Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Bài Giảng Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính Thời Lượng 30 Tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.96 KB, 37 trang )

Bài giảng
Kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính
Thời lượng: 30 tiết
Mục lục
Vấn đề 1: Khái quát về văn bản hành chính thông dụng. 1
1. Khái niệm, phân loại về văn bản hành chính thơng dụng. 1
2. Khái niệm.. 1
3. Phân loại 1
4. Vai trò. 1
5. Yêu cầu đối với văn bản hành chính thơng dụng. 2
6. u cầu về hình thức. 2
7. Yêu cầu về nội dung. 2
8. Yêu cầu về ngôn ngữ. 2
Vấn đề 2: Soạn thảo Biên bản. 2
1. Khái niệm và yêu cầu. 2
2. Khái niệm biên bản. 2
3. Phân loại biên bản. 2
4. Soạn thảo biên bản. 3
5. Hình thức biên bản. 3
6. Nội dung biên bản. 3
Vấn đề 3: Soạn thảo Cơng văn, Tờ trình. 5
1. Soạn thảo công văn. 5
2. Khái niệm công văn. 5
3. Phân loại 5
4. Yêu cầu khi soạn thảo công văn. 5
5. Cách thức soạn thảo công văn. 6
6. Soạn thảo Tờ trình. 7
7. Khái niệm tờ trình. 7
8. Phân loại tờ trình. 8
9. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình. 8




10.
Các thức soạn thảo tờ trình. 8
Vấn đề 4: Soạn thảo Báo cáo. 9
1. Khái niệm và các loại báo cáo. 9
2. Kỹ năng soạn thảo báo cáo. 9
Vấn đề 5: Soạn thảo Kế hoạch, Công tác và Đề án. 13
1. Soạn thảo kế hoạch. 13
Vấn đề 5: Soạn thảo Nội quy, Quy chế. 14
1. Khái niệm.. 14
2. Mục đích sử dụng. 15
3. Yêu cầu khi soạn thảo nội quy quy chế. 15
4. Cách thức soạn thảo nội quy, quy chế. 15
 
Advertisement
 
Vấn đề 1: Khái quát về văn bản hành chính thơng dụng
I. Khái niệm, phân loại về văn bản hành chính thơng dụng
Văn bản hành chính có 2 loại:
+ văn bản hành chính cá biệt: Nghị quyết, Chỉ thị
+ văn bản hành chính thơng dụng: Cơng văn, Biên bản, Tờ trình,
Giấy xin phép, …
1. Khái niệm
– Định nghĩa (cơ Oanh): Văn bản hành chính thơng dụng là văn
bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
nhằm để truyền đạt thông tin, ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra
để phục vụ tốt cho hoạt động quản lý.
– Định nghĩa (cô Uyên): Văn bản hành chính thơng dụng là văn
bản được ban hành nhằm giải quyết những công việc cụ thể của



cơ quan, tổ chức như: giao dịch công tác; trao đổi thơng tin; phản
ánh tình hình hoạt động; ghi nhận sự kiện thực tế xảy ra đáp ứng
yêu cầu quản lý có hiệu quả.
– Đặc điểm:
+ chủ thể ban hành: rất đa dạng (gồm Nhà nước, tổ chức chính
trị, đảng, đoàn thanh niên, cá nhân (khi viết Đơn, Thư), tổ chức
nước ngoài ==> tức là mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ PL
đều có thể ban hành văn bản hành chính thơng dụng
+ tên gọi: rất phong phú (Cơng văn, Tờ trình, Biên bản, Thơng tri,
Đơn, …)
+ hình thức:
Do PL quy định: đối với cơ quan NN (xem Thông tư số
01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ, hướng
dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính)
 Do Thể lệ đảng, Thể lệ Đồn thanh niên, Thể lệ Mặt trận tổ
quốc quy định
+ nội dung: chứa đựng thông tin về sự kiện (như Biên bản, Hợp
đồng, …), truyền đạt thông tin trong quản lý (như Cơng văn, Tờ
trình, Báo cáo, Kế hoạch, …)


