Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số chuyên đề Lịch sử lớp 10 (chương trình cũ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.14 KB, 20 trang )

TỔNG HỢP MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ
LỊCH SỬ 10

2020


MỤC LỤC
CĐ1: Phương Đông và phương Tây cổ đại............................................................4
I. Tổng quan ...........................................................................................................4
II. Thành tựu văn hóa .............................................................................................4
1. Phương Đơng: ................................................................................................4
2. Phương Tây: ...................................................................................................5
CĐ2: Tây Âu Trung đại ..........................................................................................7
I. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu .............................................7
II. Lãnh địa .............................................................................................................7
III. Thành thị trung đại Tây Âu..............................................................................8
IV. Văn hóa Tây Âu thời trung đại ........................................................................9
V. Phát kiến địa lý ..................................................................................................9
1. Nguyên nhân và điều kiện: ............................................................................9
2. Các cuộc phát kiến địa lý: ..............................................................................9
3. Hệ quả: .........................................................................................................10
VI. Phong trào văn hóa phục hưng ......................................................................10
1. Nguyên nhân: ...............................................................................................10
2. Thành tựu .....................................................................................................10
3. Ý nghĩa: ........................................................................................................11
CĐ3: Các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK VI đến đầu TK X) ...............12
I. Khởi nghĩa tiêu biểu .........................................................................................12
II. Nhận xét ..........................................................................................................12
III. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa ...................................................................12
CĐ4: Quá trình xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập tự chủ
(TK X đến TK XIX) ...............................................................................................13


I. Nhà nước thời Đinh, Tiền Lê. ..........................................................................13
II. Nhà nước thời Lý, Trần, Hồ ............................................................................14
III. Nhà nước thời Lê Sơ và cải cách Lê Thánh Tông .........................................14
IV. Nhà nước thời Nguyễn và cải cách Minh Mạng............................................15
CĐ5: Kháng chiến chống ngoại xâm (XXV), Phong trào Tây Sơn (XVIII) .16

2


I. Ý nghĩa Phong trào Tây Sơn ............................................................................16
II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến ......................................17
CĐ6: Văn hóa – Giáo dục (XXIX) ....................................................................18
I. Tư tưởng, Tơn giáo, Tín ngưỡng ......................................................................18
II. Giáo dục, Văn học, Nghệ thuật .......................................................................19
III. Khoa học – Kĩ thuật .......................................................................................20

3


CĐ1: Phương Đông và phương Tây cổ đại
I. Tổng quan
Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây
Nội dung so
sánh
Thời gian hình
thành, kết thúc

Điều kiện tự
nhiên


Đặc điểm kinh
tế

Xã hội

Thể chế chính
trị

Các quốc gia cổ đại phương
Đơng
- Hình thành: thiên niên kỉ IV
đến hết thiên niên kỉ III.BC
- Kết thúc: thế kỉ III.BC
- Thuận lợi:đồng bằng rộng lớn,
đất đai phù sa,màu mỡ, mưa đều
đặn theo mùa, khí hậu nóng ẩm
- Khó khăn: thường xun lũ
lụt,…
- Nghề nơng là chủ yếu
- Ngồi ra cịn có chăn ni, dệt
vải, luyện kim.
Ba tầng lớp:
- Q tộc
- Nông dân công xã
- Nô lệ
Chế độ chuyên chế cổ đại
( Quân chủ chuyên chế TW tập
quyền).

Các quốc gia cổ đại phương Tây

- Hình thành: thiên niên kỉ I.BC
- Kết thúc: thế kỉ V (476)
- Thuận lợi: khí hậu ấm áp trong
lành. Gần biển  giao thông
đường biển thuận lợi.
- Khó khăn: phần lớn lãnh thổ là
núi và cao ngun. Đất canh tác ít,
lại khơng màu mỡ, chủ yếu là đất
ven đồi khô và rắn.
- Thủ công nghiệp và thương
nghiệp phát triển
Ba tầng lớp:
- Chủ nơ
- Bình dân
- Nơ lệ
Chế độ dân chủ cổ đại
( Dân chủ - chủ nơ).

