Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 10 - chương trình chuẩn thpt triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.38 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử
THANH HÓA NĂM 2013
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở phổ thông - NXB Đại học sư phạm .
2. Bộ GD và ĐT: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Lịch sử - NXB Giáo dục .
3. Bộ GD và ĐT: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên): Giới thiệu giáo án Lịch sử lớp 10
(chương trình cơ bản)- NXB Hà Nội.
5.TS Nguyễn Xuân Trường, ThS Trần Thái Hà :Tư liệu dạy và học môn
Lịch sử 10 - NXB Hà Nội.
6. SGD& ĐT Thanh Hoá : Tài liệu hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và
xây dựng câu hỏi bài tập cấp THPT- tháng 3- 2011.
7.Trương Ngọc Thơi : Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử lớp
10 - NXB Đại học sư phạm.
8. Nguyễn Xuân Trường : Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ
môn Lịch sử lớp 10 - NXB giáo dục.
9. Nguyễn Xuân Trường : Giới thiệu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch
sử lớp 10 - NXB Hà nội.
10. Bộ GD và ĐT: Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục.


11. Bộ GD và ĐT: Lịch sử lớp 10- Sách giáo viên - NXB Giáo dục.
12.Các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử.
2
MỤC LỤC:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài ….1
II. Phương pháp nghiên cứu 2
III. Phạm vi nghiên cứu 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Vai trò của việc kiểm tra đánh giá 2
II. Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử 3
III. Nguyên nhân của thực trạng …………………………………4
IV. Đổi mới kiểm tra đánh giá 6
C. KẾT LUẬN.
I. Kết quả nghiên cứu…………………………………………….15
II. Đề xuất ……………………………………………………… 17



3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài.
Từ năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và Đào tạo tạo đã triển khai việc đổi
mới chương trình và SGK bậc THPT. Công cuộc đổi mới này được triển khai
một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá học
sinh cho đến phương tiện dạy học. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng đã có nhiều chuyển biến nhất định, tuy
nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là
điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới

phương pháp, biện pháp dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học
nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng, là
động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Kiến thức Lịch sử của học sinh những năm gần đây có nhiều điều phải bàn:
Nhiều bài viết Lịch sử của học sinh trong các kỳ thi tốt nghiÖp THPT và cả thi
Đại học “cười ra nước mắt”, nhiều câu hỏi trên các chương trình trò chơi
truyền hình với những kiến thức cơ bản của Lịch sử dân tộc mà người Việt
Nam không biết ngay cả những người có trình độ văn hoá, trình độ học vấn
cao. Phải chăng đó là hệ quả của việc kiểm tra đánh giá học sinh theo kiểu “thi
gì học nấy”, hoặc học tủ, học lệch hay tiêu cực trong kiểm tra thi cö ?
Những năm gần đây, học sinh ngại học môn Lịch sử, thậm chí có những học
sinh đã cố gắng chú trọng học tập môn Lịch sử, coi đó là một bộ môn quan trọng
nhưng lại sợ khi đến giờ kiểm tra, thi môn Lịch sử. Nguyên nhân có nhiều
nhưng trong đó nguyên nhân chính là do phương pháp dạy học của giáo viên và
việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử còn có nhiều vấn đế chưa phù hợp.
Để cải biến tình trạng trên đồng thời xuất ph¸t từ quan điểm kiểm tra đánh
giá không chỉ ở thời ®iểm cuối của một giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình.
Việc kiểm tra đánh giá phải hướng vào việc bám sát vào mục tiêu từng bài học,
từng chương và mục tiêu giáo dục. Theo tôi điều đó đồng nghĩa với việc đổi mới
4
kiểm tra đánh giá cũng phải bắt đầu đổi mới kiểm tra đánh giá trong từng tiết
học: Bao gồm từ kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài cũ, kiểm tra đánh giá tiếp
thu kiến thức mới trong từng tiÕt học đến kiểm tra định kỳ.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu nhằm đưa ra
những biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử, nâng cao chất lượng môn học. Qua triển khai tôi thấy sáng kiến
đã đem lại hiệu quả thiết thực. Xin mời các đồng nghiệp cùng tham khảo, trao
đổi và bàn luận về phương pháp mà tôi đã thực hiện.
II. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh
và bổ sung hợp lí.
- Nghiên cứu tài liệu Tâm lí học.
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Lịch sử.
- Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Lịch sử”, các tài liệu
chuyên đề về kiểm tra đánh giá.
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
III. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn
Lịch sử trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 10C5,10C6
(N¨m häc 2011-2012) và lớp 10A5, 10A6 ( N¨m häc 2012-2013) của Trường
THPT Triệu sơn I
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Vai trò của việc kiểm tra đánh giá .
Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học, là
một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn . Kiểm tra đánh giá
trong dạy học Lịch sử là công việc của giáo viên và học sinh, giúp giáo viên
5
hiểu rõ việc học tập của học sinh, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức,
thái độ, kỹ năng để kịp thời bổ sung. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá giúp
giáo viên tự đánh giá được kết quả công tác của bản thân, từ đó có những biện
pháp sư phạm thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Kiểm tra đánh giá
có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của học sinh, hình thành ở
các em lòng tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung thực, tinh thần tập
thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
II. Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử.
Kiểm tra đánh giá trong dạy học là một vấn đề quan trọng.Vì vậy, từ những
năm học gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của toàn ngành giáo dục, thông qua

