Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán kèm chứng từ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.89 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời mở đầu
Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức
và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã
được mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán
quốc tế, là một trong nghiệp vụ quan trọng của NHTM , đặc biệt trong bối
cảnh toàn cầu hoá và tự do thương mại đang diễn ra nhanh chóng và là xu
thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, hoạt động TTQT của Việt Nam đang
đứng trước những cơ hội lớn khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới và hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Thị
trường thế giới đã mở rộng cửa đối với nền kinh tế Việt Nam. Đến nay tổng
kim ngạch XNK chiếm trên 50% tổng thu nhập quốc dân , Kim ngạch XNK
của Việt Nam tăng trưởng nhanh với tốc độ từ 20-30%/năm. Song việc hội
nhập kinh tế thế giới cũng đặt ra những thách thức và khó khăn trong việc
phát triển hoạt động TTQT xuất phát từ chính những hạn chế của nền kinh tế
như tiềm lực tài chính của cả hệ thống ngân hàng còn yếu, công nghệ ngân
hàng còn lạc hậu, quản trị rủi ro kém, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa
đa dạng phong phú, uy tín của các NHTM Việt Nam thấp ngoài ra sự cạnh
tranh khốc liệt của các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ mất dần thị phần hoạt
động TTQT của các NHTM là rất lớn.
Để giữ vững được thị phần phát triển được hoạt động TTQT các ngân
hàng thương mại cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán đặc
biệt là phương thức thanh toán kèm chứng từ vì đây là phương thức được sử
dụng phổ biến nhất ở khu vực châu Á , là một thị trường tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ rủi ro nhưng cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Việc sử dụng
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phương thức thanh toán kèm chứng từ là giải pháp giải quyết tốt nhất việc
đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời


cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp
của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu
tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức
tín dụng chứng từ nói riêng,là ngân hàng có uy tín nhất, có bề dày kinh
nghiệm trên 40 năm trong hoạt động TTQT với mạng lưới ngân hàng đại lý
trên toàn thế giới .Song tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh
hoạt động TTQT vẫn không tránh khỏi khó khăn và hạn chế nên trong
những năm gần đây thị phần của chi nhánh đã bị thu hẹp .Vì vậy em đã lựa
chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán kèm chứng từ tại
chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh” làm chuyên đề tốt
nghiệp.
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I : Lý luận chung về thanh toán tín dụng chứng từ
I.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
I.1.1Khái niệm : thanh toán quốc tế là thực hiện các nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chưc cá nhân nước
khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế , thông qua quan hệ giữa các
ngân hàng của các nước liên quan .
Hay nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc phản ánh sự vận động có
tính độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng
hoá giữa các quốc gia khác nhau, do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu
thụ của các bên tại một thời điểm nhất định.
Khác với thanh toán trong phạm vi một nước, thanh toán quốc tế
thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của
nước khác. Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông,
phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi
giới hạn của nó được nếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự

thoả thuận với nhau. Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng... các
bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán
giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người mua, tiền của nước người
bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đó được chọn để giao dịch thanh
toán.
Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là các loại
ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng USD, đồng EUR,
đồng GBP, đồng FRF, đồng JPY, đồng DEM. Trong đó đồng USD và EUR
vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện
lợi trong việc thực hiện các giao dịch này.
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trường mở cửa hợp tác, hội nhập .Thanh
toán quốc tế nổi lên như một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế
bên ngoài
Xuất phát từ nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, các doanh
nghiệp luôn luôn có xu hướng mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài, từ
đó hình thành các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước khác nhau. Mỗi
nước có sự khác nhau về chế độ chính trị, môi trường pháp luật, phong tục
tập quán cũng như khoảng cách địa lý, bên cạnh đó còn có những bất đồng
về ngôn ngữ, tiềm lực tài chính của các đối tác và hệ thống tiền tệ khác nhau
khiến cho quan hệ mua bán thanh toán giữa các nước rất phức tạp và thường
xuyên xảy ra rủi ro bất trắc. Để giải quyết những vướng mắc này cần có một
trung gian tài chính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và Ngân hàng
thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế của mình đã đáp ứng được đòi
hỏi đó. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt
xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng

ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong
hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều
cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân Ngân hàng
thương mại.
+ Đối với khách hàng:
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của
Ngân hàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách
hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm
tối đa chi phí.
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hàng
được đảm bảo hơn, do khách hàng được ngân hàng tư vấn để lựa chọn các
phương thức thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán
nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo ra sự an tâm cho khách hàng trong giao dịch mua
bán với nước ngoài.
Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không
đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cho
vay để thanh toán hàng nhập bằng cách bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng
từ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Qua việc thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những tư vấn cho
khách hàng và những điều chỉnh về chiến lược khách hàng.
+ Đối với bản thân Ngân hàng thương mại.
Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động
tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phát triển các nghiệp vụ liên quan như kinh
doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác.
Thanh toán quốc tế đem lại khoản thu phí dịch vụ quan trọng: hoạt
động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng về

giao dịch, từ đó tăng quy mô hoạt động và thị phần của mình trên thị trường.
Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng: trong
quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân
hàng thương mại luôn có một nguồn tiền tập trung chờ thanh toán. Nguồn
tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên, là một nguồn nâng
cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
Thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại có thể tạo ra
được vòng tròn dịch vụ khép kín, từ đó đảm bảo các nghiệp vụ ngân hàng có
liên quan đến nhau như tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngoại tệ được giám sát, theo dõi kỹ lưỡng bởi nhiều phòng ban khác nhau,
hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nắm được tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có
hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế
đối ngoại mà Nhà nước đề ra.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại: thông qua việc
bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng thương mại sẽ có quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nước
ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ. Với thời gian
hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng rộng mở.
Tóm lại, có thể khẳng định, hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt
động trung gian của Ngân hàng thương mại, có tác dụng mang lại thu nhập,
hỗ trợ các hoạt động khác của Ngân hàng thương mại, giúp cho quá trình
thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, đảm bảo. Điều này được thể
hiện rõ hơn khi nghiên cứu đến các phương thức thanh toán quốc tế.
+ Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng
hoá dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau . nếu

không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó
tồn tại và phát triển được . Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh
chóng chính xác sẽ giải quyết mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa
người mua và người bán một cách trôi chảy hiệu quả ,về giác độ kinh
doanh , người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của
một chu kì kinh doanh phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt
động của các doanh nghiệp.
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia được thể hiện :
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bôi trơn và thúc đẩy HĐ XNK của nền kinh tế như một tổng thể
- Bôi trơn và thúc đẩy HĐ đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Thúc đẩy và mở rộng HĐ dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
I.2 Các phương thức thanh toán :
A. Phương thức chuyển tiền :
Khái niệm:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người
chuyển tiền )yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển trả một số tiền
nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất
định và trong một thời gian nhất định .
Các bên tham gia :
- Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter) : thường là người
nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, người chuyển kiều hối , nhà
đầu tư … Người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra
nước ngoài.
- Người thụ hưởng (Beneficiary) : Là người xuất khẩu, chủ nợ

,người nhận đầu tư, người nhận kiều hối …. Do người chuyển tiền
chỉ định .
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là ngân hàng phục vụ
người chuyển tiền
- Ngân hàng trả tiền (Paying bank) : Là ngân hàng trả tiền cho người
thụ hưởng và thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển
tiền
Các bước tiến hành:
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng đồng thời
chuyển giao bộ chứng từ như : hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn,
cho nhà nhập khẩu
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hoặc hàng hoá nếu quyết
định chuyển tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng
M/T hay T/T) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi
ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3 : Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền
theo qui định nếu thấy phù hợp và đủ khả năng thanh toán ,
ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy
báo nợ cho nhà nhập khẩu .
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hoặc T/T)
theo yêu cầu của người chuyển tiền cho ngân hàng đại lý (ngân
hàng trả tiền ) để chuyển cho người thụ hưởng .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
Ngân hàng trả tiền
(Paying bank)
Người thụ hưởng
(beneficiary)

