Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài bò tót (bos gaurus) ại huyện đồng phú, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LƯƠNG NGỌC PHÚ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN LỒI BỊ TĨT (Bos gaurus)
TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 862 02 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KIỀU MẠNH HƯỞNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 28 tháng 7 năm 2022


Người cam đoan

Lương Ngọc Phú


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình Khóa học, được sự nhất trí của trường Đại
học Lâm nghiệp, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề
xuất giải pháp bảo tồn lồi Bị tót (Bos gaurus) tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước”.

Nhân dịp này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cán bộ
công chức, viên chức Hạt Kiểm lâm Đồng Phú, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hồn thành nhiệm vụ.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình ln là hậu phương
vững chắc, ln ủng hộ, động viên tơi trong q trình học tập cũng như hồn
thành Luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã
nhiệt tình truyền đạt cho tơi kiến thức trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Kiều Mạnh Hưởng, đã trực
tiếp hướng dẫn giúp đỡ, cung cấp dữ liệu, tài liệu quý báu cho Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và bước đầu làm cơng
tác nghiên cứu nên đề tài cịn những thiết sót nhất định. Tơi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học và bạn
bè đồng nghiệp để Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 28 tháng 7 năm 2022
Học viên


Lương Ngọc Phú


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH LỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................................. vi
DANH LỤC HÌNH ..............................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.1. Các nghiên cứu về Bị tót trên thế giới ........................................................................... 3
1.2. Các nghiên cứu về Bị tót ở Việt Nam ............................................................................ 5
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954 ........................................................................................... 5
1.2.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 ......................................................................................... 6
1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay ........................................................................................... 6
1.3. Các nghiên cứu về Bị tót ở khu vực lân cận .................................................................. 7
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 11
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 11
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 11
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 11
2.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 11
2.2.2. Mục tiêu chi tiết ......................................................................................................... 11

2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 12
2.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu sẵn có ................................................ 12
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................................ 12
4.2.3. Phương pháp điều tra theo tuyến ............................................................................... 13
2.2.4. Phương pháp điều tra sinh cảnh ................................................................................. 16
2.2.5. Phương pháp xác định các mối đe dọa đến quần thể ................................................. 16


iv

2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................................................... 18
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 20
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 20
3.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................................................... 21
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ....................................................................................................... 21
3.1.3.1. Khí hậu .................................................................................................................... 21
3.1.3.2. Thủy văn ................................................................................................................. 22
3.1.4. Các loại đất đai .......................................................................................................... 23
3.1.5. Đặc điểm hệ động, thực vật rừng và lâm sản ngoài gỗ .............................................. 25
3.1.5.1. Hệ thực vật rừng ..................................................................................................... 25
3.1.5.2. Hệ động vật rừng .................................................................................................... 26
3.1.5.3. Lâm sản ngoài gỗ .................................................................................................... 27
3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ....................................................................... 28
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ............................................................................... 28
3.3. Khái quát chung về đơn vị ............................................................................................ 29
3.3.1. Cơ cấu tổ chức: .......................................................................................................... 29
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................................. 29
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 32

4.1. Hiện trạng và phân bố quần thể Bị tót ......................................................................... 32
4.1.1. Số lượng cá thể và mật độ.......................................................................................... 32
4.1.2 Mật độ quần thể Bò tót tại Đồng Phú ......................................................................... 33
4.1.3. Đặc điểm vùng phân bố của Bị tót ............................................................................ 36
4.2. Hiện trạng cơng tác bảo tồn Bị tót tại địa phương ....................................................... 44
4.2.1. Cơng tác tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia bảo vệ rừng ............................. 44
4.2.2. Cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng ....................................................................... 44
4.2.3. Công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã ............................................................. 45
4.2.4. Cơng tác phịng chống các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.................................. 46
4.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện ........................................................................................ 48
4.2.5.1. Ưu điểm .................................................................................................................. 48
4.2.5.2. Những tồn tại, khó khăn trong q trình thực hiện ................................................. 48
4.3. Các mối đe dọa đến lồi Bị tót và sinh cảnh của chúng .............................................. 50


v

4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn Bị tót và sinh cảnh của chúng ............................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 59
1. Kết luận ............................................................................................................................ 59
2. Tồn tại .............................................................................................................................. 59
3. Kiến nghị.......................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA ...............................................................................viii


vi

DANH LỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3. 1. Nhóm đất thuộc địa bàn huyện Đồng Phú ...............................................24

