Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài thuyết trình: Các đặc điểm chính của bể UASB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.91 KB, 23 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
MÔN VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG

GVHD:Th.S Nguyễn Bằng Phi
Tên sinh viên thực hiện: (Nhóm 13)
1. Lê Duy Khánh
2. Mai Thế Tâm
3. Mai Thanh Điền
4. Nguyễn Ngọc Hữu
Bình Dương, 26 tháng 05 năm 2014
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU
Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé mà ta không thể quan sát
bằng mắt thường. Nó phân bố khắp mọi nơi, trong đất, trong nước, trong không
khí Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên cũng như trong
cuộc sống của con người. Nó biến đá mẹ thành đất trồng, nó làm giàu chất hữu
cơ trong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần hoàn bật chất trong tự nhiên.
Nó là các khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Nó đóng vai trò
quyết định quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng VSV trong đời sống hằng ngày. Các
quá trình làm rượu, làm dấm, muối chua đều ứng dụng đặc tính sinh học của
các nhóm VSV. Khi khoa học phát triển, biết rõ vai trò của VSV thì việc ứng
dụng trong sản xuất và đời sống hằng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả lớn.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, con người đã sử dụng VSV làm sạch môi
trường, xử lý các chất độc hại, sử dụng VSV trong việc chế tạo phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật không gây độc đến môi trường và bảo vệ sự cân bằng


sinh thái.
Các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay
hơi, không bay hơi, dễ phân hủy, khó phân hủy, Phần lớn các chất hữu cơ trong
nước đóng vai trò là cơ chất đối với vi sinh vật. Nó tham gia vào quá trình dinh
dưỡng và tạo năng lượng cho vi sinh vật. Vì thế, công nghệ xử lý nước thải bằng
sinh học thường được áp dụng vì dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân
hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, các vi sinh vật sử dụng các
chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng
nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối
của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá
trình oxy hóa sinh hóa, nhưng do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá
trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi xử lý nước thải cần xem xét nước
thải có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo
điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển và từ đó chúng đóng vai trò to lớn
trong việc xử lý nước thải. Trong xử lý nước thải, có các loại phương pháp xử lý
sinh lọc như:
Phương pháp kỵ khí : sử dụng vi sinh vật kỵ khí , hoạt động trong môi trường
không có Oxy ( xử lý bằng phương pháp dùng bể UASB).
Phương pháp hiếu khí : sử dụng vi sinh vật hiếu khí hoạt động trong điều kiện
cung cấp Oxy liên tục.
Trong chủ đề này ta đề cập đến phương pháp xử lý sinh học kỵ khí mà nổi bật là
xử lý bằng phương pháp dùng bể UASB.
II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SINH HỌC KỴ KHÍ
II.1. Cơ sở lý thuyết
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các vi sinh vật kị khí và vi sinh vật
tùy nghi để phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, ở điều kiện
không có oxi hòa tan với nhiệt độ, pH… thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí
(CO
2
, CH

4
). Quá trình phân hủy kị khí có thể mô tả bằng sơ đồ tổng quát:
(CHO)
n
NS → CO
2
+ H
2
O + CH
4
+ NH
4
+ H
2
+ H
2
S + Tế bào VI SINH
Quá trình sinh học kị khí có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất bẩn hữu cơ
cao BOD ≥ 10 – 30 (g/l). Có nhiều chủng loại vi sinh vật cùng nhau làm việc để
biến đổi các chất ô nhiễm hữu cơ thành khí sinh học.
II.2. Các công nghệ xử lý kị khí
III. BỂ UASB
III.1. Tổng quan và vị trí của UASB:
UASB – Upflow Anaerobic Sludge Blanket Process – Quy trình kỵ khí có tầng
bùn dòng chạy ngược.
UASB được nghiên cứu và phát triển vào cuối những năm 1970 bởi Tiến
sĩ Gatze Lettinga và các đồng nghiệp tại trường đại học Wageningen (Hà Lan). Lúc
đầu công nghệ UASB được xây dựng thí điểm để xử lý nước thải của một nhà máy
sản xuất đường từ củ cải ở Hà Lan. Sau đó, công nghệ này được nhanh chóng phát
triển và ứng dụng trên quy mô lớn trong XLNT nhà máy đường, chế biến tinh bột