II. Thành tựu văn hóa
1. Phương Đơng:
- Chữ viết: chữ tượng hình, chữ tượng ý
- Khoa học:
+ Nơng dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan
đến q trình mọc lặn của Mặt Trời và Mặt Trăng. Người ta còn biết được cứ 30 ngày là
1 lần trăng tròn, đây là cơ sở để tính chu kì thời gian và mùa. Từ đó người phương Đơng
đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày,chia ra thành 12 tháng. Họ còn đo được thời
gian bằng ánh nắng mặt trời qua đó biết được 1 ngày có 24h.

4



+ Người phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số.
Người Ai cập dùng các vạch, kí hiệu tượng trưng cho 10, 100, 1000,… Người Ấn Độ
phát minh ra số 0. Người Ai Cập rất giỏi hình học, họ tính được số pi=3,16. Người
Lưỡng Hà thì giỏi số học, họ biết làm các phép tính với số thập phân
- Kiến trúc: rất đồ sộ. VD: Kim tự tháp ở Ai Cập, đền tháp Hindu chạm trổ tỉ mỉ ở Ấn
Độ,…
2. Phương Tây:

- Lịch và chữ viết:
+ Lịch: Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác về Trái Đất và Mặt Trời. Họ
biết TĐ ko phải hình cái đĩa mà là hình quả cầu trịn. Người Roma tính được 1 năm
có 365 và ¼ ngày, 1 tháng lần lượt có 30, 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Chữ viết: Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C,… ban đầu gồm 26
chữ sau thêm 6 chữ. Họ cx có hệ chữ số La Mã
- Khoa học:
+ Toán học: Những nhà toán học đã để lại những tiên đề, định lý có giá trị
như: Tiên đề Ơ-clít, Định lý Py-ta-go. Nhà toán học - vật lý học nổi tiếng là Ác-simét có những phát hiện về sự nổi và các phát minh cơ học.
+ Sử học: Vượt qua giới hạn cuẩ việc ghi chép tản mạn, thuần túy, biên niên
của thời trước, các sử gia phương Tây cổ đại đã biết tập hợp tài liệu, phân tích và
trình bày có hệ thống lịch sử 1 nước hay 1 cuộc chiến tranh. Tiêu biểu như Hê-rôđốt (lịch sử ctranh Hi Lạp – Ba Tư), Tu-xi-đít (lịch sử chiến tranh Pê-lơ-pơn), Taxít (Lịch sử Roma),…
+ Địa lý: Nhà ĐLý học Xtra-bôn của Hi Lạp đã để lại nhiều tài liệu ghi chép
và khảo cứu về địa lý rất có giá trị.
- Văn học:

5


+ Ở Hi Lạp, có 1 số tác phẩm của nhà văn nhà thơ nổi tiếng như: Hô-me (Ili-át và Ô-đi-xê). Hình thức nghệ thuật phổ biến và được ưa chuộng nhất là kịch
(có kèm hát): Ê-sin (Ơ-re-xti), Xơ-phốc-clơ (Ơ-đíp làm vua),…

+ Giá trị của các tác phẩm này là đạt tới trình độ hồn thiện của ngơn ngữ
văn học cổ đại, đặc biệt đã mang tính nhân đạo sâu sác khi đề cao cái thiện, cái đẹp
vì lợi ích của con người…
- Nghệ thuật:
+ Người Hi Lạp cổ đại để lại rất nhiều tượng và đền đài: Đền Pác-tê-nông,
tượng nữ thần A-tê-na, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lơ
+ Ở Roma, cx có nhiều cơng trình kiến trúc như đền đài, cầu máng nước,
đấu trường… oai nghiêm, hoành tráng, đồ sộ như Đấu trường Roma.

