Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt tiếng việt: Quản lý Nhà nước đối với các cơ sở đại học công lập trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.57 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
................./................

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ - TỪ THỰC TIỄN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 9 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2023


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt

2. PGS.TS Lương Thanh Cường

Phản biện 1: ........................................................
…………………………………………………...


Phản biện 2: .......................................................
…………………………………..………………
Phản biện 3: .......................................................
…………………………………..………………

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp…, Nhà … - Hội trường bảo vệ luận án tiến sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 202…

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc
trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
GDĐH trong bối cảnh mới là một trong những ngành chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất của cuộc CMCN 4.0 vì sản phẩm của đào tạo phải đáp ứng với
nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng.
Quản lý nhà nước (QLNN) về GDĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
với sự thay đổi, điều chỉnh của hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH trên
phương diện chủ quan và khách quan nhằm tạo ra sự phù hợp, thích ứng và
phát triển của GDĐH Việt Nam trong tình hình mới. Qua đó, sẽ xác định được
QLNN về GDĐH tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay đang đứng trước những
thách thức và sẽ đạt được những thành tựu gì?
Dưới góc độ khoa học quản lý cơng cho đến nay, chưa có cơng trình

nghiên cứu nào nghiên cứu tồn diện và sâu sắc về QLNN đối với các
CSGDĐH công lập với phạm vi nghiên cứu đối chứng là địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, tìm hiểu về sự phát triển của GDĐH và hoạt động QLNN về GDĐH
của Việt Nam nhằm nhận ra những điểm hạn chế để điều chỉnh, khắc phục,
phát huy những điểm mạnh, tiếp tục nâng cao và khẳng định vị trí của GDĐH
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Do vậy nghiên cứu sinh đã xác định
và lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Quản lý nhà nước đối với các cơ
sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư - Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu
của luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là cung cấp những luận cứ khoa học về
lý luận và thực tiễn để tăng cường QLNN đối với CSGDĐH công lập trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0 từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM).
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đã có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ thêm lý luận của QLNN về GDĐH, về các CSGDĐH công
lập, tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QLNN đối với các CSGĐH cơng lập.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các CSGDĐH công lập
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ở quy mô cả nước nói chung và tại Tp.HCM
nói riêng, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân, hạn chế
của QLNN đối với các CSGDĐH công lập.
- Đưa ra phương hướng, giải phải nhằm tăng cường QLNN đối với các
CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 từ thực tiễn Tp.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN đối với
các CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại Tp.HCM trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 tác động
đến Việt Nam.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về nội dung QLNN đối với các
CSGDĐH công lập cụ thể là những nội dung có khả năng và năng lực ứng dụng
cơng nghệ, chuyển đổi số và chịu tác động mạnh mẽ khi bối cảnh cuộc CMCN
4.0 diễn ra ở quy mô ngày càng sâu, rộng.
- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2021.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử được kết hợp và những quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QLNN về
GDĐH và các CSGDĐH công lập để nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt
động QLNN đối với các CSGDĐH công lập từ thực tiễn tại Tp.HCM.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp; Phương
pháp điều tra xã hội học và kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
có những vấn đề mới nảy sinh, cần quan tâm nghiên cứu, kiểm soát và giải
quyết như thế nào?
- Giá trị tham khảo đối với Việt Nam về những thay đổi trong QLNN đối
với GDĐH công lập của một số quốc gia trên thế giới trong bối cảnh cuộc
CMCN 4.0?
- Kết quả nổi bật và những hạn chế của QLNN đối với các CSGDĐH công

lập tại Tp.HCM trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0?
- Giải pháp nào để đổi mới QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong
bối cảnh cuộc CMCN 4.0 từ thực tiễn tại Tp.HCM?
5.2 Giả thuyết khoa học
(1) Cuộc CMCN 4.0 buộc QLNN đối với các CSGDĐH công lập phải thay
đổi phương pháp, công cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình lãnh đạo, quản
lý để thích ứng với thực tiễn.


3
(2) QLNN đối với các CSGDĐH công lập của các quốc gia trên thế giới có
giá trị tham khảo cho Việt Nam vì mục tiêu phát triển GDĐH.
(3) Để tăng cường QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 cần tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện GDDH với các giải
pháp như: Tăng cường và đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan
QLNN đối với các CSGDĐH; Tăng cường hoạt động đầu tư, bảo đảm điều
kiện hoạt động cho các CSGDĐH công lập; Nâng cao nhận thức của xã hội về
cuộc CMCN 4.0 nhằm phát huy vai trò, hiệu quả QLNN đối với các CSGDĐH
công lập; Tạo điều kiện hỗ trợ nguồn lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các
CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0; Xây dựng tiêu chí đánh
giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập.
6.Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
6.1 Về mặt lý luận
Luận án góp phần bổ sung làm rõ thêm hệ thống cơ sở lý luận về QLNN
đối với các CSGDĐH công lập ở nước ta trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
6.2 Về mặt thực tiễn
- Góp phần đề xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với các CSGDĐH
công lập, xây dựng và phát triển nền GDĐH 4.0 tiên tiến, hiện đại, thích ứng
xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Là tài liệu tham khảo cho hoạch định chính sách trong nghiên cứu, giảng

dạy thuộc lĩnh vực quản lý công về các vấn đề liên quan đến QLNN đối với
GDĐH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án kết cấu thành 04 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các cơ sở
giáo đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục
đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại
thành phố Hồ Chí Minh


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước về QLNN đối với các CSGDĐH
công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu về QLNN đối với các CSGDĐH công lập
Luận án tiến sĩ “Thể chế QLNN đối với giáo dục sau đại học ở Việt Nam
hiện nay”, (2017) của tác giả Lê Như Phong, Học viện Hành chính Quốc gia;
Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Thành Chung, Nghiêm Xuân Huy, Mai Thị
Quỳnh Lan, Trần Thị Bích Liễu, Hà Quang Thụy, Nguyễn Lộc, 2018, Tiếp cận
giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Nghiên cứu chính sách và quản lý, Vol.34, số 4, 2018; Giáo trình
“Quản lý xã hội” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội 2005); Đề tài nghiên cứu khoa học “Đổi mới mơ hình quản lý nhà
nước đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính” do ThS. Phạm
Xuân Thủy và ThS. Nguyễn Thị Mai Liên làm chủ nhiệm nhiệm vụ; Bài viết
“Đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công
lập, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo” của tác giả
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ và TS. Huỳnh Minh Sơn; Giáo trình “Quản lý nhà
nước” của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2007.
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về đổi mới QLNN đối với các CSGDĐH
công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Báo cáo tổng hợp “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc
trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, nhóm nghiên cứu thuộc
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
tháng 11, 2016; Bài viết “Quản trị nhà nước trong cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư” của TS. Đặng Xuân Hoan; Đề tài nghiên cứu khoa học “Cơ sở khoa
học xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
do PGS.TS Từ Thuý Anh làm chủ nhiệm cùng nhóm nghiên cứu; Trịnh Xuân
Thắng (2018), Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự
phát triển của nền hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Bài viết
của tác giả Nghiêm Xuân Dũng, Học viện An ninh nhân dân “Quản lý nhà nước
đối với đào tạo sau đại học dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0”, Tạp chí Quản lý Nhà nước tháng 4/2020. Kỷ yếu Hội thảo giáo dục 2018
“Giáo dục đại học – Chuẩn hoá và hội nhập quốc tế”. Sách “Đại học - định chế
giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến hiện đại, Nguyễn Xuân Xanh,
Nhà Xuất bản Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2019; Di động xã hội của nguồn



