Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt sông đà đoạn chảy qua thành phố hòa bình giai đoạn 2017 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ THANH TUYẾN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA
THÀNH PHỐ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2021

CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ HUY ĐỊNH

Hà Nội, 2022


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các đoạn
trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn; các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.


Hịa Bình, ngày 05 tháng 9 năm 2022
Tác giả

Trần Thị Thanh Tuyến


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Huy Định đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Qua đây, tơi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
huyết và năng lực của mình. Tơi rất mong nhận được những đóng góp quý
báu của q thầy cơ, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn
diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022
Học viên

Trần Thị Thanh Tuyến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về chất lượng nước ............................................................... 3
1.2.1. Khái niệm nước mặt .......................................................................... 3
1.2.2. Khái niệm ô nhiễm nước ................................................................... 4
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt ..................................... 4
1.3. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi
trường nước .................................................................................................... 7
1.4. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam............. 11
1.4.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới .............................. 11
1.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam ................................ 15
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 19
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 19
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 19
2.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu ..................................................... 20


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiện trạng và biến động chất lượng nước
mặt sông Đà .............................................................................................. 20
2.4.2. Phương pháp xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
nước khu vực nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.3. Phương pháp đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng nước khu vực nghiên cứu................................................................ 26
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ........................................................... 28
3.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng ...................................................... 29
3.1.3. Điều kiện thủy văn .......................................................................... 33
3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 ........................ 34
3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện năm 2021 ........................................ 34
3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 .................. 36
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua
thành phố Hịa Bình ..................................................................................... 39
4.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI ......................................... 48
4.3. Sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua
thành phố Hịa Bình giai đoạn 2017-2021 ................................................... 49
4.3.1. Sự thay đổi giá trị pH của nước sông giai đoạn 2017-2021 .......... 49
4.3.2. Sự thay đổi giá trị DO của nước sông giai đoạn 2017-2021 ......... 50
4.3.3. Sự thay đổi giá trị TSS của nước sông giai đoạn 2017-2021 ......... 51
4.3.4. Sự thay đổi giá trị COD của nước sông giai đoạn 2017-2021....... 52
4.3.5. Sự thay đổi giá trị BOD5 của nước sông giai đoạn 2017-2021...... 53


v

4.3.6. Sự thay đổi giá trị Amoni (NH4+-N) của nước sông giai đoạn
2017-2021 .......................................................................................... 54
4.3.7. Sự thay đổi giá trị Nitrat (NO3 -) của nước sông giai đoạn 2017-2021 55
4.3.8. Sự thay đổi giá trị các kim loại nặng của nước sông giai đoạn
2017-2021 ................................................................................................. 56
4.3.9. Sự thay đổi giá trị Coliform của nước sông giai đoạn 2017-2021. 56
4.3.10. Sự thay đổi giá trị dầu mỡ của nước sông giai đoạn 2017-2021 . 57
4.4. Nghiên cứu xác định các nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
sông Đà, đoạn chảy qua thành phố Hịa Bình .............................................. 59
4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 63
4.5.1. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý.................................. 64
4.5.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ................................ 66
4.5.3. Thực hiện và tăng cường các công tác quản lý môi trường nước mặt
sông Đà ..................................................................................................... 66
4.5.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải........................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BC
BHXH
BHYT
BVMT
BOD
CCN

COD
CNN
DO
HĐND
KHCN
KCN
QCVN
TCXDVN
TSS
TNMT
UBND
WQI
XLNT

Diễn giải
Báo cáo
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo vệ môi trường
Biochemical hay Biological Oxygen
Demand
Cụm công nghiệp
Chemical Oxygen Demand
Cụm công nghiệp
Dissolved Oxygen
Hội đồng nhân dân
Khoa học công nghệ
Khu công nghiệp
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Tổng chất rắn lơ lửng
Tài nguyên môi trường
Ủy ban nhân dân
Water Quality Index
Xử lý nước thải


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Đà ...... 21
Bảng 2.2: Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI .......................... 25
Bảng 3.1: Nhiệt độ trong các tháng và năm .................................................... 29
Bảng 3.2: Độ ẩm trong các tháng và năm ....................................................... 30
Bảng 3.3: Lượng mưa trong các tháng và năm ............................................... 31
Bảng 3.4: Số giờ nắng trong các tháng và năm .............................................. 32
Bảng 4.1: Đánh giá phân vùng chất lượng nước mặt sông Đà trong các đợt
quan trắc .......................................................................................................... 48
Bảng 4.2: Tọa độ các điểm lấy mẫu nước thải sinh hoạt ................................ 60
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt xả thải ................................ 60
ra sông Đà đợt 1 quan trắc tháng 6 ................................................................. 60
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt xả thải ra sông Đà đợt 2
quan trắc tháng 11 ........................................................................................... 61


