Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Giai phap nang cao chat luong thanh toan quoc te 74461

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.34 KB, 89 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới ngày càng hội nhập, tồn cầu hố như hiện nay, các hoạt động

mua bán giữa các nước càng có cơ hội phát triển, hầu như khơng có biên giới. Vì
vậy, các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại theo đó cũng được
mở rộng và phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó có
nghiệp vụ Thanh tốn quốc tế.
Là một mắt xích khơng thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng
tỏ vị trí và vai trị quan trọng của mình. u cầu đặt ra là thanh tốn quốc tế phải
được thực hiện nhanh chóng, an tồn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách
hàng và ngân hàng thương mại, hay đây chính là chất lượng thanh toán quốc tế.
Chất lượng thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu
chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan, tới khả năng thanh toán của khách hàng,
tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Trước năm 1990, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ độc quyền của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam thì nay đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến tại nhiều ngân
hàng thương mại, mang lại nguồn thu dịch vụ lớn, nâng cao vị thế của các ngân
hàng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Chi nhánh Ngân hàng BIDV Phúc Yên mới chỉ chính thức triển khai hoạt
động thanh tốn quốc tế từ năm 2006. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc
tế tại Chi nhánh BIDV Phúc n vẫn cịn mới mẻ và gặp khơng ít khó khăn.
Quy mơ thanh tốn quốc tế tại Chi nhánh cịn nhỏ, chất lượng thanh toán quốc
tế chưa cao, các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu là các nghiệp vụ
truyền thống, nhiều nghiệp vụ hiện đại chưa được áp dụng, khách hàng sử dụng
thanh toán quốc tế ít, chưa thường xuyên. Việc tìm ra những giải pháp nhằm



nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của Chi nhánh BIDV Phúc Yên là một
nhu cầu bức thiết, một địi hỏi khách quan khơng chỉ đối với sự phát triển kinh
tế trên địa bàn mà còn với Ban lãnh đạo Ngân hàng, từng cán bộ trực tiếp thực
hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế .
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh
toán quốc tế đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên” làm
đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2.

Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hố những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động TTQT, các

phương thức TTQT và chất lượng TTQT tại NHTM.
Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng TTQT tai ngân hàng ĐT&PT chi
nhánh Phúc Yên.
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế qua
các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Phúc
Yên, khoá luận đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế
tại Chi nhánh phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận: Chất lượng thanh toán quốc tế tại chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: Khoá luận đi sâu vào đánh giá thực trạng
chất lượng TTQT tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên giai đoạn
2006 - 2010.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận Mác – Lênin bao

gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời căn cứ vào
đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khoá luận bao gồm:
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích,...và minh hoạ
bằng các bảng, biểu trên cơ sở các số liệu thu thập được của chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Phúc Yên từ năm 2006-2010.
5.

Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và chất lượng hoạt
động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thi trường.
Chương 2: Thực trạng về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phúc Yên.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Phúc n.
Khóa luận này được hồn thành với sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo
Ths. Nguyễn Quỳnh Hương – Giảng viên khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và mong được sự góp ý của các thầy cơ giáo
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Vĩnh Phúc, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Linh



CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
QUỐC TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Những vấn đề cơ bản về thanh tóan quốc tế tại NHTM

1.1.1. Cơ sở hình thành thanh tốn quốc tế
Thật hiếm khi có một quốc gia nào lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Điều
kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định
phạm vi năng lực sản xuất của nước đó. Điều này nói lên rằng, các quốc gia luôn
phụ thuộc lẫn nhau về lọai hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Kết quả là,
một nước sẽ nhập khẩu những hàng hóa có nhu cầu từ những nước chuyên sản xuất
các mặt hàng này với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế về năng
suất lao động nhằm tận dụng lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) trong ngoại
thương. Sự di chuyển hàng hóa giữa các nước tạo nên họat động xuất nhập khẩu của
một quốc gia.
Quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế dẫn đến những nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển
hoạt động TTQT mà ngân hàng là trung gian thanh toán này.
Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên là ngoại tệ đối với ít nhất một trong
hai bên.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các họat động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.”
Như vậy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế.

Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với


nhau, khơng có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình thành
trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương,
chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta
thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại
thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu
dịch).
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, là khâu
cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức và cá
nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng
có thể thanh tốn tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua NHTM với mạng
lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách
hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh
toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần
đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân
hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu,
đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thơng qua đó thúc đẩy ngoại
thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Đặc điểm của thanh tốn quốc tế
Có thể thấy hoạt động thanh tốn quốc tế có ba đặc điểm cơ bản sau:
+ TTQT liên quan đến đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời
gian thanh tốn.
Do có sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán, trình độ, cơ chế chính
sách và tiền tệ nên khi tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế trước hết cần phài xác
định 5 vấn đề quan trọng là: đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời
gian thanh toán. Việc lựa chọn đồng tiền nào làm đồng tiền thanh toán, địa điểm
nào làm địa điểm thanh toán, dùng phương tiện gì để thanh tốn, phương thức thanh



toán nào là tối ưu, thời gian thanh toán khi nào là thích hợp sẽ quyết định đến việc
thanh tốn có nhanh chóng hay khơng, nguy cơ rủi ro cao hay thấp, có đáp ứng
được nhu cầu và tiện ích cho các bên khơng. Do các bên có trụ sở đặt tại các quốc
gia khác nhau nên chịu sự chi phối điều chỉnh của luật pháp ở các quốc gia khác
nhau. Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên là ngoại tệ đối với ít nhất một trong
hai bên.
+ TTQT được chia làm hai loại là thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu
dịch.
TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế, tuy
nhiên trong thực tế giữa hai lĩnh vực này thường giao thoa với nhau. Chính vì vậy,
trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân loại
hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại
thương (hay thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (hay thanh toán phi
mậu dịch)
Thanh toán phi mậu dịch là việc thực hiện thanh tốn khơng liên quan đến
hàng hoá xuất nhâp khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngồi, nghĩa là thanh
tốn cho các hoạt động khơng mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí
của các cơ quan ngoại giao ở nước ngồi, các chi phí đi lại của các đồn khách nhà
nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước
ngoài cho cá nhân trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước
ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước...
Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu,
và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế.
Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại
thương.

+ TTQT là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro.



TTQT phục vụ cho ngoại thương là chủ yếu với việc mua bán trao đổi hàng
hóa dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức nước này với các cá nhân và tổ chức nước
khác. Do đó dẫn đến sự khác biệt về ngơn ngữ, luật pháp, cơ chế chính sách, tập
quán ngoại thương,.. vì vậy mà rủi ro là khơng thể tránh khỏi.
1.1.3.

Vai trị của thanh tốn quốc tế

1.1.3.1.

Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế quốc dân

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang
ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó,
thanh tóan quốc tế nỏi lên như một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần
kinh tế thế giới bên ngồi, có tác dụng bơi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài
chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong
hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và họat động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế của mỗi nước.
Thanh tóan quốc tế là khâu quan trọng trong q trình mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu khơng có hoạt
động thanh tóan quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển
được. Nếu hoạt động TTQT được nhanh chóng, an tồn, chính xác sẽ giải quyết
được mối quan hệ lưu thơng hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một
cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh tóan, người
bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả

kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Tóm lại, hoạt động TTQT có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:
 Bôi trơn và thúc đẩy HĐ XNK của nền kinh tế như một tồng thể.


 Bôi trơn và thúc đẩy HĐ đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
 Thúc đẩy và mở rộng HĐ dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.
 Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn tài chính khác.
 Thúc đẩy thoạt động trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.
1.1.3.2.

