Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Bài Giảng Pháp Luật Về Quyền Con Người Mục Lục 45 Tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.27 KB, 114 trang )

Bài giảng
Pháp luật về quyền con người

Mục lục 45 tiết
Chương 1: Quyền con người và pháp luật về quyền con người 3
1. Khái niệm về quyền con người 3
2. Định nghĩa quyền con người 3
3. Đặc điểm của quyền con người 3
4. Phân loại quyền con người 4
5. Quyền con người và quyền cơng dân. 4
6. Q trình phát triển của tư tưởng quyền con người 5
7. Khái quát quá trình phát triển. 5
8. Các thế hệ quyền con người 5
III. Pháp luật về quyền con người 5
1. Khái niệm pháp luật về quyền con người 5
2. Các nguyên tắc của pháp luật về quyền con người 7
3. Nguồn của pháp luật về quyền con người 7
4. Mối quan hệ giữa PL quốc tế và PL quốc gia về quyền con
người 9
5. Luật nhân quyền quốc tế và luật nhân đạo quốc tế. 9
6. Quan điểm của đảng và nhà nước VN về quyền con người
10
Chương 2: Pháp luật về quyền con người trong lĩnh vực dân sự –
chính trị 10
1. Khái niệm quyền con người trong lĩnh vực dân sự – chính trị
10
2. Định nghĩa. 10
3. Đặc điểm của quyền dân sự – chính trị 11
4. Nội dung quyền dân sự – chính trị 11
5. Quyền bình đẳng và khơng bị phân biệt đối xử. 11
6. Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. 12


7. Quyền được xét xử cơng bằng. 14
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. 15
9. Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt 15


10.
Quyền bí mật đời tư. 16
11.
Một số quyền khác. 16
Chương 3: Pháp luật về QCN trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn
hóa. 17
1. Khái niệm QCN trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. 17
2. Định nghĩa. 17
3. Đặc điểm.. 17
4. Mối quan hệ giữa quyền dân sự, chính trị với quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa. 17
5. Nội dung các quyền kinh tế – xã hội – văn hóa. 18
6. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thỏa đáng. 18
7. Quyền về lao động và việc làm.. 18
8. Quyền được hưởng an sinh xã hội 19
9. Quyền được hỗ trợ về gia đình. 20
10.
Quyền về sức khỏe. 20
11.
Quyền được giáo dục. 20
12.
Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được
hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học. 20
III. Giới hạn áp dụng các quyền kinh tế – xã hội – văn hóa. 21
Chương 4: Pháp luật về quyền của các nhóm người dễ bị tổn

thương. 21
1. Khái niệm nhóm người dễ bị tổn thương. 21
2. Định nghĩa. 21
3. Tiêu chí xác định nhóm người dễ bị tổn thương. 21
4. Các nhóm người dễ bị tổn thương. 21
5. Sự cần thiết phải quy định về quyền của nhóm dễ bị tổn
thương. 22
6. Nội dung của quyền của nhóm người dễ bị tổn thương. 22
7. Quyền của phụ nữ. 22
8. Quyền của trẻ em.. 23
9. Quyền của người sống chung với HIV.. 24
10.
Quyền của người tị nạn. 25
11.
Quyền của người khuyết tật 26
Chương 5: Cơ chế đảm bảo và thúc đẩy quyền con người 28


1. Khái quát về cơ chế đảm bảo và thúc đẩy quyền con người
28
2. Định nghĩa. 28
3. Các cấp độ đảm bảo và thúc đẩy quyền con người 28
4. Cơ chế quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người 28
5. Cơ chế toàn cầu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 28
6. Cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 35
III. Cơ chế quốc gia về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người 37
1. Bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền thông qua cơ chế lập
pháp. 37
2. Bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền thông qua cơ chế hành
pháp và tư pháp. 37

3. Nguyên tắc Paris và Cơ quan nhân quyền quốc gia. 38
4. Cơ chế đảm bảo và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam..
40
5. Hiện trạng cơ chế đảm bảo và thúc đẩy quyền con người ở
VN.. 40
6. VN có cơ quan nhân quyền quốc gia chưa ?. 41
7. Vì sao VN chưa thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia?.
41
8. VN có nên thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ?. 42
9. Mơ hình cơ quan nhân quyền quốc gia của VN.. 42


Tài liệu:
Giáo trình Lý luận về quyền con người – ĐH Quốc gia Hà
Nội
 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc 1948
 Các điều ước quốc tế về quyền con người
Chương 1: Quyền con người và pháp luật về quyền con
người
I. Khái niệm về quyền con người
1. Định nghĩa quyền con người
– Có nhiều định nghĩa về quyền con người (theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau). Trong đó nổi bật là vấn đề coi quyền con người
là quyền tự nhiên, hay là quyền mà nhà nước và PL trao cho con
người ? Chẳng hạn nếu coi quyền con người là quyền tự nhiên
thì việc áp dụng án tử hình ở một số nước là vi phạm quyền con
người (vì 1 trong các quyền quan trọng nhất của quyền con
người là quyền sống).



– Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thì
quyền con người:
+ là các quyền vốn có dành cho tất cả mọi người
+ khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, nơi cư trú,
giới tính, nguồn gốc quốc gia và dân tộc
+ được ghi nhận và đảm bảo bằng các quy định của PL: chú ý ở
đây chỉ dùng từ “ghi nhận” và “bảo đảm” quyền con người, chứ
nhà nước không tạo ra quyền con người và trao nó cho mỗi cá
nhân.
==> đây là cách tiếp cận rất hiện đại và khoa học


– Theo Cơng ước về quyền dân sự – chính trị (ICCPR) và Công
ước về quyền kinh tế – xã hội – văn hóa (ICESCR): quyền con
người là những quyền bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con
người (tức là cơng nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình
đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng)
==> đây là cách tiếp cận nhấn mạnh khía cạnh tự nhiên của
quyền con người
– Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: quyền con người
là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị
pháp lý của cá nhân.
==> cách tiếp cận này chưa thể hiện được khía cạnh tự nhiên
của quyền con người, mà mới chỉ nêu được khía cạnh pháp lý
của quyền con người.
– Theo Đại học luật Hà Nội: Quyền con người là những nhu cầu,
lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi
nhận và bảo vệ trong PL quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
tế
==> đây là cách tiếp cận phù hợp với quốc tế.

2. Đặc điểm của quyền con người
– Tính phổ biến:
+ là chuẩn mực pháp lý chung
+ áp dụng cho tất cả mọi người
– Tính đặc thù: mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt ở các
cá nhân có điều kiện, hồn cảnh nhất định. VD cùng là quyền sở
hữu tài sản, nhưng có sự khác nhau giữa các quốc gia, như ở VN


thì khơng được phép sở hữu đất đai, hoặc ở Mỹ được quyền sử
hữu vũ khí cịn VN thì khơng
– Tính khơng thể chuyển nhượng: gắn với mỗi cá nhân con
người cụ thể, VD với quyền bầu cử thì cá nhân phải tự đi bầu cử,
không thể chuyển cho người khác
– Tính khơng thể phân chia: các quyền có tầm quan trọng như
nhau, không thể coi quyền nào quan trọng hơn quyền nào
– Tính liên hệ và phụ thuộc: mối quan hệ chặt chẽ giữa các
quyền: việc đảm bảo quyền này là cơ sở cho việc thực hiện
quyền khác, VD nếu ăn chưa đủ no thì sẽ khơng quan tâm đến
quyền bầu cử. Tuy nhiên trong giai đoạn cụ thể của 1 quốc gia cụ
thể thì có thể 1 số quyền con người này được ưu tiên cao hơn 1
số quyền con người hác, VD trong tình huống khẩn cấp đe dọa
đến an ninh quốc gia thì có thể áp dụng các biện pháp hạn chế
quyền tự do đi lại
3. Phân loại quyền con người
– Theo lĩnh vực:
+ quyền dân sự
+ quyền chính trị
+ quyền kinh tế
+ quyền văn hóa – xã hội

Chú ý: sự phân chia theo lĩnh vực là tương đối, nhiều quyền có
sự giao thoa, VD quyền có việc làm vừa có thể là quyền kinh tế,
vừa có thể là quyền xã hội ; quyền được sở hữu tài sản hợp pháp
có thể vừa là quyền dân sự, vừa là quyền kinh tế
– Theo chủ thể hưởng quyền:
+ quyền của cá nhân


