Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀO XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.82 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---🙞🕮🙜 ---

BÀI TẬP NHĨM
ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
VÀO XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Yến
Lớp:

Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhóm 31

Nhóm:

4

Nguyễn Thị Thúy An

Vi Thị Nhung

Nguyễn Thị Vân Anh

Lục Thanh Hương

Phạm Quỳnh Anh

Nguyễn Thị Việt Trinh


Trần Thị Phương Anh

Bùi Thị Tuyết

Nguyễn Tuyết Ngân

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ tên

1

Nguyễn Thị Thúy An

24A4022759 Nhóm trưởng 9,3

2

Nguyễn Thị Vân Anh

24A4022776

Thành viên

9,5


3

Phạm Quỳnh Anh

24A4022780

Thành viên

9,3

4

Trần Thị Phương Anh

24A4022783

Thành viên

9,4

5

Nguyễn Tuyết Ngân

24A4022169

Thành viên

9,3


6

Vi Thị Nhung

24A4022364

Thành viên

8,9

7

Lục Thanh Hương

24A4051530

Thành viên

9,3

Nguyễn Thị Việt Trinh 24A4012120

Thành viên

9,3

Thành viên

9,4


8
9

Bùi Thị Tuyết

MSV

23A4060265

1

Vị trí

Điểm

Chữ kí


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN............................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,
DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN......................................................................4
1. Nhà nước dân chủ........................................................................................4
1.1. Nhà nước của dân

4

1.2. Nhà nước do dân


6

1.3. Nhà nước vì dân

7

2. Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.............................................8
PHẦN II VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀO XÂY DỰNG CNXH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................9
1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân...............................................................................................9
1.1. Giá trị lý luận

9

1.2. Giá trị thực tiễn

11

2. Vận dụng....................................................................................................12
2.1. Bối cảnh hiện nay

12

2.2. Thực trạng

13


2.3. Giải pháp

20

3. Liên hệ sinh viên........................................................................................22
3.1. Nhận thức của sinh viên

22

3.2. Hành động

22

KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
2


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa
kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh
thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó, tư tưởng và quan
điểm của Bác về nhà nước của dân, do dân, vì dân vơ cùng sâu sắc và là hạt nhân
cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương
diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp
đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ
quốc tế đi tới thành công.
Ngày nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc,
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân khơng

những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý
báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức
thực sự là cơng bộc của dân, hồn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những
thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ
được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cốt lõi trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tư tưởng, vận dụng vào thực tiễn nhằm đóng góp
sức mình cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta, nhóm chúng em
chọn: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân vào xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu.

3


PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,
DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
1. Nhà nước dân chủ
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều
mơ hình Nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân
tộc mình, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vơ nhân đạo của bộ máy
chính quyền thực dân phong kiến đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có
Việt Nam. Nói về Nhà nước dân chủ, nhân dân ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ:
“ Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra

Đồn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ được thể hiện qua các hệ
thống luận điểm: Nhà nước của dân; Nhà nước do dân và Nhà nước vì dân. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân thể hiện trình độ kết
hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp
thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo
vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.

4


1.1. Nhà nước của dân
Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của dân là nhà nước mà tất cả quyền
lực đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này được thể hiện trong các bản Hiến
pháp (1946, 1959) do Người lãnh đạo soạn thảo.
Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách bầu ra Nhà nước
và chính quyền các cấp. Ngay sau ngày thành lập nước, để có được một chính
phủ của dân, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tiến hành tổ chức càng sớm
càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.
Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra
trên cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Ở Hà Nội đã có 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng
ngoại thành đi bỏ phiếu trong khơng khí tràn đầy phấn khởi của ngày hội dân
chủ. Kết quả, có 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).
Nhân dân có quyền kiểm sốt, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn đại
biểu quốc hội và hội đồng nhân dân nếu họ tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà nhân dân
đã lập nên.

Nhân dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, Tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền con người khơng chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền
được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân
và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và
tơn giáo…, có quyền làm bất cứ việc gì khơng cấm và có nghĩa vụ tuân theo
pháp luật.

