Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang
huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của
GIS và viễn thám
Phan Phạm Chi Mai
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Bản đồ, viễn thám và GIS; Mã số: 60.44.76
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội theo
định hướng quy hoạch đất nghĩa trang ở Nghị định 35/2008-NĐCP Về xây dựng, quản
lý và sử dụng nghĩa trang. Sử dụng công cụ (hệ thông tin địa lý) GIS và viễn thám
phục vụ nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang của huyện. Dự đoán nhu cầu sử dụng
đất nghĩa trang trong tương lai.
Keywords: Địa lý tự nhiên; Bản đồ; Viễn thám
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Trong xã hội hiện nay đất đai
đang chịu sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển của kinh tế, xã hội. Đề tài về đất nghĩa
trang hiện nay đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế, cùng với sự lỏng lẻo trong quản lý đã dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên
đất, đặc biệt là đất nghĩa trang.
Sử dụng đất nghĩa trang là nhu cầu chính đáng của mỗi người, là nơi thể hiện đạo lý
tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người sống đối với người đã khuất.
Từ Liêm là huyện nằm ở phía phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội, giáp với các quận,
huyện như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ Hà Đông, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì. Hiện
nay dân số của huyện là 434.382 người (năm 2010), tỉ lệ tử ngày càng cao, trong đó năm 2007
cả huyện có 815 người chết, năm 2008 có 1122 người chết. Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa
nhanh, tỉ lệ sinh cao đã gây một sức ép lớn đối với đất nghĩa trang.
Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp ra đời vào thập
niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho đến nay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
2
khác nhau trong đó có tài nguyên đất. Trong những năm gần đây, GIS đã được nhiều cơ quan,
tổ chức ứng dụng trong việc nghiên cứu nông nghiệp đặc biệt là trong đánh giá sử dụng đất
đai.
Viễn thám ngày nay có ứng dụng to lớn, phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Viễn
thám ngoài việc tách lọc thông tin từ ảnh máy bay, còn áp dụng các công nghệ hiện đại trong
thu nhận và xử lý thông tin ảnh số. Viễn thám được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học
khác nhau như quân sự, địa chất, địa lý, môi trường…
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất
nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn thám”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ lớp phủ huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ
đó tính toán khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất.
- Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về đất nghĩa trang huyện Từ Liêm,
Hà Nội. Từ đó kết hợp với các dữ liệu về dân số của huyện dự đoán nhu cầu sử dụng đất
nghĩa trang của huyện trong thời gian tới.
- Sử dụng các dữ liệu trong GIS, kết hợp đi thực địa kiểm tra tính thực tế trong quy
hoạch đất nghĩa trang của huyện. Từ đó đưa ra những nhận định, biện pháp quản lý phù hợp.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu vào những nội dung
như sau:
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội theo định
hướng quy hoạch đất nghĩa trang ở Nghị định 35/2008-NĐCP Về xây dựng, quản lý và sử
dụng nghĩa trang.
- Sử dụng công cụ GIS và viễn thám phục vụ nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang
của huyện.
- Dự đoán nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh
tế xã hội, bản đồ huyện Từ Liêm… tại phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND huyện Từ
Liêm – Hà Nội; thu thập các tài liệu liên quan đến đất nghĩa trang nói chung, huyện Từ Liêm
– Hà Nội nói riêng, lập phiếu điều tra về nghĩa trang huyện Từ Liêm.
Điều tra thực địa: tới địa điểm nghiên cứu tìm hiều, ghi nhận một số thông tin và chụp
hình tại khu vực nghiên cứu. Qua những hình ảnh thực tế bước đầu giải đoán bằng mắt
thường. Sử dụng máy GPS xác định vị trí các nghĩa trang
3
- Phương pháp so sánh: với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng sử dụng đất
nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với các tiêu chí trong Nghị định 35/2008 về “Quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang” và Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế nghĩa trang đô thị (2007).
- Phương pháp dự báo: dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang căn cứ vào tỷ lệ sinh,
tỷ lệ tử, gia tăng tự nhiên của huyện và quy chuẩn về sử dụng đất nghĩa trang do Nhà nước
ban hành.
- Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS để thành lập các bản đồ chuyên đề, xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu hiện trạng sử dụng, quản lý đất nghĩa trang.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn tác giả căn cứ vào những tài liệu sưu tập được, ảnh vệ tinh và những
nghiên cứu của bản thân đưa ra những nhận xét về hiện trạng sử dụng, quản lý đất nghĩa trang
trên địa bàn huyện Từ Liêm. Do kinh nghiệm, thời gian của bản thân Luận văn chỉ dừng lại ở
nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang ở thời điểm hiện tại trong mối quan hệ với quy
hoạch sử dụng đất nghĩa trang theo Nghị định 35/2008-NĐCP và TCVN (2007), bao gồm các
đặc điểm sau:
- Khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất (theo đường chim bay)
- Hình thức táng chủ yếu, hướng các mộ
- Diện tích trung bình cho mỗi phần mộ hung táng, cát táng
- Một số chỉ tiêu kỹ thuật như: tỉ lệ đường giao thông, tỉ lệ cây xanh, ranh giới, hàng
rào, nhà quản trang…
Cùng đó là dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai.