Vai trò của TTQT đối với hoạt động của NHTM

Trong gian gần đây, hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam được quan
tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết, như việc đầu tư đào tạo cán bộ chuyên gia
TTQT, đầu tư lớn cho cơng nghệ thanh tóan hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thanh
tóan quốc tế trong hệ thống đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...
Hoạt động TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không
nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thơng qua cung cấp dịch vụ
TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh
tốn LC, phí bảo lãnh…. Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ
phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà các NHTM luôn vươn tới.
Việc nâng cao chất lượng TTQT có vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt
động ngân hàng, nó khơng chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần t mà cịn đóng
vai trị là khâu trung tâm khơng thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh,
bổ sung và hỗ trợ các mặt hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nên nó gián
tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động này. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT,
các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh

toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi
trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh
tốn bằng ngoại tệ của khách hàng. Với vai trò là trung gian thanh tốn, TTQT góp
phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu (XNK),
kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của


khách hàng trong và ngồi nước, từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng thị phần
của ngân hàng.
Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng mở rộng quan hệ với ngân hàng nước
ngồi, tạo được uy tín trên thì trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng
trong và ngoài nước_một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NHTM.
Hoạt động TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến,
hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối
mạng thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thơng tin giúp cho ngân
hàng có thể theo kịp với sự phát triển của thế giới, không bị lạc hậu và thua kém
các ngân hàng nước ngồi.
Hoạt động TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của
ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới.
1.1.3.3.

Vai trò của TTQT đối với khách hàng

Đối với các doanh nghiệp XNK việc tìm được nguồn hàng và thị trường bền
vững, lâu dài là rất quan trọng. Để tạo được hiệu quả kinh doanh và niềm tin đối với
bạn hàng nước ngịai thì địi hỏi hoạt động thanh tốn phải được tiến hành nanh
chóng, chính xác, an tồn và thuận tiện.
Thơng qua việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương và TTQT với các đối
tác nước ngồi, các doanh nghiệp XNK có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm,

nắm bắt các thông tin thị trường trong và ngoài nước cũng như hiểu biết thêm về
đối tác của mình. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cân đối lại tiềm lực của mình,
đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời có những biện pháp phòng
ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.
1.1.4. Một số phương thức thanh toán quốc tế
Trong TTQT việc lựa chọn phương thức thanh toán có ý nghĩa hết sức quan
trọng, nó quyết định tới hiệu quả cũng như tránh được các rủi ro trong kinh doanh


của các bên tham gia thanh toán. Phương thức TTQT là tồn bộ q trình, điều kiện
quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán nhận tiền và mua hàng
trong thương mại quốc tế.
Các bên liên quan trong các phương thức TTQT bao gồm: người mua, người
bán và các đại lý; các ngân hàng (phục vụ người mua, phục vụ người bán, trung
gian); người chuyên chở; người bảo hiểm; Chính phủ và các tổ chức thương mại.
Trong thực tế, điều kiện quy định để các bên giao nhận hàng hoá và chi trả
tiền là rất đa dạng, do đó tồn tại nhiều phương thức TTQT khác nhau, mỗi phương
thức đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh
tốn thích hợp phải được hai bên XK và NK bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng
ngoại thương. Các phương thức thanh tốn sẽ được trình bày sau đây bao gồm:
- Phương thức chuyển tiền
- Phương thức thanh toán nhờ thu
- Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
a. Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh tốn, trong đó khách hàng
(người trả tiền) u cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) theo một địa điểm nhất định và trong một thời
gian nhất định.
b. Các hình thức chuyển tiền

-

Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T):là hình thức chuyển tiền, trong

đó lệnh thanh tốn (Bank draft) của ngân hàng chyuển tiền được chuyển bằng thư
cho ngân hàng trả tiền.
-

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển

tiền, trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội
dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.


c. Quy trình nghiệp vụ
Sơ đồ 1.1- Quy trình hoạt động chuyển tiền điện tử

Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)