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỜ THỊ
Hình 2.1: Bản đồ các vị trí lấy mẫu nước mặt sơng Đà .................................. 22
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hịa Bình ......................................... 28
Hình 4.1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong các đợt quan trắc ............ 41

Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến pH trong các đợt quan trắc ................................ 42
Hình 4.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trong các đợt quan trắc ............. 42
Hình 4.4: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD5 trong nước mặt sơng Đà ............... 43
Hình 4.5: Biểu đồ diễn biến giá trị COD trong nước mặt sơng Đà ................ 44
Hình 4.6: Biểu đồ diễn biến giá trị Amoni trong nước mặt sơng Đà .............. 45
Hình 4.7: Biểu đồ diễn biến giá trị nitrat trong nước mặt sơng Đà ................ 45
Hình 4.8: Biểu đồ diễn biến giá trị Coliform trong nước mặt sơng Đà .......... 46
Hình 4.9: Biểu đồ diễn biến tổng dầu mỡ trong nước mặt sơng Đà ............... 47
Hình 4.10: Biểu đồ diễn biến Sự thay đổi giá trị pH của nước sông giai đoạn
2017-2021........................................................................................................ 49
Hình 4.11: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO qua các đợt quan trắc trong các
năm 2017 - 2021.............................................................................................. 50
Hình 4.12: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS qua các đợt quan trắc trong các
năm 2017 - 2021.............................................................................................. 51
Hình 4.13: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD qua các đợt quan trắc trong
các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 52
Hình 4.14: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 qua các đợt quan trắc trong
các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 53
Hình 4.15: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Amoni qua các đợt quan trắc trong
các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 54
Hình 4.16: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Nitrat qua các đợt quan trắc trong
các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 55
Hình 4.17: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliform qua các đợtquan trắc trong
các năm 2017 – 2021....................................................................................... 56
Hình 4.18: Biểu đồ diễn biến hàm lượng dầu mỡ qua các đợt ........................ 57
quan trắc trong các năm 2017 - 2021 .............................................................. 57


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường, là yếu tố đặc
biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này đang phải đối mặt
với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt, đặc biệt là tài nguyên nước mặt. Chất lượng
nước mặt bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các hoạt động do con người và một phần
quá trình tự nhiên, bao gồm điều kiện thời tiết, tình trạng xói mịn, đặc trưng
về thủy văn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa, các hoạt động cơng
nghiệp, sử dụng đất nơng nghiệp, tình trạng xả nước thải và việc khai thác và
sử dụng tài nguyên nước. Lưu vực là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước
mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào. Mỗi lưu vực là một hệ thống, mỗi tác
động gây ra trên lưu vực đều có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước, vì
vậy quản lý nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực. Việc
đánh giá chất lượng nước mặt ở hầu hết các quốc gia, mỗi vùng địa lý đã trở
thành một vấn đề cấp thiết trong những năm gần đây, đặc biệt là những lo
ngại nước là một nguồn tài nguyên khan hiếm trong tương lai. Với tầm quan
trọng của nguồn tài nguyên nước mặt, đặc biệt tại các khu vực có nhiều hoạt
động khai thác, sử dụng không bền vững. Nghiên cứu chất lượng nước mặt
đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên
nước và giúp đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượng nước, sử dụng hợp lý
bền vững.
Hồ Bình là tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng mặt nước rất lớn. Hệ
thống sông suối của tỉnh tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều trên các
huyện, thị, thành phố. Toàn tỉnh có 5 con sơng chảy qua đó là sơng Đà, sông
Bôi, sông Bưởi, sông Lạng và sông Bùi, với tổng chiều dài là 393km, sơng Đà
có chiều dài lớn nhất 151 km. Sơng Đà có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và


2
phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của

các tỉnh Hòa Bình. Sơng Đà cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hịa Bình
và thành phố Hà Nội, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao
thông, khai thác cát lịng sơng… Khu vực sơng Đà có q trình phát triển kinh
tế năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản
xuất hiện nay. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các
vấn đề về mơi trường cũng đã nảy sinh. Đoạn trung lưu sông Đà chảy qua
Thành phố Hịa Bình là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao.
Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đã và đang gây áp lực lớn cho chất
lượng môi trường nước. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường
nước mặt sông Đà có xu hướng xấu đi, vì vậy cần có những nghiên cứu sự
biến động chất lượng môi trường nước với mục tiêu cung cấp một cách nhìn
tổng quan về chất lượng nước sông Đà; xác định các nguyên nhân chủ yếu gây
ơ nhiễm và suy thối nguồn nước trong thời gian qua, cũng như đưa ra những
khuyến nghị, giải pháp cho các vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu
sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt sơng Đà đoạn chảy qua thành
phố Hịa Bình giai đoạn 2017-2021”.


