Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN KIM QUYÊN

CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA Ở ĐIỀU DƯỠNG
TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN
QUẬN/HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN KIM QUYÊN

CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA Ở ĐIỀU DƯỠNG


TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN
QUẬN/HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Hướng dẫn 1: TS.BS Phan Thanh Xuân
Hướng dẫn 2: ThS. Nguyễn Thành Luân

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Khóa luận này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp
nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng khơng có số liệu, văn bản,
tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ
Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 185/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày
12/4/2019.
Tác giả

Trần Kim Quyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN.......................................................................6

1.1. Định nghĩa ....................................................................................................6
1.1.1. Sự cố y khoa ...........................................................................................6
1.1.2. Phân loại sự cố y khoa ............................................................................7
1.1.3. Báo cáo sự cố y khoa ..............................................................................8
1.1.4. Sai sót y khoa .........................................................................................9
1.1.5. Các định nghĩa khác ...............................................................................9
1.2. Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa ...........................................................9
1.2.1. Yếu tố con người ..................................................................................10
1.2.2. Đặc điểm chuyên môn y tế bất định ......................................................10
1.2.3. Môi trường làm việc nhiều áp lực .........................................................10
1.2.4. Quản lí điều hành dây chuyền khám bệnh.............................................10
1.3. Tình hình xảy ra sự cố y khoa .....................................................................11
1.4. Báo cáo sự cố y khoa và những rào cản: ......................................................13
1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ...............................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................20
2.2.1. Dân số mục tiêu....................................................................................20
2.2.2. Dân số chọn mẫu ..................................................................................20


2.2.3. Cỡ mẫu.................................................................................................20
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu ...............................................................................21
2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................24
2.3. Kiểm soát sai lệnh chọn lựa.........................................................................24
2.4. Thu thập dữ kiện: ........................................................................................24
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện ..............................................................24
2.4.2. Cơng cụ thu thập dữ kiện ......................................................................25
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin..................................................................26
2.5. Xử lí dữ kiện ...............................................................................................26

2.5.1. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................26
2.5.2. Phương pháp xử lí dữ kiện....................................................................32
2.6. Phân tích dữ kiện ........................................................................................32
2.6.1. Thống kê mơ tả ....................................................................................32
2.6.2. Thống kê phân tích ...............................................................................33
2.6.3. Kiểm sốt yếu tố gây nhiễu ..................................................................33
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ...........................................................................33
2.7.1. Ảnh hưởng lên đối tượng nghiên cứu ...................................................33
2.7.2 Ảnh hưởng lên xã hội ............................................................................34
2.7.3 Xin phép và phê duyệt ...........................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................35
3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu .............................................................................35
3.2. Rào cản báo cáo sự cố y khoa......................................................................39
3.3. Mối liên quan giữa rào cản báo cáo SCYK chung và các yếu tố ..................42


3.3.1. Mối liên quan giữa rào cản báo cáo SCYK chung và các đặc tính của đối
tượng .............................................................................................................42
3.3.2. Mơ hình hồi quy đa biến .......................................................................46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .....................................................................................48
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................48
4.2. Các yếu tố liên quan đến SCYK ở điều dưỡng ............................................49
4.3. Những rào cản báo cáo SCYK ở ở điều dưỡng ............................................50
4.4. Mối liên quan giữa rào cản báo cáo chung và các yếu tố .............................56
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .......................................................57
4.5.1 Điểm mạnh ............................................................................................57
4.5.2. Hạn chế ................................................................................................57
4.6. Tính mới và ứng dụng của nghiên cứu ........................................................57
4.6.1 Tính mới ...............................................................................................57
4.6.2. Ứng dụng .............................................................................................58

KẾT LUẬN ...........................................................................................................59
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................60


