Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Skkn biệp pháp áp dụng võ karatedo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 17 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:..................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................1
II. Thực trạng của vấn đề:..........................................................................................2
1. Nguyên nhân từ sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi:.......................................2
2. Nguyên nhân từ môi trường gia đình:...........................................................3
3. Từ góc độ nhà trường:...................................................................................3
III. Tính mới của đề tài:.............................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG:..............................................................................................5
I. Một số khái niệm:...................................................................................................5
1. Thế nào là bạo lực học đường?......................................................................5
2. Võ tự vệ - Karate-do là gì?............................................................................5
3. Mối quan hệ giữa bạo lực học đường và võ tự vệ - Karate-do......................6
II. Các Biện pháp thực hiện:......................................................................................6
1. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi bằng những
dạng tập luyện thể chất cơ bản..................................................................................6
2. Áp dụng các bài tập phổ biến và nâng cao trong dạy kỹ thuật tay của môn
võ Karate-do cho học sinh.........................................................................................9
2.1. Bài tập đấm............................................................................................9
2.2. Bài tập đỡ.............................................................................................10
2.3. Bài tập tấn công bằng kỹ thuật tay....................................................11
3. Giáo dục ý thức cá thể, mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân cách bản
thân và phát triển năng lực xã hội............................................................................12
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................12
I. Hiệu quả áp dụng sáng kiến..................................................................................12
1. Kết quả thực hiện.........................................................................................12
2. Kết quả chất lượng......................................................................................13
2.1. Số liệu thống kê...................................................................................13
2.2. Nhận xét:..............................................................................................14
II. Bài học kinh nghiệm............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................16




1

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trẻ vị thành niên có nhiều hành động đem lại sự lo ngại cho gia
đình, nhà trường và tồn xã hội. Ngồi gia đình thì nhà trường là mơi trường giáo
dục trẻ những kiến thức kỹ năng cơ bản trong cuộc sống nhằm hồn thiện bản thân,
nhân cách của mình. Trong những năm gần đây, dư luận xã hội đang phản ánh tình
trạng học sinh trong độ tuổi vị thành niên có hành vi bạo lực trong trường học ngày
càng nhiều.
Theo một số tư liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, chỉ trong một năm học mà
xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường ở trong trường và ở ngồi trường.
Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và
khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.
Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực là ở học sinh và thanh niên
sinh viên. Hiện nay thì tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày
càng nghiêm trọng.
Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau mà
cịn bị tấn cơng về cả tinh thần. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới tư duy và lối
sống của học sinh sau này. Những hành vi bạo lực này diễn ra dưới hình thức và
biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.  Học sinh không chỉ đánh nhau
bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng,
nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội
đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thơng tin phản
hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội.
Hành vi bạo lực ấy mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em
gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Các em bị bạo lực cũng
chịu rất nhiều hậu quả xấu, thân thể các em bị tổn thương, tâm lý bất an, lâu ngày

có thể dẫn đến sự hoảng loạn về tinh thần, ức chế tâm lý, sự hãi, những bệnh tâm lý
như trầm cảm, tự kỷ… gây ảnh hưởng xấu đối vợi sự phát triển nhân cách bản thân.
Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong
trường học là rất quan trọng. Hoạt động giáo dục trong môi trường học đường có
nhiều thuận lợi vì đây là nơi duy trì những giá trị chung và phổ biến các khuôn mẫu
ứng xử được xã hội và pháp luật thừa nhận. Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề
giải pháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay cần được nhà trường quan tâm
và đưa ra những giải pháp phù hợp, đặc biệt với  học sinh trung học cơ sở.