Bảng 4. 1. Tổng hợp số lượng cá thể Bị tót điều tra được .......................................32


vii

DANH LỤC HÌNH
Hình 2. 1. Phỏng vấn Kiểm lâm Đồng Phú ......................................................................... 13
Hình 2. 2. Điều tra Bị tót theo tuyến ................................................................................... 14
Hình 2. 3. Mơ hình điều tra theo tuyến ................................................................................ 15
Hình 2. 4. Sơ đồ vị trí tuyến điều tra Bị tót......................................................................... 15
Hình 3. 1. Sơ đồ vị trí khu vực điều tra Bị tót .................................................................... 20
Hình 3. 2. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Đồng Phú............................................................ 27
Hình 4. 1. Dấu chân và dấu phân của Bị tót ghi nhận tại Tiểu khu 377 ............................. 32
Hình 4. 2. Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm và nhân viên bảo vệ rừng Đồng Phú .................... 33
Hình 4. 3. Bản đồ hướng di chuyển của Bị tót tại Đồng Phú ............................................. 34
Hình 4. 4. Bị tót được ghi nhận tại tiểu khu 377 (Nguồn HKL Đồng Phú) ........................ 36
Hình 4. 5. Bản đồ vùng phân bố của Bị tót tại Đồng Phú ................................................... 37
Hình 4. 6. Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh dầu rái (rừng nghèo) ................................. 39
Hình 4. 7. Sinh cảnh ven rừng (nương rẫy) nơi Bị tót thường lui tới ................................. 41
Hình 4. 8. Bị tót bị dính bẫy và chết tại Đồng Phú ............................................................. 50


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bị tót (Bos gaurus) là một trong những lồi thú có kích thước lớn trong họ
Trâu bị (Bovidae). Ở Việt Nam, bị tót phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh có rừng tự
nhiên từ Bắc vào Nam, tập trung nhất vào các tỉnh có chung biên giới với Lào và
Campuchia. Do các hoạt động săn bắn bất hợp pháp và mất sinh cảnh sống, quần

thể bị tót bị suy giảm ở tất cả các vùng phân bố của chúng trong toàn quốc. Trên
thế giới, bị tót phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Bu-tan,
Nê-pan, My-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và bán đảo Ma-laixia. Cũng tại các vùng phân bố này, sự tồn tại của bò tót vẫn đang bị đe dọa bởi săn
bắn và mất sinh cảnh sống do đó, chúng được xếp vào nhóm sẽ nguy cấp
(Vulnerable) trong Danh lục Đỏ của IUCN.
Trong một vài năm trở lại đây, tại Đồng Phú có ghi nhận về sự xuất hiện của
Bị tót cũng như một số xung đột giữa Bị tót và người, gây ra thiệt hại về nơng
nghiệp và một số cá thể Bị tót đã bị chết. Tuy nhiên, các dữ liệu Bị tót tại đây vẫn
chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các sự vụ của Kiểm lâm và chính quyền địa phương.
Cho đến nay, các hoạt động bảo tồn và nghiên cứu về Bị tót đã được tiến hành
ở một số khu vực trong cả nước, nhưng chủ yếu vẫn là các nghiên cứu về phân bố,
đánh giá sự có mặt, vắng mặt của bị tót ở các khu vực có số lượng cá thể lớn. Cho
đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu chun khảo nào về quần thể bị tót tại
Đồng Phú, do đó các dữ liệu thơng tin về loài tại khu vực nghiên cứu chỉ mới dùng
lại ở các báo của Kiểm lâm, cán bộ Lâm nghiệp địa phương và UBND huyện lên cơ
quan chức năng về diễn biến quần thể Bị tót tại huyện Đồng Phú (HKL, 2021),
(UBND, 2021). Do thiếu các thông tin quan trọng này đã dẫn đến các khó khăn
trong việc quy hoạch và bảo tồn, đặc biệt là việc quy hoạch vùng sống, nơi kiếm ăn
thích hợp cho lồi bị tót.
Vì sự cần thiết đó, tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và
đề xuất giải pháp bảo tồn lồi Bị tót (Bos gaurus) tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình


2

Phước”. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số thông tin về hiện trạng
và phân bố quần thể của bị tót.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về khoa học, Luận văn đóng góp các tư liệu khoa học về sinh thái học cá thể
và sinh thái học quần thể Bò tót. Xác định các sinh cảnh đặc trưng của lồi Bị tót.

Xác định các sinh cảnh đặc trưng của lồi Bị tót ở Đồng Phú.
Về thực tiễn, Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho Hạt Kiểm lâm Đồng Phú
giám sát diễn biến số lượng quần thể Bị tót, cung cấp cơ sở dữ liệu để các nhà quản
lý đề ra các chủ trương quản lý thích hợp phục vụ cho cơng tác bảo tồn.
Ngồi ra, lồi Bị tót còn là nguồn gen quan trọng để cải tạo đàn Bị ni. Bảo
tồn nơi sống và sinh cảnh cho lồi Bị tót chính là bảo tồn quần thể Bị tót tránh
được những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo tồn nguồn gen hoang dã quý hiếm.


