Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. HOÀNG VĂN SÂM

Hà Nội, 2022


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan. Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các tài
liệu, kết quả công bố trong luận văn là trung thực, chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất cứ cơng trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Trường Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã tiến hành thực
tập luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn
một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia Cúc Phương”
Để hồn thành chương trình đào tạo và luận văn này trước hết tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường đại học Lâm nghiệp đã
tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin gửi lời cảm ơn đến
quý Thầy Cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Mơi trường, Phịng đào
tạo sau Đại học đã giảng dạy, giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn. Và đặc biệt xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến
GS. TS. Hoàng Văn Sâm đã dành nhiều thời gian, quan tâm, tận tình giúp đỡ
để hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ vườn quốc gia Cúc Phương
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực
đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến q báu trong quá trình thực hiện Luận
văn.
Do điều kiện thời gian có hạn, bản thân tơi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết
mình đề hồn thành Luận văn tốt nghiệp, song sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cơ, nhà khoa học, các đồng nghiệp
tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Trường Sơn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.2. Tại Việt Nam........................................................................................... 5
1.3. Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Cúc Phương ........................................... 8
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 9
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9
2.1.1. Vị trí .................................................................................................. 9
2.1.2. Địa hình .......................................................................................... 10
2.1.3. Khí hậu............................................................................................ 12
2.1.4. Thực bì ............................................................................................ 14
2.1.5. Đất đai ............................................................................................ 14
2.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 15
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 17
3.1.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 17
3.1.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................. 17
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 17
3.2.1. Đối tượng ........................................................................................ 17


iv

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu .......................................................... 18
3.4.2. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa ........................ 18
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................. 21
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
4.1.Thành phần các loài thực vật quý hiếm tại vườn Quốc gia Cúc Phương
...................................................................................................................... 24
4.2. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia Cúc
Phương ......................................................................................................... 37
4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, khả năng tái
sinh một số lồi có giá trị bảo tồn và đặc trưng tại khu vực nghiên cứu ..... 37
4.3.1. Chò Đãi ........................................................................................... 37
4.3.3. Sến mật............................................................................................ 40
4.3.4. Chò chỉ ............................................................................................ 43
4.3.5. Lát hoa ............................................................................................ 45
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại VQG Cúc
Phương ......................................................................................................... 47
4.4.1. Giải pháp kỹ thuật .......................................................................... 48
4.4.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội .......................................................... 49

4.4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư ...... 50
4.4.4. Hồn thiện thể chế, chính sách và pháp luật ................................. 51
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 53
1.1. Thành phần các loài thực vật quý hiếm tại VQG Cúc Phương ........ 53
4.2. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia Cúc
Phương ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


v


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các tuyến điều tra VQG Cúc Phương ........................... 19
Bảng 4.1. Danh lục thực vật quý hiếm vườn quốc gia Cúc Phương............... 24
Bảng 4.2. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia
Cúc Phương ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Chò đãi theo tuyến.............................................. 39
Bảng 4.4: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của lồi Chị đãi .................................. 39
Bảng 4.5: Tái sinh tự nhiên Lim xanh theo tuyếnError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 4.6: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Lim xanhError!

Bookmark


not defined.
Bảng 4.7: Tái sinh tự nhiên Sến mật theo tuyến ............................................. 41
Bảng 4.8: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Sến mật ................................. 42
Bảng 4.9: Tái sinh tự nhiên Lát hoa theo tuyến .............................................. 46
Bảng 4.10: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Lát hoa ................................ 47


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí VQG Cúc Phương ................................................................... 9
Hình 2.2: Mơ hình số độ cao VQG Cúc Phương ............................................ 11
Hình 4.1: Chị đãi (Carya sinensis Dode) ....................................................... 38
Hình 4.2: Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv.)Error!

