BÌA 1
BÌA 2
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên:
Nhận xét chung:
Tp.HCM, ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
Bảng 3.2.2.1. Số lượng giá trong một nền kinh tế đổi chác và số lượng giá trong
một nền kinh tế dùng tiền tệ
MỤC LỤC
1. Tóm tắt 8
2. Giới thiệu tầm quan trọng của đề tài 8
2.1. Tầm quan trọng đề tài cần nghiên cứu 8
2.2. Xác định vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ cái mới cần nghiên cứu 8
3. Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu 9
1
3.1. Quá trình hình thành của tiền tệ 9
3.1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ 9
3.1.2. Khái niệm 10
3.1.3. Bản chất tiền tệ 11
3.2. Sự phát triển của tiền tệ 12
3.2.1. Hình thức của tiền tệ 12
3.2.2. Chức năng của tiền tệ 12
3.2.3. Vai trò của tiền tệ 15
4. Kết quả nghiên cứu 16
4.1. Hệ thống tiền Việt Nam 16
4.1.1. Lịch sử lưu thông tiền tệ Việt Nam 16
4.1.2. Hệ thống tiền đúc bằng kim loại 21
4.2.3. Hệ thống tiền giấy 22
5. Kiến nghị và kết luận 24
5.1. Kiến nghị 24
5.2. Kết luận 24
1.Tóm tắt
Bài viết này phân tích về sự hình thành và phát triển của tiền tệ, hệ thống tiền tệ
Việt Nam. Sự ra đời của tiền tệ được xem một bước ngoặc lớn, một phát minh kỳ
diệu của nhan loại, vậy nó hình thành và phát triển như thế nào? Tiền ra đời từ nhu
cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất
định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Khi
đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ
cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi
để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Trong quá trình phát triển của nền
kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi
hàng hóa. Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa
và dịch vụ; một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một
vùng phổ biến nhất định. Và đồng tiền từ xưa đến nay ở mỗi quốc gia có một mức
quy ước khác nhau. Một hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia phải trải qua một
khoảng thời gian dài lịch sử, đồng tiền Việt Nam đồng của nhà nước cộng hòa chủ
nghĩa Việt Nam cũng đã có một bề dày lịch sử. Trải qua các giai đoạn khác nhau,
đồng tiền nước ta đã có nhiều thay đổi. Từ đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng
bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm
1954, cho đến nay đã trải qua các thời kỳ phát triển đáng kể.
2
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp thu thập tài liêu từ sách, báo điện
tử, website có liên quan. Sau đó đọc hiểu, dùng phương pháp phân tích, phương
pháp quy nạp đưa ra nhận xét và kết luận.
Qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tiền, về sự ra đời và phát triển của
nó, và nắm được hệ thống tiền tệ của Việt Nam.
2. Giới thiệu tầm quan trọng của đề tài
2.1. Tầm quan trọng của đề tài cần nghiên cứu
Tầm quan trọng của đề tài này ta có thể thấy rõ được và hiểu được tại sao nhân loại
là sử dụng tiền làm vật ngang giá chung rộng rãi, và tiền đã trải qua bao nhiêu hình
thái để có thể phục vụ cho nền kinh tế hiện nay. Nguyên cứu xem đồng tiền Việt
Nam xuất hiện như thế nào, phát triển ra sao. Để hiểu rõ hơn về hệ thống tiền tệ
Việt Nam.
Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trừơng
nền kinh tế được tiền tệ hóa cao độ
2.2. Xác định vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ cái mới cần nghiên cứu
Tiền tệ là một phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, vậy nó hình thành ra sao? Tại
sao lại phải sinh ra tiền tệ? Để phục vụ cho nền kinh tế ngày càng phát triển và tiện
lợi hơn trong lưu thông. Đã bao thời kỳ trải qua, tiền tệ theo đó mà phát triển vượt
bậc, để có thể phục vụ tốt hơn, để xứng là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế. Tiền
tệ ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Quá trình này chứng minh rằng “…cùng với sự chuyển
hóa chung của sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa
thành tiền tệ”. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt. Do đó, cũng như các loại hàng hóa
khác, tiền tệ có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Tiền tệ cũng có nhiều hình
thái khác nhau như: tiền tệ - hàng hóa, tiền tê – tín dụng, tiền tệ - kế toán.
Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, và Việt Nam
cũng không nằm trong ngoại lệ. Vậy qua những thời kỳ nó đã phát triển, hiện nay
hệ thống tiền tệ Việt Nam có nhiều đổi mới để hoàn thiện hơn trong thời kỳ hội
nhập.
3. Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu
3.1. Quá trình hình thành của tiền
3.1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đọan đầu của trao đổi
hàng hóa, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này
lấy vật khác. Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở
3
thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Hàng
hóa (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hóa khác (thóc) thì gọi là
hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hóa (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện
giá trị của hàng hóa khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá.
Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt không hề tách rời,
đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giản đơn
hay ngẫu nhiên thì tỉ lệ trao đổi chưa thể cố định
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất.
Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa
này có thể quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Tương úng với giai đoạn này là hình
thái đầy đủ hay mở rộng.
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng hoặc ….
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. Trong ví dụ trên, giá
trị của 1m vải được biểu hiện ở 10kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0.1 chỉ vàng…Như
vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau.
Hình thái chung của giá trị
Với sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội,
hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao
đổi trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, người có thóc lại không cần
vải mà lại cần thứ khác. Trong tình hình đó người ta chấp nhận đi đường vòng,
mang hàng hóa của mình đổi lấy thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, rồi
đem hàng hóa đó đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Khi đó, thì hình thái chung của
giá trị xuất hiện
Ví dụ: 10kg thóc
Hoặc 2 con gà = 1m vải
Hoặc 0.1 chỉ vàng
…
Ở đây, tất cả các hàng hóa đều biểu thị giá trị của mình ở cùng một thứ hàng hóa
đóng vai trò là vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hóa nào. Mỗi địa
phương lại có hàng hóa ưa chuộng khác nhau
Hình thái tiền tệ
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất
hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng làm cho trao đổi giữa các địa phương
vấp phải khó khăn, đòi hỏi khách quan dẫn đến phải hình thành vật ngang giá
chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và
phổ biến thì hình thái tiền tệ giá trị xuất hiện
4
Lúc đầu có nhiều kimloại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim
loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Đến đây, giá trị trao đổi hàng hóa đã có
một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỉ lệ trao đổi được cố định
3.1.2. Khái niệm
Theo K.mark (1818- 1883) dưới cái nhìn của một nhà biện chứng duy vật đã
nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và
ông đã khẳng định: tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hóa, từ thế giới hàng hóa tách ra.
Theo quan điểm của K.Mark, tiền tệ được định nghĩa như sau: Tiền tệ là một loại
hàng hóa đặc biệt, tách ra khòi thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang
giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác và
thực hiện trao đổi giữa chúng.
Tiền tệ ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quá trình này chứng minh rằng “…cùng với sự
chuyển hóa chung củ sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển
hóa thành tiền tệ”. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt. Do đó, cũng như các loại hàng
hóa khác, tiền tệ có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Để sáng tạo ra tiền
tệ,cũng có lượng hao phí lao động sống của những người thợ khai thác vàng, thợ
đúc tiền kết tinh trong đồng tiền vàng và với vai trò là trung gian trong trao đổi
hàng hóa, có thể trao đổi với tất cả các hàng hóa khác thì lúc này tiền tệ có khả
năng giúp con người thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng. Như vậy, tiền tệ có giá trị sử
dụng đặc biệt: giá trị sử dụng xã hội. K.Mark nhận xét: “ giá trị sử dụng của hàng
hóa bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư
cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó”
Lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã chứng minh rằng nền kinh tế hàng
hóa là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển theo một quy luật khách
quan. Bước vào thế kỉ 20,cùng với sự phong phú của đời sống kinh tế, khi đề cập
đến tiền tệ người ta không nhìn nó một cách hạn hẹp và giản đơn rằng tiền tệ chỉ là
tiền kim loại hay tiền giấy mà xem xét trên góc độ rộng hơn kể cả các loại séc,số
dư tiền gửi tại ngân hàng,…nếu chúng có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt
thì cũng có thể xem là tiền theo nghĩa rộng. Samuelson đã viết: “ Bản chất của tiền
tệ ngày nay đã được phơi bày rõ ràng, người ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là
tiền chứ không phải hàng hóa, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng
nó sẽ mua được”… “ bản chất của tiền tệ là để dùng làm phương tiện trao đổi”
Ngày nay, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát
triển,tiền tệ không đơn thuần là phương tiện trao đổi mà người ta còn sử dụng tiền
để đầu tư, để cho vay và xem như một dạng của cải, một đối tượng để sở hữu
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được
chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và thực hiện
nghĩa vụ tài chính.