các lớp tập huấn đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Hiệu, tất cả giáo
viên thuộc bộ môn Lịch sử của đơn vị đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc
kiểm tra đánh giá và đã có sự cải tiến về nội dung, hình thức trong kiểm tra đánh
giá.
Việc đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Triệu sơn I đã trở
thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảng dạy nói chung
và giảng dạy môn Lịch sử nói riêng. Các hoạt động chuyên môn, các biện pháp
được thực hiện trọng quá trình giảng dạy bộ môn nhằm đẩy mạnh đổi mới kiểm
tra đánh giá trở thành hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, sự chuyển biến về
việc kiểm tra đánh giá ở đơn vị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong quá
trình thực hiện kiểm tra đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra đánh giá
trong quá trình học tập của học sinh ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của cách kiểm
tra theo quan niệm cũ.Ngoài những kết quả đã đạt được, việc đổi mới kiểm tra
đánh giá học sinh
thuộc bộ môn Lịch sử hiện nay nói chung và tại đơn vị trường Triệu sơn I nói
riêng vẫn còn có những hạn chế như sau:
1. Kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên vẫn kiểm tra theo kiểu truyền thống: Gọi 2, 3 em
lên bảng để trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa trong thời gian 3 đến 5 phút
6
nhiều khi mang tính hình thức. Mặt khác nhiều câu hỏi quá khó đối với mặt
bằng chung kiến thức làm cho học sinh mất bình tĩnh trong việc trả lời câu hỏi
làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mới trong suốt tiết học hoặc một số
câu hỏi không liên quan đến kiến thức của bài mới, không có tác dụng cho học
sinh chuẩn bị tiếp thu bài mới.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức mới: Đóng vai trò quan trọng cho sự thành
công của một tiết dạy nhưng giáo viên thường lúng túng trong việc xây dựng hệ
thống câu hỏi trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới, hệ thống
câu hỏi chưa phù hợp với việc hướng học sinh tìm hiểu nội dung trọng tâm bài
học.

- Kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm
tra đánh giá của học sinh thông qua việc ra các bài tập về nhà: Chưa được
thường xuyên, các câu hỏi phần lớn chưa đạt yêu cầu nên chưa phát huy được
tác dụng của việc kiểm tra này.
2. Kiểm tra định kỳ.
Một số các câu hỏi trong đề kiểm tra chưa thực sự bám chuẩn kiến thức và
kỹ năng thường có cả những đề thi khó quá hoặc dễ quá so với nhận thức học
sinh nên đề kiểm tra chưa phản ánh chính xác chất lượng thực chất của học
sinh , chưa đúng yêu cầu nhiệm vụ và chức năng bộ môn.
Từ thực tế trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy thấy rằng cần
phải có những phương pháp, biện pháp để khắc phục những hạn chế, nhược
điểm trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử hiện nay và
trong đơn vị nói riêng vì nếu đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả sẽ là động
lực tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, tôi mạnh dạn xin
trao đổi một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong việc thực hiện đổi mới
kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử với đề tài “ Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 10 -
Chương trình chuẩn”.
III. Nguyên nhân của thực trạng trên.
7
1. Kiểm tra thường xuyên.
a.Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên thường cứng nhắc trong phương pháp kiểm tra: Chỉ kiểm tra vào
đầu buổi và kiểm tra kiến thức đã học của tiết học liền trước đó, coi đó là một
bước lên lớp. Mặt khác giáo viên còn chưa thực sự đầu tư nghiên cứu phương
pháp kiểm tra nên các câu hỏi thường chủ yếu dưới hình thức tự luận, hình
thức trắc nghiệm khách quan ít được sử dụng vì mất nhiều thời gian đầu tư cho
việc ra đề. Song trên thực tế thì đối với kiểm tra vấn đáp, kiểm tra đánh giá bằng
trắc nghiệm khách quan lại phát huy được nhiều ưu điểm hơn.
b. Kiểm tra đánh giá xây dựng kiến thức mới trong từng tiết học :

