Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hoàn thiện quản lý hàng hóa nhập khẩu trước thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊNH KINH DOANH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG HĨA NHẬP KHẨU
TRƯỚC THƠNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

Hà Nội – 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG HĨA NHẬP KHẨU
TRƯỚC THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒNG ĐÌNH MINH

Hà Nội - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là luận văn do tôi tự thực hiện.
Các kết quả thực hiện trong luận văn là trung thực và chưa được tác giả nào cơng
bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Chiến Thắng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi bày tỏ lịng biết ơn đến thầy giáo - TS.
Hồng Đình Minh - người đã hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện.
Tơi xin cảm ơn Phịng Quản lý Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Mở
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khóa học và luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác của Cục Hải quan Hà Nội, các cán bộ hải quan Hà
Nội, và một số cán bộ doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đã giúp tôi
thực hiện thành công luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021

Nguyễn Chiến Thắng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỚC THÔNG QUAN ......... 6
1.1. Những vấn đề cơ bản của quản lý trước thông quan đối với hàng nhập

khẩu và mối quan hệ với quản lý trong và sau thông quan …………………….6
1.1.1. Khái niệm về quản lý trước thông quan …………………………………….6
1.1.2. Mối quan hệ giữa quản lý trước, trong và sau thông quan………………...7
1.2. Nội dung của hoạt động quản lý trước thông quan…………………………8
1.2.1. Phán quyết trước …………………………………………………………….8
1.2.2. Thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ……………………………………..18
1.3. Kinh nghiệm quản lý trước thông quan của một số nước…………………26
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện phán quyết trước………………………………….26
1.3.2. Kinh nghiệm thu thập và xử lý thông tin…………………………………..35
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………………..37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỚC THÔNG
QUAN CỦA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....... .............................40
2.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội ..................................................................40
2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển………………………….………40
2.1.2. Vị trí và chức năng………………………………………………………….40
2.1.3. Nhiệm vụ quyền hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41
2.1.4. Mô hình tổ chức ……………………………………………………………42
2.1.5. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
2.2. Đối với hoạt động phán quyết trước ..............................................................43
2.2.1. Các quy định pháp luật đối với hoạt động phán quyết trước.......................43
2.2.2. Thực tế triển khai hoạt động phán quyết trước tại Cục Hải quan Hà Nội 48
2.3. Đối với công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ ...............................61
2.3.1. Cơ sở pháp lý cho công tác thu thập và xử lý thông tin...............................61
2.3.2. THực trạng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ quản lý trước ..64


2.4. Thực trạng về nguồn lực và công tác phối hợp ............................................72
2.5. Những điểm mạnh và hạn chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .75
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRƯỚC
THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ……. . . . …78

3.1. Xu hướng phát triển của Cục Hải quan Hà Nội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .78
3.2. Đối với hoạt động phán quyết trước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .80
3.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong hoạt động phán quyết trước.....................80
3.1.2. Xây dựng quy trình thực hiện phán quyết trước.........................................81
3.2. Đối với công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ ..............................89
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công tác thu thập và xử lý thông tin.....89
3.2.2. Về xử lý thông tin nghiệp vụ ........................................................................90
3.3. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và tuyên truyền và một số đề xuất
kiến nghị.................................................................................................................102
3.3.1. Công tác phối hợp........................................................................................102
3.3.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền .......................................................... 104
3.3.3. Đề xuất kiến nghị.........................................................................................105
KẾT LUẬN………………………………………………………………………108
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………..110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………. .125


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CNTT
ĐTCBL
KTSTQ
QLRR
QLVP14
XNK
TCHQ
TTLT

Công nghệ thông tin

Điều tra chống buôn lậu
Kiểm tra sau thông quan
Quản lý rủi ro
Hệ thống thông tin vi phạm
Xuất nhập khẩu
Tổng cục Hải quan
Thông tư liên tịch


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

2.1

2

Nội dung

Trang
43

3.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu và số tờ khai
tại cục Hải quan Hà Nội

Bảng chỉ dẫn rủi ro

3

3.2

Bảng chấm điểm rủi ro

100

4

3.3.

Bảng đánh giá rủi ro

101

5

3.4

Bảng theo dõi thực hiện quản lý rủi ro

101

99


DANH MỤC HÌNH VẼ


Nội dung

STT

Hình

Trang

1

2.1

Mơ hình tổ chức Cục Hải quan thành phố Hà Nội

42

2

3.1

Quy trình thực hiện phán quyết trước

81

3.