3

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Khái qt chung
Sơng Đà có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên
cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Hịa Bình.
Sơng cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục
vụ thủy điện, phục vụ giao thông, khai thác cát lịng sơng…
Khu vực sơng Đà có q trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều

ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay. Tuy nhiên
cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các vấn đề về mơi trường cũng
đã nảy sinh. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng nước
sông Đà đã bị suy giảm.
Đoạn trung lưu sơng Đà chảy qua Thành phố Hịa Bình là khu vực có
mức độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một
lượng lớn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ đã gây áp lực lớn cho chất lượng nước mặt Sơng Đà.
Trong khi đó, q trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố vẫn và
sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, việc đánh giá Hiện
trạng chất lượng nước mặt Sơng Đà, đoạn chảy qua thành phố Hịa Bình sẽ
phần nào xác định được mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước mặt
Sông Đà đoạn chảy qua Thành phố Hịa Bình, từ đó xây dựng các chương
trình, giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nước mặt thành phố Hịa Bình.
1.2. Tổng quan về chất lượng nước
1.2.1. Khái niệm nước mặt
Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt: Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất,
sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm.


4
1.2.2. Khái niệm ơ nhiễm nước
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học
của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,
sinh vật và tự nhiên. (Luật Bảo vệ mơi trường 2020).
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. (Phạm Ngọc Hồ, 2011)

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt
Theo quy định tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt thì tổng số các chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá chất lượng nước mặt gồm 36 chỉ tiêu. Tuy nhiên tùy thuộc vào mục
đích đánh giá chất lượng nước của từng nhiệm vụ, các chỉ tiêu quan trọng sẽ
được lựa chọn sử dụng. Trong phạm vi của nhiệm vụ đã lựa chọn các chỉ tiêu
để đánh giá chất lượng nước sông Đà gồm:
- Oxi hòa tan
Oxi hòa tan hay còn được gọi tắt là DO (Dissolved Oxygen), là lượng
dưỡng khí oxi hịa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật
dưới nước như cá, tôm, động vật lưỡng cư, cơn trùng v.v...
Do thường được tạo ra do sự hịa tan của oxi trong khí quyển và một
phần nhỏ là do sự quang hợp của tảo v.v... Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ
dẫn đến hiện tượng khó hơ hấp, giảm hoạt động ở các lồi động thực vật dưới
nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8 - 10 ppm, phụ
thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất và một số tác nhân khác.
- Nhu cầu oxi hóa học
Nhu cầu oxi hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): Nồng độ khối
lượng của oxi tương đương với lượng dicromat tiêu tốn bởi các chất lơ lửng
và hoà tan trong mẫu nước khi mẫu nước được xử lý bằng chất oxi hố đó ở
điều kiện xác định. [TCVN 6491 : 1999; ISO 6060 : 1989]


5

- Nhu cầu ơxy sinh học
Nhu cầu oxi sinh hóa hay gọi tắt là BOD (Biochemical hay Biological
Oxygen Demand) là: Nồng độ khối lượng của oxi hòa tan bị tiêu thụ do q
trình oxi hóa sinh học của các chất hữu cơ và/hoặc vô cơ trong nước ở các
điều kiện xác định, trong đó n là thời gian ủ bằng năm ngày hoặc bảy ngày.

[TCVN 6001-1 : 2008; ISO 5815-1 : 2003]
BOD được ứng dụng trong việc đánh giá tính chất nước thải sinh hoạt
và nước thải công nghiệp. Đây là chỉ tiêu duy nhất xác định lượng chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học và đánh giá khả năng tự làm sạch của
nguồn nước.
- Độ pH
pH là Đơn vị đo của hoạt độ ion hydro trong dung dịch.
Giá trị pH (pH value)
Logarit cơ số 10 của tỉ số của hoạt độ ion hydro phân tử (αH) nhân với 1
pH= –lg(αH) = –lg(mHH/mo)
Trong đó
αH là hoạt độ tương đối của ion hydro (theo độ mol);
H là hệ số hoạt độ mol của ion hydro tại mH;
mH là độ mol của ion hydro tính bằng mol trên kilogam;
mo là độ mol tiêu chuẩn. [TCVN 6492 : 2011; ISO 10523 : 2008]
Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch
đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính
bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì
dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. Độ pH là chỉ số để xác định
tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó. pH là một chỉ tiêu
quan trọng để kiểm tra chất lượng nước, pH được xác định bằng máy đo nhanh
pH hoặc phương pháp chuẩn độ.


