Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và thử nghiệm nhân giống hữu tính loài chuối hoa sen (ensete glaucum (roxb ) cheesman) tịa vườn quốc gia bù gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHƯƠNG HỮU THẮNG

“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN
GIỐNG HỮU TÍNH (HỮU TÍNH) LỒI CHUỐI HOA SEN
(ENSETE GLAUCUM (ROXB.) CHEESMAN) TẠI VƯỜN
QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC”

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 862 02 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. KIỀU MẠNH HƯỞNG

Đồng Nai, 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn


của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày … tháng 6 năm 2022
Người cam đoan

Khương Hữu Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình Khóa học, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và thử nghiệm nhân
giống hữu tính (bằng hạt) lồi chuối Hoa sen (Ensele glaucum (Roxb.) Cheesman)
tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.
Nhân dịp này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cán bộ cơng
chức, viên chức VQG Bù Gia Mập, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho hồn thành nhiệm vụ.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình ln là hậu phương vững chắc,
ln ủng hộ, động viên tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt
tình truyền đạt cho tơi kiến thức trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Kiều Mạnh Hưởng, đã trực tiếp
hướng dẫn giúp đỡ, cung cấp dữ liệu, tài liệu quý báu cho Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và bước đầu làm công tác
nghiên cứu nên đề tài cịn những thiết sót nhất định. Tơi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp q báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày .... tháng 6 năm 2022

Học viên

Khương Hữu Thắng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN DỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................................3
1.1.1. Bảo tồn loài .......................................................................................................3
1.1.2. Tái sinh và bảo tồn ............................................................................................3
1.1.3. Các biện pháp nhân giống .................................................................................4
1.1.4. Cơ sở nhân giống tạo cây bằng hữu tính (hạt) ..................................................5
b. ..................................................................................................................................8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...............................................................8
1.2.1. Về tái sinh và bảo tồn lồi .................................................................................8
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống hữu tính (hạt) .........................................................9
1.3. Ở Việt Nam ..........................................................................................................9
1.4. Sơ bộ về loài chuối Hoa sen (Ensete glaucum)..................................................11
1.4.1. Vị trí phân loại ................................................................................................11

1.4.3. Đặc điểm .........................................................................................................11
1.4.2. Phân bố ............................................................................................................14
1.4.3. Đặc điểm thực vật chuối Hoa sen ...................................................................14
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................16
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..........................................................................16
2.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................16
2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
2.4.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................................17
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................17
2.4.3. Phương bố trí thí nghiệm ................................................................................20
2.4.4. Phương pháp xác định các yếu tố tác động đến hiện trạng loài chuối hoa sen
...................................................................................................................................23
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................24
3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................24
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................24
3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng .......................................................................25
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn..............................................................................27
3.1.4. Hiện trạng tài nguyên rừng .............................................................................28
3.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội ..................................................................31
3.2.1. Đặc điểm dân sinh ...........................................................................................31
3.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế ...............................................................................32

3.2.3. Đặc điểm xã hội (Văn hóa, giáo dục, y tế) ......................................................33
3.3. Đánh giá chung ..................................................................................................34
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................36
4.1. Hiện trạng phân bố chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia mập ..................................36
4.1.1. Đặc điểm sinh thái học ....................................................................................36
4.1.2. Hiện trạng phân bố loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .......................37
4.2. Kết quả thí nghiệm ươm giống ..........................................................................50
4.2.1. Đặc điểm cơ bản của quả và hạt chuối Hoa sen khu thu hái ...........................50


v

4.2.2. Tỷ lệ nảy mầm của loài chuối Hoa sen trong các cơng thức thí nghiệm ........53
4.3. Các nhân tố tác động đến loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .................61
4.3.1. Các yếu tố trực tiếp .........................................................................................62
4.3.2. Các yếu tố gián tiếp .........................................................................................63
4.3.3. Nhân tố tác động đến bảo tồn loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .......64
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài chuối hoa sen tại VQG Bù Gia Mập...........68
4.4.1. Đối với công tác quản quản lý, phát triển tài nguyên rừng .............................68
4.4.2. Phòng cháy và chửa cháy rừng .......................................................................69
4.4.3. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh ............................................................................69
4.4.4. Nhóm giải pháp về mặt chính sách, xã hội .....................................................70
4.4.5. Đối với cơng tác bảo tồn loài Hoa sen ............................................................71
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ....................................................73
5. 1. Kết luận .............................................................................................................73
5. 2. Tồn tại ...............................................................................................................75
5. 3. Kiến nghị ...........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVR

Bảo vệ rừng

CT

Công thức

ĐDSH

Đa dạng sinh học

Dg

Đường kính gốc

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

K


Hạt khơ

N3M

Thuốc kích rễ

OTC

Ơ tiêu chuẩn

QL14C

Đường Quốc lộ 14 C

Rkn

Kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới

Rkx

Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới

T

Hạt tươi

TB

Trung Bình


TTBG

Tuần tra biên giới

VQG

Vườn Quốc gia


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng ......................................................................30
Bảng 3.2: Đặc điểm dân số tại các xã vùng đệm VQG Bù Gia Mập ........................32
Bảng 3.3. Đặc điểm kinh tế tại các xã vùng đệm VQG Bù Gia Mập .......................33
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả điều tra chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .............41
Bảng 4.2 . Kết quả phỏng vấn phân bố loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập ...43
Bảng 4.3. Kết quả phỏng vấn loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .................44
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát yếu tố địa hình khu vực phân bố chuối Hoa sen ...........46
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố hiện trạng rừng tại nơi phân bố ....47
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả khảo sát độ tàn che khu vực có phân bố chuối Hoa sen
...................................................................................................................................48
Bảng 4.7. Số lượng hạt, quả/ buồng chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập ..............51
Bảng 4.8. Kích thước hạt chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập ...............................52
Bảng 4.9. Trọng lượng hạt chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .............................53
Bảng 4.10. Tỷ lệ nảy mầm và giá trị nảy mầm của hạt chuối Hoa sen .....................54
Bảng 4.11: Bảng mô tả (Descriptives) ......................................................................56
Bảng 4.12. Kết quả theo dõi sự nảy mầm hạt chuối Hoa sen ...................................57
Bảng 4.13. Đặc điểm sinh trưởng cây chuối Hoa sen trong giai đoạn vườn ươm ....60

