Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,
TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN

Hà Nội, 2019


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Đà Bắc, tình Hịa Bình” đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực
hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đã được trích
nguồn đầy đủ.


Hà Nội, ngày … tháng 10 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thành Trung


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều,
trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” tơi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè xung quanh.
Với tấm lịng biết ơn tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban
giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Phòng Đào
tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt
cho tơi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành cảm ơn TS.
Phạm Thị Tân - người đã dành nhiều thời gian, cơng sức tận tình hướng dẫn
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đà Bắc, Ban lãnh đạo các
cấp, các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã cũng như nhân dân trên
địa bàn đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực nhưng luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
q thầy cơ và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng 10 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thành Trung


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..............................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG .................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững ............................... 5
1.1.1. Nghèo ............................................................................................. 5
1.1.2. Giảm nghèo bền vững .................................................................. 16
1.1.3. Nội dung giảm nghèo bền vững .................................................... 20
1.1.4. Tiêu chí đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững........................... 23
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ....................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại một số địa
phƣơng của Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với huyện Đà
Bắc ......................................................................................... 29
1.2.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương ....... 29
1.2.2. Bài học rút ra đối với huyện Đà Bắc ............................................ 36
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 37
2.1. Tổng quan về huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình ....................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 39


2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện ...................................................................................... 46


iv
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 52
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 52
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................. 53
2.2.3. Phương pháp thống kê kinh tế ...................................................... 54
2.2.4. Phương pháp so sánh ................................................................... 54
2.2.5. Phương pháp đánh giá có sự tham gia ......................................... 54
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................... 55
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư cho giảm nghèo ............ 55
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư cho giảm nghèo .............. 55
2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững....................... 55
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN ĐÀ BẮC
TỈNH HỊA BÌNH .............................................................................................. 56
3.1. Thực trạng hộ nghèo nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc .... 56
3.1.1. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc 2016 - 2018 ........ 56
3.1.2. Về sự thiếu hụt thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản .... 57
3.2. Tình hình thực hiện các chƣơng trình, chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện ......................................... 60
3.2.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo của huyện Đà Bắc ......... 60
3.2.2. Tình hình thực hiện bảo dưỡng cơng trình hạ tầng giảm nghèo trên
địa bàn huyện......................................................................................... 63

3.2.3. Kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện ..................................................................................................... 65
3.2.4. Phân tích thực trạng giảm nghèo qua điều tra các hộ nghèo ........ 68

3.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện ............................................................................... 73
3.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 73
3.3.2. Những hạn chế ............................................................................. 75


v

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................... 76
3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình ................................................... 78
3. 5. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình
............................................................................................... 80
3.5.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 ................. 80

3.5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc
tỉnh Hòa Bình ...................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 96
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ viết tắt

Từ viết tắt
GNBV

Giảm nghèo bền vững


ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

NSNN

Ngân sách nhà nước

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GDTX

Giáo dục thường xuyên

KTXH

Kinh tế xã hội

VAC

Vườn ao chuồng

CLB

Câu lạc bộ

NHNN&PTNT


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

BHYT

Bảo hiểm y tế

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

BQ

Bình qn

KH

Kế hoạch


LĐTB&XH

Lao động Thương binh và xã hội

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản....12
Bảng 2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất huyện Đà Bắc giai đoạn
2016 - 2018 ................................................................................... 39
Bảng 2.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 - 2018 ... 40
Bảng 2.3. Tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn

2016 - 2018 ................................................................................... 42
Bảng 2.4. Thực trạng phân bố dân cư huyện Đà Bắc năm 2018................. 43
Bảng 2.5. Thống kê tình hình y tế huyện Đà Bắc (2016 - 2018) ................ 45
Bảng 3.1. Bảng điều tra hộ nghèo huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 - 2018 ... 56
Bảng 3.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ......................................... 69
Bảng 3.3. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra theo xã ........................ 70
Bảng 3.4. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra .................. 72