6
- Tổng chất rắn lơ lửng TSS
Là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ
lửng trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tổng hoặc hàm lượng chất rắn
có khả năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.
- Độ màu của nước

Đặc tính quang học gây ra sự thay đổi thành phần quang phổ của ánh
sáng nhìn thấy được truyền qua.
Nước tinh khiết quan sát được khi có ánh sáng truyền qua ở độ sâu vài
trăm mét cho màu lam nhẹ nhưng có thể biến đổi khi trong nước có các chất ơ
nhiễm tạo nên nhiều màu khác nhau. Nước tự nhiên phần lớn có màu nâu hơi
vàng do chứa các thành phần đặc thù như sắt, các hạt sét, các chất mùn (hoặc
màu xanh lá cây do trong nước có tảo) và màu có thể khơng quan sát được
hồn tồn do các chất hịa tan hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với phân tích, “màu
thực” của mẫu nước là mẫu cần quan tâm. Màu thực được mơ tả do các chất
hịa tan (nghĩa là tất cả các chất lọt qua được màng lọc có cỡ lỗ 0,45 µm). Màu
quan sát được khi có các chất lơ lửng khơng hịa tan được mơ tả là “màu biểu
kiến”. Màu vốn có của nước có thể bỏ qua khi phân tích. [TCVN 6185 : 2008;
ISO 7887 : 1994]
- Nitrit và Nitrat
Nitrat (cơng thức hóa học là NO3-) và nitrit (cơng thức hóa học là NO2-)
là hợp chất của nitơ và oxi, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là
nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh
hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat
bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.
Sự có mặt của nitrat và nitrit trong nước cho thấy nguồn nước đã bị
nhiễm bẩn từ sử dụng phân bón trong nơng nghiệp, bể phốt, hệ thống xử lý
nước thải, chất thải động vật, chất thải công nghiệp hoặc từ ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm.


7

- E. Coli
Escherichia coli (thường được viết tắt là E.Coli) hay còn được gọi là vi
khuẩn đại tràng. Chúng là một trong những lồi vi khuẩn chính ký sinh trong

đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi
khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của
khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. Coli trong nước là một chỉ thị thường gặp
cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường
được sử dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn
nước ăn uống và sinh hoạt. Có nhiều loại E. Coli, nhưng phần lớn chúng có
thể nói là vơ hại. Tuy nhiên, một số E. Coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ
biến nhất trong nhóm E. coli có hại này là E. Coli O157:H7. Ở vài bệnh nhân,
vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Coliforms
Vi khuẩn Coliforms là một loại vi khuẩn gram kỵ khí, hình que và
khơng bào tử. Chúng là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống được trong nhiều
môi trường khác nhau như đất, nước (nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi
trồng thủy sản), thức ăn và trong phân động vật. Vi khuẩn phổ biến trong
nhóm Coliform là Escherichia Coli, đây là một loại vi khuẩn thường có trong
hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn E.Coli cho thấy nguồn nước đã
có dấu hiệu ơ nhiễm phân.
1.3. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi
trường nước
Khái niệm chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị
được tích hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn,
nghĩa là chúng được tính tốn từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho
một hiện tượng nào đó. Chỉ số mơi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản
và rõ ràng về một vấn đề môi trường dễ hiểu cho cả chuyên gia và công chúng.


8
Chỉ số chất lượng nước WQI
Định nghĩa: Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là
một chỉ số tổ hợp được tính tốn từ các thơng số chất lượng nước xác định

thơng qua một cơng thức tốn học. WQI dùng để mô tả định lượng về chất
lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm. Việc sử dụng sinh vật
trong nước làm chỉ thị cho mức độ sạch ở Đức từ năm 1850 được coi là
nghiên cứu đầu tiên về WQI. Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI đầu tiên
được xây dựng trên thang số. Hiện nay có rất nhiều quốc gia/địa phương xây
dựng và áp dụng chỉ số WQI. Thơng qua một mơ hình tính tốn, từ các thông
số khác nhau ta thu được một chỉ số duy nhất. Sau đó chất lượng nước có thể
được so sánh với nhau thơng qua chỉ số đó. Đây là phương pháp đơn giản so
với việc phân tích một loạt các thông số.
Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:
- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở
cho việc ra các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên.
- Phân vùng chất lượng nước.
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp
ứng/không đáp ứng của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.
- Công bố thông tin cho cộng đồng
- Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước
thường không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên
cứu vĩ mô khác như đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến chất lượng
nước khu vực, đánh giá hiệu quả kiểm soát phát thải,… WQI là một phương
tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin về chất lượng
nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới
dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi
trường và công chúng. Chỉ số chất lượng nước thông thường là một con số