2

Với ý nghĩa đó, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp vận dụng một số
động tác môn võ thuật Karate-do trong bộ môn giúp học sinh tập luyện phòng
chống bạo lực học đường”.
II. Thực trạng của vấn đề:
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức
nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện
tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa
phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm
trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học,
trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả
nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây
nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở
trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT,
cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì
có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học
sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Cơng an mỗi tháng có
hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi

từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của
độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%). Điều đáng nói
là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm
tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn, những hành
vi bạo lực trong trường học ngày càng tăng và đa dạng. 
Nạn bạo lực học đường có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu lại xuất
phát từ các nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân từ sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi:
Khoảng thời gian phát triển ở lứa tuổi học sinh phổ thông là một giai đoạn
cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chỉ trong vòng 7 năm (11 18 tuổi), những yếu tố tâm lý, sinh lý của các em có sự vân động bên trong rất
mạnh mẽ và chịu sự chi phối (một cách thụ động) từ bên ngồi rất lớn. Ở tuổi này,
q trình phát triển tâm lý của các em điều có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh
tế, xã hội và nền văn hóa nơi các em đang sống.
Về sự phát triển sinh lý, ở giai đoạn "tiền dậy thì", "trong dậy thì" này sự
chuyển hóa hữu cơ trong cơ thể rất mạnh mẽ, sức sống dồi dào, dẫn đến sự hiếu


3

động. Với thể chất tràn đầy sinh lực, nhất là trong các hoạt động tinh thần thi đua
cùng với ý thức chưa đầy đủ, lịng tự tơn sẽ tạo nên hành động đơi khi khơng kiểm
sốt được. Dẫn đến thiếu làm chủ hành vi.
2. Nguyên nhân từ môi trường gia đình:
Có một số ngun nhân từ góc độ gia đình cũng dẫn đến hành vi bạo lực của
các em.
Thứ nhất, thiếu sự hiểu biết của cha mẹ, nhất là về văn hóa, xã hội, kinh tế
pháp luật, nên khơng định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái.
Thứ hai, cha mẹ hoặc người lớn (gia đình nhiều thế hệ) trong gia đình thiếu
gương mẫu, vi phạm pháp luật, cư xử thô bạo với các em.
Thứ ba, cha mẹ khơng kiểm sốt được sách báo, phim ảnh, băng hình bạo lực

đồi trụy của con cái.
Thứ tư, bạo lực gia đình.
Thứ năm, cha mẹ mâu thuẫn ly dị, ly thân hoặc đã qua đời.
Thứ sáu, cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, đến mối quan hệ bạn bè
của con cái để bạn xấu rủ rê, lôi kéo bỏ học, dẫn đến hành vi phạm pháp luật.
Thứ bảy, gia đình giàu có, nng chiều con cái, cho tiền mua sắm vô điều
kiện, để cho họ thấy hãnh diện con mình sướng hơn con người khác ...
3. Từ góc độ nhà trường:
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm dành nhiều thời
gian, công sức, kinh phí một cách thích đáng. Cơng tác quản lý nhà trường hiện nay
vẫn thiên về hành chính và nặng thành tích. Hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo
dục đạo đức, lối sống ít được tổ chức và nếu có thường mang tính chất hình thức,
kém hiệu quả do chưa đầu tư thỏa đáng những điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, kinh phí chun mơn, nhân lực.....
Hình thức xử lý học sinh có hành vi bạo lực học đường hiện nay chưa có
hiệu quả. Việc " nghiêm trị " là cần thiết, nhưng phải xem hình thức kỷ luật sao cho
vừa có tác dụng răn đe, nhưng vừa "mở lối" cho những học sinh vi phạm có cơ hội
sửa chữa, chứ khơng phải khơng dạy được thì kỹ luật cho nghỉ học. Việc đẩy các
học sinh vi phạm ra xã hội càng làm cho hành vi của các em "bất hảo " hơn và đó
khơng phải là mục tiêu cuối cùng của giáo dục.


4

III. Tính mới của đề tài:
Đề tài được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên giúp học sinh
trang bị khơng chỉ là kỹ năng phịng vệ mà cũng muốn một phần rèn luyện lối sống,
ứng xử cho học sinh trong môi trường giáo dục. Nội dung sáng kiến phát huy
chương trình giảng dạy đều là những động tác, tư thế tự vệ cơ bản, tạo những phản
xạ cho học sinh tránh được những tác động, nguy hiểm của bản thân tạm thời. Việc

áp dụng một số bài tập luyện Karate-do còn giúp cho học sinh học được cách ứng
xử và giải quyết các vấn đề một cách khách quan hơn, biết cách kìm hãm tính bạo
lực và giải quyết mọi thứ theo hướng tích cực nhất. Bởi lẽ, Karate-do giúp cho họ
hiểu rằng, võ thuật là để phịng vệ chứ khơng phải là dùng để gây chiến với người
khác và sử dụng vào những trường hợp không xứng đáng. Giải pháp hướng vào vận
dụng “Góp phần giảm thiểu vấn nạn về bạo lực trong nhà trường, rèn luyện kỹ năng
sống tốt cho học sinh”.


