Phân tích các nguyên tắc, hiệu quả và ý nghĩa của can thiệp sớm cho
trẻ khuyết tật?
*Nguyên tắc can thiệp sớm:
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật dựa trên 5 ngun tắc sau:
1. Cơng nhận mọi trẻ đều có khả năng học tập
Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường. Khơng có lý do gì để
khơng cho các em học. Mục tiêu đặt ra cho các em cũng giống như cho trẻ bình
thường. Cơng việc của các em cũng giống như cơng việc của trẻ bình thường, trừ
khi cơng việc đó địi hỏi phải có khả năng nghe bình thường hoặc Khả năng nhìn
tốt(VD: người mù khơng thể lái xe ơtơ)
Trẻ chậm phát triển trí tuệ học chậm hơn nhưng vẫn có thể học.
Ngày nay học tập trở thành quyền lợi của mỗi trẻ em bình thường cũng như trẻ
khuyết tật.
2. Dạy trẻ khuyết tật các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng
Trẻ khuyết tật trước hết là một đứa trẻ và nguyên tắc giáo dục là một đứa trẻ có nhu
cầu đặc biệt cần được nhìn nhận trước hết là một đứa trẻ, những nhu cầu đặc biệt
hoặc khuyết tật là thứ hai. Sự phát triển của trẻ khuyết tật cũng tuân theo tiến trình
quy luật như trẻ bình thường, tuy nhiên có chậm hơn ở những khía cạnh nhất định.
Trẻ khuyết tật càng học được nhiều kỹ năng như trẻ bình thường thì càng có khả
năng tham gia vào nhiều hoạt động hơn trong gia đình cũng như xã hội. Chúng
càng dễ dàng được chấp nhận hơn trong cộng đồng nếu như những hành vi của
chúng càng giống trẻ bình thường, vì vậy trẻ khuyết tật cần học các kỹ năng như trẻ
bình thường.
3. Bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt
Năm năm đầu tiên trong cuộc đời của đứa trẻ là rất quan trọng, đây là thời gian cho
nền tảng cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội để có
một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời chúng trở thành một thành viên
có ích cho xã hội. Những năm này là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, và tất
nhiên cũng rất quan trọng đối với trẻ khuyết tật nói chung và với trẻ khiếm thính
nói riêng.
Việc bắt đầu với can thiệp sớm càng nhanh càng tốt là rất cần thiết. Bắt đầu chuyển
ra từ khi cha mẹ trẻ cho rằng trẻ có vấn đề. Điều này có thể hạn chế những vấn đề
về giáo dục và cư xử sau này trong cuộc sống của trẻ.
4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, coi cha mẹ là người quan trọng nhất đối với sự
phát triển của trẻ
Thành công của công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật đã được chứng minh là
phải có sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình của trẻ. Điều này có ý nghĩa là với
can thiệp sớm, chuyên gia và giáo viên cần phải hiểu và tôn trọng gia đình của trẻ,
chia sẻ và cung cấp tri thức, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ
huynh không chỉ là người tiếp xúc với trẻ nhiều hơn giáo viên hoặc chuyên gia mà
còn là người hiểu trẻ, chăm sóc trẻ bằng cả tình u thương ruột thịt của mình. Ở
Việt Nam, chúng ta cần xem xét vai trị của ơng bà, cha mẹ và các thành viên khác
trong gia đình bởi họ đóng một vai trị quan trọng trong việc giáo dục trẻ.
5. Tập trung vào nhu cầu và khả năng của từng trẻ và từng gia đình
Một đặc trưng cơ bản trong giáo dục đặc biệt là tính cá thể hóa cao. Ngày với trẻ
bình thường thì mỗi đứa trẻ là một con đường riêng biệt. Mỗi trẻ có tiền đề phát
triển khác nhau, có tốc độ phát triển, có khả năng lĩnh hội, có đặc điểm khí chất
khác nhau. Do đó khơng thể có một cách chăm sóc giáo dục giống nhau như mọi
trẻ em, ngay cả đối với trẻ khiếm thính có cùng mức độ điếc. Mặt khác trình độ
hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, mức độ quan tâm đến con cái khác nhau và
mỗi gia đình có hồn cảnh về điều kiện khác nhau, do đó chúng ta khơng thể xây
dựng một chương trình can thiệp sớm cho mọi đối tượng. Can thiệp sớm cho trẻ
khuyết tật tập trung vào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ khuyết tật, mọi trễ cần có
một chương trình cá nhân riêng, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở
khả năng, nhu cầu của trẻ và phù hợp với quan điểm giáo dục của cha mẹ, với nhu
cầu và khả năng của gia đình.
*Hiệu quả can thiệp sớm:
- Giảm thiểu ảnh hưởng của tật đối với sự phát triển của trẻ và tận dụng tối đa cơ
hội cho trẻ tham gia các hoạt động bình thường từ khi cịn nhỏ
- Chặn các điều kiện rủi ro hoặc những phát triển bất thường do ảnh hưởng của
khuyết tật có thể tiến triển đến mức độ làm cho trẻ bị coi là tàn tật.