Một tiết dạy thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống câu hỏi mà
giáo viên sử dụng trong tiết học. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử dụng trong
tiết dạy để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới thể hiện rõ nhất giáo viên có
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hay không nhưng đồng thời cũng là một
biện pháp vô cùng cần thiết trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh. Tuy nhiên hiện nay khi xây dựng hệ thống câu hỏi trong một tiết dạy học
giáo viên thường mắc phải một số tình trạng sau:
- Trong một tiết dạy, giáo viên đặt ra quá nhiều câu hỏi nhưng cuối cùng
cũng không hướng các em vào giải quyết vấn đề trọng tâm của bài .
- Câu hỏi đặt ra quá dễ nhưng thậm chí lại sự dụng vào việc sử dụng phương
pháp dạy học theo nhóm.
- Câu hỏi nhận xét tổng hợp bao quát có hàm lượng kiến thức nhiều nhưng
không đúng lúc, không phù hợp với đối tượng học sinh, không kèm theo những
gợi ý từng bước để học sinh tư duy vấn đề, dẫn đến học sinh không trả lời được
gây lúng túng cho học sinh.
c. Kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra
đánh giá của học sinh thông qua việc ra các bài tập về nhà:
Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, củng
cố tri thức lịch sử cho học sinh. Nó là một trong những biện pháp phát triển các
8
năng lực nhận thức độc lập, trong đó đặc điểm là tư duy độc lập, sáng tạo của
các em nhưng hoạt động này chưa được thường xuyên, các câu hỏi đưa ra
thường tuỳ tiện theo tuỳ hứng của giáo viên chưa đảm bảo mục đích yêu cầu của
một bài tập lịch sử do giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo,
chưa coi đó là một hoạt động thường xuyên trong hoạt đông dạy học.
2.Kiểm tra định kỳ.
Giáo viên còn chưa thực hiện đúng, đủ quy trình biên sọan đề kiểm tra hoặc
lúng túng trong việc thiết lập ma trận dẫn đến việc ra đề kiểm tra chưa đạt yêu
cầu.
Tóm lại, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do giáo viên chưa nhận

thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá hoặc nhận thức được
nhưng ngại thực hiện. Mặt khác, về phía học sinh : một bộ phận lớn học lịch sử
theo kiểu học đối phó, học để có điểm tổng kết nên chỉ tập trung vào những môn
học mà các em thi Đại học.
IV. Đổi mới kiểm tra đánh giá.
1. Kiểm tra bài cũ:
Cần xác định nội dung kiểm tra và sử dụng phương pháp kiểm tra phù hợp.
a. Nội dung kiểm tra.
Không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của bài học ngay trước đó mà kiểm
tra nội dung có liên quan đến bài học mới. Câu hỏi kiểm tra bài cũ vừa phải đảm
bảo yêu cầu kiểm tra học sinh trong việc nắm kiến thức cũ nhưng phải có tác
dụng trong việc giúp học sinh nắm kiến thức mới.Muốn vậy, giáo viên phải
chọn những câu hỏi mà sau khi học sinh trả lời nội dung câu trả lời liên quan
đến việc dẫn dắt vào bài mới , tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu tiết học,
kích thích hứng thú học tập và phát huy khả năng tư duy học sinh.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong
kiến ( Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là: Nêu nguyên nhân,
ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
9
Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài
mới : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của
phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài cho
dân tộc. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành, từng bước phát triển
và hoàn thiện của Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến.Để hiểu về quá
trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XV, ta cùng tìm hiểu bài 17.
Ví dụ 2 :
Khi dạy bài 21 “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ
XVI -XVIII”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là : Những biểu hiện chứng tỏ triều đại Lê

sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt nam?
Sau khi học trả lời, giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Triều đại Lê
sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt
nam.Tuy nhiên từ đầu thế kỷ XVI nhà Lê Sơ lâm vào khủng hoảng dẫn đến sụp
đổ. Từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu những
biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI- XVIII, chúng ta tìm
hiểu bài 21.
Ví dụ 3:
Khi dạy bài 25 “Tình hình chính trị, văn hoá dưới triều Nguyễn ( nửa đầu
thế kỷ XIX)”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là: Trình bày và nhận xét những việc làm
của vua Quang Trung?
Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chốt ý và kết luận: Những
việc làm của vua Quang Trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của
một ông vua anh minh muốn thực hiện những chính sách cải cách. Song những
chính sách của ông chưa có ảnh hưởng trên phạm vi cả nước. Năm 1792 Quang
Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi
khủng hoảng chưa thành. Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công vương triều Tây sơn
lập ra triều Nguyễn. Vậy tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá ở
10
nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược
ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài 25.
b. Phương pháp kiểm tra bài cũ: Tăng cường kiểm tra bằng phương pháp trắc
nghiệm khách quan và các câu hỏi dưới hình thức lập bảng.
Kiểm tra bài cũ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận nhưng chú
trọng câu hỏi tr¾c nghiệm vì sử dụng phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc
nghiệm đối với kiểm tra miệng thường phát huy được ưu điểm: Cung cấp phản
hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh, kiểm tra đánh giá trên diện rộng kiến
thức trong thời gian ngắn, đánh giá khả năng hiểu, nhớ và vận dụng đơn giản
kiến thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá thông qua việc
công bố đáp án và thang điểm. Đồng thời với việc hoàn thành câu hỏi dưới dạng

lập bảng, ngoài kiểm tra việc nhớ kiến thức của học sinh, giáo viên còn có thể
kiểm tra khả năng khái quát, vận dụng kiến thức vào làm bài tập lịch sử.
Có thể sử dụng các loại câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau với các mục tiêu,
mức độ yêu cầu kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, nên sử dụng các dạng sau:
- Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ những sự kiện chính.
Ví dụ:
Khi dạy bài 7 “Sự phát triển lịch sử và nền văn ho¸ đa dạng của Ấn Độ” để
kiểm tra kiến thức bài cũ, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi là:
Hãy điền mốc thời gian sao cho phù hợp với các sự kiện lịch sử khi học về
Trung quốc thời phong kiến?
Sự kiện Thời gian
1. Thành lập nhà Hán
2. Thành lập nhà Đường
3. Thành lập nhà Tèng
4. Thành lập nhà Nguyên
5. Thành lập nhà Minh
6. Thành lập nhà Thanh
- Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh khái quát những thời kỳ lịch sử chính
với những nội dung chính .
Ví dụ:
11
Khi dạy bài 11 “Tây Âu hậu kỳ Trung đại ” để kiểm tra kiến thức bài cũ
giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi là:
So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây âu với các nước châu
Á theo yêu cầu sau và rút ra nhận xét :
Các thời kỳ lịch sử Châu Á Tây Âu
Thời kỳ hình thành
Thời kỳ phát triển
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong
Cơ sở kinh tế

Các giai cấp cơ bản
- Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh so sánh các nội dung lịch sử.
Ví dụ:
Khi dạy bài 26 “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu
tranh của nhân dân”, để kiểm tra kiến thức cũ giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi là:
So sánh chính quyền dưới thời Gia Long và Minh Mạng theo bảng dưới
đây:
Thời Gia Long Thời Minh Mạng
- Dạng câu hỏi thống kê các nội dung chính trong những sự kiện lịch sử tiêu
biểu.
Ví dụ:
Khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ
X-XV”, để kiểm tra kiến thức bài cũ giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
là:
Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại
xâm từ thế kỷ X-XV theo mẫu sau:
Cuộc kháng
chiến và khởi
nghĩa
Thời
gian
Quân xâm
lược
Người chỉ
huy
Trận quyết chiến
chiến lược
12
2.Kiểm tra đánh giá xây dựng kiến thức mới: Cần xây dựng hệ thống câu hỏi