5
nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tác giả Đào Thanh Trường, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Năm 2021. Luận án tiến sĩ Luật học “Quản lý
nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Anh
Tuấn, 2021, Luận án tiến sĩ “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập ở Việt Nam”, (2017) của Vũ Đức Lễ. Bài viết “Một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên đại học
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Khánh Năm - Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, Tạp chí Giáo dục, Số 446 năm 2019. Bài viết “Dự báo một số xu thế phát
triển của giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Trường
Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Tạp chí Giáo dục, Số 423 năm 2018.
Bài viết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu
cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tùng Ngô Văn Tuấn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, Số 426
năm 2018 ,….
1.2 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về QLNN đối với các
CSGDĐH cơng lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Cơng trình “Public Administration in the Area of Higher Education in a
Decentralized Environment”, Liana G. Budanova, Irina V. Zastrozhnikova, Nelya
M. Filyanina, Hanna O. Dziaduk and Anzhela A. Slepchenko. Cơng trình “Hành
chính cơng trong lĩnh vực giáo dục đại học trong môi trường phi tập trung”; Cơng
trình “Globalization and Decentralization Forces in Chinese Higher Education:
Globalization and Universities in China and the World”, “Lực lượng tồn cầu hóa
và phi tập trung hóa trong giáo dục đại học Trung Quốc: Tồn cầu hóa và các trường
đại học ở Trung Quốc và thế giới”, Jian Li, Juan Du Indiana University
Bloomington, Bloomington, USA. Administrative management of universities:
background and consequences, Tendencies of State Management of the Russian
Higher Education in the XXI Century, S. E. Turkulets, A. V. Turkuletc, E. V.
Listopadova; Cơng trình “The role of the state in the provision of higher education
in the United States”, BRIAN PUSSER,University of Virginia Bài viết “What is a

University in the 21st Century?”, Brian D. Denman University of New England,
Australia, Higher Education Management and Policy Volume 17, No. 2 ISSN
1682-3451; Cơng trình “Management in higher education: an overview of public
universities practices in the United States”, Eliane Thaines Bodah & Brian William
Bodah, PEDAGÓGICO v. 24, n. 2, Passo Fundo, p. 250-264, maio/ago. 2017; Tài
liệu “Higher Education Management and Policy- Journal of the programme on
institutional management in higher education” - “Chính sách và Quản lý Giáo dục
Đại học” - Tạp chí chương trình quản lý thể chế trong GDĐH; “Administrative
management of universities: background and consequences, Tendencies of State


6
Management of the Russian Higher Education in the XXI Century”, S. E.
Turkulets, A. V. Turkuletc, E. V. Listopadova, Bài báo “Quản lý hành chính trường
đại học: bối cảnh và hậu quả, Xu hướng quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
Nga trong thế kỷ XXI”.
1.3 Đánh giá chung các cơng trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến
luận án
1.3.1 Những nội dung đã được nghiên cứu
Những công trình này đã nghiên cứu và đưa ra những nội dung về cơ sở
lý luận cụ thể liên quan đến GDĐH. Các cơng trình chủ yếu phân tích, đặt nền
tảng lý luận và thực tiễn, quan điểm tiếp cận tổng thể cho việc tiến hành nghiên
cứu về hoạt động QLNN đối với GDĐH và các CSGDĐH công lập tại Việt
Nam. Những cơng trình khoa học này cung cấp những kiến thức khoa học
phong phú đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài luận án của tác giả.
1.3.2 Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung
Trên cơ sở phân tích những vấn đề đã được nghiên cứu, luận án cần tiếp
tục phân tích những nội dung sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động
QLNN trong lĩnh vực GDĐH và đối với các CSGDĐH công lập trong bối cảnh
yêu cầu và tác động của cuộc CMCN 4.0; (2) Việc xuất hiện và QLNN đối với

hoạt động của các CSGDĐH trong môi trường ảo trong bối cảnh sự phát triển
của trí tuệ nhân tạo đang thách thức trí tuệ con người trong lãnh đạo, quản lý;
(3) Nghiên cứu về tác động và những thay đổi của QLNN đối với các CSGDĐH
công lập tại Tp.HCM và cả nước hướng tới mục tiêu đổi mới QLNN trong lĩnh
vực GDĐH, phát triển GDĐH Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới; (4)
Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 QLNN đối với GDĐH và các CSGDĐH
công lập từ thực tiễn tại TP.HCM có thể đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
QLNN đối với các CSGDĐH công lập.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước có liên quan đến khái niệm QLNN đối với GDĐH, quản
trị đại học và đánh giá chung về các cơng trình NCKH liên quan đến luận án.
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới đã đưa ra những
cơ sở lý luận về QLNN nói chung và QLNN về giáo dục và đào tạo trong đó
có GDĐH và đặt ra những vấn đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu. Nhiều
nghiên cứu đề cập đến các yếu tố của QLNN trong lĩnh vực GDĐH gợi mở
những vấn đề mới có thể tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để xây dựng nội dung
luận án của nghiên cứu sinh, góp phần giúp tác giả có những định hướng cho
nghiên cứu cụ thể của luận án, hoàn thành các nội dung tiếp theo của luận án.


7
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC CSGDĐH CƠNG LẬP
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0
2.1 CSGDĐH cơng lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
2.1.1 GDĐH và CSGDĐH cơng lập

GDĐH là một trong các trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân. “Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc

dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH, hoạt động khoa
học và cơng nghệ, phục vụ cộng đồng”. Các CSGDĐH là trường đại học,
viện đại học, đại học, học viện, nhạc viện, trường cao đẳng và có thể chia
thành hai hướng chính nghiên cứu và ứng dụng.
Các CSGDĐH công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương
hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa), là
một pháp nhân, có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật và hoạt động
chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính cơng hoặc các khoản đóng
góp phi vụ lợi, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp
của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng. CSGDĐH công lập
trong bối cảnh CMCN 4.0 là các CSGĐH hoạt động ở môi trường thực tế
và môi trường ảo, có tư cách pháp nhân và pháp lý được nhà nước quản
lý, được công nhận để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan khi
tham gia vào hoạt động với các CSGDĐH đó.
2.1.2 Bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Cuộc CMCN 4.0 có quy mơ, phạm vi, độ phức tạp hoàn toàn khác biệt
so với các cuộc CMCN trước đây, là động lực, là cở sở và cải tiến công nghệ,
nghiên cứu và tạo ra các công nghệ mới tiên tiến, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy
làm nền tảng cho phát triển của mọi quốc gia trên mọi lĩnh vực.
Cuộc CMCN 4.0 hướng đến sự đáp ứng các mục tiêu phát triển, đặt ra
yêu cầu nắm bắt những cơ hội và tháo gỡ những thách thức mà cuộc CMCN
4.0 đem tới cho QLNNN đối với các CSGDĐH công lập, là vấn đề cấp thiết
cần được giải quyết. Cuộc CMCN 4.0 sẽ góp phần nâng cao chất lượng thể chế
và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai
thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử
hướng tới Chính phủ số.
2.1.3 Khái niệm QLNN đối với CSGDĐH công lập
QLNN về GD&ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
nhà nước đối với quá trình GD&ĐT, hành vi hoạt động của các tổ chức và cá



