Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.67 KB, 19 trang )


ước là nguồn tài nguyên quý giá mà con người có thể sử dụng và sử dụng ở nhiều
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các loại hoạt động nông- công- ngư
nghiệp.dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước
mà chủ yếu là nước ngọt. Trong khi trên Trái Đất 97% là nước mặn, còn lại 3% là
nước ngọt. Hiện nay nguồn tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt bởi nhiều lý do, tuy nhiên lý do
quan trọng nhất vẫn là hoạt động của con người.
N
Việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không
chỉ tới đời sống xã hội của con người mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Hiểu
rõ được tầm quan trọng của nước và việc sử dụng nước bừa bãi của con người nhóm chúng em
đã thực hiện đề tài” Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam”. Với mục tiêu chỉ rõ
cho con người thấy được hành động sai trái của mình và tầm quan trọng của nước, góp phần
nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
I. KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Khái niệm ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị các hoạt động của con
người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng
khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường nước
- Theo nguồn gốc gây ô nhiễm thì ô nhiễm môi trường nước gồm 2 loại:
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước
các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
+Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như
các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
+ ô nhiễm vô cơ
+ô nhiễm hữu cơ
+ ô nhiễm hóa chất
+ô nhiễm sinh học


+ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Ngoài ra thì còn có: Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của
nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển,
vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các
quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước
giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại
nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại
phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được
thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh
vật trong khu vực.
1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới đời sống con người
Đầu tiên là các loại bệnh tật về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các
bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật
- Hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên tục trong đất, nước,
không khí và môi trường.
- Các kim loại nặng:
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi
lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra
nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên
những làng ung thư. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb,
Asen, Zn…
- Các hợp chất vô cơ
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích
tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học
khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức

khỏe con người. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung
thư bàng quang, ung thư phổi …
Tất cả các nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, trong khi đó ý
thức giữ vệ sinh môi trường của con người chưa được nâng lên.
II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm
nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông
Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm
môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. làm
nước bị nhiễm bẩn đáng kể.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước
thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô
nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước
ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan
nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung
2.1.1 Ở đô thị và các khu công nghiệp
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và
pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối
với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Sự phát triển của các nhà máy, nhà xưởng
sản xuất, đặc biệt là các nhà máy chế biến khoáng sản trong các khu công nghiệp ngày càng nhanh tuy
nhiên lại ít có nhà máy, xưởng sản xuất nào chịu đầu tư công nghệ mới mà sử dụng công nghệ cũ cộng
thêm vấn đề ý thức kém trong chấp hành các qui định về bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng đến người

dân khu vực xung quanh các khu công nghiệp đó. Theo khảo sát vào cuối năm 2013 hơn 50% nhà máy,
xí nghiệp không có hệ thống xử lí chất thải, số còn lại có nhưng để “trưng bày” và đối phó vì không
thường xuyên vận hành, hoặc quá lạc hậu, hư hỏng nên không thể hoạt động được nữa.
Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm
lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong
vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại
cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công
nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở
thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện
kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm
khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là
4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng
nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở
các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp
nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành
phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -400.000 m3/ngày; hiện mới
chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở
sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả
vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2,
NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì
lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng

3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam
Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận
nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy
hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
2.1.2. Ở nông thôn và khu nông nghiệp
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần
76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con
người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven
sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ,
kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001
của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ
thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không
đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng
sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh
và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt
Nam.
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công nghiệp, cộng thêm
hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc. Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối
với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một
vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử
lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô
nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào
cứu chữa được nữa
Qua báo chí và truyền thanh ở VN từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễmnguồn nước ở hầu hết sông ngòi
VN, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và

nước sông được xử dụng như nước sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở
nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến có thể được
chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một. Ðó là:
Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh
và Hải Dương. Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội,Hà Tây, Hà
Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình. Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc
Lắc,Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP HCM,Bà Rịa-Vũng Tàu,
Ninh Thuận, và Bình Thuận. Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL.
2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
2.2.1 Ô nhiễm tự nhiên
- Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển,
vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm ượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần
thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.
- Do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như
bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi
xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan
nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất
kim loại nặng…
- Do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết
của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ
ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào
dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống
rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được
cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân
độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại
bởi nước ô nhiễm hoá chất.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng
không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn
và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên,

khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ
phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
2.2.2 Ô nhiễm nhân tạo
A, Từ hoạt động sinh hoạt của con người
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách
sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat,
protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống
mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là
khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh
hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước
thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường
ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở
thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị
cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.
Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của
nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý
chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ, trung bình mỗi ngày 1 người dân
đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại
người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người
dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử
dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy như một hệ thống WC.
Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các
bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô
nhiễm.
Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT TP.HCM (22/10/2002) trung bình mỗi ngày sông Đồng Nai
và Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO

thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn sau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra
các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước.
B, Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.
Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước
thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,
Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ
gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào
lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác
nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học),
BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ví dụ: Tính PE của nguồn nước thải có lưu lượng
là 200 m3/ngày, nồng độ BOD5 của nước thải là 1200 mg/L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải
ra trong một ngày là 50 g/người.ngày. Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải
này tương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người. Có nhiều hoạt động sản xuất công
nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là:
- Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt
động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy
vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý.
Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước
thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây
ônhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm
nặng.
- Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải
dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách
quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo
thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh.
Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt. Một lượng chất thải

rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ônhiễm
môi trường.
- Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe
dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa
là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm bẩn các
nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm
cáccon sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt. Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sông,
đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt.
- Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng,
nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor,
Sunfuadioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel,
đồng và kẽm bị thải ra môi trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn
độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng
thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước. Hàm lượng
nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm
lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong
vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm
xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
C, Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm,
từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng cũng có thể từ các
hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Nước
thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả
ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nước thải BV: ngoài
những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những
chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học,
dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn
đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của

BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải BV.
Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ
những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các BV khác. Những nguồn nước
thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô
nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể
dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch,
đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất
phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh.
Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella,
tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có
hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn
gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các
loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh. à trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với
nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.
D, Từ hoạt động sản xuất nông- ngư nghiệp
Hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi
trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn
cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp
ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như
Aldrin, Thiodol, Monitor Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị
bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng
xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu
Hoạt động ngư nghiệp

Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy
nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy
không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy
sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng
sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và
22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh
trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế
biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều
loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi
khó chịu.
Một thực trạng đang xảy ra với các cơ sở nuôi trồng thủy sản là hiện tượng thức ăn nuôi trồng thủy sản
gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi trường, ở các doanh nghiệp và cá nhân, nước ta có
nghề nuôi cá lồng trên biển đang
phát triển rất mạnh. Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hết sức phức tạp. Mỗi ngày
ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống biển một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn
các loại. Lượng thức ăn này một phần do cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi
sang khu vực biển gần đó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc băm
nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng.
E, Một số nguyên nhân khác
- Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc
hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao. Nhận thức của nhiều cấp chính
quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa
sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trườngnước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng
ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước Các
quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy
trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước).
- Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng
chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ

tài nguyên nước theo lưu vực và cỏc vựng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng
góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ
chi cho bảo vệ môi trường nước.
- Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách
cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%).
- Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng quá ít.
Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam
trung bình cứkhoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung
bình là 70 người/1 triệu dân)
- Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ,
kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống- xã hội và môi trường sinh thái
Nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các hoạt động của con người. Hàng ngày con
người khai thác và sử dụng 1 lượng lớn nước phục vụ cho các hoạt động khác nhau như dùng trong sinh
hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp, trong công nghiệp Nguồn nước cũng có 1 vai trò quan trọng trong
việc điều hòa khí hậu, duy trì đa dạng sinh học Vì vậy nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ gây tác động
bất lợi đến cho sức khỏe con người và cả môi trường sinh thái xung quanh.
2.3.1. Sức khỏe con người
a. Do kim loại trong nước:
*Trong nước nhiễm chì
Chì có tính độc cao đối với cả con người. Người bị nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến 1 số cơ
quan trong cơ thể như dạ dày, ruột non, cơ quan sinh sản
Các triệu chứng khi bị ngộ độc chì: đau bụng trên, táo bón, nôn mửa, ở trên lợi của người bị nhiễm
độc chì thấy 1 đường xanh đen do chì sunfua đọng lại.
*Trong nước nhiễm thủy ngân
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thuỷ ngân ít bị phân huỷ sinh học
nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ
lượng thuỷ ngân hơn 100 lần trong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.
Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động nghiêm trọng tới hệ thần kinh và thận, gây ung
thư và biến đổi gene.