logic, hợp lí, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, hướng tới việc thực
hiện mục tiêu bài học.
Trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên phải biết đặt ra và giúp học
sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu
hỏi tốt nêu ra trong qúa trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em,
kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh
và giữa học sinh với giáo viên tức là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và cả giáo
viên phải thấy rõ vì sao trả lời được? Vì sao không trả lời được? Câu hỏi quá
khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời .
Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi ,
những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách , đồng
thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị
từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào ? Học sinh sẽ trả lời như thế
nào ? Đáp án ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một
nghệ thuật. Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích
thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh,sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là
giúp học sinh yếu kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ
bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các em có hứng thú học tập và xây
dựng bài hơn.
Muốn vậy, giáo viên phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
+ Xác định trọng tâm của bài.
+ Xác định chỗ khó của bài.
+ Dự đoán những vướng mắc sai lầm khi học sinh trả lời câu hỏi để có
những phương án gợi ý tạo cơ hội giúp các em giải quyết những vướng mắc.
+ Câu hỏi phải diễn đạt gọn, rõ nội dung, phù hợp với đối tượng học sinh,
có kèm theo những gợi ý đối với câu hỏi khó.
13
+ Các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu, tiếp nhận từng đơn vị kiến thức
phải đảm bảo mức độ từ dễ đến khó.
+ Xác định việc sử dụng phương pháp dạy học .

+ Trong quá trình tiếp nhận kiến thức mới có thể cho điểm đánh giá học
sinh để kích thích tinh thần thi đua học tập của các em.
Ví dụ1 :
Khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ X-XV”
giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền
Lê bằng hệ thống câu hỏi sau:
Nguyên nhân Tống xâm lược Đại Việt?
Triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào? Giành thắng lợi ra sao?
Nhận xét về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
Ví dụ 2:
Khi dạy bài 29 “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh”, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân của cách mạng tư sản Anh bằng hệ
thống câu hỏi sau:
Đầu thế kỷ VXII , kinh tế nước Anh phát triển theo hướng nào?
Nét đặc trưng của tình hình kinh tế Anh trước cách mạng?
Sự phát triển kinh tế Anh có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội Anh?
Quí tộc mới có đặc điểm gì?
Đầu thế kỷ XVII, kinh tế nước Anh phát triển nhưng chế độ phong kiến lại
lạc hậu, bảo thủ. Biểu hiện?
Mâu thuẫn chủ yếu của nước Anh trước cách mạng?
Ví dụ 3:
Khi dạy bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ”, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến tranh bằng
hệ thống câu hỏi sau:
Trình bày diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ trên bản đồ?
14
Lập niên biểu diễn biến của chiến tranh?
Yếu tố nào giúp quân Bắc Mĩ thắng quân Anh?
Vai trò của Oa -sinh -tơn trong cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?

