu là thơng tin có tính bí mật thì bên nhận thơng tin phải bảo mật.
Trường hợp tiết lộ thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ thông báo mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 387 Bộ luật dân sự 2015).
Hiện nay, nghĩa vụ cung cấp thông tin tồn tại trong một số quy định chuyên
biệt cho những trường hợp cụ thể. Ví dụ, theo khoản 1 Điều 311 Bộ luật dân
sự 2005: Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết,

chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. Hay theo Điều 422 Bộ
luật dân sự 2005: Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thơng tin cần
thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó...; theo khoản 1
Điều 573 Bộ luật dân sự 2005:
+ Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua
bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thơng tin có liên quan đến
đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết...
+ Như vậy, liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng,
Bộ luật dân sự 2005 chưa có quy định chung áp dụng phổ quát. Thực tiễn áp
dụng pháp luật những năm qua, đối với những trường hợp một bên khi giao
kết hợp đồng cố ý không cung cấp thông tin gây bất lợi cho bên kia khi giao
kết hợp đồng, thì tồ án thường áp dụng Điều 132, 137 Bộ luật dân sự 2005
để giải quyết, theo đó hợp đồng bị tun bố vơ hiệu, các bên hồn trả cho
nhau những gì đã nhận, bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Hoặc có trường hợp một bên cố tình khơng cung cấp thông tin dẫn đến ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia, và Tồ án đã vận dung quy
định chuyên biệt về hợp đồng mua bán nhà ở áp dụng xử lý đối với trường
hợp này.
25


×