Không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Từ Liêm.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, hệ thông tin địa lý và viễn thám;
Chương 2: Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang
huyện Từ Liêm, Hà Nội;
Chương 3: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ
THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ VIỄN THÁM
1.1 Tổng quan về đất nghĩa trang
1.1.1 Khái niệm về đất nghĩa trang
4
Nghĩa trang (nghĩa địa) là nơi mà thi thể người chết và di hài sau khi hỏa
táng được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery, xuất xứ từ tiếng Hy
Lạp là κοιμητήριον: nơi an nghỉ) ngụ ý vùng đất đó dành riêng cho cho việc chôn cất
(1)
.
Ở phương Tây, nghĩa trang là nơi mà các hoạt động tưởng nhớ người đã khuất được tiến hành.
Các nghi lễ này được thực hiện tùy theo phong tục tập quán hay tôn giáo.
Ở các nước phương Tây nói chung, tới thế kỷ 19, nghĩa trang dần thay thế cho bãi tha
ma, vì nhiều lý do, như để đảm bảo vệ sinh, tiện cho việc quản lý, qui hoạch và vì đất đai trở
nên chật chội, khan hiếm, thậm chí đắt đỏ.
1.1.2 Phân loại nghĩa trang
- Phân loại theo công nghệ táng
- Phân loại theo phương cách quản lý
- Phân loại theo công nghệ táng
- Phân theo vùng địa lý và theo phong tục tập quán truyền thống
1.1.3 Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị
Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang trong các đô thị khá
lớn. Trong đó, đa phần chiếm 80% là các nghĩa trang nhân dân riêng của các phường, xã,
làng, bản, cụm dân cư vẫn đang hoạt động không thuộc sự quản lý của chính quyền địa
phương.
Trong các nghĩa trang nhân dân đô thị đã khảo sát, hiện tại tỷ lệ sử dụng diện tích đất
dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60 – 90% tổng diện tích đất nghĩa trang. Diện tích đất
dùng cho giao thông nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35 – 20,07%, diện tích đất dành cho cây
xanh là từ 0 – 16%.
Diện tích sử dụng đất các mộ hung táng và chôn cất một lần thường chiếm từ 8 –
12m2 và có nơi là 16 m2, riêng tại thành phố Hà Nội diện tích này là 5,1 m2.
Diện tích các mộ cát táng thông thường khoảng 3,7 – 4,6m
2
. Khoảng cách giữa hai
hàng mộ từ 0,5 – 1m, còn khoảng cách giữa hai mộ liên tiếp cùng hàng từ 0,4 – 0,6m.
1.1.4 Một số hình thức táng trên thế giới
1.2 Tổng quan về hệ thông tin địa lý (GIS)
Hệ thông tin địa lý (GIS) hiện nay đã và đang có những ứng dụng to lớn và là công cụ
đắc lực cho nhiều lĩnh vực như môi trường, khí tượng thủy văn, nông nghiệp, dịch vụ tài
chính, y tế, giao thông…
Hiện nay tại Malaysia, nhiều công ty về nông nghiệp đang tạo ra lợi nhuận từ các giải
pháp công nghệ lập bản đồ trên máy tính sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ
thông tin địa lý (GIS). Các giải pháp trên đang trở nên rất phổ dụng trong lĩnh vực nông
5
nghiệp tại Malaysia, hỗ trợ các công ty trong việc tăng doanh thu và giảm chi phí trong hoạt
động như xác định các cây trồng phù hợp theo từng địa phương và theo mùa, tối ưu hóa phân
bón và số lượng thuốc trừ sâu, tính toán chính xác năng suất cho từng loại cây trồng. Phần
mềm GIS cũng được Malaysia sử dụng như là một công cụ được thiết kế cho phép hiển thị
các chi tiết về dữ liệu các vụ mùa hay các nhân tố mà có ảnh hưởng tới năng suất như độ màu
mỡ của đất, loại đất, sự phá hoại của côn trùng, các vùng cỏ dại và lượng mưa được phân bố.
1.3 Tổng quan về viễn thám
Nghiên cứu của Somporn Sangawongse về biến động sử dụng đất ở Chiềng Mai, Thái
Lan. Thời điểm nghiên cứu năm 1988 tới năm 1991 bằng ảnh viễn thám sử dụng phương pháp
phân loại khoảng cách ngắn nhất (Minimum distance) và phương pháp xác suất cực đại
(Maximum Likelihood). Nghiên cứu biến động dựa trên tỷ số ảnh.
Manishika Jain ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu mở rộng đô thị khu vực
Udaipur, Ấn Độ dựa trên so sánh phân loại trong thời điểm năm 1972, 1990 và 2000 và phân
tích chồng xếp dữ liệu.
