Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu phát triển cây bồ đề (styrax tonkinensis carib ex hartwich) kinh doanh lấy gỗ kết hợp lấy nhựa (benzoin gum) tại huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.77 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRỊNH HỮU MINH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY BỒ ĐỀ (STYRAX TONKI
NENSIS Carib. ex Hartwich) KINH DOANH LẤY GỖ KẾT
HỢP LẤY NHỰA (Benzoin Gum) TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC,
TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2021


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ
kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.


Hà nội, ngày…….tháng…. năm 2021
Người cam đoan

Trịnh Hữu Minh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cơ giáo, các nhà quản lý, các
cán bộ nông dân, các bạn bè và đặc biệt là thầy giáo NGƯT. PGS. TS.
Trần Ngọc Hải. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy,
người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi ngay từ buổi đầu khi hình thành ý
tưởng, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên Phu Canh, Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc, cùng toàn bộ UBND
xã Tu Lý, Cao Sơn, Tân Minh, Đoàn Kết và các cán bộ Kiểm Lâm trên
địa bàn đã tạo điều kiện giúp tơi trong q trình thực tập ngoại nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới nhóm sinh viên K62 ngành Quản lý Tài
nguyên rừng đã đồng hành cùng tôi trong quá trình điều tra, thu thập số
liệu làm luận văn.
Mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do thời gian và trình độ
cịn hạn chế, lại là bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên luận
văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Để luận văn được hồn thiện hơn, tơi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày….. tháng ….. năm 2021
Tác giả

Trịnh Hữu Minh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu......................................................... 3
1.2. Trên thế giới ............................................................................................ 5
1.3. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
1.3.1. Phân loại ........................................................................................... 9
1.3.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng....................................................... 10
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 12
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 12
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 12
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 12
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 12
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................. 12
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 12
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 13
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc ......................................................... 18
3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 18
3.1.2. Địa hình, địa thế .............................................................................. 18


iv
3.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn .......................................................................... 18
3.1.4. Thuỷ văn - nguồn nước .................................................................... 19
3.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng ...................................................................... 19
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................... 20
3.2.1. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................... 20
3.2.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý ................................... 23
3.2.3. Tình hình tái sinh phục hồi rừng ..................................................... 24
3.2.4. Động thực vật rừng ......................................................................... 24
3.2.5. Lâm sản ngoài gỗ ............................................................................ 25
3.2.6. Đánh giá diễn biến diện tích rừng .................................................. 25
3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
3.3.1. Nguồn nhân lực ............................................................................... 27
3.3.2. Thực trạng kinh tế xã hội ................................................................ 28
3.3.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 29
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
4.1. Thực trạng trồng Bổ đề ở huyện Đà Bắc .............................................. 32
4.1.1. Thực trạng về diện tích trồng Bồ đề................................................ 32
4.1.2. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động trồng Bồ đề ........ 36
4.2. Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác lồi Bồ đề tại huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình ....................................................................................... 37
4.2.1. Nhân giống ...................................................................................... 37
4.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................. 38
4.2.3. Khai thác nhựa, chế biến và bảo quản ............................................ 42
4.3. Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bồ đề hiện nay, đánh giá sinh

trưởng theo cấp tuổi ..................................................................................... 44
4.3.1. Sinh trưởng của rừng Bồ đề theo cấp tuổi ...................................... 44
4.4. Tìm hiểu các chính sách có liên quan đến phát triển Bồ đề bền vững . 48
4.5. Đề xuất phát triển trồng Bồ đề để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
dân tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 57


v
4.5.1. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho phát triển Bồ đề ở
địa phương ................................................................................................. 57
4.5.2. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác nhựa ....................................... 58
4.5.3. Đề xuất kỹ thuật khai thác nhựa...................................................... 60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ......................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Ký hiệu
D1.3

Đường kính thân cây ở vị trí cao 1,3m

Dt

Đường kính tán


Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

KBT

Khu bảo tồn

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

Mtb

Trữ lượng rừng trung bình

N/ha

Mật độ rừng (cây/ha)

N-D1.3

Phân bố số cây theo cấp chiều cao

N-Dt


Phân bố số cây theo đường kính tán

N-Hvn

Phân bố số cây theo cấp chiều cao

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

Ntb/ha

Mật độ trung bình/ha

OTC

Ơ tiêu chuẩn

TC

Tàn che


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng Bồ đề theo cấp tuổi .............. 14
Bảng 2.2. Tổng hợp và phân tích các chính sách có liên quan đến phát triển Bồ đề .15
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu ......................................... 21
Bảng 3.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý tại khu vực nghiên cứu ...23