6


CĐ2: Tây Âu Trung đại
I. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu
- Năm 476, người Giéc-man chinh phục Roma. Chế độ chiếm nô kết thúc trên Địa
Trung Hải, mở đầu thời đại phong kiến Tây Âu.
- Khi vào Roma người Giéc-man thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, chiếm ruộng đất của
các chủ nô, chia cho các thành viên của mình. Những chỉ huy, tăng lữ, người có cơng
chinh phục Roma được nhận phần lớn.
- Các thủ lĩnh người Giéc-man xưng vua, phong tước cho tướng tá tạo nên tầng lớp
quý tộc võ sĩ trong xã hội.
- Trong các bộ lạc của người Giéc-man, người Phơ-răng mạnh nhất đã lập ra vương
quốc Phơ-răng, phát triển rộng lớn. Cứ thế q trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ,
các lãnh địa hình thành, quý tộc nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, nô lệ và nông dân
trở thành nơng nơ. Các quốc gia phong kiến được hình thành ở Tây Âu.

II. Lãnh địa
- Lãnh địa là 1 đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân
quyền ở Châu Âu, bao gồm 1 khu đất đai rộng lớn với 2 bộ phận chủ yếu: đất đại của
lãnh chúa và đất khẩu phần của nơng nơ. Trong lãnh địa có những lâu đài của q tộc,

nhà thờ và thơn xóm của nơng nơ.
- Người sản xuất chính trong lãnh địa là nơng nơ. Họ phải sản xuất ra mọi thứ, sự
trao đổi với bên ngồi hầu như khơng có, trừ muối và sắt. Người nông nô bị buộc chặt
vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị phạt hết sức tàn bạo.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là 1 đơn vị chính trị độc lập. Nhà vua ban cho các lãnh
chúa quyền “miễn trừ”, thực chất là quyền cai trị ở địa phương như 1 nước nhỏ, có qn
đội, tịa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
- Mỗi lãnh địa như 1 pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm: ngồi được xây bằng đá
hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chở. Mỗi lãnh địa có 1 đội kỵ sĩ bảo vệ
với mộc sắt, gươm nặng, giáo dài.

7


- Nhìn chung, lãnh địa là 1 cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp,
tự túc.

III. Thành thị trung đại Tây Âu
- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện  lực lượng sản xuất trong
XH Tây Âu có nhiều biến đổi trước hết ở Nông nghiệp với 3 biến đổi lớn:
+ Công cụ sản xuất cải tiến hơn
+ Sự hoàn thiện về kĩ thuật chọn, lai giống, luân canh,…
+ Khai hoang được đẩy mạnh làm diện tích canh tác tăng nhanh, gieo trồng và
đồng cỏ chăn nuôi đc mở rộng. Năng suất lao động gia tăng, sản phẩm công nghiệp
phong phú, thừa thãi cần trao đổi, mua bán.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm TCN ko chỉ phục vụ lãnh chúa
mà còn để trao đổi với nơng dân quanh vùng. Một số thợ thủ cơng tìm cách thốt khỏi
lãnh địa đến những nơi có điều kiện thuận lợi để trao đổi buôn bán rồi định cư lập nghiệp.
Họ thường tập trung ở các ngã ba, ngã tư, bến sông, bến cảng, chân tường các lâu đài, tu
viện hoặc các thành phố cổ  cư dân đông dần, thợ thủ công thương nhân tập trung ngày

càng nhiều  thành thị trung đại. Trong thành thị xuất hiện nhiều phường hội và thương
hội.
- Thành thị xuất hiện, làm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, phá võ nền kinh kt tự
nhiên, tự cấp tự túc của lãnh địa, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường tạo điều kiện
thống nhất quốc gia. Thành thị có vai trị to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng
thực hiện lí tưởng xã hội mới đối lập với chế độ phong kiến. Khơng khí tự do của thành
thị là mơi trường thuận lợi để phát triển văn hóa. Nhiều trường Đại học nổi tiếng: Oxford,
Cambridge,… đã được xây dựng ở các thành thị.
 Như vậy, khi thành thi xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa Châu âu
có những biến đổi rõ rệt, phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa xã hội Tây Âu bước
vào giai đoạn phát triển mới. Vì vậy ta nói: “Thành thị là bơng hoa rực rỡ nhất của thời
Trung đại”.

