Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện yên thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN QUANG THÁI

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TẠI HUYỆN N THỦY, TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ HẢO

Hà Nội, 2021


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lắp với bất kỳ cơng trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2021
Người cam đoan

Trần Quang Thái


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và lịng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ sự
cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cơ giáo TS. Hồng Thị Hảo đã ân cần, tỉ
mỉ hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công chức các
phòng ban chuyên môn của huyện và sự hợp tác của người dân trên địa bàn
huyện Yên Thủy đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu để làm luận
văn thạc sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Quang Thái


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ............................................................................................ 5
1.1.1. Một sớ khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế, cơ
cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH. ...................................................... 5
1.1.2. Đăc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
CNH, HĐH ................................................................................... 12
1.1.3. Quy luật của chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH .. 13
1.1.4. Nội dung chuyển dịch CCKT ngành theo hướng cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa .............................................................................................. 15
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ...................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa .......................................................................................... 23
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch CCKT ngành
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa .............................................. 23
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình ................................................................................................... 27


iv
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....30
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình ........................ 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên Thủy ......................................... 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 33

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên KTXH ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại n
Thủy, tỉnh Hòa Bình.................................................................................. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................... 40
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 40
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích sớ liệu .......................... 41
2.2.4. Hệ thớng các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 43
3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa tại Huyện n Thủy, tỉnh Hòa Bình ....................................... 43
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp ............................. 44
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp............................. 45
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ ..................................... 50
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................................................... 52
3.2.1. Hệ thớng chính sách ....................................................................... 52
3.2.2. Cơ sở hạ tầng phát triển, khoa học công nghệ, môi trường........... 54
3.2.3. Vốn đầu tư cho các dự án ............................................................... 55
3.2.4. Nguồn nhân lực............................................................................... 57
3.2.5. Chất lượng của sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................... 58
3.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
tại huyện Yên Thủy...................................................................................... 60
3.3.1. Những kết quả đã đạt được ............................................................ 60


v
3.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân ......................................................... 63
3.4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện n Thủy, tỉnh Hòa Bình . .................. 65

3.4.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu ................................................... 65
3.4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Yên Thủy. ......................................... 68
3.5. Một số kiến nghị thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Yên
Thủy ............................................................................................................. 76
3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ và UBND tỉnh Hòa Bình ........................ 76
3.5.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân và UBND huyện Yên Thủy ....... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ nguyên nghĩa

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính


GAP

Sản xuất nơng nghiệp an toàn

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

STT

Số thứ tự

SX

Sản xuất

TTg

Thủ tướng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CCKT


Cơ cấu kinh tế

KT-XH

Kinh tế -Xã hội

GDP

Tổng sản phẩm Quốc nội

ĐH

Đại hội

CN

Công nghiêp

XD

Xây dựng

NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Thủy năm 2020 .............................. 32
Bảng 2.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Yên Thủy qua 5 năm (20162020)................................................................................................................ 33
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm huyện Yên
Thủy qua 5 năm (2016 - 2020)........................................................................ 43
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng & cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm nông lâm
nghiệp của huyện Yên Thủy qua 5 năm (2016 - 2020)................................... 47
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố hệ thống chính sách
đến sự chuyển dịch CCKT tại huyện Yên Thủy ............................................. 53
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố khoa học công
nghệ, môi trường đến sự chuyển dịch CCKT tại huyện Yên Thủy ................ 54
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư cho các
dự án đến sự chuyển dịch CCKT tại huyện Yên Thủy ................................... 55
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực đến
sự chuyển dịch CCKT tại huyện Yên Thủy .................................................... 57
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố chất lượng của sản
phẩm và thị trường tiêu thụ đến sự chuyển dịch CCKT tại huyện ................. 59
Yên Thủy ......................................................................................................... 59


