ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN
TỆ, HỆ THỐNG TIỀN TỆ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Tên
Mã số sinh viên
Lớp
Sinh viên thực hiện:
1. Tóm tắt
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Bài viết này phân tích về sự hình thành và
phát triển của tiền tệ, hệ thống tiền tệ Việt
Nam. Sự ra đời của tiền tệ được xem một
bước ngoặc lớn, một phát minh kỳ diệu của
nhân loại, vậy nó hình thành và phát triển
như thế nào?
Trong quá trình phát triển của mình, tiền tệ
đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau
Một hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia phải
trải qua một khoảng thời gian dài lịch sử,
đồng tiền Việt Nam đồng của nhà nước cộng
hòa chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có một bề
dày lịch sử.
Tầm quan trọng của đề tài này ta có thể thấy rõ được và hiểu được tại sao
nhân loại là sử dụng tiền làm vật ngang giá chung rộng rãi, và tiền đã trải
qua bao nhiêu hình thái để có thể phục vụ cho nền kinh tế hiện nay
Tiền tệ là một phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, vậy nó hình thành ra sao?
Tại sao lại phải sinh ra tiền tệ?
Hiện nay hệ thống tiền tệ Việt Nam có nhiều đổi mới gì để hoàn thiện hơn
trong thời kỳ hội nhập?
2. Giới thiệu tầm quan
trọng
3. Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu
3.1 Quá trình hình thành của tiền
3.1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đọan đầu của trao đổi hàng hóa, trao
đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác
Hình thái vật ngang
giá
Hình thái giá trị tương
đối
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Hay
Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau
Hình thái chung của giá trị
Với sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Nhu cầu trao đổi trở nên phức tạp hơn
Hình thái tiền tệ
Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì hình thái tiền tệ giá trị xuất
hiện
Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc
và cuối cùng là vàng
Tỉ lệ trao đổi được cố định
3.1.2. Khái niệm
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang
giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác và thực hiện trao đổi
giữa chúng.
Cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng
chuyển hóa thành tiền tệ.
Giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng xã hội
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung
trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
3.1.3.Bản chất của tiền tệ
Bản chất kinh tế
Bản chất xã hội
Tiền tệ là sản phẩm tự phát và tất yếu
của nền kinh tế hàng hóa. Tiền tệ là một
phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự
phát sinh phát triển và tồn tại của nền
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Biểu hiện các quan hệ xã hội – đó là quan hệ
giữa người với người trong các chế độ xã hợi
còn tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền
tệ nằm trong tay cấp nào nó sẽ phục vụ cho
mục đích và quyền lợi của giai cấp đó
3.2. Sự phát triển của tiền tệ.
3.2.1. Hình thức của tiền tệ
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật
chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa
rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được
Tiền tệ - hàng hóa
Tiền tệ - tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa
Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng
đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ
Tiền tệ - kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức
giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế
toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.
3.2.2. Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa
khác.
1 mét vải = ? Kg gạo; 1 mét vải = ? Kg muối; 1 kg gạo = ? Kg muối
Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/2
Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá
Số lượng mặt hàng Số lượng giá trong nền kinh tế
đổi chác
Số lượng giá trong nền kinh tế
sử dụng tiền tệ
3 3 3
10 45 10
100 4.950 100
1.000 499.500 1.000
? ?
Phương tiện lưu thông
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó.
Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H - T - H
Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm,
lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng
Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ.
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới.
3.2.3. Vai trò của tiền tệ
Thứ nhất
Tiền tệ là phương tiện
không thể thiếu để mở
rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa.
Thứ hai
Tiền tệ là phương tiện để
thực hiện và mở rộng các
quan hệ quốc tế.
Thứ ba
Tiền tệ là một công cụ để
phục vụ cho mục đích của
người sử dụng chúng.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Hệ thống tiền tệ Việt Nam
4.1.1. Lịch sử lưu thông tiền
tệ Việt Nam
Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm
1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống
của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam
Thời kì phong kiến ( 9/1888 trở về
trước )
Giấy bạc Đông Dương – tờ tiền
giấy đầu tiên của Việt Nam
Thời kì thuộc địa nữa phong kiến ( 10/1958 – 8/1945 )
Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức
được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do.
Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.
Thời kì cách mạng dân tộc dân chủ và đấu tranh thống nhất đất nước (9/1945 – 9/1975 )
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia
Việt Nam
Tiền đồng những năm 1975
Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền
riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức
chuyên in tiền giả nên trên tờ bạc 200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo
giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra".
Tiền giải phóng sau năm 1975
Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền
Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời
nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100
đồng.
Thời kì thống nhất tổ quốc
Tiền đồng những năm 1985
Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách
mạng về giá cả và lương
Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát
hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000
Tiền polymer hiện tại
•
Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu
polymer
•
Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành năm 2003
•
Bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy mệnh giá 50.000 và 100.000 đã hết giá
trị lưu hành và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền cotton mệnh giá 10.000
đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện
nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng,
2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.
4.1.2. Hệ thống tiền đúc bằng kim loại.
Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung
Trong đơn vị bản vị,vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm,đồng,bạc hoặc vàng
Chế độ song bản vị (Chế độ hai bản vị - Bimetallism )
Chế độ song bản vị là chế độ tiền mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ.
Gồm hai loại :
-Bản vị song song : là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền ,bạc lưu thong trên thị trường theo giá trị thực tế
của nó,Nhà nước không can thiệp.
