Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng và tăng cân ba tháng cuối của thai phụ ảnh hưởng lên cân nặng sơ sinh ở nông thôn thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.82 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
PHẠM THỊ TÂM


KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ – THỰC HÀNH
DINH DƯỢNG VÀ TĂNG CÂN BA THÁNG CUỐI
CỦA THAI PHỤ ẢNH HƯỞNG LÊN CÂN NẶNG
SƠ SINH Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC
MÃ SỐ : 3.01.11


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



TP HỒ CHÍ MINH – 2006


























-
CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
ĐẠI HỌC Y DƯC TP. HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học :
PGS. TS. Trần Thò Trung Chiến


Phản biện 1 : GS. TS. Lê Ngọc Bảo
Viện Vệ sinh Dòch tễ Trung ương

Phản biện 2 : GS. TS. Hoàng Trọng Kim
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Phản biện 3 : PGS. TS. Nguyễn Thò Kim Tiến

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận
án cấp nhà nước họp tại Đại Học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh vào lúc 13 giờ 30 ngày 05 tháng 01
năm 2007


Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
-
Thư viện Trươ
ø
ngĐaihocYDươcCa
à
nThơ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN


1. Phạm Thò Tâm, Lê Thế Thự, Trần Thò Trung
Chiến (2005) « Tình trạng dinh dưỡng của phụ
nữ có thai và suy dinh dưỡng bào thai tỉnh Cần
Thơ, 2004 », Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội,
Số 6(514),.tr.53-56.

2. Phạm Thò Tâm, Lê Thế Thự, Trần Thò Trung
Chiến (2005), « Mối liên quan giữa kiến thức

thái độ về tăng cân trong thai kỳ và mức tăng
cân của thai phụ tỉnh Cần Thơ, 2004 », Tạp chí
Y học thực hành, Hà Nội, Số 6(514),tr.72-75.


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Sơ sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500g) là một trong
những vấn đề lớn của sức khoẻ cộng đồng trên thế giới đặc biệt ở
các nước đang phát triển. Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân trung bình ở các
nước đang phát triển là 16,4%, cao hơn gấp 2 lần so với ở các nước
phát triển là 7%, và chiếm trên 90% trẻ sinh nhẹ cân trên toàn thế
giới. Ở Việt Nam theo số liệu của Bộ Y tế, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân
trong cả nước là 14% năm 1990, giảm xuống còn 8% năm 1999, và
7,1% năm 2001. Tuy nhiên, kết quả từ các công trình nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân khác nhau theo vùng đòa lý.
Nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân do nhiều yếu tố phối hợp
trong đó tăng cân của thai phụ trong thời gian mang thai là yếu tố
quyết đònh. Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghò tổng số cân
người mẹ cần đạt được trong thời gian mang thai là từ 10-12kg,
trong đó tăng từ 5-6kg trong 3 tháng mang thai cuối. Hầu hết các
nghiên cứu về tăng cân của thai phụ được thực hiện tại các vùng
phía Bắc và nghiên cứu tăng cân trong cả thai kỳ. Chưa có nhiều
nghiên cứu về tăng cân 3 tháng cuối được thực hiện ở Vùng Đồng
bằng sông Cửu long.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu về sơ sinh nhẹ cân và dinh dưỡng và tăng cân
trong thời gian mang thai của người mẹ vẫn đang là vấn đề cấp
bách trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em bởi vì sơ sinh nhẹ

cân là một chỉ số sức khoẻ quan trọng phản ánh trực tiếp sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em. Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân cao luôn đồng hành với tỉ lệ
tử vong trẻ em cao. Do tính chất quan trọng của sơ sinh nhẹ cân,
giảm tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân đã trở thành một trong những mục tiêu
của chương trình hành động dinh dưỡng quốc gia ở Việt nam. Do

2
vây nghiên cứu nguyên nhân của sơ sinh nhẹ cân cũng như những
tồn tại liên quan đến vấn đề này ở nước ta là cần thiết. Nghiên cứu
này nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
1) Xác đònh tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân và
tỉ lệ tăng cân 3 tháng cuối
thai kỳ của thai phụ ở nông thôn Cần Thơ.
2) Xác đònh tỉ lệ thai phụ có kiến thức, thái độ, thực hành dinh
dưỡng đúng cách.
3) Xác đònh mối liên quan giữa tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ
của thai phụ và sơ sinh nhẹ cân.
4) Xác đònh các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cân trong 3 tháng
cuối thai kỳ của thai phụ.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài xác đònh sự kết hợp giữa tăng cân thai phụ 3 tháng
cuối và cân nặng sơ sinh bằng phương pháp phân tích thống kê đơn
biến và đa biến phù hợp kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Xác đònh
được hiệu quả phòng ngừa sơ sinh nhẹ cân của các biện pháp can
thiệp. Xác đònh được tỉ lệ thai phụ có kiến thức, thái độ, thực hành
đúng cách và phân tích các yếu tố nguy cơ gây tăng cân quá ít trong
3 tháng cuối thai kỳ. Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp
với thực tế đòa phương.
4. Bố cục luận án
Luận án gồm 4 phần: phần đầu, phần nội dung, tài liệu tham

khảo, và phụ lục. Phần nội dung dài 120 trang bao gồm Mở đầu và
mục tiêu nghiên cứu 4 trang, Chương 1 Tổng quan tài liệu 34 trang,
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang, Chương 3
Kết quả nghiên cứu 34 trang, Chương 4 Bàn luận 29 trang, Kết luận
và kiến nghò 3 trang. Luận án có 31 bảng, 12 biểu đồ, và 3 sơ đồ.
Phần Tài liệu tham khảo gồm 110 tài liệu trong đó có 52 tài liệu
tham khảo tiếng Việt và 58 tài liệu tham khảo tiếng Anh.
Deleted: <#>mối liên quan giữa tăng
cân ba tháng cuối thai kỳ của người mẹ
và cân nặng trẻ sơ sinh theo các đặc
điểm tuổi của thai phụ, tình trạng kinh tế
gia đình, chiều cao của thai phụ, cân
nặng trước có thai, BMI trước có thai,
thứ tự lần mang thai, cao huyết áp trong
ba tháng cuối thai kỳ và tuổi thai. Xác
đònh tỉ lệ thai phụ có kiến thức, thái độ,
thực hành ăn uống đúng và các yếu tố
ảnh hưởng thực hành ăn uống của thai
phụ.¶