5


Hồ Chí Minh quan niệm Nhà nước của dân là nhà nước do dân là chủ và
dân làm chủ. Dân là chủ nghĩa là xác định vị thế (chính trị, xã hội) của dân. Hồ
Chí Minh diễn đạt rất ngắn gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong
cấu tạo quyền lực của xã hội "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì
dân là chủ" vv.. Dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa vụ của dân: “Nước ta là
nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ” vv..
1.2. Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, được dân ủng hộ và do dân làm chủ. Hồ Chí
Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm
“ghé vai gánh vác một phần”.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng phải làm
cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, xây
dựng nhà nước đồng thời phải có trách nhiệm quản lý nhà nước.
Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu và chịu trách
nhiệm trước nhân dân.
Nhân dân bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ
quan duy nhất có quyền lập Pháp. Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ quốc hội và Hội đồng Chính phủ (Chính phủ). Hội đồng Chính phủ là
cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước thực hiện các nghị quyết của Quốc

hội và chấp hành pháp luật. Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản
lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân. Nhân dân cử ra những người đại diện cho
mình, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân”.
Nhà nước do dân cịn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân có
quyền tham gia cơng việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm sốt,
6


giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Hồ
Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đơn đốc, kiểm sốt và
phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành tận tụy
của nhân dân”. Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm
chủ thì phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân (bổn phận hay trách nhiệm
đó được Người gọi là “đạo đức cơng dân”). Người nói: “Làm chủ sao cho ra
làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu
thì làm”, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Nhà nước do
dân bầu ra, phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí
hoạt động cho Nhà nước.
1.3. Nhà nước vì dân
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, khơng có đặc quyền đặc lợi: việc gì có lợi cho dân dù nhỏ mấy ta cũng phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân nhỏ mấy ta cũng phải hết sức tránh.
Mục đích hoạt động của Nhà nước: cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân. Trách nhiệm của Nhà nước là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân”.
Nhà nước phải biết kết hợp được các loại lợi ích của dân, bảo đảm sự
thống nhất, hài hịa, cơng bằng. Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ
Chí Minh là một nhà nước phục vụ nhân dân, không phải nhà nước cai trị nhân

dân.
Muốn phục vụ tốt nhân dân, nhà nước phải thật sự trong sạch, liêm khiết,
chống tham ô, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi.
Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân, phải yêu dân, kính dân. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: chúng ta phải
u dân, kính dân thì dân mới u ta, kính ta. Đó là một quan điểm thật mới mẻ.
7


Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ nhà nước là đầy tớ của dân chứ không phải cha
mẹ dân như trong các chế độ cũ. Trong chế độ dân chủ Hồ Chí Minh cho rằng
cán bộ nhà nước từ Chủ tịch nước đến cơng chức bình thường đều phải làm
cơng bộc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải “làm quan cách mạng” để
“đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.
Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng
về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người nói: “Cá đời tơi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc,
và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào
chốn tù tội xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”. Người chỉ có một tâm
nguyện và ham muốn: “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành”; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người
chỉ tiếc: “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Chính
ham muốn và mục đích vơ cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý chí và nghị
lực vô cùng mãnh liệt: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể
chuyển lay, uy lực khơng thể khuất phục”; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua
mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc.
Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ
lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lịng
thương u nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần

chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vơ địch, phải “lấy dân làm gốc”.
2. Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh sự hoàn thiện của tư duy
8


vừa khoa học, tiến bộ vừa nhân văn cao cả, hướng tới xây dựng một nhà nước
chứa đựng đầy đủ những giá trị cao quý nhất của nền văn minh thế giới, của thời
hiện đại.
Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân vơ cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa
đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách
mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
khơng những có ý nghĩa lịch sử mà cịn cung cấp cho chúng ta những kinh
nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức thực sự là công bộc của dân.
Việc thấm nhuần sâu sắc và quán triệt đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
trong tổ chức và vận hành nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội,
góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.
PHẦN II VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀO XÂY DỰNG CNXH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân
đặt trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều giá trị lớn về mặt lý luận và thực tiễn.