3

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về Bị tót trên thế giới
Các cơng trình nghiên cứu về các lồi trâu bị hoang dã trên thế giới đã được
một số tác giả nghiên cứu từ đầu thế kỷ XIX, nhưng từ những năm 1980 đến nay
mới có nhiều cơng trình nghiên cứu về các lồi trâu bị hoang dã nói chung và là
lồi Bị tót nói riêng với nhiều kết quả phong phú. Các báo cáo nghiên cứu đã cơng
bố, tập trung nhiều ở các quốc gia có bị tót phân bố như Cambodia, Laos, Thailand,
India,

Nepal,

Bu-tan,

Banglades,

Myanmar,

China




Malaysia

(, n.d.). Một số cơng trình nghiên cứu về sinh
học và sinh thái học bị tót tiêu biểu như:
Nghiên cứu của Wharton (1957) về bị xám (Bos sauveli) và các lồi bị hoang
dã (Bovinae) ở vùng Đông và Đông Bắc Cambodia. Tác giả đã đưa ra một số thông
tin về quần thể, sự phân bố và các đặc điểm sinh thái của loài bị xám và các lồi bị
hoang dã. Tác giả nhận định bị tót, bị xám và các lồi bị hoang dã khác khơng có
sự xung đột trong cùng khu vực. Sinh cảnh ưa thích của bị tót là rừng thưa và trảng
cỏ. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu chủ yếu là các thông tin và nhận định về các
đặc điểm sinh thái của bò xám (Wilson, D. E., and D. M. Reeder, 2005).
Nghiên cứu của Conry (1981) ở Lepar Valley, miền trung Pa Hang, bán đảo
Malaysia từ năm 1977 đến 1979. Tác giả sử dụng các thiết bị vô tuyến thu phát sóng
ngắn (FM) và máy bay cánh bằng cơ nhỏ (Cessna) để theo dõi từ xa của 3 cá thể Bị
tót. Đây là một trong những nghiên cứu sớm nhất về bị tót trong khu vực, có
phương pháp nghiên cứu hiện đại. Báo cáo cung cấp được một số thơng tin bước
đầu về số lượng cá thể có 62 cá thể với 7 đàn. Số lượng cá thể biến động từ 1 - 15,
trung bình là 5. Khoảng cách di chuyển trung bình của 3 cá thể bị tót là 20,8 km.
Bị tót đẻ quanh năm. Bị tót sống trong các dạng sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng hỗn
giao và trảng cỏ. Thức ăn của bị tót đã thống kê được 87 loài. Tuy nhiên nghiên
cứu cũng chỉ cung cấp được một số thông tin bước đầu về các đặc điểm sinh thái
của quần thể bị tót ở Pa Hang như vùng sống, di chuyển, thức ăn, dựa trên kết quả


4

nghiên cứu của 3 cá thể bị tót (P.J., 1981), tính đại diện chưa cao.
Nghiên cứu của Prayurasiddhi (1997) ở khu bảo tồn Huai Kha Kaeng,

Thailand. Tác giả sử dụng máy thu phát sóng ngắn (FM) và máy bay lên thẳng
(BellUH1) để theo dõi và so sánh sự khác biệt về phân bố và sự lựa chọn vùng sống
của Bò tót (Bos gaurus) và bị rừng (Bos javanicus). Tác giả ước lượng quần thể bị
tót ở khu vực nghiên cứu là 300 - 350 cá thể. Vùng sống của bò tót lớn hơn vùng
sống của bị rừng. Vùng sống ưa thích của bị tót là rừng bán thường xanh có độ cao
từ 200 - 600 m ASL. Thức ăn của bị tót đã thống kê được 232 lồi. Đây là cơng
trình nghiên cứu có trang thiết bị hiện đại như máy thu phát sóng và máy bay lên
thẳng. Do vậy các kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. Tuy nhiên các nghiên cứu
tập trung vào sự chọn lựa vùng sống của hai lồi bị tót và bị rừng. Các nghiên cứu
về sinh thái chủ yếu thông tin về thức ăn của 4 cá thể bị tót. Địa điểm nghiên cứu
trong phạm vi của một khu bảo tồn, không có các thơng tin về sinh học, đặc điểm
sinh cảnh của bị tót (Theeraapat, 1997).
Bên cạnh những nghiên cứu về sinh học và sinh thái của bị tót tiêu biểu như
trên, cịn có nghiên cứu về đánh giá và phân bố của bị tót cũng được thực hiện ở
một số khu vực như:
Nghiên cứu của Heinen và Srikosamatara (1995) đánh giá về hiện trạng và đề
xuất bảo tồn quần thể trâu bị hoang dã ở Đơng Nam Á, trong đó có đánh giá về
hiện trạng và phân bố của quần thể bị tót (Heinen, J.T. and Srikosamatara, 1995).
Nghiên cứu của Duckworth và Hedges (1998) về phân bố các loài thú lớn như
Bị tót, bị rừng, trâu rừng, voi và hổ ở khu vực Đơng Dương và Nam Trung Quốc,
trong đó tác giả đề cập đến và đề xuất bảo tồn lồi bị tót (Duckworth, J. W. and S.
Hedges, 1998).
Nghiên cứu của Pasha, Areendran, Sankar và Qureshi (2000) về hiện trạng
quần thể, sự phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn bị tót. Trong đó các tác giả
đã cài đặt 3 thiết bị vô tuyến theo dõi từ xa cho 3 cá thể (2 con đực, 1 con cái) để
theo dõi về sự di chuyển, kích thước vùng sống, kích thước quần thể và cấu trúc đàn
quần thể bị tót ở Pench Tiger Reserve, thuộc miền trung cao nguyên Ấn Độ (Pasha