3.2

4


3.3

5

3.4

Chi tiết việc thực hiện xác định trước về mã hóa
hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và phương pháp xác
định trị giá hàng hóa
Quy trình thu thập, xử lý thơng tin nghiệp vụ hải
quan
Khung quản lý rủi ro

6

3.5

Chu trình quản lý rủi ro

96

7

3.6

Mơ hình mục tiêu chiến lược

97


88
93
95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý trước thông quan là một trong ba giai đoạn của hoạt động quản lý hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, quản lý trước thông quan đối
với hàng hóa nhập khẩu đang là vấn đề được đề cập tại nhiều diễn đàn quốc tế, đặc
biệt là tại các cuộc họp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Hải
quan thế giới (WCO).
Việt Nam đã là thành viên của WTO và WCO, do đó có nghĩa vụ tạo thuận
lợi cho thương mại, giảm thiểu các khó khăn và phức tạp của thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu, cũng như giảm bớt và đơn giản hóa các yêu cầu chứng từ, giảm thời gian thông
quan nhưng phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Mặt khác, thực hiện tự động hóa thơng quan, một vấn đề bất cập hiện nay là
khi hàng hóa được phân vào luồng xanh, cơng chức Hải quan rất khó kiểm soát các
mặt hàng. Hơn nữa, việc kết xuất dữ liệu tập trung tại thời điểm thông quan của Chi
cục Hải quan gặp nhiều khó khăn. Đối với giai đoạn kiểm tra sau thông quan, việc
kiểm tra những lô hàng hóa trước đó đã được phân vào luồng xanh nhưng có thêm
thơng tin nghi vấn rất khó thực hiện với lý do lơ hàng hóa đó đã tiêu thụ, hoặc đưa
vào sản xuất trước khi có quyết định kiểm tra sau thơng quan.
Vì vậy, thực hiện hoạt động quản lý trước thông quan không những chỉ là
việc chia sẻ công việc với giai đoạn thơng quan mà cịn giúp cho khâu thông quan và
kiểm tra sau thông quan được thuận lợi và tốt hơn.
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng nghiệp vụ quản lý trước thông quan là vấn đề
nghiệp vụ mới đối với Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Nội nói

riêng. Nội dung này mới được bắt đầu triển khai khoảng năm, bảy năm trở lại đây,
chủ yếu trong các lĩnh vực: xác định trước xuất xứ; phân loại hàng hóa trước, cịn hoạt
động xử lý các thông tin nghiệp vụ trước mới được áp dụng. Tuy nhiên, kết quả còn
hạn chế, các quy định của pháp luật hải quan còn chưa phản ánh hết bản chất của việc
quản lý trước thơng quan. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần có nghiên cứu sâu,
toàn diện về quản lý hải quan trước thông quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, thông quan tự động, thuận lợi


2

hóa thương mại, thích ứng và quản lý những vấn đề mới trong thương mại quốc tế
cũng như thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam với tư cách thành viên của
các tổ chức quốc tế như WTO, WCO...
Từ những lý do trên, tơi chọn đề tài “Hồn thiện quản lý hàng hóa nhập khẩu
trước thơng quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ sẽ phù
hợp về cả mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ngồi:
Hiện nay, vấn đề quản lý trước thông quan được các nước trên thế giới hiện
nay quan tâm nhiều. Đây là điểm mới trong cơng tác quản lý đối với hàng hóa nhập
khẩu vừa giúp cho hoạt động thơng quan có hiệu quả vừa góp phần đảm bảo an ninh,
an tồn hàng hóa, đồng thời nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quản lý trước thông quan tại
Cục Hải quan Hà Nội.
Trong nước:
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động kiểm tra giám sát hải quan, kiểm
tra sau thông quan của Tổng cục Hải quan như:
- Phan Quốc Đông – Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội, đề tài cấp ngành
“Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với các khu công nghiệp,

Doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội”;
- Vũ Hồng Loan – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan, đề tài cấp
ngành “Đánh giá tác động của Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đến
công tác thu thuế của Hải quan”;
- Lê Ngọc Đại – Phó Cục trưởng Cục thuế XNK, đề tài cấp ngành “Nâng cao
năng lực quản lý, xác định trị giá hải quan trong điều kiện hiện đại hóa hải quan”;
- Nguyễn Hữu Trí – Ngun trưởng phịng Nghiên cứu khoa học Viện Nghiên
cứu Hải quan, đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện phán quyết trước
của Hải quan một số nước và việc thực hiện của Hải quan Việt Nam”;
- Nguyễn Văn Tiến, luận văn thạc sỹ: “Phát triển dịch vụ đại lý hải quan trên địa
bàn Thành phố Hà Nội”… có đề cập phần nào đến hoạt động quản lý trước thông quan.