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( CCKT) theo hướng công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH) là con đường tất yếu để đưa sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn và cũng là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của các nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là một chủ trương nhất quán của Đảng ta, và
được Đại hội XII (1/2016) tiếp tục khẳng định.
Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH tạo ra một CCKT hợp lý
đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng đồng bộ, cân đối và bền vững, tạo điều
kiện thúc đẩy những ngành trọng điểm mũi nhọn nhằm tạo ra tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế. Ngồi ra, việc chuyển dịch CCKT cịn dẫn tới giải phóng sức
sản xuất xã hội, phần lớn lao động thủ cơng được thay thế bằng lao động sử
dụng máy móc, điện khí hố cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất
lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao; khai thác có hiệu quả
những tiềm năng của đất nước; thu hút được mọi nguồn lực trong và ngoài
nước tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
việc vận động và chuyển đổi các ngành nghề, các vùng kinh tế để phù hợp với
quá trình phát triển và các điều kiện về Kinh tế – xã hội, những nhóm ngành
có cơ hội phát triển sẽ tăng mạnh hơn và giảm các ngành có hiệu quả kinh tế
thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý góp phần đảm bảo cho sự tăng trưởng
và phát triển của tổng thể nền kinh tế. Để đạt được kết quả trên buộc phải
chuyển dịch CCKT, đặc biệt là CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang cơ
cấu kinh tế mới tiên tiến, hiện đại, hợp lý trên cơ sở ngày càng ứng dụng
những thành tưụ khoa học công nghệ hiện đại, những phương pháp, phương
tiện sản xuất tiên tiến trong tất cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.


2
Huyện n Thủy nằm ở phía đơng nam tỉnh Hòa Bình. Trong những
năm gần đây, theo đánh giá của báo cáo kiểm điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện giai đoạn 10 năm 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn
huyện liên tục tăng, tăng trưởng kinh tế bình quân các ngành lớn đạt 14,1%.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 45,7% xuống còn 19,66 %, tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,8% lên 44,29 %, tỷ trọng ngành

dịch vụ tăng từ 29,5% lên 36,05 %. CCKT các nhóm nơng - lâm - ngư nghiệp,
công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ trong tồn huyện đã có nhiều
sự chuyển biến rõ rệt mang tính đột phá góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
Tuy vậy, sự chuyển dịch CCKT của huyện còn chậm, tỷ lệ khối ngành
nông lâm ngư nghiệp còn cao trong khi đó khối ngành cơng nghiệp - xây
dựng và dịch vụ thương mại còn thấp, chưa phát huy được lợi thế của địa
phương …; Huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm lực để đẩy mạnh
khối ngành dịch vụ, công nghiệp xuất khẩu tại chỗ, bên cạnh tiềm năng du
lịch thì huyện còn là một trong những huyện có nhiều làng nghề nhất của tỉnh,
tạo thuận lợi cho phát triền kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống của người
dân trong huyện.
Làm sao để đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,
HĐH toàn huyện theo hướng khai thác triệt để lợi thế của địa phương? Huyện
đã làm những gì và đã có những kết quả ra sao? Đây là những câu hỏi mà bản
thân tơi muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ. Do đó, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH trên quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH theo ngành trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình,
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch

CCKT theo hướng CNH, HĐH.
- Phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,

HĐH trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy chuyển dịch CCKT

theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng

CNH, HĐH trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự dịch chuyển CCKT
theo hướng CNH, HĐH huyện Yên Thủy trong giai đoạn 2016 - 2020, trong
đó tập trung ba ngành lớn là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ.
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được tổng hợp trong 3 năm
(2018 - 2020), các số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát từ tháng 01 - 05/2021.


4
4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện n Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Giải pháp thúc đẩy cơng tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện n Thủy, tỉnh Hòa Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa
1.1.1. Mợt số khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế, cơ
cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH.
* Cơng nghiệp hóa: Là q trình nâng cao tỷ trọng của cơng
nghiệp trong tồn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một
nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng…[1].
* Hiện đại hoá: Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu

khoa học và cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội [1]
* Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng
ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đởi căn bản,
tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã
hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện
đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [1].
* Cơ cấu kinh tế: Là một phạm trù kinh tế, thể hiện các mối quan hệ
giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, bao gồm các lĩnh vực sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, dịch vụ, thương mại...; các thành phần kinh tế nhà nước, tập
thể, tư nhân. Mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng trong các thời
kỳ phát triển tuỳ theo điều kiện tự nhiên, địa lý, KT-XH cụ thể” […Trích từ
điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003]; Là một tổng thể hợp thành bởi