Bookmark

not

defined.
Hình 4.3: Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam) ......................... 41
Hình 4.4: Chị chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) .................................... 43
Hình 4.5: Lát hoa (Chukrasia tabularis Juss.) ................................................. 45


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Dịch nghĩa

ĐDSH

Đa dạng sinh học

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

VQG

Vường quốc gia

TVR

Thực vật rừng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề quan trọng đang
được cả thế giới quan tâm. Mà đa dạng sinh học thì hệ thực vật có ý nghĩa
hàng đầu vì thực vật là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh
thái. Thực vật là nơi sống, nơi tồn tại của các loài sinh vật. Sự tồn tại và phát
triển của thực vật chính là nền tảng cho sự phát triển và sự tiến hoá của sinh
giới. Sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đã trở
thành vấn đề thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học trong những năm
gần đây và được chính thức cơng nhận tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi
trường và phát triển bền vững (UNCED) ở Rio de janeiro (tháng 6 năm 1992).

Nhận thức được giá trị to lớn của đa dạng sinh học và hạn chế sự suy thoái
của đa dạng sinh học, Năm 1993 Việt Nam đã ký công ước Quốc Tế về bảo
vệ đa dạng sinh học." Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt
Nam" được Chính Phủ phê duyệt, ban hành. Với những nỗ lực như vậy tính
đến cuối năm 2021 Việt Nam có tới 1168 khu rừng đặc dụng trong đó có 34
vườn Quốc gia (VQG), 58 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), 38 khu bảo vệ
cảnh quan, và 9 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học với tổng diện tích
là 2.39.675 ha, bằng 6,9% diện tích lãnh thổ Quốc gia.
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây
Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hịa
Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ thực vật phong phú đa dạng mang
đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều lồi thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
được phát hiện và bảo tồn tại đây. Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57
chi, 149 lồi; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 lồi; ngành hạt kín có 154 họ,
747 chi và 1588 lồi. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần
1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương
chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài miền Bắc và chiếm


2
68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực
vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Do địa hình dốc, tầng tán
thường khơng liên tục và đơi khi sự phân tầng không rõ ràng. Vườn quốc gia
hiện là nơi có nhiều lồi cây gỗ lớn có giá trị như Chò xanh, Chò
chỉ hay Đăng. Đây cũng là nơi phong phú về các cây thuốc quý. Là vườn
quốc gia đầu tiên được thành lập tại Việt Nam và đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về thực vật. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu chun sâu về
các lồi thực vật q hiếm chưa nhiều. Vì vậy nên tơi chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật
quý hiếm tại Vườn quốc gia Cúc Phương”.



3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Theophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ
thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và
"Cơ sở thực vật" Ơng mơ tả được khoảng 500 lồi cây. Sau đó Plinus (79 - 24
TCN) cho ra đời cuốn "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) Ơng đã mơ tả
gần 1.000 lồi cây. Cùng thời gian này có Dioseoride (20 - 60 TCN) một thầy
thuốc của vùng Tiểu Á đã xuất bản cuốn "Dược liệu học". Ông nêu được hơn
500 loài cây cỏ và xếp chúng vào các họ khác nhau.
Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chưa cụ
thể, chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đốn số
lồi thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 lồi.
A. Phêđơrốp (1965) đã dự đốn trên thế giới có khoảng: 300.000 lồi
thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết
thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000
loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.
Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật được tiến hành từ lâu trên
thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều cơng trình nghiên cứu của Vưsotxki (1915),
Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), .. Theo các tác giả thì mỗi
vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng khác biểu thị bởi thành
phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng. Vì vậy, việc
nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong
phân loại các loại hình thảm thực vật.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các tài nguyên sinh học đã trở thành một
chiến lược chung trên toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn



4
việc đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học như: Công ước ĐDSH; Hiệp Hội Bảo
Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), Chương trình mơi trương liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), viện thài nguyên Di
truyền Quốc Tế (IPGRI)... Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều
quốn sách mang chỉ dẩn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH được xuất
bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH
và rất nhiều công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện.
- Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, cùng vời việc
sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài nguyên rừng, sự suy
thoái, mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà nguyên nhân chủ yếu là
do con người khai thác và sử dụng thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều
loài đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất.
- Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn lồi nói riêng theo hướng
phát triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm
tịi, thử nghiệm và lựa chon cho mình một chiến lược và chính sách quản lý
tài nguyên hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều
kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia mà hình
thành lên một hệ thống quản lý tài nguyên khác nhau.
- Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH là:
+ Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục
đích bảo vệ các lồi, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều
kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi.
Thông thường bảo tồn nguyên vị thường được thực hiện bằng cách thành lập
các khu bảo tồn và đề xuất các biên pháp quản lý phù hợp. Ngồi ra theo
chương trình phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO) cịn có khu Di sản thế giới, và theo cơng ước RAMSAR cịn có

