CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG KÊNH
BẮC THUỘC HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI
CỦA TRẠM BƠM HỒNG VÂN
Chương I: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1 Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Thường Tín là một huyện nằm phía nam thành phố Hà Nội.Huyện
nằm tại vị trí :Vĩ độ 2052’20’’,kinh độ 105 51’50’’
Hệ thống thuỷ nông Hồng Vân thuộc Huyện Thường tín thành phố Hà Nội
là một tiểu khu trong hệ thống thuỷ nông Sông Nhuệ, được giới hạn bởi :
- Phía đông giáp sông Hồng
- Phía tây giáp sông Nhuệ
- Phía nam giáp huyện Phú xuyên .
- Và phía bắc giáp với Huyện Thanh trì Hà Nội.
Theo quy hoạch hệ thống thuỷ nông Hồng Vân có diện tích 12.648 ha
trong đó có 9500 ha đất canh tác gồm 28 xã và một thị trấn thuộc huyện Thường
tín Tỉnh Hà Tây cũ và 3 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng của Huyện Thanh trì
Hà Nội. Nguồn cấp nước chính của hệ thống được dẫn từ trạm bơm Hồng Vân lấy
nước từ sông Hồng và một phần diện tích dọc theo sông Nhuệ lấy nước tự chảy
hoặc bằng trạm bơm nhỏ từ nguồn nước sông Nhuệ. Trạm bơm Hồng Vân đảm
nhận cung cấp nước cho 9.131,2 ha thông qua ba tuyến kênh chính:
Kênh Bắc dài 8.015,1m phụ trách tưới cho 3.364,0 ha (trong đó tưới cho
huyện Thanh Trì là 1.700,0ha: 952,8ha đất nông nhiệp và 747,2 ha đất nuôi trồng
thuỷ sản).
1.1.2 : Địa lý địa hình và địa mạo.
Cao độ bình quân khu vực từ +2,0m đến +3,0m.Địa hình khu vực nam
tương đối thấp,nằm giữa sông Hồng và sông Nhuệ
Địa hình khu tưới tương đối cao so với các tiểu khu lân cận trong hệ thống
sông Nhuệ, cao độ dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, Khu ruộng cao nằm gần
trạm bơm Hồng Vân có cao trình từ +5,3 ÷ +5,6m, nằm trong khu tưới của kênh
đông, khu thấp nhất ở vùng Lưu Xá cao trình dưới +3,0m do kênh Tây phụ trách.
1.2.Địa chất công trình và địa chất thủy văn
1.1.1).Địa chất ,đất đai.
Mang đặc thù của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai, thổ
nhưỡng khu vực thuộc loại đất bồi tích, chiều dầy lớp canh tác lớn, độ pH từ 6,5 ÷
7,5 rất phù hợp cho việc canh tác nông nghiệp, cây trồng đa dạng và đạt năng suất
cao.
Đây là vùng có trình độ thâm canh lúa nước khá. Hầu như toàn bộ đất canh
tác ở vùng hàng vụ đều được bón phân hữu cơ, phân hoá học và ít nhiều đều có
sử dụng thuốc trừ sâu. Kết quả khảo sát ngoài thực địa và điều tra tình hình sản suất
nông nghiệp cho thấy cây trồng vùng này cho đến nay chưa có biểu hiện gì của sự
nhiễm độc do bón quá nhiều phân hoá học, thuộc trừ sâu hoặc do môi trường đất bị ô
nhiễm.
1.1.2). Địa chất vùng dự án.
a. Khu đầu mối trạm bơm.
Địa tầng của khu vực đầu mối hét sức đơn giản, trong phạm vi chiều sâu
khảo sát xuất hiện các lớp đất sau:
Lớp 1: Đất đắp sét pha màu xám nâu trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm:
Đây là lớp đất đắp đê, đắp bờ kênh có chiều dày thay đổi từ 0,5-3,7m.
Lớp 2: Đất sét pha mầu xám nâu, nâu hồng, trạng thái dẻo cứng, dẻo mềm
đến dẻo chảy, có chiều dày thay đổi từ 2,5-3,0m.
Lớp 3: Lớp cát hạt nhỏ màu xám đen, xám xanh, kết cấu chặt, đôi chỗ có
xen kẹp các lớp sét pha mỏng. Lớp này có chiều dày thay đổi từ 7,5-9,5m.
Lớp 4: Lớp sét pha màu xám đen, xám hồng, xám nâu trạng thái dẻo mềm.
Do hạn chế về chiều sâu khảo sát nên chưa xác định được chiều dày lớp này.
b. Các tuyến kênh chính.
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên chưa tiến hành khảo sát địa
chất công trình riêng cho các tuyến kênh nhưng qua đánh giá sơ bộ chúng tôi
thấy: Địa tầng của các tuyến kênh tương đối giống nhau, nó thể hiện điều kiện địa
tầng tổng thể của cả khu vực, bao gồm các lớp đất:
1). Lớp bùn đáy kênh.
Đây là lớp đất có thành phần phức tạp, bề dày thay đổi từ 0,2m đến 0,5m.
Lớp này không có lợi cho sự ổn định của đáy kênh và mái kênh sau khi kiên cố
cho nên trước khi thi công cần phải vét bỏ toàn bộ lớp này.
2). Đất đắp: Đất đắp sét pha màu xám nâu, xám đen trạng thái
dẻo cứng đến dẻo mềm
Lớp này phân bố dọc theo hai bên bờ kênh
Đất sét pha mầu nâu hồng, xám nâu, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy.
Đây là lớp đất nền kênh
1.3 : Khí hậu và thủy văn của công trình
Nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên vùng nghiên cứu mang các đặc trưng
điển hình của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có
mùa đông lạnh, cuối mùa ẩm ướt và nhiều mưa phùn, mùa hạ nóng và có nhiều
mưa.
1.3.1 : Khí hậu của lưu vực .
a) Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 23,7
0
C.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, có nhiệt độ bình quân nhiều
năm cao nhất là 23,9
0
C vào tháng 4, thấp nhất vào tháng 1: 16,9
0
C.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ bình quân nhiều
năm: 27,48
0
C.
Bảng 1.1:Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm
Tháng
I II III IV V VI VII VII
I
IX X XI XII
Năm
Nhiệt
độ
16,
9
17,
8
20,
3
23,
9
26,
8
28,
9
29,
1
28,
4
27,
0
24,
7
21,
6
18,
4
23,7
b) Độ ẩm không khí (%)
Độ ẩm vùng khá cao. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm đạt 85,4%.
Hai tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII) là tháng khô nhất đạt 82,4%. Thời kỳ ẩm
ướt nhất lại xảy ra vào hai tháng cuối mùa xuân đầu mùa hạ (tháng III, IV) với độ
ẩm trung bình đạt 88,5%.