6
nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên
hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những
không gian và điều kiện kinh tế cụ thể, chúng vận động hướng vào những
mục tiêu nhất định. Theo quan điếm này, Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh
tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.[2] ; Cơ cấu kinh tế có thể
được xem xét ớ nhiều góc độ khác nhau do đó có thể được phân chia thành
nhiều loại khác nhau. Mỗi loại cơ cấu kinh tế có tính độc lập tương đối nhưng
cũng có quan hệ với nhau, ràng buộc ảnh hưởng lẫn nhau. Các loại cơ cấu kinh
tế gồm:
Thứ nhất: Dưới góc độ kinh tế - xã hội, có nghĩa là dựa vào quan hệ sản
xuất (trong đó quan hệ sở hữu là chủ yếu), CCKT được chia ra nhiều thành

phần. Cơ cấu thành phần kinh tế có cơ sở hình thành là chế độ sở hữu, bởi vậy
sự hợp lý của nó phản ánh một hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có
khả năng thúc đẩy lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội phát triển.
Với ý nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và
cơ cấu lãnh thổ, đồng thời nó cũng chịu tác động ngược trở lại của hai loại cơ
cấu này. Theo quan điểm của Đại hội XII của Đảng (1/2016), ở nước ta hiện
nay có bốn thành phần kinh tế cơ bản: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Thứ hai: Dưới góc độ kinh tế cơ cấu vùng - lãnh thở: Là sự bố trí các
ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế,
tiềm năng to lớn của các vùng. Từ đó hình thành nên tởng sơ đồ phân bố lực
lượng sản xuất nhằm phát huy tới mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng
vùng và toàn bộ nền kinh tế. Ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng, lãnh thổ
là đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành
những vùng sản xuất hàng hố lớn, tập trung hiệu quả cao, mở rộng với quan
hệ với các vùng chuyên môn khác, gắn CCKT của từng khu vực với CCKT
của cả nước.


7
Thứ ba: Dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật, là cơ cấu ngành kinh tế: Hình
thành trên cơ sở phân chia lao động xã hội (chung, đặc thù, cá biệt) và chun
mơn hố sản xuất còn cơ cấu lãnh thở được hình thành dựa trên phân bố lực
lượng sản xuất ở tầm tổng thể nhằm phát huy cao nhất sức mạnh kinh tế của
từng vùng cũng như sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế.
Ngoài ra, người ta còn có thể đứng trên quan điểm phạm vi quan hệ
kinh tế và phân công lao động để phân chia nền kinh tế thành hai dạng: CCKT
mở (gắn với nền kinh tế mở) và CCKT đóng (gắn với nền kinh tế đóng). Với
nền kinh tế đóng là nền kinh tế khơng có hoặc rất hạn chế quan hệ kinh tế
quốc tế bởi vậy CCKT thường là “cân đối, toàn diện”. Đây là đặc điểm nổi

bật của CCKT của các nước XHCN trước đây, trong đó có Việt Nam. Còn
nền kinh tế mở là nền kinh tế hội nhập với thương mại và phân cơng lao động.
Ớ đó nhiều cân đối cung - cầu trong nền kinh tế được thực hiện thông qua
ngoại thương nên CCKT sẽ được chuyển dịch theo hướng khai thác tốt nhất
lợi thế quốc gia.
*Cơ cấu ngành kinh tế là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm
các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế... và các mối quan
hệ hữu cơ giữa chúng. Trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân thì cơ cấu ngành
kinh tế là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu khác [1]; Là một
phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của
nền kinh tế trong giới hạn một địa phương; một quốc gia hay một khu vực.
Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân
tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế
thể hiện mối tương quan giữa các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ
một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính hoặc định lượng
được mức độ phát triển của cơ cấu kinh tế. Các mối quan hệ này một mặt biểu
tượng sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu
cơ giữa chúng về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với