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hịa Bình ................................ 37
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thu nhập của huyện năm 2018 ..... 57
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo
huyện Đà Bắc............................................................................. 60
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nguồn vốn vay của hộ %....................................... 72


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở
lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và toàn bộ nền
văn minh nhân loại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều quốc gia
và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tìm các giải pháp nhằm hạn chế nghèo đói
và giảm dần khoảng cách phân hóa giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tuy
nhiên kết quả giảm nghèo của Việt Nam cịn thiếu bền vững. Trong Nghị quyết
88/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/05/2016 đã khẳng định: Kết quả giảm nghèo
chưa thực sự bền vững, các hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát

chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa
các vùng, nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đời sống người nghèo cịn nhiều khó
khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(Chính Phủ, 2016). Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại nguy cơ các hộ thốt
nghèo có thể vẫn trở lại tái nghèo khi chuẩn nghèo thay đổi và nguy cơ nghèo
tương đối xuất hiện nhiều trong đời sống dân cư.
Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm
trong thời kỳ từ năm 2015 - 2017 đạt 6,57%, GDP bình qn đầu người năm
2017 ước tính đạt 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Với mức này,
Việt Nam chuyển từ nhóm nước kém phát triển sang nhóm nước phát triển trung
bình có mức thu nhập thấp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,23% (năm 2016) xuống
còn dưới 7,0% (năm 2017). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền
vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn,
tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng,
nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đặc biệt một bộ phận dân cư sống chủ yếu ở các


2
vùng nơng thơn có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn cịn
nhiều khó khăn. Nghiên cứu nghèo đói đang trở thành một vấn đề cấp bách của
đất nước. Muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì khơng
thể khơng giải quyết vấn đề nghèo đói. Giảm nghèo bền vững khơng chỉ là vấn
đề kinh tế đơn thuần, mà nó cịn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải
có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Đà Bắc là một huyện miền núi vùng cao và có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc
tỉnh Hịa Bình, là huyện có địa hình phức tạp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm
trên 90% dân số. Đà Bắc lại là nơi chịu ảnh hưởng lớn của việc xây dựng nhà
máy thủy điện. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội vì vậy huyện đã có những chuyển biến

đáng kể trong công cuộc giảm nghèo như giảm nghèo cho nhiều hộ dân, hạn chế
tái nghèo, xây dựng có hiệu quả các mơ hình giảm nghèo bền vững giúp cải
thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn
đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính khơng
bền vững trong công tác giảm nghèo, hàng năm số hộ thoát nghèo cao, song số
hộ tái nghèo, tái cận nghèo, số hộ nghèo mới, cận nghèo mới còn gia tăng, nhiều
hộ gia đình khơng thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập của họ nằm ngay sát
chuẩn nghèo, có những hộ dân, những cơng dân có cuộc sống hết sức khó khăn,
song họ không nằm trong danh sách hộ nghèo. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ
nghèo giảm xuống còn 42,34%. Ngồi ra có nhiều hộ gia đình khơng thuộc
nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn
nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… thì ngay
lập tức có hàng trăm hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo.
Vấn đề đặt ra là: Thực trạng việc giảm nghèo bền vững của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đà Bắc đang diễn ra như thế nào? Làm thế nào
để thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện?
Giải pháp nào để thực hiện thành công việc giảm nghèo bền vững cho các hộ


3
nông dân trên địa bàn? Các câu hỏi này được nêu lên như là một thách thức
lớn đối với công cuộc giảm nghèo bền vững của huyện Đà Bắc nói riêng và
của tỉnh nói chung. Với những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân
trên địa bàn huyện Đà Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.
b. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giảm
nghèo bền vững.
- Đánh giá thực trạng của việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Đà Bắc tỉnh Hịa Bình
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Đà Bắc nói riêng và các huyện trên địa bàn có điều kiện tương tự nói chung.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc.
Đối tượng khảo sát: Hộ nghèo, cận nghèo và cán bộ cơng chức chun
mơn có liên quan đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. hạm vi về nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa
bàn huyện Đà Bắc.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc giảm nghèo bền
vững cho các hộ trên địa bàn huyện.