Cao nhất vào tháng 4: 89,3%
Thấp nhất vào tháng 12: 82,3%
Bảng 1.2: Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình
Đặc điểm I II III IV V VI VI
I
VI
II
IX X XI XI
I
Nă
m
Độ ẩm t/đ trung
bình (%)
84,
4
86,
8
87,
6
89,
3
86,
8
83,
1
82,
6
86,
3
87,
8
84,
8
82,
5
82,
3
85,
4
Độ ẩm t/đ nhỏ nhất
(%)
79 81 83 85 78 68 70 74 85 77 77 73
77,
5
c) Lượng bốc hơi
Bốc hơi hàng năm của vùng lại khá lớn, bình quân đạt 856 mm. Các tháng
V, VI, VII là tháng có lượng bốc hơi cao nhất, bình quân đật 70 ÷ 80mm. Các
tháng II, III là tháng có lượng bốc hơi thấp nhất, bình quân 50 ÷ 60mm mỗi
tháng.
Bảng 1.3 : Phân phối bốc hơi các tháng trong năm.
Thán
g
I II III IV V VI VII VII
I
IX X XI XII Nă
Zm
m
60,
4
50,
8
56,
6
53,
8
79,
1
105,
4
111,
5
82,
8
65,
2
77,
4
73,
6
70,
4
73,
9
γ %
Vùng có số giờ nắng cả năm khoảng trên 1.700 giờ. Nói chung cả mùa hạ
đều nhiều nắng, bình quân mỗi tháng mùa hè có từ 170 ÷ 230 giờ nắng. Tháng I
đến tháng III là những tháng ít nắng nhất, bình quân chỉ có từ 40 ÷50 giờ nắng.
Bảng 1.4: Số giờ nắng hàng tháng trung bình nhiều năm
Tháng I II III IV V VI VI
I
VI
II
IX X XI XI
I
N¨m
Số ngày
nắng trung
bình
73.
9
45.
2
56.
1
87.
0
16
2.8
16
3.5
18
2.5
17
2.0
17
4.0
15
2.0
13
5.5
11
2.4
1.51
6.8
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 bình quân: 61,3mm/tháng. Cao nhất vào
tháng 12: 78,1mm; thấp nhất vào tháng 3: 1,6mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: có lượng bốc hơn bình quân tháng
nhiều năm: 81,7mm/tháng; cao nhất xảy ra vào tháng 7: 109mm/tháng và thấp
nhất vào tháng 9:65,2mm/tháng.
Tốc độ gió vùng này không lớn, bình quân khoảng 1,6 ÷ 1,8m/s. Hướng
gió thịnh hành vào mùa Hạ là Đông nam còn mùa Đông là Đông Bắc. Mùa Hè có
gió mạnh trong dông bão, tốc độ gió trong cơn dông, đặc biệt ở các tháng VII,
VIII có thể đạt tới cấp 7 đến cấp 10.
Về mùa hè: Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Nam tốc độ gió bình
quân: 1,6 đến 1,8m/s.
Về mùa Đông: Gió mùa Đông - Bắc, tốc độ gió bình quân 1,6 đến 1,9m/s
Bảng 1.5 :Tốc độ gió trung bình tháng trung bình nhiều năm và tốc độ gió
lớn nhất tháng quan trắc được tại (m/s).
Đặc trưng gió I II III IV V VI VI
I
VI
II
IX X XI XI
I
N¨
m
Tốc độ gió TB 1.
7
1.
9
1.
9
1.
9
1.
8
1.
6
1.
8
1.
4
1.
4
1.
4
1.
4
1.
6
1.6
Tốc độ gió TB lớn
nhất
12 12 18 22 18 24 34 28 20 18 14 14 34
Bão thường ảnh hưởng đến khu vực từ tháng 7 đến tháng 9 khi có bão thường
có gió từ cấp 7 đến cấp 10 theo thống kê nhiều năm, trung bình 1 năm có khoảng 3
cơn bão ảnh hưởng đến khu vực.
Ảnh hưởng của bão gây ra cho khu vực chủ yếu là gây ra mưa úng trên
diện rộng.
d) Tình hình thiên tai
Tốc độ gió vùng này không lớn, bình quân khoảng 1,6 ÷ 1,8m/s. Hướng
gió thịnh hành vào mùa Hạ là Đông nam còn mùa Đông là Đông Bắc. Mùa Hè có
gió mạnh trong dông bão, tốc độ gió trong cơn dông, đặc biệt ở các tháng VII,
VIII có thể đạt tới cấp 7 đến cấp 10.
Về mùa hè: Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Nam tốc độ gió bình
quân: 1,6 đến 1,8m/s.
Về mùa Đông: Gió mùa Đông - Bắc, tốc độ gió bình quân 1,6 đến 1,9m/s
Bảng 1.6 : Tốc độ gió trung bình tháng trung bình nhiều năm và tốc độ gió
lớn nhất tháng quan trắc được tại (m/s)
Đặc trưng gió I II III IV V VI VI
I
VI
II
IX X XI XI
I
N¨
m
Tốc độ gió TB 1.
7
1.
9
1.
9
1.
9
1.
8
1.
6
1.
8
1.
4
1.
4
1.
4
1.
4
1.
6
1.6
Tốc độ gió TB lớn
nhất
12 12 18 22 18 24 34 28 20 18 14 14 34
Bão thường ảnh hưởng đến khu vực từ tháng 7 đến tháng 9 khi có bão thường
có gió từ cấp 7 đến cấp 10 theo thống kê nhiều năm, trung bình 1 năm có khoảng 3
cơn bão ảnh hưởng đến khu vực.
Ảnh hưởng của bão gây ra cho khu vực chủ yếu là gây ra mưa úng trên
diện rộng.
1.3.2:Đặc điểm nguồn nước và thủy văn vùng quy hoạch
1- Sông Hồng
Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, đê hữu ngạn sông Hồng
là giới hạn phía đông của vùng dự án sông Hồng là nguồn cấp nước chính của
trạm bơm Hồng Vân.
Dòng chảy sông Hồng thường diễn biến theo mùa mưa và mùa khô:
Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh lũ thường xuất hiện vào tháng 7 và 8
lưu lượng trung bình mùa lũ đạt 8.000 – 10.000 m3/s. Trận lũ lịch sử trong
khoảng 100 năm gần đây là vào tháng 8-1971 với Qmax=25.000 m3/s và Hmax=
14.13m tại Hà Nội.
Mùa kiệt: từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mực nước sông giảm nhiều so với
mùa lũ, mực nước sông trong các tháng 3 và 4 thường xuống mức thấp nhất, lưu
lượng đo được tại trạm Hà Nội tháng 5-1960 chỉ đạt 350m3/s.