+ khơng có tính bắt buộc thực hiện: (Chú ý: đặc điểm này cịn gây
tranh luận, ví dụ đối với Quy chế, Nội quy là có tính bắt buộc thực
hiện)
2. Phân loại
– Văn bản hành chính dùng để thơng tin, giao dịch: Cơng văn, Tờ
trình, Thơng báo, Thơng cáo, Báo cáo, Cơng điện, …



– Văn bản hành chính dùng để ngi nhận sự kiện: Biên bản, Giấy
ủy nhiệm, Giấy chứng nhận, Giấy biên nhận, Hợp đồng, Phiếu
gửi, …
– Văn bản hành chính dùng để trình bày dự kiến cơng việc trong
tương lai: Tầm nhìn, Chiến lược, Đề án, Dự án, Chương trình, Kế
hoạch, …
– Văn bản hành chính dùng để đặt ra quy tắc xử sự nội bộ: Điều
lệ, Quy chế, Quy định, Nội quy, …
3. Vai trò
– Hỗ trợ cho hoạt động quản lý
 
II. Yêu cầu đối với văn bản hành chính thơng dụng
1. u cầu về hình thức
– Tn theo quy định của PL
– Tuân theo quy định của tổ chức chính trị – xã hội
2. Yêu cầu về nội dung
– Hợp pháp
– Hợp lý
3. Yêu cầu về ngôn ngữ
– Văn phong nghị luận: trang trọng, lịch sự, thuyết phục, phổ
thông, thống nhất, chính xác
 


Vấn đề 2: Soạn thảo Biên bản
I. Khái niệm và yêu cầu
1. Khái niệm biên bản
– Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi nhận lại sự kiện
thực tế xảy ra làm cơ sở, tiền đề để chủ thể có thẩm quyền ra

những phán quyết về hành chính nhất định.
– Vai trò của Biên bản:
+ Ghi nhận sự kiện thực tế
+ Có giá trị là chứng cứ để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức…
2. Phân loại biên bản
– Có 2 loại:
+ Biên bản hội nghị: ghi lại toàn bộ diễn biễn xảy ra trong cuộc
họp, hội nghị. VD biên bản họp lớp
+ Biên bản sự vụ / vụ việc: ghi lại sự vụ đã hoặc đang diễn ra. VD
biên bản tai nạn giao thông, biên bản tai nạn lao động, Biên bản
giao nhận hàng hóa, Biên bản kiểm kê, …
Chú ý: sự khác nhau là ở chủ thể tham dự
+ với Biên bản hội nghị: chủ thể soạn thảo / ban hành chứng kiến
toàn bộ sự việc / sự kiện
+ với Biên bản sự vụ: chủ thể soạn thảo / ban hành khơng chứng
kiến tồn bộ mà chỉ ghi lại (theo hiện trạng, theo lời kể của những
người chứng kiến)


3. Yêu cầu của biên bản
– Yêu cầu về nội dung:
+ đảm bảo tính khách quan, đầy đủ, trung thực khi mô tả sự kiện
+ đảm bảo số liệu phải chính xác, cụ thể
+ nội dung biên bản phải trọng tâm, trọng điểm
+ bố cục nội dung phải logic
– Yêu cầu về hình thức:
+ đúng quy định theo Thơng tư số 01/2011/TT-BNV
+ điều kiện thông qua của Biên bản phải có tối thiểu 2 người ký
xác nhận, khơng giới hạn số lượng tối đa

Chú ý: thứ tự ký từ phải sang trái: theo nguyên tắc “ai quan trọng
hơn thì ở bên phải”
– Yêu cầu về ngôn ngữ:
+ sử dụng văn phong nghị luận để diễn đạt
+ đảm bảo tính chính xác, khách quan phù hợp sự kiện thực tế
+ diễn đạt rõ ràng, trơi chảy
II. Soạn thảo biên bản
1. Hình thức biên bản
– Biên bản khơng có số