8


IV. Văn hóa Tây Âu thời trung đại
- Văn hóa gắn với học vấn thì nghèo nàn, ít phát triển nhưng mặt ca hát, nhảy múa,
hoạt động giải trí khác rất thịnh hành.
- Tôn giáo, tư tưởng: gcpk lấy giáo lí Kitơ làm hệ tư tưởng chính thống  GD bấy
giờ là để đào tạo giáo sĩ nên trường học gắn với nhà thờ chủ yếu là học Thần học.
- Từ TK XI, trong các thành thị xây dựng nhiều trường học, đây là cơ sở của các
trường đại học danh tiếng về sau.
- Văn học cx phát triển, chủ yếu có 2 dịng chính: văn học kị sĩ (ca ngợi những đức
tính của giới kị sĩ) và văn học thành thị ( mang tính chất trào phúng nhằm đả kích phong
kiến, ca ngợi sự thơng minh của nhân dân).
- Kiến trúc: đa số là nhà thờ theo 2 phong cách là Gothic và Roman

V. Phát kiến địa lý
1. Nguyên nhân và điều kiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về nguyên
liệu, vàng bạc ngày càng tăng. Mặt khác con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa
Trung hải bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm độc quyền cần phải tìm cách lưu thông thương mại giữa
phương Đông và phương Tây
- Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đạt những bước tiến trong việc chế tạo
tàu (Caraven), la bàn, hải đồ, máy đo góc thiên văn,... Cùng với đó là những tài liệu về
Phương Đơng của 1 số người đi trước.
2. Các cuộc phát kiến địa lý:
- 1415, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha của Hoàng tử Henry đi dọc theo bờ biển châu
Phi.
- 1487, Đi-a-xơ tới được cực nam Châu Phi và đặt tên là mũi Bão Tố sau đổi thành
mũi Hảo Vọng.
- 1492, Columbus đã đi vè phía Tây và đến các đảo thuộc vùng biển Caribe. Ông là
người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ nhưng ơng tưởng nhầm đó là Ấn Độ
- 1497, Vasco de Gama chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha đến được Calicut thuộc
bờ biển Tây Nam Ấn Độ.
9


- 1519 – 1522, Ma-gien-lan đã tiến hành đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
3. Hệ quả:
- Ý nghĩa: Phát kiến địa lý được xem là một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực
tri thức và giao thông. Con người đã hình dung chính xác về hành tinh, đem lại những
hiểu biết về con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Một nền văn hóa thế giới mới bắt
đầu được hình thành.
- Tác động: đem về cho thương nhân Châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận.
Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở
nên phồn thịnh. Tuy nhiên , các cuộc phát kiến địa lý cịn dẫn đến nạn bn bán nơ lệ và
chế độ thực dân.


VI. Phong trào văn hóa phục hưng
1. Nguyên nhân:
- Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất TBCN ngay trong lịng cđpk
- Những thành tựu văn hóa từ TK XI đến XIII không đáp ứng được nhu cầu của giai
cấp tư sản mới ra đời, họ không thể chịu đựng được sự ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt
khe của giáo hội Thiên Chúa.
- Giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống
tinh thần của mình.
- Cải cách tôn giáo diễn ra mạnh mẽ để đấu tranh với tư tưởng lỗi thời của giáo hội
và gia cấp quý tộc phong kiến cản trở sự phát triển của xã hội.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân làm hậu thuẫn cho gcts.
2. Thành tựu
- Khoa học – Kĩ thuật: nhiều con người xuất chúng, tài năng trong rất nhiều lĩnh
vực: Rabơle, Đecáctơ, họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci; các nhà khoa học như
Copecnicus, Galile là những người có cống hiến rất lớn cho ngành vật lý và thiên văn
học. Các nhà triết học thời này đã xây dựng nên thế giới quan duy vật tấn công vào tư
tưởng của giáo hội
- Văn học - Nghệ thuật

