Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Báo cáo dự án xã hội TÔI KHÔNG XINH ĐẸP SSG104

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 19 trang )

BÁO CÁO DỰ ÁN
PHIM NGẮN “TÔI KHÔNG XINH ĐẸP”

BÁO CÁO GỬI ĐẾN:
CÔ TRỊNH THỊ MAI - GIẢNG VIÊN BỘ MÔN SSG103
ĐƯỢC CHUẨN BỊ BỞI:
-

HOÀNG TIẾN THÀNH

-

NGUYỄN LÊ TRUNG

-

NGUYỄN QUÝ TUẤN

-

PHẠM VIỆT LONG

-

HOÀNG LAN ANH

-

NGUYỄN PHƯƠNG LY

-



TRẦN THỊ HUYỀN LY


BÁO CÁO DỰ ÁN
PHIM NGẮN “TÔI KHÔNG XINH ĐẸP”


MỤC LỤC
Tóm tắt báo cáo.……………………………………………………………..1
1. Giới thiệu …………………………………………………………………………………...2
a. Vấn đề ……………………………………………………………………………………….2
b. Thực trạng ………………………………………………………………………………...2
c. Mục đích ……………………………………………………………………………………..2
d. Phạm vi ……………………………………………………………………………………...2
2. Nghiên cứu tổng quan…………………………………………………………….3
a. Một số nghiên cứu về Bạo lực mạng ……………………………………...3
b. Một số nghiên cứu về Body Shaming …………………………………….3
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..4

4. Kết quả và phân tích ……………………………………………………………….5
a. Kết quả truyền thông ………………………………………………………………..5
b. Kết quả khảo sát ……………………………………………………………………….7

5. Kết luận và đề xuất……………………………………………………….15
a. Kết luận …………………………………………………………………………………..15
b. Đề xuất …………………………………………………………………………………...15
6. Phụ lục………………………………………………………………………...….16



Tóm tắt dự án:
Vấn đề Bạo lực mạng và Body shaming hay miệt thị ngoại hình đã khơng cịn
q xa lạ đối với hầu hết các bạn trẻ. Tuy nhiên, qua quan sát và tham khảo các
nghiên cứu cho thấy rằng có phần đơng người trẻ chỉ biết đến chứ không hiểu đúng
và hiểu rõ về vấn đề này. Bởi vậy, tình trạng Bạo lực mạng và Body shaming vẫn
ln là một “khối u” lớn trong xã hội.
Nhận thấy những vấn đề nghiêm trọng này, “Tôi không xinh đẹp!” được xây
dựng nhằm mục đích cảnh tỉnh tới mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay về vấn nạn
bắt nạt trực tuyến phổ biến nhất hiện nay - body shaming. Giúp mọi người nhận
thức được những lời nói vơ tư bơng đùa của chúng ta trên mạng có thể làm tổn
thương ai đó như thế nào? và nghiên cứu về độ hiệu quả của dự án này.
Dự án muốn truyền tải thông điệp rằng mỗi chúng ta cần tôn trọng sự khác
biệt của mỗi cá nhân và lan tỏa một năng lượng tích cực về việc u thương bản thân
mình, đừng để chúng ta phải sống hay trở nên như thế nào.
Dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát (131 kết quả) cho thấy sự quan
tâm, ảnh hưởng của vấn nạn này đối với từng lứa tuổi, giới tính.

1


I. Giới thiệu
a.

Vấn đề :
Bạo lực mạng hay bắt nạt trên mạng là một hình thức bắt nạt quấy rối thông

qua phương tiện điện tử. Khi lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng phát triển, vấn nạn bạo
lực trên không gian mạng đang gia tăng chóng mặt. Cùng với việc bạo lực mạng
ngày càng gia tăng, body shaming hay miệt thị ngoại hình đã trở thành một cơng cụ
đắc lực cho các kẻ bắt nạt sử dụng trên internet, nơi mà các trang mạng xã hội như

Twitter, Facebook đang trở nên quá phổ biến trong giới trẻ.

b.