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên văn

Ý nghĩa tiếng Việt

ATNB

An toàn người bệnh

An toàn người bệnh

AE

Adverse Event

Sự cố y khoa

BYT

Bộ Y tế

Bộ y tế


BV ĐKKV

Bệnh viện đa khoa khu vực

Bệnh viện đa khoa khu vực

Bệnh viện UVA

The University of Virginia

Bệnh viện trường đại học

hospital

Virginia

Children’s Hospital and Regional

Bệnh viện Nhi Đồng và

Medical Center

trung tâm y tế khu vực

ĐD

Điều dưỡng

Điều dưỡng


NVYT

Nhân viên Y tế

Nhân viên y tế

NB

Người bệnh

Người bệnh

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

ICU

Intensive Care Unit

Đơn vị hồi sức cấp cứu

SCYK

Sự cố y khoa

Sự cố y khoa


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y Tế Thế Giới

CHRMC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương: ......................................7
Bảng 1.2: Các hình thức báo cáo SCYK ..................................................................8
Bảng 1.3: Sự cố y khoa tại Mỹ và trên thế giới ......................................................12
Bảng 2.1: Định nghĩa các biến số rào cản báo cáo SCYK về hệ thống ...................30
Bảng 2.2: Định nghĩa các biến số rào cản báo cáo SCYK về cá nhân. ....................31
Bảng 2.3: Định nghĩa các biến số rào cản báo cáo SCYK về tập thể/cá nhân khác .31
Bảng 3.1: Đặc tính về dân số xã hội và công việc của đối tượng nghiên cứu .........35
Bảng3.2: Các yếu tố liên quan đến SCYK .............................................................38
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa rào cản báo cáo chung và các đặc tính về dân số - xã
hội và cơng việc .....................................................................................................43
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa rào cản báo cáo SCYK chung và các khía cạnh hài lịng
trong cơng việc .....................................................................................................44
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa rào cản báo cáo chung và các yếu tố liên quan đến
SCYK ...................................................................................................................45
Bảng 3.6: Mơ hình hồi quy đa biến giữa rào cản báo cáo SCYK chung với các yếu tố
liên quan: Mơ hình A .............................................................................................46
Bảng 3.7: Mơ hình hồi quy đa biến giữa rào cản báo cáo SCYK chung với các yếu tố
liên quan: Mơ hình cuối cùng. ................................................................................47



DANH MỤC HÌNH/BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Các khía cạnh hài lịng trong cơng việc .............................................37
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các loại rào cản ........................................................................39
Biểu đồ 3.3: Các rào cản báo cáo SCYK về hệ thống ............................................40
Biểu đồ 3.4: Các rào cản báo cáo SCYK về cá nhân .............................................41
Biểu đồ 3.5: Các rào cản báo cáo SCYK về tập thể/cá nhân khác ..........................42


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đặt vấn đề: Hiện nay, vấn đề an toàn người bệnh ngày càng nổi trội, là mối
quan tâm hàng đầu của các tổ chức chăm sóc sức khỏe trên tồn thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của WHO gần đây, ước tính hàng năm trên
tồn thế giới có khoảng 421 triệu ca nhập viện, trong đó có 42,7 triệu ca có sự cố y
khoa xảy ra, sự cố y khoa là nguyên nhân thứ 14 dẫn đến gánh nặng bệnh tật trên toàn
cầu. Một trong những cách hạn chế xảy ra sự cố y khoa là NVYT phải báo cáo SCYK
để tránh việc lặp đi lặp lại những sự cố, sai sót đó ở các cá nhân khác cũng như khoa
phịng khác nhau.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ điều dưỡng có rào cản báo cáo SCYK chung và các
yếu tố liên quan đến rào cản báo cáo SCYK chung tại các bệnh viện đa khoa tuyến
quận/huyện TP.HCM, năm 2019.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại 5
bệnh viện tuyến quận/huyện Tp.HCM trên ĐD thực hiện chăm sóc người bệnh. Đối
tượng hoàn thành bộ câu hỏi tự điền.
Kết quả: Trong 407 ĐD tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ĐD có rào cản báo cáo
SCYK chung là 39,6% .Tỷ lệ điều dưỡng có rào cản báo cáo SCYK cá nhân, rào cản
báo cáo SCYK tập thể/cá nhân khác, rào cản báo cáo SCYK hệ thống lần lượt là
25,1%; 12,5%, 10,1%. Rào cản báo cáo SCYK chung có mối liên quan với hài lòng
về mối quan hệ với cấp trên, hài lòng về mối quan hệ với đồng ghiệp và cá nhân trực
tiếp/gián tiếp gây ra SCYK.
Kết luận: Tỷ lệ ĐD có rào cản báo cáo SCYK chung là 39,6%. Kết quả đạt

mục tiêu đề ra và là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Sự cố y khoa


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO- An toàn người bệnh là làm giảm hết mức có thể nguy cơ gây
tổn hại khơng cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế [15]. Hiện nay, vấn đề an toàn
người bệnh ngày càng nổi trội, là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức chăm sóc
sức khỏe trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng [11] [51]. Tuy nhiên,
chúng ta cần phải thừa nhận rằng chăm sóc sức khỏe là ngành cơng nghiệp nhiều
nguy hiểm vốn đã có rủi ro [41, 51]. Khả năng khách hàng bị tổn hại khi đi máy bay
là 1/1000000 nhưng có đến 1/300 khách hàng bị tổn hại khi trong q trình chăm sóc
sức khỏe [65]. Điều đó có nghĩa sai sót y khoa, sự cố y khoa là hiển nhiên có thể xảy
ra trong q trình chăm sóc y khoa cho người bệnh.
Theo thống kê của WHO gần đây, ước tính hàng năm trên tồn thế giới có
khoảng 421 triệu ca nhập viện, trong đó có 42,7 triệu ca có sự cố y khoa xảy ra, sự
cố y khoa là nguyên nhân thứ 14 dẫn đến gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu [65].Trong
1 nghiên cứu tại khoa ICU 1 bệnh viện tại Mỹ, trong vịng 6 tháng có 232 sự cố y
khoa xảy ra, có 89,3 sự cố y khoa xảy ra trong 1000 ngày bệnh nhân.Trong đó 9,9%
sự cố y khoa đã làm cho bệnh nhân phải điều trị duy trì suốt đời và 3% sự cố y khoa
đã góp phần vào cái chết của bệnh nhân [22]. Theo nhiều nghiên cứu khác thực hiện
ở Mỹ, cho thấy tỷ lệ sự cố y khoa xảy ra là 2,9%-3,7% số ca nhập viện trong đó sự
cố y khoa do sơ suất 26,7%- 32,6%, trong đó 70,5% các sự cố y khoa dẫn đến tàn tật
kéo dài dưới 6 tháng và 13,6% dẫn đến tử vong [20] [29]. Năm 1992, trong báo cáo
nghiên cứu về chất lượng chăm sóc y tế của Úc, các tác giả hồi cứu 14179 bệnh án
tại 2 tiểu bang trên 28 bệnh viện đã báo cáo có 16,6% sự cố y khoa xảy ra, 13,7%
trong số đó dẫn đến người bệnh bị tàn tật vĩnh viễn và 4,9% dẫn đến hậu quả người
bệnh tử vong [66]. Tại Việt Nam, tuy hiện nay chưa có nghiên cứu tầm quốc gia
nhưng có thể khẳng định tình hình SCYK sẽ khơng nằm ngồi tình hình chung của