10


+ Văn học thời Phục Hưng lên án nghiêm khắc Giáo hội, tấn công vào trật tự, hủ
tục của xã hội phong kiến. Văn học đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tiến
bộ với những tác phẩm nổi tiếng như: Romeo và Juliet (Sếch-xpia), Đôn-ki-hô-tê (Xécvan-téc),…
+ Nghệ thuật: có những tác phẩm nổi tiếng về hội họa của Leonardo de Vinci,
Michenlango,…
3. Ý nghĩa:
- Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của cđpk
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm của giáo

hội.
- Đề cao những giá trị cao quý tốt đẹp của con người.
- Đóng vai trị chi phối trong văn học nghệ thuật và đời sống xã hội.
- Là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu, làm phong phú thêm
kho tàng văn hóa nhân loại.

11


CĐ3: Các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK VI đến đầu TK X)
I. Khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa Lý Bí (542), chống quân Lương.
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905)
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (938), chống quân Nam Hán

II. Nhận xét
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rộng khắp, liên tục, sôi nổi và quyết liệt,…
- Lôi cuốn được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
- Các cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi và xây dựng được chính quyền độc
lập tự chủ.

III. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa
- Khởi nghĩa Lý Bí
+ Đánh đuổi quân Lương xâm lược, giành lại độc lập dân tộc. Thành lập nhà nước
Vạn Xuân.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm của nhân dân ta.
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
+ Với chức Tiết độ sứ, ông đã xây dựng được chính quyền độc lập tự chủ.
+ Về căn bản ách đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt,
đây là nền móng vững chắc để tiến tới độc lập hoàn toàn.

- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, bảo vệ độc lập dân tộc
+ Chấm dứt hoàn toàn hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu
dài cho nước ta.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Để lại bài học kinh nghiệm về NTQS cho các cuộc đấu tranh về sau.

12


CĐ4: Quá trình xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc
lập tự chủ (TK X đến TK XIX)
Bảng thống kê các triều đại phong kiến lớn ở Việt Nam từ TK X  XIX
Tên triều đại

Thời gian

Người sáng lập

Kinh đô

Ngô

939 – 965

Ngô Quyền

Đinh

968 – 980


Đinh Bộ Lĩnh

Hoa Lư
(Ninh Bình)

Đại Cồ Việt

Tiền Lê

980 – 1009

Lê Hồn

Hoa Lư
(Ninh Bình)

Đại Cồ Việt



1009 – 1225

Lý Công Uẩn

Thăng Long
(Hà Nội)

Đại Việt


Trần

1226 – 1400

Trần Cảnh

Thăng Long
(Hà Nội)

Đại Việt

Hồ

1400 – 1407

Hồ Q Ly

Tây Đơ
(Thanh Hóa)

Đại Ngu

Lê Sơ

1428 - 1527

Lê Lợi

Nguyễn


1802 – 1945

Nguyễn Ánh

Cổ Loa
(Hà Nội)

Thăng Long
(Hà Nội)
Phú Xuân
(Thừa Thiên Huế)

I. Nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi Hồng đế, lập ra triều Đinh.
- Bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê

Vua
Võ ban

Văn ban

Tăng ban

- Chia cả nước thành 10 đạo
- Nhà Đinh - Tiền Lê đặt quan hệ ngoại giao với Tống và Champa