3

Bên cạnh đó, có những nghiên cứu chuyên sâu trên Bản tin nghiên cứu hải
quan về các lĩnh vực thực hiện xác định trước, xử lý thông tin phục vụ hoạt động
nghiệp vụ hải quan nhưng chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu tổng thể về công
tác quản lý hàng hóa nhập khẩu trước thơng quan trong điều kiện thực hiện thông
quan tự động của Cục Hải quan thành phố hà Nội. Đây là đề tài mới, góp phần làm
cơ sở để xây dựng chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý hải quan trước
thông quan – phương pháp quản lý hữu hiệu trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hỗ trợ
đắc lực cho công tác quản lý trong thông quan và sau thông quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Làm rõ cơ sở lý luận chung về quản lý trước thông quan đối với hàng nhập
khẩu và các giải pháp đưa ra có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Cục
Hải quan Hà Nội nhằm góp phần làm cơ sở để hồn thiện chính sách, nâng cao hiệu
quả cơng tác quản lý nhà nước về hải quan khi thực hiện tự động hóa hải quan.
Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hải quan giai đoạn trước thông quan và
mối quan hệ với các khâu trong và sau thông quan;
- Nội dung cơ bản của quản lý trước thông quan và kinh nghiệm quản lý của
Hải quan một số nước;
- Đánh giá quá trình quản lý trước thông quan tại Cục Hải quan Hà Nội giai
đoạn từ 2016- 2020, tìm nguyên nhân của các bất cập;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trước thông quan
tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội phục vụ tự động hóa hải quan.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý trước thông quan bao gồm các vấn đề chính nào, mối quan hệ với
quản lý trong thông quan và quản lý sau thông quan?;
- Thực trạng hoạt động quản lý trước thông quan của Cục Hải quan Hà Nội
giai đoạn 2016-2020?. Có những bất cập nào khi thực hiện quản lý trước thông
quan?;
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý trước thông quan?.


4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các nội dung về quản lý trước thông quan đối với
hàng hóa nhập khẩu cả về các quy định pháp luật và thực tiễn công tác quản lý trước
thông quan.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: là các quy định về quản lý trước thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu của Việt Nam, các cam kết và thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực này
và thực tiễn hoạt động quản lý trước thông quan tại Cục Hải quan Hà Nội.
- Về thời gian: giai đoạn từ 2016 -2020;
- Về không gian: Trong phạm vi quản lý của Cục Hải quan Hà Nội.
6. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

Quản lý trước thông quan đã và đang trở thành xu thế của cộng đồng Hải quan
thế giới. Đây là một kỹ thuật nghiệp vụ hải quan ưu việt được nhiều nước tiên tiến áp
dụng. Quản lý trước thông quan là một trong 3 khâu quản lý hải quan. Trước đây Hải
quan Việt Nam chỉ tập trung quản lý trong thông quan, khoảng 15 năm lại đây công
tác quản lý sau thông quan đã được chú trọng cịn quản lý trước thơng quan chưa
được quan tâm nhiều. Do yêu cầu hội nhập, thương mại phát triển, việc áp dụng quản
lý trước thông quan vào quản lý hải quan là nhu cầu tất yếu, nên việc nghiên cứu cần
bắt đầu từ các vấn đề lý luận chung, các kinh nghiệm quốc tế để từ đó đưa ra những
giải pháp khả thi cho Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải thành phố quan Hà
Nội nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật
lịch sử, duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra
khảo sát nhằm nghiên cứu lý luận chung, kinh nghiệm quản lý trước thông quan của
một số nước, đánh giá thực trạng công tác quản lý trước thông quan của Cục Hải
quan Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật
và các Hiệp định thương mại liên quan đến quản lý hải quan và thực tiễn công tác
quản lý trước thông quan của Cục Hải quan Hà Nội, các đề tài nghiên cứu của các tác
giả thuộc TCHQ và các bài viết chuyên sâu về quản lý trước thông quan;


5

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: thực hiện phỏng vấn cán bộ hải quan và doanh
nghiệp thông qua bảng câu hỏi;
- Xử lý các số liệu thu thập: Thực hiện bằng cách thống kê và tổng hợp, từ đó
xác định tỷ lệ phần trăm.
7. Nội dung của Luận văn
Bao gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý trước thông quan

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý trước thông quan tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội
Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trước thông quan tại Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội.