5
3.1.3.Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang
giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hện lao động xã hội và biểu
hiện quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa.
Tiền tệ ra đời đã làm cho thế giới hàng hóa được phân làm hai cực,một phía là
hàng hóa thông thường,một phía là hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. Từ sự
phân tích nói trên cho thấy bản chất của tiền tệ thể hiện qua hai khía cạnh :
Bản chất kinh tế
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá chung để đo lường
và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác để làm phương tiện lưu thông,
phương tiện thanh toán và tích lũy giá trị cho mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội
Tiền tệ là sản phẩm tự phát và tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Tiền tệ là một
phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự phát sinh phát triển và tồn tại của nền sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó sẽ
có sự tồn tại của tiền tệ
Bản chất xã hội
Tiền không chỉ là một vật thể đơn thuần vô tri, vô giác, mà nó còn chứa đựng và
biểu hiện các quan hệ xã hội – đó là quan hệ giữa người với người trong các chế độ
xã hợi còn tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ nằm trong tay cấp nào nó
sẽ phục vụ cho mục đích và quyền lợi của giai cấp đó
3.2. Sự phát triển của tiền tệ.
3.2.1. Hình thức của tiền tệ
Tiền tệ - hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa
hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có
thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể
trao đổi, mua bán được
Tiền tệ – tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa.
Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được
phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng
hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật
- hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.
Tiền tệ - kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để cung cấp thông
6
tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công
cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở
đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà
một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định
kỳ tạo thành hệ thống kế toán.
3.2.2. Chức năng của tiền tệ
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ
có 5 chức năng:
Thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị
của các hàng hóa khác.
Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng
ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét. Để thấy vì sao
chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền
không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải,
gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét
vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu
kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối.
Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt
hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có
499.500 giá.
Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/2
Hãy tưởng tượng ra sự khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu thị
với 1000 mặt hàng khác nhau. Khi quyết định giá của vật này rẻ hay đắt hơn giá
cuả cái kia rất khó khăn vì giá của 1 kilogam gà được đo bằng 5 kilogam thóc,
trong khi 1 kilogam cá được định giá băng 3 kilogam cà chua. Chắc chắn rằng bạn
có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra
999 giá khác nhau và thời gian dung để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch
tăng đáng kể.
Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá
ch tất cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải
hay muối. Nếu chỉ có 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có nghĩa
lớn so với nền kinh tế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên,
với số lượng hàng hóa lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc này sẽ rất lớn, với
10 mặt hàng bây giờ chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại
siêu thị có 1000 mặt hàng thì nay chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499.500
giá.
7
Số lượng giá trong một nền kinh tế đổi chác và số lượng giá trong một nền kinh tế
dùng tiền tệ được thể hiên qua bảng sau:
SỐ LƯỢNG MẶT
HÀNG
SỐ LƯỢNG GIÁ
TRONG NỀN KINH TẾ
ĐỔI CHÁC
SỐ LƯỢNG GIÁ
TRONG NỀN KINH TẾ
SỬ DỤNG TIỀN TỆ
3 3 3
10 45 10
100 4950 100
1.000 499.500 1.000
10.000 49.995.000 10.000
Bảng 3.2.2.1
Chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền để đo lường làm giảm hẳn chi phí thời
gian để giao dịch trong một nền kinh tế, nhất là giảm hẳn số giá cần phải xem xét.
Cái lợi của chức năng này của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn.
C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực
– tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử
dụng tiền trong niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị
đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và
hàm lượng kim loại quý trong một đơn vị tiền tệ.
Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính
toán trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính tổng thu nhập quốc doanh, thu
nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ…
Phương tiện lưu thông:
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao
đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi
hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi
hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời
gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của
khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn
dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền
đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi
8
hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu
thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền
nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của
tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự
ra đời của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công
nhận trong phạm vi quốc gia.
Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ
tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái
giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương
tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho
tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu
thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu
thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng
rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu
hàng Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy
sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức
năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến
kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.
Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán
chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ
và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh
toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng
hoảng kinh tế tăng lên.
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ
thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu
của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán
hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và
lưu thông hàng hoá.
3.2.3. Vai trò của tiền tệ
Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:
9
-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng
hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.
Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là
cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và
thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách
trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản
xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực
hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật
giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa.
-Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội
trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát
huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các
quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên
thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế
xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
-Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng
chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan
hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không
thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có
quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã
hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà
tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền
tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền
vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Hệ thống tiền tệ Việt Nam
4.1.1. Lịch sử lưu thông tiền tệ Việt Nam
Thời kì phong kiến ( 9/1888 trở về trước )
Giấy bạc Đông Dương – tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam
10
Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá
100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885
đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3
nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Giấy bạc Đông Dương in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống Lào,
Campuchia, Việt Nam
Thời kì thuộc địa nữa phong kiến ( 10/1958 – 8/1945 )
Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền
đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước
tự do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình
thức, chất liệu đến mệnh giá 7 lần. Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra
đời, trên mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc
ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của tờ tiền thường in các
hình ảnh khác về giai cấp Nông - Công - Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được
viết theo số Ả- Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt Nam thời ấy
luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.
Những năm 1945, người Việt Nam gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”
Thời kì cách mạng dân tộc dân chủ và đấu tranh thống nhất đất nước (9/1945
– 9/1975 )
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
11
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho
bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để
quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.
Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa
vào sử dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm
nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng
khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc
ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành năm 1951
Tiền đồng những năm 1975
Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi
miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Cũng trong giai
đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả nên trên tờ bạc
200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy
bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra".
12
Tờ bạc 200 với dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc
do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”
Tiền giải phóng sau năm 1975
Sau giải phóng đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi
tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất
về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1
đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời
nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20
đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
1 đồng in hình nhà máy Gang thép Thái Nguyên
5 hào in hình cây dừa ở Bến Tre
13
10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Thời kì thống nhất tổ quốc
Tiền đồng những năm 1985
Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm
nghiêm trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10
đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và
lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000
được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000. Trong khi đó, tiền
xu có một vài năm xuất hiện trên thị trường nhưng không phù hợp với phong cách
tiêu tiền của người Việt Nam nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm.
Chắc hẳn không ai xa lạ với những tờ tiền giấy này.
14
Tiền polymer hiện tại
Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu polymer, trong
đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước
dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền
polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.
Tiền polymer đang là phương tiện tiền mặt lưu thông chủ yếu tại Việt Nam hiện
nay
Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm
2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ với mục tiêu đáp ứng nhu
cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng
loại.
Tiền polyme có nhiều ưu điểm như: khó làm giả, độ bền cao, không thấm nước,
thích hợp sử dụng trong các thiết bị hiện đại như ATM, máy đếm tiền.
Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy
mệnh giá 50.000 và 100.000 đã hết giá trị lưu hành và từ ngày 1/1/2013, các loại
tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh
thổ Việt Nam. Hiện nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng
(1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.
4.1.2. Hệ thống tiền đúc bằng kim loại
Chế độ đơn vị bản vị ( Chế độ một bản vị - Monometallism )
Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung
.Trong lưu thông tiền đúc bằng kim loại này chiếm vị trí chủ yếu ngoài ra còn có
15
các loại tiền lẻ và tiền dấu hiệu cùng các công cụ khác,nhưng tiền đúc bằng kim
loại này chiếm ưu thế và giữ vai trò cơ sở cho lưu thong tiền tệ.
Trong đơn vị bản vị,vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm,đồng,bạc hoặc
vàng.