các quốc gia trên thế giới [7].
Từ thực trạng trên, ta nhận ra rằng ngăn ngừa sự cố y khoa để đảm bảo người
bệnh không bị tổn hại đã trở thành một trong những yếu tố trung tâm trong việc đảm
bảo an toàn bệnh nhân, cải tiến chất lượng dịch vụ của hệ thống chăm sóc sức khỏe
trên toàn thế giới [23]. Một trong những cách hạn chế xảy ra sự cố y khoa là NVYT
phải báo cáo SCYK để tránh việc lặp đi lặp lại những sự cố, sai sót đó ở các cá nhân


2
khác cũng như khoa phịng khác nhau [7]. Ngồi ra, báo cáo SCYK là một cách rất
mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe người bệnh và NVYT đóng vai trị cốt lõi trong chăm
sóc sức khỏe với chất lượng tốt hơn [48]. Nhận thấy được tầm quan trọng của báo
cáo SCYK, BYT đã ban hành thơng tư số 19/2013/TT-BYT, có quy định “Thiết lập
hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chun mơn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và
toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện [4]. Tuy nhiên, cho đến nay
thì số sự cố được thu thập còn khá hạn chế, chưa phản ánh được hết thực trạng. Tại
Việt Nam, nhiều nghiên cứu trước cho thấy tỷ lệ NVYT có báo cáo SCYK chỉ khoảng
14%-17% [18] [11], rất thấp so với các nghiên cứu trước tại Mỹ và Úc thì tỷ lệ này
89,2%-89,5% [35] [59], cho thấy NVYT còn khá e ngại trong báo cáo SCYK. Điều
này có thể giải thích là do Việt Nam hiện nay cũng như một số nước đang phát triển
khác cịn tồn tại “văn hóa buộc tội” trong hoạt động quản lý bệnh viện, xem nguyên
nhân của SCYK là do lỗi cá nhân, không xem xét lỗi hệ thống điều đó làm hạn chế
đến việc báo cáo các SCYK của NVYT [7, 49]. Như vậy, để làm tăng tự nguyện báo
cáo và học từ SCYK thì phải hiểu rào cản nào làm hạn chế báo cáo SCYK của NVYT
và những phương pháp có khả năng làm tăng báo cáo SCYK cần thiết[34]. Đó là
những gì nghiên cứu này muốn hướng đến.
Điều dưỡng là đối tượng đặc biệt quan trọng góp phần làm giảm thiểu SCYK
xảy ra và cải thiện ATNB. Điều này có thể lí giải do đội ngũ ĐD là đối tượng có số
lượng đơng nhất, thời gian tiếp xúc NB nhiều nhất và số lượng dịch vụ cung cấp nhiều
nhất; là người cộng tác đắt lực của bác sĩ trong quá trình điều trị, chăm sóc sức khỏe

cho NB vì hầu hết các chỉ định của bác sĩ đều thông qua điều dưỡng để thực hiện trên
NB; công việc của điều dưỡng luôn diễn ra trước, trong và sau điều trị để đảm bảo an
toàn [6, 7]. Hơn thế, đa phần sự cố y khoa liên quan đến q trình chăm sóc bệnh
nhân với 56,2% sự cố y khoa xảy ra trong ICU được đánh giá là có liên quan đến
những người chăm sóc bệnh nhân [22, 52].
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, các cơ sở
chăm sóc y tế nơi đây đang phải đối mặt với tình trạng q đơng bệnh nhân, do đó
điều dưỡng phải làm một khối lượng công việc lớn, chịu nhiều áp lực nên dễ mắc
phải gây ra sự cố không mong muốn. Từ những lý do trên, nghiên cứu “Các rào cản
ảnh hưởng đến báo cáo sự cố y khoa ở điều dưỡng tại các bệnh viện đa khoa


3
tuyến quận/huyện TP.HCM năm 2019” được thực hiện với kì vọng sẽ phản ánh
đúng rào cản trong báo cáo sự cố y khoa, đưa ra những kiến nghị dựa trên thực tế
nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện và an toàn
người bệnh.