-Bàn vị kép : là song bản vị, nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỷ giá đã được Nhà
nước quy định tỷ giá gọi là tỷ giá pháp định có hiệu lực trong cả nước.
Chế độ bản vị vàng (Gold Standard )
Chế độ đơn vị bản vị ( Chế độ một bản vị - Monometallism )
Bản vị vàng là chế độ tiền tệ điển hình của chủ nghĩa tư bản. Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm :
-Tiền vàng được đúc tự do : Theo tiêu chuẩn giá cả Nhà nước quy định và được thanh toán không hạn chế.
-Tiền giấy ( kỳ phiếu ngân hàng-tiền ngân hàng) được tự do đổi lấy tiền vàng theo mệnh giá của tiền giấy, nghĩa là
đổi ngang giá.
-Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, mọi người được tự do xuật nhập khẩu vàng.
4.1.3. Hệ thống tiền giấy
Nguyên nhân ra đời, bản chất và hình thức
Nguyên nhân ra đời : Là sự xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ
( chủ nghĩa tư bản phát triển, lực lượng sản xuất phát triển, khan hiếm tiền kim loại )
Bản chất :
-Tiền giấy là những phương tiện có thể thay thế được cho vàng trong chức năng phương tiện thanh toán.
-Tiền giấy là những vật không có giá trị bản thân mà chỉ có giá trị danh nghĩa
Hình thức :
Tiền giấy ( tiền dấu hiệu ) là một khái niệm rộng để chỉ các phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
thay vàng gồm: tiền giấy do Nhà nước phát hành, tiền ngân hàng, ngân phiếu, thẻ thanh toán, tiền điện từ,….
Giá trị và quy luật lưu thông tiền giấy
Về thực tế :
Giá trị danh nghĩa là giá trị được ghi trên mỗi tờ tiền giấy. Giá trị đại diện thực tế, đây chính là sức mua thực tế của
tiền giấy.
Về lý thuyết :
Giá trị của một đơn vị tiền giấy ( tính bình quân ) = Giá trị của tổng số tiền giấy đã phát hành/ Số lượng
tiền giấy trong lưu thông
việc phát hành tiền giấy phải cân đối với số lượng vàng ( hay bạc ) được tiền giấy đại diện và đáng lẽ phải
được lưu thông thật sự.
Mặt khác do tiền vàng là vật có giá trị,nó có khả năng tự điều hòa, trong khi tiền giấy không có khả năng
điều hòa tự phát đó vì tiền giấy không có giá trị bản thân.
Các hệ thống tiền giấy
Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán ( Tín tệ khả hoán – Convertible Money ) :
-Tín tệ khả hoán hoàn toàn ( tự do chuyển đổi ra vàng ) : Đây là loại tiền giấy được chuyển đổi ra vàng
một cách tự do và không hạn chế số lượng
-Tín tệ khả hoán hạn chế :
.Tiền giấy được chuyển đổi ra vàng nhưng bị hạn chế về đối tượng và mức độ tối thiểu khi chuyển đổi.
.Chế độ bản vị Bảng Anh – GBP ( Gread Britain Pound ).Thức chất chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị vàng
thoi và bản vị hối đoái vàng.
.Chế độ bản vị Dolla Mỹ ( Hệ thống tiền tệ Bretton Woods )
Chế độ lưu thông tiên giấy bất khả hoán ( Tín tệ Pháp định ‘- Fiat Money ) : Sự sụp đổ của chế độ bản vị
USD đã phá bỏ mối liên hệ giữa tiền giấy với vàng về mặt pháp lí.
Đặc điểm :
-Tiền giấy do ngân hàng Trung ương phát hành, được sử dụng với tư cách là phương tiện lưu thông và phương
tiện thanh toán,không hạn chế về mặt số lượng.
-Tiền tệ song vàng vẫn được sữ dụng với tu cách là thước đó giá trị,phương tiện tích lũy và tiền tệ thế giới.
-Các nước vẫn coi trong dự trữ vàng và ngoại tệ.
-Trung ương các nước đều thực thi một chính sách tiền tiền tệ nhằm ngăn chặn và kiềm chế lạm phát đảm bảo
cho lưu thông tiền tệ của quốc gia được ổn định .
Kiến nghị Kết luận
Đối với nhà nước, cần đưa ra các biện pháp
theo dõi thường xuyên biến động của nền
kinh tế. Đưa ra hình phạt đối với các dổi
tượng in ấn và sử dụng tiền trái phép. Có các
buổi hội thảo nhằm tuyên truyền đến người
dân về việc phân biệt tiền giả - thật, cách sử
dụng đồng tiền hiệu quả, tăng giá trị đồng
tiền và tăng lòng tin của người dân vào đồng
tiền quốc gia.
Đối với người dân, cần có lòng tin vào đồng
tiền quốc gia. Không rửa tiền, in tiền trái
phép.
Hệ thống tiền tệ của việt nam ngày càng
phát triển, chúng ta cần ra sức bảo vệ
đồng tiền nước nhà. Giảm thiểu tối đa
tình trạng mất giá, tăng giá, rửa tiền….
Để tiền tệ xứng đáng là phát minh vĩ đại
nhất của nhân loại.
Bài tiểu luận đã cung cấp khá đầy đủ nội
dung chính về sự hình thành và phát triển
của tiền tệ, hệ thống tiền Việt Nam. Bên
cạnh đó cũng không tránh khỏi những
thiếu sót, mong được sự góp ý của các bạn
và thầy cô để bài luận được tốt hơn.