3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sự phát triển của bào thai
Thời kỳ bào thai được ước tính bằng số tuần bắt đầu từ ngày
đầu của kỳ kinh cuối cùng. Bào thai phát triển tối đa từ tuần thứ 32
đến tuần thứ 38, trong khoảng thời gian này trọng lượng bào thai
tăng lên gấp đôi. Thai đủ tháng nằm trong khoảng 39 tuần +
2 tuần.
Trẻ được sinh trước 37 tuần gọi là sanh non (sanh thiếu tháng).
Những nghiên cứu về phát triển của bào thai cho thấy bào thai tăng

trưởng về cân nặng cao nhất vào ba tháng cuối của thai kỳ. Do vậy,
tình trạng dinh dưỡng của người mẹ ở thời điểm cuối thai kỳ sẽ ảnh
hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh.
Sự phát triển của bào thai chòu ảnh hưởng của 3 yếu tố
chính là môi trường, di truyền và tình trạng dinh dưỡng của người
mẹ. Trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, tình
trạng dinh dưỡng của người mẹ được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Thiếu dinh dưỡng của người mẹ đóng góp tới 60% cho biến động về
cân nặng sơ sinh. Với phụ nữ bình thường, tổng số cân nặng một
người mẹ cần đạt được trong thời gian mang thai của một thai phát
triển bình thường là từ 10-12kg, trong đó tăng 5-6kg trong 3 tháng
cuối.
Tổng số năng lượng từ khẩu phần ăn hàng ngày là yếu tố
dinh dưỡng quan trọng nhất liên quan đến cân nặng sơ sinh. Bổ sung
năng lượng cho khẩu phần của phụ nữ mang thai sẽ làm tăng cân
nặng sơ sinh. Phụ nữ lao động bình thường mỗi ngày cần 2.200 Kcal
– 2.300 Kcal. Khi có thai, ngoài nhu cầu thường ngày, thai phụ cần
thêm từ 300-350 Kcal/ngày. Bổ sung chất đạm giúp cho việc xây
dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Viện dinh dưỡng quốc gia đưa ra
lời khuyên dinh dưỡng cho thai phụ cần ăn thêm một chén cơm đầy
hoặc cần tăng ít nhất ¼ khối lượng thức ăn so với khi chưa có thai.

4
Ngoài ra, thai phụ theo dõi cân nặng thường xuyên, khám thai đều
đặn và có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang
thai. Thai phụ bình tổng số cân đạt được trong 9 tháng mang thai là
từ 10 – 12 kg, trong đó tăng 5 – 6 kg để sanh con đủ cân.
1.2 Sơ sinh nhẹ cân
Về mặt sinh học hai yếu tố chi phối đến cân nặng lúc sinh
của đứa trẻ là thời gian nằm trong bụng mẹ (tuổi thai) và tốc độ

phát triển của thai nhi trong tử cung. Nói cách khác, sơ sinh nhẹ cân
có hai loại sơ sinh nhẹ cân do sanh non và sơ sinh nhẹ cân do chậm
phát triển trong tử cung hoặc phối hợp cả hai nguyên nhân. Hầu hết,
nhưng không phải tất cả, trẻ sanh non có cân nặng dưới 2500g. Sanh
non do nhiều nguyên nhân như: mẹ cao huyết áp, nhiễm khuẩn cấp
tính, đa thai, lao động nặng, sang chấn tâm lý và có nhiều trường
hợp đẻ non không rõ nguyên nhân. Trẻ chậm phát triển trong tử
cung còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai là những trẻ sinh đủ tháng
có cân nặng lúc sinh <2500g thường bắt nguồn từ dinh dưỡng kém
của mẹ. Sơ sinh nhẹ cân do chậm phát triển trong tử cung thường
găp ở nước đang phát triển, và sơ sinh nhẹ cân do sanh non thường
gặp ở nước phát triển.
Trên thế giới hàng năm có khoảng 18 triệu trẻ em sanh ra
có cân nặng <2500g, trong đó trên 90% được sinh ra ở các nước
đang phát triển. Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân trên thế giới trung bình là
14%, ở các nước đang phát triển là 16,4% và ở nước phát triển là
7%. Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân khác nhau theo từng khu vực trên thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000, tỉ lệ sơ sinh nhẹ
cân khoảng 40% ở Bangladesh, 20,0% ở n Độ, 18,0% ở Pakistan,
14% ở Srilanka và 10,5% ở Myanmar; 4,7% tại Nhật Bản; 3,6% ở
Th Điển, và 10,8% ở Hungari.

5
Ở Việt Nam, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân thay đổi từ 12% đến 14%
trong những năm 1990 -1992 , giảm xuống còn 7,1% năm 2001. Tỉ lệ
sơ sinh nhẹ cân thay đổi theo vùng đòa lý, từ 2,3% tại TP Hà Nội
đến 12,8% ở Hà Nam ở cùng thời điểm và cùng phương pháp
nghiên cứu.
1.3 Nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân
Có sự khác biệt về nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân giữa các

nước đang phát triển và các nước phát triển. Ở các nước phát triển
nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân chủ yếu do sanh non tập trung vào vấn
đề hút thuốc lá, căng thẳng tâm lý. Trong khi đó ở các nước đang
phát triển nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân do chậm phát triển trong tử
cung nguyên nhân do tăng cân quá ít trong thời gian mang thai, mẹ
thiếu chiều cao hoặc cân nặng trước khi mang thai thấp, và bệnh tật
của người mẹ.
Sơ sinh nhẹ cân thường do nhiều yếu tố phối hợp nhau bao
gồm các yếu tố về kinh tế xã hội chủng tộc, các yếu tố thuộc về
phía mẹ, và các yếu tố về thai nhi. Điều kiện kinh tế xã hội không
trực tiếp ảnh hưởng đến sơ sinh nhẹ cân mà gián tiếp ảnh hưởng
thông qua các vấn đề dinh dưỡng kém, tỷ lệ bệnh tật cao, hay những
vấn đề tổn thương tâm lý trong thời gian mang thai. Các yếu tố
thuộc về tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và bệnh tật của người mẹ
là các yếu tố quan trọng nhất chiếm 60% các nguyên nhân sơ sinh
nhẹ cân. Các nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan giữa
người mẹ ảnh hưởng sơ sinh nhẹ cân, bao gồm yếu tố thuộc về tình
trạng dinh dưỡng trước và trong thời gian mang thai, khẩu phần ăn
lúc có thai, các yếu tố liên quan đến quá trình sinh đẻ, lao động
nặng tiêu hao năng lượng, và tình trạng bệnh tật bao gồm sốt rét,
nhiễm trùng cấp tính, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