8
nhân tham gia hoạt động GD&ĐT do hệ thống cơ quan nhà nước tiến hành nhằm
phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu về GD&ĐT của nhân dân.
QLNN đối với các CSGDĐH công lập là hoạt động quản lý, điều hành
nhằm quy định, hướng dẫn phương tiện, cách thức mà các CSGDĐH được tổ
chức và quản lý một cách chính thức bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
là hoạt động quản lý của nhà nước trong đó đảm bảo hồn thiện hành lang pháp
lý phù hợp, xây dựng những định hướng cơ bản để đưa các CSGDĐH phát
triển mạnh mẽ bền vững, thông qua đổi mới cơng nghệ, tiết kiệm chi phí, tăng
năng lực và khả năng tham gia của các CSGDĐH trong xu thế phát triển chung
của toàn cầu.
2.1.4 Các yếu tố cấu thành QLNN đối với CSGDĐH công lập
2.1.4.1 Chủ thể QLNN đối với CSGDĐH cơng lập
Chủ thể QLNN đối với các CSGDĐH chính là các cơ quan, tổ chức vá
cá nhân có thẩm quyền tham gia vào hoạt động QLNN về tổ chức, điều hành
và hoạt động của các CSGDĐH cơng lập. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
thống nhất quản lý chung; Bộ GD&ĐT là cơ quan của Chính phủ thực
hiện QLNN về GDĐH; các Bộ và cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT
thực hiện quản lý theo thẩm quyền. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện quản lý theo phân cấp của Chính phủ.
2.1.4.2 Đối tượng QLNN đối với CSGDĐH công lập
Đối tượng QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập chính là các CSGDĐH
cơng lập, do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ
sở hữu. Các CSGDĐH có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật
giáo dục đại học và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Quy chế về tổ
chức và hoạt động của các CSGDĐH công lập, quy chế được ban hành theo
luật định.

Các đối tượng khác gồm: Thể chế quy định, hệ thống pháp luật về GDĐH,
về tổ chức và hoạt động của các CSGDĐH công lập; Bộ máy thực hiện chức năng,
nhiệm vụ QLNN về GDĐH; Đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, nhà khoa
học, người lao động làm việc trong các CSGDĐH công lập, các tổ chức, đơn vị
cung cấp các dịch vụ gắn liền hoặc liên quan đến lĩnh vực GDĐH.
Ngoài những đối tượng truyền thống sẽ có những đối tượng mới hình
thành trong q trình thực hiện QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong
bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Các yêu cầu đặt ra đối với bộ máy QLNN, tổ chức,
hoạt động và đội ngũ nhân sự của các trường đại học trong xu thế cách mạng số.
2.1.5 Nội dung QLNN đối với CSGĐH công lập
QLNN đối với các CSGDĐH giúp xây dựng môi trường pháp lý và ngăn
ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các CSGDĐH.


9
QLNN đối với các CSGDĐH, có vai trị đặc biệt quan trọng, là cơ quan, đơn
vị thực hiện cụ thể hóa thể chế, chiến lược và chính sách phát triển các
CSGDĐH của Nhà nước, đồng thời là đơn vị thực hiện thanh tra, kiểm tra,
giám sát đối với các CSGDĐH.
Nội dung QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập có thể được thực hiện
thông qua việc định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển, phân loại, về quy
định về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động, về nhiệm vụ và quyền
hạn và các hoạt động có liên quan của CSGDĐH công lập.
2.1.6 Những vấn đề đặt ra đối với QLNN về GDĐH trong bối cảnh cuộc CMCN
4.0
Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 tới GDĐH là rất lớn, vừa tạo ra cơ hội
nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Hệ thống pháp luật về QLNN đối với tổ
chức và hoạt động của các CSGDĐH công lập được điều chỉnh theo hướng bổ
sung những nội dung quản lý mới liên quan đến cuộc cách mạng số, các hoạt
động trên không gian mạng, nền tảng công nghệ số. Do vậy, QLNN đối với các

CSGDĐH cơng lập sẽ có xu hướng bổ sung cập nhật những nội dung liên quan
đến cuộc CMCN 4.0
2.2 Tác động của CMCN 4.0 đến QLNN đối với các CSGDĐH công lập
2.2.1 Đặc điểm của CMCN 4.0
Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể; Có qui mơ
và tốc độ phát triển đặc biệt, chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại; Bản chất công
nghệ của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các công
nghệ thông minh, công nghệ cao để tối ưu hóa qui trình, phương thức sản xuất.
2.2.2 Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất, tạo ra nhưng công
nghệ hiện đại mới có thể chuyển hố tồn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực ứng dụng công
nghệ cao, tạo ra cơ hội có khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ
và ứng dụng công nghệ 4.0, tạo điều kiện và cơ hội để thay đổi và phát triển.
2.2.3 Tác động của CMCN 4.0 đến QLNN đối với CSGDĐH công lập
2.2.3.1 Tác động trực tiếp đến QLNN đối với CSGDĐH công lập
Định hướng chủ trương về cách thức, phương thức và nội dung QLNN thay
đổi thông qua việc bổ sung yêu cầu đặt ra phải vận dụng thành tựu của cuộc
CMCN 4.0, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động QLNN đối với các
CSGDĐH công lập.
Nhiệm vụ, hoạt động quản của các cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH
công lập cũng thay đổi, xuất hiện những nhiệm vụ mới gắn liền với ứng dụng
CNTT trong QLNN đối với GDĐH.


10
Cách thức QLNN đối với CSGDĐH đã có nhiều bước phát triển, hoạt
động chỉ đạo, điều hành, quản lý trực tuyến, số hố cơng tác hành chính, văn
thư đem lại hiệu quả cao cho cơng tác QLNN, hình thành hình thức giao tiếp
điện tử trong hoạt động QLNN.

Chủ thể QLNN đối với các CSGDĐH phải thực hiện việc quản lý và
giải quyết và các hoạt động quản lý trên môi trường ảo, khơng gian mạng. Bên
cạnh đó, việc tính tốn chi phí quản lý trong mơi trường ảo làm cho cơng tác
quản lý tài chính của các cơ quan quản lý có nhiều thay đổi, thay đổi mối quan
hệ giữa các cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH công lập.
2.2.3.2 Tác động gián tiếp đến QLNN đối với CSGDĐH công lập
Cuộc CMCN 4.0 gắn chặt với năng lực trí tuệ; của cải do trí tuệ sáng tạo
chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng GDP, quá trình sản xuất ứng dụng được
cơng nghệ 4.0, địi hỏi người lao động phải có trí tuệ thì mới tham gia vào q
trình sản xuất – nhu cầu về nguồn nhân lực trong xã hội đã gián tiếp làm thay
đổi mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đầu ra của các CSGDĐH.
Cuộc CMCN 4.0 khiến mỗi quốc gia thay đổi, xây dựng chiến lược số
chuyển đổi phù hợp, làm thay đổi mọi thành phần trong xã hội, thay đổi mọi đối
tác của GDĐH, thay đổi các chính sách, thể chế chung của nhà nước thay đổi, mọi
quy trình, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư duy quản trị trong mọi tổ chức từ đó
các CSGDĐH đã chủ động trực tiếp cũng như chịu tác động để thay đổi cả về chất
và lượng cho phù hợp với xu thế chung của sự vận động và phát triển.
2.3 Yêu cầu thay đổi của QLNN đối với các CSGDĐH công lập trong
bối cảnh CMCN 4.0
2.3.1 Yêu cầu thay đổi về tư duy quản lý phát triển đối với các CSGDĐH
Cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về phát triển
đối với các CSGDĐH trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia.
Cần nhận thức một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời quy luật vận động
của các vấn đề trong bối cảnh mới. Ưu tiên giải quyết dứt điểm, triệt để các
hạn chế hiện tại trong hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH đảm bảo khả
năng dự báo, ứng phó được các vấn đề mới phát sinh.
2.3.2. Yêu cầu phải thích ứng và tăng cường khả năng quản lý, kiểm sốt sự
vận động
QLNN đối với các CSGDĐH ln đặt ra yêu cầu cần không ngừng vận
động, thay đổi theo xu hướng mở, áp dụng công nghệ, tạo ra công nghệ, công