4
3.2.2. hạm vi về không gian
Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Đà Bắc trong đó chọn mẫu
điều tra tại 3 xã Hiền Lương, Cao Sơn, Đoàn Kết đại diện cho 3 vùng có điều
kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
3.2.3. hạm vi về thời gian
Đề tài được nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
4. Kết cấu của đề tài
- Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững.

- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đà
Bắc tỉnh Hòa Bình.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo
Nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó
khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó cịn tồn
tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn
chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo và
đưa ra các chỉ số nghèo để xác định giới hạn nghèo. Giới hạn nghèo của các
quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn
tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những
vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác
theo mức giá hiện hành.
“Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân
chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí khơng đủ chi cho ăn, phần tích luỹ
hầu như khơng có. Các nhu cầu tối thiểu ngồi ăn ra thì các mặt khác như ở,
mặc, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi khơng đáng
kể” (Hồng Xn Trung, 2012). Hay nói cách khác, nghèo chính là tình trạng
một bộ phận dân cư chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc
sống hàng ngày.
Liên hợp quốc cho rằng, nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia

hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ
mặc, khơng được đi học, khơng được đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt
hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín


6
dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ
của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành,
phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận
nước sạch và cơng trình vệ sinh an tồn.
1.1.1.2. Đặc điểm về nghèo
Về thu nhập: Người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn với
mức thu nhập thấp do đặc điểm công việc đem lại. Họ thường làm những
công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc vất vả nhưng thu nhập
không được bao nhiêu. Hơn nữa, những công việc này lại khơng ổn định, bấp
bênh, nhiều cơng việc có tính thời vụ và rủi ro cao do phụ thuộc đến thời tiết
(nắng, mưa, lũ lụt, hạn hán...) Đặc biệt các nghề trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Hệ quả của việc thu nhập thấp trong khi mức chi tiêu
cho cuộc sống của những người nghèo ngày một tăng, các nhu cầu cơ bản, tối
thiểu của con người như ăn, mặc, ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp
(Nguyễn Ngọc Sơn, 2012).
Y tế - Giáo dục: Là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ cũng
đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như tương
lai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, khơng đủ trang trải học phí,
viện phí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám và
chữa chạy đúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp cận
với các dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm
sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau (Nguyễn Đăng
Bình (2011).
Nguy cơ dễ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn

thương là nhân tố luôn đi kèm với sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn con người.
Nguy cơ này chính là việc người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như
bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thơi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác,
tính thiếu thốn của người nghèo khiến họ rất dễ bị tổn thương.


7
Khơng có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử
khơng cơng bằng, bị gạt ra ngồi lề xã hội do vậy họ thường khơng có tiếng
nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các cơng
việc liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo
chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị
tước đi những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được
hưởng. Người nghèo ln cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ
mọi thứ, trở nên tự ti, khơng kiểm sốt được cuộc sống của mình. Đó chính là
kết quả mà ngun nhân khơng có tiếng nói và quyền lực đem lại (Nguyễn
Đăng Bình (2011).
1.1.1.3. Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo hay cịn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc tiêu chí
nghèo là cơng cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo.
Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu, những người
được xem là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp
hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người
có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người khơng nghèo hoặc
vượt nghèo, thốt nghèo.
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội
ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Hầu hết chuẩn nghèo dựa
vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sống của
họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức
là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên

chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thốt nghèo. Chuẩn
nghèo là cơng cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Một thước đo nghèo đói
tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèo đói,
cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nước
khác, và giám sát chi tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo.


8
- Chuẩn nghèo tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối
thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại. Phương pháp chung
để xác định chuẩn nghèo này là sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là
cần thiết để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tối thiểu cho con người. Do vậy
chuẩn nghèo này gọi là chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm và thường là thấp
vì nó khơng tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác.
- Chuẩn nghèo tương đối (chuẩn nghèo chung): Được xác định theo
phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình
trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
Trên bình diện quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tính tốn chuẩn
nghèo tuyệt đối quốc tế cho các nước có thu nhập thấp là 1 USD/ngày và cho
các nước có thu nhập trung bình là 2 USD/ngày.
Trong những năm trước đây, nghèo đói thường được đo lường thơng
qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu
đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay
hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn
nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ
một số hạn chế:
Một là, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền
(như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội…) hoặc không thể mua được bằng
tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác,
an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục cơng…).