5


M.K.S., G. Areendran, K. Sankar and Q. Qureshi, 2000).
Nghiên cứu của Men Soriyun (2001) về hiện trạng phân bố và sinh thái quần
thể bị tót, là những nghiên cứu ban đầu ở Cambodia, nơi có quần thể bị tót rất gần
gũi với Việt Nam (Soriyun, 2001).
Nghiên cứu của Robert Steinmetz (2004) về độ phong phú, sử dụng sinh cảnh
và đánh giá bảo tồn của hai lồi bị tót (Bos gaurus) và bò rừng (Bos javanicus) ở
khu bảo vệ Xe Pian (Lào) của các cuộc khảo sát thực hiện từ năm 1996 đến 1998
(Steinmetz, n.d.).
Nghiên cứu của Mohan Pai (2008) về phân bố và một số đặc điểm sinh thái,
tập tính và bảo tồn quần thể bị tót ở vùng Western Ghats, cao nguyên miền trung
Ấn Độ. Đây là vùng có số lượng cá thể bị tót lớn nhất ở Ấn Độ (Pai, 2008).
Nghiên cứu về phân loại học của Lekagul và McNeelley (1977) đã đưa ra
nhiều thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái học cho nhiều loài thú ở Thailand,
trong đó có lồi bị tót. Các thơng tin về bị tót tuy có đề cập, nhưng chủ yếu là mơ
tả về các đặc điểm hình thái, trọng lượng, sinh sản, phân bố của bị tót ở Thailand
(Lekagul B. and McNeelley J.A. (, 1977).
Nghiên cứu điều tra các mức độ bn bán các sản phẩm của các lồi ĐVHD
trái phép ở Cambodia của Martin và Phipps (1996), trong đó có lồi bị tót và tác giả
đề xuất một số giải pháp bảo tồn lồi bị tót (Martin, E. B., and M. Phipps, 1996).
Các báo cáo trên mô tả rất phong phú về các kết quả điều tra, nghiên cứu về số
lượng và vùng phân bố, xác định các mối đe dọa, đề xuất việc quản lý và bảo tồn
quần thể bị tót. Sinh cảnh của bị tót tuy đã được một số tác giả đã đề cập, nhưng
chưa có được những dẫn liệu về các yếu tố tạo nên sinh cảnh, đặc điểm các sinh
cảnh của lồi bị tót để làm cơ sở cho công tác bảo tồn.
1.2. Các nghiên cứu về Bị tót ở Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Trước thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu thú hoang dã ở Việt Nam cịn rất ít. Đến
đầu thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu, nhà thám hiểm người nước ngoài như Anh,
Pháp, Hoa Kỳ bắt đầu đến Việt Nam đi du lịch, săn bắn và thu thập mẫu cho nhà



6

bảo tàng ở Paris (Pháp), Luân đôn (Anh). Các kết quả điều tra chủ yếu liệt kê, mô tả
các mẫu vật, kiểm kê các lồi thú ở Đơng Dương, rất ít thơng tin về lồi bị tót ở
giai đoạn này. Việc mô tả nguồn gốc các mẫu vật chỉ mô tả theo các địa danh của
vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, không mô tả chi tiết theo tên địa phương,
do vậy cũng khó xác định các vùng phân bố của bị tót.
1.2.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, hịa bình lập lại, miền Bắc hồn tồn giải
phóng, cơng tác điều tra tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên sinh vật cần phải
tiến hành để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế đất nước và hoàn toàn do
các cán bộ Việt Nam đảm nhận. Các kết quả nghiên cứu về thú nói chung cịn lẻ tẻ
do một số trường đại học và viện nghiên cứu thực hiện. Các công trình nghiên cứu
có liên quan đến bị tót rất ít.
Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh, công tác nghiên cứu khơng được thực
hiện rộng rãi. Một số cơng trình nghiên cứu của Vương Đình Sâm, giáo sư trường
Nơng Lâm súc Sài gịn để phục vụ giảng dạy. Cơng trình của Van Peenen (1969)
nghiên cứu khu hệ thú từ Quảng Trị trở vào Nam, đề cập đến thông tin về lồi bị tót
phân bố ở Tây Ngun và các số đo mẫu vật (P.D.F, 1969).
1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Giai đoạn đất nước hồn tồn giải phóng, đây là thời kỳ thuận lợi nhất để
nghiên cứu ĐVHD. Địa bàn nghiên cứu được mở rộng trên toàn quốc, đặc biệt là
các tỉnh phía Nam. Lực lượng tham gia nghiên cứu cũng được phát triển mạnh cả về
số lượng và chất lượng nghiên cứu, đặc biệt với sự giúp đỡ của các nhà khoa học
Liên Xô và từ nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều cơng trình nghiên cứu cấp Nhà
nước được tổ chức liên ngành, với nhiều cơ quan tham gia và đã đem lại nhiều kết
quả quan trọng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia ở
Việt Nam, bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Với chính sách đổi mới và mở cửa, sự

hợp tác mở rộng sang các nước không phải xã hội chủ nghĩa; một số tổ chức khoa
học chính phủ và phi chính phủ đã mở văn phịng đại diện và đã có những đóng góp
tích cực vào cơng tác điều tra ĐVHD ở nước ta.