Các triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân: khi bị nhiễm độc thủy ngân thì có triệu chứng ho, khó
thở, thở gấp, sốt, buồn nôn và có cảm giác đau thắt ở ngực
*Trong nước nhiễm Asen
Asen gây ra 3 tác động chính đến sức khỏe của con người: làm đông keo protein, tạo phức với
AsenIII và phá hủy quá trình photpho hóa.
Các triệu chứng của nhiễm độc asen như: ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng bằng,
đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh niên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy
da, vệt trắng trên móng tay
*Trong nước nhiễm Crom
Hợp chất CR+ rất độc, có thể gây ra ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận,
gây độc cho hệ thần kinh và tim
b. Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như tả,
thương hàn gây ra các bệnh như bệnh đường ruột, các bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm mốc, các
bệnh do trung gian(sốt rét )
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên
quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh
sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong
mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh
doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
2.3.2. Môi trường sinh thái
2.3.2.1. Nước và sinh vật nước
- Nước ngầm: các chất thải nặng thải ra từ trong sinh hoạt, sản suất lắng xuống đấy sông, hồ. 1 phần chất
thải này được các sinh vật tiêu thụ, phần còn lại thấm xuống mạch nước bên dưới lòng đất (nước ngầm)
làm ảnh hưởng đến nguồn nước này theo chiều hướng xấu. Ngoài ra việc người dân xây dựng các hầm
chứa chất thải, chon chất thải xuống lòng đất cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm khan hiếm.
- Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường
và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này dẫn đến 1 số lượng chất thải không được phân hủy vẫn lưu
lại trong nước , lâu ngày làm nguồn nước không được trong sạch, chất lượng giảm sút.
- Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thủy sinh đặc biệt là ở song, hồ. Nước

bị ô nhiễm , thủy sinh sống trong nước lâu ngày hấp thụ các chất độc hại dẫn đến biến đổi cơ thể hay có
thể là chết đi. Ở các đại dương cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, làm cho các sinh vật biển không có nơi
sống , 1 số vùng có nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt.
+Thủy triều đen: Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng
loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970.Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều
đen”. Phân tích các mẫu nước hồ lấy từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen”
thường xảy trong hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân hủy dưới tác dụng
của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăng nồng độ các gốc axít kali
nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ôxy trong nước và lây lan hợp chất sunfua, biến nước hồ có
màu đen và mùi hôi. Trong quá trình thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải
chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều đen”.
+Thủy triều đỏ: Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm
nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng thẫm -> đỏ như pha máu
Thông thường, thuỷ triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn tảo độc có tên gọi dinoflagellates và
cyanobacteria, chúng sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm
độc nặng .
2.3.2.2. Đất và các loại thực vật
-Đất: nước bị ô nhiễm mang nhiều chất độc hại thấm vào đất làm thay đổi đặc tính của đất, làm khả
năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi, gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành
váng trên mặt đất (đóng phèn), làm cho đất bị chua hóa.
- Các loại thực vật : các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không chỉ gây ảnh hưởng cho đát mà còn
ảnh hường đến các loài thực vật, sinh vật sống trong đất.
+Các ion sắt II và MnII ở nồng độ cao là các chất độc hại đối với thực vật.
+Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất có tính độc với các loại thực
vật ở mức độ trung bình.
+Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình phân hủy chất của 1 số vi sinh vật trong đất.
+Là nguyên nhân làm giảm khả năng chống chịu của cây cối, làm cây cối không phát triển được , có thể
bị thối gốc mà chết.
2.3.2.3. Không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến đất, nước, các loại thực vật hay thủy sinh mà

