Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thời cơ và thách thức đối với sức mạnh quân sự quốc gia trước tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.39 KB, 10 trang )

Thời cơ và thách thức đối với sức mạnh quân sự quốc gia trước tác
động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bước vào thế kỷ 21, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một trong
những mốc đánh dấu thành công lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, cần phải được nhìn nhận một cách rất biện
chứng việc gia nhập WTO nói riêng cũng như các bước đi tiếp theo của tiến
trình “hội nhập nhưng khơng hồ tan” nói chung đều chứa đựng cả thời cơ,
thuận lợi và cả những thách thức, khó khăn.
Riêng đối với lĩnh vực quân sự - quốc phịng, việc Việt Nam gia nhập
WTO khơng chỉ đặt ra những bài toán mới cho sự nghiệp củng cố quốc phịng
và an ninh nói chung, mà cịn trực tiếp tác động tới sức mạnh quân sự quốc
gia, xét trên cả bình diện sự tác động tới các tiềm lực hợp thành tiềm lực quân
sự - quốc phòng tổng hợp của đất nước cũng như sự tác động tới các nhân tố
trực tiếp hợp thành sức mạnh quân sự ấy. Chính vì vậy, cần chỉ ra những khía
cạnh đa diện của sự tác động nói trên, phân định rõ thời cơ và nguy cơ, thuận
lợi và thách thức cùng sự chuyển hoá phức tạp của tất cảc các khía cạnh ấy để
tìm ra những quyết sách tối ưu và phù hợp.
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin về chiến tranh và quân đội, cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh và
hệ thống quan điểm, đường lối cơ bản xuyên suốt của Đảng ta về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì sức
mạnh quân sự quốc gia của chúng ta bao gồm tổng thể các lực lưọng vật chất
và tinh thần của đất nước và khả năng huy động nhằm đạt mục tiêu của chiến
tranh và nhiệm vụ quốc phòng. Sức mạnh quân sự quốc gia là một chỉnh thể


thống nhất bao gồm cả những tiềm năng và những thành tố hiện hữu, cả các
lực lượng và các mối quan hệ cụ thể cấu thành sức mạnh hiện thực để thực
hiện các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Tất


cả các tiềm lực kinh tế, chính trị, khoa học - cơng nghệ, văn hoá - xã hội... của
đất nước chỉ khi được xem xét dưới góc độ tạo ra nền tảng vật chất và tinh
thần như thế nào cho tổ chức và hoạt động quân sự - quốc phòng, được huy
động trực tiếp như thế nào cho nhiệm vụ quân sự - quốc phịng khi có tình
huống diễn ra, tạo hậu thuẫn vững chắc như thế nào cho việc tổ chức thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng... thì mới mang ý nghĩa là
nhân tố hợp thành của sức mạnh quân sự quốc gia. Từ những tiềm năng và
khả năng ấy, sức mạnh quân sự quốc gia bao giờ cũng được bộc lộ trực tiếp ở
các thành tố hiện hữu là: đường lối quân sự và sự chỉ đạo toàn bộ các hoạt
động quân sự của Đảng, khả năng quản lý của Nhà nước về lĩnh vực quân sự quốc phòng, chất lượng con người và tổ chức quân sự, trình độ trang thiết bị
quân sự và vũ khí chiến đấu, phương thức kết hợp giữa con người với vũ khí
trong lực lượng vũ trang, phương thức tác chiến của quân đội cũng như các
lực lượng vũ trang nhân dân khác... Sức mạnh quân sự quốc gia còn bao hàm
cả khả năng giải quyết khoa học các quan hệ chuyên biệt trong lĩnh vực tổ
chức và hoạt động quân sự như: địa - quân sự, chính trị - quân sự, văn hoá quân sự, khoa học - quân sự... nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ quân
sự - quốc phịng được đặt ra. Ngồi ra, khi nhìn nhận về sức mạnh quân sự
quốc gia còn cần phải chỉ rõ tính lịch sử - cụ thể (thời điểm, thời cơ sử
dụng..), tính đối sánh (trong mối tương quan với đối tượng trực tiếp), tính đắc
dụng (so với yêu cầu nhiệm vụ, so với các điều kiện cụ thể diễn ra hoạt động
quân sự). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá so sánh lực lượng
và khẳng định khả năng sử dụng sức mạnh ấy trong điều kiện cụ thể.
Khi xem xét sự tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến sức
mạnh quân sự quốc gia, chúng ta cần phải phân định rõ những ảnh hưởng trực


tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của nó trong cả những tác động thuận chiều và cả
những tác động không thuận chiều.
Về những tác động thuận chiều, việc gia nhập WTO, cũng như quá trình
tiếp tục hội nhập của nước ta vào cộng đồng kinh tế thế giới nói chung trước hết
tạo ra mơi trường hồ bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định và hiểu biết lẫn nhau,

qua đó tạo thuận lợi cho việc duy trì, củng cố và phát triển sức mạnh quân sự
quốc gia.
Xét đến cùng, đối với chúng ta, việc xây dựng và sử dụng sức mạnh
quân sự quốc gia hồn tồn khơng hề mang mục đích tự thân, mà là để bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và mơi trường hồ bình chính là một trong những
mục tiêu cơ bản nhất. Một trong những tiêu chí cơ bản mang tính pháp lý
quốc tế của WTO chính là tạo dựng, duy trì sự hợp tác kinh tế trên cơ sở tin
cậy, hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Điều đặc biệt quan
trọng thể hiện ở chỗ, WTO là tổ chức phi chính phủ mang tính chính phủ, nên
các cam kết quốc tế của nó vừa dựa trên những cơ sở pháp lý quốc tế xác
định, vừa có tính hiệu lực cao đối với tất cả các quốc gia thành viên. Chính vì
vậy, mơi trường hồ bình do gia nhập WTO mang lại có tính khả thi rất lớn,
khơng chỉ góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng, giúp nước nhỏ có tiếng nói
trong liên minh, góp chung nguồn lực cùng phát triển kinh tế một cách ổn
định, tin cậy nhau hơn, mà còn tạo ra sự đan kết lợi ích cũng như hình thành
các định chế quốc tế, kể cả những chế định pháp lý, để giải quyết tranh chấp,
xung đột. Tính định chế tổ chức phi chính phủ mang tính chính phủ của WTO
còn cho phép kiềm chế tham vọng độc quyền, bá chủ của chủ nghĩa đế quốc,
đồng thời tạo ra những ràng buộc về mặt công pháp quốc tế để ngăn ngừa khả
năng nổ ra chiến tranh thế giới, bởi như mọi người đều biết, nguyên nhân xét
đến cùng của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX chính là những
mâu thuẫn nảy sinh từ sự địi hỏi “phân chia lại thị trường thế giới”.


Gia nhập WTO cũng tạo ra thời cơ để chúng ta xây dựng sức mạnh
quân sự quốc gia thông qua việc củng cố, phát triển tiềm lực mọi mặt của đất
nước.
Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh rõ ràng rằng: nền kinh tế phát
triển là cơ sở xét đến cùng quyết định nhất đến sức mạnh quân sự quốc gia.
Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: "Toàn bộ việc tổ chức, phương thức tác chiến và

do đó thắng lợi hay thất bại của quân đội đều phụ thuộc vào điều kiện vật
chất, có nghĩa là điều kiện kinh tế"(1). Vào WTO, việc cắt giảm những hàng
rào thuế quan tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư cũng đồng nghĩa với
việc tạo điều kiện để tăng thu nhập quốc dân cũng như tạo việc làm và tăng
thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động... Điều đó đến lượt nó khơng
những góp phần tạo nên tiền đề, điều kiện rất cần thiết để xây dựng, củng cố
tiềm lực tinh thần của nhân dân và qn đội, mà cịn có ý nghĩa thúc đẩy tiềm
lực kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo thuận lợi hơn để đầu tư về cơ sở vật chất
kỹ thuật, ngân sách, tài chính... cho hoạt động quân sự - quốc phòng cũng như
phát triển kinh tế - quân sự. Gia nhập WTO cũng là điều kiện thuận lợi để
chúng ta phát triển mạnh mẽ tiềm lực khoa học tổng hợp của đất nước - nền
tảng không thể thiếu để phát triển khoa học quân sự hiện đại. Rất nhiều vấn
đề vừa mang tính trực tiếp vừa là nhu cầu thiết yếu của tổ chức và hoạt động
quân sự - quốc phòng hiện đại như: tiếp thu kinh nghiệm công nghệ lưỡng
dụng, vận dụng công nghệ tin học vào xây dựng hệ thống chỉ huy, hệ thống
thông tin và tình báo quân sự... sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. Các
tiềm lực xã hội khác cũng có thời cơ để phát triển nhằm tăng cường sức mạnh
quân sự quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tính năng động,
chủ động, sáng tạo của con người Việt Nam sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn,
cho phép huy động nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao để xây
dựng lực lượng vũ trang. Nhiều vấn đề xã hội sẽ có điều kiện thuận li
. C,Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.
241
1


được giải quyết tốt hơn như vấn đề xố đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo,
nâng cao dân trí... Điều đó khơng chỉ góp phần ổn định chính trị - xã hội mà
cịn góp phần xây dựng cơ sở, lực lượng để phát triển, củng cố sức mạnh quân
sự quốc gia.