7

Kết quả nghiên cứu về thú trong giai đoạn này rất to lớn với hàng ngàn cơng
trình được cơng bố trong nước và trên thế giới. Các cơng trình chính trong thời gian
này của Đào Văn Tiến (1985); Đặng Huy Huỳnh và cs (1981) đã đưa ra một số
thông tin về phân bố của Bị tót ở một số địa phương miền Bắc như Lai Châu,
Thanh Hóa và Nghệ An (Đặng Huy Huỳnh và CS, 1981), (Tiến, 1985). Sách Sinh
học và sinh thái của các lồi thú móng guốc ở Việt Nam của Đặng Huy Huỳnh
(1986) được xem là tài liệu sớm nhất và tương đối đầy đủ về sinh học và sinh thái
của 19 lồi thú móng guốc của Việt Nam thuộc 7 họ, 2 bộ, trong đó có lồi bị tót
(Huỳnh, 1986).
Một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến thơng tin về bị tót ở Tây Ngun của
Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, Đặng Ngọc Cần (1981), Trần Hồng Việt (1986); Lê
Xuân Cảnh và nnk (1997) là những tư liệu q góp phần mơ tả về các đặc điểm
phân bố, sinh học, sinh thái của lồi bị tót (Lê Xuân Cảnh và CS, 1997), (Đặng Huy
Huỳnh và CS, 1981), (Việt, 1986). Các danh lục thú hoang dã Việt Nam của các tác
giả Đặng Huy Huỳnh và nnk (1994), Lê Vũ Khôi (2000) và gần đây của tác giả
Đặng Ngọc Cần và nnk (2008) cũng góp phần mơ tả vùng phân bố và hiện trạng bảo
tồn bị tót trong toàn quốc (Đặng Ngọc Cần và CS, 2008), (Đặng Huy Huỳnh và CS,
1994), (Khơi, 2000). Ngồi ra các cơng trình của Nguyễn Hải Hà và Jamse
Hardcastle (2005), đặc biệt của Nguyễn Mạnh Hà (2008) là những tài liệu cung cấp
nhiều thông tin cập nhật về phân bố, hiện trạng bảo tồn các quần bị tót hiện nay ở
Việt Nam (Nguyễn Hải Hà và Jamse Hardcastle, 2005), (Hà).
Nhìn chung, các cơng trình nói trên chủ yếu là các thơng tin kết quả điều tra về
phân bố, hiện trạng, những nguy cơ đe dọa đến các đàn và quần thể. Các tài liệu

chun khảo về bị tót ở Việt Nam cịn rất hạn chế và đặc biệt chưa có cơng trình
nào nghiên cứu sâu đặc điểm các sinh cảnh của quần thể bị tót.
1.3. Các nghiên cứu về Bị tót ở khu vực lân cận
Quanh khu vực nghiên cứu là Vườn quốc gia Cát tiên và Khu Bảo tồn thiên
nhiên văn hóa Đồng Nai. Đối với VQG Cát Tiên, công tác nghiên cứu khoa học nói
chung và ĐVHD nói riêng được quan tâm từ năm 1998 đến nay. Giai đoạn này


8

được đánh dấu bằng sự khởi động của Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên do Chính phủ
Hà Lan và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ thơng qua Tổ chức WWF Việt Nam
(1998 - 2004). Công tác điều tra nghiên cứu động vật nói chung và nghiên cứu thú
nói riêng có nhiều bước phát triển tốt. Ngồi ra, có các cơng trình nghiên cứu khoa
học của dự án 661 hỗ trợ cho VQG Cát Tiên như xây dựng danh lục động thực vật
rừng (2000, 2001), xây dựng cơ sở dữ liệu danh lục động, thực vật rừng (2000). Bên
cạnh sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà Nước, dự án bảo tồn VQG Cát Tiên đã đầu tư nhiều
mặt nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của VQG Cát Tiên,
thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan, các nhà
khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước. Nội dung nghiên cứu trong thời gian này
chủ yếu tập trung vào:
- Điều tra thống kê, đánh giá giá trị khu hệ và tài nguyên ĐDSH của VQG Cát
Tiên phục vụ quy hoạch và bảo tồn;
- Nghiên cứu, giám sát một số lồi q hiếm, trong đó có Bị tót (Bos gaurus)
H.Smith, 1827) và xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn bền vững.
Dự án thu hút nhiều cơ quan khoa học tham gia nghiên cứu bao gồm các viện
nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước. Nhiều chuyên gia nước ngoài,
các tổ chức quốc tế cũng tham gia mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu bảo tồn ĐDSH
của VQG Cát Tiên như IUCN, WWF, FFI, Birdlife International, Trung tâm Nhiệt
đới Việt - Nga, IRF, USFWS, MIKE,…