6
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành
từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 7 năm 2004. Đối tượng nghiên cứu
là những thai phụ sinh sống tại vùng nông thôn của thành phố Cần
Thơ.
Tiêu Chuẩn chọn vào: Thai phụ được xác đònh tuổi thai
<24 tuần dựa vào ngày kinh cuối, sống ở xã của Cần Thơ từ lúc

mang thai cho đến ngày dự kiến sanh, và đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại ra: Không chọn những thai phụ không biết
chính xác ngày kinh cuối cùng, tuổi thai >
24 tuần lên dựa vào ngày
kinh cuối, đi làm ăn xa có nguy cơ không theo dõi tăng cân ba tháng
cuối thai kỳ và trọng lượng sơ sinh, có bệnh nặng bao gồm lao tiến
triển, suy tim, suy thận, và thiếu máu nặng.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: p dụng mô hình nghiên cứu cắt
ngang để xác đònh tỉ lệ kiến thức thái độ thực hành dinh dưỡng của
thai phụ và tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân và mô hình nghiên cứu dọc theo dõi
thai phụ từ lúc chọn vào nghiên cứu cho đến khi sanh để đo lường
mối liên quan giữa tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ và sơ sinh nhẹ cân.
Cỡ mẫu: p dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu so
sánh tỉ lệ sơ sinh ở nhóm thai phụ tăng đủ cân (p
1
) với nhóm thai
phụ không tăng đủ cân trong 3 tháng cuối thai kỳ (p
2
). Công thức
tính cỡ mẫu cho mỗi nhóm như sau:
n = Z
2
(
••
)
x {[p
1
(1-p

1
)+p
2
(1-p
2
)]/ (p
2
-p
1
)
2
}
Trong đó α =0,05 và β=0,1; Z
2
(αβ)
= 10,5 ;
Theo các nghiên cứu trước đây, tỉ lệ p
1
= 0,06. Do đó tỉ lệ p
2
ước
lượng là 0,15. p dụng vào công thức, cỡ mẫu tính được là 238 thai
phụ cho mỗi nhóm. Theo các nghiên cứu trước đây tỉ lệ thai phụ

7
tăng đủ cân trong thai kỳ là 35% và nghiên cứu này áp dụng phương
pháp chọn mẫu cụm, do đó cỡ mẫu đảm bảo đủ đối tượng nghiên
cứu cho cả hai nhóm là 686 thai phụ. Vì đây là nghiên cứu dọc và
tiền cứu nên cần dự trù tỉ lệ mất theo dõi (dự trù 15%), cỡ mẫu
nghiên cứu cuối cùng là 790 thai phụ.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu hai giai đoạn. Giai
đoạn I : chọn mẫu cụm (xã) bằng phương pháp xác suất tỉ lệ với cỡ
dân số (Probability Proportional to Size – PPS). Số xã được chọn là
30 xã. Giai đoạn II chọn đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên.
Thu thập số liệu: Tiến hành cuộc điều tra tại hộ gia đình
phỏng vấn trực tiếp thai phụ về kiến thức, thái độ, thực hành dinh
dưỡng lúc có thai, đặc điểm tiền thai, tình trạng dinh dưỡng trước có
thai, và các thông tin về dân số kinh tế xã hội theo bộ câu hỏi soạn
sẵn. Theo dõi thai phụ đo trọng lượng cơ thể vào ngày đầu của tuần
mang thai thứ 25+
1 và ngày đầu của tuần mang thai thứ 38+1 tính từ
ngày kinh cuối để đo lường số cân tăng trong 3 tháng cuối của thai
phụ và cân nặng lúc sinh của đứa trẻ. Kiến thức, thái độ, thực hành
của thai phụ được xếp loại dựa vào thang điểm. Đạt được trên 75%
nội dung trở lên được xếp loại tốt, từ 50% - 75% xếp loại trung bình,
dưới 50% xếp loại kém.
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm EPI 6.04 phân tích đơn
biến và phân tích phân tầng và phần mềm STATA 8.0. phân tích
hồi qui logistic đa biến. Sử dụng phép kiểm đònh χ
2
phân tích đơn
biến ở mức ý nghóa 5%, kiểm đònh χ
2
Mantel-Hanzsel được sử dụng
phân tích phân tầng, phân tích hồi qui logistic loại bỏ tác động của
các yếu tố gây nhiễu được sử dụng đo lường mối liên hệ độc lập
giữa các yếu tố liên quan.

8

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 THÔNG TIN VỀ THAI PHỤ VÀ SƠ SINH NHẸ CÂN
Nghiên cứu được tiến hành bằng cuộc điều tra cắt ngang
trên cộng đồng thu thập thông tin cơ bản và kiến thực thái độ hành
vi ăn uống lúc có thai của 790 thai phụ. Tuổi trung bình là 27,5 tuổi.
Tỉ lệ thai phụ tuổi từ 25 – 35 tuổi là 60,6%. Tỉ lệ thai phụ có trình
độ học vấn dưới trung học cơ sở là 48,3%. Đa số thai phụ nghề làm
ruộng (47,9%), có đến 18,0% nghề không ổn đònh. Tỉ lệ thai phụ
nghề buôn bán, nội trợ và công chức lần lượt là 12,1%; 18,7% và
3,3%. Thai phụ thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình từ
80.000 – 200.000 đồng/người/tháng chiếm đa số (72,0%), tỉ lệ
nghèo là 12,2%. Cấu trúc gia đình đa thế hệ chiếm 58,8%. Thai
phụ sanh con so chiếm tỉ lệ 39,4%. Cân nặng trước có thai trung
bình là 46,9kg, chiều cao trung bình của thai phụ là 154,2cm. Tỉ lệ
thai phụ cân nặng trước có thai dưới 45kg là 35,4%, chiều cao dưới
150cm là 10,9%, và 28,2% thai phụ thiếu năng lượng trường diễn.
Có 6,6%thai phụ có bệnh trong ba tháng cuối thai kỳ và 1,8% cao
huyết áp.
Bảng 3.4 –Cân nặng lúc sinh của đứa trẻ theo tuổi thai
Tổng >
37 tuần <37 tuần Cân năng
lúc sinh
n % n % n %
Tổng

<2500 g 46 5,8 34 73,9 12 26,1 100%
> 2500g 740 94,2 715 96,6 25 3,4 100%
Tổng 786 100% 749 95,3 37 4,7 100%

Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 5,8% trong đó sơ sinh nhẹ cân do

sanh non chiếm 26,1% và sơ sinh nhẹ cân do chậm phát triển trong
tử cung là 73,9%. Tỉ lệ sanh non là 4,7%.