Bảng 4.14. Ma trận phân tích SWOT ........................................................................64


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm chuối Chân voi (Photo: Koushik Majumdar) ..........................12
Hình 1.2. Phân bố chuối Ensete glaucum trên thế giới .............................................14
Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra chuối chân voi tại VQg Bù Gia Mập .....................18
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khảo sát độ tàn che .................................................................20
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................24
Hình 3.2. Địa hình thủy văn ......................................................................................28
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng VQG Bù Gia Mập ........................................................29
Hình 4.1. Đặc điểm hình thái chuối heo sen tại VQG Bù Gia Mập ..........................36
Hình 4.2. Hình ảnh ghi nhận chuối trên các tuyến điều tra.......................................40
Hình 4.3. Bản đồ phân bố loài chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập .......................50
Hình 4.4. Hạt giống được ươm theo các cơng thức ..................................................53
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của các cơng thức ươm ........................................55
Hình 4.6. Biểu đồ hiển thị số ngày và số hạt giống nảy mầm tương ứng .................59
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ cây sống ở các cơng thức ươm ............................................61
Hình 4.8: Hoạt động nghiên cứu ươm hạt và chăm sóc vườn ươm ..........................61


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
VQG Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước là khu rừng đặc dụng có tổng diện
tích tự nhiên 25.651,58ha (QĐ số: 3444/QĐ-UBND, ngày 31/12/2020, tỉnh Bình
Phước)[1] với chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, điều hịa khí
hậu, ổn định dân sinh kinh tế tại địa phương. VQG Bù Gia Mập là một khu rừng đặc

dụng có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng
bằng Đơng Nam Bộ, nơi đây có sự đa dạng sinh học rất cao. Kết quả nghiên cứu đa
dạng sinh học mới nhất đã ghi nhận 1.117 loài thực vật bậc cao thuộc 5 nghành thực
vật, 59 bộ, 129 họ. Đối với động vật có 105 lồi thú, 249 lồi chim, 86 lồi bị sát ếch
nhái, 163 lồi cơn trùng. Trong đó 14 lồi thực vật bậc cao được xếp loại trong Sách
đỏ Việt Nam (2007) bao gồm 1 loài nguy cấp (E): Trầm hương (Dó) (Aquilaria
crassna); 5 lồi sẽ nguy cấp (V) gồm: Đầu ngỗng (Anaxogorea luzonensis); Cẩm thị
(Diospyros maritima); Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariense); Cẩm lai nam (Dalbergia cochinchinensis); 1 loài hiếm (R): Lan Ý thảo
(Dendrobium gratiosissimum), 2lồi bị de dọa (T): Gáo trịn (Adina cordifolia); Mã
tiền Thorel (Strychnos thorellii) và 5 lồi khơng biết chính xác (K): Tung (Tetrameles
nudiflora); Lười ươi (Scaphium macropodium); Gõ mật (Sindora siamensis); Dáng
hương quả to (Pterocarpus macrocarpus); Xây (Dialium cochimchinensis) và nhiều
loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới như: Vượn
đen má vàng, Chà vá chân đen, Bị tót…(Vương Đức Hòa và cộng sự, 2012)[2].
Chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập còn được gọi với các tên khác nhau: chuối
Mồ côi, chuối Cô đơn, chuối Du vị (người Stieng), chuối Pavit Con Đơi (người M
Nông) ..., chuối Hoa sen tại VQG Bù Gia Mập có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng về
số lượng cây cũng như vùng phân bố, năm 2008 Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc
tế (VQG Bù Gia Mập) ghi nhận được hơn 200 cây chuối phân bố dọc đường vành đai
phía Nam và đường Tuần tra biên giới, có khoảng 120 cây phân bố dọc suối Đắk Bô
và suối Đắk Ka, nhưng đến nay chỉ ghi nhận có khoảng gần 20 cây trên đường vành
đai phía Nam, đường Tuần tra biên giới và khoảng gần 8 cây mọc dọc 2 bên bờ suối