NH chuyển tiền
(Remitting Bank)
Người chuyển tiền
( Remitter)
5
4
1
3 2
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ
hưởng đồng thời ghi giấy báo có cho người hưởng lợi.
Ưu nhược điểm của phương thức này:
- Ưu điểm: Thủ tục hết sức đơn giản, không có chứng từ phức tạp,
rườm rà, người mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trực
tiếp với nhau.
- Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm
bảo quyền lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụ
thuộc vào thiện chí của người mua. Trong trường hợp người mua
chuyển tiền trước khi giao hàng mà vì một lý do nào đấy, việc giao
hàng của người bán chậm trễ, hoặc không đúng theo yêu cầu thì người
mua sẽ ứ đọng vốn. Vì vậy, phương thức này chủ yếu áp dụng để thanh
toán phi mậu dịch, các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu
áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu đối với khách
hàng quen biết, có tín nhiệm .
B – Phương thức thanh toán nhờ thu
Khái niệm : Nhờ thu là phương thức thanh toán theo đó , bên bán
( nhà xuất khẩu ) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ , uỷ thác cho
ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại
lý cho bên mua (nhà nhập khẩu ) để được thanh toán chấp nhận hối phiếu

hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Các bên tham gia :
- Người uỷ thác (Principal): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình (NHNT) thu hộ tiền và có các vai trò :
+ Là mắt xích đầu tiên trong dây chuyền nhờ thu .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Là người khởi xướng và qui định nội dung giao dịch nhờ thu
+ Là người phát ra các chỉ thị cho tất cả các bên thực hiện
+ Là người có quyền thụ hưởng nhờ thu
+ Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu .
- NHNT((Remitting Bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người
uỷ thác chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý (NHTH) ở
gần và thuận tiện với người trả tiền . Do đó NHTH là ngân hàng
phục vụ người uỷ thác và trong qua trình xử lý nhờ thu NHNTchịu
trách nhiệm với người uỷ thác .
- NHTH( Collecting bank): Thông thường đây là ngân hàng đại lý
hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước người trả
tiền . NHTH nhận nhờ thu từ NHNT và thực hiện thu tiền từ người
trả tiền ghi trong lệnh nhờ thu . Sau khi thu được tiền NHTH phải
chuyển trả tiền cho NHNT . NHTH phải chịu trách nhiệm về nhờ
thu với NHNT.
- NHXT (Presenting Bank ) :
• Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với NHTH thì NHTH
sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho Người trả tiền trong trường
hợp này thì NHTH đồng thời là NHXT.
• Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản vơi NHTH thì có
thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng có quan hệ tài khoản với
người trả tiền để xuất trình . Trong trường hợp đó, ngân hàng

phục vụ người trả tiền trở thành NHXT và phải chịu trách
nhiệm trực tiếp về nhờ thu với NHNT.
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee) : Là người mà nhờ thu
được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán . Người trả
tiền trong ngoại thương là nhà nhập khẩu .
Các hình thức nhờ thu :
1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)
Khái niệm : Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toản,
trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính còn các
chứng tư thương mại được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu không
thông qua ngân hàng
Qui trình tiến hành
Bước 1: Ký kết hợp đồng mua bán , trong đó điều khoản thanh toán
qui định áp dụng phương thức “ nhờ thu phiếu trơn”
Bước 1: Người uỷ thác (nhà xuất khẩu ) gửi hàng và bộ chứng từ
thương mại trực tiếp cho người trả tiền (nhà nhập khẩu )
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
NHNT
(Remitting bank)
NHTH
(Collecting bank)
Người uỷ thác
(Principal)
Người trả tiền
(Drawee)
0
1

6
3
2 7
5 4
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 2: nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài
chính cho NHNT để thu tiền từ nhà nhập khẩu
Bước 3: NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới
NHTH để thu tiền từ nhà nhập khẩu
Bước 4: NHTH thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu :
- Trả tiền ngay (sec, kỳ phiếu , hay hối phiếu trả ngay )
- Ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn )
- Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác
Bước 5 : Nhà nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận
Bước 6 : NHTH chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kì hạn đã chấp
nhận cho NHNT .
Bước 7 : NHNT chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kì hạn đã chấp
nhận cho nhà xuất khẩu .
• Ưu nhược điểm của phương pháp này
Phương pháp nhờ thu không kèm chứng từ tuy có ưu điểm là thanh
toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản nhưng có nhược điểm là không
đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng của người mua hoàn
toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà
không trả tiền hay trả tiền chậm. Đối với người mua áp dụng phương thức
này cũng có bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua
phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng
theo hợp đồng hay không.
Như vậy, với phương pháp này, tính an toàn đối với cả người xuất
khẩu và nhập khẩu đều thấp, tốc độ thanh toán chậm. Do vậy, nó ít được sự