khai, minh bạch, hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn của khu vực và
quốc tế, các CSGDĐH phát triển mạnh mẽ cùng với sự “dỡ bỏ những rào cản
về chính trị cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và khoa học
kỹ thuật, giúp thế giới xích gần lại với nhau hơn”.
2.3.3. Yêu cầu phải quản lý, chia sẻ, minh bạch thông tin


11
Việc xuất hiện hình thức giao dịch điện tử, chuyển đổi số trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ là tất yếu việc quản lý, chủ động chia sẻ,
minh bạch thông tin là yêu cầu bắt buộc, cần thiết.
2.3.4. Yêu cầu phải thực hiện QLNN trong môi trường ảo bên cạnh mơi
trường truyền thống
Các hình thức quan hệ xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp,
đặc biệt phát triển mạnh mẽ hình thức giao tiếp qua mơi trường ảo. Cần phải
chủ động và có biện pháp quản lý, bổ sung các quy định QLNN phù hợp với
việc hình thành mơi trường giao tiếp xã hội trong không gian ảo.
2.3.5. Yêu cầu hoạt động hỗ trợ, giám sát đối với GDĐH trong QLNN đối với
các CSGDĐH công lập
Tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý tạo mơi trường thuận lợi phát triển
nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng
cao; thị trường sản phẩm khoa học cơng nghệ
Có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp,
ĐMST trong các trường đại học đào tạo về công nghệ; Gắn kết chặt chẽ giữa
các vườn ươm khởi nghiệp với trường ĐH và doanh nghiệp,…
2.3.6. Yêu cầu tăng cường vai trị QLNN về GDĐH
Cần xây dựng mơi trường pháp lý và ngăn ngừa, xử lý vi phạm pháp luật;
Cập nhật, trang bị và QLNN đối với các CSGDĐH trên nền tảng số một cách ưu
tiên và nhanh chóng. Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy QLNN đối với các
CSGDĐH hoạt động thống nhất, hiệu quả; nâng cao chất lượng GDĐH.

2.4. QLNN đối với các CSGDĐH ở một số nước trên thế giới trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0 và giá trị tham khảo cho Việt Nam
2.4.1. QLNN đối với các CSGDĐH ở một số nước trên thế giới trong bối
CMCN 4.0
Theo chuyên gia về GDĐH của Ngân hàng thế giới Francisco Marmolejo
tại cuộc CMCN 4.0 cho biết, hệ thống các CSGDĐH trên tồn thế giới sẽ có
sự thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đòi hỏi các nhà nước phải định hướng các
CSGDĐH trong giáo dục và đào tạo phải chuyển sang mơ hình dạy-học mới.
2.4.1.1. Kinh nghiệm QLNN đối với các CSGDĐH tại Malaysia
Malaysia là quốc gia đầu tiên định hình các thử thách của cuộc CMCN 4.0
trong việc xây dựng và triển khai áp dụng khung GDĐH giai đoạn 2012-2025.
Nhà nước Malaysia tạo điều kiện để phát triển các khoá học trực tuyến mở đại
chúng từ năm 2013. Hoạt động QLNN đóng vai trị quan trọng trong dự báo về
sự phát triển của các CSGDĐH trong tương lai, để triển khai các kế hoạch hoạt
động có khả năng đón đầu xu hướng phát triển, luôn đặt người học là đối tượng
trọng tâm trong phát triển của các CSGDĐH cả hiện tại và tương lai.


12
2.4.1.2. Kinh nghiệm QLNN trong hệ thống GDĐH của Úc
QLNN trong hệ thống các CSGĐDH của Úc liên quan đến một số cơ
quan, bao gồm Bộ GD&ĐT Liên bang, Bộ Giáo dục các bang, Cơ quan Tiêu
chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học, Cơ quan Chất lượng Kỹ năng Úc và
ghiên cứu Úc. Ngồi ra cịn có các bên liên quan như các hiệp hội nghề nghiệp
và tổ chức cơng đồn tham gia vào q trình xây dựng và phản biện chính sách.
QLNN đối với các CSGDĐH tại Úc đã tạo ra sự khác biệt thực sự thông qua
các liên kết chiến lược trong ngành tại các CSGDĐH, chuẩn bị cho các đối tác
“kinh doanh” của các CSGDĐH, cũng như lực lượng lao động hiện tại và tương
lai cho những chuyển đổi của cuộc CMCN 4.0.

2.4.1.3. QLNN trong hệ thống GDĐH công lập ở Hoa Kỳ
Quản lý trong hệ thống các CSGDĐH cơng lập ở Hoa Kỳ có sự phân cấp
quyền lực của chính phủ, tạo ra một hệ thống quản lý tự trị. Mỗi bang trong số 50
bang chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện chính sách giáo dục riêng.
Hoa Kỳ khơng có hệ thống quản lý giáo dục quốc gia (trừ các học viện
quân sự và các trường học dành cho người Mỹ bản địa), các CSGDĐH không
chịu sự chỉ đạo, quản lý của bất kỳ cơ quan trung ương nào, trách nhiệm chủ
yếu của các tiểu bang. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ quản lý hoạt động kiểm định chất
lượng giáo dục một cách gián tiếp.
2.4.1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với các CSGDĐH ở Singapore
QLNN đối với các CSGDĐH tại Singapore được thực hiện thông qua
việc áp dụng mơ hình tự chủ bán độc lập, vận hành như một phương tiện hỗ trợ
sự phát triển kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Nhà nước đóng vai
trị giám sát đối với các CSGDĐH.
Nhà nước đóng vai trị giám sát đối với các CSGDĐH, các trường đại
học đuợc quản trị và điều hành như mơ hình cơng ty – doanh nghiệp khơng vì
mục đích lợi nhuận và hồn tồn tự chủ quản trị thu – chi, sử dụng tài chính,
có thể huy động thêm nhiều nguồn và tự chịu trách nhiệm về việc thực thi tài
chính của đơn vị, cán bộ, giảng viên, nhân viên khơng cịn là cơng chức.
2.4.1.5. Kinh nghiệm QLNN đối với các CSGDĐH ở Thái Lan
Thái Lan đã thực hiện QLNN đối với các CSGDĐH thông qua cải cách
giáo dục đại học theo các chiến lược cụ thể: (1) Cải cách cơ cấu và hệ thống
quản lý-hành chính trong đó có cả cải cách về việc tham gia của thành phần tư
nhân trong quản lý và hành chính của các CSGDĐH; (2) Cải cách tài chính
trong quản lý của các CSGDĐH; (3) Đào tạo nhân lực và tăng quy mô của các
CSGDĐH; (4) Cải cách dạy và học cũng như nghiên cứu; (5) Cải cách hệ thống
phát triển giảng viên và cán bộ quản lý (nhân sự giáo dục).
2.4.1.6. Kinh nghiệm QLNN đối với các CSGDĐH ở Ấn Độ