Nghiên cứu sự biến động đô thị thông qua việc thành lập bản đồ sử dụng đất tại các thời
điểm năm 1959, 1969 và 1978 tại Delhi, Ấn Độ bằng công nghệ viễn thám đa thời gian của
Gupta D. M và Menshi M.K
1.4 Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang
Tích hợp đa tiêu chuẩn mô hình và hệ thống thông tin địa lý lựa chọn địa điểm nghĩa
trang (một nghiên cứu trường hợp của thành phố Sanandaj, Iran)
Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật GIS và quá trình phân tích
(AHP) để tìm một khu vực thích hợp. Kết quả cho thấy tích hợp GIS và mô hình AHP có một
tiềm năng lớn để so sánh các lựa chọn thay thế khác nhau bằng cách điều tra các tiêu chí đa
mô hình và các yếu tố khác nhau có liên quan.
Các yếu tố quan trọng để lựa chọn một nghĩa trang bao gồm cả không
gian các yếu tố vật lý. Một số yếu tố để lựa chọn bao gồm:
- Khoảng cách từ thành phố tới nghĩa trang: từ các quan điểm tôn giáo khoảng cách tối
đa của một nghĩa trang thành phố không nên vượt quá tiêu chuẩn (15km) dẫn đến sự chậm trễ
của cầu nguyện. Bên cạnh đó việc lựa chọn nghĩa trang cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Lựa chọn dựa theo hướng gió: nghĩa trang phải nằm ở cuối hướng gió, nếu ngược lại
thì nghĩa trang phải được bao phủ bởi nhiều cây cao.
6
Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng GIS như là một công cụ phân tích vô giá trong
việc phát triển và phân tích dữ liệu địa vật lý và mô hình không gian của dữ liệu thuộc tính
liên quan đến nghĩa trang.
Ví dụ, bằng cách sử dụng các công cụ phân tích GIS, đo lường có thể dễ dàng tính
toán về khoảng cách giữa một nghĩa trang với các yếu tố xung quanh và truy cập đường đi
gần nhất tới nghĩa trang. Ngoài ra, chất lượng đường, độ dốc, khoảng cách đi bộ đến nghĩa
trang có thể được mã hóa thành các dữ liệu GIS để đi đến đánh giá khả năng tiếp cận.
Tại nghĩa trang NewCom ở Hoa Kỳ đã sử dụng GIS như một công cụ để quản lý nghĩa
trang. Phần mềm và hệ thống quản lý nghĩa trang NewCom dựa trên một giao diện lập bản đồ
GIS hỗ trợ tất cả các lĩnh vực quản lý nghĩa trang. Hệ thống quản lý nghĩa trang cung cấp một
công cụ tìm kiếm mạnh mẽ để định vị cac hồ sơ.
Chƣơng 2. ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Từ Liêm, Hà Nội
2.2. Phƣơng pháp thực tế
2.2.1 Thu thập dữ liệu
- Thu thập số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở UBND huyện Từ
Liêm, sách, báo, Internet.
- Thu thập thông tin về đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội và một số địa phương
trong cả nước.
- Tìm hiểu các nghị định, thông tư, báo cáo, tài liệu về tình hình quy hoạch, quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang trên cả nước nói chung và địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng.
2.2.2 Điều tra thực địa
- Dùng phiếu điều tra, đến từng địa điểm nghĩa trang của huyện Từ Liêm thu thập, ghi
lại các thông tin liên quan đến nghĩa trang. Mẫu phiếu điều tra thể hiện ở phần phụ lục.
- Dùng máy GPS xác định tọa độ nghĩa trang, xây dựng bản đồ vị trí các nghĩa trang
trên địa bàn huyện Từ Liêm.
- Đi thực địa xác định lại tính chính xác của các mẫu đã chọn trên ảnh vệ tinh
2.2.3 Phân tích, xử lý số liệu
- Thu thập số liệu, bản đồ, hình ảnh… sắp xếp theo trình tự.
- Phân tích, xử lý những số liệu thu thập được làm công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu và
thành lập bản đồ.
2.2.4 Ứng dụng kỹ thuật GIS và viễn thám
7
- Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 5 (9/2012) kết hợp kiểm tra trên Google Map, Google
Earth phân loại một số đối tượng trên ảnh SPOT (thực hiện trên phần mềm ENVI).
- Sử dụng ảnh vệ tinh Spot, số liệu thu thập được từ UBND huyện Từ Liêm, số liệu
ngoài thực địa để tính toán, xây dựng cơ sở dữ liệu đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Sử dụng Google Earth pro để tính toán diện tích đất nghĩa trang
2.3 Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa
trang
2.3.1 Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ
Tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng trong luận văn là ảnh Spot 5 (tháng 9 năm 2012)
tại khu vực huyện Từ Liêm, Hà Nội. Dữ liệu viễn thám thu nhận từ vệ tinh hay tàu vũ trụ hoặc
máy bay bằng các bộ cảm khác nhau theo loại quang học hay radar nói chung đều có những
sai sót nhất định trong quá trình thu nhận. Các sai sót này có nguồn gốc từ thiết bị (con người)
do hạn chế về kỹ thuật, có nguồn gốc từ tự nhiên mà kết quả là các tín hiệu thu nhận được sau
khi chuyển đổi thành hình ảnh để người sử dụng có thể nhận biết được các hình ảnh, đối
tượng cần thu nhận thông tin. Các sai sót này có thể phân chia thành các sai sót mang tính hệ
thống và các sai sót không mang tính hệ thống.
