Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
`
CZERJ
LUẬNVĂNTHẠCKHOA HỌ
LÂM NGHIỆP

PHẠM THU TRANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng trung thực, trích dẫn theo đúng quy định; các kết quả nêu


trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Phạm Thu Trang


ii
LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng
góp q báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, đã truyền đạt những
kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã tận tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến
thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Sở Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình,
Trung tâm khuyến nơng tỉnh, Cơng ty Cổ phần giống cây trồng tỉnh Ninh
Bình, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện n Mơ, Phịng Thống kê, Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện
n Mơ, cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân các xã trong huyện n Mơ
đặc biệt là xã Khánh Dương, n Hịa, n Thái đã giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài trên địa bàn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn


Phạm Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO ................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 5
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ........................ 8
1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao .......................... 10
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa chất lượng cao ............. 15
1.2. Tổng quan thực tiễn về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ............ 24
1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới ............... 24
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam ....................... 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Mơ, tỉnh Ninh Bình ............. 29
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.......................... 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Mô ............................... 35
2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phát triển sản

xuất lúa chất lượng cao tại huyện Yên Mô…………………………………39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát ................................................. 40
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 40


iv
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 42
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu................................. 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 44
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện n Mơ .. 44
3.1.1. Tổng quan về tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ... 44
3.1.2. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao tại các hộ điều tra ........... 55
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ....... 61
3.2.1. Điều kiện kinh tế của nơng hộ....................................................... 61
3.2.2. Trình độ văn hóa của nơng hộ ...................................................... 61
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 63
3.2.4. Tiêu thụ sản phẩm ......................................................................... 63
3.2.5. Cơ chế chính sách ......................................................................... 65
3.3. Đánh gía chung về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao .................... 66
3.3.1. Những mặt đạt được...................................................................... 66
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 67
3.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ......... 71
3.4.1. Định hướng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ..................... 71
3.4.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất lúa chất lượng cao . 72
3.4.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ............ 73
3.4.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

GTSX:

Giá trị sản xuất

HTX:
HH:
IRRI:
KHKT:
KT-XH:
MRL:

Hợp Tác Xã
Hàng hóa
Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế -xã hội
Mức giới hạn tối đa

PTNN:


Phát triển nông nghiệp

PTBV:

Phát triển bền vững

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp

SX:
UBND:

Sản xuất
Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2016
– 2018 .............................................................................................................. 28
Bảng 2.1. Dân số và cơ cấu dân số huyện Yên Mô ........................................ 35
Bảng 2.2. Thực trạng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn
2016-2018........................................................................................................ 36
Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 ...................................... 38
Bảng 3.1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm (2016- 2018) ........................... 45
Bảng 3.2. Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao .. 46
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp huyện Yên Mô giai đoạn 2016-2018.......................................... 49

Bảng 3.4. Tình hình tập huấn hỗ trợ kỹ thuật ở huyện Yên Mô ..................... 51
Bảng 3.5. Thông tin chung về hộ điều tra ....................................................... 56
Bảng 3.6. Giống lúa chất lượng cao sản xuất tại hộ năm 2018 ...................... 57
Bảng 3.7. Đất nông nghiệp, vốn và tài sản cho sản xuất lúa chất lượng cao.. 58
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất lúa thơm chất lượng cao theo diện tích lúa bình
qn một hộ điều tra ........................................................................................ 59
Bảng 3.9. Phân phối sản phẩm lúa thơm chất lượng cao tại các hộ ............... 60
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao của các hộ điều tra .......................................................................... 61
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao của các hộ điều tra .......................................................................... 62
Bảng 3.12. Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng (%) ............................ 63
Bảng 3.13. Tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra ............... 64
Bảng 3.14. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất lúa chất lượng cao .... 72


vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Ma trận phân tích SWOT ............................................................... 42
Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ lúa chất lượng cao ở Yên Mô.................................. 53