Thực trạng :
Trong tình hình đại dịch hiện nay, khi người ta phải làm việc và học tập online

rất nhiều thì ranh giới giữa cuộc sống và cơng việc đã khơng cịn rõ ràng, thời gian
các bạn trẻ sinh hoạt trên không gian mạng tăng cao. Điều này là nguy cơ dẫn đến
tình trạng bắt nạt mạng và body shaming lại càng trở nên trầm trọng hơn nữa.

c.

Mục đích
“Tơi khơng xinh đẹp ! “ được xây dựng nhằm mục đích cảnh tỉnh tới mọi người,

nhất là giới trẻ hiện nay về vấn nạn Body Shaming và bạo lực mạng, thứ xuất phát
từ những chuẩn mực cổ hủ về cái đẹp vẫn còn hiện hữu trong ánh nhìn của nhiều
người. Giúp mọi người nhận thức được những lời nói vơ tư bơng đùa của chúng ta
trên mạng có thể làm tổn thương ai đó như thế nào?
Dự án mong muốn truyền tải thông điệp rằng mỗi chúng ta cần tôn trọng sự
khác biệt của mỗi cá nhân và lan tỏa một năng lượng tích cực về việc yêu thương
bản thân mình, đừng để người khác quyết định chúng ta phải sống hay trở nên như
thế nào.

d.

Phạm vi:
Các bạn học sinh, sinh viên thuộc đại học FPT Hà Nội nói riêng và tất cả cả


các bạn trẻ độ tuổi từ 18-25 nói chung.

2


II. Nghiên cứu tổng quan
a.

Một số nghiên cứu về Bạo lực mạng :
Trong những năm gần đây, tình trạng giới trẻ rơi vào trầm cảm do bạo lực

mạng đang không ngừng tăng lên. Theo kết quả nghiên cứu của Microsoft, 38%
người dân ở 32 quốc gia nói rằng họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt và tại Việt
Nam, 51% người dùng mạng, cho biết họ từng có liên quan đến một vụ bắt nạt - nạn
nhân, người chứng kiến hoặc người tham gia.

b.

Một số nghiên cứu về Body Shaming :
Theo khảo sát Girls’ Attitudes Survey vào năm 2020, 39% trẻ em gái từ

11-21 tiết lộ rằng họ cảm thấy khơng hạnh phúc vì ngoại hình của họ khiến họ bị
kiềm hãm và hạn chế những gì họ có thể làm. Thật khơng may, body shaming đã trở
thành một phần của thói quen hàng ngày của họ. Trong cùng một khảo sát vào năm
2017, 94% các cô gái cho biết họ bị body shaming và 64% chàng trai cũng bị điều
này. Ngoài ra, hơn 60% người trưởng thành “cảm thấy xấu hổ” về vẻ bề ngồi của
mình.
Theo tiến sĩ Jenny Cole, giảm viên bộ môn Tâm lý học ở ĐH Manchester
Metropolitan “ Mạng xã hội ngày càng làm trầm trọng thêm nạn body shaming, nhất
là khi chúng ta đang sống trong văn hóa trực quan, nơi những bức ảnh về cơ thể

người khác được chia sẻ liên tục”.

3


III. Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, xây dựng một bài đăng truyền thơng có nội dung nhạy cảm về chủ
đề Body shaming và bạo lực mạng để dự đoán mức độ phản ứng và quan tâm của
các bạn trẻ.
Bước tiếp theo, nhóm thiết kế và dựng một đoạn phim ngắn để phản ánh và
truyền tải thông điệp về chủ đề này. Sau khi đăng phim ngắn “Tôi không xinh đẹp”
trên các kênh truyền thơng, nhóm đã tạo một bộ câu hỏi để thu thập thông tin. Bộ
câu hỏi bao gồm thông tin cá nhân liên quan để đánh giá, các câu hỏi liên quan đến
nội dung phim ngắn, mức độ hài lịng với hình ảnh, diễn viên, diễn xuất, nội dung,
âm thanh cũng như thông điệp. Khảo sát được diễn ra theo hình thức trực tuyến,
đính kèm trên bài viết phim ngắn cũng như bài viết cảm ơn.
Kết thúc cuộc khảo sát với 131 lượt tham gia trả lời. Tất cả đều là những câu
trả lời có giá trị, khơng có những câu trả lời vơ bổ, điền bừa - sai thông tin.