+ quyền của nhóm: VD quyền của nhóm người dễ bị tổn thương,
những cá nhân thuộc nhóm này vừa có các quyền chung của
quyền con người, vừa có các quyền riêng của nhóm.
– Theo cách thức đảm bảo và thực thi:
+ quyền chủ động: bắt buộc nhà nước phải có những hành động
cụ thể để đảm bảo quyền, thường là các quyền về kinh tế, xã hội,
văn hóa, VD với quyền được chăm sóc sức khỏe thì nhà nước
phải có các chương trình như tiêm chủng phổ cập, chương trình
chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, chương trình chăm sóc
sức khỏe người già, …
+ quyền thụ động: yêu cầu nhà nước “không hành động” để đảm
bảo quyền, thường là các quyền về dân sự, chính trị, VD quyền
không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo (tức là nhà nước
không được tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo với công dân)
– Theo điều kiện thụ hưởng:
+ quyền tuyệt đối: không giới hạn, không có điều kiện, VD quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền không bị tra
tấn, …
+ quyền tương đối: có điều kiện, giới hạn khi thụ hưởng. VD
quyền bầu cử chỉ có ở cá nhân đủ 18 tuổi, quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí phải trong khn khổ cho phép
– Theo mức độ pháp điển hóa:

+ quyền cụ thể: được gọi tên 1 cách cụ thể, VD quyền sống,
quyền học tập, quyền lao động, …


+ quyền hàm chứa: chưa được gọi tên cụ thể, thường là quyền
đang trong quá trình hình thành, VD quyền “an tử” ở VN, vẫn
đang trong thời gian xem xét, chưa được quy định trong PL VN ;
quyền kết hôn của người LGBT ở VN, cũng vẫn đang xem xét
4. Quyền con người và quyền công dân
– Quyền công dân là quyền mà nhà nước dành cho những người
mang quốc tịch của quốc gia, và quyền công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân.
– Điểu tương đồng giữa quyền con người và quyền công dân:
+ đều là quyền của cá nhân
+ đều được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng Pháp luật
– Sự khác biệt:

 

Quyền con người

Quyền công
dân

Chủ thể
hưởng
quyền

Công dân, người nước
ngồi, người khơng

quốc tịch

Cơng dân

Nguồn
luật ghi
nhận và
đảm bảo
thực hiện

PL quốc gia, PL quốc tế

PL quốc gia

Cơ chế quốc gia, cơ
chế quốc tế (1 số tòa án
(trên thế giới) đã tiếp

Cơ chế quốc gia

Cơ chế
đảm bảo


nhận khiếu kiện về
quyền con người của cá
nhân đối với hành vi vi
phạm quyền con người
của quốc gia)
– Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân:

+ quyền cơng dân chính là quyền con người trong 1 nhà nước cụ
thể
+ quyền công dân là nội dung cơ bản, quan trọng nhất của quyền
con người: vì trong 1 quốc gia thì cơng dân chiếm đại đa số, số
lượng người nước ngồi và người khơng quốc tịch rất ít (so với
công dân)
+ mỗi cá nhân con người đồng thời là chủ thể của cả 2 loại quyền
(trừ người không quốc tịch): công dân được hưởng quyền công
dân khi ở nước mình, khi sang lãnh thổ nước khác thì sẽ được
hưởng quyền con người
+ quyền công dân phải phù hợp với các điều ước quốc tế về
quyền con người: nếu PL quốc gia không phù hợp với các điều
ước quốc tế về quyền con người thì quốc gia đó sẽ bị coi là vi
phạm PL quốc tế.
 
II. Quá trình phát triển của tư tưởng quyền con người
1. Khái quát quá trình phát triển
– Cổ đại: mới chỉ có quyền của chủ nô
– Trung đại: đã xuất hiện quyền của người dân, nhưng mới chỉ có
các quyền dân sự


– Cận đại: quyền con người được đề cập 1 cách tồn diện, nổi
bật thơng qua Bản Tun ngơn về nhân quyền và dân quyền của
Pháp, Bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Quyền con người đã có
quyền dân sự, quyền chính trị.
– Hiện đại: bên cạnh quyền dân sự, chính trị, chú trọng hơn đến
quyền kinh tế – xã hội – văn hóa
2. Các thế hệ quyền con người
– Có 3 thế hệ quyền con người