Đặc biệt, việc gia nhập WTO có tác động trực tiếp tạo thuận lợi phát
triển các yếu tố nội tại hợp thành sức mạnh quân sự quốc gia.
Yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra đòi hỏi mới
trong hàng loạt vấn đề chiến lược quân sự. Lẽ dĩ nhiên, không thể quá nhấn
mạnh sự kiện gia nhập WTO như một “phép màu” có thể giải quyết cho chúng
ta về mọi vấn đề. Song, rõ ràng rằng, đây là sự kiện cần được coi như “cửa mở”
giúp chúng ta có cách nhìn mềm dẻo hơn trong xác định đối tác, đối tượng;
trong dự kiến những tình huống chiến lược liên quan đến sự tồn vong của độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trong xử lý tinh tế hơn đối với những mối liên
hệ rất nhạy cảm giữa lĩnh vực quân sự với các lĩnh vực phát triển sản xuất và
đời sống, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, quốc tế hoá các quan hệ xã hội dân sự,
phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ… Đồng thời, đây cũng là
một trong những động lực trực tiếp để chúng ta tính tốn lại một cách cẩn trọng
những vấn đề chiến lược quân sự như bố trí thế trận quốc phịng tồn dân,
chuẩn bị các phương án tổ chức và hoạt động quân sự - quốc phịng, đẩy mạnh
cơng tác tình báo chiến lược và thông tin quân sự… sao cho phù hợp với điều
kiện mới. Chất lượng con người và tổ chức quân sự có cơ sở, tiền đễ xã hội để
được nâng cao một cách tồn diện, nhất là những khía cạnh mới như mặt bằng
phát triển văn hoá của quân nhân, phong cách làm việc khoa học, khả năng hội
nhập, phát triển “đi tắt đón đầu” về trình độ chun sâu trong hoạt động quân
sự... Hành lang thương mại quốc tế được mở rộng là thời cơ thuận lợi để nâng
cấp, đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật
quân sự. Và tất nhiên, sự đổi mới, nâng cao chất lượng con người và vũ khí sẽ
hứa hẹn đem lại những bước đổi mới mang tính đột phá trong cách thức kết


hợp giữa con người và vũ khí, trong phương thức tác chiến của lực lượng vũ
trang theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn.
Bên cạnh những tác động thuận chiều nói trên, việc gia nhập WTO
cũng có những tác động không thuận chiều và đặt ra những thách thức

không nhỏ cho việc xây dựng và sử dụng sức mạnh quân sự quốc gia của
chúng ta.
Trước hết, với cách nhìn biện chứng, có thể thấy mơi trường hồ bình do
việc gia nhập WTO đem lạo không chỉ thuần tuý chứa đựng những nhân tố ổn
định, thuận lợi, mà còn là môi trường hàm chứa nhiều yếu tố bất ổn, cũng như
những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng và sử dụng sức mạnh quân
sự quốc gia. Bởi lẽ, “sân chơi” chung giữa các cường quốc kinh tế với các nước
đang phát triển chắc chắn là một sân chơi không cân xứng, tuân theo một luật
chơi mà thực chất do kẻ mạnh điều tiết. Thực tế cho thấy, xu hướng chung của
q trình quốc tế hố các vấn đề kinh tế - xã hội hiện nay vẫn đang là “quốc tế
hoá đơn cực” theo cái “gậy chỉ huy” của nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất.
Và điều đó dĩ nhiên kéo theo khơng chỉ là những xung đột lợi ích kinh tế mà
cịn là tình trạng tiềm ẩn của những bất ổn chính trị và xã hội. Trong khi đó,
do chúng ta mới chính thức gia nhập với điểm xuất phát quá thấp nên chắc
chắn chưa thể ngay lập tức nắm vững những điểm cơ bản của luật chơi để tìm
kiếm nhiều cơ may thuận lợi. Hơn nữa, chấp nhận sân chơi này là chúng ta
phải chấp nhận những vấn đề mới nảy sinh rất phức tạp và nhạy cảm như
"biên giới mềm”, “biên giới thông tin”, “không gian điện tử”…Việc nhận rõ
đâu là chỗ dựa đáng tin cậy và đâu là thế lực cần phải dè chừng cũng khơng
hề đơn giản do sự chuyển hố rất phức tạp giữa “đối tượng” và “đối tác”. Thu
hút được vốn đầu tư lớn nhưng lại lọt kẽ hở để kẻ thù lợi dụng chống phá, gây
dựng cơ sở xã hội, khuếch trương “diễn biến hồ bình” thì đó là một thất bại một thất bại nặng nề hơn nhiều so với những thất bại quân sự. Ngay cả đối
với những nước có thể coi là “thuần đối tác”, nếu khơng tính tốn lưỡng tồn