9
nằm trong khoảng từ 1 – 100, nếu con số lớn hơn chứng tỏ chất lượng nước
tốt hơn mong đợi. Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, Coliform và oxy hòa

tan, chỉ số này biểu thị mức độ yêu cầu đối với nhu cầu sử dụng. Đối với các
chất dinh dưỡng hay bùn là các chỉ số mà thường khơng có trong tiêu chuẩn thì
chỉ số chất lượng biểu thị điều kiện môi trường tại khu vực. Chỉ số tổng hợp tính
tốn trên cơ sở nhiều chỉ tiêu cho ta một đánh giá tổng quan. Thông thường chỉ
số trên 80 chứng tỏ môi trường nước đạt chất lượng; chỉ số nằm trong khoảng 40
– 80 là ở mức giới hạn và nếu nhỏ hơn 40 là ở mức đáng lo ngại.
Ứng dụng lớn nhất của chỉ số chất lượng là dùng cho các mục tiêu so
sánh (nơi nào có chất lượng nước xấu, đáng lo ngại hơn so với các mục đích
sử dụng) và để trả lời câu hỏi của công chúng một cách chung chung (chất
lượng nguồn nước ở nơi tôi ở ra sao?). Các chỉ số có ít tác dụng đối với các
mục tiêu cụ thể. Việc đánh giá chất lượng nước cho các mục tiêu cụ thể phải
dựa vào bảng phân tích chất lượng với đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết. Chỉ số
chất lượng nước WQI không chỉ dùng để xếp hạng nguồn nước mà giúp cho
chúng ta thấy nơi nào có vấn đề đáng lo ngại về chất lượng nguồn nước.
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chỉ số WQI của một số quốc gia trên
thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều dạng WQI đang được sử dụng, trong đó
đáng chú ý là WQI của Canada (The Canadian Council of Ministers of the
Environment - CCME, 2001). WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều
số liệu khác nhau sử dụng một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3
hệ số chính (F1 - phạm vi, F2 - tần suất và F3 - biên độ của các kết quả không
đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước - giới hạn chuẩn). WQI-CCME là
một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết sức thuận tiện với các thông
số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng có thể dễ
dàng đưa vào WQI-CCME để tính tốn tự động. Tuy nhiên, trong WQICCME, vai trị của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như


10
nhau, mặc dù trong thực tế các thành phần chất lượng nước có vai trị khác
nhau đối với nguồn nước ví dụ như thành phần chất rắn lơ lửng khơng có ý

nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước nguồn nước như thành phần oxy
hòa tan. WQI của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation
FoundationNSF) là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ
biến. WQINSF được xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập
đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông các chuyên gia khắp
nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất lượng nước quyết định sau đó xác lập
phần trọng lượng đóng góp của từng thơng số (vai trị quan trọng của thơng số
- wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của
thông số sang chỉ số phụ (qi). WQI-NSF được xây dựng rất khoa học dựa trên
ý kiến số đông các nhà khoa học về chất lượng nước, có tính đến vai trị
(trọng số) của các thông số tham gia trong WQI và so sánh các kết quả với giá
trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) qua giản đồ tính chỉ số phụ (qi). Tuy
nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQINSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ. Vì vậy mỗi Quốc
gia – địa phương sẽ lựa chọn các thông số và phương pháp tính chỉ số phụ
riêng và có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng.
Tình hình nghiên cứu và áp dụng WQI tại Việt Nam
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ
số chất lượng nước như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh giá số
liệu chất lượng nước trên sơng Sài Gịn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú
An trong thời gian từ 2003 đến 2007.
Hiện nay, để thống nhất cách tính tốn chỉ số chất lượng nước, tháng
07 năm 2011, Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn
kỹ thuật tính tốn chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT
ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo
Quyết định chỉ số chất lượng nước được áp đối với số liệu quan trắc môi