Chú ý: nếu Biên bản có số thì đó là số seri (chỉ để quản lý, VD
như Biên bản trong phạt vi phạm giao thơng có số seri)
– Biên bản khơng cần đóng dấu, nếu có thì chỉ đóng dấu treo
– Khơng có tiêu thức về địa danh và thời gian. Tức là khơng có: ví
dụ “Hà Nội, ngày … tháng … năm …”
– Chữ ký: người quan trọng hơn ở bên phải
VD:
Thư ký                                             Chủ tọa
 
 
 
Người vi phạm                                 Người lập biên bản
 
2. Nội dung biên bản
Dàn ý chung:
BIÊN BẢN VỤ VIỆC
-Thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản.
– Thành phần có mặt (tham gia)



– Diễn biến của sự kiện:
+ Mơ tả q trình xảy ra sự kiện
+ Người chứng kiến hoặc những tình tiết, dấu vết là chứng cứ
+ Lời khai của các bên liên quan
+ Hành vi ngăn chặn của bảo vệ…
– Số lượng biên bản được lập
– Thủ tục đọc công khai
– Thời gian kết thúc lập biên bản
 
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
– Thời gian, địa điểm họp
– Thành phần tham dự:
1. Chủ tọa …..
2. Thư ký….
3. Đại biểu:
4. Có măt…, vắng mặt …
– Diễn biến cuộc họp:
+ Chủ toạ giới thiệu chương trình, nội dung
+ Đồn chủ tịch, thư ký (nếu là hội nghị, đại hội)


+ Đọc báo cáo
+ Phát biểu của các thành viên
+ Bầu BCH mới (nếu có): kiểm phiếu, ra mắt BCH mới
+ Kết luận của chủ toạ
– Thủ tục đọc công khai
– Thời điểm kết thúc cuộc họp.
 
a. Phần mở đầu

– Thời gian: chính xác nhất có thể, có thể đến giờ / phút
VD: “Vào hồi 9h15 ngày 01/05/2017”
– Địa điểm: cụ thể đến cá biệt nhất
VD: “Phòng 303 nhà B trường Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn
Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội”
VD: “Tại ngã tư đoạn đường Nguyễn Chí Thanh giao cắt Huỳnh
Thúc Kháng và Pháp Đài Láng, trên địa bàn phường Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội”  (với Biên bản vụ việc tai nạn giao thông)
– Thành phần:
+ với Biên bản vụ việc:


– Thành phần có mặt: Tơi, [họ tên], [cấp bậc, chức vụ], tiến hành
lập Biên bản với anh/chị [họ tên], [thông tin cá nhân]
VD: Tôi, Nguyễn Văn A, Thượng úy, Đội phó Đội cảnh sát giao
thơng số 5 thành phố Hà Nội, tiến hành lập Biên bản với chị Cao
Kim Oanh, sinh ngày 19/05/1980, thường trú tại Số nhà 5 đường
Kim Mã, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
+ với Biên bản hội nghị:
– Thành phần tham dự:
1. Chủ tọa ….. (VD: Ông Nguyễn Văn A – Giám đốc )
2. Thư ký…. (VD: Bà Cao Kim Oanh – Phòng Tổ chức cán bộ)
3. Đại biểu: (chú ý thứ tự các đại biểu)
– Đại biểu 1
– Đại biểu 2
4. Có mặt…, vắng mặt … (VD: Có mặt 12, vắng mặt Lê Thị B –
Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phường, Phạm Văn D – Phịng kế
tốn; chú ý: khơng ghi tên người có mặt, chỉ ghi tên người
vắng mặt, nếu có quá nhiều người vắng mặt thì ghi Danh
sách kèm theo )

b. Nội dung chính
– Biên bản hội nghị: diễn biến cuộc họp
– Biên bản sự vụ:
c. Phần kết thúc
– Biên bản hội nghị: có thể có biểu quyết thơng qua biên bản, chỉ
có 1 bản