thì cái lợi về kinh tế sẽ khơng thể bù đắp nổi tổn hại nảy sinh về mặt xã hội do
sự lan toả những hậu quả bất ổn từ các quốc gia đó như xung đột dân tộc, sắc
tộc, khủng bố, tội phạm quốc tế...
Việc củng cố, phát triển tiềm lực mọi mặt của đất nước để từ đó huy
động nhằm xây dựng sức mạnh quân sự quốc gia cũng chịu sự tác động

khơng thuận chiều và những khó khăn, thách thức tương tự. Gia nhập WTO,
cùng với những nguyên tắc về hợp tác làm ăn là những nguyên tắc về chấp
nhận cạnh tranh kinh tế. Và dĩ nhiên, với những nước có tiềm lực kinh tế
khơng đủ mạnh thì buộc phải chấp nhận tỷ suất rủi ro lớn hơn trong cạnh
tranh, theo đó khả năng tiếp tục tụt hậu xa hơn về kinh tế gần như là “cái chết
được báo trước” nếu như khơng thể tìm ra những phương thuốc hồi sinh. Đến
lượt nó, tụt hậu kinh tế chắc chắn dẫn đến lệ thuộc về mọi mặt, thậm chí cả về
thể chế chính trị, cho nên hầu như khơng thể tính đến chuyện độc lập đầu tư
cho lĩnh vực quân sự - quốc phòng, Hội nhập WTO cũng sẽ hình thành nên
các khu “kinh tế mềm” (vượt cả phạm vi doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư
nước ngồi), chắc chắn gây khó khăn rất lớn cho q trình xây dựng cơ sở xã
hội của nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân,
quản lý quốc phòng - an ninh trên địa bàn và triển khai các phương án hoạt
động quân sự - quốc phòng. Đối với tiềm lực khoa học - công nghệ cũng vậy,
nếu khơng có giải pháp xác đáng thì sự yếu thế về trình độ khoa học - cơng
nghệ khi đặt trong điều kiện hội nhập WTO sẽ càng bộc lộ gay gắt hơn khả
năng kém cỏi trong phát triển công nghiệp quốc phịng, trang bị vũ khí và
phương tiện kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang. Về tiềm lực xã hội, tuy
sự gia nhập cộng đồng kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những nhân tố mới tích cực,
nhưng cũng đồng thời làm cho các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn nhiều,
với sự “cộng sinh” của những bức xúc xã hội vốn có với những bức xúc xã
hội mới được xâm nhập từ bên ngoài, nhất là mặt trái của cơ chế thị trường,
và rõ ràng điều đó gây bất lợi lớn cho việc thu hút nguồn nhân lực có chất
lượng cao để xây dựng, củng cố sức mạnh quân sự quốc gia.


Những khó khăn, thách thức từ những điều kiện tổng thể chung cũng
như quá trình xây dựng tiềm lực quốc phịng tổng hợp đã nêu trên ln cộng
hưởng mạnh mẽ với những tác động không thuận chiều của việc gia nhập
WTO đến các thành tố nội tại của sức mạnh quân sự quốc gia. Với những