6

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỚC THÔNG QUAN
Quản lý trước thông quan là một trong ba giai đoạn của quản lý nhà nước về hải
quan. Công tác quản lý trước thơng quan muốn có hiệu lực và hiệu quả phải dựa trên
cơ sở lý luận về quản lý trước thông quan, các cam kết quốc tế cũng như hệ thống
pháp luật của Việt Nam. Để làm tốt cơng tác quản lý trước, dưới đây tơi trình bày cơ
sở về hoạt động phán quyết trước; công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh và kinh nghiệm
thực hiện quản lý trước thông quan của một số nước trên thế giới và trong khu vực.
1.1. Những vấn đề cơ bản của quản lý trước thông quan đối với hàng
nhập khẩu và mối quan hệ với quản lý trong và sau thông quan
1.1.1. Khái quát về quản lý trước thông quan
Theo quy định của pháp luật:
“Thông quan hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là việc hồn thành các thủ tục hải
quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải
quan khác”.
“Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là q trình nhân viên Hải quan kiểm tra
tính trung thực, hợp lý và độ tin cậy của các thông tin được chủ hàng đã khai báo với
hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, hải quan, chứng từ kế
tốn, ngân hàng của các lơ hàng đã thông quan. Những chứng từ này do các chủ thể
(cá nhân/tổ chức) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại lưu giữ”.
Quản lý trong thông quan và quản lý sau thông quan là việc thực hiện các

nghiệp vụ hải quan để đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, các
nghiệp vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng
đã khai báo với Hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ của lô hàng đã thông quan
đúng quy định của pháp luật.
“Quản lý trước thông quan là những hoạt động nghiệp vụ hải quan để nắm bắt
các thơng tin về lơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và các chủ hàng hóa nhằm phục
vụ cho hoạt động thông quan, kiểm tra sau thông quan và ngăn chặn những lô hàng


7

không đảm bảo tiêu chuẩn nhập khẩu”. Quản lý trước thông quan theo khuyến nghị
của Tổ chức Hải quan thế giới bao gồm các lĩnh vực sau:
- Thực hiện phán quyết trước về mã số, trị giá hải quan và xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xử lý thơng tin E-Manifest (xử lý thông tin trước trên tờ lược khai điện tử đối
với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển”;
- Thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
Đây là những lĩnh vực nghiệp vụ trong quản lý trước thông quan của Hải quan
đã được quy định trong các văn kiện của Tổ chức Hải quan Thế giới, các tổ chức
quốc tế khác và đặc biệt trong Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức
Thương mại Thế giới được các nước thành viên ký kết. Trong khn khổ luận văn
““Hồn thiện quản lý hàng hóa nhập khẩu trước thông quan tại Cục Hải quan
thành phố Hà Nội”, do Cục Hải quan thành phố Hà Nội không quản lý cửa khẩu
đường biển nên trong luận văn, tơi chỉ trình bày những vấn đề về hoạt động phán
quyết trước và thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
1.1.2. Mối quan hệ giữa quản lý trước, trong và sau thơng quan
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, sự gia tăng của khối lượng cơng việc và ứng phó
với những thay đổi đột biến của kinh tế, chính trị thế giới đang là gánh nặng cho
ngành Hải quan. Hải quan vừa phải tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi thương

mại, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện
nguồn lực khơng thay đổi, thậm chí bị thu hẹp. Hoạt động quản lý trước thông quan
sẽ cung cấp cho cơ quan Hải quan cơ sở để thực hiện thông quan và kiểm tra sau
thông quan. Qua việc thực hiện phán quyết trước và xác định được đối tượng có rủi
ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý số đối tượng này, công tác quản
lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực cơng việc, làm cân bằng giữa tạo thuận
lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá
nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu. Có thể nói, việc áp dụng quản lý trước thơng
quan là một phần không tách rời và cũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện
chương trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan.


8

Lợi ích của việc quản lý trước thơng quan là giảm bớt khối lượng cơng việc
trong q trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, nhờ giảm
bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểm tra, chỉ tập trung kiểm tra đối với các đối tượng trọng
điểm. Như vậy, Hải quan có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả đồng thời
cải thiện khả năng tuân thủ pháp luật của đối tượng chịu quản lý về Hải quan. Việc áp
dụng quản lý trước trong thông quan, nhất là vấn thu thập thông tin nghiệp vụ làm tốt
hạn chế được rất nhiều hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến mơi trường, đó là những
hàng hóa bị cấm nhập khẩu; những hàng hóa có xuất xứ từ những vùng đang có bệnh
dịch, những hàng hóa khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Nếu thu thập tốt
thơng tin nghiệp vụ, những hàng hóa này có thể khơng được dỡ xuống tránh được
hàng ngàn container nhập khẩu khơng có người nhận làm thủ tục hiện nay.
Cũng phải nói thêm, việc áp dụng quản lý trước thông quan cần sự hợp tác từ
cả Hải quan và doanh nghiệp cũng như sự phối hợp với các Bộ, Ngành. Hải quan
thông qua áp dụng quản lý trước thông quan hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về phía doanh
nghiệp cần tăng cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi

thơng tin với cơ quan hải quan để góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành
mạnh, tuân thủ pháp luật hải quan.
Như vậy có thể nói, mối quan hệ giữa quản lý trước, trong và sau thông quan
là mối quan hệ biện chứng, là một thể thống nhất trong quản lý hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu, xuất khẩu. Làm tốt khâu quản lý trước thông quan không chỉ tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn tiền đề để giảm bớt thời gian trong thông quan và
tăng độ tuân thủ của doanh nghiệp, thuận lợi cho hoạt động kiểm tra sau thông quan,
thúc đẩy thương mại phát triển, đẩy nhanh tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan.
1.2. Nội dung của hoạt động trước thông quan
1.2.1. Phán quyết trước
1.2.1.1. Nội dung cơ bản về hoạt động phán quyết trước
a). Khái niệm, bản chất của hoạt động phán quyết trước


9

Khái niệm: “Phán quyết” theo từ điển tiếng Việt là một quyết định có tính
pháp lý buộc người khác phải tuân theo. Phán quyết trước là thuật ngữ ghép, chỉ một
quyết định đã được định đoạt trước.
Thuật ngữ “Phán quyết trước” (Hải quan các nước trên thế giới sử dụng) hay
“Xác định trước” (Hải quan Việt Nam sử dụng) được đề cập trong lĩnh vực hải quan
là việc một cơ quan hải quan (hoặc cơ quan có thẩm quyền) đưa ra quyết định trước
bằng văn bản đối với một vấn đề cụ thể hoặc nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực
hiện về các lĩnh vực phân loại hàng hóa, trị giá hàng hóa và xuất xứ hàng hóa hoặc
ưu đãi đối với hàng hóa dự kiến sẽ xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Hải quan thực hiện Phán quyết trước
về mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu trước khi cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan để thông quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các nước có quy định khác nhau về phán quyết trước, tuy nhiên những quy

định cơ bản của một phán quyết trước xét về bản chất gồm:
- Được ban hành theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp có nhu cầu;
- Về hồ sơ đề nghị phán quyết trước phải đáp ứng đầy đủ các quy định, đồng
thời có khung thời gian xác định cho việc xem xét, xử lý hồ sơ;
- Phán quyết trước phải có tính ràng buộc pháp lý, phải ban hành trước khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, dưới dạng văn bản của Cơ quan Hải quan có
thẩm quyền;
- Phán quyết trước có giá trị trong thời gian nhất định kể từ ngày ban hành.
Hải quan chỉ phải ban hành các Phán quyết trước theo yêu cầu của bên có liên
quan, với điều kiện cơ quan Hải quan có được tất cả những thơng tin về hàng hóa xuất
nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
b). Lợi ích và vai trị của hoạt động phán quyết trước trong lĩnh vực hải quan
Công ước Kyoto sửa đổi (Việt Nam đã ký nghị định thư tham gia từ 2008) cũng
như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới, Cộng đồng các
nước ASEAN và một số Hiệp định thương mại tự do đều khuyến nghị cơ quan Hải


10

quan cho phép doanh nghiệp được áp dụng cơ chế phân loại trước về mã số, về xác
định trị giá tính thuế, về xuất xứ hàng hóa trước khi làm thủ tục cho hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Cơ chế này là chuẩn mực quốc tế về tạo thuận lợi thương mại mang
lại cho cả doanh nghiệp và hải quan những lợi ích nhất định. Hoạt động Phán quyết
trước được thực hiện thể hiện sự hợp tác và xây dựng niềm tin giữa Hải quan và doanh
nghiệp, đóng góp vào việc xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và
cùng đạt mục tiêu của hai bên là tạo thuận lợi thương mại và tuân thủ pháp luật.
Lợi ích từ hỏa động phán quyết trước cho Hải quan bao gồm nâng cao năng
suất và hiệu quả quản lý hải quan nhờ đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phân
bổ nguồn lực hợp lý vào các giai đoạn trước, trong và sau thông quan. Giúp cơ quan