4


IV. Kết quả và phân tích
Kết quả truyền thơng

Ảnh 1: Bài đăng khảo sát mức độ quan tâm của các bạn trẻ đến vấn đề Body Shaming

Bước đầu tiên của dự án là đăng một bài khảo sát mức độ quan tâm đến vấn
đề body shaming trong group sinh viên FU-Hòa Lạc. Bài viết nhận được sự quan tâm
tương tác đột biến với 234 lượt bày tỏ cảm xúc và 247 lượt bình luận. Đây là những

con số khủng so với trung bình các bài viết khác trong nhóm. Điều này cho thấy các
bạn trẻ có mức độ quan tâm rất lớn đối với chủ đề này.
Chi tiết: />5


Ảnh 2: Video chính thức được cơng bố

Mặc dù sản phẩm chính thức rất được đón nhận và vượt cả mục tiêu trước đó
mà nhóm đề ra là 300 like, 1000 lượt xem và 100 lượt chia sẻ. Tuy nhiên cả nhóm
đều nhận thấy được tiềm năng chưa được khai thác hết của sản phẩm đến từ sự hạn
chế trong các kênh truyền thông của dự án. Cụ thể Video chỉ được công chiếu duy
nhất tại trang cá nhân của thành viên trong nhóm. do khơng lựa chọn được kênh
truyền thông nhắm đến được đúng đối tượng mục tiêu nên tuy rằng nhận được lượt
tương tác ấn tượng nhưng sản phẩm vẫn chưa thật sự lan tỏa được đến một số
lượng lớn hơn rất nhiều các bạn trẻ so với chất lượng và tiềm năng vốn có.
Chi tiết: />6


Kết quả khảo sát

Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 1: Biểu đồ độ tuổi người được khảo sát
Biểu đồ 2: Biểu đồ nghề nghiệp người được khảo sát
Biểu đồ 3: Biểu đồ giới tính người được khảo sát
Biểu đồ 4: Biểu đồ tần suất cập nhật về body shaming và bạo lực mạng của người
được khảo sát
Biểu đồ 5: Biểu đồ tần suất cập nhật về body shaming và bạo lực mạng của người
được khảo sát theo giới tính
Biểu đồ 6: Biểu đồ kênh thông tin mà người được khảo sát tiếp cận với dự án
Biểu đồ 7: Biểu đồ kênh thông tin mà người được khảo sát tiếp cận với dự án theo

giới tính
Biểu đồ 8: Biểu đồ khảo sát mức độ nhận biết thông điệp của dự án từ người được
khảo sát
Biểu đồ 9: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích của người xem đối với 6 yếu tố trong
video theo thang điểm

7


Biểu đồ 1: Biểu đồ độ tuổi người được khảo sát

Biểu đồ cho thấy có tới 86% số người trả lời nằm trong độ tuổi 18 - 25, 8,5%
là 15-18 tuổi, cịn lại là trên 25 tuổi, khơng có dữ liệu nào về số tuổi dưới 15. Tỉ lệ
rất phù hợp với phạm vi nghiên cứu là giới trẻ trong độ tuổi từ 18-25.

Biểu đồ 2: Biểu đồ nghề nghiệp người được khảo sát

Trong 131 lựa chọn, chỉ có 5,4% số người đã đi làm, còn lại 94,6% là học
sinh, sinh viên. Điều này cũng rất phù hợp với vấn đề của dự án, khi đối tượng tiếp
cận chính của dự án về 2 vấn nạn này là các bạn trẻ, học sinh sinh viên.