2
Đắk Bô và Suối Đắk Mai. Suối Đắk Ka không cịn ghi nhận thơng về lồi này (so
sánh theo kết quả điều tra giám sát nhanh ĐDSH năm 2008 và năm 2018 VQG Bù
Gia Mập). Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này là trong những năm gần đây do
tình hình biến đổi khí hậu trên tồn cầu diễn ra phức tạp, trái đất ngày một nóng lên,

thời tiết khơ hạn kéo dài..., dẫn đến các loài thực vật sinh trưởng phát triển kém, đặc
biệt là các loài thực vật có đặc điểm cần nhiều nước như các lồi thuộc họ chuối
Musaceae (thân có 80% - 90% là nước) và tái sinh duy nhất bằng hình thức nảy mầm
từ hạt, ngoài ra việc khai thác trái phép một cách tận duyệt làm mất nguồn giống.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và thử
nghiệm nhân giống hữu tính (bằng hạt) lồi chuối Hoa sen (Ensele glaucum (Roxb.)
Cheesman) tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” là phù hợp với thực tiễn
và nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.
Việc thực hiện các giải pháp khoa học nhằm phục hồi quần thể loài chuối Hoa sen
tại VQG Bù Gia Mập nhằm bảo tồn được loài thực vật quý hiếm và làm cơ sở thực tiễn
cho nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong phát triển kinh
tế … là nhiệm vụ cấp thiết, rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay tại Vườn quốc gia
Bù Gia Mập nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để
làm rõ đặc điểm khu vực phân bố của loài tại khu vực Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc xây dựng các giải pháp nhân giống, bảo tồn và phát triển loài bền vững loài thực
vật quý hiếm và đối với loài đa tác dụng như chuối Hoa sen, củng như tài nguyên
rừng tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.


3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN DỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Bảo tồn loài
Theo công bố của E.P. Odum 1986, G. Stephan, 1980 (Vũ Lan, 2018: Hệ sinh
thái rừng) hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xa và hệ sinh thái, về
mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật

khác trong quần quần xã đó,, cũng như mơi quan hệ lẫn nhau giữa những vật này với
hoàn cảnh, điều kiện vật lý, hóa học xanh quan tại nơi mọc của chúng.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó hệ thực vật đặc trwgn là
thành phần chính cấu thành hệ sinh thái (Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004) [3]
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh
vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần
trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn
cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Khu hệ thực vật là nhóm nhân tố tham gia vào quá trình phát sinh các kiểu thảm
thực vật. Trong thực tế có nhiều trường hợp, tuy điều kiện khí hậu và đất hoàn toàn
giống nhau nhưng lại xuất hiện những kiểu thảm thực vật khác nhau về tổ thành loài
cây (Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 2006: Cẩm nang Ngành Lâm nghiệp) [28].
Vì vậy sự phân bố của các lồi thực vật là một phần nhân tố quan trọng để rừng,
hệ sinh thái rừng cấu thành, tồn tại, sinh trưởng và phát triển ổn định..
1.1.2. Tái sinh và bảo tồn
Tái sinh là một đặc điểm sinh học tự nhiên của sinh vật, tái sinh là sự tự tái tạo, là quá
trình đổi mới, phục hồi và tăng trưởng tế bào, tăng trưởng kích thước, trọng lượng,
của sinh vật và của hệ sinh (Nguễn Bá, 2007)[29]. Và tái sinh thể hiện sự tự hình
thành thế hệ mới của những lồi cây. Sinh thái tái sinh rừng là thuật ngữ biểu thị mối
quan hệ giữa cây tái sinh với điều kiện môi trường sống của chúng.
Tái sinh rừng được chia thành 2 kiểu chính, đó lài tái sinh tự nhiên và tái sinh
nhân tạo, trong đó tái sinh tự nhiên là sự tái tạo rừng từ hạt giống tự nhiên, các chồi


4
cành, chồi rễ… và tái sinh tự nhiên diễn ra ở một điều kiện mơi trường cụ cho từng
lồi khác nhau như dưới tán rừng tự nhiên, rừng bị khai thác, đất trống, tái sinh do
tác động vật lý từ động vật, từ thiên nhiên, do cháy... Còn tái sinh nhân tạo thì đó là
con người gây trồng trực tiếp từ hạt, hom cành, hay là cây giống đã tạo sẵn trong môi

trường vườn ươm rồi mới đem ra trồng… Tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo có
những ưu nhược điểm khác nhau cơ bản, đó là tái sinh tự nhiên giúp rừng sinh trưởng
theo một diễn thế tự nhiên ổn định hơn về cấu trúc, tuy nhiên ở một mơi trường khắc
nhiệt thì tái sinh tự nhiên cần một quá trình lâu dài, hiệu quả về phục hồi rừng rất
chậm, dễ bị phá hủy bởi thiên tai tự nhiên… Cịn tái sinh nhân tạo thì xét về cấu trúc
rừng ban đầu không thực sự bền vững và đa dạng sinh học thấp, nhưng nó giúp rừng
phục hồi nhanh hơn, củng như phục hồi, bảo tồn kịp thời những loài cây nguy cấp
quý hiếm, tránh làm mất đi nguồn giống cơ bản, đồng thời tái sinh nhân tạo sẻ góp
phần tích cực cho tái sinh tự nhiên.
Phục hồi rừng, hay gọi tái tạo lại rừng, làm giàu rừng…, đây là một quá trình
bao gồm nhiều các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng liên hoàn nhằm mục đích
thiết lập lại hệ sinh thái rừng, giúp hệ sinh thái rừng phát triển bền vững, ổn định.
Phục hồi rừng ở từng điều kiện rừng cụ thể để đưa ra giải pháp cụ thể, phục hồi nhiều
loài, hay một loài…
1.1.3. Các biện pháp nhân giống
Trồng rừng: Trồng rừng mới là trồng trên diện tích đất trống hồn tồn, và khi
rừng trồng đã thành rừng thì khi đó để rừng tự diễn thế; Trồng rừng bổ sung và trồng
tái tạo là trồng thêm một đến vài lồi mà trước đây có phân bố tại khu vực nhưng hiện
nay đã mất đi do các hoạt động của con người, hoạc do tác động tiêu cực của tự
nhiên…
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung là giải pháp sửdụng
triệt để khả năng diễn thế tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng thơng qua các biện pháp
khốn bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung khi cần thiết.
Khai thác đảm bảo tái sinh: Bản chất của việc khai thác rừng là lấy ra khỏi
rừng những thế hệ già cỗi dựa theo quá trình chết đi tự nhiên để tác động sớm hơn
nhằm tận dụng gỗ và tạo điều kiện cho thế hệ cây tái sinh phát triển.