khoai tây, và các ngành công nghiệp thực phẩm khác cũng như các nhà máy tái chế
giấy trên khắp đất nước Hà Lan cuối những năm 1970. Năm 1980, công nghệ
UASB được công bố và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. UASB là một trong
những phương pháp XLNT bằng biện pháp sinh học kỵ khí được ứng dụng rộng rãi
do các đặc điểm sau:
- Cả 3 quá trình: Phân hủy – Lắng bùn – Tách khí được đặt chung trong một
công trình
- Tạo thành các loại bùn hạt kỵ khí có mật độ VSV cao và tốc độ lắng vượt xa
do với lớp bùn hiếu khí lơ lửng.
Do đặc tính của bể UASB xử lý được chất hữu cơ có hàm lượng cao nhưng
không triệt để. Do đó, đối với nước thải có hàm lượng BOD cao thì trong sơ đồ
công nghệ vị trí bể UASB thường đặt trước bể hiếu khí Aerotank nhằm để xử lý
triệt để chất hữu cơ trong nước thải, vì vể UASB chỉ xử lý BOD giảm về một mức
độ nhất định, không triệt để, còn bể Aerotank thì có thể xử ký được chất hữu cơ có
nồng độ thấp đạt hiếu quả cao. Do đó, bể UASB thường đặt trước bể hiếu khí. Tùy
vào chất lượng nước ra thì sau bể UASB có thể có hoặc không có bể xử lý hiếu
khí.
III.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động bể UASB:
III.2.1. Cấu tạo
Bể UASB chia thành 2 vùng chính:
- Vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí: (không chiếm quá 60% thể tích bể). Là lớp
bùn hoạt tính chứa các VSV kỵ khí có khả năng phân hủy các hợp chất hữu
cơ, nước thải vào được chảy qua lớp bùn này để xử lý.
- Vùng lắng: nằm phí trên lớp bùn kỵ khí. Nước thải sau khi phân hủy sẽ di
chuyển lên vùng này để thực hiện quá trình lắng cặn.
Ngoài ra còn có hệ thống phân phối nước vào, hệ thống thu nước ra, hệ thống
thu khí và một số hệ thống phụ trợ khác.
III.2.2. Nguyên tắc hoạt động của bể UASB:
Nước thải được nạp liệu từ phía đáy bể, đi qua lớp bùn hạt, quá trình xử lý xảy
ra khi các chất hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với bùn hạt. Khí sinh ra trong điều

kiện kỵ khí (chủ yếu là CH
4
và CO
2
) sẽ tạo nên dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho
quá trình hình thành và duy trì bùn sinh học dạng hạt. Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ
dính bám vào các hạt bùn và cùng với khí tự do nổi lên phía mặt bể. Tại đây, quá
trình tách pha khí – lỏng – rắn xảy ra nhờ bộ phận tách pha. Khí theo ống dẫn qua
bồn hấp thu chứa dung dịch NaOH 5 – 10%. Bùn sau khi tách khỏi bọt khí lại lắng
xuống. Nước thải theo máng tràn răng cưa dẫn đến công trình xử lý tiếp theo.
Sự xử lý xảy ra khi nước thải đến và tiếp xúc với các hạt sinh khối và sau đó đi
ra khỏi thiết bị từ phía trên của thiết bị. Trong suốt quá trình này thì sinh khối với
đặc tính lắng cao sẽ được duy trì trong thiết bị. Một trong những bộ phận quan
trọng của thiết bị UASB đó là bộ phận tách khí - lỏng - rắn ở phía trên của thiết bị.
Trong quá trình xử lý nước thải, lượng khí tạo ra chủ yếu là CH
4
và CO
2
tạo nên sự
lưu thông bên trong giúp cho việc duy trì và tạo ra hạt sinh học. Các bọt khí tự do
và các hạt khi thoát lên tới đỉnh của bể tách khỏi các hạt rắn và đi vào thiết bị thu
khí. Dịch lỏng chứa một số chất còn lại và hạt sinh học chuyển vào ngăn lắng, ở đó
chất rắn được tách khỏi chất lỏng và quay trở lại lớp đệm bùn, nước thải sau đó
được thải ra ngoài ở phía trên của thiết bị.
Vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0,6 – 0,9m/h
(nếu bùn ở dạng bùn hạt), pH thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí dao động
trong khoảng 6,6 – 7,6. Do đó cần cung cấp đủ độ kiềm (1000 – 5000 mg/L) để
bảo đảm pH của nước thải luôn luôn > 6,2 vì ở pH < 6,2 – vi sinh vật chuyển hóa
methane không hoạt động được. Cần lưu ý rằng chu trình sinh trưởng của vi sinh
vật acid hóa ngắn hơn rất nhiều so với vi sinh vật acetate hóa (2 – 3 giờ ở 35