4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ điều dưỡng có rào cản báo cáo SCYK chung năm 2019 là bao nhiêu và
các yếu tố liên quan đến rào cản báo cáo SCYK chung là gì?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ điều dưỡng có rào cản báo cáo SCYK chung và các yếu tố liên
quan đến rào cản báo cáo SCYK chung tại các bệnh viện đa khoa tuyến quận/huyện
TP.HCM, năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định tỷ lệ điều dưỡng có rào cản báo cáo SCYK chung và 3 khía cạnh

rào cản báo cáo SCYK: rào cản báo cáo SCYK hệ thống, rào cản báo cáo SCYK cá
nhân, rào cản báo cáo SCYK tập thể/cá nhân khác, tại các bệnh viện tuyến quận/huyện
TP.HCM năm 2019 ;
 Xác định mối liên quan giữa rào cản báo cáo SCYK chung với các đặc tính
của đối tượng nghiên cứu: giới tính, nhóm tuổi, trình độ chun mơn, khối lâm sàng
làm việc, vị trí cơng tác, thời gian làm việc tại bệnh viện, thời gian làm việc tại khoa,
tập huấn ATNB, hài lịng về mức lương, hài lịng về mơi trường làm việc, hài lòng
về mối quan hệ cấp trên, hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp, hài lòng về mối
quan hệ với người bệnh, hài lòng về sự thăng tiến trong cơng việc, hài lịng về bệnh
viện đang làm việc, xảy ra SCYK tại khoa làm việc, cá nhân trực tiếp/gián tiếp gây
ra SCYK, cá nhân báo cáo SCYK.


5
DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc tính của đối tượng
Dân số- xã hội & cơng việc
 Giới tính
 Nhóm tuổi
 Khối lâm sàng làm việc
 Vị trí cơng tác
 Thời gian làm việc tại Bệnh
viện/Khoa
 Tập huấn ATNB
Hài lòng về
 Mức lương
 Bệnh viện
 Môi trường làm việc
 Cơ hội thăng tiến

 Mối quan hệ giữa:
Cá nhân- Đồng nghiệp
Cá nhân –Lãnh đạo
Cá nhân- Bệnh nhân
Yếu tố liên quan SCYK
 Xảy ra SCYK tại khoa làm
việc
 Cá nhân trực tiếp/gián tiếp
gây ra SCYK
 Cá nhân báo cáo SCYK

Khía cạnh rào cản báo cáo
SCYK
Rào cản báo cáo SCYK hệ thống
Rào cản báo cáo SCYK cá nhân
Rào cản báo cáo SCYK tập thể/cá
nhân khác

RÀO CẢN BÁO CÁO
SCYK CHUNG

TĂNG TỈ LỆ
BÁO CÁO SCYK
TỰ NGUYỆN


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Sự cố y khoa

Sự cố không mong muốn- Adverse Events(AE): Y văn trên thế giới sử dụng
thuật ngữa’’Sự cố không mong muốn’’ ngày càng nhiều thay vì sử dụng thuật ngữ
‘’sai sót chun mơn, sai lầm y khoa’’ vì những thuật ngữ này dễ làm người đọc hiểu
sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào
cũng do cán bộ y tế [6].
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế
(khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc,
sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phịng ngừa
và khơng thể phịng ngừa[24].
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn
gây hại cho bệnh nhân như là một kết quả của q trình chăm sóc sức khỏe hoặc trong
y tế. Sự cố khơng mong muốn có thể bao gồm sai sót y khoa nhưng cũng có thể bao
gồm chăm sóc y tế khơng đạt tiêu chuẩn như sử dụng trang thiết bị kém chất lượng,
bị ô nhiễm [32, 44]. Các chuyên gia của Mỹ đã đo lường sự cố y khoa dựa vào 3 tiêu
chí:(1) Sự cố thuộc danh sách sư cố nghiêm trọng;(2) Các tình trạng/vấn đề mà người
bệnh mắc phải trong bệnh viện; (3) Sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng
cho người bệnh nằm trong bảng phân loại mức độ nguy hại người bệnh từ F-I, bao
gồm: Kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và
chết người [6, 32].
Theo Bộ Y tế tại Việt Nam, sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống
khơng mong muốn xảy ra trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu
tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh,
tác động sức khỏe, tính mạng người bệnh [4].
Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near-miss): là tình huống đã xảy ra
nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp
thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe NB [4].


7
1.1.2. Phân loại sự cố y khoa

Tại các cơ sở KCB ở Việt Nam, sau khi tiếp nhận báo cáo SCYK, phải tiến
hành phân loại theo 3 tiêu chí [4]:
a. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương:
Bảng 1.1: Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương:
STT

1
2
3

4

5
6
7
8
9

Mơ tả SCYK

Tình huống có nguy cơ gây ra sự
cố y khoa ( near- miss)
Sự cố đã xảy ra, chưa tác động
trực tiếp đến NB
Sự cố đã xảy ra, gây tác động trực
tiếp đến người bệnh nhưng chưa
gây nguy hại
Sự cố đã xảy ra gây tác động trực
tiếp đến người bệnh, cần phải
theo dõi hoặc đã can thiệp điều trị

kịp thời nên không gây nguy hại
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại tạm
thời và cần can thiệp điều trị
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại tạm
thời, cần phải can thiệp điều trị và
kéo dài thời gian nằm viện
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại kéo
dài và để lại di chứng
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại cần
phải hồi sức tích cực
Sự cố đã xảy ra gây ảnh hưởng
hoặc trực tiếp gây tử vong

Phân nhóm
Theo diễn
tiến tình
huống

Theo mức độ tổn
thương đến sức khỏe,
tính mạng NB
(Cấp độ nguy cơ-NC)

A

Chưa xảy ra (NC0)

B
C
Tổn thương nhẹ (NC1)

D

E
F

Tổn thương trung bình
(NC2)

G
H

Tổn thương nặng (NC3)

I

b. Phân loại theo nhóm sự cố.
c. Phân loại theo nhóm nguyên nhân gây ra sự cố.
Đối với các sự cố được xác định là tổn thương nặng (NC3) cần tiếp tục phân
loạị chi tiết theo danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng.