5
1.1.4. Cơ sở nhân giống tạo cây bằng hữu tính (hạt)

a. Cơ sở hạt giống và cơ chế nảy mầm
- Hạt giống: Thuật ngữ “hạt” được sử dụng một cách thông dụng theo ý nghĩa
về chức năng, nghĩa là “Một đơn vị phát tán”. Một hạt giống thực sự là một noãn (tế
bào trứng) thành thục đã được thụ tinh với phơi trong đó. Nó được bảo vệ bằng vỏ
hạt và chứa các chất dinh dưỡng dự trữ gọi là nội nhũ hay là phôi nhũ. Cấu tạo chung
của hạt gồm: vỏ, vỏ có 2 lớp (vỏ ngồi và vỏ bên trong), bên trong vỏ phơi (phơi được
hình thành từ trứng sau thụ tinh, trong phôi gồm các là mầm, chồi mầm nằm trên cùng
của trụ lá mầm (gọi là đỉnh sinh trưởng), phía dưới trụ lá mầm là bộ phận phát sinh
rễ sơ cấp (Nguyễn Xuân Liệu, 2007) [30].
- Cơ sở nảy mầm của hạt giống
Sự nảy mầm của thực vật có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ
sinh thái thực vật, nó là điểm khởi đầu cho việc duy trì nịi giống, là giai đoạn bước
đầu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sự nảy mầm của thực vật bao gồm sự
nảy mầm của hạt, củ, căn hành, chồi ngủ…. nhưng quan trọng nhất là sự nảy mầm
của hạt, bởi vì hạt giống mang chức năng lớn nhất là duy trì nịi giống và số lượng
hạt trong thực vật có số lượng rất lớn nên giúp việc duy trì nịi giống tốt hơn.
Sự nảy mầm là sự phát triển của phôi cây nằm bên trong một hạt giống và kết
quả là sự hình thành cây con. Tất cả những hạt giống đã phát triển hồn tồn đều có
chứa một phơi và hầu hết ở các chủng lồi cây thì đều kèm thêm nguồn “dinh dưỡng”
dự trữ; tất cả đều được bao trong một lớp áo hạt (dạng polyme). Sự nảy mầm hạt
giống phụ thuộc vào cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Những nhân tố bên ngoài
quan trọng nhất bao gồm nhiệt độ, nước, ơxi. (Raven and partners, 2005)[33].
Nhiều lồi cây cần những điều kiện khác nhau để có thể nảy mầm hiệu quả.
Điều này thường phụ thuộc vào sự đa dạng của hạt giống và có liên kết chặt chẽ với
các điều kiện sinh thái tại nơi sống tự nhiên của cây như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng…
Với một số hạt giống, phản ứng của sự nảy mầm tương lai bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện môi trường trong suốt quá trình hình thành hạt giống; hầu hết những phản
ứng này là những hình thức tiềm sinh….
- Những biến đổi trong hạt giống khi nảy mầm



6
Nhìn chung hạt phơi khơ có hàm lượng nước 12 – 14% thì chúng ln ở trạng
thái ngủ nghỉ, khơng nảy mầm. Trạng thái ngủ nghỉ có thể kéo dài chừng nào độ ẩm
hạt vẫn duy trì mức an tồn. Tuy nhiên, khi ta cho hạt tiếp xúc với nước, chúng hút
nước trương lên và bắt đầu phát động sinh trưởng rồi nảy mầm. Sự nảy mầm của hạt
có thể xem là bắt đầu quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Từ hạt đang ngủ nghỉ
chuyển sang trạng thái nảy mầm là cả một quá trình biến đổi sâu sắc và nhanh chóng
về hóa sinh và sinh lý xảy ra trong hạt. Khi hạt nảy mầm thì trong hạt có các biến đổi
về hóa sinh và sinh lý: Các biến đổi hóa sinh trong hạt là sự tăng đột ngột hoạt động
thủy phân, các chất dự trữ (dinh dưỡng) dưới dạng như tinh bột, protein, lipip..., bị
phân giải thành các chất đơn giản như đường đơn, axit amin, axit béo... phục vụ cho
sự nảy mầm, chính vì vậy các enzym thủy phân được hoạt hóa nhanh. Biến đổi về
sinh lý, đặc trưng của q trình này là hơ hấp, ngay sau khi hạt hút nước thì các hoạt
tính của các enzym hô hấp tăng lên, làm cường độ hô hấp của hạt tăng lên, việc tăng
hô hấp đã giúp chồi ngủ có đủ năng lượng và các nguyên liệu cần thiết cho sự nảy
mầm. Ngoài ra trong biến đổi sinh lý cịn có biến đổi về sự cân bằng hocmom từ trạng
thái hạt ngủ nghỉ sang trạng thái nảy mầm, sự cân bằng hocmon điều chỉnh quá trình
nảy mầm là cân bằng sinh dưỡng sinh trưởng. (Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Thuận
Châu, 2005) [32].
- Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đế sự nảy mầm
Có nhiều điều kiện ngoại cảnh tác động đến sự nảy mầm của hạt giống như
nước; nhiệt độ; ánh sáng; vi khuẩn; lửa; vi sinh vật… tuy nhiên thì các điều kiện ngoại
cảnh chính cho nhiều loài hạt giống khác nhau nảy mầm gồm: hàm lượng nước trong
hạt; nhiệt độ và lượng oxi trong khơng khí. Điều kiện nhiệt độ cho sự nảy mầm phụ
thuộc vào các loại hạt giống khác nhau, nhưng nhìn chung nhiệt độ tối ưu cho sự nảy
mầm của đa số thực vật là khoảng 25 - 280C và với các loài cây ở vùng nhiệt đới thì
nhiệt độ tối ưu vào khoảng 30 - 350C. Nhiệt độ tối cao cho sự nảy mầm cho hạt của
cây nhiệt đới là 37 – 400C và hạt giống của cây ôn đới là 35 - 370C. Nhiệt độ tối thấp
của sự nảy mầm dao động nhiều, tùy vào khả năng chịu lạnh của các lồi thực vật,