8
những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế; Cơ cấu kinh tế hay cấu trúc nền kinh tế là
tương quan tỷ lệ và mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận hợp
thành. Nó bao gồm: các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó cơ cấu giữa các ngành kinh tế là quan
trọng nhất; Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thở có thể coi là hai mặt của một thể
thống nhất đều phản ánh phân công lao động xã hội, cơ cấu ngành thể hiện
mình ở trong không gian lãnh thổ cụ thể còn cơ cấu lãnh thở hình thành gắn
liền với cơ cấu ngành và thống nhất với cơ cấu ngành. Vì vậy, nó thể hiện “cơ
cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành tương quan tỷ lệ biểu hiện mối

quan hệ giữa các ngành đó trong nền kinh tế quốc dân” hoặc “cơ cấu ngành
kinh tế là tổng thể hợp thành của nền kinh tế quốc dân trong mối quan hệ hữu
cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng lẫn chất lượng trong không gian, thời
gian và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”.
CCKT ngành là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu
hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu
ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền
kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích cơ cấu
ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
(i) Nhóm ngành nơng nghiệp: Gồm các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp; (ii)
Nhóm ngành cơng nghiệp: Gồm các ngành cơng nghiệp và xây dựng; (iii)
Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch... Kinh doanh (Tài chính, bảo
hiểm, bất động sản, vận tải,…) tiêu dùng (Hoạt động buôn bán, du lịch, dịch
vụ cá nhân,…) dịch vụ cơng (Hành chính cơng, hoạt động đồn thể). Nghiên
cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng
và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung cao nguồn lực có hạn của mỗi quốc
gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu qủa nhất. CCKT ngành được hiểu theo
những nội dung cơ bản như sau:


9
Thứ nhất, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành:
Nhóm ngành nơng nghiệp (bao gồm nơng - lâm - ngư nghiệp); Nhóm ngành
cơng nghiệp; và Nhóm ngành dịch vụ. Như vậy, mối quan hệ này bao gồm cả
về mặt lượng và mặt chất. (i) Về mặt lượng: Thể hiện ở tương quan tỷ lệ giữa
các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tương quan tỷ lệ này thể hiện
trình độ, mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia; (ii) Về
mặt chất: Cơ cấu ngành phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và sự
tác động qua lại giữa các ngành đó với nhau trong nền kinh tế quốc dân. Mối

quan hệ giữa các ngành cả về mặt số lượng và chất lượng không ở trạng thái
tĩnh mà luôn thường xuyên biến đổi một cách khách quan, theo những xu
hướng có tính quy luật trên cơ sở sự vận động phát triển tiến bộ của lực lượng
sản xuất xã hội và sự mở rộng, phát triển của hệ thống phân công lao động xã
hội cả ở trong nước và quốc tế [2].
Thứ hai, còn phản ánh tỷ lệ và mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận,
các lĩnh vực cụ thể trong từng ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Mối
quan hệ đó cũng bao gồm cả về mặt lượng và mặt chất. (i) Về mặt lượng:
cũng thể hiện ở tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận, các lĩnh vực trong mỗi
ngành kinh tế. Như trong ngành nông nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa chăn
nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp - lâm nghiệp và ngư nghiệp; trong ngành
công nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa công nghiệp khai thác nguyên liệu công nghiệp chế biến và công nghệ cao (nhiều cách phân loại công nghiệp:
thứ nhất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, thứ 2 công nghiệp Trung ương
công nghiệp địa phương, thứ 3 công nghiệp truyền thống, công nghiệp hiện
đại; thứ 4 công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến); trong ngành dịch
vụ là tương quan tỷ lệ giữa dịch vụ truyền thống cũ (cấp thấp) với dịch vụ cao
cấp (dịch vụ chất lượng cao); (ii) Về mặt chất: cơ cấu nội bộ ngành phản ánh
vai trò, tầm quan trọng, vị trí của từng bộ phận, từng lĩnh vực kinh tế trong
mỗi ngành kinh tế nhất định. Mối quan hệ trong nội bộ ngành kinh tế cũng


10
ln vận động biến đởi, phụ thuộc vào trình độ phát triền của lực lượng sản
xuất, sự phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của khoa học - cơng
nghệ [2]; Nhìn chung, theo quan điểm của tác giả, một CCKT được coi là hợp
lý về cơ bản phải thỏa mãn các tiêu chí [2].
Nó phải phù hợp với các điều kiện, các quy luật khách quan. Các ngành
kinh tế chỉ được hình thành và tồn tại trong môi trường tự nhiên nhất định.
Chẳng hạn, người ta không thể trồng lúa nước trên núi đá hoặc làm thủy điện
giữa đồng bằng. Các điều kiện tự nhiên như đất đai (thở nhưỡng), thời tiết khí