Bảng 3.3. Diễn biến diện tích rừng tại điểm nghiên cứu ................................ 25
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích trồng Bồ đề theo xã ......................................... 32
Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích trồng Bồ đề theo cấp tuổi ................................ 34
Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng của Bồ đề
tại khu vực nghiên cứu (năm 2021) ................................................................ 44
Bảng 4.4. Tổng hợp các bước trong thủ tục khai thác gỗ, nhựa Bồ đề ........... 52
Bảng 4.5. Nhiệm vụ UBND xã, Hạt kiểm lâm về kiểm soát khai thác nhựa bồ
đề tại rừng trồng HGD .................................................................................... 53
Bảng 4.6. Một số quy định về mua bán vận chuyển nhựa Bồ đề ................... 55
Bảng 4.7. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho phát triển Bồ
đề ở địa phương ............................................................................................... 57
Bảng 4.8. Thu nhập từ rừng trồng Bồ đề ........................................................ 58


viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Hình thái lồi Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich.1913).... 4
Hình 2.1. Rừng trồng Bồ đề huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ........................... 16
Hình 2.2. Lập OTC rừng trồng Bồ đề ............................................................. 17
Hình 2.3. Phỏng vấn người dân và cán bộ Kiểm lâm ..................................... 17
Hình 3.1. Sơ đồ hiện trạng rừng của huyện Đà Bắc ....................................... 27
Hình 4.1. Rừng Bồ đề cấp tuổi 2 ..................................................................... 35
Hình 4.2. Rừng Bồ đề cấp tuổi 3 ..................................................................... 35
Hình 4.3. Rừng Bồ đề cấp tuổi 4 ..................................................................... 35
Hình 4.4. Một số hình ảnh cây mới trồng sau khi khai thác trắng .................. 40
Hình 4.5. Phỏng vấn hộ gia đình và người dân............................................... 42
Biểu đồ 4.2. Đường kính D1.3 của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4...45
Biểu đồ 4.3. Chiều cao vút ngọn Hvn của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3
và tuổi 4 ........................................................................................................... 46
Biểu đồ 4.4. Trữ lượng M/ha của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4. 47

Hình 4.6. Nhựa Bồ đề - Nước hoa chế biến từ nhựa Bồ đề ............................ 59
Hình 4.7. Cây đang nhỏ nhựa gần gốc ............................................................ 62
Hình 4.8. Các bước thao thác lấy nhựa ........................................................... 62
Hình 4.9. Khai thác nhựa Bồ đề ở công ty Đức Phú....................................... 63


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy giảm một cách nhanh
chóng làm mất đi mơi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật và
các loài cây lâm sản ngoài gỗ đã được khai thác sử dụng từ lâu đời thuộc
nhiều nhóm giá trị sử dụng khác nhau như cây cho sợi, cây làm dược liệu,
cây làm thực phẩm, cây cho dầu, nhựa hay sơn, chất nhuộm, tanin... Bồ
đề là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, được xếp
vào nhóm cây cho nhựa thơm, trong thành phần của nhựa có chứa tinh
dầu thơm.
Bồ đề có tên khoa học Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex
Hartwich,1913 là Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 15 – 20 m, đường kính
20-25 cm. Thân thẳng, vỏ nhắn màu nâu nhạt hay xám bóng. Cành mọc
gần ngang ở 1/3 phía ngọn của thân; cành con hình trụ, khi non có lơng tơ,
sau nhẵn màu nâu. Nhựa Bồ đề được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản
mãn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ đẻ máu xấu, bị
ngất. Dùng ngoài, nhựa làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi
côn trùng, làm chậm ôi thiu. Nhựa Bồ đề được phối hợp với các vị thuốc
khác làm cao xoa. Nhựa Bồ đề là chất định hương, nên được dùng nhiều
trong cơng nghiệp hố mỹ phẩm và cơng nghiệp thực phẩm. Bồ đề là lồi
cây có giá trị kinh tế và bảo tồn cao góp phần giúp người dân thoát nghèo.
Hiện nay các quần thể Bồ đề trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm

nghiêm trọng do bị khai thác quá mức và số lượng cây tái sinh tự nhiên
cịn ít. Ở nhiều vùng của Việt Nam Bồ đề đang được coi là một trong
những loài cây gỗ bản địa chính trong tập đồn giống cây phục vụ công
tác trồng rừng, kinh doanh lấy gỗ và lấy nhựa, phục hồi rừng tự nhiên. Tại
tỉnh Hịa Bình, lồi Bồ đề đã được người dân trồng ở nhiều địa phương