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại
phát triển của con người và phát triển KT-XH của đất nước. Hơn thế nữa, nếu
để nơng nghiệp tự vận động thì khơng thể có sự phát triển nơng nghiệp một

cách bền vững. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta ln quan tâm tới vấn đề
PTNN và coi đó là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội và phát
triển bền vững của đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đã
đạt được nhiều thành tựu, khơng những tự cung tự cấp mà cịn trở thành một
nước xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần phát triển
kinh tế.
Huyện n Mơ là huyện nông nghiệp, lao động nông nghiệp là chủ
yếu, đã đạt được những thành tích quan trọng trong việc sản xuất nông
nghiệp (SXNN) như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị
sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi
diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH... Tuy nhiên phát triển nơng nghiệp
huyện n Mơ đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể là nông
nghiệp Yên Mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển cịn
theo chiều rộng thay vì phát triển theo chiều sâu. Ruộng đất nhỏ lẻ, manh
mún, không phù hợp với thời đại. Hơn thế nữa, SXNN đã và đang gây tác
động tiêu cực tới môi trường như làm giảm sự đa dạng sinh học, suy thối
tài ngun, ơ nhiễm nguồn nước…
Phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu kinh tế đạt: Nông, lâm, thủy sản 28%;
công nghiệp, xây dựng 43,7%; du lịch, dịch vụ 28,3%. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 42 triệu đồng; giá trị trên 1 ha canh tác đạt 135 triệu đồng; tỷ lệ


2
xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm trên 50%; tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm
1,5% đến 2%... Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong chương trình phát
triển nông nghiệp của huyện chỉ rõ: Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn
diện, bền vững, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng
cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác và bình quân
thu nhập đầu người. Theo đó, nhiệm vụ được xác định là: mở rộng diện

tích lúa chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ gieo cấy lúa chất
lượng cao đạt trên 70% diện tích.
Theo nhiệm vụ trên của huyện cho thấy, việc phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao sẽ làm tăng thu nhập, tăng lợi nhuận cho nhân dân trong sản
xuất lúa gạo. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có tính khoa học,
có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của
huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình là một địi hỏi vô cùng cấp thiết.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp phát
triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình" để
nghiên cứu và làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Trường Đại học
Lâm nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Từ nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại
huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình những năm gần đây, luận văn đề xuất định
hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện
n Mơ, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
sản chất lượng cao;


3
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện
n Mơ, tỉnh Ninh Bình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hoạt động phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu, thực hiện trên địa bàn huyện n ,
Mơ, tỉnh Ninh Bình.
3.2.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 3 năm từ năm 2016, 2017, 2018
và định hướng phát triển đến 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản chất
lượng cao trên địa bàn huyện Yên Mô;
- Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện n Mơ, tỉnh
Ninh Bình;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại
huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình;
- Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện
Yên Mơ, tỉnh Ninh Bình.
- Định hướng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao đến năm 2025.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:


4
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triểm sản xuất lúa chất
lượng cao;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.



5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình
vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái
mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và
hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ)
cao hơn
Phát triển tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “Tăng
trưởng” nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt qua phạm vi này, được nâng cấp
sâu sắc hơn và chính xác hơn. Phát triển là phạm trù rộng lớn, trong khuôn
khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được
nội dung rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được
các nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của
vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải
thiện đời sống dân cư.
- Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều
nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn
nhân tố bên ngồi có vai trị quan trọng.
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phát



6
triển, nhưng một cách chung nhất “phát triển” được xem là tiến trình mà theo
đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức
duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt
là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước dù nghèo hay giàu đều
phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này lại
luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xoá đói, giảm nghèo và cải thiện
mức sống.
Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng” từ lâu đã là
bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GDP
để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho
thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh
dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần… Sự chú trọng
vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan
trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát
triển dài lâu trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lực phát triển
trong lịch sử chỉ mang lại lợi ích trước mắt.
1.1.1.2. Sản xuất
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm
thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những
của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba q trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội (Học viện chính