– Biên bản sự vụ: có thể lập thành nhiều bản
 
———————
Vấn đề 3: Soạn thảo Cơng văn, Tờ trình
I. Soạn thảo công văn
1. Khái niệm công văn
– Công văn là loại văn bản hành chính thơng dụng được sử dụng
để giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức;  giữa cơ quan
tổ chức với cá nhân có liên quan, nhằm thực hiện chức năng
quản lý, điều hành có hiệu quả
2. Phân loại
– Theo tiêu chí chủ thể:
+ cơng văn do cấp trên ban hành
+ công văn do cấp dưới ban hành
+ công văn do các cơ quan ngang cấp ban hành
– Theo tiêu chí mục đích sử dụng:
+ cơng văn chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở: cấp trên ban hành, giống
với Chỉ thị
Câu hỏi: khi vào thì dùng Chỉ thị, và khi vào thì dung Cơng văn
chỉ đạo, đơn đốc, nhắc nhở ?
Trả lời: Chỉ thị là VBPL, còn Công văn là VBHC thông dụng ==>
việc ban hành Chỉ thị hay Công văn phụ thuộc vào thẩm quyền

của cơ quan ban hành (là được quyền ban hành Công văn hay


ban hành Chỉ thị). Nếu 1 chủ thể có quyền ban hành cả Chỉ thị lẫn
Cơng văn, thì căn cứ vào phạm vi để phân biệt, theo đó ban hành
Cơng văn khi cần chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở trong nội bộ cơ
quan, đơn vị mình; cịn Chỉ thị có phạm vi rộng hơn
+ cơng văn hướng dẫn, giải thích: cấp trên ban hành, giống với
Thông tư
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Thơng tư, khi nào thì ban hành
Cơng văn để giải thích, hướng dẫn ?
Trả lời: Thơng tư là VBQPPL, cịn Cơng văn là VBHC thơng dụng
==> việc ban hành Thông tư hay Công văn phụ thuộc vào thẩm
quyền của cơ quan ban hành (là được quyền ban hành Thông tư
hay ban hành Chỉ thị). Nếu 1 chủ thể có quyền ban hành cả
Thơng tư lẫn Cơng văn, thì căn cứ vào nội dung để phân biệt,
theo đó chỉ được ban hành Thông tư theo quy định của Luật ban
hành VBPL 2015; ngồi ra đều ban hành Cơng văn
+ công văn thăm hỏi, cảm ơn: đối với đối tác
+ công văn hỏi, trả lời (phúc đáp):
+ công văn trình, đề nghị: cấp dưới ban hành, giống với Tờ trình
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Tờ trình, khi nào thì ban hành
Cơng văn trình ?
Trả lời: nói chung với các cơng việc đơn giản thì sẽ dùng Cơng
văn, cịn với các cơng việc phức tạp, cần giải trình nhiều thì sẽ
dùng Tờ trình
+ cơng văn mời, trao đổi ý kiến, thông báo: giống với Giấy mời,
Thông báo
     Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Cơng văn mời, khi nào thì ban
hành Giấy mời ?

Trả lời: Cơng văn mời có tính chất trang trọng hơn Giấy mời


     Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Cơng văn thơng báo, khi nào
thì ban hành Thơng báo ?
Trả lời: Với Thơng báo thì đối tượng rất rộng, khơng xác định,
thường là cơng khai cho mọi đối tượng. Cịn với Cơng văn để
thơng báo là gửi đích danh đối tượng ==> hẹp hơn. Ngồi ra nội
dung trong Cơng văn thơng báo cũng thường “nhiều” hơn so với
Thông báo
3. Yêu cầu khi soạn thảo công văn
a. Yêu cầu về nội dung
– Đảm bảo tính hợp pháp:
+ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ban
hành: mặc dù gần như mọi chủ thể đều có quyền ban hành Công
văn, nhưng nội dung trong CV phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể đó (VD không được vượt thẩm
quyền)
+ phù hợp với văn bản PL liên quan
– Đảm bảo tính hợp lý:
+ thơng thường mỗi công văn chứa đựng 1 chủ đề, giải quyết 1
công việc cụ thể: không lồng ghép nhiều công việc vào 1 CV
+ ngắn gọn, rõ ràng, ý tưởng sát chủ đề
+ bố cục logic, chặt chẽ
b. Yêu cầu về hình thức
– Quy định trong Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ nội vụ hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày VBHC
– Một số điểm khác biệt của Công văn:



+ khơng ghi tên văn bản
+ trích yếu nội dung trình bày dưới phần số, ký hiệu
+ ký hiệu là chữ viết tắt tên cơ quan ban hành gạch nối tên đơn vị
soạn công văn
VD: UBND-VP : công văn của Văn phịng thuộc UBND
UBND-PTNMT : cơng văn của Phịng Tài nguyên môi trường
thuộc UBND
c. Yêu cầu về ngôn ngữ
– Ngôn ngữ khách quan, phi cá nhân, tránh từ biểu cảm
– Lịch sự, nghiêm túc
– Thường sử dụng 1 số từ: Kính gửi, Kính trình, Đề nghị, Xem xét
giải quyết, Q Cơ quan, …
4. Cách thức soạn thảo công văn
a. Soạn thảo phần mở đầu
– Mục đích:
+ trình bày cơ sở, lý do, mục đích ban hành cơng văn
+ giới thiệu về nội dung CV
+ nêu vấn đề trọng tâm của CV
– Nội dung: 2 cách viết phần mở đầu:


+ cách 1: mở đầu trình bày cơ sở pháp lý (CV ban hành để tổ
chức thực hiện VBQPPL)
+ cách 2: mở đầu trình bày lý do, mục đích (CV ban hành xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn)
b. Soạn thảo nội dung chính
– Nội dung chính của CV nói chung:
+ triển khai cụ thể cơng việc cần giải quyết
+ trình bày 1 cách hệ thống, có sắp xếp thứ tự các luận điểm
+ với nội dung phức tạp, có thể chia thành các mục, các điểm

tương ứng với mỗi nhóm cơng việc, nhiệm vụ
– Nội dung chính của CV chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở:
+ chỉ ra công việc, nhiệm vụ cấp dưới cần triển khai
+ đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể phù hợp với chức
năng của từng đơn vị cấp dưới
+ quy định về thời gian, u cầu hồn thành cơng việc, nhiệm vụ,
và báo cáo cấp trên
– Nội dung chính của CV đề nghị (CV hỏi):
+ nêu rõ, cụ thể từng yêu cầu, đề nghị của cơ quan, đơn vị mình
+ trình bày cụ thể hồn cảnh, lý do, mục đích của từng yêu cầu,
đề nghị đó


+ có thể nêu thêm về phương án, đề xuất của đơn vị mình
– Nội dung chính của CV trả lời (CV phúc đáp):
+ trình bày ý kiến của cơ quan, đơn vị theo hướng chấp thuận
hoặc không chấp thuận yêu cầu, đề nghị được đưa ra
+ nêu được cơ sở, lý do của việc chấp thuận hay không chấp
thuận
+ trường hợp chưa có đủ thơng tin để trả lời thì hẹn sẽ trả lời sau
– Nội dung chính của CV giải thích, hướng dẫn:
+ giải thích, hướng dẫn làm rõ những quy định chưa rõ của VBPL
+ chỉ rõ cách thức triển khai thực hiện những quy định, đảm bảo
tính hợp pháp, dễ hiểu và áp dụng thống nhất
– Nội dung chính của CV mời:
+ trình bày về những vấn đề cơ bản sẽ được triển khai trong cuộc
họp, sự kiện (nội dung, chủ đề)
+ thông báo thời gian, địa điểm tổ chức
+ nêu đề nghị, yêu cầu cần thiết đối với người được mời tham dự
(như chuẩn bị tài liệu, báo cáo, ý kiến cho cuộc họp, …)

+ các thơng tin về việc xác nhận có tham dự được hay khơng,
thơng tin về tài chính, đi lại, ăn nghỉ khi tham dự
+ địa chỉ liên hệ