(4)

(5)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)

Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)

(3)


(1)

(2)

Người chuyển tiền
(Remitter)

Chú thích:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, đồng thời chuyển
giao tồn bộ chứng từ như: hố đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn,... cho người nhập khẩu
để đi nhận hàng.
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ
hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy
đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu
thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để
chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của
mình ( ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng.
(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi Có vào tài khoản của người hưởng lợi, đồng
thời gửi báo Có cho người hưởng lợi.
1.1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu
a. Khái niệm


Nhờ thu là một phương thức thanh tốn, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu)
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng,
uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng
thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay

chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác..
b. Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ
* Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh tốn, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ
bao gồm chứng từ tài chính, cịn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho
người nhập khẩu thơng khơng qua ngân hàng.
Sơ đồ 1.2 – Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn
(4)
Ngân hàng nhờ thu
(RemittingBank)

Ngân hàng thu hộ
(Collecting Bank)
(7)

(8)

(3)

(5)

(6)

(1)
Người uỷ thác
(Principal)

(2)

Người trả tiền

(Drawee)

Chú thích:
(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn quy định áp
dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”
(2) Người uỷ thác (nhà xuất khẩu) gửi hàng hoá và bộ chứng từ thương mại
trực tiếp cho Người trả tiền (người nhập khẩu) theo quy định của hợp đồng.
(3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính
tới ngân hàng nhờ thu để thu tiền từ nhà nhập khẩu.


(4) Ngân hàng nhờ thu lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến
ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu.
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu.
(6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi
hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp
nhận cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp
nhận cho nhà xuất khẩu.
*Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh tốn, trong đó chứng từ gửi đi
nhờ thu gồm: hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, hoặc chỉ chứng từ
thương mại (khơng có chứng từ tài chính). Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ
cho người trả tiền khi người này đã trả tiền chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các
điều kiện khácquy định trong lệnh nhờ thu.
Sơ đồ 1.3 – Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
Ngân hàng nhờ thu
(RemittingBank)


(4)

Ngân hàng thu hộ
(Collecting Bank)

(8)
(9)

(3)

Người uỷ thác
(Principal)

(6)

(1)
(2)

Chú thích:

(7)

Người trả tiền
(Drawee)

(5)


(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp
dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

(2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định hợp đồng.
(3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao
gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu.
(4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán
đến ngân hàng thu hộ.
(5) Ngân hàng thu hộ thơng báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho
người nhập khẩu.
(6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi
hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận
hàng.
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ
phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(9) Ngân hàng chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu
hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
1.1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ
a. Khái niệm
Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là phương thức thanh tốn trong
đó theo u cầu của khách hàng, một ngân hàng (gọi là ngân hàng phát hành) sẽ
phát hành một bức thư, gọi là L/C (letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hàng sẽ
cam kết và trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất
trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và
điều khoản quy định trong L/C.
b. Quy trình nghiệp vụ
Sơ đồ 1.4 – Quy trình nghiệp vụ thanh tốn TDCT


(3)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)


(8)

Ngân hàng thông báo
( Advising Bank)

(9)
(11)

(10)

(2)

(7)

(6)

(4)

(1)
Người yêu mở L/C
(Applicant)

(5)

Người thụ hưởng
(beneficiary)

Chú thích:
(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương với điều

khoản thanh toán theo phương thức L/C
(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, làm đơn đề nghị mở
thư tín dụng, trong đó người thụ hưởng là người xuất khẩu rồi gửi đến ngân hàng
phục vụ mình.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người
xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng
thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông
báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, nếu chấp
nhận nội dung L/C đã mở thì người xuất khẩu tiến hành giao hàng, nếu có bất đồng
thì u cầu nhà nhập khẩu thay đổi.
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ
thanh toán gửi về ngân hàng được chỉ định để yêu cầu thanh toán.