Trong chiến tranh, sự kiện nào đánh dấu sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ?
Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ có những tiến bộ và hạn chế gì?
Ví dụ 4:
Khi dạy bài 17 “Quá trình hùnh thành và phát triển của nhà nước phong
kiến”( từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)”. Để sơ kết bài học, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời các câu hỏi :
Em hãy đánh giá chung về triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX?
Đây là một câu hỏi khó, mang tính khái quát cao. Vì vậy, giáo viên gợi ý cho
học sinh: Những điểm tích cực, tiêu cực trong chính sách của triều Nguyễn và hệ
quả của những chính sách đó?
3. Kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giáo của giáo viên với hoạt động tự kiểm
tra đánh giá của học sinh thông qua việc ra các bài tập về nhà: Cần thực hiện
việc giao bài tập về nhà cho học sinh một cách thường xuyên, coi đó là một
nội dung không thể thiếu trong quá trình dạy học, câu hỏi bài tập phải thực
sự có chất lượng.
Đây là hoạt động tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em một cách
tốt nhất. Song, muốn đạt được điều đó, các câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải
thực sự có chất lượng, phù hợp với đối tượng học sinh. Các bài tập lịch sử
thường chú ý sử dụng câu hỏi tự luận vì dạng này đo được trình độ học sinh về
lập luận, mức độ hiểu kiến thức, rèn cho các em khả năng trình bày, rất phù hợp
với các môn học thuộc khoa học xã hội và chắc chắn sẽ khắc phục được tình
trạng học sinh không biết trình bày một bài viết lịch sử dẫn đến kết quả môn
Lịch sử trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc thi Đại học rất thấp như những
năm gần đây. Bài tập về nhà phải phù hợp với nội dung cơ bản, với trình độ học
sinh nhưng đặc biệt phải phát huy tính tích cực, độc lập trong nhận thức của học
sinh.
15
Cần thường xuyên thay đổi các dạng câu hỏi để gây hứng thú học tập cho
học sinh. Công việc này thường được giáo viên thực hiện cuối giờ học sau khi
giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Ví dụ1:
Sau khi học xong bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, giáo viên yêu
cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập sau:
Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương
Đông. Rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đó?
Ví dụ 2:
Sau khi dạy xong bài 22“ Tình hình kinh tế xã hội ở các thế kỷ XVI-XVIII” ,
giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập sau:
So sánh kinh tế Đàng Trong và kinh tế Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII? So
sách ngoại thương ở các thế kỷVI-XVII với các thế kỷ trước? Những nước
phương Tây nào đã đến buôn bán với nước ta ở thời kỳ này?
Ví dụ3:
Sau khi dạy xong bài 25“Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều
Nguyễn ( nửa đầu thế kỷ XIX)”, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành
bài tập sau:
Bằng việc sưu tầm lịch sử, hãy kể tên các đời vua dưới triều Nguyễn theo
các yêu cầu sau:
+ Tên vua.
+ Năm làm vua.
+ Niên hiệu.
Sau khi học sinh hoàn thành các bài tập, giáo viên phải thực hiện khâu sửa
chữa bổ sung và nhận xét. Từ đó học sinh sẽ tự nhận thấy những điểm thiếu sót
của mình, giáo viên biết được kết quả năm kiến thức của các em và có sự điều
chỉnh phương pháp cho phù hợp. Do đặc trưng bộ môn Lịch sử không có tiết
chữa bài tập nhưng để đảm bảo việc đánh giá học sinh một cách cập nhật nhất,
giáo viên cần kiểm tra đánh giá và thực hiện làm bài tập ở nhà bằng nhiều hình
16
thức như: Kết hợp việc kiểm tra vấn đáp đầu buổi học để nhận xét mức độ hoàn
thành bài tập ở nhà hoặc giáo viên thu vở bài tập của học sinh về nhà chấm điểm
và có thể lấy kết quả bài tập ở nhà đối với những bài làm tốt để khuyến khích

các em học tập.
Đồng thời sau khi hoàn thành các bài tập, với việc sửa chữa, bổ sung của giáo
viên, học sinh sẽ tự nhận thấy những điểm thiếu sót của mình, giáo viên biết
được kết quả nắm kiến thức của học sinh. Từ đó điều chỉnh phương pháp dạy
học cho phù hợp.
4.Đối với việc kiểm tra định kỳ.
a. Tổ chức tốt khâu ra đề, coi và chấm kiểm tra thi:
Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao thì cần thiết phải chú ý đến khâu ra
đề. Đề kiểm tra không chỉ phù hợp với mức độ đạt được các mục tiêu trong dạy
học lịch sử mà còn phải đo được toàn diện kiến thức lịch sử của học sinh. Nếu
đề ra dễ quá hoặc khó quá, giáo viên sẽ không đánh giá đúng trình độ học sinh,
gây tâm lý chủ quan, chán nản đối với các em. Muốn làm tốt công việc này, giáo
viên phải xác định được tiêu chí cần đạt về các mặt (kiến thức, tình cảm, kỹ
năng ) cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử, nắm vững yêu cầu của
việc kiểm tra đánh giá trong đó quan trọng là độ tin cậy và tính giá trị. Muốn
vậy, khi ra đề kiểm tra, nhất thiết giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước biên
soạn đề kiểm tra theo ma trận.
Mặt khác để việc đánh giá có kết quả chính xác thì tính nghiêm túc khách
quan, công bằng trong coi kiểm tra, thi rất quan trọng, nhưng tránh tạo ra
không khí quá căng thẳng cho học sinh ảnh hưởng tới tâm lí các em khi làm
bài.
b. Nội dung kiểm tra: Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Một là : Không nên tập trung nhiều vào việc nhớ kiến thức sự kiện mà cần
chú ý đến hiểu lịch sử, thái độ, tình cảm, quan điểm lịch sử, kỹ năng vận dụng
thực hành.
Ví dụ:
17
Trình bày và phân tích những nét điển hình của thể chế dân chủ Aten? Thực
chất của thể chế này là gì?
Phân tích sự phát triển nông nghiệp nước ta dưới thời Lí, Trần? Vì sao có