2
như Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn... từ nhiều năm nay với mục đích lấy gỗ là
chính; ngồi ra cũng đã có một số địa phương trước đây khai thác nhựa,
nhưng đã mai một dần. Do đó có nhiều vấn đề về kỹ thuật gây trồng, khai
thác gỗ và nhựa tại địa phương cần được đánh giá, hoàn thiện và cải tiến.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát
triển cây Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich.1913)
kinh doanh lấy gỗ kết hợp lấy nhựa (Benzoin Gum) tại huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình”.


3
Chương 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu
- Tên đối tượng nghiên cứu: Bồ đề
- Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich, 1913
- Tên khác: Cánh kiến trắng, Bồ đề trắng, An tức bắc bộ
- Họ: Bồ đề (Styracaceae)
Hình thái: Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 15 – 20 m, đường kính
20-25 cm. Thân thẳng, vỏ nhắn màu nâu nhạt hay xám bóng. Cành mọc
gần ngang ở 1/3 phía ngọn của thân; cành con hình trụ, khi non có lơng tơ,
sau nhẵn màu nâu. Lá mọc so le, mềm, hình trứng, hình bầu dục, kích

thước 4,5 – 10 x 2,6 – 5 cm; đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt
dưới phủ lơng trắng mịn, hình sao, gân lá nổi rõ, mép ngun hoặc có răng
rất nhỏ ở phía đầu lá.
Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dài, phủ nhiều lơng
hình sao; lá bắc sớm rụng. Hoa nhỏ màu trắng, có mùi thơm nhẹ; đài hình
chén có 5 - 6 răng nhỏ, tràng có 5 cánh liền ở gốc, phía trên xếp lợp, mặt
ngồi có lơng tơ vàng; nhị 10, rời, đính trên ống tràng, có lơng hình sao;
bầu hình trứng, cũng có lơng, 3 ơ, chứa nhiều nỗn.
Quả nang hình trứng hay hình cầu, có đài tồn tại bọc 1/3 phía dưới
quả; mở thành 3 mảnh; hạt có vỏ cứng, dày và nhăn nheo.


4

Hình 1.1. Hình thái
lồi Bồ đề (Styrax
tonkinensis
(Pierre) Craib ex
Hartwich.1913)
(Nguồn: Lâm sản
ngoài gỗ Việt Nam –
Dự án hỗ trợ chuyên
ngành Lâm sản ngoài
gỗ Việt Nam, Phần II)
Phân bố
Việt Nam: Bồ đề là cây đặc hữu của vùng Bắc Đông Dương bao
gồm Bắc Việt Nam và Lào. Ở nước ta, loài Bồ đề phân bố tương đối rộng
ở các tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Việt Bắc, xuống đến vùng tây
Thanh Hóa, và cịn rải rác tới Nghệ An, giữa 19 - 23º vĩ Bắc và 103 - 107º
kinh Đông. Cây thường gặp nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ;

giảm dần ở các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,
Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, dọc phần trên của lưu vực sông Hồng, sông
Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề đã được trồng ở vùng trung tâm từ hàng
chục năm nay.
Thế giới: Lào, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây).
Về đặc điểm sinh học
Bồ đề được coi là cây tiên phong ưa sáng. Trong tự nhiên, Bồ đề
thường tái sinh mạnh sau nương rẫy, sau khi rừng mới bị tàn phá và trên
các vùng đất trống tương đối lớn, ở độ cao 600 – 1.000 m.
Trong các rừng phục hồi, Bồ đề mọc thuần loài hoặc xen với nứa
và một số cây nhanh, ưa sáng khác nhau như: Thôi ba, Hu ba soi, Ba dét,
Dướng,… Bồ đề là cây ưa sáng mọc nhanh; cây thường chiếm tầng trên