Hai là, có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng khơng chi tiêu
vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như
khơng có sẵn dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương
hay do chính nhận thức của người dân).
Vì những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn nghèo thu nhập để đo
lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏ sót đối tượng, nhận diện


9
nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang
tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu.
Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức
đo lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của
nghèo đói. Cách thức đo lường này đã được Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc sử dụng để tính tốn chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới
thiệu trong Báo cáo Phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng
thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số
tổng hợp này được tính tốn dựa trên 03 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều
kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Phương diện Y tế gồm 02 chỉ số là tình
trạng suy dinh dưỡng và tình trạng chết yểu. Phương diện Giáo dục gồm 02
chỉ số: tình trạng khơng học hết 05 năm và tình trạng trẻ em khơng được đến
trường. Phương diện Điều kiện sống gồm 06 chỉ số: Tình trạng khơng được sử
dụng điện; tình trạng khơng được sử dụng nước sạch; tình trạng khơng được
sử dụng nhà vệ sinh; tình trạng nhà cửa tồi tàn; tình trạng sử dụng ngun liệu
đun nấu bẩn và tình trạng khơng có phương tiện đi lại tối thiểu. Đây cũng là
phương pháp đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đo lường và giám sát
nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm
nghèo và phát triển xã hội. Theo phương pháp này, để đo lường nghèo đa
chiều cần xác định được các chiều thiếu hụt, xác định các chỉ số đo lường và
ngưỡng thiếu hụt trong từng chiều, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và

chuẩn nghèo đa chiều. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.
Hiện nay, có 32 nước trên thế giới (như Mexico, Colombia, Braxin, Costa
Rica, Trung quốc…) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp
cận đo lường nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đa
chiều trong đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá
và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội.


10
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ
yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu
đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu
nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây
chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn
nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực
tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo,
do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ
03 hộ thốt nghèo thì lại có 01 hộ trong số đó tái nghèo (Trung tâm Thông tin
và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, 2014).
Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là
khơng đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các
quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập
thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu khơng thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường
hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản
về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ khơng có tên trong danh sách
hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa
học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu
chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình
trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu cơng bằng, hiệu quả và bền
vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.

Giống như q trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều.
Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi
khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở,
đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay


11
chi tiêu) khơng đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân.
Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện
con người. Sau hơn 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã
chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình
nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn
chế. Đã đến lúc xem xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo
vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội (Nguyễn Ngọc Sơn, 2012).
Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, thì các tiêu chí
tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, và mức độ thiếu
hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể:
* Các tiêu chí về thu nhập:
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị;
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn
và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
* Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): Y tế; giáo dục; nhà ở; nước
sạch và vệ sinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10
chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người
lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ

viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.


12
Bảng 1.1. Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Chiều
nghèo

Chỉ số đo lƣờng

Ngƣỡng thiếu hụt

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15
1.1. Trình độ giáo
tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt
dục của người lớn
nghiệp trung học cơ sở và hiện khơng đi học
1. Giáo dục
1.2. Tình trạng đi Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi
học của trẻ em
đi học (5- dưới 15 tuổi) hiện khơng đi học
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng
không đi khám chữa bệnh (ốm đau được
xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến
2.1. Tiếp cận các
mức phải nằm một chỗ và phải có người
dịch vụ y tế
chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học
2. Y tế
khơng tham gia được các hoạt động bình