5

B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Một số khái niệm:
1. Thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong
môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe
dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong,
đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những
đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối
với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
2. Võ tự vệ - Karate-do là gì?
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học thể dục trong nhà trường nói riêng,
thể chất giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện. Thể dục là một biện
pháp tích cực, tác động nhiều tới sự phát triển sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh
rèn luyện thân thể và bồi dưỡng đạo đức tác phong, nhân cách con người mới. Võ
thuật là môn thể thao mà nhiều trường học trong cả nước áp dụng cho nội dung thể
thao tự chọn. Ngoài những tác dụng trong việc giáo dục thể chất cho các học sinh,
võ thuật còn là vốn sống cần thiết nâng cao tinh thần thượng võ dân tộc, rèn luyện

tính kỷ luật, tính nhẫn lại, giúp học sinh người tự tin hơn trong cuộc sống và nâng
cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước.
Võ tự vệ là một môn võ bao gồm hai nội dung được gắn kết chặt chẽ với
nhau. Đó là "Võ thuật ứng dụng" và "Kỹ năng tự vệ". Võ thuật và kĩ năng tự vệ bổ
trợ lẫn nhau và tồn tại song song với nhau giúp người tập có thể tự vệ một cách
hiệu quả nhất.


6

Karate-do là một mơn võ hiện đại mang tính khoa học, là một nghệ thuật
chiến đấu thực dụng nhưng bằng chữ “Đức” và lịng nhân ái. Karate-do là khơng
thủ đạo. Đạo trong không thủ đạo là đạo làm người, là cái đức cao cả của người học
võ. Và người tập Karate-do tức là học “Đạo”. Lấy sự chính trực và lịng chân thật
làm hành trang đi tới “Đạo”.
Vậy thì "Võ thuật Karate-do" và "Kĩ năng tự vệ" được hiểu thế nào? Võ
thuật Karate-do ứng dụng là kỹ thuật đánh tay, chân, vật, đánh ngã đối phương,
khống chế, né đòn, phản kích; Kỹ năng tự vệ là phản ứng có ý thức và hồn tồn
mang tính chủ động để bảo vệ bản thân trước các tác động gây tổn thương về thể
xác và tinh thần. 
3. Mối quan hệ giữa bạo lực học đường và võ tự vệ - Karate-do.
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đa phần xuất phát từ những cử chỉ,
hành động nhỏ nhặt và sự thiếu hiểu biết, ảnh hưởng của xã hội hiện nay. Trong
môi trường học đường nói chung, các em học sinh đều mang trong đầu tư tưởng số
đơng, khi bị kích thích bằng một vài lời nói của bạn bè, một vài cái nhìn thì sẵn
sàng thể hiện bản thân mình trước đám đơng, chính vì lẽ đó mà dễ hình thành nên
tình trạng bạo lực ở học đường.
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này diễn ra, Nhóm Thể dục đã áp dụng
tập luyện võ tự vệ cho học sinh để phòng chống tệ nạn bạo lực học đường. Tuy
nhiên, ngày nay theo quan niệm của một số người, “Võ là đánh nhau. Học võ chỉ