Hải quan tăng hiệu quả khi thực hiện thủ tục thông quan cho hàng xuất nhập khẩu;
hạn chế các trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan về việc
áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục thơng quan. Cả Hải
quan và doanh nghiệp đều tiết kiệm được thời gian và chi phí, khơng phải theo đuổi
các vụ khiếu nại, kiện tụng kéo dài.
Bên cạnh đó, hoạt động phán quyết trước góp phần nâng cao trách nhiệm của
cán bộ Hải quan liên quan đến quy trình ra phán quyết. Các cán bộ có thẩm quyền ra
phán quyết phải đưa ra lý do của phán quyết và logic được sử dụng để làm căn cứ
cho việc đưa ra phán quyết. Tránh tình trạng lợi dụng Phán quyết trước làm cản trở
hoạt động thương mại. Và đặc biệt kết quả thông báo của Phán quyết trước bổ sung
cho cơ sở dữ liệu của hệ thống thông quan tự động và việc phân luồng tự động được
chính xác hơn.
Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, căn cứ vào những thông tin
được cung cấp trước có tính ràng buộc pháp lý của Phán quyết trước để nghiên cứu
thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính tốn lợi nhuận. Điều này làm tăng độ
chắc chắn và dự đốn được những lợi ích cho doanh nghiệp khi tham gia giao dịch
thương mại quốc tế. Ngoài ra Phán quyết trước giúp cho doanh nghiệp giảm được
thời gian và chi phí thơng quan hàng hóa.
1.2.1.2. Quy định về hoạt động phán quyết trước trong lĩnh vực Hải quan
a) Các quy định chung


11

Chuẩn mực 9.9 Phụ lục tổng quát của Công ước Kyoto sửa đổi quy định: “Cơ
quan Hải quan phải ban hành các phán quyết trước mang tính pháp lý theo yêu cầu
của bên có liên quan, với điều kiện cơ quan Hải quan có tất cả những thơng tin mà họ
cho là cần thiết”.
Công ước Kyoto sửa đổi khuyến nghị cơ quan Hải quan các nước thực hiện
phán quyết trước, trong một số Hiệp định thương mại tự do cũng quy định thực hiện

phán quyết trước nhằm cung cấp thông tin trước giúp doanh nghiệp chủ động và tạo
thuận lợi cho quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Phán quyết trước được
cơ quan Hải quan đưa ra theo đề nghị và dựa trên thơng tin về hàng hóa xuất nhập
khẩu do doanh nghiệp cung cấp. Một số nước đưa nội dung phán quyết trước đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thành quy định bắt buộc trong luật, một số nước khác
coi đây là một cam kết.
Phán quyết trước về mã số hàng hóa là yêu cầu phổ biến nhất được các doanh
nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, phán quyết trước về xuất xứ và trị giá hàng hóa ngày nay
cũng khá phổ biến. Thủ tục đưa ra phán quyết trước đối với các hình thức phán quyết
trước về mã số, xuất xứ và trị giá hàng hóa đều tương tự nhau. Để nhận được phán
quyết trước theo quy định, doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các
thông tin tối thiểu dưới đây:
- Tên và địa chỉ của người nộp đơn đề nghị phán quyết trước;
- Các thơng tin chi tiết về hàng hóa:
+ Mơ tả về thương mại;
+ Đặc tính tự nhiên, cấu tạo, chất lượng hàng hóa;
+ Trị giá, xuất xứ, mục đích sử dụng cuối cùng của hàng hóa;
+ Đóng gói và quá trình sản xuất (nếu cần thiết);
+ Thơng tin về các lần nhập khẩu trước đó của người nộp đề nghị đối với
hàng hóa cùng loại cùng với thuế suất đã được áp dụng;
+ Đơn vị Hải quan nơi hàng hóa sẽ được thơng quan.
Cơ quan hải quan có thể (nếu cần thiết) yêu cầu doanh nghiệp đề nghị phán
quyết trước gửi mẫu hàng hóa, nếu là mặt hàng phù hợp để lấy mẫu, hoặc gửi ảnh, kế
hoạch, bản vẽ hoặc bản mơ tả đầy đủ và chính xác về hàng hóa.


12

Hiệp định Hải quan ASEAN, Điều 34 quy định: “trong phạm vi luật pháp cho
phép, các cơ quan hải quan của các nước Thành viên sẽ quy định bằng văn bản về

các quyết định trước phù hợp với các điều khoản quy định tại Hiệp định Thương mại
Hàng hóa ASEAN”.
b) Các quy định về phân loại hàng hóa trước
(i) Quy định về nguyên tắc xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơ quan xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện các
nguyên tắc sau:
- Xác định trước mã số hàng hóa được áp dụng trong trường hợp người khai hải
quan chưa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Xác định mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải dựa vào:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế
xuất khẩu đang được áp dụng;
+ 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS;
+ Chú giải bắt buộc của Công ước HS;
+ Chú giải chi tiết của Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS).
- Khi xác định mã số hàng hóa, tùy theo từng trường hợp cụ thể của hàng hóa
mà dựa vào một hay nhiều căn cứ dưới đây để phân loại:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế
xuất khẩu hiện hành;
+ Mẫu hàng hóa;
+ Thuyết minh kỹ thuật, mơ tả chi tiết hàng hóa, catalogue minh họa hàng hóa;
+ Kết quả phân tích, giám định hàng hóa của cơ quan giám định.
(ii) Phân loại trước hàng hóa trong trường hợp có mẫu hàng
Theo quy định của pháp luật, muốn thực hiện phân loại trước:
- Người khai hải quan có yêu cầu phân loại trước phải gửi phiếu yêu cầu kèm
mẫu hàng và tài liệu liên quan cho Cơ quan Hải quan nơi dự kiến sẽ làm thủ tục hải
quan để thực hiện phân loại.
- Cơ quan Hải quan tiếp nhận yêu cầu, thực hiện việc phân loại và ra Thông báo
kết quả phân loại trước cho người khai hải quan có yêu cầu.