13

Quốc hiệu


Đại Việt
Việt Nam/Đại
Nam


II. Nhà nước thời Lý, Trần, Hồ
- 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập. Trải qua triều Lý, Trần, Hồ bộ
máy nhà nước từng bước được hoàn chỉnh.
- Ở TW: Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua có Tể tướng (Thái úy hay Tướng
Quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí (Sảnh, Viện,
Đài), cịn có các chức qua trông nom sản xuất nông nghiệp, đê điều.
- Ở ĐP: Chia thành nhiều lộ, dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã.
- Quân đội gồm Cấm binh (bảo vệ vua và kinh thành) và Lộ binh ở các địa phương.
Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
- 1042, Nhà Lý ban hành luật Hình thư. Đời Trần có bộ Hình Luật.
- Quan lại bắt đầu được tuyển chọn bằng khoa cử
- Đối nội: Đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người. Giải quyết ổn
thọa các thế lực phản loạn ở địa phương.
- Đối ngoại: Đối với pk phương Bắc, ta giữ lệ thần phục, cống nạp đều đặn nhưng
luôn giữ tư thế của 1 dân tộc độc lập. Đối với láng giềng phía Nam, đặc biệt là Champa,
tuy có lúc căng thẳng nhưng ln giữ thái độ vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ vững
biên cương.

III. Nhà nước thời Lê Sơ và cải cách Lê Thánh Tơng
- 1428, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế, lập triều Lê Sơ.
- Vào những năm 60, Lê Thánh Tơng thực hiện cuộc cải cách hành chính.
- Ở TW: các chức Tể Tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ, 6 bộ được thành lập (Lại,
Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng).
- Ở ĐP: chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo là 3ti (Đô Ti,
Thừa Ti, Hiến Ti), xã là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử
- Ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) mang tính dân tộc sâu sắc.
- Quân đội tổ chức chặt chẽ theo chế độ ngụ binh ư nông
- Đối nội, đối ngoại: Tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc trong nước. Quan
hệ với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp.
14


- Nhận xét cải cách Lê Thánh Tông:
+ Cải cách toàn diện về mọi mặt, thực hiện từ TW đến ĐP.
+ Bộ máy nhà nước trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn  Bộ máy nhà nước thời
Lê Sơ đạt đến đỉnh cao.

IV. Nhà nước thời Nguyễn và cải cách Minh Mạng
- 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập triều Nguyễn. Ông quyết định xây dựng thể chế
quân chủ quan liêu chuyên chế. Dưới vua là 6 bộ, đứng đầu là các ti chuyên trách
- Đến thời Minh Mạng, ông thực hiện hàng loạt các cải cách
- Ở TW: ngoài 6 bộ, cịn có các cơ quan như Đơ sát viện, Cơ mật viện, Nội các. Phú
Xuân là kinh đô, trung tâm đầu não của đất nước.
- Ở ĐP: Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên do Tổng đốc
đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, xã, thơn.
- 1815, bộ Hồng Việt luật lệ (luật Gia Long) được ban hành đề cao uy quyền của
hoàng đế.
- Quân đội: Chia làm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh.
- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh. Sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào
thần phục, thậm chí cịn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên. Đối với phương Tây, thời
Gia Long tương đối cởi mở. Đến thời Minh Mạng, ơng thi hành chính sách đàn áp Thiên
Chúa giáo và đóng cửa ngăn cản người Phương Tây.
- Nhận xét cải cách Minh Mạng:
+ Làm cho bộ máy nhà nước trở nên tinh gọn.

+ Thống nhất toàn vẹn đất nước về mặt hành chính. Tạo thuận lợi cho việc quản lí
+ Làm cơ sở cho việc phân chia tỉnh thành sau này.
- Vị trí của triều đại Nguyễn đối với lịch sử Việt Nam:
+ Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và hành chính. Làm cơ sở cho việc phân
chia tỉnh thành sau này.
+ Để lại kho tàng văn hóa nghệ thuật đồ sộ.
+ Cung cấp cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lí trong vấn đề biển đảo.