để gây rối, đánh nhau”. Thực tế hồn tồn ngược lại. Chính những người khơng
biết võ, khơng có sức mạnh, khơng có niềm tin về mình, yếu đuối, sợ sệt, tự ti mặc
cảm… mới thích gây hấn, đánh nhau, như là bản năng sinh tồn để chứng tỏ sự
mạnh mẽ của mình. Trong lúc, với những người thường xuyên luyện võ, có sức
mạnh, tự tin, tự tại, thì họ sẽ chẳng cần dùng đến bạo lực. Một bằng chứng dễ thấy
là trong các vụ việc gây gỗ đánh nhau, các vụ bạo lực học đường rất hiếm khi phát
hiện có học sinh nào biết võ nào tham gia.
II. Các Biện pháp thực hiện:
1. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi bằng
những dạng tập luyện thể chất cơ bản.
Ý nghĩa:
- Học sinh có khả năng vận dụng một số kỹ năng võ tự vệ vào thực tế trong
mối bạn bè, hạn chế những xích mích gây mâu thuẫn.


7

- Áp dụng võ tự vệ trong nhà trường là phương pháp “nhân đôi” vừa rèn
luyện sức khỏe và rèn luyện đạo đức cho học sinh, hâm nóng tinh thần u nước
thương nịi của con em Việt Nam. Có thể khẳng định, dạy võ tự vệ bằng dạy hai
môn đạo đức và thể dục trong nhà trường. Bởi những người học võ sẽ hiểu được
rằng võ là võ đạo, mới tới võ thuật. Nghĩa là dạy cho học sinh cách làm người sống
biết u nước thương nịi, sống có ý chí và có nghị lực…
Nội dung biện pháp:
- Ở giai đoạn thanh thiếu niên, học sinh đã phát triển tương đối hồn thiện về
sinh lí, nhưng tâm lý của các em vẫn chưa được phát triển toàn diện, cảm xúc của
các em vẫn chưa ổn định, dễ kích động, khả năng tự kiềm chế kém, tự nhận thức về
bản thân chưa rõ ràng, thiếu kinh nghiệm xã hội. Điều này yêu cầu nhà trường
không chỉ là nơi cung cấp tri thức cho các em mà còn là nơi bồi dưỡng, phát triển
nhân cách tồn diện cho học sinh.

- Theo đó, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, nhà trường còn phải tăng
cường giáo dục sức khỏe thể chất, tinh thần học đường cho học sinh. Nhà trường
nên tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức về tâm lý, dạy pháp luật, đặc biệt việc
đưa môn võ thuật Karate-do là môn thể thao tự chọn không nên theo khuynh hướng
thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán,
dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn
diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích,
tập luyện tốt hơn, giúp học sinh học cách kiểm sốt cảm xúc và hành vi của mình,
cụ thể bằng các dạng bài cơ bản như sau:
- Bài tập phát triển thể chất chung và khởi động chuyên môn.
- Bài tập tại chỗ đấm thẳng.
- Các trò chơi tập phản xạ.
- Các tấn cơ bản.


8

- Kỹ thuật đỡ hạ đẳng.

- Kỹ thuật đỡ trung đẳng.

- Kỹ thuật đỡ thượng đẳng.


9

Trong các dạng bài tập luyện cơ bản trên, chúng ta lại có nhiều các bài bổ trợ,
các bài chia nhỏ kỹ thuật để dạy cho các đối tượng học võ. Sự lựa chọn bài tập phù
hợp với từng đối tượng giảng dạy cần căn cứ vào các đặc điểm sau: Lứa tuổi; đặc
điểm tâm sinh lý; khả năng nhận thức; khả năng vận động; điều kiện cơ sở vật chất.