Do vậy để có thể sử dụng được các dữ liệu viễn thám sau khi mới thu nhận từ vệ tinh
thì cần phải có hiệu chỉnh các sai sót này. Ngoài ra, cho dù sau khi các sai sót đã được hiệu
chỉnh, vẫn chưa thể lấy thông tin được nhiều từ ảnh mà cần phải có các quá trình khác nữa để
một ảnh vệ tinh có thể cung cấp thông tin.
Chuyển đổi ảnh là thao tác được áp dụng thường xuyên trong quá trình xử lý ảnh, thực
chất là biến đổi ảnh gốc thành ảnh mới nhằm thể hiện ảnh được rõ ràng hơn, hay tạo điểm
nhấn đối với các đối tượng cần quan tâm. Ảnh sau khi được chuyển đổi sẽ giúp cho công tác
giải đoán bằng mắt hoặc xử lý bằng máy hiệu quả và chính xác hơn. Các thuật toán xử lý như:
tăng cường chất lượng ảnh, lọc không gian, nén ảnh, tạo ảnh chỉ số… có thể được thực hiện
trên các máy tính cá nhân cho phép khai thác và ứng dụng hiệu quả ảnh vệ tinh.
- Nắn chỉnh ảnh: Nắn chỉnh ảnh là quá trình chuyển các điểm trên ảnh bị biến dạng về
tọa độ thực của chúng trong hệ tọa độ mặt đất và được hiểu như quá trình xử lý nhằm loại bỏ
sai số nội sai gây bởi tính chất hình học của bộ cảm và ngoại sai gây bởi vị thế của vật mang
và sự thay đổi của địa hình. Như vậy, sau quá trình xử lý về mặt hình học, ảnh thực tế (thu
được) sẽ không còn bị biến dạng và kết quả nhận được giống như ảnh lý tưởng được tạo bởi
một bộ cảm có thiết kế hình học chính xác và thu nhận ảnh trong các điều kiện lý tưởng.
Trong luận văn, bước nắn chỉnh hình học ảnh dựa vào dữ liệu nền ít có sự biến động
ví dụ như hệ thống sông ngòi, giao thông với hệ tọa độ WGS 84, lưới chiếu UTM, múi chiếu
8
48. Trong phương pháp này, giá trị cấp độ xám của một pixel trên ảnh nắn chỉnh được xác
định từ giá trị cấp độ xám từ pixel gần nhất.
- Phân loại ảnh, kiểm chứng độ chính xác của phân loại: Là quá trình tách hay gộp thông
tin dựa trên các tính chất phổ, không gian và thời gian cho bởi ảnh của đối tượng cần nghiên cứu.
Mục tiêu của việc phân loại là làm phù hợp phổ của dữ liệu ảnh với loại thông tin được yêu cầu bởi
người giải đoán.
Việc xác định hệ thống phân loại là công việc đầu tiên rất quan trọng khi áp dụng viễn
thám để xây dựng bản đồ sử dụng đất cũng như bản đồ lớp phủ. Hệ thống bảng chú giải phân
loại cần phải phù hợp với khả năng cung cấp thông tin của dữ liệu viễn thám. Thiếp lập chú
giải không chỉ dựa vào các đối tượng nhìn thấy trên ảnh mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố: độ phân giải của ảnh, tính chất mùa vụ, thời gian chụp, kiến thức về địa phương.
Sau khi gộp lớp ta tiến hành phân loại: phân loại có kiểm định
Bản chất của quá trình phân loại là so sánh chưa biết với mẫu phổ của các đối tượng
được xây dựng ở giai đoạn lấy mẫu, sau đó quy các pixel này về đối tượng mà chúng gần
giống nhất.
Phương pháp phân loại có kiểm định thường dùng các thuật toán sau:
- Maximum Likelihood (thuật toán phân loại theo xác suất cực đại)
- Minimum Distance (thuật toán phân loại theo khoảng cách ngắn nhất)
- Parallelepiped (thuật toán phân loại hình hộp)
Thuật toán được sử dụng trong nghiên cứu này là thuật toán phân loại theo xác suất
cực đại (Maximum Liekelihood) vì đây là phương pháp dựa trên lý thuyết xác suất chặt chẽ,
có độ chính xác cao, và được sử dụng rộng rãi.
- Lọc nhiễu
- Biên tập bản đồ
2.3.2 Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang
- Xác định vị trí các nghĩa trang: Sử dụng Google Earth hoặc dùng máy định vị GPS
Tiến hành đi thực địa, xác định tọa độ các nghĩa trang. Phần mềm ArcGIS 9.3 cho
phép người dùng có thể nhập dữ liệu trực tiếp từ các dữ liệu dưới dạng bảng.
Dữ liệu được đo bằng GPS thường là dữ liệu dưới dạng các tọa độ điểm với kinh độ và
vĩ độ. Các dữ liệu này được trút ra dưới dạng một bảng Excell.
9
- Tính toán diện tích nghĩa trang: xuất vùng nghĩa trang từ bản đồ hiện trạng hoặc tính
toán diện tích trên Google Earth bản pro.