– Thế hệ quyền con người thứ nhất: quyền dân sự – chính trị
– Thế hệ quyền con người thứ hai: quyền kinh tế – xã hội – văn
hóa
– Thế hệ quyền con người thứ ba: bổ sung các quyền con người
mới, gồm:
+ quyền phát triển: phát triển về cá nhân, phát triển về cộng đồng
+ quyền về môi trường: sống trong môi trường trong lành
+ quyền của người sống chung với HIV
+ quyền của nhóm LGBT
+ quyền an tử
+ quyền của lồi vật: khơng ngược đãi lồi vật, kể cả với vật ni
để cung cấp thực thẩm như lợn, bò, gà, vịt,… VD một số quốc gia
phát triển đã không nhập khẩu thịt bị từ quốc gia mà quy trình


chăn ni, giết mổ khơng đảm bảo tính nhân đạo (như việc khơng
được làm thịt bị bằng cách lấy búa đập vào đầu bò)
 
III. Pháp luật về quyền con người
1. Khái niệm pháp luật về quyền con người
– PL về quyền con người gồm:
+ PL quốc tế
+ PL quốc gia
– Hiện nay ở VN, PL về quyền con người đã được đưa vào nhà
trường ngay từ bậc tiểu học.
a. Luật nhân quyền quốc tế
– Là 1 ngành luật trong hệ thống PL quốc tế, bao gồm tổng thể
các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế, được các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, nhằm xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền

và tự do cơ bản cho mọi cá nhân và trong trường hợp cần thiết
được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do các
chủ thể của luật quốc tế thi hành.
– Đặc điểm:
+ đối tượng điều chỉnh của luật Nhân quyền quốc tế: là các quan
hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc tôn trọng,
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
+ chủ thể của luật nhân quyền quốc tế (chính là chủ thể của luật
quốc tế): gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ (IGO), và


các chủ thể khác (một số chủ thể đặc như Palestin (quốc gia
đang dành quyền dân tộc tự quyết), Đài Loan, Vatican, …)
Tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGO) và các cá nhân tuy không
phải là chủ thể của luật nhân quyền quốc tế, nhưng có ảnh
hưởng và vai trò nhất định trong việc thực thi luật nhân quyền
quốc tế. VD Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức theo dõi nhân quyền
quốc tế (đưa ra các Báo cáo nhân quyền của mỗi quốc gia)
– Cách thức xây dựng luật nhân quyền quốc tế: các chủ thể thỏa
thuận theo 1 trong 2 cách:
+ ký kết điều ước quốc tế
+ thừa nhận điều ước quốc tế
– Cơ chế bảo đảm thực hiện của luật nhân quyền quốc tế:
+ cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể:
Buộc đối tượng vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý
quốc tế: phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc
 Thành lập tòa án quốc tế để xét xử vi phạm nhân quyền:
hiện nay đã có Tịa hình sự quốc tế (ICC) được thành
chuyên xét xử 4 tội: tội diệt chủng, chống lại loài người, tội
phạm chiến tranh, tội ác xâm lược.

VN đã ký tham gia là thành viên của ICC nhưng chưa phê chuẩn
(nên chưa chính thức)


Buộc phải gánh chịu hậu quả bất lợi khác: hầu hết các gói
tài trợ từ các quốc gia phát triển đều yêu cầu quốc gia nhận
tài trợ phải đảm bảo nhân quyền
+ sự hình thành các thiết chế giám sát việc đảm bảo nhân quyền:
mỗi quốc gia đều phải báo cáo về tình hình nhân quyền trên quốc



gia mình, bên cạnh đó các tổ chức giám sát nhân quyền sẽ kiểm
tra để đưa ra báo cáo khách quan.
b. Pháp luật quốc gia về quyền con người
– Bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ban hành, trên cơ sở ý chí
quyền lực của nhà nước, nhằm xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các
quyền và tự do cơ bản cho mọi cá nhân trên lãnh thổ quốc gia và
đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia thực hiện.
– Đặc điểm:
+ cách thức xây dựng PL quốc gia về quyền con người: nhà
nước ban hành văn bản quy phạm PL như Hiến pháp, luật, …
+ cơ chế bảo đảm thực hiện của PL quốc gia về quyền con
người: cơ chế và biện pháp cưỡng chế theo PL quốc gia do nhà
nước thực hiện, như:
Trách nhiệm hình sự: là biện pháp cưỡng chế cao nhất
 Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại (vật chất, tinh
thần)

 Trách nhiệm hành chính: khiếu nại việc xử lý hành chính
 Trách nhiệm cơng chức, viên chức: khi cơng chức, viên
chức có hành vi xâm phạm quyền con người thì sẽ bị xử lý
theo Luật cán bộ, cơng chức, viên chức
2. Các nguyên tắc của pháp luật về quyền con người
– Nguyên tắc dân tộc tự quyết


– Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền con người
– Nguyên tắc bình đẳng và khơng phân biệt đối xử


– Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế về
quyền con người
– Nguyên tắc thực hiện quyền con người khơng tách rời lợi ích
quốc gia, lợi ích cộng đồng
3. Nguồn của pháp luật về quyền con người
a. Khái niệm
– Là những hình thức chứa đựng các quy phạm PL hoặc biểu
hiện sự tồn tại của các quy phạm PL điều chỉnh quan hệ giữa các
chủ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
– Gồm 2 nguồn chính:
+ nguồn PL quốc tế
+ nguồn PL quốc gia
b. Nguồn pháp luật quốc tế
– Gồm 3 loại:
+ điều ước quốc tế
+ tập quán quốc tế
+ các nguồn bổ trợ
(b1) Điều ước quốc tế về quyền con người

– Phân loại:
+ theo phạm vi ảnh hưởng:


Điều ước quốc tế phổ cập: phạm vi trên toàn thế giới


Điều ước quốc tế khu vực: chỉ có hiệu lực ở khu vực nhất
định, thường theo châu lục
+ theo tính chất:


Điều ước quốc tế về quyền con người cơ bản
 Điều ước quốc tế về quyền con người chuyên biệt
– Các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên
hợp quốc (9 công ước cơ bản):


+ ICERD: Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc
+ ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự – chính trị
+ ICESCR: Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế – xã hội – văn
hóa
+ CEDAW: Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ
+ CAT: Công ước về chống tra tấn, các hình thức trừng phạt hay
đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm
+ CRC: Công ước về quyền trẻ em
+ ICMW: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động
di trú và các thành viên gia đình họ

+ CPED: Cơng ước về bảo vệ những người bị cưỡng bức mất
tích
+ CRPD: Công ước về quyền của người khuyết tật


Trong số 9 công ước cơ bản về quyền con người, VN đã tham
gia 7 công ước, 2 công ước còn lại VN đang xem xét là ICMW và
CPED
– Các nghị định thư bổ sung công ước (9 nghị định thư): các nghị
định thư mang tính chất tùy chọn, quốc gia có thể lựa chọn tham
gia hoặc khơng tham gia.
+ ICESCR-OP: Nghị định thư bổ sung công ước quốc tế về các
quyền kinh tế – xã hội – văn hóa
+ ICCPR-OP1: Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất của Cơng
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị về việc hình thành
các thiết chế cho phép các cá nhân trình báo lên Ủy ban Nhân
quyền về các hành vi vi phạm Công ước) ==> VN chưa tham gia
nghị định thư này
+ ICCPR-OP2: Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 về huỷ bỏ
án tử hình, 1989 ==> VN chưa tham gia nghị định thư này
+ CEDAW-OP: Nghị định thư bổ sung cơng ước về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
+ CAT-OP: Nghị định thư bổ sung công ước về quyền trẻ em
– Đặc điểm của các điều ước quốc tế về quyền con người:
+ đều là các điều ước quốc tế vô thời hạn: thể hiện sự cam kết
bền vững của các quốc gia thành viên trong việc thực thi quyền
con người



+ vai trị của các tổ chức phi chính phủ (NGO): bất kỳ điều ước
quốc tế về quyền con người nào cũng đều có sự đóng góp của
các NGO trong việc xây dựng và giám sát thực hiện.
+ xác lập nghĩa vụ bắt buộc về lập pháp, hành pháp, tư pháp đối
với PL quốc gia: khi tham gia điều ước về lĩnh vực nào thì quốc
gia bắt buộc phải thay đổi hệ thống luật pháp của mình theo các
quy định trong điều ước đó
+ thiết lập cơ chế giám sát thực hiện:
+ hình thành các thiết chế quốc tế tiếp nhận khiếu kiện của cá
nhân: 1 cá nhân có thể kiện 1 quốc gia vi phạm quyền con người
– Bảo lưu điều ước quốc tế về quyền con người: thực tiễn:
+ hạn chế quyền tham gia điều ước quốc tế (Điều 17 ICERD-Việt
Nam)
+ nghĩa vụ phải đảm bảo 1 số quyền cụ thể (Điều 6 CRC – Trung
Quốc)
+ quyền tự quyết định của các dân tộc (Khoản 1 Điều 1 ICCPR)
+ thẩm quyền của các Ủy ban công ước (Điều 21, Điều 22 CAT –
Nga)
+ thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế (Khoản 1 Điều 29
CEDAW – Trung Quốc)
+ mối quan hệ với PL quốc gia (Điều 6 CRC – Trung Quốc)