nhưng nhìn chung các lồi ở vùng ơn đới có khả năng nảy mầm ở điều kiện 1-20C
(lồi củ cải đường) và vùng nhiệt đới nhiệt độ nảy mầm tối thiểu là 8 – 100C (loài


7
Ngô). Hàm lượng nước trong hạt, nước là điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự nảy
mầm. Hạt khô trong khơng khí có độ ẩm dưới 10% thì ln nằm ở dạng ngủ nghỉ.
Khi hạt hút nước đạt hàm lượng trung bình từ 50% trở lên thì bắt đầu phát động sinh
trưởng và nảy mầm (có nhiều lồi hạt nằm ở mức thấp hơn). Nước là dung môi cho
các phản ứng hóa sinh trong hạt đang nảy mầm và là điều kiện cần thiết cho hô hấp
của hạt, cho quá trình sinh trưởng của phơi mầm và ngâm hạt trong nước là biện pháp
đầu tiên trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt. Về Hàm lượng oxi trong khơng khí, oxi
rất cần có sự sống và sự nảy mầm của cây củng khơng nằm ngồi phạm vi này, vì oxi
là cần cho hô hấp của hạt. Tuy nhiên, phản ứng của hạt với hàm lượng oxi trong việc
nảy mầm là rất khác nhau theo từng lồi cụ thể, nhưng nhìn chung trong điều kiện
mơi trường sống bình thường của con người thì lượng oxi phù hợp cho hầu hết các
loại hạt nảy mầm tốt.
Ngoài ra một số nhân tố ngoại cảnh khác củng rất quan trọng đó là ánh sáng,
nồng độ dung dịch đất… Có rất nhiều loại hạt chỉ nảy mầm khi có ánh sáng, cịn trong
tối thì hạt củng không nảy mầm được, điều này liên quan chặt chẽ đến sự tổng hợp
dinh dưỡng nuôi cây. Khi gieo hạt vào đất có nồng độ muối cao thì sự nảy mầm bị ức
chế vì áp suất thẩm thấu của đất có thể cao hơn áp suất thẩm thấu của hạt, dẫn đến
hạt khơng hút nước vào trong được … Vì vậy, trong quá trình ngâm ủ hạt giống người
ta thường sử dụng phương thức tạo nước ấm (2 sôi + 3 lạnh hoặc 3 sôi + 2 lạnh) và ủ
ẩm để nhiệt độ tối ưu cho sự nẩy mầm. Khi ủ, ta cần đảo hạt để hạt có đủ oxi cho hơ
hấp và giải phóng CO2 tích tụ trong khối hạt có thể ức chế nảy mầm, củng như tạo
điều kiện cho hạt tiếp xúc ánh sáng làm kích thích ham muốm nảy mầm của hạt.
(Nguyễn Kim Thanh, 2005) [32].
- Tỷ lệ nảy mầm và năng xuất nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm cho thấy có bao nhiêu hạt của một lồi đặc thù mà có vẻ sẽ nảy

mầm trong một khoảng thời gian đã cho. Nó là thước đo thời gian nảy mầm và thường
được biểu diễn bằng phần trăm. Ví dụ: tỷ lệ nảy mầm là 85% thì có nghĩa là khoảng
85 trong 100 hạt sẽ có thể nảy mầm trong điều kiện thích hợp trong khoảng thời gian
cho trước. Tỷ lệ nảy mầm rất hữu ích trong việc tính tốn lượng hạt cần thiết với diện
tích trồng cho trước hay số cây mong muốn. Với các nhà sinh lý học và các nhà khoa


8
học về hạt, tỷ lệ nảy mầm là sự thuận nghịch của khoảng thời gian cần cho quá trình
nảy mầm đến khi hoàn thành, bắt đầu từ lúc gieo hạt. Mặt khác, số lượng hạt có thể
hồn thành việc nảy mầm trong một tập hợp thì được xem là năng suất nảy mầm.
b. Sự hình thành cây con
Theo vài định nghĩa, sự xuất hiện của rễ mầm đánh dấu sự kết thúc của quá trình
nảy mầm và bắt đầu “sự hình thành”, một thời kỳ mà sẽ kết thúc khi cây con đã sử
dụng hết nguồn dự trữ của bên trong hạt. Sự nảy mầm và sự hình thành ở cây là những
giai đoạn rất quan trọng vì khi đó chúng rất dễ bị tổn thương, bệnh tật, và thiếu nước.
Thơng số so sánh sự nảy mầm có thể được sử dụng làm chỉ thị cho độ tổn hại thực
vật trong đất trồng. Tỷ lệ chết giữa sự phân tán hạt và sự hồn thành việc hình thành
cây có thể rất cao nên nhiều lồi đã thích nghi bằng cách sinh ra một lượng lớn hạt
giống.
c. Mùa quả chín
Mùa quả chín hay có thể gọi mùa hạt chín, nhiều lồi cây có quả chín ngay trước
mùa mưa, vì vậy khi hạt phát tán sẽ gặp điều kiện thuận lợi (ẩm độ) để sinh trưởng.
Có những quả chín trong mùa khơ, trường hợp này thì hạt phải duy trì tình trạng ngủ
để chờ mưa xuống.
Mùa quả chín gồm: Độ dài mùa vụ, đây là khoảng thời gian quả bắt đầu chín
đồng loạt. Chỉ thị độ chín, là khi quả thành thục và có sự chuyển màu (quả/ hạt) và
thường chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu, màu vàng, màu đỏ và quả rất dễ
rụng, có mùi để thu hút động vật ăn quả và vỏ hạt thường có màu xám, màu đen…,bên
trong hạt có màu trắng. (Nguyễn Xuân Liệu, 2007) [30].