9












Tỉ lệ trẻ SSNC ở trẻ gái là 7,0% cao hơn so với trẻ trai là 4,8%
(p>0,05). CNLS trung bình: 3017g (gái: 2939g; trai:3090g)
(p<0,001). Chênh lệch CNLS giữa trẻ trai và gái là 151g. CNLS từ
2500g–3000g chiếm tỉ lệ cao ở trẻ gái (55,8%). Ngược lại, CNLS
>3000g chiếm tỉ lệ cao ở trẻ trai.
Bảng 3.6 – Tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ của thai phụ
Tăng cân ba tháng cuối thai kỳ Tần số Tỉ lệ %
Dưới 3 kg 94 13,4
3 - <4kg 146 20,8
4 - <5kg 187 26,6
≥5kg 276 39,3
Tổng 703 100%
TB + ĐLC (kg) 4,6 ± 1,5
Có 87 thai phụ không đến cân đúng ngày qui đònh. Cỡ mẫu

tính tỉ lệ thai phụ tăng cân trong 3 tháng cuối thai kỳ là 703. Tỉ lệ
thai phụ tăng cân <5kg trong 3 tháng mang thai cuối là 60,7%.
Biểu đồ 3.7 – Cân nặng lúc sinh theo giới tính của đứa trẻ
42.1
40.6
12.5
55.8
33.6
3.64.8
7
0
10
20
30
40
50
60
<2500g 2500g-
3000g
>3000g-
3500g
>3500g
%
Trai
Gái


10
3.2 KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH DINH DƯỢNG
Bảng 3.7 -Kiến thức của thai phụ

Đúng Sai
Nội dung
n % n %
- Khi có thai cần ăn nhiều hơn
bình thường
460 58,5 326

41,5
- Khi có thai cần ăn đủ chất hơn
bình thường
726 92,0 63

8,0
- Cần tăng ít nhất ¼ khối
lượng thức ăn so với khi chưa
có thai
492 62,4

297 37,6
- Cần theo dõi cân nặng khi có
thai
611 77,3 179 22,7
- Theo dõi cân nặng là coi cân
nặng có tăng lên hay không
626 79,4 162 20,6
- Theo dõi cân nặng mỗi tháng
1 lần
569 72,2 219 27,8
- Theo dõi cân nặng lúc có
thai là phát hiện thiếu dinh

dưỡng
506 64,3 281 35,7
- Tăng từ 10-12kg suốt thời
gian mang thai
138 17,5 650 82,5
- Tăng 5-6kg trong 3 tháng
cuối
351 44,6 436 55,4
- Cân nặng của mẹ khi mang
thai có liên quan đến CNLS
291 36,9 498 63,1
- CNLS <2,5kg là không tốt
cho sức khoẻ đứa trẻ.
554 70,2 235 29,8
Tỉ lệ thai phụ có kiến thức đúng thay đổi từ 17,5% đến 92,0%. Thai
phụ biết phải ăn nhiều và phải tăng thêm ít nhất ¼ lượng thức ăn so
với hơn so với khi chưa có thai chiếm tỉ lệ 58,5% và 62,4%. Đa số
Deleted: 3

11
thai phụ biết cách theo dõi cân nặng (chiếm tỉ lệ 72,2% -79,4%) và
biết rằng trẻ sinh nhẹ cân <2500g là không tốt cho sức khoẻ của đứa
trẻ (70,2%). Thai phụ biết số cân tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ và
biết tăng cân của mẹ liên quan đến CNLS của đứa trẻ chiếm tỉ lệ
thấp (44,6% và 36,9%). Thai phụ có kiến thức chung tốt chiếm tỉ lệ
thấp (22,5%)

Bảng 3.9 – Thái độ về dinh dưỡng của thai phụ
Đúng Sai
Nội dung

n % n %
- Không đồng ý: ”Ăn ít để
thai nhỏ dễ sanh”
453 57,4 336 42,6
- Thai phụ cần ăn đầy đủ ba
tháng cuối để thai đủ ký
611 77,9 173 22,1
- Không đồng ý: ”Cử ăn một
số thực phẩm khi có thai”
467 59,4 319

40,6
- Ăn uống đủ số lượng để
tăng đủ cân
733 93,0 55

7,0
- Theo dõi cân nặng lúc có
thai là cần thiết
656 83,5 130

16,5
- Nên theo dõi cân nặng
hàng tháng
574 72,8 214

27,2
- Tăng từ 10-12kg trong thời
gian mang thai là cần thiết
446 56,8 339


43,2
- Cần tăng đủ kí trong thời
gian mang thai
612 77,6 177

22,4
- Không đồng ý: ”Lao động
nặng sanh dễ”
425 53,9 364

46,1
- Nên nghỉ hẳn lao động
kiếm tiền trong tháng cuối
596 76,3 185

23,7
- Nên ngủ đủ tối thiểu 8 giờ
trong một ngày
593 75,2 196

24,8

12
Tỉ lệ thai phụ có thái độ tích cực đối với các lời khuyên về
ăn uống lúc có thai thay đổi từ 57,4% - 93,0%, cao hơn so với tỉ lệ
thai phụ có kiến thức đúng. Thai phụ có thái độ đúng về ăn uống
chiếm tỉ lệ cao (77,9%-93,0%). Có 40,6% - 42,6% thai phụ cho rằng
nên kiêng ăn. Thái độ độ đúng về theo dõi cân trong thời gian mang
thai thay đổi từ 56,8% đến 83,5%.Thai phụ có thái độ tốt chiếm tỉ lệ

44,2%.
Bảng 3.11– Thực hành ăn uống khi có thai
Thực hành ăn uống Tần số Tỉ lệ %
Không 404 51,1 - n nhiều so với khi
chưa có thai
Có 386 48,9
Cử ăn 344 44,4 - Cử ăn trong thời gian
mang thai
Không 430 55,6
<3 bữa 602 76,9 - Số bữa ăn chính trong
ngày
>
3 bữa 181 23,1
Có 601 76,6 - n thêm giữa các bữa
ăn chính
Không 184 23,4
Có 589 85,0 - n điểm tâm
Không 104 16,2

Thai phụ thực hành đúng chiếm tỉ lệ thấp thay đổi từ 23,1%
ăn đủ 3 bữa ăn chính trong ngày, 48,9% ăn nhiều hơn so với khi chưa
có thai, đến 55,6% không kiêng ăn. Thai phụ có ăn thêm bữa phụ là
76,6% và 85% có ăn điểm tâm. Thai phụ có thực hành ăn uống tốt
chiếm tỉ lệ 14,2%.