VD: trong Cơng ước về quyền trẻ em (CRC), có 1 quy định về
việc không phân biệt đối xử đối với tất cả trẻ em và phải duy trì 1
hệ thống giáo dục quốc dân chung cho mọi trẻ em, tuy nhiên ở
VN đến nay vẫn duy trì 2 hệ thống giáo dục quốc dân: 1 hệ thống
cho trẻ bình thường, 1 hệ thống cho trẻ khuyết tật, lý do VN đưa
ra là việc duy trì 2 hệ thống giáo dục không phải là phân biệt đối
xử mà là nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ khuyết tật hưởng

quyền của mình 1 cách tốt nhất ==> VN bảo lưu điều khoản này
của CRC
VD: VN bảo lưu tất cả các điều khoản liên quan đến thẩm quyền
của cá nhân đối với các cơ quan tài phán quốc tế (tức là công
dân VN khơng có quyền kiện nhà nước VN)
 
———————
(b2) Tập qn quốc tế về quyền con người
– Gồm 3 nguồn:
+ Điều ước quốc tế về quyền con người: với các điều ước quốc
tế về quyền con người được hầu hết các quốc gia tham gia (như
Công ước quốc tế về quyền trẻ em), những quy định trong điều
đước đó trở thành những chuẩn mực chung ==> trở thành tập
quán quốc tế về quyền con người
+ Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc 1948, là văn kiện quốc
tế đầu tiên đề cập đến quyền con người, mặc dù khơng có giá trị
ràng buộc pháp lý, nhưng những nội dung trong bản Tuyên ngôn
này đã được công nhận rộng rãi và trở thành các tập quán quốc
tế về quyền con người


+ Thực tiễn quan hệ quốc tế: ví dụ các quy định về quyền sống,
quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo (thường là
quyền của của tù nhân chiến tranh), … trong thực tế quan hệ
quốc tế dần dần đã trở thành tập quán quốc tế
(b3) Các nguồn bổ trợ của luật nhân quyền quốc tế
– Nghị định của tổ chức quốc tế liên chính phủ
– Bình luận, khuyến nghị của các Ủy ban cơng ước, của các thiết
chế giám sát nhân quyền
– Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế

– Học thuyết về quyền con người
c. Nguồn pháp luật quốc gia
– Hiến pháp
– Bộ luật, Luật
– Các nguồn luật khác: các nghị định, thông tư
4. Mối quan hệ giữa PL quốc tế và PL quốc gia về quyền con
người
– Các luật trong hệ thống PL quốc gia đều đề cập trực tiếp hoặc
gián tiếp đến quyền con người
– Luật nhân quyền quốc tế là 1 bộ phận của PL quốc tế
a. Cơ sở của mối quan hệ
– Mối quan hệ giữa 2 chức năng của nhà nước:


+ chức năng đối nội: trong các chức năng đối nội có nội dung về
đảm bảo quyền con người, quyền công dân
+ chức năng đối ngoại: tham gia xây dựng và thực thi các điều
ước quốc tế về quyền con người
– Sự tham gia của nhà nước trong quá trình xây dựng luật: mỗi
quốc gia khi tham gia xây dựng luật quốc tế đều xuất phát từ lợi
ích của quốc gia và của cơng dân nước mình
– Ngun tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
(pacta sunt servanda): khi đã ký điều ước quốc tế thì quốc gia
phải thực hiện điều ước đó
b. Nội dung của mối quan hệ
– Luật quốc gia góp phần xây dựng luật nhân quyền quốc tế
– Luật quốc gia đảm bảo cho luật nhân quyền quốc tế được thực
hiện
Và ngược lại:
– Luật nhân quyền quốc tế góp phần hồn thiện luật quốc gia

– Luật nhân quyền quốc tế đảm bảo cho luật quốc gia được thực
hiện: việc hình thành các cơ chế giám sát của các tổ chức quốc
tế, của cá nhân đối với quốc gia là 1 cơ chế của luật quốc tế đảm
bảo cho luật quốc gia được thực hiện.
c. Cách thức thực hiện PL quốc tế về quyền con người trong
lãnh thổ quốc gia
– Có 2 cách:



×