hậu, sơng ngòi ao hồ, tài nguyên khoảng sản... là điều kiện hàng đầu của sản
xuất và cũng chính là yếu tố đầu tiên quy định hình thành các ngành kinh tế;
phải là CCKT có khả năng khai thác sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và
đáp ứng yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối phát
triển bền vững. Tận dụng tối ưu tiềm năng trong vùng và khai thác được vị trí
có lợi nhất trong phân cơng lao động chung; Phải là CCKT có thể tạo ra được
sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường và tạo giá trị gia tăng
cao, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng gắn với nền sản xuất hàng hóa theo
hướng hiện đại; Phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.
Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ cách mạng công nghệ hiện nay (Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0), đòi hỏi phải có CCKT vừa đảm bảo tính bền vững
nhưng cũng luôn năng động, đổi mới một cách tích cực.
* Chủn dịch cơ cấu kinh tế ngành
CCKT ln thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp
thành CCKT khơng cố định. Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự
thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất
hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố
cấu thành CCKT không đồng đều. Sự thay đổi của CCKT từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là sự chuyển
dịch CCKT; Là q trình chuyển đởi tương quan tỷ lệ hay mối quan hệ giữa


11
các ngành, nội bộ từng ngành từ trình độ này sang trình độ khác, ngày càng
hồn thiện hơn, phù họp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và
phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công
nghệ. Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đởi vị trí, mà là sự biến đổi cả về
chất và lượng trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch CCKT phải dựa trên nền
tảng cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch CCKT là cải
tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dụng cơ cấu mới tiên tiến,

hồn thiện và bở sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện
đại và phù hợp hơn.
*Chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH: Là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang CCKT
mới tiên tiến, hiện đại, hợp lý trên cơ sở ngày càng ứng dụng những thành tựu
của khoa học công nghệ hiện đại. Những phương pháp, phương tiện sản xuất
tiên tiến trong tất cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Sự chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH được thể hiện ở
tỷ trọng nhóm ngành nơng nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng nhóm ngành cơng
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao
hơn ngành công nghiệp. Cụ thế như: (i) Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp
khai thác, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng
thay thế nhập khẩu, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ
cao như điện tử, viễn thông,... phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất,
ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; (ii) Chuyển dịch cơ cấu trong nội
bộ ngành nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi, thủy sản. Trong ngành trồng trọt, giảm các loại cây trồng truyền
thống có hiệu quả thấp, phát triển các loại cây có hiệu quả cao, các loại cây
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, dịch vụ. Trong chăn nuôi và thủy sản,
phát triển các loại vật nuôi cho năng suất cao. Hình thành, phát triển các vùng


12
sản xuất hàng hố tập trung, chun canh, quy mơ lớn để ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học trong tất cả các khâu: chuẩn
bị sản xuất (chọn các giống cây trồng vật ni có chất lượng và năng suất
cao...); khâu sản xuất (chăm sóc vật ni cây trồng phát triển tốt); khâu thu
hoạch; khâu chế biến (đề nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp); (iii) Chuyển
dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: giảm tỷ trọng các ngành dich vụ truyền

thống như ăn uống và thương mại, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, cao
cấp, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...
1.1.2. Đăc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH,
HĐH
- Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất cơng
xã hội, lãng phí vật chất, làm ô nhiễm môi trường, thời gian thực hiện kéo dài.
- Gắn kết việc cơng nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ,
tiếp cận kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.
- Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an
ninh xã hội và vấn đề Tài nguyên - Môi trường.
- Gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Trong xu hướng hội nhập và thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ công bằng, văn minh"
Cụ thể trong từng ngành như sau:
- Ngành cơng nghiệp xây dựng: Đó là các ngành chế biến lương thực,
thực phẩm sản xuất hay tiêu dùng, tăng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và
công nghệ thơng tin; Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng
trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về
vốn, công nghiệp thị trường để phát huy tác dụng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện
kim, hoá chất ...