- Tính toán khoảng cách từ điểm nghĩa trang tới khu dân cư
Từ dữ liệu lớp phủ và dữ liệu vùng nghĩa trang, tác giả tiến hành truy vấn khoảng cách
nghĩa trang tới điểm dân cư, lấy khoảng cách là 500m, 100m và 50m.
Selection/Select By Attribute/”doituong”= “dancu”
10
Hình 2.14 Hộp thoại Seclect By Attributes
Hình 2.15 Hộp thoại Select By Location
Kết quả thể hiện như sau:
- Cách khu dân cư > 150 m (theo đường chim bay) có nghĩa trang Tây Mỗ (xã Tây
Mỗ), nghĩa trang Miêu Nha (xã Tây Mỗ), nghĩa trang Tiểu Vương, nghĩa trang Hoàng Bạt.
- Cách khu dân cư 100 - 150 m (theo đường chim bay) có nghĩa trang xã Đông Ngạc,
nghĩa trang thôn Trù (xã Cổ nhuế),
- Cách khu dân cư 50 - 100 m (theo đường chim bay) có có nghĩa trang Thượng Cát,
nghĩa trang thôn Viên, nghĩa trang Đông Sen.
- Còn lại các nghĩa trang khác đều nằm ngay cạnh khu dân cư.
Ngoài ra, để biết khoảng cách từ điểm nghĩa trang tới khu dân cư ta có thể sử dụng
Google Earth
11
CHƢƠNG 3. HIỆN TRẠNG ĐẤT NGHĨA TRANG
HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI
3.1 Vị trí các nghĩa trang
Các nghĩa trang hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm còn nằm khá rải rác, chưa có sự
tập trung tại một khu nhất định. Hầu hết các nghĩa trang lập nên tự phát từ rất lâu và số nghĩa
trang ở từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn,
mỗi làng có ít nhất một nghĩa trang ở những vùng đất cát, đất ruộng hay trải dọc bên triền lộ,
xen vào các khu dân cư. Những nghĩa địa tự phát, những khu mộ dòng tộc, đặc biệt là những
ngôi mộ chơi vơi bên hiên nhà, trước cửa, sau vườn hay giữa đồng xuất hiện ngày càng nhiều.
Các nghĩa trang, nghĩa địa nằm ngay cạnh các ruộng rau xanh tốt và các vườn hoa là
hình ảnh không hiếm gặp ở các xã của huyện Từ Liêm.
vị trí các nghĩa trang thường nằm ở rìa của các xã. Lý giải cho điều này là để cách xa
khu dân cư, khu công nghiệp. Ví dụ như: nghĩa trang Đông Sen, nghĩa trang Thụy Phương
(thuộc xã Thụy Phương), nghĩa trang Tây Tựu và Liệt sỹ Nhổn (thuộc xã Tây Tựu). Tuy
nhiên vẫn còn tình trạng các nghĩa trang nằm ngay cạnh khu dân cư cao cấp, ví dụ như khu đô
thị Ciputra nằm cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh. Khu đô thị Ciputra nằm trên địa bàn 4 xã Đông
Ngạc, Xuân La, Phú Thượng và Xuân Đỉnh. Chính bởi “ăn” vào địa giới hành chính của nhiều
xã như vậy nên khi tiến hành giải phóng mặt bằng, có một số lượng lớn mồ mả chưa thể di
chuyển ngay. Để làm an lòng những cư dân sống ở đây, Ban quản lý khu đô thị Ciputra đã
xây một bức tường cao 6m ngăn toàn bộ các ngôi mộ với dãy biệt thự của khu đô thị này.
Qua bản đồ trên ta có thể thấy vị trí các nghĩa trang thường nằm ở rìa của các xã. Lý
giải cho điều này là để cách xa khu dân cư, khu công nghiệp. Ví dụ như: nghĩa trang Đông
Sen, nghĩa trang Thụy Phương (thuộc xã Thụy Phương), nghĩa trang Tây Tựu và Liệt sỹ Nhổn
12
(thuộc xã Tây Tựu). Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các nghĩa trang nằm ngay cạnh khu dân cư
cao cấp, ví dụ như khu đô thị Ciputra nằm cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh. Khu đô thị Ciputra
nằm trên địa bàn 4 xã Đông Ngạc, Xuân La, Phú Thượng và Xuân Đỉnh. Chính bởi “ăn” vào
địa giới hành chính của nhiều xã như vậy nên khi tiến hành giải phóng mặt bằng, có một số
lượng lớn mồ mả chưa thể di chuyển ngay. Để làm an lòng những cư dân sống ở đây, Ban
quản lý khu đô thị Ciputra đã xây một bức tường cao 6m ngăn toàn bộ các ngôi mộ với dãy
biệt thự của khu đô thị này.
3.2 Quy mô các nghĩa trang
Tổng diện tích đất nghĩa trang trên địa bàn huyện là 739503,48m
2
(tương đương
73,95ha) chiếm 0,985% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Bình quân diện tích đất nghĩa trang
theo đầu người đạt 1,7m
2
/người. Nếu như so với mức trung bình của thành phố Hà Nội
(4,0m
2
/người) và một số huyện khác của thành phố thì mức bình quân này thuộc loại thấp.