13
Chính sách quản trị các CSGDĐH tại Ấn Độ chú trọng các vấn đề liên quan
đến quy định pháp lý về tự chủ nói chung và tự chủ về tài chính. Các CSGDĐH
được quyền quyết định cơ cấu học phí cho các khóa học khác nhau, sau khi tham
vấn với chính quyền tiểu bang; nhà nước khuyến khích các CSGDĐH điều chỉnh
mức học phí phù hợp nhằm thúc đẩy các nguồn lực nội sinh. Công khai cơ chế
quản lý tài chính cùng với hệ thống kiểm tốn nội bộ nhằm đảm bảo quản lý chi
tiêu hợp lý theo các nguyên tắc quản lý tài chính. Áp dụng chính sách hỗ trợ miễn
giảm học phí, cấp học bổng cho sinh viên đến từ các tầng lớp thu nhập thấp của xã
hội và sinh viên có thành tích cao trong học tập.
2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng chú trọng xây dựng thương hiệu
mạnh thông qua xây dựng, đảm bảo và khẳng định chất lượng của các
CSGDĐH, tăng cường hoạt động hợp tác, liên kết, tận dụng mọi nguồn lực,
mọi sự hỗ trợ để phát triển đại học đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học.
Việt Nam sẽ tập trung vào con người cũng như công nghệ, thông qua
phát triển mạnh mẽ của mạng lưới các CSGDĐH hiện đại để tạo ra lợi ích, giá
trị gia tăng từ lực lượng lao động nhanh nhẹn, dễ thích nghi được trang bị để
đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của các thị trường hiện đại đang chuyển
động nhanh.
Có sự thay đổi chiến lược phát triển ở một số ngành nghề ở Việt Nam bị
tác động của cuộc CMCN 4.0, QLNN đối với các CSGDĐH cần thúc đẩy chính
sách sáng tạo trong cơng nghệ, xây dựng nguồn nhân lực có thể ứng dụng nhanh
nhất những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra nhằm tạo ra những đột biến
cho nền kinh tế.
2.4.3. Dự báo những thay đổi của QLNN đối với các CSGDĐH công lập
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Trước hết là yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động QLNN đối với GDĐH
và các CSGDĐH. QLNN đối với các CSGDĐH sẽ tập trung vào phát triển hạ

tầng số. Đầu tư cho GDĐH sẽ trong bối cảnh hiện nay cần huy động nhiều sự
tham gia của xã hội, đồng thời cần tăng cường tự chủ cho các CSGDĐH, QLNN
chỉ cịn đóng vai trị định hướng. QLNN đối với các CSGDĐH khơng chỉ được
thực hiện độc lập trong lĩnh vực GDĐH mà còn cần phối hợp triển khai đồng bộ
đối với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, đối nội, đối ngoại, hợp tác quốc
tế đặc biệt là hợp tác quốc tế trong GDĐH.
Kết luận chương 2
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, vai trò định hướng, chủ đạo của Nhà
nước trong QLNN đối với sự phát triển của các CSGDĐH sẽ đảm bảo sự phát


14
triển của các CSGDĐH đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, hiệu quả và
có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn
mới, đảm bảo tốt hơn cơng bằng, bình đẳng, đại chúng trong phát triển của các
CSGDĐH với cơ hội học tập đại học sẽ trở nên không biên giới giữa mọi quốc
gia. Các CSGDĐH sẽ có diện mạo mới trên cơ sở sự đổi mới về nhận thực –
tư duy, cơ chế QLNN, cơ chế tự chủ của các CSGDĐH công lập, nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng dạy, nhà khoa học, đội ngũ nghiên cứu viên và cán bộ
quản lý trong các CSGDĐH công lập. QLNN đối với các CSGDĐH sẽ có nhiều
tác động, u cầu cần thay đổi, thích ứng nhằm thực hiện thành công định
hướng, mục tiêu nhiệm vụ phát triển các CSGDĐH Việt Nam trong tình hình
mới và trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Chương 3
THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC CSGDĐH CÔNG LẬP
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 Hệ thống các CSGDĐH của Việt Nam
Năm 2020 cả nước có 240 trường đại học, học viện, được phân làm 2
nhóm chính: cơng lập 175 trường, dân lập và tư thục 65 trường, 5 trường có

100% vốn nước ngồi; đại học cơng lập giữ vai trị quan trọng nhất trong hệ
thống các CSGDĐH Việt Nam với tỉ lệ hơn 72% tổng số các CSGDĐH.
Nhà nước giữ vai trò quản lý vĩ mô hệ thống các CSGDĐH, xây dựng hệ
thống quy định pháp luật để giám sát hoạt động và chất lượng đại học; thực
hiện chính sách an sinh - cơng bằng trong giáo dục; đồng thời, đặt hàng các
trường đại học các đề án, dự án mang tính quốc gia nhằm phát triển hệ thống
các CSGDĐH, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai. Các
CSGDĐH trên cơ sở đó đầu tư phát triển các ngành học được ưu tiên phát triển
của GĐDH Việt Nam đón đầu cuộc CMCN 4.0 đã được các cơ quan QLNN có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; ưu tiên đầu tư, bổ sung nguồn lực để phát
triển.
QLNN đối với các CSGDĐH thực hiện nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị
trường lao động trình độ cao, sự phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo

liên quan đến năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự.
3.2 Các CSGDĐH công lập tại Tp.HCM
Hiện nay, tại Tp.HCM có hơn 60 trường với khoảng 2/3 trường đại học,
học viện là các trường đại học cơng lập, có quy mơ khá lớn và có sự phân cấp
rõ ràng, các đơn vị này có cơ cấu tổ chức đa dạng.


15
Hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH trên địa bàn Tp.HCM giúp
thành phố đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và giúp thành phố ngày một phát triển, hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Tp.HCM nói chung và GDĐH nói riêng
tiếp cận giáo dục tiên tiến khu vực và thế giới.
3.3 Phân tích thực trạng QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa

bàn TpHCM trong bối cảnh CMCN 4.0
Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền
kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội
nhập quốc tế của Tp.HCM. Trong QLNN trên mọi lĩnh vực, Tp.HCM đã luôn
phát huy sự năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm về những kiến nghị của
thành phố với Trung ương, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ và phối hợp chặt
chẽ của các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương, mạnh dạn đề xuất,
kiên trì đeo bám, kiến nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố phát
triển nhanh, bền vững.
3.3.1 Thực trạng QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa bàn Tp.HCM
Tp.HCM là một địa phương đi đầu trong đột phá về thể chế để phát triển
nhanh hơn, bền vững hơn. Thành phố luôn chủ động đề xuất, xây dựng các đề
án trình Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ để tạo động lực cho thành phố
phát triển.
Tp.HCM luôn nỗ lực trên mọi lĩnh vực hoạt động, cùng với mơi trường
đầu tư, các chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước ngày càng hoàn
thiện, đoàn kết, phát huy sáng tạo, huy động hiệu quả mọi nguồn lực và tận dụng
thời cơ cuộc CMCN 4.0 để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, nâng cao năng
suất lao động, năng lực cạnh tranh của Tp.HCM trong quá trình phát triển đặc
biệt là trong QLNN đối với các CSGDĐH công lập góp phần nâng cao chất
lượng của các CSGDĐH cơng lập cũng như GDĐH trên địa bàn Tp.HCM nói
riêng và cả nước nói chung.
3.3.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển GDĐH
Tp.HCM chủ động định hướng: Phát triển kinh tế - xã hội thành phố nhanh
và bền vững chủ yếu dựa vào KH&CN và ĐMST trên nền tảng của CMCN 4.0,
kinh tế số và trí tuệ nhân tạo; Lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho hoạt động
ĐMST, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả cơ chế liên kết hợp tác giữa trường viện
- doanh nghiệp - Nhà nước - nhà đầu tư. Hoạt động NCKH và phát triển công
nghệ phải gắn liền với thị trường và doanh nghiệp.