VQG Đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả


5
các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngồi
các VQG. Trong nơng nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị được hiểu là bảo
tồn các loài giống, loài cây trồng và cây rừng được trồng tại vùng đồng ruộng
hoặc các rừng trồng.
+ Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biên pháp di dời các loài cây, con và
các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của
việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ nhân ni vơ tính hay cứu hộ trong
trường hợp: Nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại khơng thể lưu giữ lâu
hơn các lồi nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực
nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ
sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sưu tập các chất
mầm, mô cấy... Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ
trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tác khỏi q trình tiến hóa tự nhiên.
Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên
vị rất bổ ích cho cơng tác bảo tồn và phát triển lồi cũng như phát triển đa dạng
sinh học.
1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam với diện tích khoảng 332.000 Km2 nằm ở phía đơng trên bán
đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lý của Việt Nam
(chỉ kể phần đất liền) giới hạn của kinh độ 1200,9’- 1090,30’; Vĩ độ: 8010’ - 230
24’ . Đông và Đông Nam giáp biển đông và Thái Bình Dương, Bắc giáp với
Trung Quốc. Tây giáp Lào và Nam giáp với Campuchia
Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm
đa dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú

của nguồn gen, số lượng loài, các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái và vùng địa
lý sinh học.


6
Ở nước ta, trong “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” và các tập tài
liệu khoa học bổ sung tiếp theo đã mơ tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với
7.000 lồi thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật
dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 lồi.
Phan Kế Lộc (1998) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có
5.609 lồi thuộc 1.660 chi và 240 họ.
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 lồi
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ.
Phạm Hồng Hộ (1991 - 1992) trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” đã
thống kê được số lồi của hệ thực vật Việt Nam đạt 10.500 loài gần trùng với
số lượng 12.000 lồi theo dự đốn của nhiều nhà thực vật học.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc
gia Tam Đảo với 2.000 lồi, trong đó có 904 lồi cây có ích thuộc 478 chi,
213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các lồi này được xếp
thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài
của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành lồi thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành lồi của tầng cây
bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta
(họ Cà phê - Rubiaceae); chi Tabernaemontana (họ Trúc đào - Apocynaceae);
chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae).
Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn,
Nguyễn Tiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của

265 họ và 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) trong khi tổng kết các cơng trình nghiên
cứu về khu hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 lồi thực vật bậc thấp
và 11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.


7

- Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam. ( Bộ tài nguyên và Môi
trường, 2009), đã ghi nhận có 13.766 lồi thực vật trong đó, có 2.393 loài thực
vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10% lồi q hiếm và
3% lồi đặc hữu.
- Hiện nay ở Việt Nam tình trạng suy giảm số lượng cá thể các loài, đặc
biệt là các lồi q hiếm, có giá trị khai thác ngày càng tăng, năm 2002 - 2003,
theo tiêu chuẩn mới của IUCN, Sách đỏ Việt Nam được các nhà khoa học soạn
thảo lại. Trong đó, số lượng các lồi đơng, thực vật được đưa vào sách đỏ lần
này cao hơn số lượng cơng bố (417 lồi động vật vào năm 1992, 450 loài thực
vật vào năm 1995). Chúng ta đã đánh mất một kho tàng nguồn gen động thực vật
hoang dã quý hiếm, đánh mất lá phổi xanh của nhân loài và đánh mất những cỗ
máy giúp điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường sống cho tất cả các lồi sinh vật
trên trái đất.
Phạm Hồng Ban (2001) khi nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ
sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, tác giả đã xác định thành
phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau
nương rẫy theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở
vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) có 586 lồi thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc
cao có mạch.
Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù
Luông, các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài
với 152 họ, 477 chi, 1.109 loài.

Hoàng Thị Hạnh (2007), khi nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao có
mạch tại vùng đệm VQG Bến En, Thanh Hóa đã xác định được 396 loài thuộc 245
chi, 93 họ của 4 ngành thục vật bậc cao có mạch là Ngành Thông đất, ngành Dương
xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. .
Đỗ Ngọc Đài (2012) điều tra Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu
BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 952 lồi, 517 chi và 162 họ.