Điều này được giải thích là: huyện Từ Liêm có diện tích tự nhiên nhỏ, quá trình đô thị hóa (so
với các huyện mới thành lập) diễn ra sớm và tốc độ mạnh hơn, diện tích đất nghĩa trang tăng
lên không đáng kể do quỹ đất được sử dụng vào những mục đích khác. Đồng thời dân số
huyện cũng khá lớn nên mức bình quân này là thấp.
* Các nghĩa trang liệt sĩ
Trên địa bàn huyện Từ Liêm có 02 nghĩa trang liệt sĩ (do địa phương, Sở lao động
thương binh xã hội quản lí) là nghĩa trang Liệt sĩ Nhổn và nghĩa trang Liệt sĩ Tây Mỗ - Đại Mỗ.
Hai nghĩa trang này có tổng diện tích khoảng 0,32ha chiếm 0,4% diện tích đất nghĩa trang toàn
huyện. Nhìn chung các nghĩa trang liệt sĩ đều được quy hoạch tốt, xây dựng khá kì công, cẩn
thận và công tác quản lí, chăm sóc khá chặt chẽ so với các nghĩa trang nhân dân. Cả hai nghĩa
trang này đều có tường bao quanh, đài tưởng niệm, sơ đồ, hệ thống đường đi, hệ thống cây
xanh, có sự thống nhất về hướng, kiểu dáng, kích thước và diện tích của từng ngôi mộ (khoảng
1,5m
2
/mộ).
* Các nghĩa trang nhân dân
Thông qua bảng 3.4 ta có thể thấy rằng tổng diện tích nghĩa trang nhân dân của toàn
huyện là 717657m
2
, trung bình đạt khoảng 18880m
2
/nghĩa trang. Trong số đó có nhiều nghĩa
trang có quy mô rất lớn như: Tây Mỗ (80736,9m
2
), Tây Tựu (69992,7m
2
), Xuân Đỉnh
(53193,8m
2
). Ngược lại cũng có một số nghĩa trang có diện tích khá nhỏ, quy mô chưa đến
1ha như nghĩa trang Nhật Tảo – Đông Ngạc (5468,47m
2
), Hòe Thị - Xuân Phương
(5894,2m
2
).
- Những địa phương có mức bình quân thấp hơn mức bình quân là các xã: Thượng
Cát, Cổ Nhuế, Phú Diễn, Trung Văn, Mĩ Đình (đều ở mức <1m
2
/người), Xuân Đỉnh, Đông
13
Ngạc, Xuân Phương (từ 1,1-1,5 m
2
/người). Nhìn chung đây đều là những xã tiếp giáp với các
quận nội thành của thành phố Hà Nội (quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân và Hà Đông)
hoặc gần với trung tâm hành chính – kinh tế của huyện Từ Liêm nên quá trình đô thị hóa diễn
ra với tốc độ nhanh. Dân số đông, tăng nhanh trong khi diện tích tự nhiên thường nhỏ, không
tăng kéo theo quỹ đất dành cho quy hoạch nghĩa trang không lớn nên tỉ lệ bình quân tại các xã
này thấp là điều dễ thấy. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho chính quyền các cấp khi mà khả
năng đáp ứng của các nghĩa trang này sẽ ngày càng bị thu hẹp. Riêng với xã Thượng Cát có
mức bình quân thấp (0.8m
2
/người) trong khi quy mô dân số nhỏ là do toàn xã chỉ xây dựng 1
nghĩa trang với diện tích không lớn (gần 7000m
2
).
3.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế - kĩ thuật đối với các nghĩa trang trên địa bàn huyện
Từ Liêm – Hà Nội
Trong phần này, ta xem xét hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang trong mối quan hệ với
quy hoạch đất nghĩa trang tại Nghị định 35 của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 3 năm
2008 và Tiêu chuẩn quốc gia về nghĩa trang đô thị năm 2007.
* Theo Nghị định 35/2008, vị trí nghĩa trang cần được lựa chọn theo các tiêu chuẩn
sau đây :
- Phù hợp với các điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và khả năng
khai thác quỹ đất;
- Phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch;
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau
và các nghĩa trang có sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh
phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Theo tiêu chuẩn quốc gia về nghĩa trang đô thị năm 2007
- Nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã
được phê duyệt. Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn cất một
lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị. Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là
cát táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất
không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang.
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng
phục vụ cho liên vùng, liên đô thị.
- Diện tích khu đất phải đảm bảo được theo quy mô dự báo về mộ phần trong thời gian
tối thiểu 50 năm.
14
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các
khu vực lân cận
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên
như : khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn. Không bố trí các nghĩa trang tại khu vực thiên tai,
úng ngập, sạt lở.