(7) Ngân hàng được chỉ định tiến hành xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ
nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C.
(8) Ngân hàng được chỉ định chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành
L/C yêu cầu thanh toán.
(9 Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù
hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh tốn.
(10) Ngân hàng phát hành thông báo cho nhà nhập khẩu biết bộ chứng từ đã
tới và đề nghị họ thanh tóan.
(11) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, ngân hàng sẽ giao bộ
chứng từ cho họ đi nhận hàng.
1.2.

Chất lượng thanh tóan quốc tế của NHTM


1.2.1. Khái niệm chất lượng TTQT của NHTM
“Chất lượng” là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên “chất lượng” cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Đứng
trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
mà cá doanh nghiệp có thể đưa ra những quan điểm về chất lượng khác nhau.
Quan điểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản
ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Theo quan điểm của các nhà sản
xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp
các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Xuất phát từ người tiêu
dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử
dụng của người tiêu dùng.
Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống
nhất, dễ dàng, Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO
9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “Chất lượng là
mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” . Yêu cầu có
nghĩa là những nhu cầu hay mong muốn được nêu ra hay tiềm ẩn. Định nghĩa chất


lượng này thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản
phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
Khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của mỗi người ngày càng tăng lên
thì nhu cầu đối với dịch vụ ngày càng đa dạng. Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ
trở thành một vấn đề quan trọng.
Theo ISO 8402, “Chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối
tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm
ẩn”. Cũng có thể hiểu chất lượng dịch vụ đó là sự thỏa mãn khách hàng được đo
bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được.
Mục tiêu của quản lý chất lượng dịch vụ bao gồm:
-


Thỏa mãn khách hàng

-

Liên tục cải tiến dịch vụ

-

Quan tâm nghiên cứu các yêu cầu của xã hội và mơi trường

-

Đảm bảo tính hiệu quả trong cung ứng dịch vụ

Từ khái niệm chung về chất lượng dịch vụ nêu trên, chúng ta liên hệ đến chất
lượng của các dịch vụ mà một NHTM cung cấp. Một thực tế là, đối với NHTM hiện
đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng không những về số
lượng mà cả về tỷ trọng. Hơn nữa, các NHTM ngày nay hoạt động đa năng, tạo ra
một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích khơng thể
thiếu, trong đó hoạt động thanh tốn quốc tế được xác định là nghiệp vụ căn bản,
làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất
nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…
Do đó, việc các NHTM chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là
việc hiển nhiên và dễ hiểu. Khơng những vậy, NHTM cịn phải khơng ngừng nâng
cao chất lượng thanh toán quốc tế để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp,
của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả.


“Chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là mọi giao dịch
thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an tồn và hiệu quả”.

Việc thực hiện các giao dịch TTQT nhanh chóng là đảm bảo yêu cầu về thời
gian của khách hàng cũng như quy định của ngân hàng và chuẩn mực quốc tế. Mặt
khác, các giao dịch phải được thực hiện chính xác theo đề nghị của khách hàng về
đơn vị thụ hưởng, số tiền, nội dung giao dịch, các điều khoản và điều kiện khác tùy
theo phương thức thanh toán của khách hàng. Đồng thời, trong q trình thanh tốn
ngân hàng phải đảm bảo an tồn trong giao dịch, khơng làm thất thoát tài sản của
khách hàng cũng như ngân hàng, bảo mật các thông tin của khách hàng.
Hơn nữa, các giao dịch TTQT cần được thực hiện một cách có hiệu quả. Về
phía khách hàng, điều này thể hiện ở lợi ích thu được và các chi phí khách hàng
phải trả khi sử dụng dịch vụ TTQT. Về phía ngân hàng, đó là lợi nhuận thu được từ
hoạt động TTQT, hiệu quả tăng thêm của các nghiệp vụ hỗ trợ khác như tín dụng,
tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nước ngoài, huy động vốn cũng
như tăng tính cạnh tranh, uy tín của ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM, người ta thường xem
xét cả quá trình cung cấp dịch vụ từ khâu tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu
thanh toán, tư vấn, đến hồ sơ, chứng từ giao dịch, các quy trình tác nghiệp, thời gian
thực hiện giao dịch, sự hỗ trợ khách hàng sau giao dịch, chính sách khách hàng,
mức độ cạnh tranh của biểu phí áp dụng, hiệu quả của hoạt động TTQT.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng
thương mại
Chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM được đánh giá bằng một hệ thống
các chỉ tiêu định tính và định lượng thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
nó. Chất lượng TTQT của NHTM có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1.
Các chỉ tiêu định tính