Kết quả dạy Karate-do phụ thuộc rất nhiều vào trình tự đúng đắn của việc nghiên
cứu, áp dụng các bài tập trong các nhóm bài tập trên và sự phối hợp tốt các bài tập
của mỗi nhóm trong mỗi giáo án.
2. Áp dụng các bài tập phổ biến và nâng cao trong dạy kỹ thuật tay
của môn võ Karate-do cho học sinh.
Nói đến Karate-do, trước hết phải xem xét các kỹ thuật đấm và các kỹ thuật
đá. Đòn đấm của Karate-do là một đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến các
kỹ, chiến thuật của vận động viên. Nếu biết kết hợp giữa tốc độ và di chuyển hiệu
quả đòn tay sẽ cao. Tiêu biểu cho các kỹ thuật, chiến thuật sử dụng địn đấm trong
tấn cơng là tấn cơng liên tục bằng địn tay như địn hai bước, địn đổi bước đa dạng
và phức tạp, tính biến hố và sáng tạo cao. Đặc điểm hoạt động của môn thể thao
yêu cầu kỹ năng, kỹ xảo và phải thực hiện trong điều kiện ln biến đổi với mọi
tình huống đa dạng, bất ngờ, thu nhận và xử lý thông tin ln thay đổi, địi hỏi vận
động viên phải có trình độ về kỹ chiến thuật và thể lực cao. Người tập võ thông
thường sẽ học tấn pháp trước rồi mới học tới các kỹ thuật khác. Khi tập các kỹ
thuật tay trên các tấn cơ bản thì hiệu quả sẽ cao hơn.
2.1. Bài tập đấm.
Trong hệ thống kỹ thuật tay của mơn võ Karate-do có các địn đấm thẳng, đấm
móc và đấm vịng cầu. Theo luật thi đấu của liên đồn Karate-do thế giới thì chỉ
được sử dụng các địn đấm thẳng để đảm bảo an tồn cho các Vận động viên thi
đấu.
- Bài tập 1: Thực hiện đòn đấm thẳng (Teken Tsuki) trên tấn Heiko dachi
- Bài tập 2: Thực hiện đòn đấm thẳng (Teken Tsuki) trên tấn Kiba dachi (trung
bình tấn)


10

- Bài tập 3: Thực hiện đòn đấm thuận (Teken Tsuki), trên tấn Zenkutshu dachi.


2.2. Bài tập đỡ.
- Bài tập 1: Đứng hai chân rộng bằng vai thực hiện kỹ thuật đỡ trung đẳng từ
ngoài vào trong (Shoto uke).

- Bài tập 2: Đứng chân trước, chân sau (tấn Zenkutshu dachi) thực hiện kỹ
thuật đỡ hạ đẳng (Gedan bardai).


11

- Bài tập 3: Đứng chân trước, chân sau (tấn Zenkutshu dachi) thực hiện kỹ
thuật đỡ thượng đẳng (Age uke).

2.3. Bài tập tấn công bằng kỹ thuật tay.
- Bài tập 1: Tại chỗ thực hiện đòn tay trước trên tấn thi đấu (chân trước, chân
sau).
- Bài tập 2: Tại chỗ thực hiện đòn tay sau trên tấn thi đấu (chân trước, chân
sau).
Khi thực hiện các bài tập trên ngoài cách tại chỗ tập đơn lẻ cịn có thể tập theo
đơi: người này làm mục tiêu cho người kia tập và ngược lại. Ngồi ra cịn có thể
theo đội hình ziczac (1 nhóm đứng làm mục tiêu theo đội hình ziczac cho nhóm
cịn lại thực hiện và ngược lại).
Chú ý khi thực hiện các kỹ thuật tấn công người tập cần thực hiện chân tay kết
thúc cùng một lúc, đảm báo các tiêu chuẩn ghi điểm. Số lần thực hiện kỹ thuật
động tác cũng nhue cường độ động tác tùy thuộc vào khả năng của từng nhóm,
từng cá nhân học sinh mà giáo viên điều chỉnh cho phù hợp.