11
trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc môi trường

và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng
đồng. Theo hướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số
được tính tốn từ các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định
lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu
diễn qua một thang điểm. WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số chất
lượng nước tính tốn cho mỗi thơng số.
1.4. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới
Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông
đã được đề cập tới nhiều trên phạm vi tồn thế giới. Theo Liên Hợp Quốc thì
một nửa trong tổng số 500 dịng sơng lớn nhất thế giới đã trở nên cạn kiệt và
ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng nước của các con sông lớn trên thế giới đang
giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, lồi vật và
tương lai của trái đất. Có tới 20 con sông lớn nhất thế giới đang bị các con
đập ngăn chặn dẫn đến hậu quả là 1/5 chủng loại cá đang trên bờ tuyệt chủng.
Sông Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ -Mexico)
được xem là con sông cạn nhất so với chiều dài của nó.
Theo EPA (2013) chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ năm 2008-2009 vấn đề hàng
đầu của chất lượng nước sông và suối là ơ nhiễm chất dinh dưỡng và suy
thối mơi trường sống: 40% sơng của quốc gia và suối có hàm lượng phốt pho
cao, 27% có hàm lượng nitơ cao. Ô nhiễm photpho và nitơ từ phân bón dư
thừa, nước thải và các nguồn khác, và có thể gây tảo phát triển mạnh, nồng độ
oxy thấp , và nhiều vấn đề khác. Thảm thực vật nghèo và mức độ tác động
cao của con người gần khu vực bờ sông và suối cũng là hiện tượng phổ biến
rộng rãi . Những điều kiện môi trường sống làm cho sông suối dễ bị lũ lụt,
góp phâ gây xói mịn và cho phép nhiều chất ô nhiễm thâm nhập vào nguồn


12
nước. Báo cáo chỉ ra rằng 15% sơng suối có mức độ vượt q trầm tích ở đáy

sơng, nó có thể dập tắt mơi trường sống , nơi có nhiều sinh vật dưới nước
sống hoặc sinh sản. Trầm tích dư thừa được phát hiện có tác động đáng kể
đến điều kiện sinh học.
Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ
về tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dịng sơng, ao hồ, và các hệ
thống cung cấp khác. Một báo cáo khác cho biết tồn thế giới có khoảng 1,1
tỷ người thiếu nước sạch để dùng, trung bình 5 người có 1 người khơng có
nước sạch để dùng. Đây là ngun nhân dẫn đến nhiều loại dịch bệnh làm
3,1 triệu người chết vào năm 2002. Trước tình hình nguy kịch của hệ thống
sơng ngịi trên thế giới, LHQ chọn ngày 14/3 là ngày thế giới hành động đề
tập trung sự chú ý của tồn cầu tới những dịng sơng.
Cơng trình nghiên cứu của Abu-Zeid và Abdel-Meguid (2009) cho thấy
ở Bắc Phi suy thối mơi trường là một vấn đề nghiêm trọng. Ơ nhiễm nước
trong khu vực kết quả từ đơ thị hóa và tác động liên quan của nó, và mở rộng
cơng trình thủy lợi đó là kết hợp với quản lý kém và thiếu hệ thống thốt nước
thích hợp vào nơng nghiệp. Nguồn nước bị ô nhiễm nguồn nước mặt trong
khu vực là chủ yếu từ một hoặc kết hợp của những điều sau đây: Xử lý chất
thải không đầy đủ và xả nước thải chưa qua xử lý và vững chắc chất thải ra
cống rãnh, kênh rạch, và các cơ quan nước mặt; Thực hành vệ sinh kém dẫn
đến sự thẩm thấu của thành phố không được điều trị nước thải từ bể tự hoại
kém duy trì, và các chất thải khác mà xử lý thấm vào nước ngầm; Nước biển
xâm nhập vào tầng nước ngầm ven biển do khai thác quá mức nước
ngầm; Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, xả vào mạng lưới thoát nước
thành phố, trực tiếp vào mặt và nước ngầm; Rò rỉ từ các bãi chôn lấp
unproperly thiết kế nơi chất thải rắn là bán phá giá; Rị rỉ và dịng chảy của hố
chất nơng nghiệp như phân bón và khơng thuốc trừ sâu phân hủy sinh học.