Bảng 1.7- Mực nước trung bình tháng cao nhất sông Hồng trạm Hà Nội
thời kỳ 1956-2008 (m)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 8.63 8.46 9.15 7.63 11.9 13.0 5.58 5.15 6.06 4.81 8.90 10.2
Bảng 1.8:a,- Mực nước trung bình tháng sông Hồng trạm Hà Nội
thời kỳ 1956-2008
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 5.92 5.58 5.27 5.49 6.44 8.94 3.2 2.92 2.67 2.90 3.74 6.09
Bảng 1.8.b,- Mực nước trung bình tháng thấp nhất sông Hồng trạm Hà Nội
thời kỳ 1956-2008 (m)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 4.63 4.33 3.96 3.84 3.57 3.98 2.26 2.08 1.73 1.83 1.90 2.02
Bảng 1.9 - Mực nước báo động trong mùa lũ tại Hà Nội (m)
Mực nước
Trạm
Báo động 1 Báo động 2 Báo động 3 Phân lũ
Hà Nội 9.50 10.50 11.50 13.30
Bảng 1.10- Lưu lượng trung bình tháng lớn nhất sông Hồng trạm Hà Nội
thời kỳ 1956-2008 (1000m3/s)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 2.77 2.37 3.34 2.08 7.94 10.3 15.1 25 14.3 10.2 8.95 3.56
Lưu lượng trung bình năm lớn nhất 2710 m3/s
2- Sông Nhuệ
Sông Nhuệ dài 74 Km, nối liền sông hồng (qua cống Liên mạc) với sông đáy (qua
cống Lương cổ) và cũng là gianh giới phía tây của hệ thống. Đây là trục tưới tiêu
kết hợp, có thể lấy nước từ sông Nhuệ để tưới cho một số khu tưới cục bộ.
1.4 : Tài nguyên thiên nhiên
1.4.1: Các loại đất chính trong khu vực
Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng dự án khoảng 17.507,3ha. Trong
đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 60%.
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người vào khoảng: 350 m
2
/ người.
2). Sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án.
a). Diện tích đất các loại trong vùng dự án: (ha)
Tổng diện
tích tự
nhiên
Đất nông
nghiệp
Đất trồng
cây hàng
năm
Đất trồng
cây lâu năm
Đất trồng
cỏ
Đất mặt
nước
17.507,3 10.067,4 9.935,8 106,6 25 1.531,8
b). Thời vụ gieo cấy:
- Vụ xuân: Trong khu vực thường gieo cấy vào cuối tháng 1 đến đầu tháng
2 hàng năm. Thời kỳ bơm nước đổ ải thường bắt đầu từ đầu tháng 1. cho các trà
xuân sớm và từ trung tuần tháng 1 cho các trà xuân muộn.
- Vụ mùa: Gieo cấy trong tháng 6 và thu hoạch vào cuối tháng 9.
Bảng: Năng suất lúa và hoa màu hệ thống Hồng vân (tấn/ha)
Hệ thống Lúa đông xuân Lúa mùa Ngô
Hồng vân DT(ha) NS(T/ha) DT(ha) NS(T/ha) DT(ha) NS(T/ha)
7.799,4 6,18 7.799,4 5,85 1.658,0 3,9
Hệ thống Khoai lang Đậu tương Rau các loại
Hồng vân DT(ha) NS(T/ha) DT(ha) NS(T/ha) DT(ha) NS(T/ha)
319,0 7,65 2.450,0 1,44 2.650,0 12,7
Năng suất sản lượng và cơ cấu cây trồng trong hệ thống hiện nay phần nào
đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đảm bảo được đời sống cho nhân dân trong
vùng tuy nhiên do nhu cầu nước chưa được đáp ứng kịp thời nên năng suất lúa
không ổn định, cơ cấu, diện tích hoa mầu vụ đông còn thấp. Vì vậy sau khi dự án
cứng hoá hệ thống kênh Hồng vân hoàn thành sẽ mở ra khả năng phát triển cơ cấu
cây trồng, tăng vụ, tăng năng suất rất lớn cho hệ hệ thống.
1.4.2.Tài nguyên nước
Nguồn cung cấp nước chính do dự án là sông Hồng và sông Nhuệ
1.5 : TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI.
1.5.1 Dân số và xã hội.
1). Đánh giá thực trạng dân số và xã hội trong vùng dự án.
Khu vực dự án bao gồm các xã của huyện Thường Tín, 03 xã thuộc huyện
Phú Xuyên (xã Văn Nhân; Nam Phong và thị trấn Phú Minh) và 05 xó thuộc
huyện Thanh Trì (Tả Thanh Oai; Vĩnh Quỳnh; Ngọc Hồi; Đại Áng và Liên
Minh), có dân số tính đến năm 2008 khoảng gần 300 nghìn người, số lao động
trong độ tuổi khoảng gần 100 nghìn người
Nguồn thu nhập của nhân dân trong vùng dự án hiện nay vẫn chủ yếu từ
sản xuất nông nghiệp, các nguồn thu nhập khác bằng các nghề phụ có rất ít và
chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Trong 10 năm qua, với sự đổi mới cơ
chế quản lý trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân trong vùng hưởng lợi
khai thác được tiềm năng đất đai, mở rộng sản xuất, tạo bước tăng trưởng trong
sản xuất nông nghiệp trên cả 2 mặt diện tích và sản lượng. Nhiều giống cây có
năng suất chất lượng cao đã được trồng cấy trên đồng ruộng, việc bảo vệ và củng
cố các công trình thủy lợi, phong trào kiên cố hoá kênh mương đã từng bước
được quan tâm. Tuy vậy do giá nông sản còn quá thấp so với chi phí lao động,
hàng hoá nông sản còn thiếu thị trường tiêu thụ, hệ thống công trình tưới tiêu còn
chưa được đồng bộ, chi phí cho sản xuất nông nghiệp còn lớn cho nên đời sống
của đại đa số nhân dân trong vùng còn khó khăn.
2). Định hướng về phát triển dân số và xã hội trong vùng.
* Mục tiêu chiến lược.
Theo tinh thần của các nghị quyết đại hội đảng bộ của các địa phương
trung vùng, mục tiêu chiến lược chung là: Ổn định và phát triển kinh tế xã hội mà
mục tiêu trước mắt là xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời
sống nhân dân.
* Biện pháp thực hiện.
Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, biện pháp chung mà nghị
quyết đại hội của các đảng bộ các địa phương đã nêu ra là:
+ Thực hiện vận động sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ tăng dân số.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho các
diện tích canh tác.
+ Thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đông lên khoảng 50% diện tích
đang cấy 2 vụ. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
+ Thâm canh nuôi trồng thủy sản trên các diện tích ao hồ, đầm lầy trong
khu vực.
+ Đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế và các
công trình phúc lợi xã hội công cộng khác ở địa phương.
1.5.2 Nông nghiệp và nông thôn.
Toàn bộ các xã thuộc phạm vi của dự án đều thuộc vùng nông thôn, nghề
nghề ngiệp chủ yếu của nhân dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy thực
trạng về dân số xã hội đã trình bày trong mục 2.4.1 cũng chính là thực trạng của
nông nghiêp và phát triển nông thôn trong vùng.