7
trị Quốc gia, 2002).
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày
càng nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát
triển sản xuất gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi hoạt động
sản xuất như diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học
công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm xí nghiệp
tạo ra những ngành nghề mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư,
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao
động, sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Phát triển theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kỳ nền
kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước mỗi doanh nghiệp, mỗi
thời kỳ, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước
cũng như các doanh nghiệp thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để
phát triển theo chiều rộng, sau đó tích lũy thì phát tiển theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do
nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện
đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp.
Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn.
Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào phát triển thì địi
hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng
phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có

tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển sản xuất theochiều


8
rộng vẫn cịn có vai trị quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc
hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là
các nước trong khu vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng
và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và
điều kiện có cho phép.
1.1.1.3. Lúa chất lượng cao
Chất lượng: là những đặc tính phù hợp với cơng dụng của sản phẩm đó.
Khi trình độ sản xuất phát triển hơn chất lượng được hiểu là những đặc tính
của sản phẩm phải thỏa mãn những yêu cầu do tiêu chuẩn đề ra. Chất lượng
phải thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Định nghĩa tổng quát về chất lượng: Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ
là một tập hợp những đặc tính, chỉ tiêu phản ánh giá trị sử dụng của hàng hóa
trong điều kiện sản xuất, tiêu dung nhất định và thỏa mãn tối đa yêu cầu của
người dùng.
Về mặt lý thuyết lúa gạo cũng là một loại hàng hóa do đó chất lượng
gạo cũng phải thỏa mãn khái niệm chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Lúa chất
lượng cao là lúa được sản xuất từ những giống có chất lượng cao, đặc sản như
cho hạt dài (chiều dài hạt gạo ≥ 6,6 mm), mềm cơm ( hàm lượng amylose
trong khoảng 20,1 – 25%), ít bạc bụng (độ bạc bụng cấp 1) có mùi thơm đặc
trưng. Lúa chất lượng cao được sản xuất theo quy trình đảm bảo các chỉ tiêu
về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một số kim loại nặng, hàm
lượng Nitrat, và các chỉ tiêu cơn trùng, nấm mốc chủ yếu có trong hạt gạo
dưới mức giới hạn tối đa (MRL) đăng ký trong quy trình. Lúa chất lượng cao
là lúa cho năng suất cao, chất lượng cao. Hiện nay giống lúa chất lượng cao
như: Nếp hạt cau, Tám xoan, Dự, Mộc hương, Bắc thơm số 7...
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao

Một là, giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động ở
khu vực nông thôn.


9
Trong bài báo mang tiêu đề (headline) "Rice: Why It's So Essential for
Global Security and Stability" (Lúa gạo: Tại sao lại cần thiết cho sự an toàn
và ổn định của thế gới), Ronald Cantrell, Tổng giám đốc (Director General)
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (International Rice Research Institute - IRRI)
đã đưa ra một loạt những lý do chính để trả lời cho vấn đề này. Theo Cantrell,
không một hoạt động kinh tế nào nuôi sống nhiều người và hỗ trợ nhiều gia
đình bằng việc sản xuất lúa gạo. Lúa gạo đóng vai trị cốt lõi trong việc phát
triển của rất nhiều quốc gia nhưng cũng gây nhiều tác động đến mơi trường
của chúng ta vì đất trồng lúa chiếm 11 phần trăm đất trồng trọt của trái đất.
Việc sản xuất lúa gạo nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi ngày, cung cấp
hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu hộ gia đình ở vùng quê nghèo khổ và
lúa gạo cũng có thể lật đổ các chính quyển (Trần Danh Thìn, 2006)
Châu Á đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế ngoạn mục là nuôi sống
được người dân và ổn định xã hội. Lục địa rộng lớn này trồng trọt và tiêu thụ
hơn 90% lúa gạo của cả thế giới, trên một diện tích hơn 250 triệu ruộng lúa
nhỏ bé. Một nửa vụ mùa không bao giờ rời khỏi ruộng lúa: số lúa này dùng để
ni sống chính gia đình đã trồng chúng. Hàng trăm triệu người nghèo phải
tiêu dùng từ một nửa đến ¾ thu nhập của họ cho lúa gạo, đối với những người
này, lúa gạo bám chặt lấy cuộc sống bấp bênh của họ (Trần Danh Thìn, 2006).
Hai là, sản xuất lúa gạo là ngành đóng vai trò to lớn vào thành tựu
phát triển kinh tế xã hội trong nhiều năm qua.
Trong 10 năm gần đây, 1999 - 2008 sản lượng lúa gạo liên tục tăng lên,
từ 31,7 triệu tấn tăng lên 38,2 triệu tấn, sản lượng lúa bình quân đầu người
tăng từ 414kg/người lên 442kg/người. Vì vậy, an ninh lương thực quốc gia
khơng ngừng được tăng cường, tỷ lệ người thiếu lương thực giảm nhanh