Dựa theo Nghị định 35/2008 và Tiêu chuẩn về nghĩa trang đô thị, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang theo một số tiêu chí như sau :
- Khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất (theo tiêu chuẩn thiết kế
nghĩa trang đô thị năm 2007)
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị theo độ cao địa hình
- Hình thức táng chủ yếu
- Diện tích cho mỗi phần mộ hung táng, cát táng
- Cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực nghĩa trang (nhà quản trang, nhà tang lễ, ranh
giới xung quanh khu vực nghĩa trang…)
Các nghĩa trang tại các địa phương đều không có ranh giới rõ ràng với khu vực xung
quanh. Khoảng cách từ khu dân cư tới các điểm nghĩa trang gần nhất nhỏ, trung bình là từ
200m, có những trang nằm ngay cạnh các khu đô thị, ví dụ như nghĩa trang Xuân Đỉnh (xã
Xuân Đỉnh), nghĩa trang xã Trung Văn.
Hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn huyện được xây dựng trên cơ sở phát triển các
nghĩa trang cũ, các khu chôn cất tập trung của các thế hệ trước. Sau này khi dân số tăng
nhanh, số người tử nhiều thì nhu cầu táng cũng tăng theo từ đó hình thành nên các khu nghĩa
trang, nghĩa địa rộng lớn như ngày nay. Chỉ có rất ít trong số đó (bao gồm cả nghĩa trang liệt
sĩ) được lựa chọn địa điểm mới theo quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất (liên quan đến các dự
án phát triển KT – XH hoặc dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang)…
3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của huyện Từ Liêm đến năm 2020
3.4.1. Dự báo dân số huyện Từ Liêm đến năm 2020
Từ Liêm là một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nên để dự báo dân số đến
năm 2020 tác giả sử dụng phương pháp dự báo theo chỉ số tăng cơ học. Vì vậy công thức dự
báo trong trường hợp này là:
N = N
0 *
[1 + (p + q)]
n
Trong đó:
- N là số dân dự báo đến năm 2020
- N
0
là số dân của thời điểm hiện tại (năm 2010 là 434.382 người)
- p là tỉ lệ gia tăng tự nhiên (mức trung bình của giai đoạn này là 1,1%)
15
- q là tỉ lệ gia tăng cơ học (mức trung bình chung của giai đoạn này là 4,5%)
- n là số năm dự báo (trong trường hợp này là 10 năm).
Vậy dân số huyện Từ Liêm đến năm 2020 theo sự báo sẽ là:
N = 434382
*
[1 + (0,011 + 0,045)]
10
= 790997 người
3.4.2. Dự báo số người chết
Tỉ lệ tử vong (t) của huyện dao động ở mức 0,3 – 0,36%. Nếu lấy mức trung bình là
0,33%/năm thì số người chết đến năm 2020 được tính như sau:
Trong đó:
- D là tổng số người chết trong n năm
- Ni là dân số trong năm thứ i
- t
i
là tỉ lệ tử năm thứ i
Trong luận văn, tác giả đặt tỉ lệ tử là giá trị trung bình các năm t
1
= t
2
= t
3
= … = t
n
=
0,33%. Vậy số người chết trong giai đoạn 2010-2020 sẽ là: 21015 người.
3.4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang
Việc dự báo này căn cứ vào tình hình sử dụng đất nghĩa trang hiện nay trên địa bàn
huyện, những kết quả tính toán mục 3.2.4.2 về tỉ lệ tử vong và quy định mới nhất của TP. Hà
Nội về định mức đất đối với mộ hung táng, mộ cát táng tại điều 15 QĐ 14/2010-UBND ngày
16/04/2010.
Theo đó diện tích đất nghĩa trang cần thêm là: M = D * h
i
Trong đó:
- M là diện tích đất cần để táng số dân chết trong giai đoạn 2010-2020
- D là tổng số người chết trong giai đoạn này
- h
i
là định mức diện tích đất của một ngôi mộ theo quy định trên (5m
2
/mộ hung táng,
3m
2
/mộ cát táng).
Nếu toàn bộ số người chết trong 10 năm trên đều được hung táng thì quỹ đất cần dùng
đến là: 5 x 21015 người = 105075m
2
để chôn (tương ứng 10,5ha);
Nếu toàn bộ số người chết trong 10 năm trên đều được cát táng thì quỹ đất cần dùng
đến là: 3 x 21015 người = 63045m
2
để chôn (tương ứng 6,3ha).
Đồng thời trong quy định đối với các nghĩa trang đô thị hiện nay cũng đã nêu rõ về
việc chỉ sử dụng tối đa 65 – 70% diện tích toàn nghĩa trang cho việc mai táng. Vì vậy, quỹ đất
cần thêm khoảng 3 – 5 ha dùng cho các hạng mục khác như: hành lang cây xanh, mặt nước,
16
đường giao thông, các công trình phụ trợ Vậy trong 10 năm tới diện tích đất làm nghĩa
trang sẽ cần thêm khoảng 10 – 15ha. Trong khi đó các nghĩa trang trên địa bàn huyện vẫn còn
khoảng 30 – 40% diện tích trống chưa sử dụng đến (khoảng trên 20ha). Do đó quỹ đất dành
cho đất nghĩa trang của huyện vẫn có đủ đề đáp ứng trong thời gian tới.