5
của rừng và dưới tán của nó khơng có tái sinh.
Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sinh trưởng của Bồ đề trong
khoảng 15 - 25ºC; cây cũng có khả năng chịu rét tương đối tốt (- 4ºC), nên
có thể lên tới độ cao 1500 m trên mặt biển. Tuy vậy, cây cũng không chịu
được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và cũng không chịu được khô hạn.
Lượng mưa trong vùng phân bố Bồ đề thường trong khoảng 1.500 – 2.000
mm/năm. Thường chỉ gặp Bồ đề phân bố ở các vùng ẩm và cịn mang tính
đất rừng rõ rệt. Nó cũng là cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, thường say 10 12 năm là rừng Bồ đề có thể khai thác. Hàng năm, cây Bồ đề có thời kỳ rụng
hết lá và ngừng sinh trưởng, thường vào các tháng 11, 12 đến tháng 1, 2 năm
sau. Đặc điểm rụng lá, tán thưa, thảm mục ít là các nhược điểm cơ bản của
rừng Bồ đề trong bảo vệ môi trường.
Chỉ gặp Bồ đề phân bố trên các loại đất phát triển từ các loại đá
mica, phiên thạch sét với lớp đất mặt sâu và ẩm. Cây không ưa núi đá vôi.
Trên cát và đá ong, cây không sinh trưởng được. Cây tái sinh rất mạnh ở
nơi đất trống, quang đãng. Hạt được bảo quản lâu trong đất, khi có điều

kiện thuận lợi về ánh sáng, lại nẩy mầm và phát triển thành cây con.
Mùa hoa tháng 4 - 6; mùa quả chín tháng 7 - 10.
1.2. Trên thế giới
Bồ đề (Styrax ) là một chi lớn, gồm khoảng 120 lồi, phân bố ở các
khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Á, châu Âu và châu
Mỹ. Ở nước tam chi Bồ đề có khoảng 13 lồi.
- Thành phần hóa học:
Các kết quả phân tích của Feng Wang và cộng sự (2006) đã cho
biết trong nhựa Bồ đề ở miền Nam Trung Quốc chứa các triterpenoid như
6β-hydroxy-3-oxo-11α, 12α-epoxyolean 28,13β-olid; 3β, 6β-dihydroxy11α, 12α-epxyolean-28, 13- olid; 3β, 6β- dihydroxy-11-oxo-olean; 12-en28-oic acid; 3β- hydroxy-12-Oxo-13Ha-olean-12-en- olid; 19α-hydroxy-


6

3-oxo-olean-12-en; 28-oic acid; 68-hydroxy-3-oxo-olean-12-en-28-oic
acid; sumaresinolic acid; siaresinolic acid và oleanolic acid... Những thử
nghiệm ban đầu đã cho biết, nhiều triterpenoid từ nhựa bồ đề có hoạt tính
ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào Leukemia HL- 60 ở người.
- Công dụng:
Nhựa Bồ đề được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản mãn tính,
hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ đẻ máu xấu, bị ngất. Dùng
ngoài, nhựa làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi côn trùng,
làm chậm ôi thiu. Nhựa Bồ đề được phối hợp với các vị thuốc khác làm
cao xoa.
Nhựa Bồ đề là chất định hương, nên được dùng nhiều trong cơng
nghiệp hố mỹ phẩm và cơng nghiệp thực phẩm.
Gỗ Bồ đề mềm, thớ mịn, sáng màu, khơng có lõi; được dùng làm
diêm, làm đũa và nguyên liệu giấy. Indonesia là nước sản xuất nhựa Bồ đề
(benzoin) từ loài Bồ đề nam dương (Styrax paralleloneurum Perkins) với
khối lượng rất lớn, đạt tới 4000 tấn/năm (thời kỳ 1990 - 1993) với giá trị

khoảng 4,8 triệu USD. Ba phần tư sản lượng được dùng trong nước, còn k
để xuất khẩu, chủ yếu là sang Singapore. Tại đây nhựa Bồ đề chủ yếu
được dùng làm hương, làm chất thơm, làm thuốc và hương thơm trong
công nghiệp thuốc lá.
Nhân dân nhiều bộ tộc Lào cũng có tập quán khai thác nhựa Bồ đề
(S. tonkinensis) từ rất lâu đời. Bồ đề thường được chích nhựa lần đầu ở
giai đoạn khoảng 8 tuổi. Cây có thể cho nhựa liên tục trong khoảng 6 – 7
năm tiếp theo. Nhưng càng về sau năng suất nhựa càng giảm. Đến giai
đoạn cây được 14 – 15 năm tuổi thì cần tiến hành khai thác gỗ và trồng lại
rừng. Ngoài ra cuộc khảo sát đã chứng minh khả năng sử dụng S.
tonkinensis làm gỗ. Gỗ của S. tonkinensis là loại gỗ trung gian so với các
loài gỗ khác về đặc tính vật liệu. Ứng suất tăng trưởng và các đặc tính vật