dụng trong thanh toán quốc tế, có chăng chỉ là thanh toán các chi phí vận tải,
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức... hoặc khi hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau
hoặc hai bên cùng nội bộ công ty với nhau (công ty mẹ và công ty con)
2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ - Documentary collection
Khái niệm : Là phương thức thanh toán trong đó chứng từ gửi đi
nhờ thu gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính hoặc chỉ
chứng từ thương mại (không kèm chứng từ tài chính ) . NHTH chỉ trao bộ
chứng từ cho người trả tiền khi người này đã trả tiền hoặc chấp nhận
thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác qui định trong lệnh nhờ thu .
• Điều kiện D/P ( Document against Payment)
Là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình .
NHTH chỉ trao chứng từ khi nhà nhập khẩu thanh toán nhờ thu . Thông
thường nhà nhập khẩu phải thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc sau khi
bộ chứng tử được xuất trình
• Điều kiện D/A – Documentary against acception
Là điều kiện thanh toán trong đó NHTH sẽ trao bộ chứng từ khi nhà
nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định .
thời hạn để tính thời hạn hối phiếu có thể là :
- Từ ngày nhìn thấy hối phiếu tức là ngày kí chấp nhận hối phiếu .
- Từ ngày giao hàng (date of shipment) được ghi trên hối phiếu .
- Từ ngày ký phát hối phiếu (issued date).
- Một ngày cụ thể trong tương lai.
• Điều kiện D/P kì hạn –D/P at Xdays sight
Là điều kiện thanh toán trong trường hợp nhà nhập khẩu được yêu cầu
ký chấp nhận hối phiếu nhưng chỉ nhận chứng từ khi thanh toán hối phiếu tại
thời điểm đến hạn .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7

13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qui trình thực hiện
Bước 1: nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu
Bước 2 nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cung bộ chứng từ
(bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính nếu có tới NHNT.
Bước 3: NHNT lập lệnh nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH
Bước 4: NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho
nhà nhập khẩu
Bước 5 : nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách :
• Thanh toán ngay (Hối phiếu trả ngay , sec hoặc kì phiếu
• Chấp nhận hối phiếu (Hối phiếu kì hạn )
• Ký phát hành kì phiếu hoặc giấy nhận nợ
Bước 6 NHTH trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhà nhập khẩu
Bước 7 NHTH chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc kì
phiếu, giấy nhận nợ cho NHNT.
Bước 8 NHNT chuyển trả tiền nhờ thu , hối phiếu chấp nhận hoặc kì
phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
NHNT
(Remitting bank)
Người uỷ thác
(Principal)
NHTH
(Collecting bank)
Người trả tiền
(Drawee)
8 2 4 5
6


3
0
7
1
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Điều kiện D/OT
Ngoài phương thức D/P và D/A phổ biến hiện nay còn có các phương
thức trao chứng từ khác như :
- Thanh toán từng phần : tức là một phần số tiền nhờ thu được thanh
toán ngay, số còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A
- Trao chứng từ đổi kì phiếu : Trong trường hợp hối phiếu bị đánh
thuế thì nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể thoả thuận dung kì
phiếu thay thế
- Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ : tức là nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu thoả thuận không dùng hối phiếu , kì phiếu,mà thay vào đó là
giấy nhận nợ
- Trao chứng từ trên cơ sở biên lai tín thác : Trong một số trường
hợp nhà xuất khẩu có thể ưu tiên nhận một giấy tín thác được ký
bởi nhà nhập khẩu thay cho công cụ thanh toán khác
- Bank undertaking: Nếu điều kiện trao chứng từ là D/A nhà nhập
khẩu chi nhận được bộ chứng từ khi đã kí chấp nhận và được sự
bảo lãnh của NHTH.
• Ưu và nhược điểm phương thức nhờ thu kèm chứng từ
So với hình thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức D/A và D/P đảm
bảo hơn vì ngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ. Tuy nhiên,
hai phương thức này còn có những hạn chế như:
Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng
từ hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, người mua gặp
rủi ro trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc

không đúng trong hợp đồng. Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng
vào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân
hàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu hết tất cả chi phí chuyên
chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển .
Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu
D/P vì khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì
một lý do nào đó trong khi đã nhận hàng. Thời gian thanh toán bị kéo dài do
phải phụ thuộc vào thời gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất
khẩu đến ngân hàng bên nhập khẩu nên người xuất khẩu phải mất khá lâu
mới thu được tiền còn người nhập khẩu thì có lợi hơn.
Tóm lại, với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các chứng
từ hàng hoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm
hơn phương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì
ngắn hơn và chi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Do vậy, phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu
với những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách
hàng quen và tin cậy.
C- Phương thức tín dụng chứng từ
1.Khái niệm :
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thảo thuận , trong đó theo
yêu cầu của khách hàng(người yêu cầu mở L/C) một ngân hàng (NH phát
hành L/C) sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C (letter of credit) theo đó
NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba
(người thụ hưởngt L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản qui định của L/C
2.Đặc điểm của thanh toán L/C