thường)
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi
2.2. Bảo hiểm y tế
trở lên hiện tại khơng có bảo hiểm y tế
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên
3.1. Chất lượng cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4
nhà ở
cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)
3. Nhà ở
3.2. Diện tích nhà Diện tích nhà ở bình qn đầu người của
ở bình qn đầu hộ gia đình nhỏ hơn 8m2
người
4.1. Nguồn nước Hộ gia đình khơng được tiếp cận nguồn
sinh hoạt
nước hợp vệ sinh
4. Điều
kiện sống
4.2. Hố xí/nhà Hộ gia đình khơng sử dụng hố xí/nhà tiêu
tiêu
hợp vệ sinh
5.1. Sử dụng dịch Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử
vụ viễn thơng
dụng thuê bao điện thoại và internet
5. Tiếp cận
Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong số
5.2. Tài sản phục
thơng tin
các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và
vụ tiếp cận thông

không nghe được hệ thống loa đài truyền
tin
thanh xã/thôn
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương Binh - Xã Hội, 2015)


13

* Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng
cho giai đoạn 2016 - 2020:
a, Đối với hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b, Đối với hộ cận nghèo
- Khu vực nơng thơn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng
trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
c, Đối với hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nơng thơn: Là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng

trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Theo tiêu chí mới, một gia đình được coi là hộ nghèo nghiêm trọng nếu
hộ đó thiếu từ 1/2 tổng số nhu cầu cơ bản trở lên; thiếu từ 1/3 - 1/2 tổng số
nhu cầu sống cơ bản; thiếu từ 1/5 - 1/3 tổng số nhu cầu cơ bản.


14
Hiện nay, ở Đà Bắc nói riêng và Hịa Bình nói chung chuẩn nghèo được
áp dụng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, việc xác
định chuẩn nghèo dựa vào các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm
tiêu chí về thu nhập, và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
1.1.1.4. Nguyên nhân gây nghèo
Ngoài ra, những yếu tố mang tính văn hóa truyền thống như quan niệm
sống, cách sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng… rồi chất lượng nguồn lực
lao động (trình độ, tâm lý…) cũng ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của họ.
Chỉ cần điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, mức sống tối thiểu tăng lên là
ngay lập tức một số người trở thành nghèo.
Phân tích như vậy để thấy rằng giảm nghèo phải được thực hiện liên
tục. Sẽ không bao giờ là “xong”, là “hoàn thành” bởi lẽ điều kiện kinh tế - xã
hội luôn thay đổi, phát triển khơng ngừng. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện
cụ thể của từng địa phương trong từng thời kỳ mà có chính sách, biện pháp
cho phù hợp. Các ngun nhân gây nghèo có thể kể đến là:
- Nghèo do thiếu vốn sản xuất kinh doanh;
- Nghèo do thiếu đất sản xuất;
- Nghèo do thiếu kiến thức, thiếu tay nghề;
- Nghèo do thiếu việc làm;
- Nghèo do đông con, người già, neo đơn;

- Nghèo do ốm đau, bệnh tật;
1.1.1.5. Ảnh hưởng của nghèo đối với sự phát triển của một quốc gia
Nghèo hiện nay đang là vấn đề mà hầu hết các nước trên thế giới đều
gặp phải, nghèo có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của một quốc gia,
nó tác động trực tiếp lên các vấn đề của quốc gia đó.
* Ảnh hưởng của nghèo đến các vấn đề xã hội khác: Chúng ta có thể
thấy, các vấn đề tồn cầu khơng bao giờ tồn tại một mình nó, mà ln có liên