3.3.3 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về
GDĐH


16
Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản cùng với việc rà soát, điều
chỉnh, bổ sung cập nhật những nội dung liên quan đến, phù hợp với cuộc
CMCN 4.0 nhằm nâng cao nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0. trong lĩnh
vực GDĐH.
3.3.4 Tổ chức bộ máy QLNN đối với các CSGDĐH công lập
Các CSGDĐH công lập tại Tp.HCM có tất cả các chủ thể QLNN luật
định. Đây chính là điểm nổi bật của hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH
cơng lập. Điều này góp phần làm cho hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH
công lập trên địa bàn Tp.HCM đa dạng, phong phú, đầy đủ về chủ thể quản lý,
đồng thời hiệu quả hoạt động của các CSGDĐH công lập trên địa bàn cũng
được tăng cao.
3.3.5 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ
quản lý GDĐH
Tp.HCM luôn tận dụng sức mạnh, trí tuệ của các CSGDĐH trong việc
phối hợp, đóng góp về định hướng, chiến lược phát triển, cơng tác quy hoạch,
cơ chế chính sách; đào tạo, nâng cao chất lượng NNL

3.3.6 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển bền vững
GDĐH
Tp.HCM cũng không ngừng hướng đến mục tiêu chủ động trong khâu
nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí
của thị trường trong nước và xuất khẩu trên cơ sở tận dụng và phát huy nguồn
lực từ các CSGDĐH cũng như từ xã hội để phát triển thành phố nói chung và
các CSGDĐH nói riêng; hỗ trợ phát triển, ứng dụng giải pháp công nghệ như áp
dụng công cụ năng suất phù hợp, cải tiến hoạt động đo lường; công cụ quản trị

TSTT để bảo vệ và khai thác có hiệu quả kết quả hoạt động KHCN và ĐMST...
tạo tiền đề tăng trưởng mạnh mẽ, tồn diện hơn và theo hướng tích hợp, đồng
bộ với các cơ sở dữ liệu chung khác.

3.3.7 Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về GDĐH
Sớm đưa mục tiêu “hội nhập” vào các cấp học. Chú ý các kĩ năng cần thiết,
giúp học sinh, sinh viên có hành trang vững chắc để hội nhập nền giáo dục tiên tiến,
tham gia thị trường lao động toàn cầu, đặc biệt là những chương trình, đề án đưa
các chuẩn quốc tế về tiếng Anh, tin học vào giảng dạy đã được xã hội, các bậc phụ
huynh, học sinh và sinh viên quan tâm, tham gia tích cực

3.3.8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về GDĐH.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềGDĐH nhằm đảm bảo việc xây dựng và
tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược chung về GDĐH cũng như kế hoạch cụ
thể trên địa bàn Tp.HCM, việc kiểm tra, giám sát trong việc quản lý và thực hiện


17
các hoạt động về tự chủ, tổ chức, nhân sự, về hoạt động đào tạo, NCKH, hợp tác
trong và ngoài nước,…
3.4 Đánh giá thực trạng QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa bàn
Tp.HCM trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
3.4.1 Những kết quả trong QLNN đối với các CSGDĐH trên địa bàn
Tp.HCM trong bối cảnh CMCN 4.0
Công tác quản lý GDĐT được đổi mới căn bản công tác. Tăng nguồn lực
đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch,
tài chính; Tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển
GDĐT; Chuẩn bị được một đội ngũ lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm, có tư duy

đổi mới; Thực hiện đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán
bộ, công chức trong bộ máy chính quyền trên tất cả các mặt.
Các CSGDĐH cơng lập tại Tp.HCM có tất cả các chủ thể QLNN đối các
đơn vị này theo luật định. Các đơn vị đã có nhiều điều chỉnh thay đổi về tổ chức,
hoạt động, nội dung, phương pháp dạy và học, chương trình đào tạo, nghiên cứu
khoa học và ĐMST. Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo, chuyên gia của các cơ
quan QLNN của thành phố trong tổ chức bộ máy của các CSGDĐH công lập như
tham gia Hội đồng đại học, Hội đồng quản lý, Hội đồng Khoa học của nhà trường
cũng như các Hội đồng chuyên môn khác.
Tp.HCM đã chủ động cập nhật, bổ sung nội dung các chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan QLNN liên quan đến lĩnh vực GDĐH. Có các cơ chế đặc thù của
thành phố để tạo điều kiện cho các CSGDĐH công lập phát huy tối đa nội lực,
hoạt động hiệu quả. Lãnh đạo, các nhà khoa học uy tín hàng đầu của các
CSGDĐH cơng lập có thể tham gia vào các cơ quan công quyền của thành phố.
Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo, chuyên gia của các cơ quan QLNN của
thành phố trong tổ chức bộ máy của các CSGDĐH công lập. Các hoạt động trao
đổi kinh ngiệm quản lý, trao đổi học thuật quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.
3.4.2 Những hạn chế của QLNN đối các CSGDĐH công lập trên địa bàn
Tp.HCM trong bối cảnh CMCN 4.0
Thứ nhất là hạn chế về công cụ pháp luật, luật mới chưa đáp ứng cùng
các nhiệm vụ mới phát sinh, sự bất cập không đồng bộ giữa các quy định của
pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Có độ trễ trong việc cập nhật các chủ trương, chính sách mới đảm bảo
sự thay đổi thích ứng mạnh mẽ nhanh chóng với sự phát triển của khoa học
cơng nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện hoạt động quản lý đối
với các CSGDĐH công lập.
Thách thức to lớn cho bộ máy quản lý về chuẩn bị cơ sở vật chất tương
ứng phù hợp cũng như trang bị kiến thức áp dụng, kỹ năng sử dụng máy móc,
thiết bị hiện đại cho đội ngũ cán bộ quản lý.