13
- Ngành nơng lâm nghiệp: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp
nơng thơn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông nghiệp
đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội. Áp dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện đại vào các ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu; Nâng

cấp quy trình sản xuất cơng nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm
năng lượng, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu hoặc đưa ra các sản phẩm có
tính bảo vệ mơi trường, bền vững; hỗ trợ các cơ sở sửa chữa, nâng cấp hệ
thống xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ tư vấn, đánh giá, áp dụng các giải
pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; xây dựng mơ hình thí điểm về áp
dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mơ hình áp dụng; phở biến, tập huấn,
đào tạo cập nhật kiến thức mới cho các cơ sở tiếp cận các nội dung liên quan
về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
- Ngành dịch vụ - thương mại: Phát triển dịch vụ viễn thông để làm hạ
tầng kết nối cho nền kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số; đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin
đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh
phát triển, hiện đại hóa hệ thống phân phối, đảm bảo sự cân bằng giữa các
kênh phân phối hiện đại và các kênh phân phối truyền thống; huy động nguồn
lực để cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chợ,
siêu thị, hệ thống bán hàng để tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.
1.1.3. Quy luật của chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH
Thứ nhất, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong quá trình chuyển dịch CCKT
ngành theo hướng CNH, HĐH thì tỷ trọng giá trị của các sản phẩm công
nghiệp, tỷ trọng vốn trong ngành công nghiệp, đặc biệt trong ngành dịch vụ
ngày càng tăng lên ngược lại sản phẩm nông nghiệp, tỷ lệ vốn trong nông
nghiệp ngày càng giảm đi.


14
Thứ hai, trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH,
HĐH năng suất lao động xã hội ngày càng tăng lên do việc ứng dụng khoa
học công nghệ mới vào sản xuất ngày càng nhiều. Kết quả là lao động nơng

thơn được giải phóng để bở sung cho nhóm công nghiệp và đô thị, việc đảm
bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội, sẽ không cần đến lực lượng lao động
nông thôn như trước. Như vậy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm,
đồng thời tỷ lệ lao động được thu hút vào các khối ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng được tăng lên. Đó chính là tính quy luật của q trình chuyển
dịch CCKT ngành.
Thứ ba, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám
cao ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn. Điều này được hiểu là
xu hướng chuyển dịch CCKT ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng các sản
phẩm dựa trên lợi thế tài nguyên và lao động, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm
hàng hóa cao cấp, chất lượng cao, ứng dụng ngày càng nhiều thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Thứ tư, tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ngành dịch vụ ngày
càng cao do tốc độ tăng trướng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng
nhanh hơn tốc độ tăng trường của ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ là
ngành phục vụ cho các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, ở một số quốc gia,
người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: Dịch vụ kinh doanh; Dịch
vụ tiêu dùng; Dịch vụ cơng. Ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy các ngành sản
xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm
cho người dân. Ngoài ra, ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài
nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử,
cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại để
phục vụ con người. Các khâu của chu trình tái sản xuất xã hội chuyển hố cho
nhau một cách nhanh chóng và khách quan khi ngành dịch vụ ngày càng phát
triển. Do đó, dịch vụ phát triển sẽ làm cho nền kinh tế - xã hội phát triển càng


15
nhanh chóng. Tuy nhiên, dịch vụ chỉ phát triển khi công nghiệp và nông
nghiệp đã phát triền đến một mức độ hay trình độ nhất định nào đó. Ngược

lại, nếu dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và
công nghiệp phát triển càng nhanh chóng hơn. Vì vậy, xu hướng phát triển
của chuyển dịch CCKT ngành biểu hiện ở dịch vụ phát triển ngày càng cao,
nhanh hơn nhóm ngành cơng nghiệp và nhóm nơng nghiệp.
Thứ năm, chuyển dịch CCKT theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với
bên ngoài. Việc phải tranh thủ sử dụng có hiệu quả, tối đa các nguồn lực từ bên
ngồi như vốn, cơng nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường là
đòi hỏi quan trọng của quá trình CNH, HĐH. Điều này cũng là do yêu cầu đòi
hỏi của lực lượng sản xuất phát triển và ngày càng mang tính quốc tế hóa cao.
Do đó, tính tất yếu khách quan để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH là phải thực hiện CCKT mở gắn với xuất khẩu.
1.1.4. Nội dung chuyển dịch CCKT ngành theo hướng cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa
Chuyển dịch CCKT ngành là sự thay đổi tương quan tỷ lệ của lao động,
tỷ trọng đóng góp vào tởng sản phẩm quốc nội của quốc gia (GDP) hay địa
phương (GRĐP) của các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ. Đồng thời qua đó, chuyển dịch CCKT ngành cũng làm thay đổi vai trò, vị
thế của các ngành trong CCKT. Sự phân công lao động xã hội lớn cùng với
đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong SXKD mọi nền kinh tế cơ bản bao gồm ba
nhóm ngành chính: Nơng nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ.
1.1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hàm
lượng công nghệ cao, công nghệ chế tác, cơng nghệ phần mềm và cơng nghệ
bở trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều
lao động, phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế. Chuyển dịch
mạnh từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, tăng tỷ trọng ngành công