8


Biểu đồ 3: Biểu đồ giới tính người được khảo sát

Biểu đồ cho thấy 58,1% người được hỏi là nữ so với 41,9% là Nam, cho thấy
các bạn nữ có xu hướng quan tâm tới các vấn đề body shaming và bạo lực mạng
nhiều hơn nam giới. Điều này là phù hợp khi các bạn nữ có xu hướng bị bạo lực và
body shaming nhiều hơn nam giới.


Biểu đồ 4: Biểu đồ tần suất cập nhật về body shaming và bạo lực mạng của người được khảo
sát

Có tới 47% số người được hỏi cho biết rằng họ chỉ thỉnh thoảng mới cập nhật
thơng tin, thậm chí lên tới 18.9% số người rất hiếm khi tìm hiểu về chủ đề này. Đây
là con số đáng buồn giải thích cho lý do vì sao cịn rất nhiều bạn trẻ chưa có đủ kiến
thức, hiểu biết cũng như tác hại khủng khiếp về vấn đề này. Có 31.8% người thường
xun tìm hiểu và chỉ có 2,3% là rất thường xun cập nhật thơng tin.

9


Biểu đồ 5: Biểu đồ tần suất cập nhật về body shaming và bạo lực mạng của người được khảo
sát theo giới tính

Từ biểu đồ trên, dễ dàng thấy được các bạn nữ (cột đỏ) có tỉ lệ quan tâm tìm
hiểu về body shaming và bạo lực mạng nhiều hơn so với nam giới, ngược lại tỉ lệ
những người hiếm khi tìm hiểu về chủ đề này lại nhỉnh hơn ở các bạn nam. Như đã
nói ở phía trên, các bạn nữ có xu hướng bị bạo lực và body shaming nhiều hơn ở nam
giới nên việc cập nhật thông tin thường xuyên để trang bị cho mình đủ kiến thức và
cách phòng tránh là điều cần thiết.
Ngược lại ở nam giới, việc người ta thường nghĩ đến phụ nữ và trẻ em gái khi
nói về body shaming trên mạng xã hội, những quan niệm cổ hủ về vẻ đẹp khiến sự
quan tâm của nam giới về vấn đề này không lớn. Nhưng quan niệm này đang trở
nên lỗi thời vì trên thực tế, vấn đề về hình ảnh cơ thể ở nam giới đang gia tăng trong
những năm gần đây.
Các tiêu chí khảo sát độ hiệu quả của phim ngắn bao gồm: hình thức bạn biết
đến và các câu hỏi - nhóm câu hỏi về nội dung, mức độ hài lòng.


10


Biểu đồ 6: Biểu đồ kênh thông tin mà người được khảo sát tiếp cận với dự án

68.7% người được hỏi nói rằng họ viết về dự án qua mạng xã hội Facebook Đây là kênh truyền thơng chính và duy nhất của dự án. Ngồi ra cịn có đến 31,3%
đến từ bạn bè giới thiệu. Điều này cho thấy dự án đã thành công tạo ra hiệu ứng
truyền miệng vượt ngoài mong đợi.

11


Biểu đồ 7: Biểu đồ kênh thông tin mà người được khảo sát tiếp cận với dự án theo giới tính

Sự chênh lệch khá rõ ràng trong “bạn bè giới thiệu” giữa Nam và Nữ, sự khác
biệt không đáng kể giữa “bạn bè giới thiệu” và “facebook” của Nữ trong bảng một
lần nữa cho thấy các bạn nữ thường có xu hướng chia sẻ và truyền miệng cho nhau
nhiều hơn.

12


Biểu đồ 8: Biểu đồ khảo sát mức độ nhận biết thông điệp của dự án từ người được khảo sát

100% số người được hỏi cho biết rằng nội dung của phim ngắn là về “Body
shaming và bạo lực mạng”. Một kết quả đáng kinh ngạc cho thấy dự án đã truyền tải
đúng, đủ và rõ ràng thông điệp tới tất cả mọi người.