7
lý chỉ ra rằng S. tonkinensis hình thành gỗ căng ở thân nghiêng của nó, do
đó gỗ phải được xử lý cẩn thận. Kết quả cho thấy có tiềm năng mở rộng
trọng tâm canh tác S. tonkinensis để bao gồm việc sử dụng làm vật liệu
xây dựng, góp phần hướng tới nông lâm kết hợp bền vững.
Tại Indonesia, người dân địa phương có kinh nghiệm tạo nhựa cánh
kiến trắng trên cây Bồ đề Nam dương (Styrax paralleloneurum Perkins)
mọc ở vùng Bắc đảo Sumatra từ hàng trăm năm nay. Cây được chọn để
chích nhựa phải đạt ít nhất 8 năm tuổi và bắt đầu ra hoa, sau đó có thể
chích nhựa liên tục trong khoảng 60 năm tiếp theo. Người chích nhựa
phải trèo lên cây cao 5-6 m, dùng một loại dao đặc biệt để cắt vỏ cây. Mỗi
năm chỉ chích nhựa một lần. Trước khi chích nhựa phải phát quang các
cây quanh gốc, chặt hết dây leo, loại bỏ cây phụ sinh. Cạo hết vỏ khô, rêu
và địa y bám trên thân cây bồ đề để khỏidính vào nhựa chảy ra. Loại dao
đặc biệt có tên địa phương là “agat panuktuk”, được dùng để chích khoảng
20-30 vết thương, mỗi vết dài 2-3 cm. Một người có thể chích 5-8 cây

trong một ngày. Ba tháng sau họ quay lại để thuhoạch nhựa lần đầu. Đó là
nhựa có chất lượng tốt nhất. Trung bình mỗi người có thể thu 2-3kg nhựa
trong một ngày và đựng chúng trong một giỏ bằng mây có tên địa phương
là "bakul”. Nhựa mới cịn hơi mềm, có mùi thơm vani. Cây chảy nhựa 2-3
lần trong một năm, mỗi cây cho khoảng 200-500 gr nhựa.
Helvetas, Traffic.2020 – Đã đề cập “Tiêu chuẩn thương mại đa
dạng sinh học có đạo đức.” Trong đó có đề tới các nguyên tắc như: Bảo
tồn đa dạng sinh học – Sử dụng bền vững đa dạng sinh học – chia sẻ công
bằng và hợp lí các lợi ích có được từ việc sử dụng đa dạng sinh học – bền
vững kinh tế xã hội (quản lý sản xuất tài chính và thị trường) – tuân thủ
luật pháp quốc gia và quốc tế - tôn trọng quyền của các tác nhân tham gia
vào các hoạt động BioTrade – Rõ ràng về quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng và tiếp cận tài nguyên thiên nhiên. Traffic đã vận dụng các nguyên


8
tắc trên để đưa ra các khuyến cáo trong sản xuất và thương mại các sản
phẩm từ nhựa Bồ đề (benzoin - Gum) ở Việt Nam.
Coppen. J. J. W. (1999) – Đã đề cập” Benzoin: Sản xuất, Sử dụng
và Thương mại Quốc tế” - Về khối lượng, công dụng lớn nhất của
benzoin, Sumatra loại, là dành cho mục đích hương. Thông thường nhất,
nhỏ hoặc các mảnh benzoin thô ở dạng khối được nghiền đơn giản là đặt
trên ngọn lửa mở, trong nhà hoặc tại nơi của sự thờ phượng. Nó được sử
dụng bởi một số tôn giáo lớn, bao gồm cả người Hồi giáo và Ấn Độ giáo,
cũng như bằng tiếng Trung Quốc. Các ứng dụng tơn giáo giải thích cho
thực tế rằng Trung Đông, Bắc Phi, một phần của Châu Á và Ấn Độ tiểu
lục địa là điểm đến xuất khẩu benzoin quan trọng của Sumatra. Nó cũng
được sử dụng trong Cơng giáo và Chính thống giáo Nhà thờ và thường
được xây dựng với các nguyên liệu tạo hương thơm như nhũ hương,
myrrh và storax. Chiết xuất benzoin Sumatra được sử dụng để sản xuất