15
quan mật thiết với nhau, một vấn đề này chưa giải quyết được sẽ nảy sinh vấn
đề toàn cầu khác.
- Nghèo và chiến tranh: Khi nghèo đói xảy ra, điều con người quan tâm
đến là miếng ăn, từ đó xảy ra tranh chấp quyền lợi, bởi sức mạnh luôn thuộc
về những kẻ có quyền. Như vậy, trong một cộng đồng một quốc gia, xảy ra
tranh chấp có nghĩa là xảy ra nội chiến. Nhắc đến nghèo đói chúng ta phải kể
đến châu Phi, các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu xảy ra trong một thời gian
dài ở khu vực này là bằng chứng để nhận thấy. Nghèo gây mất ổn định chính
trị trong quốc gia, là cơ hội cho các nước lớn lấy lý do đe dọa các nước nhỏ
để chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và giết hại người
vô tội…
- Nghèo gây mất ổn định xã hội: “Túng quá làm liều” - Đây là một câu
tục ngữ của Việt Nam, song nó là vấn đề của cả thế giới. Nghèo sẽ dẫn đến
trộm cướp, giết người,tham gia vào các hoạt động tội phạm như cờ bạc, buôn
bán ma túy để kiếm tiền, gây mất an ninh xã hội ở cả các quốc gia phát triển
và kém phát triển, ở cả đô thị lẫn nông thơn. Bên cạnh đó, cịn một hậu quả do
nghèo gây ra với xã hội, đó là một vấn đề rất nhức nhối hiện nay, là bạo lực
gia đình. Thật khủng khiếp khi bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm ở hầu
hết các ngơi làng nghèo. Ví dụ: Tại làng Kouk Trach (Campuchia), có đến
90% gia đình trong làng xuất hiện tệ nạn này.

Điều này thường hay xảy ra trong những gia đình nghèo, ở đó những
người đàn ông thường hay chơi cờ bạc và rượu chè. Họ thường trở về nhà khi
chơi cờ bạc hết sạch tiền hay trong trạng thái say xỉn, và sau đó thì họ đánh vợ
con mình. Trong khi đó, những người phụ nữ bị cưỡng bức và bạo lực lại có
rất ít hoặc khơng có sự đền bù hợp pháp hay sự bênh vực của xã hội. Hầu hết
các vụ án cưỡng bức đã được xét xử một cách dễ dàng.
- Nghèo và vấn đề mơi trường: Những hộ nghèo thì nguồn tiếp cận của
họ rất hạn chế. Chính vì những điều trên mà người nghèo càng nghèo thêm,


16
họ khơng thể tự cải thiện cuộc sống của mình. Người nơng dân thì chỉ biết
phá rừng làm nương rẫy, săn bắt những động vật quý hiếm, đánh bắt hải sản
bằng bom mìn, kích điện, chặt gỗ q để bán… phá hoại tài nguyên môi
trường. Bộ phận người nghèo ở đô thị thiếu không gian sinh hoạt, sẽ gây ô
nhiễm môi trường sống của bản thân họ cũng như của toàn bộ xã hội…
- Nghèo và vấn đề an sinh xã hội: Cơm ăn áo mặc chưa được đảm bảo
sẽ dẫn đến thiếu sự quan tâm về các vấn đề tinh thần:
+ Sức khỏe và y tế: Họ thường thờ ơ với sức khỏe của mình, thiếu
khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nặng mới chịu chữa trị thì nguy hiểm đến
tính mạng, điều kiện dinh dưỡng thấp, sức khỏe kém. Đặc biệt, sức khỏe phụ
nữ và trẻ em gắn liền với sự thiếu thông tin và hiểu biết, thiếu nguồn lực và
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hữu hiệu. Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm
trùng là những vấn đề thông thường nhất.
Tỷ lệ tử vong cao nhất đối với phụ nữ sinh nở, trẻ sơ sinh và nhi đồng.
Giá dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh ngày càng tăng, sức khỏe người
nghèo ngày càng suy sụp và chất lượng giảm sút.
+ Giáo dục: Tỷ lệ nữ biết chữ ít hơn nam. Số năm đi học của họ cũng ít
hơn. Trong số trẻ em chưa một lần đến lớp có 92,6% sống ở vùng nơng thơn.
Các trường bán công và tư thục được thành lập ngày càng nhiều và

được nhà nước khuyến khích, cơ cấu học phí cao, làm cho người nghèo không
đi học được.
Giáo dục và thay đổi sách giáo khoa là khó khăn lớn đối với hộ nghèo,
cả phí học thêm.
1.1.2. Giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là cách thức vận dụng các nguồn lực, vật lực của Nhà
nước, của xã hội để triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm tạo


×