 L/C là hợp đồng thanh toán kinh tế hai bên :
L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và người thụ
hưởng mọi yêu cầu và chị thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
do đó tiếng nói chính thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong
L/C .
 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá
L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương nhưng khi
ra đời nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này . Một khi L/C đã được mở
và đã được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với
HĐNT hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên có liên quan đến L/C
 L/C chỉ được giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào
chứng từ
Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để
quyết định xem bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp
không . Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì NHPH phải thanh toán vô
điều kiện cho nhà xuất khẩu cho dù trên thực tế hàng hoá có được giao đúng
với chứng từ hoặc không được giao. Như vậy việc thanh toán L/C không hề
căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá mà dựa hoàn toàn vào sự phù hợp
của bộ chứng từ được xuất trình .
 L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao
dịch L/C . Để được thanh toán nhà xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù
hợp , tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C bao gồm số loại,
số lượng của mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng chức năng của
chứng từ yêu cầu .

3. Các bên tham gia thanh toán L/C:
3.1 Applicant - người làm đơn mở LC:
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là bên mà LC được phát hành theo yêu cầu của họ . Trong thương
mại quốc tế người mở thường là người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình phát hành một LC và trách nhiệm của họ là hoàn lại số
tiền cho NHPH mà đã được ngân hàng trả cho người thụ hưởng với
điều kiện bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng là phù hợp.
3.2 Beneficiary - người thụ hưởng
Là bên hưởng lợi LC được phát hành, nghĩa là hưởng số tiền thanh
toán hay sở hữu hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán của LC tuỳ
hoàn cảnh cụ thể nhưng thường là nhà xuất khẩu và có trách nhiệm
giao hàng đúng theo yêu cầu của LC , lập bộ chứng từ và xuất trình bộ
chứng từ theo qui định của LC .
3.3 Issuing Bank – NHPH :
Là ngân hàng thực hiện phát hành LC theo yêu cầu của người xin mở
(App) nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho App , NHPH thường được hai
bên mua bán thoả thuận và qui định trong hợp đồng mua bán . Nếu
không có sự thoả thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép chọn
NHPH .Trách nhiệm của NHPH là trả tiền cho người hưởng lợi khi
xuất trình là hoàn hảo .
3.4 Advising Bank – NHTB :
Là ngân hàng thực hiện thông báo LC cho người thụ hưỏng theo yêu
cầu của NHPH . Khi chọn NHTB cần quan tâm tìm chọn một ngân
hàng đại lý nếu không có ngân hàng đại lý ở khu vực đó thì có thể sử
dụng hai NHTB cho một LC với tư cách là NHTBsố 1, NHTB số 2
hoặc vì lý do tài trợ chọn hai NHTB, ngân hàng tài trợ là NHTB số 2 .
Trách nhiệm của NHTBlà xác minh tính chân thực bề ngoài của LC,

NHTB hành động vì quyền lợi của người bán có thể hiểu nó là ngân
hàng của người bán .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.5 Cofirming Bank – NHXN
Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với LC theo yêu cầu
hoặc uỷ quyền của NHPH.Trách nhiệm của NHXN là cam kết không
huỷ ngang thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ cho người thụ
hưởng khi việc xuất trình phù hợp . Cam kết này hoàn toàn độc lập
với cam kết của NHPH.
3.6 Nominated Bank – NHĐCĐ
Là ngân hàng mà tại đó LC có giá trị thanh toan hoặc chiết khấu hoặc
bất cứ ngân hàng nào mà LC có giá trị tự do . NHĐCĐ bao gồm :
- Comfirming Bank (NHXN)
- Paying Bank (Ngân hàng trả tiền )
- Negotiating Bank ( Ngân hàng chiết khấu )
- Accepting Bank ( Ngân hàng chấp nhận )
- Bank by deferred payment (Ngân hàng trả châm )
Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHĐCĐ giống như NHPH khi
nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến .
4 Qui trình thanh toán LC
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 1 Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại
thương, nhà nhập khẩu làm đơn theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ
mình yêu cầu phát hành một LC cho nhà xuất khẩu hưởng
Bước 2 Phát hành LC
Ngân hàng căn cứ vào đơn yêu cầu kiểm tra xem nó có chứa đựng các