nước hoa cho cây nhang. Ấn Độ sử dụng nước hoa có chứa benzoin và
các loại dầu và nhựa tự nhiên khác trong sản xuất batti agar (nhang). Các
loại benzoin tốt hơn được chiết xuất và sử dụng trong sản xuất nước hoa
sau này được kết hợp và được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm cuối
cùng. Nhưng bao gồm: Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân như xà
phòng vệ sinh, dầu gội đầu, sữa dưỡng thể và kem, dầu tắm, bình xịt và
bột talcs; và gia dụng và các sản phẩm khác như chất lỏng xà phịng, chất
làm mát khơng khí, chất làm mềm vải, chất tẩy rửa, và các chất tẩy rửa
khác. Về dược liệu Benzoin có những cơng dụng được thiết lập tốt trong
cả vi sinh vật và các dạng y học cổ truyền. Một số dược phẩm quốc giacopoeias, bao gồm người Anh, Trung Quốc, Pháp, Ý, Nhật Bản, Thụy Sĩ,
Thái Lan và Mỹ, mô tả thông số kỹ thuật và xét nghiệm benzoin. Một số
chỉ định Siam hoặc Sumatra các loại trong khi những loại khác bao gồm
cả hai. Ở dạng cồn thuốc, benzoin được sử dụng làm thuốc hít với hơi


9
nước để giảm catarrh, viêm thanh quản, viêm phế quản và rối loạn đường
hô hấp trên. Dược điển Anh quy định việc sử dụng Sumatra benzoin trong
Benzoin. Hít phải và Hợp chất Benzoin Cồn (cả hai chế phẩm đều bao
gồm một loại nhựa tự nhiên khác, storax). Dược điển Mỹ cũng mơ tả Cồn
Benzoin Hợp chất, mặc dù nó khơng chỉ rõ loại benzoin đó là được sử
dụng (ngồi storax, nó cịn chứa chất tự nhiên thứ ba nhựa, tolu balsam).
10 Các chế phẩm chính thức và độc quyền khác có chứa benzoin. Bao
gồm kem dưỡng da để ngăn ngừa và điều trị mụn rộp, một hợp chất
Podophyllum Paint (Anh Pharmacopoeia) để điều trị mụn cóc và nước súc
miệng trị rối loạn răng miệng (Dược điển Ý). Ở Indonesia, chiết xuất
benzoin được sử dụng trong một bột kháng khuẩn được sử dụng để làm
tươi và làm dịu da khô và cải thiện tình trạng dị ứng da. Dưới dạng thuốc
thảo dược không kê đơn, đang được sử dụng ngày càng nhiều trong xã hội
phương Tây, benzoin được sử dụng để chữa ho và cảm lạnh các biện pháp

khắc phục. Nó cũng được áp dụng trong điều trị tại chỗ ngứa da phát ban,
vết thương và vết loét. 11 Thuốc mỡ chứa cây phỉ và benzoin được sử
dụng để điều trị cọc. Trong liệu pháp hương thơm, benzoin được coi là
chất làm dịu và thư giãn cho các cơ mệt mỏi và có thể được sử dụng trong
dạng dầu xoa bóp hoặc như một chất phụ gia vào nước tắm. Benzoin được
sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc Trung Quốc.
1.3. Ở Việt Nam
1.3.1. Phân loại
Bồ đề (Styrax tonkinensis) khác với cây Đề (Ficus religiosa L.) họ
Dâu tằm (Moraceae). Đề (Ficus religiosa L.) đơi khi cịn được gọi là Bồ
đề, thường được trồng ở đền chùa, thân to, gốc thường có bạch vè; cây
phân cành thấp, lá hình tim, đầu có mũi nhọn dài, vỏ thân và lá có nhựa
mủ trắng.
Bồ đề ở Việt Nam là cây cho nhựa và gỗ có giá trị kinh tế cao.


10
Trước kia hàng năm người dânvẫn khai thác loại nhựa này và xuất khẩu
sang châu Âu, Pháp. Hiện nay nghề truyền thống này gần như khơng cịn.
Pháp đã chuyển sang mua nhựa bồ đề của Lào. Vì vậy, cần phải khôi phục
lại nghề khai thác nhựa bồ đề cổ truyền. Đây là nguồn thu nhập đáng kể
của đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng xa tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
1.3.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Theo Hoàng Hịe (chủ biên), (2002). Kỹ thuật trồng một số lồi cây
rừng. Nxb Nông Nghiệp – Hà Nội. Đã hướng dẫn các quy trình từ nhân
giống đến thu hái…
Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành quyết định quy trình khai thác
nhựa thơng ta 1964). Trong đó có hướng dẫn về cỡ tuổi cỡ đường kính, và
số lượng mặt được mở trên mỗi cây, và áp dụng cho trường hợp khai thác
tận dụng nhựa trước khi khai thác trắng để lấy gỗ.

Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thế Cường.(2020) khi đề cập tới
kỹ thuật khai thác nhựa bồ đề thơng qua tìm hiểu kinh nghiệm của người
dân tại tỉnh Lào Cai và Yên Bái và hướng dẫn kỹ thuật của Công ty
Nông Lâm nghiệp Đức Phú, trong báo cáo đã có một số nhận định về kĩ
thuật khai thác nhựa cần phải được nghiên cứu để cải tiến nhằm góp
phần nâng cao năng xuất khai thác nhựa, cũng như thao tác khai thác
nhựa sao cho an toàn và bền vững hơn.
Trần Ngọc Hải (2020) đã đề cập: Đối tượng khai thác nhựa chủ yếu
là cây Bồ đề mọc tự nhiên trong rừng sản xuất và rừng phịng hộ là chính.
Chưa quan tâm tới cây ở rừng trồng thuần loài – Thời gian nhựa để trên
cây sau chính quá dài. – Đã đề cập lồng ghép với hướng dẫn kỹ thuật
trồng theo hướng lấy nhựa, nhưng chưa có cơ sở khi đề xuất mật độ, kỹ
thuật xử lý thực bì, làm đất, mùa vụ trồng, chăm sóc. – Chưa chỉ rõ được
cách nhận biết, phân biệt tuổi cây ở rừng tự nhiên? Thao tác trèo và chích
nhựa trên cao cịn phức tạp và nguy cơ rủi ro lớn, năng suất lao động thấp


11
và chỉ nam giới khỏe mới làm được, nên sự tham gia của phụ nữ bị hạn
chế. – Chưa có hướng dẫn chuyển hóa từ trồng rừng kinh doanh theo
hướng lấy gỗ chuyển hóa theo hướng lấy nhựa kết hợp lấy gỗ.
Tại Đà Bắc, Bồ đề được trồng nhiều ở các xã (Tu Lý, Cao Sơn, Tân
Minh, Đoàn Kết) từ nhiều năm trước đây và hiện nay tập trung ở các bản
người dân tộc Dao. Bồ đề được trồng theo phương thức thuần lồi với
mục đích kinh doanh lấy gỗ là chính, bên cạnh đó đã có một vài hộ thử
chích nhựa. Hiện nay, chưa có quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai
thác lát gỗ cũng như khai thác nhựa.
Có rất nhiều khoảng trống trong nghiên cứu phát triển loài Bồ đề
theo hướng vừa lấy gỗ, vừa lấy nhựa. Vì vậy, cần triển khai nghiên cứu
đánh giá thực trạng gây trồng, sinh trưởng cũng như nâng cao hiệu quả

kinh tế từ rừng trồng Bồ đề cho người dân địa phương.


12
Chương 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng gây trồng, chăm sóc, khai thác Bồ đề làm
cơ sở đề xuất giải pháp phát triển loài theo hướng kinh doanh lấy gỗ và
lấy nhựa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng trồng Bồ đề và kỹ thuật gây trồng, chăm
sóc, khai thác gỗ và nhựa tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng trồng Bồ đềtại
huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình theo các cấp tuổi.
- Đề xuất được những giải pháp để khai thác gỗ Bồ đề kết hợp lấy
nhựađể nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trồng rừng ở địa phương.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng Bồ đề (Styrax tonkinensis) tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa
Bình.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng rừng trồng Bồ đề
(Styrax tonkinensis), đánh giá sinh trưởng, một số chính sách liên quan tới
kinh doanh lấy gỗ và lấy nhựa ở các hộ gia đình. Phát hiện các khó khăn,
tồn tại và đề xuất giải pháp để phát triển.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi
của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
* Nội dung 1: Thực trạng trồng Bồ đề tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
- Diện tích trồng Bồ đề theo xã.