9


1.1. Giá trị lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân
loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định: chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và của chế độ xã
hội ta. Đó là kim chỉ nam đưa đường, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đi đến thắng lợi vẻ vang.
Quan niệm về nhà nước của dân, do dân, vì dân của Hồ Chí Minh gắn với
yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; một hệ thống pháp luật mang
tính dân chủ và được xác lập bằng phương thức dân chủ.Đồng thời, tư
tưởng đó khơng chỉ đề cao pháp luật thuần túy mà cịn mang đậm tính nhân văn.
Tư tưởng HCM đã khẳng định được vai trò, địa vị của nhân dân trong chế độ
chính trị dân chủ, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trên tinh
thần dân chủ.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh có sự kết hợp giữa vai trò của đạo đức và vai trò của pháp
luật. Đạo đức, đối với Hồ Chí Minh, khơng những là cơ sở của pháp luật, của
quyền lực của pháp luật, mà còn song hành với việc thực hiện pháp luật. Người
thực hiện pháp luật cũng phải là người có đạo đức.
Vận dụng tư tưởng của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân là
nguyên tắc căn bản để đảm bảo cho nhà nước luôn luôn giữ được bản chất cách
mạng của mình; giúp chúng ta tránh được những sai lầm, thiếu sót và xây dựng

thành cơng nhà nước pháp quyền mang những đặc trưng riêng, phù hợp với điều
kiện kinh tế- xã hội, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
10


Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chủ
tịch khơng chỉ dừng lại ở văn bản pháp luật, trong các bài nói, bài viết của
Người mà còn thấm đẫm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho dân,
chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa
đồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Có thể
khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh sự hoàn thiện của tư duy
vừa khoa học, tiến bộ vừa nhân văn cao cả, hướng tới xây dựng một nhà nước
chứa đựng đầy đủ những giá trị cao quý nhất của nền văn minh thế giới, của thời
hiện đại, đó là những chân giá trị của chế độ nhà nước dân chủ và pháp quyền.
1.2. Giá trị thực tiễn
Sau hơn 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, bộ máy nhà nước ở Việt
Nam đã có bước phát triển cả về tổ chức và hoạt động, theo hướng bảo đảm nhà
nước của dân, do dân, vì dân, đủ năng lực để thực hiện quyền lực nhà nước
trong điều kiện mới. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định:
dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi
mới.
Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm
vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”
Hiện nay, nhà nước ngày càng chú trọng việc trưng cầu, hỏi ý kiến nhân
dân. Nhân dân được bầu cử, được nói lên ý kiến, quan điểm, được bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp.


11


Cơng tác xây dựng bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm một nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính
hiện nay theo hướng “một cửa”, khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền,
gây phiền hà sách nhiễu nhân dân. Tập trung cải cách các thủ tục hành chính, đề
cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết khiếu kiện của công dân theo
đúng quy định của pháp luật. tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng
chức có phẩm chất và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp phát triển đất nước bền vững. Việc đưa ra
các quyết định và chính sách phải đảm bảo tính bền vững, khơng gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và tương lai của đất nước.
Nhà nước trong bối cảnh tồn cầu hóa được đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp tức lãnh đạo bằng
đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan nhà nước: bằng vai
trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà
nước; lãnh đạo bằng cơng tác kiểm tra....
Tóm lại, những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân đã và đang được Đảng ta vận dụng sáng
tạo và phát triển trong bối cảnh mới để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa với ý nghĩa là một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Vận dụng
2.1. Bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước đang được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, nền kinh tế mở
cửa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đang có những thách thức mới; nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc đang được xây dựng với quy mô rộng lớn hơn, bối cảnh chính trị thế
12