– Nội dung chính của CV thăm hỏi:
+ bày tỏ sự cảm thơng sâu sắc trước những vấn đề khó khăn,
những thiệt hại, mất mát của cơ quan, tổ chức
+ thể hiện sự hỗ trợ, động viên có thể về vật chất hoặc tinh thần
đối với những đơn vị đó
– Nội dung chính của CV cảm ơn:
+ thể hiện sự cảm ơn chân thành khi nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân
+ mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 đơn vị
c. Soạn thảo phần kết thúc
– Tổng kết, khái quát lại toàn bộ những vấn đề, nhấn mạnh
những vấn đề trọng tâm của CV:
+ Công văn hướng dẫn: yêu cầu cấp dưới thực hiện thống nhất
+ Công văn chỉ đạo, đôn đốc: yêu cầu triển khai công việc kịp
thời, hiệu quả
+ Công văn đề nghị: mong muốn cấp trên tạo điều kiện giải quyết
+ Công văn thăm hỏi: mong muốn sớm trở lại hoạt động bình
thường
+ Công văn cảm ơn: mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm
giúp đỡ
+ Công văn mời họp: mong muốn người được mời có mặt…


– Thể hiện sự mong muốn vấn đề đề cập trong CV sẽ sớm được
giải quyết (CV chỉ đạo)

– Nêu rõ yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
triển khai và báo cáo kết quả lên cơ quan cấp trên vào thời hạn
nhất định
– Thường kết thúc bằng: Xin trân trọng cảm ơn / Rất mong nhận
được sự chấp thuận / Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q cơ quan
 
II. Soạn thảo Tờ trình
1. Khái niệm tờ trình
– Tờ trình là văn bản hành chính thơng dụng được sử dụng để đề
xuất và mong muốn cấp trên chấp thuận, phê duyệt vấn đề mới
phát sinh trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức
– Mục đích của tờ trình:
+ đề xuất những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý như
xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng, thay đổi cơ cấu bộ máy, kiện
toàn nhân sự
+ đề xuất những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều chủ thể
khác nhau như: tiêu chuẩn, định mức, chế độ; các chủ trương,
chính sách mới; các đề án, kế hoạch công tác, …
+ đề nghị thay đổi, bổ sung hay bãi bỏ 1 văn bản hay quy định
nào đó trong văn bản khơng cịn phù hợp
+ trình dự thảo VBQPPL


2. Phân loại tờ trình
– Tờ trình độc lập: nội dung đề xuất được thể hiện ngay trong tờ
trình
– Tờ trình ban hành kèm theo văn bản đề xuất:
+ ban hành cùng với 1 văn bản khác
+ những đề xuất mới đã được trình bày trong đề án, kế hoạch,

dự thảo văn bản, …
+ tờ trình làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau
3. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình
– Nội dung đề xuất phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc
– Phân tích được những điểm tích cực, tiêu cực của tình hình làm
căn cứ mang tính thuyết phục cho việc đề xuất những vấn đề mới
– Phân tích khó khăn, thuận lợi có thể xảy ra trong việc thực hiện
đề xuất mới
– Dự đoán, phân tích được những phản ánh có thể xảy ra xung
quanh đề nghị mới đó và hướng xử lý
4. Các thức soạn thảo tờ trình
a. Soạn thảo phần mở đầu
– Nêu sự cần thiết phải triển khai đề xuất mới, ban hành văn bản
mới
– Đánh giá về tình hình thực tiễn, trong đó nhấn mạnh phần hạn
chế để thấy sự cần thiết của vấn đề


b. Soạn thảo phần nội dung chính
Trình bày cụ thể tồn bộ đề xuất và những vấn đề có liên quan:
– Những vấn đề cần triển khai để thực hiện đề xuất đó
– Những khó khăn, thuận lợi có thể xảy ra khi thực hiện
– Dự đoán những phản ứng có thể xảy ra xung quanh đề án
– Khẳng định tính khả thi của vấn đề đang đề xuất và đưa ra
phương án tối ưu để thực hiện
– Những vấn đề còn ý kiến khác
b. Soạn thảo phần kết thúc
– Khẳng định lại nội dung tờ trình
– Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đề xuất
– Đề nghị cấp trên xem xét phê duyệt

 
——————–
Thực hành
1. Soạn thảo văn bản để Sở giao thông vận tải Hà Nội ghi lại
diễn biến cuộc họp bàn về giải pháp giảm ùn tắc giao thông
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
==> Biên bản hội nghị



×