13
- Diện tích trồng Bồ đề theo tuổi rừng trồng.
- Sự tham gia của người dân trong việc trồng rừng Bồ đề.
* Nội dung 2: Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác lồi Bồ
đề tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
- Thu hái hạt, gieo ươm, chọn đất trồng rừng.
- Phương thức làm đất.
- Trồng, chăm sóc và khai thác.
* Nội dung 3: Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bồ đề hiện nay,
đánh giá sinh trưởng theo cấp tuổi.
* Nội dung 4: Tìm hiểu các chính sách có liên quan đến phát triển
Bồ đề bền vững.
* Nội dung 5: Đề xuất khai thác nhựa để nâng cao hiệu quả kinh tế
của rừng trồng Bồ đề.
- Thực trạng khai thác nhựa.
- Hiệu quả kinh tế của việc khai thác nhựa.
- Đề xuất kỹ thuật khai thác nhựa.
- Thực trạng tiêu thụ gỗ và nhựa Bồ đề.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp áp dụng cho nội dung 1: Thực trạng trồng Bồ đề
tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Kế thừa báo cáo hàng năm của các xã và Hạt Kiểm lâm huyện Đà
Bắc về diễn biến rừng của địa phương; báo cáo kinh tế, xã hội của xã,
huyện.

- Thảo luận nhóm và phỏng vấn cán bộ địa phương (thơn, bản)
và hộ gia đình trồng Bồ đề về sự quan tâm đến phát triển Bồ đề, đầu
tư của hộ gia đình…( số lượng: 2 xã, mỗi xã 10 phiếu phỏng vấn)
* Phương pháp áp dụng cho nội dung 2: Tìm hiểu kỹ thuật trồng,
chăm sóc, khai thác lồi Bồ đề tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
- Phỏng vấn hộ gia đình tại 2 xã Cao Sơn và Tu lý tại huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc,


14
khai thác Bồ đề.
- Khảo sát ngoài thực địa và đến các hộ gia đình có vườn ươm để
nghiên cứu.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
tại địa phương và các vùng khác có trồng Bồ đề. Các văn bản, quy trình
quy phạm của Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Số hộ phỏng vấn: 2 xã, mỗi xã 5 hộ.
* Phương pháp áp dụng cho nội dung 3: Đánh giá sinh trưởng
của rừng trồng Bồ đề hiện nay, đánh giá sinh trưởng theo cấp tuổi.
Chọn 3 cấp độ tuổi tương ứng rừng trồng: cấp tuổi 2, cấp tuổi 4 và
cấp tuổi 6. Mỗi cấp tuổi lập 03 OTC 500 m2 (kích thước 25x20 m) đo đến
các chỉ tiêu D1.3 (cm); Hvn (m); Hdc (m); Dt (m) và ghi thông tin vào biểu
mẫu sau:
Bảng 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng Bồ đề theo cấp tuổi
OTC số:
Vị trí:
Năm trồng:
Hộ gia đình:
Xã:

Ngày điều tra:
STT

D1.3
(cm)

Hvn (m)

Hdc
(m)

Dt (m)

Ghi
chú


15
Sau đó, tính tốn các trị số trung bình: D1.3 (cm); Hvn (m); Hdc (m); Dt
(m).
- Tổng hợp phân tích các chỉ số của phiếu phỏng vấn, xử lý các chỉ số
của ô tiêu chuẩn đế đánh giá được sự sinh trưởng.
* Phương pháp áp dụng cho nội dung 4: Tìm hiểu các chính sách có
liên quan đến phát triển Bồ đề bền vững
- Tham khảo, phân tích một số văn bản của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và sử dụng sơ đồ mảng để phân tích theo bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp và phân tích các chính sách
có liên quan đến phát triển Bồ đề
Tên văn
bản/Cấp thẩm

quyền

Thời
điểm
ban

Nội dung chính

Hiệu
lực

hành

* Phương pháp áp dụng cho nội dung 5: Đề xuất khai thác nhựa để
nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bồ đề
- Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm xã và lãnh đạo Hạt Kiểm lâm về tình
hình khai thác, vận chuyển gỗ Bồ đề; thực trạng khai thác nhựa.
- Khảo sát tại điểm khai thác nhựa, chụp ảnh giám sát kết hợp
phỏng vấn hộ gia đình về kỹ thuật khai thác nhựa.
- Tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật khai thác nhựa của Công
ty Đức Phú.
- Các phát hiện chính và đề xuất thử nghiệm cải tiến kỹ thuật trong
khai thác nhựa.


16

Hình 2.1. Rừng trồng Bồ đề huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
(Nguồn: Trịnh Hữu Minh)



×