15


CĐ5: Kháng chiến chống ngoại xâm (XXV), Phong trào Tây Sơn
(XVIII)
Bảng thống kê các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ XXVIII

Tên cuộc khởi
nghĩa, kháng
chiến

Thời
gian

Kháng chiến
chống Tống
thời Tiền Lê

981

Kháng chiến
chống Tống

thời Lý

1075 –
1077

Kháng chiến
chống Mông –
Nguyên

Người lãnh
đạo

Cách kết thúc
chiến tranh

Lê Hồn

Vùng Đơng Bắc

Dùng trận quyết
chiến chiến lược

Lý Thường
Kiệt

Bờ Bắc sơng
Như Nguyệt

Giảng hịa


Vua Trần, Trần
Lần 1:1258
Hưng Đạo
Lần 2:1285
cùng với các
Lần 3:1287
tướng lĩnh
- 1288
khác

Khởi nghĩa
Lam Sơn

1418 1427

Lê Lợi,
Nguyễn Trãi

Kháng chiến
chống Xiêm

1785

Nguyễn Huệ

Kháng chiến
chống Thanh

Trận quyết
chiến chiến

lược

Nguyễn Huệ
1789

Đông Bộ Đầu,
Chương Dương,
Dùng trận quyết
Hàm Tử, Tây
chiến chiến lược
Kết, Sông Bạch
Đằng
Tốt Động –
Chúc Động, Chi
Giảng hịa
Lăng – Xương
Giang
Rạch Gầm –
Xồi Mút

Dùng trận quyết
chiến chiến lược

Ngọc Hồi Đống Đa

Dùng trận quyết
chiến chiến lược

I. Ý nghĩa Phong trào Tây Sơn
- Đập tan các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

Đánh đuổi quân Xiêm, Thanh xâm lược.
- Sau khi thành lập, Vương triều Tây Sơn có những đóng góp lớn trong việc phát triển đất
nước.

16


II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến
- Bài học về đường lối, phương pháp đấu tranh: tồn dân, tồn diện, trường kì.
- Bài học về nghệ thuật quân sự
- Bài học về nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, đấu tranh anh dũng bất khuất
- Bài học về chịu đựng gian khổ khắc phục khó khăn

17


CĐ6: Văn hóa – Giáo dục (XXIX)
I. Tư tưởng, Tơn giáo, Tín ngưỡng
XVI - XVIII

Nửa đầu XIX

Tư tưởng

- XI, nho giáo được
giai cấp thống trị tiếp
nhận, từng bước nâng
cao
- XV, Nho giáo được
độc tơn


Nho giáo từng bước
suy thối, mất dần vị trí
độc tơn. Tuy nhiên vẫn
giữ đc địa vị thống trị
trong XH

Nhà Nguyễn thi hành
chính sách độc tơn Nho
giáo. Nho giáo đc phục
hồi.

Tôn giáo

- Thời Lý, Trần, Phật
giáo trở thành quốc
giáo.
- Thời Lê Sơ, Phật
giáo, Đạo giáo trở
thành tôn giáo của
nhân dân. Nhà nước
hạn chế xây chùa chiền

- Phật giáo, Đạo giáo
có điều kiện phục hồi
và phát triển
- XVI, Thiên chúa giáo
đc truyền vào nước ta
nhưng đến XVII mới
thực sự đc đẩy mạnh


- Nhà Nguyễn hạn chế
nhưng Phật giáo vẫn
tiếp tục phát triển
- Thiên chúa giáo bị
cấm đoán gắt gao từ
thời Minh Mạng

Tín
ngưỡng

- Thờ cúng tổ tiên,
những người có cơng
với đất nước; thờ thần
Tín ngưỡng dân gian
sơng, thần núi,…
có điều kiện đc phục
- Thời Lê Sơ các tín
hồi và phát triển
ngưỡng dân gian bị hạn
chế

Nội dung

XXV

18

Các tín ngưỡng dân
gian bị hạn chế nhưng

vẫn phát triển nhất là ở
nông thôn.