Biểu đồ 9: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích của người xem đối với 6 yếu tố trong video
theo thang điểm


Biểu đồ minh họa mức độ hài lòng của người xem đối với 6 yếu tố ( Hình ảnh,
Diễn viên, Diễn xuất, Nội dung, Âm thanh, Thơng điệp). Nhìn chung, các yếu tố được
được lựa chọn đa số ở mức 3 (Hài lòng) trở lên.

13


Như đã đề cập ở đề xuất dự án cũng như báo cáo về rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án, với điều kiện dịch bệnh cũng như cách ly xã hội đã khiến
cho việc chuẩn bị các đạo cụ cần thiết cho việc quay-dựng trở nên khó khăn, do đó
mức hài lịng của người xem đối với “Hình Ảnh” trải dài từ mức 2 đến 5. Nhưng với
đột phát về yếu tố “Diễn Viên”(mức 5 nhiều nhất) cũng như “Diễn Xuất” (tỷ lệ chênh
lệch giữa 4 và 5 thấp nhất) đã giúp dự án truyền đạt “Thông Điệp” cũng như “Nội
Dung” một cách xuất sắc ( số lượng mức 3 thấp nhất).

14


V. Kết luận và đề xuất
Kết luận :
-

Phim ngắn “ Tôi không xinh đẹp” đã đạt được hiệu quả mong muốn. Truyền
tải đúng như những gì nhóm dự án đã đề ra từ khi thành lập. Được các bạn trẻ
đón nhận và đánh giá cao.

-

Tuy nhiên chưa khai thác hết được tiềm năng của sản phẩm do hạn chế trong

kênh truyền thơng.

-

Tần suất tiếp cận và tìm hiểu của các bạn trẻ đối với vấn đề body shaming và
bạo lực mạng đang ở mức thấp đáng lo ngại.

-

Các bạn nam có ít sự quan tâm tới bạo lực mạng và body shaming hơn, dẫn
tới nguy cơ thiếu thông tin và gia tăng các hành vi này ở nam giới.

-

Ngoài yếu tố thơng điệp, “Hình ảnh” và “Diễn viên” là 2 yếu tố được người
xem quan tâm và đánh giá nhiều nhất. Với số điểm rất cao cho “Diễn viên” và
số điểm thấp hơn nhiều cho “Hình ảnh”

Đề xuất :
-

Từ thành cơng của dự án có thể xây dựng 1 kênh truyền thông quy mô hơn,
giúp cập nhật, chia sẻ cũng như giải pháp cho vấn đề bạo lực mạng và body
shaming. Đưa vấn đề này gần gũi hơn cho tất cả mọi người.

-

Lựa chọn một kênh truyền thơng có khả năng tiếp cận gần hơn đến với đối
tượng mục tiêu hoặc đa dạng các kênh truyền thơng ít trực tiếp hơn.


-

Sử dụng các kênh truyền thông khác gần gũi, thân thiết hơn với nam giới như
Game, thể thao, vv

-

Bên cạnh một thông điệp hay, các dự án tiếp theo cần đầu tư cải thiện chất
lượng Nghe và Nhìn một cách chuyên nghiệp hơn. Đây là 2 yếu tố quan trọng
giúp thu hút và tiếp cận đến với các đối tượng mục tiêu.
15


Phụ lục
- Survey khảo sát của dự án:
- />- Phim ngắn “Tôi không xinh đẹp:
- />776326632
-

/>
- Các bài viết và ấn phẩm truyền thông:
-

/>et=a.2387506931486629

-

/>set=a.2387506931486629

-


/>7&set=a.2387506931486629&type=3¬if_id=1629468155
440448¬if_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

-

/>424267/

-

/>set=a.1394896224103284

-

/>set=a.1493751200862211

16



×