-Chế độ đơn bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc gọi là chế
độ lưu thong tiền kém giá.
-Chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng và sự xuật hiện tiền đúc
bằng bạc hoặc bằng vàng gọi là chế độ lưu thong tiền đủ giá
Chế độ song bản vị (Chế độ hai bản vị - Bimetallism )
Chế độ song bản vị là chế độ tiền mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là
tiền tệ.Vàng và bạc đều là vật ngang giá đều thực hiện chức năng thước đo giá trị
và phương tiện lưu thong với “ quyền lực ngang nhau “.
Gồm hai loại :
-Bản vị song song : là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền ,bạc lưu thong trên thị
trường theo giá trị thực tế của nó,Nhà nước không can thiệp.
-Bàn vị kép : là song bản vị,nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thong trên thị trường
theo tỷ giá đã được Nhà nước quy định,tỷ giá giữa vàng và bạc do Nhà nước quy
định gọi là tỷ giá pháp định,có hiệu lực trong cà nước.
Chế độ bản vị vàng (Gold Standard )
Bản vị vàng là chế độ tiền tệ điển hình của chủ nghĩa tư bản.Trong chế độ này một
trong lượng vàng nhất định được Nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả ( tiêu
chuẩn đo lường ).
Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm :
-Tiền vàng được đúc tự do : Theo tiêu chuẩn giá cả mà Nhà nước quy định và được
thanh toán không hạn chế.
-Tiền giấy ( kỳ phiếu ngân hàng-tiền ngân hang) được tự do đổi lấy tiền vàng theo
giá trị danh nghĩa ( mệnh giá ) của tiền giấy ,nghĩa là đổi ngang giá.
-Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước,mọi người được tự do xuật nhập khẩu
vàng.
4.1.3. Hệ thống tiền giấy
Nguyên nhân ra đời, bản chất và hình thức
Nguyên nhân ra đời : Là sự xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế về lưu thông
hàng hóa và lưu thông tiền tệ ( chủ nghĩa tư bản phát triển, lực lượng sản xuất phát
triển, khan hiếm tiền kim loại ). Nguồn gốc quan trọng hơn cà cho quá trình ra đời
các loại dấu hiệu giá trị nằm ngay trong đặc điểm của tiền tệ khi thực hiện chức
năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
16
Bản chất :
-Tiền giấy là những phương tiện có thể thay thế được cho vàng trong chức năng
phương tiện thanh toán.
-Tiền giấy là những vật không có giá trị bản thân mà chỉ có giá trị danh nghĩa.
Hình thức :
Tiền giấy ( tiền dấu hiệu ) là một khái niệm rộng để chỉ các phương tiện lưu thông
và phương tiện thanh toán thay vàng,nó bao hàm cả tiền giấy do Nhà nước phát
hành và lưu thông bắt buộc (tiền tài chính,tiền quốc khố) tiền ngân hàng do Ngân
hàng Trung ương các nước phát hành dựa trên cơ sở đảm bảo nhất định,ngoài ra nó
còn bao hàm cả các phương tiện thanh toán khác như ngân phiếu,thẻ thanh
toán,tiền điện từ,….
Giá trị và quy luật lưu thông tiền giấy
Giá trị của tiền giấy :
-Về thực tế :
.Giá trị danh nghĩa (mệnh giá ) của tiền giấy.Giá trị danh nghĩa là giá trị được ghi
trên mỗi tờ tiền giấy.
.Giá trị đại diện thực tế biểu hiện mối tương quan giữa giá trị danh nghĩa của tổng
số tiền giấy và gia trị của số lượng tiền vàng cần thiết cho lưu thông mà nó đại
diện.Đây chính là sức mua thực tế của tiền giấy.