- Ngăn chặn sự xuất hiện của một tật thứ hai do hệ quả của tật thứ nhất gây nên
- Chuẩn bị cho trẻ có những trải nghiệm bình thường ngay từ sớm
- Can thiệp sớm giúp bé có kết quả học tập tốt, bị ở lại lớp
- Điểm IQ cao
- Ít cần đến cái dịch vụ giáo dục đặc biệt
- Thái độ về trường lớp và việc học tập tích cực hơn
- Có nhiều khả năng tốt nghiệp Trung học phổ thơng
- Ít cần tới sự giúp đỡ của các hệ thống công cộng
- Nhiều khả năng kiếm được cơng việc tốt
*Ý nghĩa can thiệp sớm
Can thiệp sớm có ý nghĩa trực tiếp đến đứa trẻ, cha mẹ, gia đình và hồn
cảnh xã hội.
- Đối với bản thân trẻ
Can thiệp sớm có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa trẻ hay
những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm hoặc rối loạn chức năng. Điều này
có thể đạt được bằng cách giúp cho trẻ có được sự kích thích và tác động qua lại
một cách đúng đắn với môi trường xung quanh ở ngay giai đoạn đầu của sự phát
triển của trẻ.
Can thiệp sớm đồng thời thực hiện chức năng chữa bệnh. Đó là khi những
đứa trẻ bị trì trệ ở mức độ nào đó. Thể là do chúng theo kịp mức phát triển thông
thường hoặc có thể ngăn cản để mức độ trì trệ khơng tăng lên.
Can thiệp sớm sẽ làm giảm các ảnh hưởng của những bệnh mãn tính và
khuyết tật chức năng lâu dài. Có thể ngăn cản vì chậm phát triển cũng như những
khuyết tật khác gia tăng. Điều đó cũng có thể phịng ngừa được là hành vi khơng
cần thiết gây ra bởi chính khuyết tật, mà hành vi đó làm cho đứa trẻ trở thành
nguyên nhân của những rắc rối nghiêm trọng trong gia đình.
- Đối với cha mẹ trẻ
Can thiệp sớm là những phương cách hiệu quả để giúp cha mẹ cư xử với đứa
trẻ khuyết tật của họ. Điều này được thực hiện bởi việc chủ động lôi cuốn cha mẹ
và quá trình can thiệp giúp cha mẹ có thể tự phát hiện ra khả năng và năng lực của
mình. Có thể hướng việc tham gia của trẻ vào những nhu cầu của chính họ muốn
nhanh chóng có đủ khả năng thực hiện cơng việc chăm sóc hàng ngày, về khả năng
xử lý, dẫn dắt và điều trị khi chăm sóc trẻ.
Can thiệp sớm sẽ giúp cha mẹ khơng cần phải căng thẳng về vấn đề tình cảm
của mình và điều đó góp phần quan trọng và q trình chấp nhận.
Can thiệp sớm làm cho giảm bớt hay loại trừ sự bất lực của nhiều cha mẹ
trong việc xử lý các vấn đề của trẻ, cải thiện mối quan hệ cha mẹ và đứa con, mối
quan hệ về mặt tình cảm tới cân bằng hơn và tránh được một số cơng việc chăm sóc
trẻ khơng cần thiết.
Can thiệp sớm sẽ giúp cha mẹ được cung cấp thông tin. Những thông tin này
liên quan đến: việc chẩn đoán nguyên nhân khuyết tật và dự đoán tiến triển của
bệnh; kiến thức về sự phát triển bình thường và cần thúc đẩy sự chậm phát triển
hoặc điều chỉnh sự phát triển khơng bình thường như thế nào; hệ thống hỗ trợ của
xã hội mà họ được hưởng.
- Đối với gia đình
Can thiệp sớm có thể tránh cho chị anh chị em trong gia đình khỏi rơi vào
tình thế không thuận lợi hoặc bất lợi dẫn đến kết quả là chính sự phát triển của
chúng là bị cản trở và một số vấn đề về hành vi có thể nảy sinh.
Can thiệp sớm có thể đảm bảo rằng hệ thống gia đình hay mạng lưới gia đình
( ơng, bà, cơ, dì, chú, bác,...) Biết cách tự điều chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh xử
sự khi có một đứa trẻ khiếm thính trong nhà.
Làm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình. Một trong những cách đó là tạo ra sự
giúp đỡ cho gia đình, quan tâm hàng ngày và các phương tiện khác ( ví dụ như sự
giúp đỡ về vật chất, các thiết bị thích ứng,...)
- Đối với bản thân
Can thiệp sớm làm cho xã hội nhận biết được thực tế là cịn có những đứa trẻ
nhỏ bị khiếm thính, chúng là một bộ phận của cộng đồng và có quyền được giúp
đỡ.
Can thiệp sớm mở rộng cơ hội cho trẻ vì chúng học được thơng qua trường
phổ thơng một cách có kết quả hơn. Chúng có thể không phải nhờ cậy quá nhiều
vào quỹ công cho người khuyết tật hay dựa vào phúc lợi. Khi đứa trẻ lớn dần lên,
cha mẹ không cần hướng dẫn nhiều như trước vì ngay từ đầu họ đã được hướng
dẫn cách thức để họ xử lý những ngày của trẻ.
Can thiệp sớm là một lĩnh vực mới còn đang được tiếp tục thực nghiệm. Nó
phản ánh mối quan tâm của chúng ta với những giải pháp thực tiễn cho các vấn đề
của con người và sự nỗ lực của chúng ta với những giá trị xã hội lâu bền trong một
bối cảnh đầy biến động. Nó phản ánh sự sẵn sàng đầu tư vào trẻ nhỏ của chúng ta
cũng như quyết tâm giúp đỡ trẻ và gia đình trẻ tự đảm nhận cuộc sống của mình và
tương lai của mình.