II. Giáo dục, Văn học, Nghệ thuật
Nội dung

XXV

XVIXVIII

Nửa đầu XIX

Giáo dục

- 1070, lập Văn Miếu
- 1075, tổ chức khoa thi
đầu tiên
- 1396, các kì thi đc hồn
chỉnh
- Thời Lê Sơ cứ 3 năm tổ
chức thi Hội chọn Tiến sĩ.
1484, dựng bia Tiến sĩ

- Giáo dục theo hệ
thống Nho giáo
vẫn đc duy trì
- Ngồi hình thức
thi chính quy cịn
có các kì thi chế

khoa, khoa sĩ vọng

- Giáo dục Nho học đc
củng cố. Cho dựng Văn
Miếu - Quốc Tử Giám ở
Huế.
- 1822, dựng bia Tiến sĩ

Văn Học

- Văn học chữ Hán phát
triển với thơ, hịch, phú,…
ca ngợi quê hương đất
nước, lòng tự hào yêu
nước,…
- XV, văn học Hán và
Nôm đều phát triển

Văn học Hán tiếp tục
Văn học Hán
phát triển. Văn học Nôm
chiếm ưu thế. Nét
phát triển rực rỡ với
nổi bật của giai
nhiều tác phẩm đạt đỉnh
đoạn này là sự phát cao. Hai tác giả nổi bật là
triển của văn học
Nguyễn Du và Hồ Xuân
chữ Nôm
Hương. Văn học dân

gian phát triển phong phú

Nghệ
thuật

- Kiến trúc: hàng loạt
cung điện, chùa đc xây
dựng
- Điêu khắc: tinh tế, độc
đáo với hình rồng, hình
phượng. Tượng Phật
được tạc nhìu
- Nghệ thuật chèo, tuồng
phát triển cùng với ca
nhạc, múa rối nước
- Thời Lê sơ: kiến trúc,
điêu khắc phát triển
chậm. Nghệ thuật dân
gian bị loại khỏi cung
đình

- Giai đoạn phục
hồi và phát triển
của nghệ thuật dân
gian, cổ truyền.
- Nghệ thuật điêu
khắc được phục
hồi trở lại, tiêu
biểu là tượng Phật
bà Quan Âm nghìn

mắt nghìn tay.

19

- Kiến trúc chủ yếu là
thành quách và lăng tẩm
- Nghệ thuật vẽ tranh dân
gian, nghệ thuật sân khấu
phát triển rộng rãi hơn


III. Khoa học – Kĩ thuật
XXV
- Sử học: Đại Việt sử ký, Đại
Việt sử ký toàn thư,…
- Địa lý: Dư địa chí,…
- Tốn học: Đại thành tốn
pháp,…
- Qn sự: Binh thư yếu
lược, Vạn Kiếp tơng bí
truyền thư,…
- Kĩ thuật: chế tạo được các
dụng cụ khảo sát các hiện
tượng trời đất, soạn lịch,
súng thần cơ, thuyền chiến
có lầu,…

XVIXVIII

- Sử học: Lê triều công

nghiệp thực lục,…
- Quân sự: Hổ trướng
khu cơ và Lũy thầy của
Đào Duy Từ
- Kĩ thuật đúc súng,
đóng tàu có đại bác,…

20

Nửa đầu XIX

- Sử học: Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Đại
Nam thực lục,…
- Địa lý: Gia Định thành
thơng chí,…
- Kĩ thuật: vẽ bản đồ Đại
Nam thống nhất tồn đồ.
Làm được máy bơm nước,
đóng tàu thủy chạy bằng hơi
nước.



×