1.5.3 Công nghiệp.
Công nghiệp trong vùng dự án bắt đầu phát triển trong vùng đã có một vài
khu công nghiệp bắt đầu đi vào khai thác.
1.5.4 Giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông trong vùng rất phát triển. Đường bộ có tuyến đường
Quốc lộ 1A cũ và mới, tuyến đê sông Hồng và nhiều tuyến đường liên xã khác.
Đường thủy có sông Hồng.
1.5.5 Năng lượng.
Điện lưới quốc gia đã về đến tất cả các xã thuộc phạm vi của dự án.
1.5.6 Cung cấp nước sinh hoạt.
Trừ thị trấn Thường Tín và một số xã thuộc huyện Thanh Trì, các xã còn
lại thuộc phạm vi của dự án đi qua đều chưa có nước máy, nhân dân trong các xã
này đều dùng nước giếng khơi, cá biệt vẫn có những gia đình dùng nước sông
hoặc nước ao tù.
1.5.7 Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.
Mặc dù còn nghèo nhưng chính quyền ở các địa phương rất quan tâm đến
vấn đề vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng, toàn bộ các xã đều có trạm y tế xã. Toàn
bộ trẻ em trong vùng đều được tiêm phòng theo quy định. Công tác vệ sinh môi
trường luôn được coi trọng, nhà cửa rộng rãi thoáng mát.
Chương II:Hiện trạng thủy lợi và sử dụng đất đai.
2.1.Hiện trạng thủy lợi
2.1.1 Hiện trạng công trình đầu mối.
Hệ thống trạm bơm tưới Hồng vân được nghiên cứu năm 1961,xây dựng
năm 1963 và đưa vào khai thác sử dụng năm 1964.Công trình được xây dựng với
các thông số kỹ thuật sau
+ Vị trí trạm bơm đặt tại K88+290m đê hữu sông Hồng
+ Trạm bơm được lắp đặt 5 tổ máy loại trục đứng của rumani công suất
máy 8000m
3
/h, động cơ 200 KW.
+ Lưu lượng thiết kế Qtrạm =10,7 m
3
/s
+ Mực nước hút min Zhmin = +1,54m với P=95%
+ Cao trình đáy bể hút Z bể hút = -1,80m
+ Mực nước bể xả max Zbxả max = +6,90 m
+ Mực nước bể xả thiết kế Zbxả tk = +6,30 m
+ Hệ số tưới: q = 0,8l/s/ha
+ Mức đảm bảo tưới: Tần suất p=75%.
Qua 45 năm vận hành khai thác các tổ máy bơm đã bị xuống cấp nghiêm
trọng, công suất hiện tại của các tổ máy chỉ còn đạt khoảng 60%. Kết cấu bê tông
nhà trạm vẫn còn khá tốt, chưa có hiện tượng lún nứt, tuy nhiên nhà trạm được
xây dựng theo kiểu giếng để chống lũ sông Hồng nên khi vận hành nhiệt độ trong
nhà lên khá cao, tiếng ổn lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân vận
hành.
Đoạn kênh hút của trạm bơm bị bồi lắng thường xuyên, mái kênh phía nhà
trụ sở của Xí nghiệp KTCT thủy lợi Hồng Vân đã bị sạt trượt nghiêm trọng.
Bể xả, cống xả qua đê và cống lấy nước phù sa còn khá tốt.
Nhà quản lý được xây dựng kiểu tường gạch xây vữa vôi, mái lợp ngói. Từ
khi xây dựng đến nay không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên đã bị
xuống cấp nhiều, tường đã bị nứt, mái thường xuyên bị thấm dột khi trời mưa.
Nhà quản lý quá chật, không đủ diện tích theo yêu cầu.
2.2.2 Hiện trạng các tuyến kênh.
1). Các tuyến kênh tưới.
Do công trình đầu mối và kênh mương trước đây thiết kế với hệ số tưới
q = 0,8l/s/ha quá nhỏ so với yêu cầu nước hiện nay, hệ số lợi dụng kênh đất toàn
hệ thống η là không thể thực hiện được theo thiết kế nên diện tích tưới của hệ
thống sau nhiều lần rà soát lại đã được xác định còn 9.131,2 ha (các diện tích cuối
kênh được bổ xung bằng các công trình tưới khác) và thực tế hiện nay kênh đất
thấm, tổn thất nước nhiều, mặt cắt bị xói rộng lại thêm rò rỉ qua các cống lấy
nước nên đầu nước trong kênh bị hạ thấp, nước chỉ về tới khoảng 3/4 chiều dài
kênh, nên diện tích thực tế chủ động tưới chỉ khoảng 7.768,8 ha, hiện trạng cụ
thể 3 kênh chính như sau:
Kênh Bắc dài 8.015,1m phụ trách tưới cho 3.364,04 ha thực tế hiện nay
chỉ tưới được cho 2.681,8 ha, dọc tuyến kênh có 32 cống lấy nước đầu kênh cấp
II với khẩu diện từ 20x30cm đến 80x100cm và 02 cống đầu kênh đông và kênh
tây. Trong đó 20 cống bị hỏng cửa van và bộ phận đóng mở, số còn lại ở tình
trạng hoạt động kém, rò rỉ nước nhiều.
Các công trình điều tiết và một số công trình trên kênh như xi phông, cầu
máng được xây dựng và đưa vào khai thác từ những năm 1964 đến nay đã hư
hỏng nhiều, khẩu độ hẹp, không còn đáp ứng được yêu cầu tưới trong tình hình
sản xuất hiện nay.
Toàn hệ thống có 129 kênh và cống lấy nước đầu kênh cấp II và kênh vượt
cấp, các cống này thường bị đào bới, để nước chảy tràn lan gây lãng phí nước các
cống lấy nước, đa số bị hỏng cửa van và bộ phận đóng mở, bị rò rỉ mạnh, trong
đó có 86 tuyến kênh nhánh cấp II + kênh vượt cấp hầu hết là kênh đất, chỉ có một
số ít kênh đã được kiên cố một phần .
2). Hiện trạng tiêu.
Qua khảo sát quy hoạch hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ, nhìn chung tiểu
khu Hồng Vân là khu cao, các công trình tiêu nước đã tương đối hoàn chỉnh và
đáp ứng được nhu cầu tiêu úng, tuy nhiên đối với những trạn mưa > 300mm một
số vùng năng lực tiêu còn thấp do đó cần được bổ sung thêm một số trạm bơm
tiêu nội đồng để đảm bảo chắc ăn cho vụ mùa.