18
Cuộc CMCN 4.0 không chỉ tác động đến QLNN đối với các CSGDĐH
cơng lập mà cịn tác động đến các đối tượng quản lý của các lĩnh vực khác của
hoạt động QLNN nhưng có liên quan, gắn kết với lĩnh vực GDĐH. Do vậy cần
phải có sự thay đổi đồng bộ. Đây là khó khăn chung khơng chỉ riêng thành phố
Hồ Chí Minh mà của cả nước.
Thách thức về đội ngũ làm công tác QLNN đối với các CSGDĐH công
lập và cả nguồn nhân lực tại các CSGDĐH công lập..
Cuộc CMCN 4.0 không chỉ tác động đến Tp.HCM mà tác động ở quy
mô cả nước, do vậy việc tác động đến các địa phương lân cận thành phố Hồ
Chí Minh, các quốc gia lân cận Việt Nam, QLNN đối với các CSGDĐH cơng
lập trên địa bàn Tp.HCM vì vậy cịn có những chậm trễ trong việc thay đổi để
phù hợp với nhu cầu, yêu cầu và sự thay đổi của các địa phương lân cận, của
các quốc gia lân cận trong khu vực và trên thế giới.
Trong quản lý chưa phát huy hết được tiềm năng, lợi thế của thành phố,
của hợp tác Vùng và hợp tác quốc tế, chưa thật sự có những đột phá; cơng tác
quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở GDĐH ở khu vực Tp.HCM vẫn chưa
thực sự có những chuyển biến và tác động mạnh mẽ; hoạt động QLNN đối với
các CSGDĐH vẫn cịn hạn chế, các quy định, chính sách, cơ sở vật chất của
các cơ quan quản lý vẫn chưa tương thích; Cơng tác nắm bắt, tổng hợp, phân
tích, đánh giá và dự báo tình hình và các hoạt động liên quan đến GDĐH có
lúc, có nơi cịn chưa sát, có lúc bị động.
3.4.3 Nguyên nhân của kết quả và hạn chế của hoạt động QLNN đối với các
CSGDĐH công lập trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh CMCN 4.0
Sự phát triển CNTT, công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ
liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để thay đổi cách thức đối với các
CSGDĐH, trên thực tế hoạt động QLNN đối các CSGDĐH cơng lập trên địa bàn
Tp.HCM đã có nhiều tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0.
Tp.HCM là địa phương đi trước trong việc thực hiện cuộc CMCN 4.0; xây

dựng thành phố thơng minh; đơ thị sáng tạo; chính phủ điện tử; cải cách hành chính
hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh với các thành phố khác; tiếp tục là một
trong những đầu tàu quan trọng của cả nước; trung tâm lớn, hiện đại của đất nước
và khu vực ASEAN. Tp.HCM chủ động nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0
trong quá trình phát triển.
QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa bàn Tp.HCM luôn được
các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên, chú trọng đề xuất các chính sách phát triển,
cũng như vai trị của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo thực hiện
hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH công lập.
Với đặc thù là khu vực năng động, là vùng kinh tế trọng điểm, hoạt động
QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập cịn gắn liền với hoạt động QLNN về


19
kinh tế. Hoạt động và các nội dung QLNN về kinh tế trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh cũng góp phần đem lại hiệu quả cao cho hoạt động QLNN đối
với các CSGDĐH công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó vẫn chưa phát huy vai trò của các cơ quan quản lý trong việc
huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Việc dự đoán, dự báo và
chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động QLNN trong bối cảnh cuộc
CMCN 4.0 còn chưa đáp ứng với xu thế phát triển chung. Cơng tác kiện tồn tổ
chức bộ máy QLNN, bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt, kế thừa và đáp ứng
yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ; thực hiện sự phân cơng, phân cấp có hiệu quả
trong QLNN đối với các CSGDĐH cịn chưa đảm bảo. Các chương trình nâng
cao trình độ, năng lực đội ngũ làm cơng tác quản lý cũng có nhiều hạn chế.
Kết luận chương 3
Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,
chuyển đổi số, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung cho hoạt động
QLNN đối với các CSGDĐH cũng như phục vụ cho việc xây dựng định hướng,
chiến lược phát triển của các CSGDĐH thật sự là vấn đề cần thiết và cấp bách.

QLNN đối với các CSGDĐH cũng xác định đối với thế giới “phẳng”
điều duy nhất quan trọng chính là các CSGDĐH được ưu tiên đầu tư nguồn
lực, có cơ chế chính sách phù hợp, sẽ tạo ra khả năng sáng tạo, tạo nên nền
tảng cho những sinh viên ưu tú, là động lực để sinh viên tham gia các hoạt động
NCKH, tìm kiếm và sáng tạo nên những ứng dụng thay đổi cả thế giới.
QLNN đối với các CSGDĐH có nhiều thay đổi, phát triển trong bối cảnh
CMCN 4.0 bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tơn giáo… hướng đến
việc phát triển thế giới trong đó cùng tham gia giải quyết những vấn đề chung,
mở ra những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới; để có thể
nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình.

Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QLNN ĐỐI VỚI
CSGĐHCL TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 TỪ THỰC TIỄN
TẠI TP.HCM
4.1 Quan điểm đổi mới QLNN đối với CSGDĐH công lập trong bối CMCN
4.0 - Từ thực tiễn Tp.HCM
4.1.1 Đổi mới chính sách QLNN đối với lĩnh vực GDĐH phù hợp với xu thế chung
của cuộc CMCN 4.0
Đổi mới và công nghệ ngày càng hiện đại là xu thế tất yếu của cuộc
CMCN 4.0 do vậy các CSGDĐH cần chủ động, tích cực trong đó lấy nền tảng


20
cho phát triển của các CSGDĐH với tiềm năng, thế mạnh là KHCN, ĐMST,
phát triển nhanh nhưng bền vững, KHCN là trọng tâm, công nghệ lõi.
Chuyển đổi số quy mô cả nước đã đang và sẽ đạt thành tựu tốt, đáp ứng
các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh CMCN 4.0.
Xác định CNTT là nền tảng trong kế hoạch chiến lược, mục tiêu, tầm
nhìn của các CSGDĐH trong lương lai.

Vai trò của Nhà nước pháp quyền hiện đại trong bối cảnh hiện nay được
khẳng định và trở thành nhân tố quan trong hỗ trợ mọi mặt về cơ chế, chính
sách, và các nguồn lực khác để tăng cường QLNN đối với các CSGDĐH, tạo
điều kiện cho các CSGDĐH phát triển mạnh mẽ.
Đề cao tính chủ động, sáng tạo, tập trung vào quản lý vĩ mơ, xây dựng
chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, công cụ kiểm tra, giám
sát. Các CSGĐH cần cùng với cả hệ thống chính trị, xã hội của đất nước tiếp
tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đến năm 2030.
Tiếp tục tăng cường QLNN đối với các CSGDĐH, tiếp tục cụ thể hóa chủ
trương đổi mới giáo dục và đào tạo được thống nhất tổ chức thực hiện trong toàn
hệ thống, đồng thời tiếp tục cần được cụ thể hóa trong từng giai đoạn với những
giải pháp triển khai phù hợp với đặc thù điều kiện kinh tế xã hội, hội nhập quốc
tế của đất nước và xu thế phát triển của thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh của
cuộc CMCN 4.0 và tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID -19.
4.1.2 Định hướng xây dựng và thống nhất tiêu chí phát triển các CSGDĐH
nói riêng ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Khi xây dựng các chính sách giáo dục, cần quan tâm đến các chỉ số đánh
giá của các tổ chức quốc tế có uy tín dựa trên sự đánh giá tổng thể các lĩnh vực.
(1) Chỉ số phát triển con người - HDI; (2) Chỉ số cạnh tranh quốc gia - GCI;
(3) Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – PISA
Các năng lực cụ thể được đánh giá bao gồm: năng lực đọc hiểu, năng lực
toán học, năng lực khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính.
Đây được coi là mục tiêu cơ bản đối với Việt Nam khi xây dựng các chính sách
giáo dục cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
Cần nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về phát triển các CSGDĐH
trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia, tận dụng hiệu quả cơ hội cũng
như vượt qua thách thức từ CMCN 4.0. Chiến lược phát triển tổng thể mạng
lưới các CSGDĐH cần xác định vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn
nhân lực bậc cao và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; đào tạo lực lượng lao động có trình độ chun mơn, kỹ năng mềm,

tư duy sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường
lao động toàn cầu.