0
C so
với 2 – 3 ngày, ở điều kiện tối ưu). Do đó, trong quá trình vận hành ban đầu, tải
trọng chất hữu cơ không được quá cao vì vi sinh vật acid hóa sẽ tạo ra acid béo dễ
bay hơi với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ chuyển hóa các acid này
thành acetate dưới tác dụng của vi sinh vật acetate hóa.
III.3. Hoạt động của bùn trong bể UASB
Đóng vai trò quyết định trong việc phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ.
Chia thành 2 vùng rõ rệt và chiều cao ¼ bể từ đáy tính lên.
Lớp bùn hình thành do các hạt cặn keo tụ nồng độ 5 ÷ 7%. Lớp bùn lơ lửng
nồng độ 1000 ÷ 3000mg/l.
Nồng độ cao của bùn cho phép bể làm việc với tải trọng chất hữu cơ cao.
Bùn nuôi cấy ban đầu:
Bùn nuôi cấy ban đầu phải có độ hoạt tính metan. Độ hoạt tính metan ngày càng
cao thì thời gian khởi động càng ngắn. Nếu sử dụng được bùn hạt hoặc bùn lấy từ
một bể xử lý kỵ khí là tốt nhất. Ngoài ra có thể sử dụng bùn chứa nhiều chất hữu
cơ như bùn từ bể tự hoại, phân gia súc hoặc phân chuồng.
Loại bùn
Hoạt tính mêtan
(kg CH
4
– COD/kg VSS)
Hàm lượng
(kg VSS/m
3
)
Bùn hạt 0,8 ÷ 1,5 15 ÷ 35
Bùn từ các bể xử lý lý kỵ khí khác 0,4 ÷ 1,2 10 ÷ 25
Bùn cống rãnh 0,02 ÷ 0,1 8 ÷ 20
Phân chuồng 0,02 ÷ 0,08 20 ÷ 80