13

Trường hợp khơng phân loại được thì Cơ quan Hải quan đề nghị cơ quan có
thẩm quyền phân tích và thực hiện phân loại.
Yêu cầu về hiệu lực của thông báo kết quả phân loại trước
Thông báo kết quả phân loại trước có hiệu lực thực hiện trong thời gian nhất định
tùy theo từng quốc gia kể từ ngày cơ quan hải quan ra Thông báo. Quá thời hạn hiệu lực
trên, Thơng báo kết quả phân loại trước hàng hóa khơng cịn giá trị thực hiện đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thời gian có hiệu lực về kết quả xác định trước mã số hàng hóa đối với các loại
hàng hóa khác nhau có thể sẽ khác nhau. Đối với những mặt hàng hay thay đổi, dễ
biến chất thì thời hạn hiệu lực phải ngắn (cơ quan Hải quan thực hiện việc phân loại
quyết định thời hạn hiệu lực của thông báo phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể).
Các điều kiện áp dụng kết quả phân loại trước
Hàng hóa được áp dụng kết quả xác định trước mã số phải đáp ứng các điều kiện:
- Mẫu hàng hóa lưu cịn ngun trạng. Mẫu hàng hóa này có thể được lưu tại cơ
quan Hải quan hoặc tại doanh nghiệp hay kho của người vận tải nếu đáp ứng yêu cầu
niêm phong hải quan và được cơ quan Hải quan chấp nhận.
- Thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được Hải quan cửa khẩu xác định
đúng là hàng hóa đã được phân loại trước (giống mẫu hàng hóa lưu);
- Trong thời gian từ khi cơ quan hải quan Thông báo kết quả phân loại trước đến
khi người khai hải quan làm thủ tục XK, NK thực tế hàng hóa thì các quy định của pháp
luật về phân loại hàng hóa đối với mặt hàng phân loại trước khơng có sự thay đổi.
- Cơ quan hải quan khơng phát hiện về sai sót trong phân loại hoặc khai báo không
trung thực của người khai hải quan.
Phân loại trước đối với hàng có khối lượng, kích thước lớn, hàng có yêu cầu
bảo quản đặc biệt cơ quan hải quan thực hiện như sau:
- Cơ quan Hải quan sau khi chấp nhận đề nghị của người khai hải quan và các
tài liệu, thông tin cần thiết cho việc phân loại hàng hóa, cơ quan Hải quan cử kiểm
hóa viên trực tiếp kiểm tra, chụp ảnh hàng hóa và thực hiện phân loại hàng hóa,

thơng báo kết quả phân loại cho người khai hải quan.


14

- Trong trường hợp cơ quan Hải quan không phân loại được thì cơ quan Hải
quan đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân loại.
(iii) Phân loại trước hàng hóa trong trường hợp khơng có mẫu hàng
Đối với hàng hóa khơng có hàng mẫu hàng, thủ tục đề nghị phân loại trước thực
hiện như đối với trường hợp có mẫu hàng. Người khai hải quan cần mơ tả chi tiết
hàng hóa tại phiếu yêu cầu phân loại trước và cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết
cho Chi cục Hải quan. Nếu không đủ cơ sở phân loại hàng hóa, cơ quan Hải quan có
quyền từ chối yêu cầu của người khai hải quan.
Đối với hàng hóa khơng có mẫu hàng lưu tại cơ quan hải quan, thơng báo kết
quả phân loại trước chỉ có giá trị tham khảo khi làm thủ tục hải quan.
(iv) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp yêu cầu xác định
trước mã số
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có yêu cầu xác định trước mã số
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có quyền và nghĩa vụ sau:
- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, xem hàng hoặc lấy mẫu hàng
phục vụ việc phân loại hàng hóa và khai báo hải quan;
- Được cơ quan hải quan hướng dẫn phân loại hàng hóa khi có yêu cầu;
- Được quyền khiếu nại về phân loại hàng hóa nếu nhận thấy hàng hóa được
phân loại khơng đúng;
- Thực hiện phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và khai báo hải quan theo quy định
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hàng hóa của mình.
- Thực hiện quyết định phân loại hàng hóa của cơ quan hải quan trong quá
trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Cung cấp mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu, chứng từ, tài liệu liên quan để phục
vụ mục đích phân loại hàng hóa theo u cầu của cơ quan hải quan.