2.3. Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi
Nhìn chung các công trình đầu mối các kênh chính,kênh nhánh,các công
trình trên kênh thuộc hệ thống Hồng Vân đã xuống cấp trầm trọng
Công trình đầu mối :Nhà máy có 5 máy bị hư hỏng,bạc trục,cút sine công
suất hiện tại chỉ đạt 60%.Kênh dẫn vào bể hút bị sạt lở,đáy kênh theo thiết kế
rộng 10m nay bị bồi lắng và bị thu hẹp lại còn 7 m.Nhà quản lý bị xuống cấp
nhiều,tường bị rạn nứt,mái thường xuyên bị thấm dột khi trời mưa,diện tích nhà
quản lý không đủ yêu cầu
Hệ thống kênh chính nhiều đoạn bị xói rộng thêm,bờ kênh bị sụt sạt,nhiều
đoạn dễ bị tràn.Đa số cống lấy nước tren kênh bị hỏng cửa van
Chương III
Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án quy mô và hình thức đầu tư
3.1.Sự cần thiết phải đầu tư
3.1.1: Công trình đầu mối.
- Nhà máy có 5 máy bơm 8000m
3
/h của RUMANI động cơ 200KW, lưu
lượng thiết kế Q trạm = 10,7 m3/s. Hiện nay máy bơm bị hư hỏng bi, bạc trục, cút
sinê … phải thay đi thay lại nhiều lần, hệ thống điện hạ áp của nhà máy đã bị hư
hỏng, xuống cấp, đã sửa chữa thay thế nhiều chi tiết nên không còn đồng bộ như
thiết kế ban đầu. Do đó dẫn đến giảm lưu lượng của máy, theo kết quả kiểm tra
lưu lượng của Viện nghiên cứu thuỷ lợi Hà Nội thì máy bơm 8000m
3
/h trạm bơm
Hồng Vân thực tế chỉ đạt lưu lượng 5200m
3
/h.
- Bể xả ở cao trình (+ 2,4)m; đỉnh tường bể xả ở cao trình (+ 7,5)m, hai
bên có hai cống ngách dùng lấy nước tự chảy khi nước sông Hồng ở cao trình
(+6,5)m đến (+8,9)m. Cống qua đê sông Hồng thuộc loại cấp I, cống hộp hai cửa
kích thước (2 x 2,4 x 2,6)m, cao trình đáy cống (+4,0)m. Kênh dẫn nước từ Sông
Hồng vào bể trạm bơm Hồng Vân dài 100m có đáy ở cao trình (-1,0)m; hai mái
kênh dẫn được lát đá từ cơ (+9,0)m đến đáy kênh dẫn. Hiện nay bể xả, cống xả
qua đê nhìn chung chất lượng bê tông còn tốt, phần cầu thang và cánh cửa có bị
hư hỏng nhưng dễ khắc phục. Riêng phần kênh dẫn vào bể hút bị sạt lở, đáy kênh
theo thiết kế rộng 10m nay bị bồi lắng và bị thu hẹp chỉ còn khoảng 7,0m.
3.1.2 :Hệ thống kênh.
- Hệ thống kênh chính tưới của hệ thống Hồng Vân là kênh đất pha cát nên
độ thấm rất lớn, nhiều đoạn bị xói rộng thêm, bờ kênh bị sụt sạt, nhiều đoạn bị
thấp dễ bị tràn, đa số các cống trên kênh bị hư hỏng cửa van, rò rỉ mang cống, do
đó bị tổn thất đầu nước rất lớn, thời giam bơm tưới phải kéo dài. Mặt khác, do
công trình đầu mối và kênh mương trước đây thiết kế với hệ số tưới q = 0,8 l/s/ha
quá nhỏ so với nhu cầu hiện nay, hệ số lợi dụng kênh đất toàn hệ thống là không
thể thực hiện được nên diện tích tưới chỉ đáp ứng được khoảng 7.768,8 ha. Hiện
trạng cụ thể 3 tuyến kênh chính như sau:
+ Kênh Bắc dài 8.015,1 m, phụ trách tưới cho 3.364,04 ha thực tế hiện nay
chỉ tưới được cho 2.681.8 ha. Dọc tuyến có 32 cống lấy nước đầu kênh cấp II với
khẩu diện từ 20x30cm đến 80x100cm và 02 cống đầu kênh Đông và kênh Tây;
trong đó có khoảng 20 cống bị hỏng cửa van và bộ phận đóng mở, số còn lại ở
trong tình trạng hoạt động kém, rò rỉ nước nhiều. Cầu máng Nhị Châu khẩu diện
hẹp (BxH = 1,7 x 1,7m) không đủ chuyển lưu lượng cho diện tích của huyện
Thanh Trì (1700ha), hiện tại chỉ có thể chuyển lưu lượng để tưới cho khoảng
850ha.
Cống Nhị Châu (trên đường qua thôn Nhị Châu) có khẩu diện hẹp (BxH = 1,2
x1,7m), khả năng tưới tối đa được cho khoảng 550ha đất canh tác nông nghiệp.
Nay, nếu muốn mở rộng diện tích tưới thêm cho 05 xã thuộc huyện Thanh
Trì (diện tích mở rộng 1.036,74 ha) phải mở rộng khẩu diện của cầu máng và
cống điều tiết Nhị Châu. Đồng thời phải kéo dài thêm tuyến kênh để phục vụ cấp
nước sạch cho phần diện tích tăng thêm của huyện Thanh Trì, tổng chiều dài
tuyến kênh sau khi cải tạo nâng cấp là 10.000m.
+ Kênh Tây dài 11.247,8 m, phụ trách tưới cho 2.324,27 ha thực tế hiện
nay chỉ tưới được cho 2.030ha ha. Dọc tuyến có 47 cống lấy nước đầu kênh cấp II
với khẩu diện từ 20x30cm (hoặc cống tròn đường kính 30cm) đến 60x80cm;
trong đó khoảng 30 cống bị hư hỏng, rò rỉ, hỏng cửa van và bị rò rỉ mang v.v.
+ Kênh Đông dài 13.345,2m, phụ trách tưới cho 3.442,92 ha thực tế hiện
nay chỉ tưới được cho 3.057ha. Dọc tuyến có 50 cống lấy nước đầu kênh cấp II
với khẩu diện từ 20x30cm (hoặc cống tròn đường kính 20cm) đến 70x90cm;
trong đó có khoảng trên một nửa số công bị hư hỏng cửa van, bị rò rỉ mang .
Vùng này chủ yếu là đất pha cát nên độ thấm rất lớn và rất dễ bị sụt sạt bờ kênh.
- Hệ thống kênh nhánh: Trong hệ thống có 129 kênh nhánh cấp 2 lấy nước
từ ba tuyến kênh chính cấp nước cho các kênh cấp 3 tưới vào mặt ruộng với tổng
chiều dài 110,29 km, trong đó có 86 tuyến kênh chưa được cứng hoá hoặc đã
cứng hoá được 1 đoạn, tổng chiều dài chưa cứng hoá trong 86 tuyến kênh là
51,939 km, trong đó:
+ Có 41 tuyến kênh cấp 2 thuộc kênh Đông với chiều dài: 28,4542km;
+ Có 27 tuyến kênh cấp 2 thuộc kênh Tây với chiều dài: 12,6479km;
+ Có 18 tuyến kênh cấp 2 thuộc kênh Bắc với chiều dài: 10,8370km.