chóng từ 15,1% xuống cịn 3,2%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã
hội (Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngô Thị Thuận, 2008). Ngoài đáp ứng yêu cầu
an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo cịn đóng góp nhiều vào kim


10
ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 2000 đến nay gạo ln nằm trong
nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước bao gồm dầu thô,
dệt may, giày dép, thuỷ sản và gạo.
- Sản xuất lúa gạo là ngành đóng vai trị to lớn vào thành tựu phát triển
kinh tế xã hội trong nhiều năm qua.
- Trong 10 năm gần đây, 1999 - 2008 sản lượng lúa gạo liên tục tăng
lên, từ 31,7 triệu tấn tăng lên 38,2 triệu tấn, sản lượng lúa bình quân đầu
người tăng từ 414kg/người lên 442kg/người. Vì vậy, an ninh lương thực quốc
gia không ngừng được tăng cường, tỷ lệ người thiếu lương thực giảm nhanh
chóng từ 15,1% xuống cịn 3,2%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã
hội (Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngơ Thị Thuận, 2008). Ngồi đáp ứng yêu cầu
an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo cịn đóng góp nhiều vào kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 2000 đến nay gạo luôn nằm trong
nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước bao gồm dầu thô,
dệt may, giày dép, thuỷ sản và gạo.
1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
1.1.3.1. Quy hoạch sản xuất
Theo trang điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chuyên đề về quy
hoạch lại việc sử dụng đất nơng nghiệp góp phần phát triển “Tam nơng”
bền vững thì:
Một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất
nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, nên vẫn cịn tình trạng quy hoạch sử
dụng đất phi nơng nghiệp trên đất sản xuất nơng nghiệp có năng suất cao,
thậm chí trên đất chuyên thâm canh lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn

nhiều quỹ đất khác. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị nhiều nơi cịn dàn trải, có khơng ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60%
song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.
Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi phê duyệt
tại nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện; việc công


11
khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt cịn mang tính hình thức,
các quyền của người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị
vi phạm, chẳng hạn như không cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa
nhà cửa...gây nhiều bức xúc cho người dân.
Nhiều nơi để cho dân ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng
đất trái phép khơng bị xử lý, gây khó khăn phức tạp và làm tăng chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Cơng tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự
nghiêm túc, đặt biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch
đã được phê duyệt.
Do đó, để tạo nên sự đột phá trong thực hiện Nghị quyết 26 của Trung
ương về “Tam nông”, việc đầu tiên là công tác quy hoạch sử dụng đất phải
được coi là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện quyền định
đoạt về đất đai; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; kể cả hỗ trợ điều tiết thị
trường bất động sản.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên
nhận định: Hiện nay diện tích đất trồng lúa của cả nước có khoảng 4,1 triệu
ha. Trong vịng 20 năm tới, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
và tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đất trồng lúa sẽ tiếp tục phải
chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp ước khoảng 450-500 nghìn ha (nhất là

các vùng đồng bằng). Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
trước mắt cũng như lâu dài, nước ta cần phải duy trì ổn định quỹ đất trồng lúa
khoảng 3,8 triệu ha.
Vì vậy, trong giai đoạn tới Nhà nước cần phải có các giải pháp đầu tư
về thủy lợi để có thể khai thác 250-300 nghìn ha đất chưa sử dụng cho mục
đích trồng lúa, để bổ sung diện tích đất lúa phải chuyển sang các mục đích phi