8
1.1.3. Báo cáo sự cố y khoa
Hiện nay, có 2 hình thức báo cáo SCYK: Báo cáo tự nguyện và báo cáo bắt buộc [4]
Bảng 1.2: Các hình thức báo cáo SCYK

STT

1


2

3

4

5

6

7

8

9

Mơ tả SCYK
Tình huống có nguy cơ
gây ra sự cố y khoa
(near- miss)
Sự cố đã xảy ra, chưa
tác động trực tiếp đến
NB
Sự cố đã xảy ra, gây
tác động trực tiếp đến
người bệnh nhưng
chưa gây nguy hại
Sự cố đã xảy ra gây tác
động trực tiếp đến
người bệnh, cần phải

theo dõi hoặc đã can
thiệp điều trị kịp thời
nên không gây nguy
hại
Sự cố đã xảy ra gây
nguy hại tạm thời và
cần can thiệp điều trị
Sự cố đã xảy ra gây
nguy hại tạm thời, cần
phải can thiệp điều trị
và kéo dài thời gian
nằm viện
Sự cố đã xảy ra gây
nguy hại kéo dài và để
lại di chứng
Sự cố đã xảy ra gây
nguy hại cần phải hồi
sức tích cực
Sự cố đã xảy ra gây
ảnh hưởng hoặc trực
tiếp gây tử vong

Phân nhóm
Theo mức độ tổn
Theo diễn
thương đến sức khỏe,
tiến tình
tính mạng NB
huống
(Cấp độ nguy cơ-NC)

A

Hình thức
báo cáo

Chưa xảy ra (NC0)

B

C
Tổn thương nhẹ
(NC1)
Báo cáo tự
nguyện

D

E
Tổn thương trung
bình (NC2)
F

G

H

I

Tổn thương nặng
(NC3)


Báo cáo bắt
buộc


9

1.1.4. Sai sót y khoa
Sai sót: là thất bại trong việc thực hiện hành động để đạt được kết quả dự
kiến hoặc áp dụng kế hoạch sai [64].
Sai sót có liên quan đến chăm sóc sức khỏe: khi một thất bại xảy ra( thiếu sót
hay làm sai cách), bệnh nhân là người phải gánh hậu quả [64].
1.1.5. Các định nghĩa khác
Tổn hại: sự hư hỏng/suy yếu cơ cấu hoạt động của cơ thể và/hoặc bất kỳ tác
hại nào bắt nguồn từ sự suy yếu đó. Tổn hại bao gồm bệnh tật, thương tích, đau đớn,
khuyết tật[64].
Biến cố có hại (biến cố bất lợi): là sự cố gây tổn hại cho người bệnh [64].
Mối nguy: hoàn cảnh, tác nhân hay hành động có tiềm năng gây tổn hại [64].
Báo cáo sự cố:
Báo cáo sự cố và giám sát liên quan đến q trình thu thập và phân tích thơng
tin về bất kì sự cố nào có thể gây hại hoặc đã gây hại cho bệnh nhân trong lâm sàng
và chăm sóc sức khỏe.
1.2. Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa
Yếu tố quản lí điều hành
Chính sách, cơ chế vận hành, tổ chức, cung cấp dịch vụ, bố trí nguồn lực,
nhân viên kiểm tra và giám sát
Yếu tố môi trường nơi
Mơi trường vật lí (ánh sáng, nhiệt độ,..)
Yếu tố chuyên môn
Bệnh bất định, xác suất, dùng thuốc, phẫu thuật, thủ

thuật dễ gây phản ứng
Yếu tố người hành nghề
Kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sức
khỏe, tâm lý
SỰ CỐ Y KHOA XẢY RA
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả yếu tố liên quan đến sự cố y khoa


10
1.2.1. Yếu tố con người
Sai sót khơng chỉ định:
Do NVYT thiếu tập trung trong lúc thực hiện các công việc thường quy của
họ (lúc ghi hồ sơ bệnh án, phát thuốc cho bệnh nhân,….)
Do NVYT quên (bác sĩ không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán,
điều dưỡng viên quên bàn giao thuốc, quên lấy bệnh phẩm xét nghiệm,…)
Do tình cảnh của người hành nghề (mệt mỏi, ốm đau,..)
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm mà đã áp dụng quy định chun mơn khơng
phù hợp.
Sai sót chun mơn:
Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chun mơn
Đạo đức nghề nghiệp bị vi phạm.
1.2.2. Đặc điểm chuyên môn y tế bất định
Bệnh tật của người bệnh thay đổi
Tính xác suất trong y học
Do bệnh nhân phải thực hiện nhiều thủ thuật, phẫu thuật dẫn đến rủi ro vè
biến chứng bất khả kháng
Do việc sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản vệ, phản
ứng..
1.2.3. Môi trường làm việc nhiều áp lực
Mơi trường vật lí (tiếng ồn, nhiệt độ,…)

Mơi trường công việc (quá tải, thiếu nhân lực,…);
Môi trường tâm lí (tiếp xúc với người ốm, tâm lí căng thẳng,...)
1.2.4. Quản lí điều hành dây chuyền khám bệnh
Do chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia
tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản làm tăng lạm dụng dịch
vụ y tế.
Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp, ngắt quãng,
nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi đó lại khơng hợp tác tốt với nhau.