Một số ấn phẩm quan trọng đã được xuất bản, như Sổ tay ngoại nghiệp nhận
diện các loài thú của vườn quốc gia Cát Tiên của Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng
và Gert Polet (2001) mô tả đặc điểm nhận dạng, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh
thái một số loài ĐVHD ở VQG Cát Tiên, trong có lồi Bị tót (Phạm Nhật, Nguyễn
Xn Đặng, G. Polet, 2001). Các báo cáo của Ben Hayes (2004), David Murphy
(2004) ước đốn số lượng cá thể Bị tót xuất hiện ở một số khu vực trong các lần
các tác giả khảo sát ở VQG Cát Tiên (Hayes, 2004), (Murphy, Mammal
observations in Cat Tien National Park, Viet Nam 2000 - 2001, 2001), (Murphy,
Mammal observations in Cat Tien National Park, Viet Nam, , 2001), (Murphy, The


9

status and conservation of Javan Rhinoceros, Siamese Crocodile, Phasianidae and
Gaur in Cat Tien National Park, Viet Nam, , 2004), (Ling, 2000). Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật (2001) xác định họ Bovidae ở VQG Cát Tiên có 4 lồi, Bị tót
(Bos gaurus), bị rừng (Bos javanicus), bị xám (Bos sauveli), trâu rừng (Bubalus
bubalis), sơn Dương (Nemorhaedus sumatraensis) (VQG, Báo cáo điều tra thực vật
rừng VQG Cát Tiên, 2000).
VQG Cát Tiên đã nhiều lần quay phim, chụp ảnh được ảnh Bị tót ở VQG Cát
Tiên. Một kiểu ảnh chụp được một đàn khoảng 25 cá thể Bị tót đang ăn gần trạm
Bàu Sấu (2001). một đoạn phim khoảng 15 phút với 12 cá thể Bị tót đang băng
ngang đường rừng ở khu vực Đắc Lua (2003). Nhiều ảnh Bị tót khác cũng đã được
ghi nhận bằng máy bẫy ảnh (trapping camera). Năm 2001 trạm kiểm lâm Bàu Sấu
thu được 1 hộp sọ được các chuyên gia xác định là hộp sọ của lồi bị rừng khoảng
1 năm tuổi, có hình ảnh chụp trong báo cáo [3]. Hiện nay bộ xương đã bị thất lạc.
Vấn đề này đã và đang gây nhiều nghi vấn cho các nhà khoa học, lồi bị rừng có
cịn tồn tại hay khơng ở VQG Cát Tiên.
Nhìn chung, các báo cáo chủ yếu phục vụ việc xây dựng danh lục, mô tả số
đàn và số lượng cá thể ở một số vùng cư trú, đe dọa đối với lồi Bị tót, nhưng chưa

có nghiên cứu chi tiết về sinh cảnh của quần thể Bị tót ở VQG Cát Tiên.
Dự án bảo tồn bò hoang dã ở Việt Nam (2006 - 2010) được Chính Phủ Pháp
thơng qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Quỹ Mơi trường tồn cầu của Pháp
(FFEM) đã tài trợ cho Việt Nam nhằm bảo tồn nguồn gen các lồi bị hoang dã với
mục tiêu duy trì nguồn gen để cải tạo đàn bị ni (VQG, Dự án bảo tồn lồi bị lớn
hoang dã - Hợp phần Cát Tiên, bản dịch tiếng Việt,, 2004). Trong khuôn khổ của
Dự án này, VQG Cát Tiên đã tổ chức nhiều đợt điều tra, giám sát số lượng lồi và
vùng cư trú (VQG, Dự án bảo tồn bị hoang dã, Hợp phần địa phương Báo cáo hoạt
động số 3, tháng 11/2005 đến tháng 6/2006., 2006), (VQG, Dự án bảo tồn bò hoang
dã, Hợp phần địa phương, Báo cáo hoạt động số 5, từ tháng 11/2006 đến tháng
12/2007., 2007).
Gần nhất là đề tài nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ


10

sinh thái của quần thể Bị tót (Bos gaurus) H. Smith, 1827 ở Vườn quốc gia Cát
Tiên phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Luận án tiến sĩ của Phạm Hữu Khánh thực
hiện năm 2010) (Khánh, nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan
hệ sinh thái của quần thể Bị tót (Bos gaurus) H. Smith, 1827 ở Vườn quốc gia Cát
Tiên phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Luận án tiến sĩ ), 2010).
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy, tại khu vực tỉnh Bình
Phước hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quần thể Bị tót tại đây ngồi các thông
tin ghi nhận theo sự vụ của Kiểm lâm địa phương. Do đó việc thực hiện đề tài này
là hết sức cần thiết và ý nghĩa cho công tác bảo tồn loài.