12
nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh đầu tư thâm canh chuyển đổi cơ cấu giống
lúa, nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa từ 1,82 lên 1,92 lần và đưa năng suất
lúa đạt 62 tạ/ha. Phấn đấu đến năm 2030, sản lượng lương thực của nước ta có
thể đạt 46-49 triệu tấn, trong đó có 43-44 triệu tấn lúa, bảo đảm đủ lương thực
cho 110-115 triệu dân với mức bình quân trên 350kg/người/năm.
1.1.3.2. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông
Trong Báo cáo tham luận “Bài học kinh nghiệm về chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất lúa ở Việt Nam” tại Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu
và phát triển lúa gạo” giữa Việt Nam và IRRI ngày 26/6/2014 tại Hà Nội (Lê
Quốc Thanh, Nguyễn Xuân Dũng, 2014) thì:
Chuyển giao khoa học và cơng nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
trong nông nghiệp là một chương trình có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc
thay đổi đời sống và sản xuất của khu vực nông thôn, đặc biệt cho khu vực
nông thôn mới. Minh chứng cho sự thay đổi này là ngoài khả năng đảm bảo
an ninh lương thực trong nước thì hàng năm cả nước vẫn xuất khẩu từ 6-7
triệu tấn gạo. Nhiều giống lúa có phẩm chất cao được chuyển giao để sản
xuất, năng suất đạt 5 đến 8 tấn/ha. Đời sống của nông dân vùng nông thôn ở
Việt Nam được nâng lên một cách rõ rệt. Thu nhập từ sản xuất đạt mức từ 50
triệu đồng/ha trở lên. Bên cạnh đó cịn giúp thay đổi nhận thức của của nơng
dân trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các qui trình sản xuất cây
trồng vật ni, bảo vệ tài ngun và mơi trường.

Chương trình chuyển giao khoa học và cơng nghệ khơng những có ý
nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thơn mà cịn
có vai trị quan trọng trong nghiên cứu, giúp các nhà khoa học, các nhà chọn
tạo giống đưa các sản phẩm của mình vào sản xuất một cách nhanh chóng.
Trong nghiên cứu cây lúa: Chương trình KHCN đã thúc đẩy nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học vào việc thanh lọc và phục tráng các giống lúa đặc
sản, chất lượng cao và xuất khẩu; Áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử


13
dụng các công cụ sạ hàng kết hợp đồng bộ biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM
để làm giảm chi phí sản xuất lúa, tăng năng suất; Nghiên cứu sử dụng vi
khuẩn đối kháng để quản lý bệnh đốm vằn trền lúa; Hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất lúa xuất khẩu, lúa đặc sản; Chương trình lúa an tồn
chất lượng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP; Tuyển chọn các giống lúa
ngắn ngày ổn định với khả năng chịu phèn và mặn cho năng suất cao; Sử
dụng công nghệ vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ), rác thải sinh
hoạt… Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp
để giảm phát thải nguy hại cho mơi trường, triển khai chương trình sản xuất
sạch hơn, giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm.
1.1.3.3. Cung ứng giống và vật tư
Hiện nay các Trung tâm giống nông, lâm nghiệp chưa làm rõ chức
năng, nhiệm vụ, các công ty giống, các cửa hàng chưa nhiều, chưa mang tính
chun nghiệp.
Cơng tác quản lý Nhà nước về cung ứng vật tư nơng nghiệp nói chung,
cung ứng giống lúa còn nhiều hạn chế, bất cập nên hiện tượng cung ứng giống
xấu, giống giả, kém chất lượng trên thị trường vẫn còn đã ảnh hưởng đến sản
xuất, nơng dân bị thiệt thịi.
Thực hiện các chủ trương, các chương trình phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn như: Chương trình cấp I hóa giống lúa, Chương trình 3 giảm, 3

tăng, thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các địa
phương, chương trình sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập trên một đơn vị
diện tích…Nhiều HTX đã cùng chính quyền hỗ trợ nơng dân thực hiện các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, giúp nông dân trồng lúa nâng cao thu
nhập bằng hình thức các HTX liên kết với các công ty giống sản xuất lúa giống
chất lượng cao thay sản xuất lúa thương phẩm.
Qua tổng kết từ thực tiễn nông dân sản xuất bằng giống chất lượng,
đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất tăng từ 8÷10%, đồng thời nâng độ đồng