16
nghiệp chế biến và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành cơng nghiệp khai thác.

Khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu và đặc biệt thay thế hàng nhập khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng theo hướng hiện đại. Tăng nhanh những ngành sử dụng công nghệ
mởi với hàm lượng chất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Ngành công nghiệp tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành với những
cơ chế, chính sách khác nhau:
(i) Nhóm ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông
lâm thủy hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, may mặc, giày dép, đồ
gỗ; cơng nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực, máy nông nghiệp,
chế tạo thiết bị, lắp máy, xe máy; ngành tiểu thủ cơng nghiệp;
(ii) Nhóm ngành công nghiệp cơ bản như các ngành hạ tầng và năng
lượng; một số ngành cơ khí, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, phân bón
được gọi là nhóm ngành công nghiệp nền tảng... để đảm bào đáp ứng nhu cầu
an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị
trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác
phát triển nền tảng;
(iii) Nhóm cơng nghiệp tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử
dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông, cơng
nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo chính xác, hóa chất, năng lượng,... là nhóm
ngành tuy hiện nay giá trị sản xuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế cạnh tranh
mà ngành công nghiệp cần phải thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ trong thời
gian tới.
1.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Để thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phải chú
trọng đến các vấn đề đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thơn theo hướng CNH, HĐH; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy
lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản


17

xuất, thực hiện có hiệu quả ni trồng, đánh bắt gắn với công nghiệp chế biến
nông sản, lâm sản và thủy hải sản. Xu thế biến đổi của cơ cấu nông nghiệp
biểu hiện ở những mặt: tỷ trọng nông nghiệp trong CCKT quốc dân có xu
hướng giảm dần, trong khi giá trị sản xuất vẫn không ngừng gia tăng. Cơ cấu
nội tại nhóm ngành nơng nghiệp (gồm nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp)
có thay đởi tích cực. Tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi tăng dần, tỷ trọng
giá trị sản lượng trồng trọt giảm xuống.
Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH
gắn liền với quá trình chuyển đởi CCKT theo từng thời kỳ. Quan hệ cung cầu
trên thị trường thực sự đã có những tác động trực tiếp đến điều tiết sản xuất
của nông nghiệp. Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và
phương thức tở chức sản xuất mới đã có tác động thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ
cấu thu nhập và cơ cấu lao động của nông thôn.
1.1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, bao hàm tất
cả những hoạt động sản xuất và đời sống dân cư. Các ngành dịch vụ rất đa
dạng, bao gồm: Cung cấp điện, nước; Xây dựng (không kể sản xuất vật liệu
xây dựng); Thương mại; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn...; Y
tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em; Giáo dục, thư viện, bảo tàng; Du
lịch, khách sạn, cho th nhà; Thơng tin, bưu chính, internet; Giao thông, vận
tải; Cung cấp năng lượng (không kể khai thác và sản xuất); Giải trí, thể thao,
mua sắm; Ăn uống; Các dịch vụ chuyên môn (tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ...);
Quân sự; Cảnh sát; Các công việc quản lý nhà nước; Dịch vụ bảo vệ an ninh.
Phát triển nhanh ngành dịch vụ trong q trình đơ thị hóa, thương mại
dịch vụ là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu ngành kinh tế. Theo nghĩa đó, hoạt động dịch vụ bao hàm cả hoạt động
thương mại. Là một bộ phận hợp thành cơ cấu ngành kinh tế quốc dân,
thương mại - dịch vụ có quan hệ tương hỗ với các ngành khác (nông nghiệp -



×