còn ảnh hưởng đến không khí. Các chất độc hại trong khí thải-khi nước bị bốc hơi- theo hơi nước vào
không khí làm cho mật độ bụi bẩn ngày càng tăng lên. Một số chất khí độc hại được hình thành từ việc
phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải như CO2,SO2,CO làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
bầu khí quyển của chúng ta.
III, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1 Biện pháp chung
Căn cứ để lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là các công ước quốc tế liên quan; luật quốc gia và
quyền hạn được định ra các quy định riêng của địa phương phù hợp với các văn bản pháp quy đó để áp
dụng có hiệu quả trong điều kiện thực tế của khu vực. Những biện pháp chung sau cần phải được xem
xét thực hiện:
1. Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt thì việc đầu tiên cần làm là Việt Nam phải tham gia đầy đủ
vào các công ước quốc tế liên quan như Marpol (cả 6 phụ lục), Basel và các nghị định thư, CLC 1992 và
Fund 1992, Công ước về hệ thống chống hà của tàu vì chúng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các kế
hoạch về kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không chỉ đối với các đối tượng trong nước mà với cả những
đối tượng nước ngoài tham gia hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy của Việt Nam. Đối với các
công ước chưa có hiệu lực như bunker 2001, quản lý nước dằn và cặn bùn tàu v.v thì căn cứ vào các tiêu
chuẩn của chúng để ban hành các văn bản của địa phương với những tiêu chuẩn tương đương với quy
định của những công ước này và phù hợp với điều kiện của khu vực.
2. Xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường, nhất là sự cố tràn dầu, để đảm
bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năng thành thục của các bộ phận liên quan và duy
trì tốt mối quan hệ, thông tin liên lạc giữa các bên liên quan.
3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo những quy định đã được ban hành được thực thi
nghiêm túc, khắc phục tình trạng thực hiện một cách đối phó hay gian dối. Có chế tài xử phạt với mức
xử lý đủ sức răn đe đối với những vi phạm.
4. Do hoạt động phòng chống ô nhiễm là phi lợi nhuận và cần nguồn tài chính lớn nên cần tập trung đầu
tư trang thiết bị cho một trung tâm dịch vụ công của khu vực (Trong trường hợp này nên chọn Trung tâm
ứng cứu dầu tràn khu vực phía Nam NASOS) đáp ứng được những đòi hỏi của các quy định quốc gia và
quốc tế và phù hợp với quy mô hoạt động giao thông thủy cũng như lưu lượng hàng hóa, hành khách
thông qua các cảng trong khu vực.
5. Khuyến khích sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu về môi trường, tổ chức phi chính phủ vào việc

phản biện các dự án giao thông đường thủy có tác động tới môi trường.
6. Có cơ chế thích đáng để khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào công tác ứng cứu, xử lý sự cố môi
trường trong đó bao gồm chính sách về hỗ trợ tài chính từ nguồn thu phí, cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên
tham gia một số dịch vụ liên quan để bù lỗ cho hoạt động bảo vệ môi trường.7 Tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng những người hoạt động trong lĩnh vực để nâng cao nhận thức về
môi trường và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Huấn luyện những người trực tiếp tham gia vào các
kế hoạch ứng phó khẩn cấp để nâng cao kỹ năng thực thi công việc khi có sự cố xảy ra.
8. Di dời các cảng, xí nghiệp đóng, sửa chữa tàu ra khỏi trung tâm và xa khu vực dân cư.
9. Giám sát và đánh giá mức độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợp lý do việc gây ô
nhiễm và thiệt hại. Áp dụng biện pháp kinh tế vào vấn đề bào vệ môi trường là “người gây ô nhiễm phải
trả tiền”.
10. Cần củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng chồng chéo chức năng
và quyền hạn. phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạo hành động giữa các bộ - ngành, các cơ quan
chức năng từ trung ương đến địa phương trong công tác quản lý và đánh giá tác động môi trường trong
vùng nước cảng, trên cơ sở đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
3.2 Biện pháp cụ thể
3.2.1 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do rác thải
- Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ
gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải
sinh hoạt, rác thải công nghiệp…
+ Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ
vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên.
+ Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo
từng loại rác…
+ Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp…
+ Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý
hoá chất để thu hồi lại…
+Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt cả về kinh tế và
phương pháp xử lý.
- Tuy đã có những quy định rất cụ thể về việc thải rác đối với các phương tiện thủy khi hoạt động trên