14
đều về thâm canh trên địa bàn của địa phương, giúp các HTX chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp theo đúng kế hoạch, đảm bảo cơ cấu giống và lịch thời vụ của
tỉnh, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.
Xuất phát từ yêu cầu trên cơng tác cung ứng vật tư nơng nghiệp nói
chung, đặc biệt là cung ứng giống lúa thơm chất lượng cao đang là yêu cầu
cấp thiết của xã viên và nông dân, cần có sự quan tâm, tổ chức hoạt động dịch
vụ cung ứng giống lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp.
1.1.3.4. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Theo bài báo “Một vài suy nghĩ về liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông
nghiệp” của TS. Nguyễn Công Thành trên báo điện tử của sở Khoa học và
Công nghệ An Giang, liên kết chỉ có lợi cho sản xuất của người nông dân và
cho cả nhà doanh nghiệp:
Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp: Ví dụ nhà doanh nghiệp
đầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân). Giúp đỡ bao tiêu sản phảm
và tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận
đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế.
“Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẩn, là mốc đầu trong liên hoàn với
“các nhà” khác: Người nơng dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà
nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả. Nhà quản lý cung

cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nơng dân.
Nhà quản lý có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi
đúng hướng và có hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và
đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân…. Là mốc đầu tiên
trong liên hoàn với các nhà khác, chẳng hạn mốc đầu tiên là giống/quy trình
kỹ thuật có từ các nhà khoa học đem đến cho người nông dân sản xuất và
“nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà doanh nghiệp” để tiêu
thụ sản phẩm. Nhà doanh nghiệp thường là “mốc cuối cùng” trong liên hồn
vì là nơi tiêu thụ sản phẩm.


15
Tuy nhiên, cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong nhiều trường hợp. Ví
dụ, khơng những bao tiêu sản phẩm cho nơng dân mà họ cịn đầu tư giống ban
đầu (để chủ động chất lượng), vật tư, tiền vốn… Như vậy nhà doanh nghiệp
trong liên kết cũng có thuận lợi là chủ động nguồn hàng, định hướng đầu ra,
chủ động chất lượng, số lượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh
doanh hạn chế rủi ro so với kinh doanh không liên kết. Thường những doanh
nghiệp làm ăn lớn thường liên kết với nông dân và liên kết “4 nhà”. Và sự liên
kết rất đảm bảo, nâng cao uy tín và kinh doanh có hiệu quả hơn những nhà
doanh nghiệp không liên kết và thường là những nhà kinh doanh nhỏ.
Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mơ cao, hiện đại, hạn chế
rủi ro và hiệu quả cao: Do có kế hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất,
giống kỹ thuật gì? Ai chịu trách nhiệm từng khâu thế nào, đầu ra ai bao tiêu?
Giá cả được định sẵn có sự thống nhất từ đầu và thị trường đã được các doanh
nghiệp định hướng theo hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ. Từ đó,
người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất,
kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủ
động. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽ
hạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những nơi có sự

liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nơng dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào
cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát
và nhỏ lẻ, manh mún khơng có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa chất lượng cao
1.1.4.1. Nhân tố về tự nhiên
Trong các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố đầu
tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai, ngồi đất đai và khí hậu,
nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng của lúa chất lượng cao, đồng thời cũng là nhân tố
cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm


16
canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch. Do vậy, muốn phát triển bền vững sản
xuất lúa chất lượng cao cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất,
nhất là đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó tạo tiền đề cho việc bố trí các giống
lúa đưa vào sản xuất cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
a. Khí hậu thời tiết và thời vụ
Do đặc điểm khí hậu của nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thời tiết thay đổi liên tục vì thế sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản
xuất lúa vụ đơng nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn vì vậy cần nắm vững các
đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lúa chất lượng cao cũng như điều kiện
tự nhiên của vùng để khai thác triệt để các nguồn tiềm năng vốn có nhằm đưa
năng suất và chất lượng lúa ngày càng cao, đồng thời hạn chế rủi ro có thể
xảy ra.
Các yếu tố như : Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng của cây lúa chất lượng cao, cây nông sản của nước ta
phần lớn là những cây ưa rét như : Xu hào, Bắp cải, Cà chua, Gạo thơm, Súp
lơ...Tuy nhiên trong thời gian ươm giống hầu hết các loại cây đều ưa ấm vì
vậy khi gieo hạt giống phải có biện pháp phịng chống các điều kiện bất lợi

cho cây con cũng như lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ, thời tiết
từng vùng.
b. Đất đai
Đối với cây lúa chất lượng cao có bộ rễ nơng do vậy loại đất thích hợp
với lúa là đất và cao, vàn và vàn trũng. Để cây lúa chất lượng cao cho năng
suất cao địi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, giữ nước,
giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ
1.1.4.2. Nhân tố về kỹ thuật
- Yếu tố về mùa vụ : Theo Somith (1996 dẫn theo Nguyễn Việt Hà,
2012) mùi thơm của gạo Khao Dawk Mali 105 phụ thuộc vào thời vụ gieo
trồng, loại đất, địa điểm và độ phì của đất.


17
Ali và cộng sự cho biết, giống Basmati 370 nếu cấy từ ngày 1/7 đến
ngày 16/7 thì chất lượng gạo tốt nhất. Nếu cấy sớm hơn thì mùi thơm sẽ giảm
cịn cấy muộn hơn thì hàm lượng amylose sẽ tăng (Lê Doãn Diên, 2003).
Các giống lúa Tám, Dự, Di... chỉ được trồng ở vụ mùa ở miền Bắc Việt
Nam và thường chỉ ở chân đất úng trũng, phèn, mặn thì cho chất lượng cơm
gạo ngon. Giống Nàng Thơm chợ Đào chỉ trồng trên xã Mỹ Lệ là giữ được
mùi thơm (Lê Doãn Diên, 2003).
Mùi thơm và độ trong hạt gạo của các giống lúa Ấn Độ đặc biệt là
giống Basmati bị ảnh hưởng đáng kể khi gieo trồng ở các mùa vụ và vùng khí
hậu khác nhau (Kumar S. N Shobha Rani and K. Krirhnaiah, 1996 dẫn theo
Nguyễn Việt Hà, 2012).
Mùa vụ ảnh hưởng đến chất lượng gạo thông qua nhiệt độ và ánh sáng.
Sarma và cộng sự (1990 dẫn theo Nguyễn Việt Hà, 2012) đã chứng minh rằng
nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu và ẩm độ không khí cao vào thời gian
hạt chín đều có tác dụng thúc đẩy sự tích lũy nhiều protein vào hạt của 2
giống lúa IR8 và Norin17 (Lê Doãn Diên, 2003).

Honjyo (1971 dẫn theo Nguyễn Việt Hà, 2012) đã nhận thấy rằng hàm
lượng protein của cùng một giống lúa bị thay đổi nhiều qua từng năm và mức
độ thay đổi của mỗi giống một khác. Điều này chứng tỏ thời tiết đã có ảnh
hưởng lớn với sự tích lũy hàm lượng protein trong gạo (Lê Doãn Diên, 2003).
- Yếu tố về giống : Các giống lúa khác nhau có chất lượng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các giống lúa Việt Nam, Thái Lan,
Myanmar, Tiểu lục địa Ấn Độ đều có hàm lượng amylose cao. Tất cả các
giống lúa Japonica ở vùng ơn đới đều có hàm lượng amylose thấp. Đa số các
giống lúa trồng ở Philippin, Malaysia, Indonesia đều thuộc các giống lúa có
hàm lượng amylose trung bình. Gạo có hàm lượng amylose trung bình khi
nấu đều cho cơm hơi nhão, mềm và không bị cứng khi để nguội (Lê Doãn
Diên, 2003).


×