13
Theo CSIR (2010), một quan điểm về nước ở Nam Phi năm 2010 lập

luận rằng điều kiện khí hậu của phía nam Châu Phi, kết hợp với các yếu tố khác
nhau, dẫn đến thay đổi lớn về quy mô đối với hệ sinh thái thủy sinh và hiện
tượng phú dưỡng của các con sông và hồ chứa nước. Các yếu tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến tài nguyên nước là: việc xả thải nước thải chưa qua xử lý
và đã xử lý; tải lượng chất dinh dưỡng quá mức từ các dịng chảy từ nơng
nghiệp; điều chỉnh chế độ dịng chảy sông; và thay đổi sử dụng đất và mô hình
sử dụng đất. Trong hầu hết các hồ chứa phú dưỡng và các con sông ở Nam Phi
chiếm ưu thế là thực vật phù du thường là Microcystis cyanobacteria và
Anabaena. Sự tăng trưởng quá mức của cyanobacteria độc ("tảo xanh") dẫn đến
các vấn đề trong thanh lọc nước do sự hiện diện của các chất chuyển hóa độc
hại và mùi vị và các hợp chất gây mùi. Bởi vì các chất dinh dưỡng có mặt trong
nước thải, vấn đề được nhấn mạnh bất cứ nơi nào có sự tập trung của con người
và động vật. Vi sinh vật trong nước đại diện cho một trong những yếu tố chính
quyết định sự phù hợp để sử dụng. Việc định cư của con người, sự thiếu vệ
sinh và thói quen đổ thải, nước mưa và nước thải tràn là những nguồn thải
chính làm suy giảm chất lượng vi sinh vật trong nước ở Nam Phi. Sự lây lan
của các căn bệnh như cryptosporidiosis, kiết lỵ, dịch tả và thương hàn là do
việc sử dụng nước bị ô nhiễm bởi vấn đề phân. Vi sinh vật có nguồn gốc từ phân
cũng có thể lưu lại trên trái cây và các loại cây trồng thông qua ô nhiễm bề mặt
và chất lượng nước uống, trong các khu vực ven đô thị và nông thôn. Một số các
khu vực có rủi ro cao nhất về sức khỏe do nước bề mặt nhiễm phân là các thị
trấn và khu vực xung quanh: Klein Letaba, sông Elands (Mpumalanga);
Kokstad, Newcastle, Dundee, Ulundi Esigodini, sông Nsikazi; Matsulu và
Ngnodini (KwaZulu-Natal); Pholokwane, Lebowakgomo (Limpopo) và
Garankuwa, Tshwane, và Olifants, Elands và sông Apies (Gauteng).
Theo Cơng trình nghiên cứu của Alexandra Evans et al. (2012) cho
thấy sông ở châu Á bị ô nhiễm nặng chất thải sinh hoạt. Nhiều con sông trong


14

khu vực chứa tới 3 lần lượng vi khuẩn có nguồn gốc từ chất thải của con
người so với mức trung bình của thế giới (đo theo lượng vi khuẩn coli hoặc
FC). Ơ nhiễm do nơng nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp trong khu tăng 62%
trong giai đoạn 1990-2002 và lượng phân bón khống sản tiêu thụ tăng 15%.
Mức độ rất cao các chất dinh dưỡng được tìm thấy ở 50% các con sông trong
khu vực và mức độ vừa phải trong 25% các con sông khác. Mức độ dinh
dưỡng cao gây ra hiện tượng phú dưỡng, bao gồm sự sinh sôi mạnh của tảo
gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước ngọt. Thuốc trừ sâu là một
vấn đề khác trong khu vực. Ví dụ như ở Ấn Độ, việc sử dụng thuốc trừ sâu
tăng 750% từ giữa những năm 1900 cho đến ngày nay và thậm chí những loại
thuốc trừ sâu đã bị cấm vẫn được phát hiện ở sông Hằng vượt quá khuyến
nghị quốc tế. Ở Trung Á, việc sử dụng lượng nhỏ thuốc trừ sâu nhập khẩu
không đúng qui định đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng. Về phía nam của khu
vực, tại Sri Lanka việc xử lý thuốc trừ sâu chưa sử dụng, rửa thiết bị và điều
kiện kho chứa kém được xác định là yếu tố góp phần ơ nhiễm nước mặt. Ơ
nhiễm do công nghiệp: Các nền kinh tế nông nghiệp truyền thống Châu Á
đang tìm cách để chuyển đổi thành những nền kinh tế công nghiệp. Việc
chuyển đổi này gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến môi trường, đặc
biệt là trong trường hợp gây ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm công nghiệp, được chỉ
định bởi BOD (nhu cầu ôxi sinh hóa), cao nhất là ở một số các nước Trung Á
và Đông Bắc Á, tiếp sau là các nước Nam Á. Các nguồn ơ nhiễm chính là từ
các ngành cơng nghiệp sản xuất kim loại, giấy và bột giấy, dệt may, thực
phẩm và đồ uống. Ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng là một đóng góp
đáng kể đối với hiện tượng ơ nhiễm này
Do q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ
dẫn đến việc các lưu vực sông lớn phải chứa đựng một lượng lớn chất thải của
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý triệt để thải ra.
Như ở Trung Quốc, nhiều năm gần đây ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy sự