Hiện nay tại nhiều nghĩa trang cũng đã bắt đầu sử dụng hình thức hỏa táng. Việc thay
đổi phương thức táng này vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường đồng
thời sẽ giúp giảm áp lực đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa của huyện Từ Liêm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Huyện Từ Liêm – Hà Nội có tổng số 38 nghĩa trang (36 nghĩa trang nhân dân và 02
nghĩa trang liệt sĩ). Một số nghĩa trang nằm cách xa, một số khác lại nằm liền kề thậm chí là
ngay trong lòng khu dân cư. Các đơn vị hành chính cấp xã đều có nghĩa trang nhân dân phục
vụ nhu cầu mai táng của người dân địa phương (trừ nghĩa trang Cầu Diễn là điểm trắng nghĩa
trang). Quy mô các nghĩa trang phụ thuộc vào quy mô dân số cũng như nhu cầu sử dụng của
người dân nơi đó.
Hiện nay tỉ lệ sử dụng đất nghĩa trang của huyện đạt trung bình 60-70% trong khi đó tỉ lệ cây
xanh, đât giao thông, mặt nước, công trình phụ, hướng các ngôi mộ, diện tích trung bình các
ngôi mộ… hiện chiếm tỉ lệ nhỏ.
Trong luận văn tác giả sử dụng ảnh viễn thám SPOT độ phân giải 20m để tiến hành
thành lập bản đồ lớp phủ và tính toán khoảng cách từ nghĩa trang tới điểm dân cư. Trên
Google Earth Pro có thể vẽ vùng nghĩa trang và tính toán diện tích của nó, sau đó tiến hành đi
thực địa để kiểm tra đối chiếu kết quả. Thông qua phần mềm ArcGIS có thể xây dựng cơ sở
dữ liệu về đất nghĩa trang từ đó tìm kiếm, truy vấn dữ liệu, thực hiện những thuật toán phức
tạp trên đó. Để phân loại được lớp đất nghĩa trang cần ảnh có độ phân giải siêu cao, ví dụ như
ảnh IKONOS hay QUICKBIRD
Từ thực trạng trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Về quy hoạch:
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, các công trình nhà hỏa táng, nhà lưu giữ tro cốt, các công trình phục vụ, các công trình
khác có liên quan nhằm đáp ứng đủ cho hoạt động và vận hành của nghĩa trang theo hướng
văn minh, hiện đại, tiết kiệm đất và kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Di dời những nghĩa địa nhỏ, lẻ về những nghĩa trang lớn.
17
- Quy định cụ thể các chỉ tiêu về kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ, hướng mộ,
diện tích cây xanh….
- Tăng cường đội ngũ quản trang và có nội quy nghĩa trang rõ ràng.
- Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước trong việc giám sát quy hoạch đất nghĩa
trang.
- Đối với những nghĩa trang lớn, sát khu dân cư cần xây dựng ranh giới rõ ràng với
nghĩa trang, trồng nhiều cây xanh trong nghĩa trang.
* Di chuyển nghĩa trang trong trường hợp:
- Không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
- Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục
ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng.
- Phục vụ các dự ánh phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo
quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
* Một số kiến nghị khác::
- Tuyên truyền, vận động phổ biến chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa cho người dân nắm được và làm theo. Đồng thời khuyến khích người dân hiểu và sử
dụng công nghệ hỏa táng.
- Thống kê, rà soát toàn bộ nghĩa trang của cả huyện, từ đó có kế hoạch cụ thể như
đóng cửa nghĩa trang, tôn tạo, mở rộng nghĩa trang cho phù hợp yêu cầu thực tế.
- Lựa chọn trước địa điểm nghĩa trang mới với ứng dụng của GIS, có tính toán để yếu
tố môi trường, thẩm mỹ, lâu dài.
- Quản lý chặt chẽ nội quy nghĩa trang, công khai mức khung giá đất nghĩa trang để
tránh tình trạng không minh bạch, xử lý nghiêm minh các trường hợp táng không đúng nơi
quy định, không đúng kích thước.
- Đầu tư xây dựng tường bao, nhà quản trang, hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát
nước, hệ thống cây xanh trong nghĩa trang.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hình thức táng được khuyến khích sử
dụng là hỏa táng, hình thức này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng vì nó đảm bảo vệ
sinh môi trường, tính mỹ quan và tiết kiệm.
References
Tiếng Việt
1. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18
2. Vũ Thị Ngọc Hiền (2010), Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.
3. Ngô Hữu Hoạnh, Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại Phường Sơn
Phong - Hội An.
4. Nguyễn Thị Khang & Đỗ Đức Hạnh (2010), Tài liệu hướng dẫn thực hành sử dụng
ArcGIS.
5. Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương (2011), Những giải pháp qui hoạch đất
nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng tiết kiệm đất đảm bảo
vệ sinh môi trường
7. Số: 35/2008/NĐ-CP, Về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, 2008
8 Tiêu chuẩn quốc gia, Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, 2007
9 . UBND thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tóm tắt qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 của thành phố Hà Nội.
10.
Tiếng Anh
11. Axiom, GIS Cemetery Mapping NewCom, 1987
12. Hibbing, Cemetery Database and GIS Mapping, 1980
13. Cemetery Software and Management Solution and GIS Mapping Systems, 1990
14. University of West Florida, St. Michael’s Cemetery, Pensacola, FL, GeoData Center –
Geographic Information Systems, 1989.