Các công trình trên kênh cấp 2 và các cống lấy nước hiện nay đã bị xuống
cấp nghiêm trọng, bờ kênh bị sạt lở, lòng kênh bị bồi lắng, nhiều nơi đáy kênh
gần cao bằng mặt ruộng nên không đảm bảo dẫn nước tưới.
C, Bổ sung nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho dân sinh kinh tế, cho công
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, hệ thống thuỷ nông Hồng Vân không chỉ cấp nước sạch phục vụ cho
nông nghiệp trồng trọt như thiết kế ban đầu. Sau khi hợp nhất Hà Tây và Hà Nội,
huyện Thường Tín, Phú Xuyên đã và sẽ phát triển nhanh các cụm điểm công
nghiệp và làng nghề, bản thân ngành nông nghiệp cũng phải chuyển đổi mạnh mẽ
cơ cấu như phát triển nhiều vùng rau sạch, trồng hoa, nuôi trồng thuỷ sản Đặc
biệt, do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, môi trường ước ngày càng bị ô nhiễm, do
đó nhu cầu cấp nước sạch phục vụ phát triển đa mục tiêu và giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường của các địa phương là cần thiết và cấp bách.
Hiện tại hệ thống tưới Hồng Vân đang cấp nước tưới qua kênh Bắc cho
663,26 ha thuộc các xã: Đại Áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Liên Ninh, Ngọc
Hồi của huyện Thanh Trì. Trước đây, một số diện tích của các xã này phải dùng
nước thải từ nội thành để canh tác nên năng suất rất thấp, đặc biệt là chất lượng
rau màu không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm nên không được thị
trường chấp nhận. Nay, do được dùng nước sạch từ sông Hồng để tưới nên năng
suất và chất lượng cây trồng được nâng lên rất nhiều, môi trường nông thôn cũng
được cải thiện đáng kể. Nhân dân các xã thuộc miền Tây của huyện Thanh Trì rất
mong mỏi được dùng nước sạch từ hệ thống Hồng Vân để phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo môi trường. Khi dự án được hoàn thành, diện
tích được cấp nước sạch từ hệ thống Hồng Vân của huyện Thanh Trì sẽ tăng lên
là 1.700 ha.
3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án.
3.1.1 Mục tiêu của dự án.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho 7.431,23 ha đất canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho công nghiệp thuộc huyện Thường Tín
và 03 xã thuộc huyện Phú Xuyên (xã Văn Nhân; Nam Phong và thị trấn Phú
Minh) .
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho 1.700ha đất canh tác nông nghiệp
của 05 xã thuộc huyện Thanh Trì (Tả Thanh Oai; Vĩnh Quỳnh; Ngọc Hồi; Đại
Áng và Liên Minh) phục vụ chuyên canh rau màu chất lượng cao và cải tạo môi
trường sinh thái.
3.1.2 Nhiệm vụ của dự án
- Đánh giá lại chất lượng các công trình trên kênh Bắc, các công trình trên
kênh, các hệ thống kênh nhánh thuộc kênh Bắc, tính toán lại diện tích tưới thực
tế, các chỉ tiêu thiết kế hợp lý như hệ số tưới, mực nước tưới;
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong việc Cải tạo nâng cấp
kênh Bắc, tuyến kênh nhánh cấp II, các công trình trên kênh và các cống lấy nước
để đảm bảo tưới chủ động cho 3364,3 ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, cấp
nước cải tạo môi trường và phục vụ phát triển đa mục tiêu của các địa phương
trong hệ thống, giảm chi phí quản lý, tiết kiệm nước tưới, rút ngắn thời gian
chuyển nước, tiết kiệm đất canh tác.
3.2 Quy mô và hình thức đầu tư
3.2.1 Quy mô của dự án.
- Thay mới và lắp đặt 5 máy bơm chìm trục đúng loại 8.000 m
3
/h, cải tạo
nâng cấp nhà máy bơm cũ cho phù hợp với loại máy bơm mới, sửa chữa nâng cấp
hệ thống điện hạ thế và tủ điều khiển.
- Nạo vét và kiên cố hóa 100m kênh dẫn vào bể hút trạm bơm đầu mối.
- Kiên cố hoá 3 tuyến kênh tưới chính với tổng chiều dài 32.608,1m, kết
hợp cải tạo nâng cấp đồng bộ các công trình trên kênh và các cống lấy nước vào
kênh nhánh.
- Kiên cố hoá 86 tuyến kênh tưới nhánh cấp II, lấy nước từ 3 tuyến kênh
chính với tổng chiều dài 51.939,1m, kết hîp n©ng cÊp ®ång bé c«ng tr×nh trªn
kªnh vµ cèng lÊy níc däc kªnh.
Chương III
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
4.1 TÍNH TOÁN NHU CẦU TƯỚI
4.2.1 Mục đích của tính toán nhu cầu tưới
Để xác định được yêu cầu dùng nước của cây trồng trong khu vực nghiên cứu
cần tính toán yêu cầu nước của từng loại cây trồng trong những điều kiện cụ thể
nhằm tìm ra chế độ cung cấp nước thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng của
cây trồng.
Qua việc tính toán chế độ tưới của khu vực ta đề xuất phương án cấp nước,
tính toán phối hợp nguồn nước nhằm xác định qui mô, kích thước công trình, đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu dùng nước đồng thời vốn đầu tư xây dựng công trình
kênh Bắc trên hệ thống Hồng Vân là nhỏ nhất.
4.2.2 Nội dung tính toán
- Tính toán nhu cầu tưới cho lúa chiêm.
- Tính toán nhu cầu tưới cho lúa mùa.
- Tính toán nhu cầu tưới cho cây vụ đông bao gồm cây màu và cây hoa.
4.2.2.1. Tính toán chỉ tiêu mưa vụ thiết kế
a) Mục đích
Để phục vụ cho việc tính toán nhu cầu tưới cho cây trồng nhằm đánh giá
khả năng nguồn nước của công trình.
b) Ý nghĩa
Từ việc tính toán lượng mưa tưới vụ thiết kế xác định được lượng nước
thừa, thiếu đối với từng loại cây trồng trong từng thời đoạn khác nhau, đảm bảo
cung cấp đủ nước theo yêu cầu của cây trồng, đồng thời tiết kiệm được nước tưới.
c) Nội dung tính toán
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ chiêm.
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ mùa.