11
Thiếu nhân sự, không đủ đảm bảo cho việc chăm sóc bệnh nhân 24 giờ/ ngày
và 7 ngày/1 tuần. Đảm bảo việc chăm sóc, theo dõi người bệnh liên tục kể cả ngày
cuối tuần và ngày lễ.
Đào tạo liên tục chưa được triển khai thường xuyên.
Thiếu khách quan, chưa hiệu quả trong kiểm tra, giám sát.
1.3. Tình hình xảy ra sự cố y khoa
Trên thế giới:
WHO: Trên thế giới, hàng năm có ít nhất 7 triệu người trải qua biến chứng
phẫu thuât và 1 triệu người trong số đó dẫn đến tử vong. Mặc dù tỷ lệ tử vong liên
quan đến phẫu thuật và gây mê đã giảm dần trong 50 năm gần đây, đặc biệt đó là kết
quả của nỗ lực khơng ngừng nghỉ để cải thiện an tồn bệnh nhân nhưng nó vẫn nhiều
hơn gấp 2 đến 3 lần ở các nước thu nhập thấp và trung bình so với các nước thu nhập
cao. Ở những nước đang phát triển thì cứ 10 bệnh nhân thì có 1 bệnh nhân bị tổn hại
khi nhận dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện. Trong 1 nghiên cứu về tần số và khả năng
phòng ngừa sự cố y khoa từ nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại 26 nước có thu nhập
thấp và trung bình, tỷ lệ sự cố y khoa khoảng 8% trong đó có khoảng 83% sự cố là
có thể phòng ngừa được và 30% dẫn đến tử vong [65]. Các chuyên gia về y tế của
Mỹ đã nhận định “Chăm sóc y tế tại Mỹ khơng an tồn như người dân mong đợi và
như hệ thống y tế có thể”, số lượng bệnh nhân tử vong do sự cố y khoa tại các bệnh

viện ở Mỹ còn cao hơn số người tử vong do tai nạn giao thông (43458), do ung thư
vú (42297) và do HIV/AIDS (16516) là ba vấn đề người dân Mỹ đang quan tâm nhiều
[24, 32, 46]. Mỗi năm tại đây có ít nhất 44000 tới 98000 cái chết và 1 triệu thương
tích quan tới sự cố sai sót y khoa [24] . Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Tổng thanh tra
kiểm tra hồ sơ sức khỏe của bệnh viện bệnh nhân nội trú năm 2008, báo cáo 180 000
ca tử vong do sai sót y khoa một năm [43]. Theo nghiên cứu của David C.Classen và
các cộng sự công bố vào tháng 4/2011, 91 sự cố y khoa xảy ra trên 1000 ngày bệnh
nhân và tỷ lệ sự cố y khoa tăng mỗi năm là 1,13%; Nếu tỷ lệ này được áp dụng cho
tất cả các trường nhập viện bệnh viện Hoa Kỳ đã đăng ký vào năm 2013 làm cho hơn
400 000 người chết mỗi năm, hơn bốn lần ước tính IOM [30, 45]. Một nghiên cứu
khác tại khoa hồi sức tích cực tổng hợp của một bệnh viện đại học tại Isreal đã cho
thấy bình qn 1,7 sai sót/người bệnh/ngày [33]. Năm 1993, Leape, một điều tra viên


12
trưởng đã công bố một bài báo lập luận rằng có khoảng 78% thay vì 51% của 180.000
ca tử vong vì iatrogenic (bệnh do thầy thuốc gây nên) có thể phòng ngừa được [45].
Kể từ khi Viện y học Mỹ công bố kết quả nghiên cứu về sự cố y khoa năm
2000, các nước Úc, Anh, Đan Mạch cũng đã tiến hành công khai dữ liệu sự cố y khoa
tương tự ở Mỹ và kết quả như sau [6, 24, 63]:
Bảng 1.3: Sự cố y khoa tại Mỹ và trên thế giới
Nghiên cứu

Năm

Số NBNC

Số sự cố

Mỹ (Harvard

Medical Practice
1989
30195
Study )
Mỹ (Utah1992
14565
Colorado Study)
Mỹ (Utah1992
14565
Colorado Study)*
Úc ( Quality in
Australia Health
1992
14179
Case Study)
Úc ( Quality in
Australia Health
1992
14179
**
Case Study)
Anh
2000
1014
Đan Mạch
1998
1097
Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc;

Tỷ lệ (%)