13
Bảng 3.16 – Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ với thực
hành ăn uống lúc có thai của thai phụ
Thực hành Kiến thức và thái

độ của thai phụ
Tổng
số
n %
OR
(KTC 95%)*
Giá trò
p
Tốt 171 41 24,0
Trung bình 403 57 14,1 1,9 (1,2–3,1) 0,006
Kiến
thức
Kém 209 14 6,7 4,3 (2,2–8,9) <0,001
Tốt 345 65 18,8
Trung bình 327 35 10,7 1,9 (1,2–3,1) 0,004
Thái
độ
Kém 111 12 10,8 1,9 (1,0–3,9) 0,06
(*) OR (KTC95%): Tỉ số chênh (Khoảng tin cậy 95%)
Thai phụ thực hành tốt chiếm tỉ lệ cao ở nhóm kiến thức,
thái độ tốt (24% và 18,8%) so với kiến thức, thái độ trung bình và
yếu (p<0,05). Nguy cơ thực hành không tốt cao gấp 1,9 lần đến 4,3 lần
ở các thai phụ kiến thức trung bình và yếu và 1,9 lần ở thai phụ thái độ
chưa tốt.
Bảng 3.18 - Phân tích hồi qui logistic các yếu tố ảnh hưởng
thực hành dinh dưỡng chưa tốt của thai phụ
Các yếu tố ảnh hưởng OR (KTC 95%) p
Thiếu kiến thức về dinh dưỡng 1,7 (1,1 - 2,7) 0,02
Thái độ về dinh dưỡng chưa tốt 1,5 (1,0 – 2,3) 0,07
Thai phụ <25 tuổi 2,0 (1,1 – 3,6) 0,02

Thai phụ > 35 tuổi 1,9 (0,8 – 4,6) 0,2
Học vấn dưới cấp II 1,6 (1,0 – 2,5) 0,06
Thu nhập <80.000 đ/tháng 1,0 (0,5 – 1,7) 0,9
Thu nhập 80.000–200.000 đ/tháng 2,5 (0,9 – 7,5) 0,1
Có theo đạo 1,2 (0,7 – 1,8) 0,4
Kiểu gia đình >3 thế hệ 1,6 (1,1 – 2,5) 0,04
Mang thai lần đầu 1,0 (0,5 – 1,5) 0,7

14
Phân tích hồi quy logistic đa biến kiểm soát nhiễu cho thấy
thai phụ kiến thức chưa tốt có nguy cơ thực hành ăn uống không
đúng cao 1,7 lần so với thai phụ có kiến thức tốt (bảng 3.18). Ngoài
ra, thai phụ trẻ <25 tuổi, sống trong gia đình >
3 thế hệ có nguy cơ
thực hành ăn uống không đúng gấp 2 lần so với thai phụ 25-35tuổi,
1,6 lần sống trong gia đình 2 thế hệ (p<0,05).

3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SƠ SINH NHẸ CÂN
Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 9,1% ở thai phụ tăng <5kg trong 3
tháng cuối, tăng lên 18,9% nếu thai phụ tăng <3kg, cao hơn so với
thai phụ tăng >
5kg (0,7%). Nguy cơ sơ sinh nhẹ cân cao gấp 32 lần
nếu thai phụ tăng <3kg, gấp 6,1 đến 13,4 lần đối với thai phụ tăng
từ 3-<5kg so với những thai phụ tăng đủ >
5kg (p<0,05).
Bảng 3.22 – Sơ sinh nhẹ cân và tăng cân 3 tháng cuối
Tăng cân ba
tháng cuối
Tổng
số

SSNC Tỉ lệ
%
OR (KTC95%) Giá trò
p
< 5kg 427 39 9,1 13,7 (3,5 – 118) <0,001
≥ 5kg 276 2 0,7
<3kg 95 18 18,9 32,0 (7,3 – 141) <0,001
3 - <4kg 145 13 9,0 13,4 (3,0 –60,6) 0,001
4 -<5 kg 187 8 4,3 6,1 (1,3 – 29) 0,02
≥ 5kg 276 2 0,7
Phân tích hồi quy logistic kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ
SSNC cho thấy tăng cân <5kg trong ba tháng cuối thai kỳ nguy cơ
sinh con nhẹ cân cao 8,8 lần so với tăng cân >
5kg trong ba tháng
cuối thai kỳ với p=0,006 (bảng 3.25). Mô hình hồi qui logistic còn
cho thấy cao huyết áp trong thai kỳ và sanh non nguy cơ sinh con
nhẹ cân cao 9,2 lần và 13 lần so với không cao huyết áp và sanh đủ
tháng.

15
Bảng 3.25 - Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ CNSS
Đặc điểm của thai OR (KTC
95%)
Giá trò P
Tăng cân <5kg trong 3 tháng cuối 8,8 (1,9- 42,2) 0,006
Tuổi của thai phụ <25 tuổi 0,9 (0,3 – 2,7) 0,9
Tuổi của thai phụ >35 tuổi 0,9 (0,2 – 4,1) 0,9
Kinh tế gia đình trung bình 4,0 (0,8– 19,9) 0,08
Kinh tế gia đình nghèo 7,6 (1,1– 50,7) 0,04
Mang thai lần đầu 1,2 (0,5– 3,4) 0,7

Cao huyết áp 9,2 (1,9– 45,2) 0,006
Cân nặng trước có thai <45kg 1,1 (0,4 – 2,7) 0,9
Chiều cao của thai phụ <150cm 0,5 (0,1 – 2,7) 0,4
Tuổi thai <37 tuần 13,0 (4,4– 38,2) 0,000
Giới tính (bé gái) 1,9 (0,8– 4,7) 0,1
Khám thai < 3 lần 4,0 (0,5– 32,5) 0,1
Biểu đồ 3.12 mơ tả sự tăng trọng của bào thai theo tăng cân
của thai phụ trong ba tháng cuối. Phương trình hồi qui mô là: [CNSS
(gram) = 2336,7 + 127,9 x tăng cân 3 tháng cuối của thai phụ (tính
theo kg)]. Hệ số tương quan r =0,48.