11

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là quần thể lồi Bị tót, đặc điểm phân bố
theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của chúng tại huyện Đồng Phú.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiện trạng quần thể, mối quan hệ sinh thái
của loài trong khu vực nghiên cứu.
+ Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu khu vực có diện tích rừng tự nhiên tại huyện Đồng
Phú giáp ranh với Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
+ Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện công tác thu thập số liệu ngoại nghiệp từ tháng 01 năm
2022 đến tháng 05 năm 2022.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho cơng tác bảo tồn quần thể Bị tót tại huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Mục tiêu chi tiết
- Xác định được hiện trạng và đặc điểm phân bố của quần thể Bị tót tại huyện
Đồng Phú.
- Mơ tả đặc điểm các dạng sinh cảnh chính và sự phân bố theo sinh cảnh của
quần thể Bị tót ở Đồng Phú.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn quần thể Bị tót ở Đồng Phú.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng và phân bố quần thể Bị tót.
- Hiện trạng cơng tác bảo tồn Bị tót tại địa phương


12


- Đánh giá các mối đe dọa đến quần thể Bị tót và sinh cảnh của chúng.
- Một số giải pháp quản lý, bảo tồn quần thể Bị tót ở Đồng Phú.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu sẵn có
- Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và tạp chí chuyên ngành chuyên
ngành hoặc trên mạng internet.
- Các báo cáo trong các hội nghị khoa học hoặc các dữ liệu khác như: (bản đồ,
ảnh, báo cáo, số liệu,...) là sản phẩm của các dự án.
- Sách chuyên khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu có ghi rõ tên nhà xuất
bản, cơ quan xuất bản.
Các thông tin trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được
thu thập để tham khảo. Các nghiên cứu và các thơng tin này có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc đánh giá sự biến động về quần thể, số lượng cá thể và vùng sống,…
của quần thể Bị tót từ trước cho đến thời điểm nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Trên cơ sở kế thừa các tài liệu liên quan tới lồi Bị tót như các báo cáo Khoa
học, Luận văn tốt nghiệp, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành,... và bản đồ
hiện trạng rừng của huyện Đồng Phú. Tiến hành phỏng vấn nhằm xác nhận những
thông tin về loài và làm cơ sở cho việc điều tra thực địa.
- Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng được sử dụng phỏng vấn trong đề tài là cán
bộ Kiểm lâm huyện Đồng Phú, cán bộ lâm nghiệp của xã, trưởng ấp và người dân
địa phương sống quanh vùng.
- Hình thức phỏng vấn: Hình thức phỏng vấn áp dụng trong đề tài là phỏng
vấn trực tiếp không sử dụng bảng câu hỏi lập sẵn. Kết quả phỏng vấn được ghi vào
sổ điều tra.
- Nội dung phỏng vấn: Thông tin phỏng vấn chủ yếu nhằm xác định lại địa
điểm bắt gặp và tần xuất bắt gặp lồi Bị tót nhiều nhất làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch điều tra thực địa cũng như củng cố và xác minh về các thông tin thu được từ
các báo cáo trước đây.



13

Hình 2. 1. Phỏng vấn Kiểm lâm Đồng Phú

4.2.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
Tại khu vực điều tra lập 3 tuyến:
Tuyến số 1: Từ Trạm Kiểm lâm Rang Rang (Khu Bảo tồn) đi Hồ Kỳ Quái
(chiều dài 7 km)
Tuyến số 2: Từ Trạm Kiểm lâm Rang Rang (KBT) đi Hồ nước số 2 (dài 3
km).
Tuyến số 3: Từ Hồ Kỳ Quái đi qua Hồ nước số 2, số 1 tới Sơng Mã Đà (KBT),
dài 7,5 km.
Ngồi 3 tuyến điều tra (kết hợp kế thừa một số tuyến đường mòn), các tuyến
đường mịn khác có chiều dài ngắn hơn, chiều dài mỗi tuyến khoảng 1 - 2 km (Tổng
chiều dài tuyến điều tra là 20km). Quá trình điều tra tuân thủ theo nguyên tắc lặp lại
3 lần/tuyến. Thời gian điều tra được tiến hành bắt đầu từ 5h - 9h và từ 16h – 19h30.
Trong quá trình điều tra, các thơng tin về lồi (số lượng, đặc điểm sinh cảnh, thời
gian bắt gặp, vị trí bắt gặp, khi bắt gặp đang ăn hay di chuyển,…) được ghi chép
vào sổ điều tra khi bắt gặp, đồng thời sử dụng máy định vị Garmin GPSmap 76CSx
định vị các vị trí bắt gặp Bị tót hoặc dấu vết của chúng. Ngồi ra, cơng tác ghi hình


14

cũng được thực hiện trong quá trình điều tra. Kết quả được ghi vào mẫu phiếu điều
tra:
Mẫu phiếu điều tra Bị tót theo tuyến
Người điều tra: ............................................ Tờ số: .................................................