sự phát triển đó?
Vì sao có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài và sự phân chia này có
ảnh hưởng như thế nào đối với tiến trìmh phát triển của đất nước?
- Hai là : Phải bao gồm nội dung giáo dục vì mục đích dạy học lịch sử là “
Dạy chữ để dạy người”, đặc biệt quan tâm đến các nhân vật lịch sử đã học.
Ví dụ:
Những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng?
Em có suy nghĩ gì về những hành động của quân dân nhà Trần trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên -Mông?
Vì sao Lí Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long? Ý nghĩa của việc dời đô?
Với việc trả lời các câu hỏi trên, học sinh không chỉ nắm kiến thức lịch sử ,
biết cách đánh giá nhân vật lịch sử mà còn giáo dục cho các em lòng khâm, kính
yêu những nhân vật lịch sử và tinh thần noi gương cha ông, quyêt tâm xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, khắc phục được hạn chế thực tế hiện nay kiến thức
của học sinh về các nhân vật lịch sử là rất kém.
C. KẾT LUẬN
I. Kết qủa nghiên cứu.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong việc thực hiện đổi
mới kiểm tra đánh giá trong quá trình giảng dạy bộ môn. Sau khi thực hiện một
cách nghiêm túc, liên tục các biện pháp trên với quyết tâm cao để góp phần thúc
đẩy việc đổi mới phương pháp dạy hoc, đưa chất lượng dạy học đi lên, tôi đã thu
được những kết quả sau:
- Đánh giá được một cách tương đối toàn diện học sinh cả về kiến thức, kỹ
năng trong việc học tập bộ môn Lịch sử.
- Thúc đẩy giáo viên và học sinh thay đổi phương pháp dạy và học, khuyến
khích và phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh.
18
- Gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức bài mới.
- Tránh được việc học tủ, học lệch, quay cóp khi kiểm tra của học sinh.
- Khắc phục được tình trạng học sinh ngại học môn Lịch sử do đề kiểm tra,

đề thi hạn chế việc yêu cầu nhớ quá vụn vặt chi tiết các sự kiện Lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài viết Lịch sử.
- Chất lượng môn Lịch sử nâng lên.
Kết quả tổng kết môn Lịch sử của lớp 10C5, 10C6 - Năm học 2011-2012
(Lớp đối chứng) và lớp 10A5,10A6 - Năm học 2012 -2013 ( Lớp thực nghiệm )
như sau:
Lớp Sĩ số Yếu kÐm Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
10C5
10C6
( Líp ®èi chøng)
40
43
2
2
5
5
20
22
50
51
18
19
45
44
0
0
0
0
10A4

10A6
( Líp thùc nghiÖm)
43
41
0
0
0
0
16
13
37
31
25
26
58
64
2
2
5
5
Căn cứ vào sự đối chứng trên có thể thấy rằng việc đổi mới kiểm tra đánh
giá trong dạy học Lịch sử có tác dụng và ý nghĩa thiết thực. Kết quả học tập của
học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể khẳng định rằng: Đổi
mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử sẽ thức đẩy đổi mới phương pháp
dạy Lịch sử của giáo viên và phương pháp học Lịch sử của học sinh, là một
khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử.
II. Đề xuất.
Tiếp tục có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo
viên về vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch sử nói riêng.

Cần phải có một “cuộc cách mạng” trong quan niệm về vị trí bộ môn Lịch
sử ở trường phổ thông từ cấp quản lí giáo dục cao nhất đến cha mẹ học sinh, học
sinh và toàn xã hội. Không có quan niệm đúng về bộ môn Lịch sử thì tất cả
19
những vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá - động lực của đổi mới
phương pháp dạy học Lịch sử còn gặp nhiều khó khăn và khó có thể đạt được
hiệu quả như mong muốn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ.
Thanh hoá, ngày 29 tháng 4 năm
2013.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết , không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Thị Hằng


20

×