Bùn bể tự hoại 0,01 ÷ 0,02 15 ÷ 50
Phân bò tươi 0,001 ÷ 0,006 30 ÷ 100
Phân gia súc khác 0,001 ÷ 0,004 30 ÷ 100
Nồng độ bùn nuôi cấy ban đầu cho bể UASb tối thiêt là 10 kgVSS/m
3
. Lượng
bùn cho vào bể không nên nhiều hơn 60% thể tích bể.
Khi mới nuôi cấy, vận tốc nước bơm vào bể phải đủ nhỏ để không đẩy bùn ra
ngoài. Mặt khác, chất lượng nước đầu vào nên pha loãng trước khi bơm vào bể để
giảm nồng độ COD nhằm giúp VSV phát triển tốt. Cần chú ý đến lượng khí sinh ra
để biết được sự phát triển của các vi khuẩn sinh metan.
IV. LÝ THUYẾT SPAGHETTI TRONG VIỆC TẠO BÙN
HẠT
IV.1. Những đặc tính của bùn hạt kỵ khí
Bùn hạt được xem là một sinh khối có một số đặc tính xác định. Các đặc tính
của bùn hạt được nêu lên bởi bao gồm: vận tốc lắng cao, có một độ bền cơ học
nhất định, hoạt tính tạo khí methan và hoạt tính khử sunfate cao. Về phương diện
vi sinh học, bùn hạt bao gồm một hệ vi sinh vật cân bằng, nó bao gồm tất cả các
loài vi khuẩn cần thiết cho quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước
thải.
Về mặt hình thái học, bùn hạt được mô tả là một hạt rắn có kích thước tương
đối lớn (d > 0.5 mm) với một bề mặt rõ ràng. Cùng với mật độ tương đối cao, hình
thái học ổn định, bùn hạt có khả năng lắng rất tốt.
Trái ngược với các dạng sinh khối ổn định khác, các phần tử vật chất mang tính
trơ không những đóng vai trò hết sức cần thiết trong sự hình thành bùn hạt kỵ khí
mà còn là một trong những yếu tố rất quan trọng có liên quan đến khả năng ổn định
của chúng. Quan hệ giữa những nhân tố sinh học và vật lý trong quá trình tạo hạt
của bùn được mô tả trong Hình 1.
Hình 1. Quan hệ giữa những nhân tố sinh học và vật lý trong quá trình tạo hạt của
bùn.

Chất lượng bùn hạt
Chất lượng của bùn hạt phụ thuộc vào nhiều đặc tính: các đặc tính sinh học và
các đặc tính vật lý của bùn. Các đặc điểm lý học quan trọng nhất của bùn hạt trong
các mô hình là: khả năng lắng và độ bền cơ học. Tất nhiên các quá trình sinh học
được xác định chủ yếu bởi thành phần và số lượng các loài vi sinh vật, nhưng các
nhân tố khác cũng đóng vai trò quan trọng, ví dụ như độ xốp của bùn hạt, kích
thước hạt nhân của bùn và độ thẩm thấu của cơ chất và các sản phẩm khác vào bùn
hạt.
Cơ chế tạo hạt của bùn
Sự hình thành bùn hạt trong thực tế là một quá trình tự nhiên. Hiện tượng này
thường xuất hiện trong tất cả các hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ sinh học
đáp ứng được những điều kiện cơ bản. Một trong những lý thuyết để giải thích quá
trình tạo hạt của bùn là lý thuyết “spaghetti”, trong đó vi sinh vật dạng sợi đan xen
vào nhau tạo thành một viên nấm (viên spaghetti). Các viên ban đầu này có thể
hình thành một bề mặt lôi kéo các vi sinh vật khác tham gia vào quá trình phân huỷ
kỵ khí và hình thành bùn hạt. Cơ chế tạo thành bùn hạt có thể được minh hoạ trong
Hình 2.
Hình: Viên nấm (viên spaghetti)
Hình 2. Lý thuyết spaghetti trong việc tạo thành bùn hạt.
I: Các vi khuẩn methan khác nhau II: Đan chéo nhau tạo thành bông
III: Tạo thành viên spaghetti IV: các vi khuẩn kỵ khí gắn lên bề mặt viên
spaghetti và tạo thành bùn hạt
IV.2. Những phương pháp đẩy nhanh quá trình tạo hạt của bùn
Để quá trình tạo hạt của bùn thuận lợi, cần một số yêu cầu như sau:
• Thêm vào mô hình những hạt rắn hay những vật làm nhân để vi sinh vật bám
dính và phát triển. Những hạt này phải đủ nặng để lưu lại trong mô hình.
• Phải loại bỏ liên tục và hoàn toàn những phần tử nhẹ trong bùn làm nhân ban
đầu (seed sludge) vì nếu vi sinh vật phát triển trên những cuộn bùn này sẽ dễ
dàng trôi ra ngoài hệ thống. Không sử dụng lại những cuộn bùn đã bị trôi ra
ngoài hệ thống.