Tên tuyến: ..............................................Khu vực.....................................................
Tọa độ điểm đầu: ...................................Tọa độ điểm cuối: .....................................
Ngày: Thời gian bắt đầu: .................................... Kết thúc: ......................................
Thời tiết: ............................................................. .....................................................
Stt

Thời
gian

Tọa độ

Góc

Khoảng

(GPS)

()

cách (r)

(độ)

(m)

X

Y

Ghi


Số lượng cá thể
Đực

Cái

Nhỡ

chú
non

Góc lệch tuyến (α): Là góc tạo bởi giữa tuyến điều tra với đường thẳng từ vị
trí người quan sát đến lồi.

Hình 2. 2. Điều tra Bị tót theo tuyến

Cự li quan sát r (khoảng cách quan sát): Tính từ vị trí người điều tra đang quan


15

sát cho tới lồi (m). Mơ hình phương pháp tại hình 2.1.

Hình 2. 3. Mơ hình điều tra theo tuyến

Tọa độ GPS ghi nhận được khi bắt gặp loài, dấu vết và sinh cảnh làm, cơ sở
cho việc xây dựng bản đồ phân bố và diện tích các sinh cảnh nơi loài phân bố.
Lượng tuyến điều tra được thiết lập được thể hiện ở bản đồ dưới:
Bản đồ khu vực điều tra được mơ phỏng trên hình 2.4


Hình 2. 4. Sơ đồ vị trí tuyến điều tra Bị tót


16

2.2.4. Phương pháp điều tra sinh cảnh
Sinh cảnh chính được chọn để triển khai hoạt động điều tra, giám sát là khu
vực mà ở đó các hoạt động kiếm ăn thường diễn ra. Phân loại sinh cảnh chính theo
các loại như sau:
- Sinh cảnh rừng giàu
- Sinh cảnh rừng trung bình
- Sinh cảnh rừng nghèo
- Sinh cảnh rừng hỗn giao
- Sinh cảnh nương rẫy
- Sinh cảnh rừng trồng
Sinh cảnh thường được hiểu là các trạng thái hay kiểu rừng ở Việt Nam được
chia theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê rừng; kết quả
phân chia sinh cảnh được kế thừa số liệu và bản đồ từ công tác điều tra Kiểm kê
rừng năm 2016 (Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 của
UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Phước
năm 2016) và theo dõi diễn biến rừng tại Quyết định số 3444/QĐ-UBND ngày 31
tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt hồ sơ (Dự án
điều tra đánh giá diện tích rừng, trạng thái rừng theo đơn vị chủ rừng và đơn vị hành
chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước).
Các thơng tin cần thu thập để mơ tả sinh cảnh phân bố của Bị tót như: Địa
hình, trạng thái rừng, kết cấu tầng tán, các loài cây gỗ lớn, cây chủ yếu, dấu vết các
hoạt động của con người, hệ thống sông suối và nguồn nước.
2.2.5. Phương pháp xác định các mối đe dọa đến quần thể
- Ghi nhận về tình trạng săn bắt lồi, dựa trên thơng tin phỏng vấn cũng như

điều tra thực địa.
- Điều tra các hoạt động của con người quấy nhiễu sinh cảnh của chúng như
(khai thác rừng, khai thác gỗ, củi, thu hái lâm sản, chăn thả gia súc…) trên các
tuyến điều tra, kết quả ghi vào mẫu biểu sau:


17

Đánh giá tác động của con người theo khoảng cách 100m hoặc 200m và cho
điểm các mức độ tác động theo các yếu tố điều tra. Trong đề tài này chỉ đánh giá
nhanh tác động của con người. Không đếm từng gốc cây bị chặt, bãi phân gia súc
chăn thả,.. mà chỉ xem xét nhanh một diện tích khoảng 400m2 (hình trịn bán kính
11m) và đánh giá sơ bộ các loại tác động.
- Bẫy: Số lượng bẫy tăng dần theo 0, 1, 2, 3 lần phát hiện bẫy trên tuyến.
- Chặt cây: Tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành.
- Động vật nuôi: Số lượng hoặc tần số bắt gặp phân của vật ni.
- Đốt: Kích thước khu vực bị đốt quang.
- Thu hái lâm sản: Số lần bắt gặp người vào rừng thu hái lâm sản
Bảng ghi số liệu tác động của con người và vật nuôi
Ngày..................Giờ bắt đầu:...............Kết thúc: ............Tờ số: .... Của tờ: .....
Người điều tra: ........................................... Tên khu vực:.......................................
Tên tuyến: ................................... Thời tiết trước và khi điều tra: .............................
Thu
Stt

Khoảng

Bẫy,

hái


Chặt

Dấu vết

cách (m)

bắn

lâm

cây

vật nuôi

sản

Đốt,
phát
quang

Đặc điểm
khác

1
2
n
Trong mỗi trường hợp đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho
điểm theo thang từ 0 nếu khơng có tác động, đến 3 với tác động lớn nhất:
Ví dụ: Dấu vết động vật ni:

0 = Khơng có dấu vết trong khoảng 100 m trên tuyến
1 = Ít (có khoảng từ 1-5 dấu vết động vật nuôi trong khoảng 100m trên tuyến
điều tra).
2 = Trung bình (Có từ 6-10 dấu vết động vật ni trong khoảng 100m trên


×