tuyến nhưng việc thực hiện các quy định này mới chỉ áp dụng triệt để đối với các tàu lớn và tàu nước
ngoài tới khu vực. Trong thời gian tới, kiến nghị một số giải pháp sau:
- Nghiên cứu lựa chọn địa điểm để xây dựng một trung tâm chứa và xử lý rác thải riêng cho các hoạt
động giao thông vận tải thủy.
- Bắt buộc các tàu nhỏ có số nhân viên từ 3 người trở lên phải áp dụng những biện pháp quản lý rác thải
bao gồm việc thu gom và phân loại như quy định của phụ lục V của Marpol.
- Cấm đốt rác trên tàu khi tàu đang chạy, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến để hạn chế ô nhiễm không
khí do khí thải và bay bụi từ việc đốt.
- Áp dụng biện pháp tính phí “không phân biệt” – Bất cứ tàu nào ghé cảng đều phải trả phí thu gom rác
dù có tạo ra rác hay không và đưa ra quy trình thông báo sử dụng thiết bị tiếp nhận rác của cảng. Muốn
vậy thì cần phải thay đổi cách tính cảng phí để tích hợp loại phí thu gom rác vào và phải đầu tư các thiết
bị tiếp nhận các loại rác khác nhau để thực thi công việc một cách linh hoạt và hiệu quả.
3.2.2 Biện pháp giảm thải ô nhiễm do tràn dầu
Do lượng dầu thông qua các cảng trên tuyến TP.Hồ Chí Minh- Vũng Tàu là rất lớn, cộng với số lượng
tàu lưu thông trên tuyến cũng cao nhất nước nên nguy cơ gây ô nhiễm dầu là lớn nhất và cần phải đặc
biệt ưu tiên phòng chống.
- Cần thẩm định và triển khai ngay kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố dầu tràn như đề xuất của Chi cục
bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Tăng cường hệ thống báo hiệu an toàn hàng hải trên toàn tuyến, đưa vào sử dụng hệ thống VTS đã lắp
đặt để tăng độ an toàn lưu thông tàu thuyền trên tuyến. Kiểm tra giám sát chặt chẽ của các phương tiện
thủy, đặc biệt là các phương tiện thủy nội địa về việc lưu thông, neo đậu, an toàn trang thiết bị và con
người điều khiển phương tiện.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho một đơn vị hạt nhân trên tuyến để có đủ năng lực xử lý sự cố
tràn dầu ở cấp độ cấp II.
- Các tàu chở dầu khi vào các cảng trên tuyến bắt buộc phải có đủ các giấy chứng nhận an toàn theo quy
định và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu với mức tương
đương với công ước LLMC.
- Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra từ các tàu có thể thực
hiện theo hai giai đoạn:
i. Giai đoạn một: áp dụng cho tất cả các tàu dầu khi bơm nhận, trả hàng cũng như cho tất cả các tàu khi

nhận nhiên liệu tại cầu hay ở nơi neo, đậu phao.
ii. Giai đoạn hai: áp dụng cho tất cả các tàu khi nằm cầu hay neo đậu trên tuyến.
- Các tàu phải duy trì các kế hoạch ứng cứu sự cố đến khi công tác bơm nhận, trả dầu kết thúc.
- Khi có sự cố tràn dầu cần áp dụng các quy trình như đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố.
3.2.3 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do hàng độc hại
Hàng hóa độc hại chở trên tàu bao gồm hai nhóm chính là chất độc lỏng chở xô và chất có hại đóng
trong bao gói. Các biện pháp kiến nghị bao gồm:
- Tàu chở loại hàng này phải có giấy chứng nhận phù hợp đặc biệt, phải báo trước cho chính quyền cảng
về thời gian tàu tới cảng và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với sự cố gây ô
nhiễm với mức tương đương với công ước LLMC.
- Cấm thải cặn hàng và nước có lẫn hàng lỏng độc hại xuống sông trên tuyến và vùng nước của cảng.
Khi cần thải cặn hàng hoặc nước lẫn hàng bắt buộc phải sử dụng các thiết bị tiếp nhận từ trên bờ. Đơn vị
làm dịch vụ thu gom chất thải của loại hàng này phải có đủ năng lực và có giấy phép của cơ quan chức
năng.
- Hàng độc hại chở trong bao gói phải có đầy đủ ký mã hiệu thể hiện đầy đủ đặc tính của hàng. Các
thông tin về hàng gồm danh mục, số lượng và vị trí xếp trên tàu phải được gửi cho chính quyền cảng
trước khi tàu tới khu vực đón trả hoa tiêu tại Vũng Tàu.
- Cấm vứt bỏ, đốt rác, vật liệu bao gói, chèn lót có lẫn hàng độc hại khi tàu di chuyển, neo đậu hay nằm
cầu trên toàn tuyến. Cặn hàng và các vật liệu chèn lót, bao gói có lẫn hàng phải được thu gom và báo
cho chính quyền cảng biết để được đưa đi xử lý theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về môi
trường.
3.2.4 Biện pháp giảm thải ô nhiễm nguồn nước
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọttrên trái đất ước
tính chỉ còn chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó được coi là đủcho đến năm 1990 khi nhân loại
có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm3 tỉ người nữa , thành 6 tỉ người thì nguồn nước
lấy đâu cho đủ?Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn đựơc trời cho đủ nước ngọt để dùng.
Nước Singapore hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Malaysia về chếbiến. Một số nước
ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó côngnghiệp ngày càng phát triển thì
lượng nước dùng trong côn nghiệp càng nhiều, nướcthảicông nghiệp càng làm cho ao hồ, sông ngòi bị
ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn,chăn nuôi và trồng trọt. Đồng thời chất thải của vật nuôi vừa làm ô