a. Thời gian thực hiện giao dịch
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch
thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch ở

đây bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và mục
tiêu đặt ra của NHTM. Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ TTQT cụ thể và được
công khai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh tốn. Vì vậy, thời
gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh,
đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất
lao động, góp phần nâng cao chất lượng thanh tốn quốc tế.
b. Trình độ chuyên môn và khả năng tư vấn của Ngân hàng
Trình độ chun mơn của thanh tốn viên có tính quyết định đến sự nhanh
chóng, chính xác, an tồn, hiệu quả của hoạt động TTQT. Thanh toán viên nắm
vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương
thì có khả năng tư vấn tốt, tốc độ xử lý giao dịch, thao tác nghiệp vụ nhanh, đảm
bảo được độ chính xác của giao dịch. Vì vậy, chất lượng TTQT sẽ cao, ngược lại
trình độ chun mơn yếu thì chất lượng thấp hoặc khơng đảm bảo.
Sự tư vấn của Ngân hàng cho khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phần
giảm thiểu sai sót và giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục một cách nhanh
chóng. Ngân hàng có thề tư vấn cho khách hàng từ khi đàm phán ký kết hợp đồng
cho tới khi thanh toán. Chất lượng của dịch vụ thể hiện ở tác phong nhanh nhẹn,
nhiệt tình của cán bộ TTQT khi tư vấn. Tư vấn chính xác, dễ hiểu và chỉ ra các điều
khoản cần chú ý để khách hàng chuẩn bị các chứng từ liên quan một cách đầy đủ.
Khả năng tư vấn khơng chỉ thể hiện trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT, kiến thức
về nghiệp vụ ngoại thương, luật pháp,… mà còn thể hiện khả năng giao tiếp và thái
độ tận tình đối với khách hàng.
c. Các quy định, quy trình, văn bản pháp quy


Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao
dịch, sự phân cơng trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liên
quan. Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình
bao gồm hết được tất cả các nghiệp vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo khả
năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an tồn đồng thời kiểm sốt được

các rủi ro, góp phần đảm bảo chất lượng TTQT tốt. Do đó, việc hồn thiện các quy
trình thanh tốn quốc tế tạo điều kiện để chất lượng thanh tốn quốc tế được nâng
cao, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
d. Mức độ hài lòng của khách hàng
Chất lượng TTQT chính là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy,
chỉ tiêu này rất quan trọng, nó cho biết chất lượng đến đâu tương ứng với mức độ
hài lòng của khách hàng. Để đo được chỉ tiêu này, thơng thường các NHTM sẽ gửi
các phiếu thăm dị ý kiến khách hàng. Trong phiếu này có các tiêu chí đánh giá như:
trình độ chun mơn của thanh tốn viên, thái độ, tác phong giao dịch, số lượng hồ
sơ, mức độ an tồn, mức độ hài lịng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt
và ngược lại. Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đó xác
định được chất lượng thanh tốn đến đâu để có những giải pháp cần thiết nâng cao,
hoàn thiện.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng:
a. Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế
Số lượng TTQT của ngân hàng càng cao chứng tỏ chất lượng TTQT của
ngân hàng càng tốt.
b. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, ngân
hàng thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối với
từng nghiệp vụ cụ thể như: phí mở, sửa đổi L/C, phí thanh tốn L/C, phí gửi và



×