1.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Về tái sinh và bảo tồn loài
Lịch sử nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hằng trăm năm, tái
sinh rừng nhiệt đới được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như P.W Richards (1952),
Taylor (1954), Van Steenis (1956)...
Tái sinh là một thuật ngữ chỉ khả năng tự tái tạo, hay sự hồi sinh từ mức độ tế
bào đến một quần lạc sinh vật trong tự nhiên, các tác giả như Jordan, Peter và Allan
(1998) sử dụng thuật ngữ này để diễn tả sự lặp lại của quần xã sinh vật giống như nó


9
đã xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng (Forestry regeneration) cũng để mô tả sự
tái tạo của lớp cây con dưới tán rừng.
Nhân giống bằng ươm hạt đã được thực hiện từ rất lâu đời và hầu hết khắp các
nước trên thế giới đều đã và đang thực hiện để tạo ra cây giống phục vụ trồng nông
nghiệp và lâm nghiệp.
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống hữu tính (hạt)
Khi nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu thường
hướng vào tìm hiểu sự thiếu hụt ánh sáng của cây con do tán lâm phần mẹ gây nên.
Kozlovxki (1949) cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con
(trích bởi Nguyễn Văn thêm, 1992). Khi bị che bóng, mật độ và sức sống cây tái sinh
suy giảm (Walter, 1947; Roussel, 1962, 1967).
Độ khép tán của quần thụ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ và sức sống của
cây con (Orlov, 1951; Alekseev, 1954; Makximov, 197 - Trích bởi Nguyễn Văn
Thêm, 1992: Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng (D. dyeri) trong

kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai.)
1.3. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ những thập kỉ 60
của thế kỉ XX. Các nghiên cứu cơ sở chủ yếu là điều tra đánh giá khả năng tái sinh ở

một số trạng thái rừng trong điều kiện khác nhau như Thái Văn Trừng (1987), Trần
Ngũ Phương (1970), Nguyễn Văn Trương (1983), Phùng Ngọc Lung (1994), Vũ Tiến
Hinh (1991)…
Chuối Hoa sen hay còn gọi khác như chuối Mồ côi, chuối Cô đơn là một loài
thực vật đa tác dụng, nhưng những các nghiên cứu về loài chuối hoa sen (Ensete
glaucum) ở trên thế giới và Việt Nam hiện nay cịn rất ít, các nghiên cứu chỉ mới
dừng lại ở mức độ ghi nhận phân bố, ghi nhân sử dụng của người dân theo phương
thức dân gian từng địa phương…
Chuối Hoa sen được Ernest Entwistle Cheesman ghi nhận và mô tả vào năm
1947 tại Myanmar và sau đó ghi nhận tại nhiều nơi khác như: Thái Lan, Lào, Trung
Quốc, Việt Nam, Philiphin, đảo Java (Indonesia), phía nam Ấn Độ và một số nước
Đơng Nam Á khác (Koushik Majumdar, 2013)[37].


10
Mới đây nhất tại phía bắc Ấn độ các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện sự
phân bố của loài Ensete glaucum (Roxb.) Cheenm. Số lượng quần thể ít, trong khoảng
không gian quan sát là 5km chỉ ghi nhận được 3 cá thể, 1 cá thể có hoa - quả, còn 2
cá thể còn lại nằm ở trạng thái ngủ đông (lá, thân giả khô, héo, rủ). Đồng thời các tác
giả còn thu thập thêm về vai trò của nó, cho thấy người dân địa phương sử dụng thân,
hoa làm rau ăn, quả, thân làm thuốc điều trị kinh nguyệt cho phụ nữ. Về mặt sinh thái
môi trường, là cây ưa sáng mọc nhanh, có khã năng thích nghi nhanh với mơi trường
mới, đây là lồi tham gia điều hịa khí hậu rất tốt và làm nơi cư ngụ, cung cấp nguồn
thức ăn cho các loài động vật khác sinh sống (Koushik Majumdar, Abhijit Sarkar,
and…, 2013)[37].
Ở Việt Nam chuối được nghiên cứu phân loại từ rất sớm bởi các nhà thực vật
học người Pháp, tuy nhiên ở những nghiên cứu này chỉ dựa trên các nghiên cứu thực
vật nói chung, khơng có nghiên cứu riêng biệt cho từng lồi chuối và mải về sau này
khi đất nước hịa bình thống nhất thì chuối mới được nghiên cứu một cách hệ thống
hơn:

Theo nghiên cứu của GS Phạm Hoàng Hộ thì Việt Nam có khoảng 15 lồi chuối,
Trong đó lồi Ensete glaucum (Roxb.) Cheenm, được ghi nhận tại Hà Nam, Ninh
Bình, Phú Thọ và ở Tây Ninh (Phạm Hồng Hộ, 2001: Cây cỏ Việt Nam, tập 3) [5];
Năm 1993 các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu phân loại chuối ở các tỉnh
phía Bắc, thì trong 10 tỉnh thành phía Bắc đã nghi nhận được 25 giống chuối ăn quả
và 5 giống chuối cảnh, ở Phú Thọ là tỉnh ghi nhận lồi chuối Hoa sen và gọi là chuối
Cơ đơn (Nguyễn Thị Việt Nga, 1996) [6];
Năm 2006, Lưu Hồng Trường cùng với các cộng sự của mình thực hiện khảo
sát các lồi thực vật hữu ích chọn lọc ở núi Tà Kóu (Bình Thuận), đã ghi nhận lồi
Ensete glaucum và gọi là chuối Bạc Hà, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi ghi
nhận duy nhất phân bố lồi này tại khu vực phía nam Việt Nam [7].
Từ những 2007 đến nay các Vườn Quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt
Nam, đã đẩy mạnh công tác điều tra đa dạng sinh học và đã nhiều nơi ghi nhận có sự
phân bố của lồi chuối Hoa sen như: Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình; VQG Xuân
Sơn Phú Thọ; VQG Bù Gia Mập…;


11
- Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
Ở VQG Bù Gia Mập và các vùng lân cận chưa có cơng trình nghiên cứu về riêng
biệt cho lồi chuối nói chung củng như lồi chuối Hoa sen. Các nghiên cứu chủ yếu
là nghiên cứu về thành phần loài thực vật phân bố tại khu vực.
1.4. Sơ bộ về lồi chuối Hoa sen (Ensete glaucum)
1.4.1. Vị trí phân loại
Chuối Hoa sen – Ensete glaucum (Roxb.) Cheenm,
Chi chuối lá – Ensete
Họ chuối – Musaceae
Bộ gừng - Zingiberales (Phân bộ chuối Muscales)
Lớp một lá mầm – Monocots
Ngành hạt kín – Magnoliophyta

1.4.3. Đặc điểm
Cây chuối là những loài thực vật một lá mầm thuộc họ Chuối (Musaceae), phân
bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, cây chuối được
con người thuần dưỡng, nuôi trồng khá phổ biến. Trên thế giới có khoảng 130 nước
trên thế giới có ghi nhận phân bố và trồng các lồi chuối khác nhau (FAO, 2008), đây
là những lồi cây đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội lồi người, là nguồn
thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, nguyên liệu làm thuốc…, được con người biết
khá sớm.
Lồi chuối Hoa sen có tên khoa học là Ensete glaucum (Roxb.) Cheenm, lần
đầu tiên được Ernest Entwistle Cheesman ghi nhận và mô tả vào năm 1947 tại
Myanmar và sau đó ghi nhận tại nhiều nơi khác như: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Trung
Quốc, Philiphin, đảo Java (Indonesia), phía nam Ấn Độ và một số nước Đông Nam
Á khác (Koushik Majumdar and…., 2013) [37].
Sử dụng chuối Hoa sen trong đời sống tại Việt Nam. Trong dân gian, đồng bào
dân tộc tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) cho rằng cây chuối Hoa sen khi
nuôi buồng, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh
dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, cũng vì thế mà
quả chuối có tác dụng hữu ích nhất. Những người cao tuổi ở Xuân Sơn cho biết cây


12
chuối Cơ đơn (Hoa sen) có khả năng chữa được rất nhiều bệnh như: đi ngoài, sỏi thận,
phù thũng, sưng tay chân, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da, một số bệnh run sán ở trẻ
em, bệnh đường ruột. ().

Hình 1.1. Đặc điểm chuối Chân voi (Photo: Koushik Majumdar)
Theo người dân sống ở Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) thì chuối
Cơ đơn (chuối Hoa sen) chun trị sạn thận, sỏi thận rất hiệu quả, điều trị phù thũng
da thuộc loại uất trướng do thận hư, không bài tiết được, Trị viêm loét dạ dày, dị ứng
da, Giun sán ở trẻ em, Bệnh đường ruột…(Nguồn: ).

Theo tài liệu Y dược Việt Nam, chuối Cơ đơn (Hoa sen) ngồi điều trị, táo bón ở trẻ
em, Phù thủng, đái dắt, sỏi thận…, đặc biệt trong đó điều trị tiểu đường rất đơn giản
và hiệu quả: Củ chuối đem rửa sạch, giã nát dùng như nước uống hằng ngày và uống