• Quá trình tạo hạt sẽ xảy ra nhanh hơn trong điều kiện nồng độ cơ chất đầu vào
thấp, từ 1 ÷ 3gCOD/L. Sử dụng tuần hoàn dòng thải trong giai đoạn đầu khởi
động hệ thống khi COD vượt mức 3g/L.
• Tải trọng hữu cơ (OLR) cần tăng lên theo dạng bậc thang, khi hiệu suất loại
bỏ COD đạt 80%.
• Duy trì nồng độ acetat ở mức thấp (<200mg/L). Điều này sẽ làm giới hạn
những vi sinh vật có hệ số ái lực cơ chất cao (như Methano Sarcinas). Những
vi sinh vật này không nên tồn tại quá nhiều trong bùn, sẽ làm giảm hiệu suất
xử lý.
Khi cơ chất một phần acid hoá thì quá trình hình thành bùn hạt xảy ra nhanh
hơn là chỉ đơn thuần là acid béo bay hơi (VFA). Sự phát triển nhanh của bùn hạt
trên cơ chất một phần acid hóa cũng quan sát được trong điều kiện nhiệt độ cao.
SS trong dòng vào sẽ làm chậm quá trình tạo hạt, khi nồng độ SS rất cao làm
quá trình tạo hạt khó xảy ra. Do đó, cần sử dụng các công trình đơn vị khác để loại
bỏ SS trong dòng vào, sao cho SS < 200mg/L.
• Nếu nồng độ muối Canxi cao có thể làm dẫn đến CaCO
3
kết tủa trên bùn, làm
chậm quá trình tạo hạt và làm giảm hoạt tính bùn.
• Nhiệt độ phù hợp cho quá trình tạo hạt là ở nhiệt độ trung bình (20 ÷ 45
o
C –
mesophilic) và nhiệt độ cao (45 ÷ 70
o
C – thermophilic).
• pH nên duy trì ở mức lớn hơn 6,2.
V. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH KỊ KHÍ TRONG
BỂ UASB.
V.1. Ưu điểm
- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành: do quá trình phân hủy là quá trình giả lập tự

nhiên với cường độ ca, sự phân hủy xảy ra chủ yếu do các VSV kỵ khí tạo ra
cho nên khi vận hành bể tốn ít chi phí. Chi phí chủ yếu là quá trình bơm
nước vào bể và quá trình tuần hoàn bùn, hút bùn.
- Công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp: khi bể đã đi vào hoạt động thì
quá trình vận hành dễ dàng, không dòi hỏi sử dụng công nghệ cao
- Quá trình hoạt động của bể tạo ra được lượng bùn hoạt tính cao nhưng lượng
bùn sinh ra không nhiều dẫn đến giảm được chi phí xử lý bùn phát sinh.
- Lượng bùn sinh ra dễ dàng tách khỏi nước.
- Đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao.
- Tạo nguồn năng lượng có ích từ khí metan.
V.2. Nhược điểm
- Diện tích xây dựng mặt bằng tương đối lớn.
- Quá trình khởi động bể tốn thời gian (giai đoạn nuôi cấy bùn hạt), khó kiểm
soát quá trình.
- Tăng sinh khối chậm.
- Quá trình kỵ khí diễn ra chậm hơn hiếu khí.
- Nhạy cảm với nhiệt độ, pH, chất độc.
- Dễ mất ổn định.
- Không xử lý được hoàn toàn chất ô nhiễm.
VI. CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT
VI.1. Nhiệt độ:
Nhóm sinh vật kỵ khí có 3 vùng nhiệt độ thích hợp cho sự phân hủy các chất
hữu cơ:
- Vùng nhiệt độ cao: 45 ÷ 60
o
C (thermophilic).
- Vùng nhiệt độ trung bình: 20 ÷ 45
o
C (mesophilic).
- Vùng nhiệt độ thấp: dưới 20