nội dung có thể gây rủi ro cho ngân hàng , cho người làm đơn và đề
xuất cách giải quyết .Khách hàng có thể thay đổi hoặc nếu không thay
đổi sau khi tư vấn thì ngân hàng có thể mở LC với điều kiện kí quĩ có
thể lên tới 100% . Ngân hàng phát hành LC và gửi đến cho NHTB.
Bước 3 :Thông báo LC .
Sau khi nhận đượcLC từ NHPH , NHTB(AB) phải xác minh tính
chân thực bề ngoài của LC . NHTB có quyền thông báo cho Ben hoặc
không thông báo nhưng phải báo cho NHPH . Nếu NHTB không xác
minh được tính chân thực của LC thì cần thông báo điều đó đến Ben
và NHPH .
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
Issuing Bank
(NHPH)
Applicant
(người làm đơn)
AB,NB, CB
Beneficiary
(người thụ hưởng)
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 4: Giao hàng theo LC
Nhà nhập khẩu nếu chấp nhận LC thì tiến hành giao hàng theo LC .
Nếu không chấp nhận thì đề nghị sửa đổi bổ sung LC cho phù hợp với
HĐNT . Việc sửa đổi đó phải tiến hành ở NHPH.
Bước 5: Lập chứng từ theo LC
Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và chuyển bộ
chứng từ đến ngân hàng được chỉ định (NB). Ở Việt Nam NHĐCĐ
chủ yếu là NHTB.
Bước 6 : Chiết khấu bộ chứng từ
Có hai hình thức chiết khấu :

- Chiết khấu miễn truy đòi :Khi ngân hàng trả tiền cho bộ chứng từ
xuất trình hoàn hảo, mọi rủi ro liên quan đến bộ chứng từ thuộc về
ngân hàng
- Chiết khấu có truy đòi : thực chất là ứng trước tiền hàng , người
hưởng phải trả lãi khoản vay, ngân hàng sẽ thu lãi trên số ngày ngân
hàng ứng trước tiền hàng.
Điều kiện để chiết khấu bộ chứng từ :
- Xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo .
- Khả năng đòi tiền từ chính bộ chứng từ đó ( NHPH là ai ? có sòng
phẳng không? Có chịu rào cản quản lý ngoại hối không? Khả năng
thanh toán của ngân hàng )
- Sự biến động của hàng hoá đó trên thị trường .
- Luật pháp của quốc gia đó.
Bước 7 : Chuyển chứng từ tới Isuing bank
Bước 8: NHPH kiểm tra chứng từ và thanh toán
Trách nhiệm của NHPH :
- Trả tiền ngay nếu là hối phiếu trả ngay
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chấp nhận thanh toán nếu là hối phiếu kì hạn
- Cam kết trả chậm nếu là hối phiếu trả chậm
5. Thư tín dụng
5.1 Khái niệm thư tín dụng:
Là một sự thoả thuận bất kì cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế
nào thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về
việc thanh toán khi xuất trình phù hợp (điều 2- UCP600)
5.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng
- Mandotory(M) : Trường bắt buộc
- Option (O) : Trường lựa chọn

1. (M) Số hiệu LC – Credit number
2. (M) Địa điểm phát hành : là nơi NHPH cam kết thanh toán cho
người thụ hưởng nó có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham
chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về LC
3. (O) Ngày phát hành LC – Date of issuace
- Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC
- Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng
- Ngày phát sinh trách nhiệm không huỷ ngang của nhà nhập khẩu
trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán LC
- Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở LC
đúng hạn như qui định trong hợp đồng ngoại thương hay không,
4.(M) Ngày hết hạn hiệu lực – Expiry date
- Là ngày cuối cùng trong việc xuất trình giấy tờ
5. (M) Tên địa chỉ của những người có liên quan :
- Người yêu cầu mở LC (Applicant )
- Người thụ hưởng LC
- Ngân hàng phát hành
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Ngân hàng thông báo
- Ngân hàng chiết khấu
- Ngân hàng xác nhận
Tên địa chị của các bên có liên quan phải chính xác như qui định
trong đơn xin mở LC
6.(M) Thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của LC
7.(O) Thời hạn xuất trình giấy tờ
8. (O) Mô tả hàng hóa
Tên hàng ,số lượng trọng lượng, giá cả, qui cách phẩm chất , bao bì ,