13
trong một thời gian dài sẽ có tác dụng ổn định đường huyết, bệnh sẽ dần được đẩy lùi
(nguồn: ). Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc – tập 1”,
chuối Hoa sen gọi là chuối Mồ cơi, có tác dụng làm thuốc điều trị phù, sưng đau chân
ở phụ nữ có thai. Phương thức chửa mẩn ngứa, mụn nhọt: lấy toàn thân cùng với
cuống lá và cụm hoa (nếu có), đem rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, rồi
xoa lên vết thương (Đỗ Huy Bích và cộng sự: “Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam, tập 1- tr461) [11].
Trong nghiên cứu nhân giống các lồi chuối nói chung hiện nay thì đa phần
là sử dụng phương pháp tách chồi và phương pháp nuôi cấy mơ tế bào (In vitro),
trong đó phương pháp tách chồi là phương pháp hữu tính truyền thống, được sử
dụng lâu đời, tuy nhiên phương pháp này có rất nhiều hạn chế số lượng cây con hạn
chế, không đồng đều, sinh trưởng kém, phát triển chậm, cây thu hoạch không đồng
đều, ngồi ra cây con có thể mang mầm bệnh của cây mẹ (Huỳnh Thị Huế Trang,
Phan thị Hồng Ngọc, 2021) [27], đối với lồi chuối Hoa sen thì lại không thực hiện
được việc nhân giống bằng phương pháp tách chồi, bởi vì lồi chuối này khơng tái
sinh chồi. Đối với phương pháp nuôi cấy mô tế bào (In vitro) thì có rất nhiều ưu
điểm như năng suất cao, chất lượng cây trồng đồng đều, phòng trừ bệnh tận gốc,
tuy nhiên chi phí đầu tư quá lớn, việc thử nghiệm ban đầu cần có nguồn giống cơ
bản (cây giống lấy phơi), vì vậy hiện nay đối với lồi chuối Hoa sen chúng tôi vẫn
chỉ sử dụng phương pháp nhân giống từ hạt.
Nhân giống bằng phương pháp hữu tính (ươm hạt) là phương pháp truyền
thống cho nhiều loại cây trồng, đây là cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên
cứu nhân giống khác (nuôi cấy mô, ghép chồi cành, lai tạo lồi…), tuy nó có mặt
hạn chế là giống cây con phát sinh nhiều biến dị do thụ phân chéo, có khả năng

khơng giữ được đặc tính của cây giống bố mẹ, có thể năng xuất khơng cao, cây mọc
từ hạt thường lâu ra hoa… Nhưng phương pháp ươm hạt lại có một số ưu điểm như
kỹ thuật thu giống và lưu trữ hạt giống đơn giản, cây con mọc từ hạt khỏe mạnh,
có chu kỳ sống lâu, hệ số nhân giống cao, sớm cho cây giống, từ một quả có thể
cho nhiều hạt giống, gieo cho nhiều cây giống, giá thành sản xuất thấp…, đặc biệt
là sử dụng cho những lồi cây giống chưa có phương pháp nhân giống tốt. Nhìn


14
chung phương pháp ươm hạt phù hợp với điều kiện kinh tế ở khu vực miền núi khó
khăn, lạc hậu về máy móc khoa học kỹ thuật… Và hiện nay lồi chuối Hoa sen là
lồi chưa có nghiên cứu phương pháp nhân giống phù hợp, hiệu quả, cây chỉ tái
sinh duy nhất bằng hình thức nảy chồi từ hạt (khác với các lồi chuối thơng thường
khác tái sinh từ tách chồi).
1.4.2. Phân bố
Chuối Hoa sen (Ensete glaucum) ở trên thế giới chủ yếu được ghi nhận ở phía
nam Châu Á, Đơng Nam Á, Ấn độ; phía nam Trung Quốc (Koushik Majumdar and…,
2013)[37]. Ở Việt Nam, loài chuối Hoa sen chỉ được nghi nhận ở một số tỉnh như:
Hịa Bình, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng; Bình Thuận;
Ninh Thuận…

Hình 1.2. Phân bố chuối Ensete glaucum trên thế giới
1.4.3. Đặc điểm thực vật chuối Hoa sen
Loài chuối Hoa sen có đặc điểm hình thái bên ngồi: Thân giả, mọc cơ độc một
cây duy nhất, có chiều cao từ 3 - 5m, gốc phình ra rất to (đường kính gốc khoảng
50cm – 80cm). Lá thn, có phiến to như các lồi chuối khác dài đến 1,5m, màu xanh
có mốc trắng. Cụm hoa trên một cuống chung mọc nghiêng xuống dài từ 50cm đến
100cm, lá bắc dạng mo hình bầu dục, xếp chồng lên nhau thành một bắp thuôn, dài
màu xanh và không rụng. Nải hai hàng, hoa nhiều hoa nải đầu cái, nải sau thường là



15
đực. Quả thuôn, dài, to 10 - 12 x 3,5cm. Hạt ít, to khoảng hơn 1cm, hạt có màu đen
tuyền, có rốn lõm sâu (Phạm Hồng Hộ, 2001) [5]. Hình 1.2, hình ảnh mơ tả đặc điểm
nhận dạng lồi chuối chân voi được Koushik Majumdar chụp mơ tả tại phía Bắc Ấn
Độ (Koushik Majumdar and partners, 2013) [37].


16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên loài loài chuối Hoa sen (Ensete glaucum (Roxb.)
Cheesman) có phân bố tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ của luận văn, đề tài thực hiện nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi lâm phần của Ban quản
lý VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
- Về nội dung: Nghiên cứu hiện trạng loài chuối Hoa sen phân bố tại Vườn
Quốc gia Bù Gia mập và nghiệm thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp hữu tính
(ươm hạt).
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong 7 tháng, bắt đầu từ tháng 01 đến
tháng 7 năm 2022.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học của loài chuối Hoa sen, làm cơ sở lý luận khoa
học và thực tiễn cho các hoạt động nghiên cứu bảo tồn loài, cũng như nghiên cứu
phát triển sinh vật tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng loài chuối Hoa sen phân bố tại VQG Bù Gia Mập

tỉnh Bình Phước.
- Xác định phương pháp nhân giống hữu tính lồi chuối Hoa sen đạt hiệu quả
tối ưu nhất trong phát triển cây giống.
- Xác định được các nhân tố tác động liên quan đến loài chuối Hoa sen.
- Đề xuất được giải pháp bảo tồn và định hướng phát triển loài chuối Hoa sen
tại VQG Bù Gia Mập.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng loài chuối Hoa sen phân bố tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
(Xây dựng bản đồ phân bố Chuối tại VQG, Xác định các yếu tố sinh thái của loài,


×