Cân
nặng

sinh
(gram
)
Biểu đồ 3.12- Tương quan giữa tăng cân 3 tháng cuối và cân nặng sơ sinh
1000 2000 3000 4000 5000
2 4 6 8 10
incr3mth
cnls Fitted values

Tăn
g
cân ba thán
g
cuối thai k
y

ø
(
k
g)


16
3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TĂNG CÂN CỦA THAI PHỤ

Bảng 3.31 – Phân tích hồi qui logistic các yếu tố ảnh hưởng
tăng cân ba tháng cuối thai kỳ
Đặc điểm của thai phụ OR (KTC 95%) p
Kiến thức chưa tốt 1,2 (0,8 – 1,9) 0,4
Thái độ chưa tốt 1,0 (0,6 – 1,4) 0,8
Thực hành chưa tốt 1,0 (0,6 – 1,7) 0,9
Thai phụ <25 tuổi 1,5 (0,9 – 2,5) 0,2
Buôn bán 2,8 (0,9 – 7,9) 0,06
Nghề không ổn đònh 2,3 (1,4 – 3,9) 0,001
Làm ruộng 2,9 (1,3 – 3,0) 0,001
Mang thai lần đầu 1,1 (0,7 – 1,7) 0,6
Cao huyết áp 0,6 (0,2 – 1,8) 0,4
BMI trước có thai <18,5 1,1 (0,7 – 1,7) 0,6
Khám thai <3lần trong 3 tháng cuối 2,1 (1,3 – 3,3) 0,002

Phân tích hồi quy logistic cho thấy thai phụ nghề không ổn
đònh, làm ruộng, và khám thai <3 lần là yếu tố nguy cơ tăng cân
<5kg trong ba tháng cuối thai kỳ với nguy cơ lần lượt là 2,3 lần và
2,9 lần so với thai phụ nội trợ (p=0,001) và 2,1 lần so với thai phụ
khám thai từ 3 lần trở lên (p=0,002). Chưa tìm thấy mối liên quan
có ý nghóa thống kê giữa thực hành ăn uống và tăng cân trong ba

tháng cuối thai kỳ của thai phụ (p>0,05).

17
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN
4.1 Sơ sinh nhẹ cân và tăng cân 3 tháng cuối của thai phụ

Đối tượng được chọn vào nghiên cứu phân bố tại 30 xã của
7 huyện và thò thành của tỉnh Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu
xác suất và cỡ mẫu đủ lớn để đại diện cho quần thể và đảm bảo tính
giá trò và độ tin cậy của nghiên cứu. Tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ đều
được cộng tác viên dân số quản lý và kòp thời phát hiện có thai để
quản lý và theo dõi, vì vậy đối tượng nghiên cứu được chọn từ danh
sách thai phụ do Trạm y tế xã xã quản lý là bao gồm tất cả phụ nữ
có thai trong cộng đồng. Do vậy kết quả nghiên cứu được bàn luận
trên đối tượng là thai phụ trong cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 5,8%,
trong đó sơ sinh nhẹ cân do sanh non chiếm 26,1%. Kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2001) tiến hành tại huyện Vónh Bảo, Hải
Phòng, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 11,6%. Trần Sophia nghiên cứu cắt
ngang thu thập số liệu từ các cơ sở y tế của tỉnh Cần Thơ năm 2002
tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 9,72%. Kết quả nghiên cứu tại các cơ sở y tế
của Đà nẵng năm 1999, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 7,12% và năm 2002
là 5,8%. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2001 tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân
trong cả nước là 7,1%. Như vậy tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân trong nghiên
cứu này tương tự kết quả nghiên cứu tại Đà Nẵng, thấp hơn các tác
giả khác và thấp hơn số liệu chung của quốc gia năm 2001.
Giải thích cho sự khác biệt này có một số lý do. Đầu tiên là
khác nhau về phương pháp nghiên cứu. Tác giả Trần Sophia thiết
kế nghiên cứu ngang thu thập cân nặng lúc sinh của đứa trẻ tại tất
cả cơ sở y tế của tỉnh Cần Thơ. Điều đó không loại trừ đối tượng

nghiên cứu sinh sống ở các vùng lân cận và ở các đòa phương khác
ngoài tỉnh Cần Thơ nơi mà điều kiện sống của người dân có thể còn
khó khăn hơn so với Cần Thơ. Lý do thứ hai giải thích cho khác biệt

18
là sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu được tiến hành. Theo số
liệu của Bộ Y tế, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân ở Việt Nam ta có xu hướng
giảm dần theo thời gian. Điều đó ám chò rằng nghiên cứu tiến hành
ở những thời điểm khác nhau có thể kết quả khác nhau và theo
chiều hướng ngày càng cải thiện. Nghiên cứu của chúng tôi được
tiến hành từ tháng 7 năm 2003, một năm sau nghiên cứu của Trần
Sophia và hai năn sau nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy. Điều đó góp
phần lý giải cho kết quả tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Sophia và
Nguyễn Đỗ Huy. Lý do thứ ba giải thích cho sự khác biệt là sự khác
nhau về mặt đòa lý. Tác giả Kramer tổng kết số liệu nghiên cứu trên
toàn thế giới chỉ ra rằng cân nặng lúc sinh khác nhau theo vùng đòa
lý. Điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng cũng khác nhau phần nào
ảnh hưởng đến tập quán ăn uống sinh hoạt của thai phụ kết quả là
tạo nên sự khác biệt này. Tác giả Đinh Phương Hoà nghiên cứu
cùng một thời điểm ở những đòa phương khác nhau cho thấy tỉ lệ sơ
sinh nhẹ cân khác nhau thay đổi từ 2,3% tại Hà Nội đến 5,6% ở nhà
máy dệt Nam Đònh, 7,9% ở Hà Tây và 12,8% ở Nam Hà. Vì vậy sự
khác nhau giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia là có thể.
Mặc dù tỉ lệ ghi nhận được từ nghiên cứu này là 5,8% phù
hợp với xu hướng chung tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân ngày càng giảm trong
cả nước, tỉ lệ này vẫn chưa hợp lý đối với Vùng nông thôn Nam bộ
giàu lương thực như Cần Thơ. Trên thế giới, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân có
thể thấp đến 4,7% ở Nhật Bản, và 3,6% ở Th Điển. Điều đó cho
phép xây dựng niềm tin tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân ở Cần Thơ có thể giảm

thấp hơn nếu có sự can thiệp tích cực của hệ thống xã hội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thai phụ tăng cân dưới 5 kg
trong 3 tháng cuối thai kỳ chiếm tỉ lệ cao (60,7%). Nghiên cứu của
Nguyễn Đỗ Huy tại Hải Phòng (2001) cho kết quả tương tự, có