12


3. Giáo dục ý thức cá thể, mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân
cách bản thân và phát triển năng lực xã hội.
- Mỗi học sinh biết tự ý thức tu dưỡng bản thân thì hiện tượng bạo lực học
đường chắc chắn sẽ giảm bớt. Học sinh do nhận thức về bản thân còn hạn chế,
thêm vào đó là sự thu hút của những trào lưu mới mẻ trong giới trẻ, những em có
khuynh hướng bạo lực lại càng dễ tiếp cận với những người thường xuyên gây ra
hành vi bạo lực. Bởi vậy, mỗi học sinh nên chủ động học tập và tích lũy một số
những kiến thức cơ bản về pháp luật, tâm lý, xã hội.
- Nâng cao nhận thức của bản thân về những nguy hại của hành vi bạo lực
học đường, biết cách khống chế cảm xúc của bản thân, học cách nhẫn nhịn, biết
yêu thương, chia sẻ với người khác, không ghen ghét đố kị, khi bạn mình có những
hành vi hay động cơ xấu nên khuyên bạn hoặc tìm người can thiệp giúp bạn. Khi
bản thân gặp khó khăn nên chủ động chia sẻ cùng thầy cô, cha mẹ hoặc cán bộ hỗ
trợ tâm lý, khơng nên tự mình giải quyết hoặc nhẫn nhịn, im lặng.
- Việc giáo dục ý thức cá thể mỗi học sinh tự ý thức rèn luyện nhân cách vai
trò của thầy cô giáo trong nhà trường là hết sức quan trọng đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm phải gần gũi gắn bó với các em, hiểu hoàn cảnh của các em giúp đỡ các em
về mặt tình cảm, vật chất, đồng thời là người tư vấn chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ
năng sống cơ bản, cách ứng xử phù hợp giúp các em không ngừng phát triển nhận
thức và có kỹ năng sống ngày một tốt hơn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Hiệu quả áp dụng sáng kiến.
1. Kết quả thực hiện.
Sau một năm áp dụng võ thuật Karate-do vào giảng dạy trong chương trình
thể thao tự chọn của nhà trường, chúng tôi nhận thấy được hiện trạng bạo lực học
đường tại trường có phần thuyên giảm. Sau khi học, các em đều cảm thấy tự tin
hơn vào bản thân, tự biết điều nguy hiểm mà né tránh, hạn chế xung đột với các
thành phần xấu, thành phần khơng tốt ngồi xã hội. Mặc dù chương trình giảng dạy
chỉ được áp dụng trong những giờ dạy tự chọn, với thời lượng ngắn nhưng học sinh
đều nhận thấy được những mặt tích cực như:

1. Tăng cường sức khỏe, giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả.
2. Trở nên tự tin, tránh bị bắt nạt. Học võ thuật Karate-do với những bài tập
luyện, những động tác kỹ thuật tạo cho học sinh sự tự tin, dạn dĩ hơn. Học sinh có


13

thể sẽ không đánh bại mọi kẻ bắt nạt, kẻ xấu nhưng ít nhất sẽ giúp bản thân có thể
tự vệ trong các tình huống nguy cấp.
3. Rèn tính kỷ luật; giúp học sinh cân bằng, hài hòa cơ thể và tâm trí.
4. Tăng khả năng tập trung. Học võ tự vệ không chỉ liên quan đến những động
tác ở tay chân, những chuyển động của cơ thể mà còn cần sự tập trung cao độ hơn
nữa về kiến thức tự bảo vệ mình, nâng cao kĩ năng tự bảo vệ mình và có thể bảo vệ
người xung quanh.
2. Kết quả chất lượng.
2.1. Số liệu thống kê.
Sau khi áp dụng sáng kiến, chúng tôi tiến hành thống kê so sánh kết quả nội
dung Thể thao tự chọn và hạnh kiểm của học sinh trong năm học 2019 - 2020 và
năm học 2020 - 2021, kết quả thu được như sau:
- Thống kê bài tập kiểm tra về Đá Maegeri 15 giây:
Năm học
Nội dung
2019 - 2020
2020 - 2021

Tỉ lệ

Đá Maegeri 15 giây đạt 09 - 10 lần

40%


Đá Maegeri 15 giây đạt 11 - 12 lần

60%

Đá Maegeri 15 giây đạt 15 - 16 lần

28%

Đá Maegeri 15 giây đạt 17 - 19 lần
- Thống kê bài tập kiểm tra về Đấm tốc độ 10 giây:
Năm học
Nội dung

2019 - 2020
2020 - 2021

72%
Tỉ lệ

Đấm tốc độ 10 giây đạt 10 - 12 lần

35%

Đấm tốc độ 10 giây đạt 13 - 14 lần

65%

Đấm tốc độ 10 giây đạt 15 - 17 lần


25%

Đấm tốc độ 10 giây đạt 18 - 20 lần
- Thống kê hạnh kiểm:
TRUNG
TỐT
KHÁ
TS
BÌNH
Năm học
HS
SL
%
SL
% SL %