nhiểm nguồn nước, vừa làm gia tăng khímethane làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ấm dần do
hiểm họa hâm nóng toàn cầu.Làm băng tan, làm khí hậu thay đổi thất thường, chỗ gây lũ lụt, chỗ gây
hạn hát.
- Giải pháp kỹ thuật.
Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều có mụcđích sử dụng
riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau. Vì vậy nội dung cơbản của quy hoạch chất
lượng nước là:
(*) Tiến hành xác định mục đích sử dụng cho các sông, thậm chí cho từng đoạn sông.Việc xác định
mục đích sử dụng cho các dòng sông do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và
TW quyết định dựa trên việc khảo sát chi tiết kỹ lưỡng các nguồn ô nhiễm hiện tại, các loại sử dụng
nước hiện tại và tương lai trên cơ sở bảo đảmcông bằng giữa các hộ dùng nước ở thượng lưu và hạ
lưu.
(*) Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình sử dụng nước.
(*) Đề xuất các biện pháp nhằm đạt được chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định đối với
mục đích sử dụng đã đề ra.
- Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước:
(*) Xây dựng mạng lưới monitoring chất lượng nước trong vùng. Monitoring là một công cụ không thể
thiếu được trong quản lý chất lượng nước nói chung và đánh giá tình hình ô nhiễm nguồn nước nói
riêng. Monitoring chất lượng nước là công cụ quan trọng để thu thập số liệu nhằm hiểu được tình trạng
chất lượng nước, phát hiện xu thế biến đổi chất lượng nước, mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả và
trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ chất lượng nước. Về nguyên tắc có 2 loại
monitoring chất lượng nước: Monitoring chất lượng nước một mục tiêu và monitoring chất lượng
nước đa mục tiêu. Hầu hết nguồn nước các sông suối ở nước ta không chỉ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp mà còn là nguồn cung cấp nước cho dân sinh trong vùng như ăn uống, sinh
hoạt, giải trí, nuôi trồng thuỷ sản nên mạng lưới monitoring chất lượng nước kiến nghị là mạng lưới
monitoring chất lượng nước đa mục tiêu.
(*) Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước. Trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
ngoài yếu tố số lượng thì các thông tin về chất lượng nước ngày càng có vị trí quan trọng. Nhưng rất
đáng tiếc trên thực tế số liệu lại nằm rải rác ở nhiều nơi, số liệu nhiều khi chồng chéo và không được
cập nhật kịp thời. Mặt khác, nhu cầu về thong tin chất lượng nước ngày càng trở nên cấp thiết và đa