19
82,1% thai phụ tăng cân dưới 6 kg trong 3 tháng cuối. Theo khuyến
nghò của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thai phụ cần tăng từ 5 – 6 kg
trong 3 tháng cuối. Như vậy các kết quả nghiên cứu báo động một
vấn đề sức khoẻ quan trọng của thai phụ hiện vẫn còn đang tồn tại
đó là tăng cân quá ít trong 3 tháng cuối. Việc thiết lập một hệ thống
kiểm soát các yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân bao gồm kiểm soát
tăng cân trong 3 tháng cuối và tổ chức tư vấn dinh dưỡng trong thời
gian mang thai phù hợp thực tế gia đình là vô cùng cần thiết góp
phần giảm tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân.
4.2 Kiến thức – Thái độ – Thực hành dinh dưỡng
Tỉ lệ thai phụ có kiến thức đúng thay đổi từ 17,5% đến
92,0%. Thai phụ biết phải ăn nhiều và phải tăng thêm ít nhất ¼
lượng thức ăn so với hơn so với khi chưa có thai chiếm tỉ lệ không
cao (58,5% và 62,4%). Thai phụ biết số cân tăng trong 3 tháng cuối
thai kỳ và biết tăng cân của mẹ liên quan đến cân nặng lúc sinh
của đứa trẻ chiếm tỉ lệ thấp (44,6% và 36,9%). Thai phụ có kiến
thức chung tốt chiếm tỉ lệ thấp (22,5%). Điều đó cho thấy thai phụ
chưa tiếp cận thông điệp giáo dục sức khoẻ do nội dung khó hiểu
hoặc do thông tin không đến được thai phụ. Theo nhận xét của
chúng tôi, nội dung hướng dẫn ăn uống lúc có thai là cụ thể và thai
phụ có thể hiểu được. Sự kém hiệu quả trong việc nâng cao hiểu
biết của thai phụ về ăn uống lúc có thai là do tính tiếp cận thông tin
từ cán bộ y tế chưa cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy 32,5% thai
phụ không nhận được thông tin về dinh dưỡng lúc có thai từ bất kỳ

nguồn nào.
Thái độ đối với một lời khuyên chỉ có tác dụng khi lời
khuyên đó được thực hiện. Tỉ lệ thai phụ có thái độ tích cực đối với
các lời khuyên về ăn uống lúc có thai thay đổi từ 57,4% - 93,0% và
thai phụ cho rằng nên kiêng ăn chiếm tỉ lệ tương đối (40,6% -

20
42,6%). Điều này giải thích cho tỉ lệ thai phụ thực hành ăn uống
đúng chiếm tỉ lệ thấp (51,1% không ăn nhiều so với lúc chưa có thai
và 14,2% thực hành tốt). Phân tích tương quan cho thấy mối liên
quan thuận giữa thái độ và thực hành ăn uống. Phân tích đơn biến
cho thấy thiếu kiến thức và thái độ chưa tốt nguy cơ thực hành
không đúng. Tuy nhiên, mối liên hệ thái độ và thực hành không còn
ý nghóa thống kê trong mô hình phân tích đa biến. Kết quả phân tích
đa biền cho thấy kiến thức chưa tốt nguy cơ thực hành ăn uống
không đúng cao gấp 1,7 lần. Do vậy, cung cấp kiến cho thai phụ
góp phần tăng năng lượng trong khẩu đưa vào vì vậy góp phần
giảm tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân.
4.3 Mối liên quan giữa sơ sinh nhẹ cân và tăng cân 3 tháng cuối
Tăng cân <5kg trong 3 tháng cuối thai kỳ của phụ nữ mang
thai là yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân. Kết quả nghiên cứu cho
thấy thai phụ tăng càng ít cân trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỉ lệ sơ sinh
nhẹ cân càng cao. Nguy cơ sơ sinh nhẹ cân cao gấp 13,7 lần ở
những thai phụ tăng cân <5kg trong 3 tháng cuối, tăng lên 32 lần
nếu thai phụ tăng <3kg so với những thai phụ tăng đủ >
5kg trong 3
tháng mang thai cuối. Kết quả phân tích phân tầng cho thấy mối
liên quan này được tìm thấy ở tất cả những tầng đặc tính khác nhau
của các biến số gây nhiễu tiềm ẩn. Bằng phương pháp phân tích đa
biến loại trừ tất cả các biến số có tác động gây nhiễu tiềm ẩn cho

thấy tăng cân <5kg trong ba tháng cuối có nguy cơ sanh con nhẹ cân
gấp 8,8 lần so với những thai phụ tăng >
5kg trong 3 tháng cuối với
KTC 95% của OR từ 1,9 – 42,2 và p<0,01. Với kết quả phân tích
thống kê hiện đại, cùng với độ mạnh và sự gia tăng độ mạnh theo
mức độ tiếp xúc cho phép khẳng đònh sự kết hợp giữa tăng cân ba
tháng cuối thai kỳ và trọng lượng lúc sinh của đứa trẻ. Các công

21
trình nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến, Đinh Phương Hoà, Phan thò
Kim Ngân cho kết quả tương tự.
Mô hình phân tích đa biến cho thấy các yếu tố khác có nguy
cơ sơ sinh nhẹ cân có nghóa thống kê là thu nhập bình quân đầu
người của hộ gia đình <80.000đồng/người/tháng, cao huyết áp trong
thai kỳ, và sanh non với nguy cơ lần lượt là 7,6 lần so với thu nhập
bình quân đầu người >200.000 đồng/người/tháng; 9,2 lần so với thai
phụ không cao huyết áp, và 13,0 so với sanh đủ tháng. Mặc dù
nghiên cứu cho thấy sự kết hợp mạnh, kết luận về tăng cân trong 3
tháng cuối và sơ sinh nhẹ cân do chưa kiểm soát hết các yếu tố
nguy cơ sơ sinh nhẹ cân kể cả yếu tố tăng cân trong thời gian đầu và
thời gian giữa thai kỳ của thai phụ là điểm hạn chế của công trình
nghiên cứu này.
Trong thực tế sơ sinh nhẹ cân là do nhiều yếu tố tác động và
cũng rất khó tác động loại bỏ yếu tố nguy cơ một cách triệt để. Việc
tính toán xác đònh hiệu quả của biện pháp can thiệp là cần thiết đối
với những người làm công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ
sinh. Dựa vào công thức tính hiệu quả của biện pháp can thiệp:
Hiệu quả (%) = p(OR-1)/ [p(OR-1) + 1] với p là tỉ lệ nhóm nguy cơ
gây sơ sinh nhẹ cân trong quần thể. Biện pháp can thiệp phòng
ngừa sơ sinh nhẹ cân hiệu quả nhất là cải thiện tăng cân 3 tháng

cuối thai kỳ (giảm 82,6% sơ sinh nhẹ cân). Tiếp đến là cải thiện thu
nhập gia đình lên mức khá giả (giảm 44,7%). Loại trừ nguyên nhân
sanh non sẽ giảm 35,9%, và giảm 13% nếu cao huyết áp thai kỳ
phát hiện và điều trò sớm.
4.4 Yếu tố ảnh hưởng tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ
Phân tích hồi quy logistic cho thấy thai phụ nghề không ổn
đònh, làm ruộng, và khám thai <3 lần nguy cơ tăng cân <5kg trong
ba tháng cuối thai kỳ là 2,3 lần và 2,9 lần so với thai phụ nội trợ, và