75%
YẾU
SL

%

2019 - 2020

421

368

87.41


51

12.11

2

0.48

0

0.00

2020 - 2021

421

389

92.40

32

7.60

0

0.00

0


0.00


14
BIỂU ĐỒ HẠNH KIỂM NĂM HỌC 2019 – 2020 và 2020 - 2021

2.2. Nhận xét:
Qua hai bảng tổng hợp thống kê các chỉ số thể lực và bảng thống kê hạnh kiểm
của học sinh ở trên, khơng khó để thấy rằng thể lực cũng như ý thức của các em
ngày càng được tăng lên. Trong cùng một thời gian (15giây), các đòn đá và đấm
tốc độ của học sinh tăng qua từng năm học. Qua hai năm học, tỉ lệ học sinh đạt
hạnh kiểm tốt cũng tăng từ 87,41% lên 92,4% (tăng 4,99%); tỉ lệ học sinh đạt hạnh
kiểm khá giảm từ 12,11% xuống 7,6% (giảm 4,51%); đặc biệt năm học 2020 2021 đã khơng cịn học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình.
Kết quả kiểm tra bài quyền Heian Shodan sau 4 tuần cuối học nội dung Thể thao
tự chọn được tổng hợp qua các chỉ số chuyên môn năm học 2020 - 2021 như sau:
Bài tập kiểm tra
Hoàn thiện bài quyền Heian Shodan

Tỷ lệ
học sinh đạt
100 %

Mức độ hoàn thiện
kỹ thuật
Tốt

Từ kết quả trên, ta thấy kỹ thuật căn bản của học sinh đã ngày một hoàn thiện
hơn. Tuy thời gian học tập không dài, nhưng chúng tôi tin rằng ít nhất các em cũng
đã biết thêm một cách để tự bảo vệ mình trong những tình huống cần thiết. Chúng
tôi cũng hi vọng rằng sau khi tập luyện và phát triển thể lực, học sinh không chỉ

biết tự bảo vệ chính mình mà cịn bảo vệ được những người xung quanh một cách
chính đáng.


15

II. Bài học kinh nghiệm.
Thông qua sáng kiến “Biện pháp vận dụng một số động tác môn võ thuật
Karate-do giúp học sinh tập luyện phòng chống bạo lực học đường”, chúng tôi thấy
cần thiết nên đưa võ tự vệ vào phát triển tại các trường học để nâng cao sức khỏe,
sự tự tin cho các em học sinh, đồng thời giúp cho các em có một kĩ năng cơ bản
nhất định để phòng chống những điều gây hại cho bản thân tự bảo vệ mình, chính
vì vậy chúng tơi có kiến nghị áp dụng võ tự vệ vào giảng dạy trong môi trường học
sinh và xa hơn là môi trường xung quanh để nâng cao khả năng bảo vệ mình và là
nhu cầu cần thiết của xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, bản thân là một giáo viên bộ môn giảng dạy bộ mơn Thể dục, tơi
thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa, tự học, tự rèn luyện, để nâng cao trình độ, kĩ
năng nghề nghiệp, học hỏi đồng nghiệp để hiểu biết sâu rộng hơn, trang bị thêm
cho mình nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn.
Cuối cùng, do bản thân chưa nhiều kinh nghiệm nên những giải pháp trên
cũng mang tính chủ quan của bản thân với mong muốn giúp các em tìm hiểu và
trang bị một số kỹ năng cơ bản cho bản thân để phịng, chống bạo lực tốt hơn. Kính
mong nhận được ý kiến đóng góp từ Hội đồng đánh giá, nhận xét sáng kiến kinh
nghiệm cấp Trường, cấp Quận và các thầy cô đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
 

Tân Phú, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Bộ phận/Đơn vị áp dụng


Người yêu cầu công nhận

Nguyễn Văn Anh


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dũng (1989), Karate tự vệ - chiến đấu, NXB Thể dục thể thao,
Hà Nội.
2. Hồ Hoàng Khánh (1990), Karate-do hiện đại, tập 1&2, NXB Sông Bé.
3. Website .



×