1133

3,8

475

3,2

787

5,4

2353

16,6

1499

10,6

119
176

11,7
9,0

** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ.
Sự cố y khoa xảy ra đã làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện
trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến

uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ:
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2007 về chi phí chi trả cho các sự cố y khoa xảy
ra đánh giá trên dữ liệu tại 2 bệnh biện Utah và Colorado đưa ra chi phí trung bình
cho mỗi thương tích do sự cố y khoa là $ 58766 và chấn thương do sơ suất trong y
khoa là $ 113280 [47].
Tại nước Anh, một nghiên cứu để đánh giá mức độ khả thi của việc phát hiện
SCYK qua hồi cứu bệnh án và ước tính tỷ lệ mắc cũng như chi phí cho SCYK trên 2
bệnh viện tại khu vực London. Kết quả cho thấy tỷ lệ xảy ra SCYK chung là 11,7%,
trong đó 66% NB có khả năng hồi phục trong vòng 1 tháng, 34% NB bị chấn thương
hoặc biến chứng dẫn đến suy yếu vừa là 19%, làm NB suy giảm vĩnh viễn là 6%,


13
góp phần vào tử vong là 8% và ước tính khoảng 48% các SCYK có thể phịng ngừa
được. Bên cạnh đó, các tác giả cịn tính được rằng mỗi SCYK xảy ra làm tăng thêm
trung bình 8,5 ngày nằm viện và với chi phí trực tiếp bổ sung là 290268 bản anh cho
các ủy thác liên quan [62]. Còn trên cả nước, Bộ y tế ước tính có khoảng 850000 sự
cố y khoa xảy ra mỗi năm và chi trên 2 tỷ bảng anh cho chi phí trực tiếp do tăng ngày
điều trị- con số này gấp 5 lần chi phí kiện tụng do sơ suất về lâm sàng [21].
Tại Việt Nam:
Ở nước ta, chưa có những nghiên cứu tầm quốc gia để biết qui mô của vấn
đề. Tuy nhiên, nếu chấp nhận tỷ lệ tai nạn 7% (tần số trung bình ở Mỹ, Úc, Canada
và Âu châu), với tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 7050000 (số liệu Bộ Y tế năm
2003), chúng ta có thể ước tính rằng hàng năm con số bệnh nhân trải qua “tai nạn” y
khoa ở nước ta là 493500 trường hợp. Nếu vẫn theo kinh nghiệm ở Mỹ (khoảng 14%
“tai nạn” y khoa dẫn đến tử vong) có thể ước tính rằng nước ta có khoảng 67000 bệnh
nhân bị chết “oan” hàng năm và 15300 người bị thương tật vĩnh viễn. Đó là một con
số tử vong rất lớn, chiếm khoảng 15% tổng số tử vong của cả nước (khoảng 437000
tử vong). Tuy nhiên, các ước tính này thấp hơn thực tế, vì chưa tính đến số bệnh nhân
được điều trị ngoại trú (khoảng 5511000 bệnh nhân)[3].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hoàng thực hiện năm 2018 tại 1 bệnh viện
đa khoa khu vực tại TP. HCM thì tỷ lệ điều dưỡng có hành vi dẫn đến sai sót y khoa
là 20,27%. Trong đó, tỷ lệ trực tiếp mắc phải là 14,97% và gián tiếp có liên quan là
12,6%. Tỷ lệ bác sĩ có hành vi dẫn đến sai sót y khoa là 35,35% trong đó trực tiếp
mắc phải là 29,29% và gián tiếp có liên quan là 23,22% [9].
1.4. Báo cáo sự cố y khoa và những rào cản:
Trọng tâm của những nổ lực cải thiện chất lượng và giảm chi phí trong chăm
sóc sức khỏe là làm giảm rủi ro từ quản lý y tế. Tại Hoa Kì, ước tính mỗi năm có
khoảng 100000 cái chết có thể phịng ngừa được và khoảng 9 tỷ dola cho các chi phí
phát sinh khác. Vì thế nên nhiều bên liên quan về sức khỏe quan tâm đã bắt đầu làm
việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề nan giải về đạo đức, khoa học, pháp lý và
thực tế của các rủi ro y tế. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi một mơi trường thúc
đẩy văn hóa báo cáo SCYK phải được tạo ra để thu thập dữ liệu chính xác và chi tiết
về các thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh [27].


14
Báo cáo SCYK giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về ngữ cảnh xảy ra SCYK
đó [54] và khi được thúc đẩy báo cáo nhiều hơn trong môi trường lâm sàng thì nó có
thể phát hiện nhiều SCYK có thể phòng ngừa hơn là xem xét các bệnh án, hồ sơ y tế
[28]. Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (Near-miss) thường được hiếm khi ghi nhận
trong hồ sơ báo cáo sự cố [50] nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn [27] và cung cấp
nhiều bài học quý giá hơn để giúp người bệnh phục hồi tốt hơn mà nguy cơ dẫn đến
bất kì một hậu quả nghiêm trọng sẽ ít hơn SCYK[35].
Trên thế giới:
Với tỷ lệ xảy ra SCYK ước tính từ 2,9% [60] đến 16,6% [66] các ca nhập
viện, hầu như các bác sĩ và điều dưỡng đã quen với 1 loạt các SCYK. Các nghiên cứu
về hành vi báo cáo của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã chỉ ra rằng
báo cáo dưới mức là vấn đề chính của hệ thống báo cáo SCYK tại bệnh viện [58]. Sử
dụng hệ thống báo cáo tự nguyện được ước tính nắm bắt chỉ khoảng 10% các sự cố