o
C (psychrophilic).
Hai vùng nhiệt độ đầu thích hợp cho hoạt động của nhóm VSV sinh metan. ở
nước ta, nhiệt độ trung bình: 20 ÷ 32
o
C thích hợp cho nhóm VSV ở nhiệt độ trung
bình phát triển.
Dưới 10
o
C, VSV metan hầu như không hoạt động. Trong nhiều tài liệu đã
nghiên cứu, ở nhiệt độ 45 ÷ 55
o
C, hiệu quả xử lý cao hơn rất nhiều so với ở nhiệt
độ thường.
Về mùa hè với nhiệt độ cao các VSV hoạt động mạnh hơn do đó quá trình xử lí
cũng tốt hơn. Về mùa đông nhiệt độ giảm xuống thấp các VSV bị ức chế hoạt động
do đó hiệu quả xử lí thấp (78,3%) hơn nhiều so với mùa hè (92,8%).
Trong hệ thống xử lí nước thải công suất lớn có thể sử dụng khí CH
4
để gia
nhiệt dòng nước thải đầu vào làm tăng nhiệt độ môi trường vào mùa đông làm hiệu
quả xử lí sẽ tốt hơn.Trong khoảng nhiệt độ 40 ÷ 55
o
hiệu quả xử lí sẽ cao hơn rất
nhiều so với ở nhiệt độ thường.
VI.2. Thời gian lưu:
Thời gian lưu (HRT) tùy theo loại nước thải và điều kiện môi trường , phải đủ
lâu để cho phép các hoạt động trao đổi chất kỵ khí xảy ra.
Bể phân hủy kỵ khí tăng trưởng dính bám (attached growth) có HTR 1-10 ngày
trong khi bể kỵ khí tăng trưởng lơ lửng đòi hỏi 10 – 60 ngày (Polprasert, 1989).

VI.3. Độ pH:
Trong xử lí kị khí pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, sinh sản
và phát triển của sinh vật. Đối với từng nhóm từng loài vsv có một khoảng pH TỐI
ƯU.
Trong xử lí kị khí mêtan thì có 2 nhóm thực hiện: nhóm VSV thực hiện quá
trình axit hóa làm pH môi trường giảm đi. Khi độ pH xuống thấp thì quá trình axit
hóa chậm lại. Nhóm thứ 2 thực hiện quá trình metan hóa phát triển tốt ở giá trị PH
gần trung tính hoặc gần trung tính.
pH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu xuất quá trình xử
lí nước thải. Với pH = 7 hiệu xuất xử lí đạt giá trị cao nhất (88,3%). Hiệu xuất xử lí
thấp nhất với pH = 6 (63,8%). Ở pH kiềm tính VSV ít bị ảnh hưởng hơn so với pH
axit. Ở pH axit VSV hoạt động kém hiệu quả hơn so với trong môi trường kiềm và
ở giá trị kiềm nhẹ nhóm vi khuẩn sinh metan cũng ít bị ảnh hưởng.
Vi khuẩn metan hoạt động ở pH 6.7 – 7.4 ; tối ưu 7 – 7.2 ; quá trình có thể thất
bại nếu pH gần đến 6 .Vi khuẩn acidogenic tạo các acid làm cho bể phản ứng có
khuynh hướng dẫn đấn pH thấp .
VI.4. Cạnh tranh giữa VK metan và vi khuẩn khử Sunfat
Vi khuẩn metan và VK khử sunfat rất cạnh tranh ở tỷ số COD/SO
4
= 1,7 – 2,7
Tỷ số này tăng có lợi cho vi khuẩn metan.
VI.5. Các yếu tố gây độc
• Oxy
• Ammonia
• Hydrocabon có Clo
• Hợp chất có vòng Benzen
• Formadehyd
• Acid bay hơi
• Acid béo mạch dài
• Kim loại nặng