8
Nguyễn Anh Dũng, nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có
mạch tại xã Mơn Sơn, vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An đã xác
định được 497 loài thuộc 319 chi và 110 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch là Ngành thơng đất (8 loài), ngành dương xỉ (27 loài) và ngành Mộc lan
(642 loài).
Phan Thị Thúy Hà (2006), khi điều tra Hệ thực vật bậc cao có mạch tại
xã Hương Điền, thuộc vương quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh đã xác định được
349 loài thuộc 215 chi và 79 họ thuộc 4 ngành là Ngành thông đất, ngành
Dương xỉ, ngành thông và ngành Mộc Lan.
Nguyễn Tiến Cường (2012), Điều tra thành phần loài thực vật Hai lá
mầm (Magnoliopsida) tại khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã thống kê được 227 loài, 135 chi và 56 họ.
1.3. Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Nguyễn Bá Thụ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Vườn quốc gia
Cúc Phương năm 1995, Ông đã đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao
là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có
98 lồi q hiếm. So với tổng số loài thực vật bậc cao của Việt Nam
(11.374 loài kể cả ngành Rêu), số loài thực vật bậc cao của Cúc Phương
chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần xã
thực vật của hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân
loại, mô tả và lần đầu tiên được thể hiện trên bản đồ.

Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc
Phương, đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh
lục năm 1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos
thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền
(Loganiaceae), đặc biệt đã phát hiện một chi mới và là loài mới cho khoa học
là Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được
45 điểm đa dạng thực vật tại khu vực Cúc Phương.


9
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên tọa độ địa lý từ 20014' - 20024' vĩ
độ Bắc và từ 105029' - 105044' kinh độ Đông. Cách Hà Nội khoảng 90 km về
hướng Tây Nam và cách biển Đơng 60 km về phía Đơng theo đường chim
bay. Vườn có tổng diện tích 22.200 ha, chiều dài khoảng 30 km, rộng 8 - 10
km, trong đó 11.350 ha (51,1%) thuộc tỉnh Ninh Bình, 5850 ha (26,4%) thuộc
tỉnh Hồ Bình, 5000 ha (22,5%) thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Vườn thực vật nằm trong phần đất khu vực Đụng Nam vườn quốc gia
Cúc Phương. Phần diện tích xây dựng nằm trọn 3 thung núi là Thung Lốc thung Khỉ và thung Mũi trâu. Tổng diện tích của vườn thực vật là 95 ha,
trong đó phần lớn diện tích (60 ha) được thiết kế trồng các loài thực vật từ nơi
khác siêu tầm đến và các loài từ vườn Cúc Phương, phần diện tích cịn lại 35
ha là rừng tự nhiên.

Hình 2.1: Vị trí VQG Cúc Phương


10

2.1.2. Địa hình
Khu vực Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn Kimeri
(vào cuối kỷ Jura ,đầu kỷ Kreta), trong đầu nguyên đại trung sinh kỷ Trias
cách ngày nay khoảng 260 triệu năm. Khu vực được tạo thành bởi các loại
mẫu chất sau: Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm. Đá vôi thuộc
hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa. Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Nậm Thẳm tuổi
Trias giữa. Trầm tích biển thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc. Thành tạo Humit thuộc
hệ tầng Hải Hưng. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Đơng Nam của
dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng Tây Bắc.
Dãy núi vôi này với ưu thế là kiểu Karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại
dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m
tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá
vơi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có
một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Thuộc dạng địa hình
kartst nửa che phủ, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đồi kartst xâm
thực, tạo nên các hang động đẹp. Các hang động này đều có thể khai thác cho
tham quan, nghiên cứu như: Động người xưa, Hang Con Moong, Động Phị
Mã giáng, Động Trăng Khuyết…
Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan đến hai loại sản phẩm
cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau:
- Địa hình núi cao, dốc đứng: Sản phẩm đá vơi;
- Địa hình bãi bằng, thung lũng đẹp: Sản phẩm bồi tụ;
- Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đất sét.
Cúc Phương nằm ở phía Đơng Nam của dãy núi đá vôi Tam Điệp, chạy từ
tỉnh Sơn La ở hướng Tây Bắc, với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành
trong lịng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên
đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa vùng đồng bằng.
Phần dãy núi đá vôi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25 km và rộng 10