dạng. Các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch rất cần số liệu về chất
lượng nước để có những quyết định cho sản xuất hiện tại và phát triển trong tương lai. Những cơ quan
nghiên cứu cần số liệu toàn diện về nước để dự báo diễn biến ô nhiễm nước. Các nhà quản lý
tài nguyên nước cần tài liệu tổng hợp về nước để hoạch định chính sách, chiến lược, xây dựng các hệ
thống văn bản pháp chế về khai thác, bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước. Vì vậy, việc xây
dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước là một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý và bảo vệ chất
lượng nước. Ở đây ngân hàng dữ liệu không phải chỉ là nơi thuần tuý lưu trữ số liệu mà đó chính là
một mô hình có chức năng tập hợp, cập nhật và xử lý số liệu nhằm đưa ra các thông tin thoả mãn các
yêu cầu đa dạng của người sử dụng.
- Các biện pháp tài chính
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng hoá) chính vì vậy phải
nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước nhằm gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng,
khai thác sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ đóng góp tài chính phục vụ cho việc quản lý khai thác,
duy tu bảo dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo Luật Tài
nguyên nước quy định: Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và
đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước,
phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
+ Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước: Thuế vật tư đối với ô nhiễm đa diện nghĩa là ô nhiễm
xảy ra nhưng rất khó thậm chí không thể xác định được nguồn gây ô nhiễm, chẳng hạn như ô nhiễm
do hoạt động sản xuất nông nghiệp, ở đây chúng ta rất khó xác định người cụ thể gây ô nhiễm. Nhưng
rõ ràng các vật tư nông nghiệp họ dung là những tác nhân gây ô nhiễm đáng kể, như phân hoá học,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giải quyết là đánh thuế các
loại vật tư gây ô nhiễm. Nguyên tắc được sử dụng ở đây là nông dân vẫn có quyền sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu nhưng họ phải có trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng hoá
chất nông nghiệp gây ra, và như vậy nếu thuế đủ cao để việc tăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng
hoá chất nông nghiệp giảm đi hoặc tìm biện pháp thay thế như áp dụng IPM, bón phân hợp lý và như
vậy sẽ giảm ô nhiễm.
+ Phí xả nước thải vào nguồn nước: Phí xả nước thải đối với nguồn ô nhiễm điểm. Việc thực hiện loại
phí này phản ánh rõ ràng nguyên tắc “ai gây ô nhiễm - người đó phải trả tiền” ở đây không chỉ các cơ
sở sản xuất xả chất thải phải chịu phí mà cả những ai gây ô nhiễm cũng phải chịu phí kể cả các hộ gia

đình xả nước thải sinh hoạt của mình.
- Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài nguyên nước và
xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về các nội dung cần quy định trong các
văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh tra pháp chế, xử lý vi
phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
để tuyên truyền về pháp luật quy định đối với tài nguyên nước. Những biến động tự nhiên cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đang tạo ra những thay đổi lớn về tài nguyên nước trên
lưu vực sông Hồng cả về chất và lượng. Nhận thức được những thay đổi hiện tại cũng như dự đoán
thay đổi trong tương lai là hết sức cần thiết để phối hợp giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng
hợp và bảo vệ tài nguyên nước của lưu vực sông Hồng một cách hợp lý và bền vững.
Trên đây là một số biện pháp giảm ô nhiễm đang được được nhà nước quan tâm và được áp dụng một
cách rộng rãi thông qua nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường và những kinh nghiệm thực tế chống ô
nhiễm công nghiệp ở nước ta.

ua đây chúng ta đã phần nào nắm rõ được tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam, nó
đang từng ngày từng ngày khiến cuộc sống của chúng ta bị de dọa và đảo lộn. ô nhiễm ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của con người và mọi sinh vật khác, nhiều căn bệnh
hiểm nghèo hơn nữa dần dần xuất hiện. Tuy nhiên có kết quả thì cũng sẽ có nguyên nhân và
nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là do ý thức của con người. Con người hơn tất cả các động vật
khác ở chỗ có bộ óc tư duy và có thể tự điều khiển hành vi của bản thân. Con người biết tạo ra và cũng
biết gián tiếp phá hủy đi những thứ quan trọng trong đời sống của họ.
Q
Từ việc chỉ ra nguyên nhân của vấn đề, Nhà nước và mỗi cá nhân đều có những biện pháp phần nào giải
quyết nạn ô nhiễm môi trường đảm bảo cho sức khỏe của cả cộng đồng. Vấn đề bảo vệ môi trường
không phải là trách nhiệm của riêng ai hay là của Chính phủ mà là trách nhiệm của tất cả mọi người
đang sống trên hành tinh này.
Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta các bạn nhé.


×