ràng buộc mang tính cam kết quốc tế về phương diện kinh tế, chắc chắn việc
xây dựng, củng cố, phát triển và sử dụng sức mạnh quân sự quốc gia của
chúng ta không thể không được điều chỉnh cho phù hợp, thậm chí khơng thể
khơng lường trước những tình huống có sự xung đột giữa lợi ích kinh tế (do
gia nhập WTO mang lại) với yêu cầu bảo đảm sức mạnh quân sự quốc gia
(khi việc gạt bỏ yêu cầu này được WTO coi là điều kiện tiên quyết để thực
hiện lợi ích kinh tế). Việc nghiên cứu các thủ đoạn tiến công mới của địch khi
lợi dụng những sơ hở pháp lý trong hệ thống cam kết của WTO gây khó khăn
hơn cho ta trong ứng phó qn sự cũng là một bài tốn khơng dễ gì giải quyết.
Truyền thống dựng binh “tìm sức mạnh trong nhân dân” đã giúp dân tộc Việt
Nam đứng vững suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử rõ ràng sẽ chỉ được
khẳng định khi vượt qua những thách thức mới trong bối cảnh hội nhập, khi
cuộc cách mạng quân sự mới trên thế giới đã có những bước tiến dài dẫn đến
xu thế “chuyên nghiệp hoá” và hiện đại hoá tổ chức và hoạt động quân sự.
Việc giải quyết những mối quan hệ nội tại trong sức mạnh quân sự quốc gia
đòi hỏi phải vượt qua những thách thức lớn, điển hình như: mối quan hệ giữa
con người (đang cố gắng kiếm tìm các lợi ích kinh tế) với tổ chức và hoạt
động quân sự (không trực tiếp sinh lợi về kinh tế); mối quan hệ giữa nhân tố
con người (cịn có rất nhiều mặt mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nhỏ) với
cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự (có khả năng trang bị ngày càng hiện đại);
mối quan hệ giữa hệ thống vũ khí hiện có thiếu hiện đại với những vũ khí tiếp
tục được trang bị ở trình độ hiện đại hơn nhiều lần….
Như vậy, việc gia nhập WTO đưa đến cả thời cơ và thách thức đối với
sức mạnh quân sự quốc gia của chúng ta. Tuy nhiên, cần thấy rằng thời cơ
không tự nảy sinh như sự tiền định bày sắn và rất có thể sẽ trơi qua trước khi


chúng ta kịp nắm bắt. Tương tự, thách thức được đặt ra cũng như khả năng
hạn chế hoặc khắc phục nó khơng chỉ do tính chất của đối tượng cụ thể mà
còn do nhân tố chủ quan. Hơn nữa, do sự đan xen, chuyển hoá rất phức tạp

giữa thời cơ và nguy cơ, thách thức nên có những thời cơ nếu chúng ta khơng
tận dụng được sẽ có thể chuyển hoá thành nguy cơ. Và ngược lại, nếu biết
phát huy năng động chủ quan thì khơng những chúng ta sẽ vượt qua được
những nguy cơ, thách thức mà cịn tìm thấy khả năng phát triển thuận lợi từ
chính q trình khắc phục nguy cơ đó. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, lĩnh vực tổ
chức và hoạt động quân sự luôn đặt ra yêu cầu rất cao trong việc nhận thức và
xử lý giữa thời cơ và thách thức, không thể mơ hồ, lầm lẫn hoặc tuyệt đối hoá
yếu tố nào.
Để tận dụng được những thời cơ thuận lợi, đồng thời vượt qua những
thách thức, ngăn ngừa các nguy cơ, khắc phục những tác động không thuận
chiều đối với việc xây dựng và sử dụng sức mạnh quân sự quốc gia nhằm bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất thiết chúng ta cần có sự đổi mới mạnh
mẽ về tư duy quân sự. Trên cơ sở khẳng định những giá trị cơ bản của lý luận
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, cần
xác định hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn
vừa vững vàng về định hướng chính trị, vừa mềm dẻo, linh hoạt về phương
pháp xử trí các vấn đề cụ thể phù hợp với địi hỏi của thực tiễn q trình hội
nhập. Theo đó, việc nhận thức và xử lý thời cơ - nguy cơ trong xây dựng, phát
triển sức mạnh quân sự quốc gia cần chú trọng giải quyết mối quan hệ giữa
mục tiêu trước mắt và mục tiêu cơ bản, lâu dài; mối quan hệ giữa lợi ích kinh
tế và lợi ích chính trị, giữa lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cục…Đồng thời,
cần xây dựng thái độ và phương pháp ứng xử “mềm hoá” giữa thời cơ và
nguy cơ để vừa đề cao cảnh giác trước những nguy cơ, vừa không cứng nhắc
dẫn đến làm lỡ thời cơ.


Nhận thức về thời cơ và thách thức đối với sức mạnh quân sự quốc gia
trước tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là vấn đề lớn
và còn mới mẻ, phải được đặt trong tổng thể giải quyết tất cả các vấn đề kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội… của đất nước nảy sinh trong bối cảnh tồn cầu

hố. Đây cũng là một trong những biểu hiện tính tích cực, chủ động tham gia
quá trình tồn cầu hố để tận dụng được những thời cơ, vận hội và khắc phục
những nguy cơ, thách thức. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề trên đòi
hỏi phải có sự tiếp tục nghiên cứu thấu đáo trên tất cả các bình diện lý luận và
thực tiễn, làm sáng tỏ những luận cứ khoa học góp phần thực hiện nguyên tắc
vừa giữ vững độc lập tự chủ, vừa tận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để
đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.



×