• Cyanide, Sulfide, Tanin.
• Độ mặn
Các hợp chất vô cơ độc và ức chế
Các hợp chất hữu cơ độc và ức chế
VI.6. Các chất dinh dưỡng
Để bảo đảm năng suất sinh khí của bể, nguyên liệu nạp nên phối trộn để đạt được tỉ
số C/N từ 25/1 ¸ 30/1 bởi vì các vi khuẩn sử dụng carbon nhanh hơn sử dụng đạm
từ 25 ¸ 30 lần. Các nguyên tố khác như P, Na, K và Ca cũng quan trọng đối với quá
trình sinh khí tuy nhiên C/N được coi là nhân tố quyết định.
VI.7. Ảnh hưởng lượng nguyên liệu nạp
Ảnh hưởng của lượng nguyên liệu nạp có thể biểu thị bằng 2 nhân tố sau:
Hàm lượng chất hữu cơ biểu thị bằng kg COD/m
3
/ngày hay VS/m
3
/ngày
Thời gian lưu trữ hỗn hợp nạp trong bể HRT
Lượng chất hữu cơ nạp cao sẽ làm tích tụ các acid béo do các vi khuẩn ở giai đoạn
3 không sử dụng kịp làm giảm pH của hầm ủ gây bất lợi cho các vi khuẩn methane.
VI.8. Ảnh hưởng của các chất khoáng trong nguyên liệu nạp
Các chất khoáng trong nguyên liệu nạp có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá
trình sinh khí methane. Ví dụ ở nồng độ thấp Nikel làm tăng quá trình sinh khí.
Các chất khoáng này còn gây hiện tượng cộng hưởng hoặc đối kháng. Hiện tượng
cộng hưởng là hiện tượng tăng độc tính của một nguyên tố do sự có mặt một
nguyên tố khác. Hiện tượng đối kháng là hiện tượng giảm độc tính của một nguyên
tố do sự có mặt của một nguyên tố khác.
Hiện tượng cộng hưởng và đối kháng của các cation đối với quá trình lên men
yếm khí (EPA, 1979, trích dẫn bởiChongrak, 1989)
Cations gây độc Cations cộng hưởng Cations đối kháng
B Ammonium – N Ca, Mg, K Na

Ca Ammniu - N, Mg K, Na
Mg Ammonium - N, Ca K, Na
K K, Na
Na Ammonium - N, Ca, MgK
VII. SO SÁNH BỂ KỊ KHÍ VÀ BỂ UASB
Bể UASB Bể kỵ khí
Cấu tạo Bể có thể xây bằng gạch hoặc bê
tông cốt thép. Để tách khí khỏi
nước thải, trong bể gá thêm tấm
phẳng đặt nghiêng so với phương
ngang >= 35
0
. thể tích ngăn lắng
tính theo thời gian lưu nước >= 1
giờ. Tổng chiều cao ngăn lắng
khoảng 2m, chiều cao phần lắng
>=1m.
Bể lọc khí làm bằng vật liệu
nổi polyspiren với đường kính
hạt 3-5mm, chiều dài vật liệu
2m.
Nguyên tắc
hoạt động
Nước thải sau khi điều chỉnh pH
theo ống vào hệ thống phân phối
điều trên diện tích đáy bể. Nước
thải từ dưới lên với vận tốc v =
0.6-0.9 m/h.
Bùn trong bể lắng được hình
thành 2 vùng rõ rệt ở chiều cao ¼

tính từ đáy bể lên, lớp bùn này
hình thành do các hạt keo tụ có
nồng độ 5-7% phía trên lớp này là
lớp bùn lơ lững có nồng độ 1000-
3000mg/l gồm các bông cặn
chuyển động giữa lớp bùn đáy và
bùn tuần hoàn từ ngăn lắng rơi
xuống.
Để hình thành khối bùn hoạt tính
đủ nồng độ, làm việc có hiệu quả
đòi hỏi thời gian vận hành từ 3-4
tháng. Nếu cấy vi khuẩn tạo axit
và vi khuẩn tạo metan trước với
nồng độ thích hợp vận hành với
chế độ thủy lực <= ½ công suất
thiết kế, thời gian khởi động còn
2-3 tuần.

Nước thải đưa vào phân phới
đều theo diện tích đáy bể đi lên
tiếp xúc với lớp vật liệu lục tạo
màng vi sinh dính bám. Cứ sau
thời gian 2-3 ngày, khi tổn thất
thủy lực tăng lên, cho xả bùn ra
khỏi bể một lần
Sơ đồ cấu tạo của 2 bể xử lý trên:

×