-Về lý thuyết :
.Giá trị của một đơn vị tiền giấy ( tính bình quân ) = Giá trị của tổng số tiền giấy đã
phát hành/ Số lượng tiền giấy trong lưu thông
Quy luật lưu thông :
Theo Mac : “ Một quy luật riêng biệt của sự lưu thông tiền giấy chỉ có thể do chỗ
tiền giấy đại biểu cho vàng hay bạc sinh ra mà thôi và quy luật đó rất đơn giản.Quy
luật đó là : việc phát hành tiền giấy phải cân đối với số lượng vàng ( hay bạc )
được tiền giấy đại diện và đáng lẽ phải được lưu thông thật sự. “
Do tiền giấy là đại biểu cho tiền vàng nên việc phát hành tiền giấy và lưu thông
phải phù hợp với lương tiền cần thiết cho lưu thông.Mặt khác do tiền vàng là vật
có giá trị,nó có khả năng tự điều hòa tự phát giữa chức năng phương tiện giao
thông và phương tiện cất giữ,trong khi tiền giấy không có khả năng điều hòa tự
phát đó vì tiền giấy không có giá trị bản thân.Như vậy lưu thông tiền giấy cũng
phải tuân theo một quy luật nhật định.
Các hệ thống tiền giấy
Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán ( Tín tệ khả hoán – Convertible Money ) :
-Tín tệ khả hoán hoàn toàn ( tự do chuyển đổi ra vàng ) : Đây là loại tiền giấy được
chuyển đổi ra vàng một cách tự do và không hạn chế số lượng
17
-Tín tệ khả hoán hạn chế :
.Tiền giấy được chuyển đổi ra vàng nhưng bị hạn chế về đối tượng và mức độ tối
thiểu khi chuyển đổi.
.Chế độ bản vị Bảng Anh – GBP ( Gread Britain Pound ).Thức chất chế độ tiền tệ
này là chế độ bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng.
.Chế độ bản vị Dolla Mỹ ( Hệ thống tiền tệ Bretton Woods )
Chế độ lưu thông tiên giấy bất khả hoán ( Tín tệ Pháp định ‘- Fiat Money ) : Sự sụp
đổ của chế độ bản vị USD đã phá bỏ mối liên hệ giữa tiền giấy với vàng về mặt
pháp lí.Đứng trước cuộc khủng hoảng triền mien của hệ thống tiền tệ quốc tế ,ở
mỗi quốc gia đều áp dụng chế độ lưu thông tiền giấy không đổi được ra vàng,
Đặc điểm :
-Tiền giấy do ngân hàng Trung ương phát hành, được sử dụng với tư cách là
phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán,không hạn chế về mặt số lượng.
-Tiền tệ song vàng vẫn được sữ dụng với tu cách là thước đó giá trị,phương tiện
tích lũy và tiền tệ thế giới.
-Các nước vẫn coi trong dự trữ vàng và ngoại tệ.
-Trung ương các nước đều thực thi một chính sách tiền tiền tệ nhằm ngăn chặn và
kiềm chế lạm phát đảm bảo cho lưu thông tiền tệ của quốc gia được ổn định .
5. Kiến nghị và kết luận
5.1 Kiến nghị
Đối với nhà nước, cần đưa ra các biện pháp theo dõi thường xuyên biến động của
nền kinh tế. Đưa ra hình phạt đối với các dổi tượng in ấn và sử dụng tiền trái phép.
Có các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền đến người dân về việc phân biệt tiền giả -
thật, cách sử dụng đồng tiền hiệu quả, tăng giá trị đồng tiền và tăng lòng tin của
người dân vào đồng tiền quốc gia.
Đối với người dân, cần có lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Không rửa tiền, in tiền
trái phép.
5.2 Kết luận
Hệ thống tiền tệ của việt nam ngày càng phát triển, chúng ta cần ra sức bảo vệ
đồng tiền nước nhà. Giảm thiểu tối đa tình trạng mất giá, tăng giá, rửa tiền…. Để
tiền tệ xứng đáng là phát minh vĩ đại nhất của nhân loại.
Bài tiểu luận đã cung cấp khá đầy đủ nội dung chính về sự hình thành và phát triển
của tiền tệ, hệ thống tiền Việt Nam. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những
thiếu sót, mong được sự góp ý của các bạn và thầy cô để bài luận được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
Tiền tệ ngân hàng thị trường tài chính, GS.TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân – Lê Nam
Hải (Chuyên viên kinh tế).
Giáo trình tài chính tiền tệ, PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Vũ Thị Minh Hằng.
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - phần 1, PGS.TS. Phan Thị Cúc.
/> /> /> /> />
19