11
km, ở giữa có thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình
karst có ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn
nước trong VQG bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, sau đó chảy
ra những khe nhỏ ở bên hai sườn, vì vậy, khơng có các ao hồ tự nhiên hay các
thủy vực tĩnh nằm trong VQG mà chỉ có một dịng chảy thường xun là sơng
Bưởi nằm ở phía Tây của VQG rồi đổ vào sơng Mã. Rừng Cúc Phương cịn
đóng vai trị bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang, cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận. Khí hậu ở Cúc Phương
thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,70C.
Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh. Tại đây có rất nhiều hang động
với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hố lịch sử lâu đời
như động Trăng Khuyết, Chúa, Thuỷ Tiên, Người Xưa, San Hô, hang Con
Moong...

Hình 2.2: Mơ hình số độ cao VQG Cúc Phương


12
2.1.3. Khí hậu
Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tượng Bống, cho thấy nhiệt độ
trung bình năm là 20,60C. Năm 1966 nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là
21,20C. Năm 1971 nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,90C. Như vậy
chênh lệch giữa nhiệt độ bình quân chung so với nhiệt độ bình quân năm cao
và năm thấp chỉ khoảng 10C (0,60C và 0,70C). Nhiệt độ bình quân năm tương
đối ổn định là một thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật ở đây. Chế độ
nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng.
Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:
Trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển
từ 300 - 400 m, thảm thực vật rừng tươi tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,60C.

Trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng xấu, một
số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200 250 m. Nhiệt độ bình quân năm 21,80C, cao hơn ở Bống 1,20C.
Trạm Nho Quan, cách trung tâm Vườn 20 km, ở đây khơng có
rừng, độ cao so với mặt biển là 20m, nhiệt độ bình quân năm là 22,7 0C,
cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,1 0C và cao hơn nhiệt độ bình
quân của Đang 0,9 0C.
Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1.800 mm
đến 2.400 mm, bình quân năm là 2.138 mm/năm. Đó là lượng mưa tương
đối lớn so với vùng xung quanh.
Nếu tính tháng có lượng mưa từ 100 mm là tháng mưa thì ở đây có
tới 8 tháng và mùa mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng XI. Tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng IX là 410,9 mm, trong khi đó các tháng XII, I, II và
III lượng mưa chưa được 50 mm. Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhưng phân
biệt rất rõ với mùa mưa. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở
Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông.


13
Độ ẩm tương đối khơng khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90%
và tương đối đều trong năm, tháng thấp nhất khơng dưới 88%. Trong khi
đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống như nhiệt độ trong khơng khí.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
gió mùa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đơng Bắc về mùa Đơng và gió
mùa Đơng Nam về mùa hè. Ngồi ra về mùa hè nhiều ngày có gió lào
thổi mạnh. Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên
ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ
gió thường là 1 - 2 m/s.
Do ở Cúc Phương là địa hình Castơ nên ở đây có ít dịng chảy, ngoại
trừ sơng Bưởi và sơng Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, cịn lại là các
khe suối cạn có nước theo mùa, sau cơn mưa, nước được dẫn vào các lỗ hút,

chảy ngầm rồi phun ra ở một số vó nước. Chỗ nào nước khơng hút kịp thì ứ
đọng lại, gây nên ngập úng tạm thời
Theo tài liệu điều tra khí tượng khu vực gần nhất với khu vực Vườn
thực vật cho thấy :
+ Nhiệt độ trung bình năm 22,350C;
+ Biên độ nhiệt 4,050C;
+ Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất : 15,580C.
-Về chế độ ẩm L
+ Tổng lượng mưa bình quân năm 1987 mm;
+ Số tháng khô là 2;
+ Số tháng hạn là 1;
+ Độ ẩm bình qn năm 84,5%.
- Qua nghiên cứu khí hậu vườn thực vật, hầu hết thời gian trong năm
khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng. Chỉ cần tránh trồng cây trong các
tháng 11, 12 và tháng 1 trong năm, những tháng này vừa rét đậm lại vừa khô .