21
4.2 Giải pháp đổi mới QLNN đối với CSGDĐH công lập trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 - Từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.2.1 Đảm bảo các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các
cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH
Xác định lộ trình, giao chỉ tiêu chuyển đổi số và ứng dụng mạnh mẽ
CNTT, số hoá các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý của các
cơ quan QLNN của các cơ quan chức năng đối với các CSGDĐH cơng lập
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Cần bố trí ngân sách, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư xây
xây dựng, phát triển, khai thác và tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác chỉ đạo, quản trị, điều hành, và cụ thể là QLNN đối với các CSGDĐH công
lập.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị đại học, quy hoạch mạng
lưới các CSGDĐH; bảo đảm tài chính bền vững và tăng cường tính minh bạch.
4.2.2 Hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan
Cải tiến và cung cấp một cách đầy đủ các công cụ QLNN đối với các
CSGDĐH công lập một cách hiệu quả.
Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ khoa
học, công nghệ và ĐMST. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí của
GDĐH phù hợp với yêu cầu và điều kiện của Việt Nam, tiếp cận với thế giới
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế. Hoạt động kiểm
định và bảo đảm chất lượng được đảm bảo, cơng khai.
Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các nội dung
định hướng, quy định về hoạt động QLNN về GDĐH và hoạt động của GDĐH
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ; Hồn thiện cơ chế, chính

sách thúc đẩy chuyển đổi số.
Đảm bảo thực hiện cơ chế phân quyền, phân định rõ trách nhiệm và
quyền hạn của các cơ quan quản lý đối với các CSGDĐH theo hướng chuyển
dần vai trò từ chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ sang giao quyền, hỗ trợ và giám sát.
4.2.3 Nâng cao chất lượng công tác nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý
nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập
Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý trong các
cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH.
Cải tiến và cung cấp một cách đầy đủ các công cụ QLNN đối với các
CSGDĐH công lập một cách hiệu quả.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý
trong các cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH ở cấp địa phương trong lĩnh
vực GDĐH.


22
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị đại học, quy hoạch mạng
lưới các CSGDĐH; bảo đảm tài chính bền vững và tăng cường tính minh bạch.
Chú trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý trong các cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH cũng như các CSGDĐH.
4.2.4 Tăng cường đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động cho các
CSGDĐHCL
Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các CSGDĐH, có cơ chế đảm bảo thực
hiện tự chủ đại học.
Có chính sách về lương và thu nhập hợp lý cho cán bộ giảng dạy, cán bộ
quản lý tại các CSGDĐH.
Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư và chính sách hỗ trợ các CSGDĐH
công lập trong phát triển và thực hiện ĐMST trong bối cảnh CMCN 4.0.
4.2.5 Nâng cao nhận thức của xã hội về cuộc CMCN 4.0 nhằm phát huy vai
trò, hiệu quả QLNN đối với các CSGDĐH công lập

Đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương
pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cá CSGDĐH công lập theo hướng
hiện đại, hội nhập quốc tế.
Cần chú trọng nâng cao tính khoa học, chuyên nghiệp và tính hệ thống
thực tiễn và hiệu quả của hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH.
Nâng cao kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy
trình dựa trên công nghiệp 4.0, trang bị kiến thức về nền tảng KH&CN của
I4.0, tạo cớ sở để có những dự báo về I4.0, xã hội 5.0.
4.2.6 Hỗ trợ nguồn lực cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của các
CSGDĐHcông lập trong bối cảnh CMCN 4.0
Tăng cường hoạt động dự báo, cung cấp những thơng tin chính xác, kịp thời,
cần thiết và liên quan, có nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò và tác động của cuộc
CMCN 4.0 trong hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH.
Chủ động, kiên quyết sáp nhập, hợp nhất, hoặc giải thể các CSGDĐH công
lập hoạt động không hiệu quả, thành lập các CSGDĐH trực tuyến theo yêu cầu và
đảm bảo các quy định của pháp luật, đồng thời bổ sung các quy định về QLNN liên
quan theo tình hình thực tế.
Xây dựng chiến lược và triết lý giáo dục hướng tới một nền giáo dục bền
vững, tạo mọi cơ chế ưu tiên đầu tư để các CSGDĐH có thể hồn thành sứ mạng.
Tăng cường hội nhập quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối
với các CSGDĐH nhằm tạo ra tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm uy tín, chất
lượng trong lĩnh vực GDĐH và nghiên cứu khoa học.
4.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số tromg hoạt
động quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập


23
Chuẩn hố trong quy trình chính sách về GDĐH trong đó có GDĐH mở
ứng dụng chuyển đổi số tạo động lực và u cầu để các CSGDĐH đổi mới mơ
hình, chương trình và phương thức đào tạo.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đón đầu áp dụng cơng nghệ mới,
hiện đại. Xây dựng, kết nối và chia sẻ dữ liệu số liên quan đến GDĐH
Tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mơ hình mới để góp phần thực
hiện đổi mới hoạt động quản lý, điều hành; Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số,
đón đầu áp dụng cơng nghệ của các cơ quan QLNN đối với các CSGDĐH.
Ứng dụng mạnh mẽ CNTT, số hoá các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo
hiệu quả quản lý của các cơ quan QLNN của các cơ quan chức năng đối với
các CSGDĐH công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
4.2.8 Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nâng cao hiệu
quả hoạt động đối ngoại và hợp tác vì mục tiêu phát triển nhanh bền vững
GDĐH Việt Nam
Đổi mới mơ hình kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm năng
cao hiệu quả hoạt động của các CSGDĐH thơng qua hoạt động đồng hành, hợp
tác vì mục tiêu phát triển.
Chủ động, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu khoa học.
4.2.9 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với các
CSGDĐĐH cơng lập
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với các
CSGDĐH nhằm cung cấp một khuôn khổ chuẩn mực được sử dụng để xác định
thành tích hoặc giá trị của việc định hướng, chỉ đạo và quản lý của nhà nước
nhằm xây dựng các chính sách, chiến lược, chương trình hay các dự án, hoạt
động khác phù hợp, có vai trị dự báo về kết ảu kỳ vọng, hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH trong tương lai
Kết luận chương 4
GDĐH Việt Nam thực sự đứng trước thời cơ lớn, thách thức lớn để có
thể thay đổi tồn diện, mạnh mẽ để có thể phát triển ngang tầm khu vực và thế
giới. Trong bối cảnh đó, vai trò định hướng, chủ đạo của Nhà nước trong nhà
nước về QLNN đối với các CSGDĐH sẽ đảm bảo sự phát triển của các
CSGDĐH đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, hiệu quả và có chất lượng

cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đảm bảo tốt
hơn cơng bằng, bình đẳng, đại chúng trong phát triển mạng lưới các CSGDĐH
với cơ hội học tập đại học sẽ trở nên không biên giới giữa mọi quốc gia. Các
CSGDĐH sẽ có diện mạo mới trên cơ sở sự đổi mới về nhận thức – tư duy, cơ
chế QLNN đối với các CSGDĐH, cơ chế tự chủ của các CSGDĐH, nâng cao


×