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ đông.
d) Chọn trạm tính toán,tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán
Chọn trạm tính toán
Nguyên tắc chọn trạm tính toán:
Trạm khí tượng phải nằm trong khu vực tính toán hoặc lân cận khu vực tính
toán.
Trạm phải có tài liệu đủ dài và phải có tài liệu mưa ngày.
Tài liệu của trạm phải được chỉnh biên, xử lý và đảm bảo tính chính xác.
Qua quá trình phân tích em chọn trạm Hà Đông thuộc Hà Nội để làm tài liệu tính
vì:
+,Thời gian quan trắc đủ dài
+,Số liệu quan trắc chính xác rõ ràng, nằm gần khu vực nghiên cứu
Chọn tần suất thiết kế
Tần suất thiết kế được chọn dựa trên nguyên tắc sau:
+ Nhiệm vụ công trình.
+ Quy mô công trình.
+ Tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Chọn tần suất đã được tiêu chuẩn hoá thành quy phạm.
Theo tiêu chuẩn XDVN 285-2002 chọn tần suất thiết kế nâng từ P = 75% lên
P = 85%. Do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, khả năng đầu tư ngày
càng cao nên đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới cho cây trồng.
Chọn thời đoạn tính toán
Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, kế hoạch canh tác của khu vực thì thời đoạn
tính toán được chia làm 3 vụ chính như sau:
+ Vụ chiêm: Từ 13/1 đến 20/5
+ Vụ mùa: Từ 13/6 đến 30/9
+ Vụ đông : Từ 5/10 đến 13/01.
e) Phương pháp tính toán
Có ba phương pháp tính toán:
• Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành: Thường dùng để tính lũ,
sử dụng các công thức xét đến đặc trưng địa hình, địa mạo…
• Phương pháp xác suất thống kê: yêu cầu có nhiều tài liệu
• Phương pháp dùng lưu vực tương tự: Khi dùng trạm tham khảo phải xét
đến tính tương tự, tính đại diện tùy vào các đặc trưng tính toán như địa hình, địa
mạo, độ dốc giống nhau, cùng một hướng gió, diện tích như nhau, thậm trí cả về
địa chất, địa chất thủy văn.
Dựa trên những yêu cầu của từng phương pháp, trong đồ án này em chọn
phương pháp xác suất thống kê để tính toán.
f) Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế theo phương pháp xác suất thống kê
Bước 1: Chọn mẫu:{x
i
}
i=
1,n
Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo, để mẫu càng gần với tổng thể, mẫu phải
đảm bảo các tiêu chuẩn là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất.
Bước 2: Xây dựng đường tần suất
Đường tần suất kinh nghiệm
- Giả sử có các mẫu thống kê : X
1
, X
2
,…,X
n
- Sắp xếp chuỗi số liệu từ lớn đến bé.
- Tính tần suất kinh nghiệm theo công thức sau:
Công thức kỳ vọng :
%100.
1
+
=
n
m
P
( 4-1)
(Trong đó: m là số thứ tự của năm trong liệt tài liệu đã sắp xếp; n là số phần tử
của liệt tài liệu hay là số năm quan trắc).
- Chấm các điểm quan hệ X
i
và P
i
lên hệ tọa độ.
- Vẽ đường cong trơn đi qua tâm băng điểm quan hệ.
• Đường tần suất lí luận: có 3 phương pháp để vẽ đường tần suất lí luận
• Phương pháp mô men
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, nhanh và cho kết quả
tính toán khách quan.
+ Nhược điểm: Khi gặp trường hợp có điểm đột xuất không xử lý được và
thường cho kết quả thiên nhỏ khi tính toán các số đặc trưng thống kê. Phương
pháp kiểm tra sự phù hợp của mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo
bằng phương pháp thống kê thường không đủ nhạy để phản ánh đầy đủ sự khác
nhau giữa mô hình giả thiết với mô hình thực tế. Chính vì sai số lớn nên ít dùng.
• Phương pháp 3 điểm
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh, đơn giản.
+ Nhược điểm: Do tính chất của phương pháp là chọn 3 điểm trên đường tần
suất kinh nghiệm để tính toán nên độ chính xác còn phụ thuộc vào chủ quan
người vẽ. Phương pháp này hiện nay cũng ít được sử dụng.
• Phương pháp đường thích hợp
+ Ưu điểm: Phương pháp này cho ta khái niệm trực quan, dễ dàng nhận xét
và xử lý được điểm đột xuất (khắc phục được nhược điểm của phương pháp
mômen).
+ Nhược điểm: Phương pháp này tính toán phức tạp do phải thử dần các giá
trị của “m” sao cho đường tần suất lý luận phù hợp nhất với đường tần suất kinh
nghiệm. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhờ sự trợ giúp của máy tính sẽ khắc
phục được nhược điểm trên và được áp dụng rộng rãi.
⇒
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 3 phương pháp trên nên chọn phương
pháp đường thích hợp dần để vẽ đường tần suất lý luận trong đồ án.
Cơ sở của phương pháp: Phương pháp thích hợp cho rằng có thể thay đổi
các số đặc trưng thống kê trong chừng mực nhất định sao cho mô hình xác suất
giả thiết (đường tần suất lý luận) thích hợp nhất với chuỗi số liệu thực đo.
• Các bước tính toán
1.Vẽ đường tần suất kinh nghiệm từ mẫu thống kê
2.Tính trị số bình quân
X
, hệ số phân tán C
V
, hế số thiên lệch C
S
theo công
thức mẫu
+
1
1
n
i
i
X X
n
=
=
∑
( 4-2)
+
)1n(
)1K(
C
2
i
V
−
−
=
∑
,(Trong đó K
i
là hệ số môđun
X
Xi
K
i
=
) (4-3)
+
VS
C.mC
=
( 4- 4)
3.Giả thiết mô hình phân bố xác suất lý luận ứng dụng (đã chọn ứng dụng mô
hình Pearson III ở trên)
4.Tính tung độ của đường tần suất lý luận
p p
X K .X
=
(K
p
tra bảng theo C
V
, C
S
, P) (4-
5)
5.Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với các điểm tần suất kinh
nghiệm bằng cách chấm quan hệ Q
p
~ P lên giấy tần suất, nối các điểm đó lại
thành đường tần suất lý luận; Nếu đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm
tần suất kinh nghiệm là được; Nếu không phù hợp thì thay đổi các thông số
X
,
C
V
, C
S
thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 3: Xác định trị số thiết kế
Tra trên đường tần suất lý luận giá trị thiết kế X
vụP
ứng với tần suất thiết kế P =
85%.
Bước 4: Xác định mô hình phân phối thiết kế
• Nguyên tắc chọn mô hình mưa đại diện
Mô hình mưa được chọn phải có lượng mưa gần bằng lượng mưa ứng với tần
suất thiết kế P%.
Mô hình mưa chọn phải là mô hình đã xảy trong thực tế, tức là phải nằm
trong liệt quan trắc.