14
2.1.4. Thực bì
- Thực bì vườn thực vật tài liệu điều tra trước đây gồm 3 loại sau:
+ Khu vực núi đá độc lập: Thực bì cịn phủ kín gồm các loài cây gỗ và
gỗ nhỡ, cây bụi và thảm tươi. Các loài thường gặp như sau: hồng mang, trai
thảo, teo nơng , ơ rơ, nhị vàng, vàng anh...;
+ Phần đất chân núi chỉ cịn sót lại rải rác các lồi giẻ, sau sau, vàng
anh, lim xẹt;
+ Cịn lại đa phần diện tích thung núi trước đây cịn rừng, nay do có tác
động canh tác làm nương rẫy, có nơi đã bỏ hố. Thực bì cịn lại chủ yếu cỏ
tranh, cỏ lào, sim, mua, sơn, ba chạc...
- Tóm lại: Khu đất xây dựng là khu đất đã mất rừng, trồng vườn thực
vật là cần thiết để phục hồi lại rừng đất đã mất rừng trong khu Đông Nam

vườn quốc gia Cúc Phương .
2.1.5. Đất đai
Vườn quốc gia Cúc Phương gồm 6 nhóm đất: Đất đỏ trên mac ma bazo
và trung tính, đất đỏ vàng trên đá khác, đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ, đất
xám và núi đá.
Đất trên núi đá chiếm phần lớn diện tích tại VQG Cúc Phương ().


15
2.2. Điều kiện xã hội
Cúc Phương được ví như "Một ốc đảo xanh" nằm giữa "Biển người".
Trải dài trên địa phận 14 xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh, với số dân gần 90.000
người chủ yếu là dan tộc Mường. Trong đó 4 xã có dân nằm trong ranh giới
của Vườn là: xã Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình, xã Thạch
Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa, xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp
thuộc huyện Lạc Sơn - Hịa Bình.
Những đặc điểm của cộng đồng dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến
VQG Cúc Phương:
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức và sự hiểu biết về cơng tác bảo vệ
mơi trường thiên nhiên cịn hạn chế.
- Đất sản xuất ít, năng suất cây trồng thấp khơng bù đắp được với
tốc độ tăng dân số. Hơn nữa cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp và một phần lâm sản.
- Vẫn còn hiện tượng phát vén rừng làm nương rẫy, chặt xẻ, săn bắt
chim thú, ngồi ra cịn chăn thả gia súc bừa bãi, đây là những nhân tố gây
áp lực lớn, đe dọa suy giảm tài ngun rừng.
Trước tình hình đó Vườn quốc gia Cúc Phương kết hợp với chính
quyền địa phương đã di dời dân cư ra khỏi phạm vi ranh giới của Vườn.
Kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao trình độ nhận
thức của người dân và các em học sinh về vai trị của rừng thơng qua

chương trình làng bản, câu lạc bộ bảo tồn với nhiều hình thức: Tranh ảnh,
sách báo, tập huấn ngoại khóa, diễn rối. Đồng thời với việc làm đó Vườn
cịn tích cực thu hút các dự án trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn
đề vùng đệm, đặc biệt là chuyển đổi, thay thế tập quán canh tác cũ sang
phương thức canh tác mới- nông lâm kết hợp, tận dụng gỗ củi… Từ đó
nhằm cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân, với các dự án:


16
Dự án đầu tư phát triển nghề nuôi ong mật do Công ty Ong Việt
Nam và Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DSE) tài trợ tại xã Cúc Phương và
xã Thành Yên.
Dự án tổ chức làng du lịch sinh thái tại bản Khanh, xã Ân Nghĩa,
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình. Giúp nhân dân có thu nhập từ phục vụ
khách du lịch ăn nghỉ tại nhà.
Dự án trồng rừng 327 trước đây và phát triển rừng bền vững hiện
nay đang thực hiện ở các xã trong vùng đệm đã tạo nhiều công ăn việc
làm cho người dân tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Hàng năm Cúc Phương đón tiếp 80 - 100 ngàn khách tham quan du
lịch, học tập, nghiên cứu khoa học. Đem đến cho Vườn nguồn thu không
nhỏ, và là điều kiện tốt để tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho
du khách, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân
địa phương. Từ đó giảm sức ép tới TNTN VQG Cúc Phương.
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Vườn quốc gia Cúc Phương đã
đạt được nhiều thành tích to lớn, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
và ln là đơn vị dẫn đầu trong khối bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.


×