Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bài giảng Giải phẩu - sinh lý hệ bài tiết (P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 30 trang )

Chương 5:
GIẢI PHẨU – SINH LÝ
HỆ BÀI TiẾT (P1)
(Anatomy and physiology of urinary system)
Bài tiết là quá trình thải các chất cặn bã,
các chất thừa ra khỏi cơ thể, giúp cho cơ thể
không bị nhiễm độc và luôn giữ được cân bằng
nội môi. Tham gia vào chức năng này có nhiều
cơ quan khác nhau như hệ hô hấp, tuần hoàn,
tiêu hóa, da, thận Vì vậy, khi nghiên cứu
chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể,
các sản phẩm bài tiết khác nhau của quá trình
trao đổi chất đã được đề cập đến. Trong
chương này chỉ trình bày chức năng của thận
và da.
I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ BÀI TIẾT
Các chất không tham gia trao đổi chất
(muối, chất độc, thuốc…) gọi là chất bài tiết.
Tác dụng của sự bài tiết:
+ Duy trì ổn định pH, áp suất thẩm thấu, cân bằng
nội môi (máu, bạch huyết…)
+ Thải các chất độc (ure, uric), cặn bã bài tiết:
phổi, tuyến mồ hôi, nước tiểu hoặc phân.
+ Tham gia điều hòa nhiệt độ qua việc bài tiết mồ
hôi
Sản phẩm
phân giải
protein và
acid
nucleic
Thận là cơ quan lọc máu để tạo nước tiểu và bài


tiết nước tiểu, nhờ đó cân bằng được nội môi trong cơ
thể. Thận được hình thành từ lá trung bì. Trong quá
trình phát triển chủng loại và cá thể thận phát triển
qua 3 giai đoạn:
+ Nguyên thận là giai đoạn thấp nhất. Một số loài cá,
lưỡng cư nguyên thận hoạt động ở giai đoạn ấu trùng.
+ Trung thận hay thận sơ cấp xuất hiện trong hầu hết
bào thai của động vật có xương sống, khi trưởng
thành trung thận chỉ tồn tại ở động vật có xương sống
bậc thấp.
+ Hậu thận hay là thận thứ cấp tồn tại và hoạt động ở
động vật bậc cao và người.

Nguyên thận Trung thận
Hậu thận
Thận ở một số loài động vật

Bài tiết cá
Bài tiết ở động vật

+ Ở gia súc thận là cơ quan bài tiết chủ yếu. Sự bài
tiết của thận liên quan đến sự bài tiết các bộ phận
chức năng khác như tuyến mồ hôi, phổi …

II. CẤU TẠO THẬN VÀ ĐƠN VỊ THẬN
1. Cấu tạo thận
+ Ở động vật có vú, thận gồm một đôi hình hạt đậu.
Mỗi quả thận dài khoảng 10-12 cm, rộng 5-7 cm và
dày 3-4 cm, nặng 100-120 gram. Hai quả thận nằm sát
phía lưng của thành khoang bụng, hai bên cột sống

(trong khoảng từ đốt sống ngực XII đến thắt lưng I-II) .
+ Quả thận phải thường nhỏ hơn và nằm thấp hơn thận
trái độ một đốt sống. Bọc bên ngoài mỗi thận là bao
liên kết sợi, trên bao liên kết phát triển một lớp mô mỡ
dày bao phủ hai thận.

+ Cắt thận theo chiều dọc và nhìn mặt cắt
bằng mắt thường, ta thấy thận chia làm hai lớp :
- Lớp vỏ màu nâu có nhiều nốt chấm
- Lớp tủy màu trắng đục, có các đường tia
của tháp Manpighi
- Các đơn vị thận len lõi, sâu trong lớp vỏ
của thận tạo nên một hệ thống chức năng để lọc
máu hình thành nước tiểu
+ Hai quả thận Bò có hơn 8 triệu đơn vị thận
với tổng diện tích bề mặt hấp thu khoảng
30,5m
2

+ Thận Lợn có hơn 1,4 triệu đơn vị thận với
tổng diện tích bề mặt hấp thu khoảng 7,2m
2
+ Cừu: 1 triệu; mèo : 40 vạn; thỏ: 28,5 vạn
đơn vị thận

Các nốt chấm

Cấu tạo thận
Lớp vỏ
Lớp tủy

Đơn vị thận
1. Đơn vị thận
Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận.
+ Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman
là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản
cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song
thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch
là một màng lọc mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang
nang.
+ Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle và ống
lượn xa:
- Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần (uốn khúc).
- Quai Henle là một ống hình chữ U.
- Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa cũng
là một ống uốn khúc. Từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống
góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó nhận dịch lọc
từ một số đơn vị thận để đổ vào bể thận
Cầu thận

Quản cầu thận
Cầu thận

Thành ống trong quản cầu Manpighi

Ống lượn gần
Ống lượn xa
Quay Henle
Ống góp
3. Tuần hoàn ở thận
+ Tuần hoàn máu ở thận đi quan hai lần mao mạch

sau đó mới tập hợp vào tĩnh mạch thận:
- Động mạch thận sau khi đi vào thận chia ra các
nhánh đi vào tiểu cầu thận đó là động mạch tiểu cầu
thận. Động mạch này chia ra thành nhiều vòng mao
mạch, các mao mạch này lại tập hợp thành động mạch
đi ra.
- Động mạch đi ra lại chia thành nhiều mao mạch bao
quanh ống thận nhỏ. Cuối cùng chúng tập hợp thành
tĩnh mạch đổ vào tính mạch thận

Tuần hoàn ở thận
Động mạch đi vào
Động mạch đi ra
Tĩnh mạch thận
Động mạch đi vào
Động mạch đi ra
Tĩnh mạch thận

×