15
không bền vững trong sự dụng TNN và các hệ sinh thái trong lưu vực. Có
khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dịng sơng mỗi năm – riêng sơng
Yangtze nhận 22 tỷ tấn, sơng Hồng Hà nhận 3,9 tỷ tấn trong đó có (62 %
nước thải cơng nghiệp, 36% trong số đó chưa xử lý).
Các dạng nước ơ nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh
dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ơ nhiễm sơng do KLN
và các hóa chất độc hại khác. Trong đó ơ nhiễm dinh dưỡng (nito, photpho,
silic, cacbon) đang là mối quan tâm lơn của con người. Hàm lượng cao của
các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng trong các dịng sơng chảy
chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng đến làm xuất hiện một số loài
tảo làm cho nước ở một số biển và con sơng bị biến màu. Ngồi ra, sự phân
hủy kỉ khí đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3,… cộng thêm mùi hôi thối
đã làm cho các con sơng trở thành sơng chết. Tóm lại với tình hình ngày càng
phát triển và hiện đại hóa công nghiệp trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang ngày càng báo động nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời nhằm
hạn chế, bảo vệ môi trường nói chung và các dịng sơng nói riêng.
1.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam
Vũ Thị Phương Thảo (2014), công bố về chất lượng môi trường nước
sông Nhuệ đoạn từ đầu nguồn tới cầu Chiếc - đoạn nhận nước thải chính của
thành phố Hà Nội) thơng qua các thông số chất lượng nước trong thời gian
2011-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và coliform đều cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn cho phép
(QCVN 8/2008 loại B1 - Loại nước cấp cho nơng nghiệp). Hàm lượng COD có
chỗ cao gấp 4,5 lần tiêu chuẩn B1, hàm lượng amoni có nơi cao gấp chục lần
tiêu chuẩn B1 cịn mật độ coliform có nơi cao gấp 20 lần tiêu chuẩn B1. Tình
trạng ơ nhiễm sơng Nhuệ đã có dấu hiệu giảm ở tất cả các điểm với hầu hết các
thông số. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ, các muối dinh dưỡng,
coliform tổng số … vẫn còn khá cao, không đủ điều kiện cấp nước cho nông
nghiệp. Nghiên cứu của tác giả Lê Việt Thắng (2015) về hiện trạng, diễn biến



16
chất lượng nước sông Giêng, sông Dinh và các giải pháp bảo vệ môi trường
nước tại lưu vực. Nước lưu vực sơng Giêng, sơng Dinh đã có dấu hiệu ơ nhiễm
và các chỉ tiêu có mức ơ nhiễm cao là TSS, COD, BOD5, P-PO43- và Coliforms.
Nghiên cứu của Võ Đình Long (2015) về chất lượng nước mặt tại các
dịng sơng chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau phục vụ công tác quản lý. Kết quả
nghiên cứu cho thấy môi trường nước mặt ở tỉnh Cà Mau đang có xu hướng
bị xâm nhập mặn tại một số khu vực, hàm dưỡng chất rắn lơ lửng trong nước
cao; đồng thời có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm
hữu cơ, chủ yếu tập trung tại thành phố Cà Mau. Kết quả nghiên cứu còn chỉ
ra rằng khu hệ động thực vật nổi và động vật đáy ở tỉnh Cà Mau khá đa dạng
và phong phú với nhiều nhóm tảo mặn, lợ ngọt phân bố.
Nguyễn Thúy Hằng (2018) với nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước
và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải sông Đồng Nai giai đoạn 2012 –
2016 đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai. Kết qủa cho thấy: Quá trình đánh giá khả
năng tiếp nhận nguồn thải được sử dụng bằng phương pháp bảo toàn khối
lượng với 4 phân đoạn dịng chính sơng Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho
thấy đoạn 1 và đoạn 2 với hàm lượng các chất ô nhiễm như chất rắn lơ lửng
(TSS) và sắt (Fe) đã vượt quá khả năng tiếp nhận của dịng sơng. Với các chất
hữu cơ (COD, BOD5) và chất dinh dưỡng (NH4+) dịng sơng có khả năng tiếp
nhận thấp với lần lượt các giá trị tương ứng 31.435,82; 10.483,48 và 512,87
kg/ngày. Ở khu vực đoạn 2, tải lượng chất ô nhiễm vượt quá khả năng tiếp
nhận như thành phần TSS và hàm lượng Fe. Phần lớn các thông số ô nhiễm
đoạn 3 đã vượt quá mức chịu tải đối với TSS, COD, BOD5, NH4+, các vi
khuẩn đường ruột, Fe và lần lượt là -862.695,90; -142.736,19; -23.821,69; 7.512,11; -2.154.500.463,12; và -65.252,48 kg/ngày. Liên quan đến đoạn 4,
những thông số quan trọng như TSS, COD, BOD5, các vi khuẩn đường ruột,
sắt cũng vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép lần lượt là -303.468,74; 26.752,41; -612,97; -99.715.295,32 và -58.261,14 kg/ngày.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 về chất lượng

nước của 07 LVS lớn là Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả,


×