Ta có thể chọn mô hình mưa đại diện theo hai trường hợp sau:
+ Mô hình bất lợi nhất: tức là chọn năm kiệt nhất, mưa ít nhất mà lại cần
nhiều nước nhất. Khi chọn theo mô hình này thì khả năng cấp nước là an toàn.
Tuy nhiên kích thước công trình lớn, công trình làm việc không hết công suất,
hiệu quả công trình không cao gây lãng phí.
+ Mô hình thường xuyên xuất hiện : khi chọn theo mô hình này thì công trình
thường xuyên làm việc hết công suất, công trình có hiệu quả cao. Tuy nhiên với
năm ít mưa sẽ ít nước không đảm bảo điều kiện bất lợi.
• Chọn mô hình mưa đại diện:
Từ bảng tính toán tần suất lí luận ta chọn được lượng mưa thiết kế X
P
ứng
với P = 85%
Khi chọn mô hình mưa đại diện ngoài hai nguyên tắc chọn lượng mưa gần
bằng lượng mưa ứng với tần suất thiết kế và có trong thực tế thì cần phải kết hợp
được hai mô hình trên để đảm bảo điều kiện kinh tế lẫn kỹ thuật. Dựa trên kết quả
tính toán được và những ưu nhược điểm của hai mô hình đối với công trình tưới,
trong đồ án này em chọn mô hình mưa đại diện dựa trên mô hình bất lợi nhất.
• Phương pháp thu phóng:
Vì lượng mưa điển hình khác với lượng mưa thiết kế (P
TK
= 85%) nên ta phải
thu phóng lại mô hình mưa điển hình bằng một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp thu phóng cùng tỷ số: Phương pháp này phù hợp cho trận
mưa điển hình và lượng mưa của cả trận là lượng mưa thiết kế.
+ Phương pháp thu phóng cùng tần suất: Phương pháp này phù hợp cho trận
mưa thiết kế có cùng lượng mưa với thời đoạn ngắn tương ứng với tần suất thiết
kế. Nhưng các hệ số K
1
, K
2
, …, K
n
khác nhau thì hình dạng của trận
mưa không được bảo tồn.
Chọn phương pháp thu phóng: Trong đồ án này, chọn phương pháp thu
phóng cùng tỷ số để thu phóng.
Hệ số thu phóng:
dh
P
X
X
K
%85
=
=
( 4- 6)
Trong đó: + K - hệ số thu phóng
+ X
P=85%
- lượng mưa mô hình thiết kế ứng với tần suất P = 85%
(mm)
+ X
dh
- lượng mưa mô hình phân phối điển hình (mm)
Tính lượng mưa ngày của vụ thiết kế:
K.XX
idhitk
=
(mm) (4-
7)
Trong đó: + X
itk
- lượng mưa ngày thứ i thiết kế (mm)
+ X
idh
- lượng mưa ngày thứ i điển hình (mm)
g) Kết quả tính toán mô hình mưa thiết kế của từng vụ như sau
Chọn trong liệt tài liệu thực đo của Trạm Hà Đông 20 năm để tính toán.Trong
đó có cả những năm ít nước, năm trung bình, năm nhiều nước, số liệu của các
năm độc lập nhau và được đo trong điều kiện tương đối giống nhau. Như vậy mẫu
được chọn thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu.
Trong đồ án em ứng dụng phần mềm tính toán thủy văn “FFc2008” của tác
giả Đặng Duy Hiển – Cục quản lý tài nguyên nước và công trình Thủy lợi để tính
toán.
Kết quả tính toán các thông số thống kê
X
, C
V
, C
S
được thể hiện trong bảng 4-1
Bảng 4 - 1: Kết quả tính toán các thông số thống kê
X
, C
V
,C
S
Thời vụ
X
C
V
C
S
Vụ Chiêm 164.98 0.43 0.86
Vụ Mùa 978.12 0.4 0.8
Vụ Đông 210,08 0.96 3.37
• Thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ như sau:
- Với lượng mưa vụ Chiêm ứng với tần suất thiết kế P
= 85% là X
P=85%
=
164.85 mm. Ta chọn các năm điển hình như sau:
+ X
đh
= 151,1 mm ứng với năm 2006
+X
đh
= 180,3 mm ứng với năm 1995
Ta chọn năm 2006 là năm điển hình cho vụ chiêm vì có giá trị lượng mưa
gần với lượng mưa thiết kế, có lượng mưa phân bố không đều, tháng 1 cần nhiều
nước để cây trồng sinh trưởng, phát triển thì lượng mưa không có, tháng 5 là
tháng chuẩn bị thu hoạch thì mưa lại nhiều ,có ngày lên đến 26,7 mm.tổng lượng
mưa tháng là 140,9 mm.
- Với vụ Mùa lượng mưa ứng với tần suất thiết kế P
= 85% là X
P= 85%
=
584,88 mm. Ta chọn các năm điển hình như sau:
Trong đó có các năm điển hình:
+ X
đh
= 600,5 mm ứng với năm 1990
+ X
đh
= 411,8 mm ứng với năm 1989
Ta chọn năm 1990 là năm điển hình cho vụ mùa vì có giá trị lượng mưa gần
với lượng mưa thiết kế, có lượng mưa phân bố không đều,tháng 6 đến tháng 8
lượng mưa quá nhiều gây ngập úng vượt khả năng chịu ngập của cây trồng, làm
giảm năng suất cây trồng.
- Với vụ Đông ứng với tần suất thiết kế P
= 85% là X
P=85%
= 101,85 mm. Ta
chọn các năm điển hình như sau:
Trong đó: + X
đh
= 109,2 mm ứng với năm 1991
+ X
đh
= 99,2 mm ứng với năm 1993
Ta chọn năm 1993 là năm điển hình cho vụ đông vì có giá trị lượng mưa
gần với lượng mưa thiết kế, có lượng mưa phân bố không đều, tháng 12, tháng 1
không có mưa nên thiếu nước để cây trồng sinh trưởng, phát triển, tháng 9, tháng
10 cây trồng cần ít nước đối với cây trồng màu vụ đông thì lượng mưa 51,2
mm,lại có 1 ngày mưa rất lớn là 23,5 mm.
Đường tần suất được thể hiện trong phụ lục 4.1.
Bảng 4-2: Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ
Thời vụ X
P=85%
Năm ứng với X
dh
X
dh
Vụ chiêm 164,98 2006 151,1
Vụ mùa 584,88 1990 600,5
Vụ đông 101,85 1993 99,2
Bảng 4-3: Bảng thống kê các chỉ tiêu thiết kế mưa vụ
TT Các chỉ tiêu Vụ chiêm Vụ mùa Vụ đông
1
X
289,28 978,12 210,08
2 Cv 0,43 0,4 0,96
3 Cs 0,86 0,8 0,37
4
X
vu
%85
164,98 584,88 101,85