giới diễn biến phức tạp, có nhiều mặt khơn lường... Tất cả những điều đó địi hỏi
nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy hơn nữa vai trị, năng
lực điều hành của Nhà nước. Vì thế, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
càng trở thành một nhu cầu thực tế bức thiết.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho lợi ích của giai cấp cơng nhân
và tồn thể nhân dân lao động. Vì thế, “mọi đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh
phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay, đối với bất cứ một đảng cầm quyền nào, nguy cơ tham
nhũng, quan liêu, thối hóa... ln hiện hữu. Những hành vi ích kỷ, hám lợi ích
cá nhân, nhận hối lộ tồn tại ngay trong nội bộ Đảng và trong tồn bộ hệ thống
chính trị. Đây chính là “giặc nội xâm” cực kỳ nguy hại, nếu khơng chống sẽ làm
suy giảm lịng tin của nhân dân đối với Đảng.
Hiện nay, các thế lực xấu, thù địch lại ln tìm mọi thủ đoạn để can thiệp,
chống phá, gây mất ổn định nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Các thế
lực thù địch khơng chỉ sử dụng internet, mạng xã hội, móc nối với các cá nhân,
tổ chức trong nước, mà còn sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, rất tinh
vi nhằm kích động, lơi kéo sự tham gia của các phần tử chống đối, trong đó có
cả một số cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp đã nghỉ hưu, từ đó hướng lái dư
luận xã hội theo ý đồ của chúng, gây hoang mang và làm giảm niềm tin của
nhân dân đối với những chủ trương, đường lối của Đảng.
Trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, dưới tác động mạnh mẽ của
thời đại và thế giới, trong xu thế tồn cầu hố, nhiều điểm đã thay đổi, nhưng tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân vẫn cịn

13



nguyên giá trị, tiếp tục định hướng cho các nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm giải
pháp đổi mới mơ hình bộ máy nhà nước trong các điều kiện phát triển mới.
2.2. Thực trạng
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ
một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng,
củng cố một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Các tư tưởng Hồ Chủ
Tịch về Nhà nước thật sự to lớn, sâu sắc không chỉ được thể hiện trong các bài
viết, các bài phát biểu, trong các văn kiện quan trọng do Người trực tiếp chỉ đạo
xây dựng và ban hành mà cả trong hành động thực tiễn của Người trên cương vị
là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, mơ hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
đổ vào thập niên 90 của thế kỷ trước không chỉ làm cho các thế lực chống cộng,
cơ hội chính trị vui mừng mà còn là động cơ để chúng gia tăng các hoạt động
chống phá, xuyên tạc, tấn công, phủ nhận con đường đi lên CNXH của Việt
Nam. Trong “hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ
tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội”; thậm chí, có người cịn “phụ họa
với các luận điệu thù địch, cơng kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một
chiều chủ nghĩa tư bản”. Điều này hết sức nguy hại, có tác động tiêu cực đến
tâm lý chính trị của khơng ít cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trước thực trạng
đó, chúng ta phải tăng cường đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, kiên
quyết bảo vệ con đường và mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn
từ năm 1930, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng và Nhà nước ta đã và đang tích cực đẩy
mạnh Nhà nước pháp quyền XHCN. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
14



pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: (phần này chúng mình đã được
tìm hiểu qua bộ mơn lsđ nên mình xin phép bỏ qua)
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta,
vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.
Ba là, Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối cao trong đời sống xã hội. Nhà
nước đại diện cho nhân dân thực thi quyền lực và đặt ra pháp luật, nhưng trong
tổ chức và vận hành cũng phải đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Bốn là, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hiện dân
chủ, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và
thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và
hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ
bản để phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền
tư sản.