c). Các quy định về xác định trước trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
(i) Nguyên tắc xác định trước trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
Để thực hiện xác định trước trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan thực
hiện xác định trước phải tuân thủ các nguyên tắc sau:


15

- Việc xác định trước trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được
thực hiện khi người khai hải quan chưa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa;
- Việc xác định trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ các phương
pháp xác định trị giá hải quan theo quy định của Hiệp định thực thi Điều VII Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994. Trị giá hải quan là “trị giá giao
dịch, ngoài ra các nội dung khác, quy định về sự điều chỉnh giá thanh toán thực tế
hoặc giá phải thanh toán, trong trường hợp người mua chịu một số chi phí cấu thành
cụ thể nào đó, được coi là đã tạo thành một phần của giá trị mà hải quan dùng để tính
thuế, nhưng hiện chưa tính vào giá thực tế đã thanh tốn hoặc phải thanh toán cho
hàng nhập khẩu. Trị giá giao dịch bao gồm cả các chi phí mà người mua thanh tốn
cho người bán dưới dạng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào đó chứ khơng phải dưới
dạng tiền”. Nếu khơng xác định được trị giá hải quan bằng phương pháp xác định trị
giá giao dịch, thì thực hiện xác định trị giá hải quan bằng các phương pháp khác tuần
tự theo quy định tại Hiệp định trị giá hải quan.
- Có hợp đồng mua bán hàng hóa cần xác định trước trị giá, trong đó có xác
định chủng loại và số lượng hàng hóa.
(ii) Điều kiện xác định trước trị giá đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu xác định trước trị giá là hàng hóa chưa
làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, phải thực hiện xác định truớc phương pháp xác
định trị giá tính thuế, các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ đối với lơ hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức yêu cầu xác định trước trị giá

phải có thời gian hoạt động xuất nhập khẩu nhất định, khơng bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và
không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong hoạt động XNK. Doanh nghiệp
phải thực hiện thanh toán cho người bán qua ngân hàng.
Thông báo kết quả xác định trước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu lực thực
hiện trong thời gian nhất định kể từ ngày cơ quan hải quan ra Thông báo. Quá thời hạn
ghi trong Thông báo kết quả mà người khai hải quan không làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa thì Thơng báo đó khơng cịn giá trị thực hiện đối với hàng hóa đó.


16

Thời gian có hiệu lực về kết quả xác định trước trị giá tính thuế hàng hóa xuất
nhập khẩu có thể sẽ khác nhau đối với các loại hàng hóa. Những mặt hàng nhanh
thay đổi, dễ biến chất thì thời hạn hiệu lực phải ngắn hơn các loại hàng hóa ít thay
đổi, khó biến chất.
Hàng hóa được áp dụng kết quả xác định trước trị giá tính thuế là những hàng
hóa được Hải quan cửa khẩu xác định đúng là hàng hóa đã được xác định trước trị
giá. Trong thời gian từ khi cơ quan hải quan Thông báo kết quả xác định trị giá trước
đến khi người khai hải quan làm thủ tục XK, NK thực tế hàng hóa thì các quy định của
pháp luật đối với mặt hàng xác định trước trị giá khơng có sự thay đổi và cơ quan hải
quan khơng có phát hiện về sai sót trong xác định trị gia hoặc khai báo khơng trung thực
của người khai hải quan.
(iii) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp yêu cầu xác định trước trị giá
Doanh nghiệp có yêu cầu xác định trước trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu được
cơ quan hải quan cung cấp thông tin, xem hàng hoặc lấy mẫu hàng phục vụ việc xác
định trị giá hàng hóa và khai báo hải quan; được cơ quan hải quan hướng dẫn xác
định trị giá hàng hóa nếu yêu cầu; được khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải thực hiện xác định trị giá và khai báo hải quan theo đúng quy
định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả xác định trị giá hàng hóa của mình,

phải thực hiện quyết định xác định trước trị giá hàng hóa của cơ quan hải quan trong
quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung cấp chứng từ, tài liệu
liên quan để phục vụ mục đích xác định trị giá hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan
hải quan.
d). Các quy định về xác định trước xuất xứ
(i) Nguyên tắc xác định trước xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan Hải quan chỉ xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu khi
người khai hải quan chưa làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Việc xác định
trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải theo Quy tắc xuất xứ ưu đãi được áp dụng
theo các Điều ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định
chi tiết việc thi hành các Điều ước này; hoặc theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo


×