ký mã hiệu … cũng được ghi vào LC . Để đảm bảo bức điện được truyền đi
một cách an toàn chính xác và đầy đủ thì dung lượng bức điện phải có giới
hạn . Chính vì vậy đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hoá
phức tạp qua dài thì mục mô tả hàng hoá chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức
điện còn nội dung chi tiết sẽ được gửi bằng thư
9.(M) Qui định về bộ chứng từ phải xuất trình
- Đây là nội dung quan trọng của LC vì bộ chứng từ qui định theo LC
là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng đúng theo LC qui định
- Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì NHPH sẽ thanh toán tiên
hàng cho nhà xuất khẩu
- Bộ chứng từ do LC qui định nhiều hay ít tuỳ theo tính chất hàng hoá
qui định của nước nhập khẩu và sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán .Nội
dung của chứng từ bao gồm :Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại : bản chính,
bản sao
- Trong thanh toán quốc tế ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở
chứng từ chứ không dựa trên hàng hoá . Các chứng từ thương mại quốc tế
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
rất quan trọng bởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hoá . Nhà xuất
khẩu có nhận được tiền hay không và nhanh hay chậm là do chứng từ . Vì
vậy yêu cầu lập chứng từ phải nghiêm ngặt hoàn hảo phù hợp với những
điều khoản và điều kiện của LC
10.(M) Điều khoản thanh toán
- Thanh toán trả ngay(LC at sight) , thời hạn trả tiền ngay phải nằm
trong thời hạn hiệu lực của LC
- Thanh toán kì hạn (Usance or Deferred LC ) thì thời hạn trả tiền có
thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của LC nhưng điều quan trọng là những hối
phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời

hạn hiệu lực của LC
11.(O) Giao hàng từng phần
Tuỳ theo đặc tính của hàng hoá để qui định xem có giao hàng từng
phần không
12. (O) Chuyển tài
Là hành động bốc hàng từ một con tàu này xếp lên một con tàu khác
trên lịch trình từ điêm mua đến điểm bán
13(M) Điều khoản xác nhận
Phải ghi rõ điều khoản này có được xác nhận hay không
14. (O) Điều khoản bổ sung : thay đổi tính khả thi của LC
15(M) Nguồn luật dẫn chiếu.
5.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ tín dụng chứng từ
Các văn bản pháp lý quốc tế thông dụng :
1-Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit
(UCP)
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khái niệm: UCP là một tập hợp nguyên tắc và tập quán quốc tếđược
phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành qui định quyền
hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan trong giao dịch tín dụng
chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP .
Từ khái niệm trên cho thấy UCP điều chỉnh không những các ngân
hàng mà tất cả các bên có liên quan đến giao dịch LC cụ thể :
- Các ngân hàng (NHPH,NHTB, NHXN, NHCK…)
- Nhà xuất khẩu , nhà nhập khẩu
- Các bên có liên quan khác ( Nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm…)
Bản qui tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý có nghĩa là khi áp dụng
nó các bên liên quan phải thoả thuận ghi vào LC đồng thời có thể thoả thuận
khác miễn là có ghi rõ trong nội dung của LC.

Bản UCP sửa đổi vào năm 2006 và có hiệu lực vào 01/07/2007 gọi là
UCP 600 . Bản mới này có những nội dung chính sau :
- Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ
- Hình thức và thông báo thư tín dụng .
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của Ngân hàng
- Chứng từ
- Những điều khoản khác như : Qui định về số lượng và số tiền ,
giao từng phần ngày hết hạn hiệu lực , cách bốc xếp hàng , xuất
trình chứng từ .
- Chuyển nhượng LC ,
- Nhượng tiền thu được
Tính chất pháp lý tuỳ ý của UCP
UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính
chất xã hội (phi chính phủ ) chứ không phải một tổ chức liên chính phủ do
đó UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng
Lê Ngọc Thuỷ Lớp: TTQTA – K7
25

×