15


2.2.1. Thành tựu đạt được
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được trên mọi mặt là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng

của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, mà trước hết là do đường lối lãnh đạo
sáng suốt, đúng đắn của Đảng.
- Đối với kinh tế:
Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp
từ năm 2008
Duy trì được tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tương đối cao trong suốt 35
năm, với mức trung bình khoảng 7% mỗi năm,
- Đối với đời sống:
Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, liên tục
Đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết
Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm
Hầu hết các xã ở nơng thơn đều có kết cấu hạ tầng tốt, có điện lưới quốc
gia
Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi (năm 1990) lên 73,7
tuổi (năm 2020).
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704 (năm
2019), thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước
có cùng trình độ phát triển
- Đối với giáo dục:
Hồn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010
16


Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua.
- Đối với quốc tế:
Đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng
Thế và lực của quốc gia được tăng cường.
Đặc biệt, gần đây nhất, những kết quả đạt được trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 và suy thối kinh tế tồn cầu được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi

nhận, đánh giá cao, đã thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời, quyết liệt chỉ đạo
cơng tác phịng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị chủ động, tích cực vào cuộc
chiến. Nhân dân đồng lịng, tin tưởng, ủng hộ và thực hiện theo chỉ đạo của
Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp, khuyến cáo của ngành y tế.
Song song với việc phòng, chống dịch trong nước, Việt Nam còn tổ chức
được nhiều chuyến bay cứu trợ đến tâm dịch để đón kiều bào ta về nước
Những thành tựu đổi mới đó đã chứng tỏ rằng,“phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết
được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng
mức phát triển kinh tế”.
Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản. Vai trò của pháp
luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động
của Nhà nước và đời sống xã hội.
+ Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn gắn với tinh
giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

17


+ Hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao có nhiều đổi
mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao.
+ Tổ chức bộ máy của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều
tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, bảo vệ tốt hơn lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn
trọng, bảo vệ, quyền con người, quyền công dân.
Dân chủ được đẩy mạnh, các quyền hiến định của nhân dân, nhất là quyền
dân chủ trực tiếp, đã được từng bước cụ thể hóa trong các bộ Luật : Luật Trưng

cầu ý dân năm 2015, Luật Tín ngưỡng tơn giáo năm 2016, Luật Tiếp cận thông
tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... Quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động
bầu cử, ứng cử, tham gia vào quản lý nhà nước của nhân dân tiếp tục được củng
cố và có những bước tiến quan trọng
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, công cuộc xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần
khắc phục, như:
− Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.
− Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi chưa được tôn trọng và phát huy
đầy đủ.
+ Bộ máy nhà nước ở một số nơi chưa thật sự vì dân, còn quan liêu, xa dân,
phiền hà, sách nhiễu dân Thủ tục hành chính chưa thuận tiện cho dân,
thiếu cơng khai cho dân biết, dân kiểm tra
18


+ Một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, làm việc tùy tiện,
hách dịch, cửa quyền, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Họ lợi
dụng vị trí và quyền lực để mưu lợi cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, cộng
đồng; nạn tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, bịn rút, lãng phí của cơng...
diễn ra nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực, trở thành "quốc
nạn";... quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước những khó khăn, bức
xúc, những u cầu, địi hỏi chính đáng của nhân dân, …
+ Thực hành dân chủ đi đơi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật cịn nhiều bất
cập, thực hành dân chủ ở cơ sở có nơi cịn hình thức, chưa bảo đảm quyền
lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
− Pháp luật ban hành nhiều nhưng cịn chậm đi vào cuộc sống, tính khả thi
thấp, lại thường xuyên có sự thay đổi . Chấp hành pháp luật nhìn chung

chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước có nơi, có lúc cịn bị xem nhẹ, xử lý
vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
− Số lượng cán bộ và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp cơng
q lớn trong khi trình độ nghề nghiệp lại khơng đáp ứng được tiêu chuẩn
- Tình trạng chạy thành tích, bằng cấp khá phổ biến; đạo đức nghề nghiệp
sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh như y tế, giáo
dục, bảo vệ pháp luật, báo chí…
2.2.3. Ngun nhân
− Vấn đề tham nhũng, bịn rút của dân vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm;
trong đó có sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao, những người đáng
lẽ ra phải làm tấm gương cho các cán bộ nhân viên cấp dưới noi theo
19



×