xảy ra [57].
Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2001 đến tháng 6/2003 tại 6
bệnh viện miền nam của Úc với cỡ mẫu 186 bác sĩ và 587 điều dưỡng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy điều dưỡng có nhận thức và sử dụng hệ thống báo cáo sự cố y khoa tốt
hơn bác sĩ. Nguyên nhân chính là rào cản của bác sĩ trong báo cáo SCYK là thiếu sự
phản hồi (57,7%), thứ hai là hình thức mẫu báo cáo quá dài và cuối cũng là họ tin
tưởng rằng sự cố là quá nhỏ và khơng có mối liên quan nào về rào cản báo cáo SCYK
với bằng cấp, kinh nghiệm và nông thôn hay đơ thị. Đối với điều dưỡng các ngun
nhân chính là rào cản trong báo cáo SCYK là thiếu thông tin phản hồi (61,8%), thứ
hai là tin rằng khơng có điểm nào trong báo cáo near miss (49,0%) và thứ 3 là họ
quên báo cáo do công việc quá bận rộn (48%). Điều dưỡng với 5 năm kinh nghiệm
thì có niềm tin là khơng có điểm trong báo cáo nearmiss hơn là những điều dưỡng ít
kinh nghiệm (44,0% và 52,5%, RR 1,19 với KTC 95% 1,06-1,34). Ngoài ra, tác giả
cũng khơng tìm ra sự khác biệt cho bất kì rào cản nào về bằng cấp và thành thị hay
nông thôn [35].
Năm 2004, AC Emondsond đã phân tích từ nhiều nghiên cứu trước đấy nhằm
tìm hiểu các rào cản phổ biến trong các hệ thống tổ chức chăm sóc sức khỏe, những
rào cản này đã làm cho việc chia sẻ hoặc học tập trong tổ chức từ thất bại khó khăn


15
và sau đó đề xuất các chiến lược để vượt qua những rào cản này học hỏi từ thất bại,
nhấn mạnh vai trò quan trọng của khả năng lãnh đạo. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo phải
tạo ra một tầm nhìn hấp dẫn điều đó thúc đẩy và truyền đạt sự cấp bách để thay
đổi;Thứ hai, các nhà lãnh đạo phải làm việc để tạo ra một môi trường tâm lý an toàn
mà thúc đẩy báo cáo mở, hoạt động đặt câu hỏi, và chia sẻ thường xuyên những hiểu
biết và mối quan tâm; và thứ ba, nghiên cứu trường hợp nghiên cứu trên một bệnh
viện sáng kiến học tập tổ chức cho thấy các nhà lãnh đạo có thể trao quyền và hỗ trợ
học tập nhóm trong suốt các tổ chức như một cách để xác định, phân tích và loại bỏ
các mối nguy hiểm đe dọa sự an toàn của bệnh nhân [34].

Nghiên cứu của Lauris C. Kaldjian và các công sự ở đối tượng là các bác sĩ
giảng viên và bác sĩ nội trú khu vực trung tây, giữa Đại Tây Dương và đông bắc Hoa
Kỳ được công bố vào năm 2008 đã cho thấy rằng đa số những người tham gia nghiên
cứu đồng ý rằng báo cáo các sai sót giúp cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân
trong tương lai. Tuy nhiên chỉ 17,8% người tham gia báo cáo thực tế các sai sót nhỏ
(dẫn đến tăng thời gian điều trị và khó chịu) và 3,8% báo cáo 1 lỗi lớn thật sự (dẫn
đến tử vong hoặc tàn tật), 16,9% thừa nhận không báo cáo một lỗi nhỏ thực tế và
3,8% thừa nhận rằng không báo cáo một lỗi lớn thực tế. Chỉ có 54,8% số người được
hỏi biết cách báo cáo lỗi và chỉ 39,5% biết loại lỗi nào cần báo cáo; Các bác sĩ nội trú
ít hiểu biết hơn so với bác sĩ là các giảng viên về sai sót và sai sót nào cần được báo
cáo, họ chỉ quan tâm đến kỉ luật nghề nghiệp khi họ tiết lộ sai sót của mình. Người
tham gia có khả năng báo cáo nhiều hơn nếu họ biết cách báo cáo sai sót cũng như
tin rằng báo cáo sai sót y khoa sẽ cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân [40].
Một nghiên cứu cắt ngang công bố vào tháng 3 năm 2012 về rào cản trong
báo cáo của các bác sĩ gây mê ở bang Victoria của Úc. Đối tượng tham gia là những
bác sĩ gây mê được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm “Error (có lỗi)” và nhóm “No
Error (khơng lỗi)”. Kết quả cho thấy tỷ lệ phản hồi là 49%. Yếu tố ảnh hưởng đến
báo SCYK nhận được sự đồng ý mạnh mẽ là sợ bị đỗ lỗi bởi các đồng nghiệp. Sau
đó là các yếu tố kiện tụng, gặp rắc rối, xử lý kỷ luật, bị đổ lỗi, đồng nghiệp không
ủng hộ và không muốn vụ việc được thảo luận trong các cuộc họp, được coi là rào
cản báo cáo. Cuối cùng, các chiến lược hỗ trợ báo cáo được u thích đó là xác định


×