22
2,1 lần so với thai phụ khám thai >3 lần trong ba tháng cuối. Không
tìm thấy mối liên quan ý nghóa thống kê giữa thực hành dinh dưỡng
và tăng cân trong ba tháng cuối thai kỳ của thai phụ. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn có liên quan tình trạng dinh
dưỡng của thai phụ và sơ sinh nhẹ cân. Nghiên cứu khẩu phần ăn
của thai phụ là việc làm cần thiết trong những nghiên cứu tiếp theo
trong lónh vực này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài "Kiến thức thái độ thực
hành dinh dưỡng và tăng cân của thai phụ ảnh hưởng lên cân nặng
lúc sinh của đứa trẻ ở nông thôn thành Cần Thơ" được tiến hành thu
thập số liệu từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2004 có thể đưa ra các kết
luận như sau:
1) Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân là 5,8% , trong đó 73,9% sơ sinh nhẹ cân
do chậm phát triển trong tử cung. Tăng cân trung bình 3 tháng
cuối của thai phụ là 4,6 kg. Tỉ lệ thai phụ tăng cân <5kg trong 3
tháng cuối là 60,7% trong khi theo khuyến cáo của Viện dinh

dưỡng thì thai phụ cần phải tăng từ 5 – 6 kg trong 3 tháng cuối
mang thai.
2) Tỉ lệ hiện có về kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng trong
thai kỳ của thai phụ lần lượt là 22,5%, 44,2%, và 14,2%. Kiến
thức chưa tốt nguy cơ thực hành dinh dưỡng chưa tốt cao 1,7 lần
so với những người có kiến thức tốt OR= 1,7 (KTC 95% = 1,1 –
2,7) với p = 0,02.
3) Tăng cân dưới 5 kg trong 3 tháng cuối thai kỳ nguy cơ sinh con
nhẹ cân cao 8,8 lần so với thai phụ tăng cân >
5 kg trong 3
tháng cuối thai kỳ, OR = 8,8, (KTC95% =1,9 – 42,2) và p =

23
0,006, có hệ số tương quan r = 0,4869 và xây dựng được phương
trình hồi qui dạng y = a + bx biểu diễn trọng lượng sơ sinh theo
tăng cân thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ: Trọng lượng sơ
sinh (gram) = 2336,7 + 127,9 x số kg tăng cân trong 3 tháng
cuối của thai phụ. Nghiên cứu còn xác đònh được các yếu tố
khác có liên quan đến sinh con nhẹ cân là thai phụ cao huyết áp
trong 3 tháng cuối thai kỳ, OR = 9,2 (KTC95% = 1,9 – 45,2) với
p = 0,006 , sanh thiếu tháng, OR = 13 (KTC95% = 4,4 – 38,2)
với p = 0,0001 và thai phụ gia đình nghèo, OR = 7,6 (KTC95%=
1,1 – 50,7) với p = 0,04. Can thiệp cải thiện tăng cân trong 3
tháng cuối của thai phụ có thể phòng ngừa sơ sinh nhẹ cân một
cách đáng kể.
4) Các yếu tố liêu quan đến tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ là: thai
phụ nghề nghiệp làm ruộng, OR = 2,9 (KTC95% = 1,3 – 3,0 )
với p = 0,001, nghề nghiệp không ổn đònh, OR = 2,3 (KTC95%
= 1,4 – 3,9) với p = 0,001, và khám thai dưới 3 lần trong 3 trháng
cuối, OR = 2,1 (KTC95% = 1,3 – 3,3) với p = 0,002.


Kiến nghò :

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh nhẹ cân liên quan chặt
chẽ đến tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ, tăng huyết áp thai kỳ
và sanh thiếu tháng và sự tăng cân này liên quan chặt chẽ đến nghề
nghiệp và khám thai dưới 3 lần trong 3 tháng cuối của mẹ, có thể đề
xuất các giải pháp sau đây nhằm giảm tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân:
1. Xây dựng mô hình can thiệp kiểm soát các nguy cơ sơ sinh nhẹ
cân cho các thai phụ ở vùng nông thôn xa thành phố. Các yếu tố
kiểm soát bao gồm:
- Sự tăng cân hàng tháng trong thời gian mang thai để sớm phát
hiện tình trạng tăng cân quá ít.

24
- Tuổi thai: Theo dõi tuổi thai để sớm phát hiện nguy cơ sanh
non.
- Sự phát triển của bào thai: Khám thai đều đặn để sớm phát hiện
tình trạng thai kém phát triển trong tử cung.
- Sức khoẻ thai phụ: bệnh tật và tình trạng nhiễm độc thai nghén
của thai phụ là những yếu tố không đảm bảo oxy và dinh dưỡng
cho thai phát triển.
2. Tổ chức giáo dục và tư vấn hướng dẫn thai phụ và gia đình:
- Biết cách theo dõi phát hiện nguy cơ sanh con nhẹ cân trong khi
có thai
- Cách tính tuổi thai để biết khi nào cần đến cơ sở y tế khám thai,
cần tiêm phòng, khi nào thai máy.
- Các ăn uống trong thời kỳ có thai theo nhu cầu và thực tế tại đòa
phương.
- Giảm công việc lao động nhọc cho phụ nữ trong thời gian mang

thai
3. Can thiệp dinh dưỡng bổ sung cho các bà mẹ có nguy cơ cao
đặc biệt là ở vùng nông thôn xa xôi, gia đình nghèo, không
nghề nghiệp hoặc lao động nặng nhọc.
4. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật và tử vong sơ sinh của trẻ SSNC
ở vùng nông thôn Việt Nam.
5. Nghiên cứu phân tích khẩu phần ăn của thai phụ vùng nông
thôn Việt nam nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tăng cân
trong thời gian mang thai.

×