Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo tư tưởng chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.82 KB, 40 trang )

1

I.QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
1.1. Các nhân tố hình thành quan điểm xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam và những
tinh hoa văn hoá thế giới
* Truyền thống đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam.
Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, người dân Việt
Nam vừa được thừa hưởng sự ưu đãi của đất trời về thiên
nhiên phong phú, vừa phải đối mặt với những thử thách khắc
nghiệt của thiên tai. Trong điều kiện đó, để tồn tại phát triển
những ưu thế của nền văn minh nông nghiệp, cộng đồng
người Việt Nam phải nương tựa vào nhau, đùm bọc và đoàn
kết với nhau. Câu chuyện thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh được
lưu truyền trong dân gian, phản ánh sức tàn phá ghê gớm của
thiên nhiên đối với cuộc sống con người và sự đoàn kết hợp
lực sức người, sức của để chống thiên tai. Hàng ngàn kilômét
đê điều chạy dài theo các dịng sơng, cùng các cơng trình
thủy nơng lớn nhỏ khác, đó là sản phẩm cụ thể của trí tuệ,
sức lực mà bao thế hệ người Việt Nam gắn bó chung sức lao
động mới tạo nên. Giáo sư Nhật Bản Yohibata Tsuboi nhận
xét: "Cùng một lúc, người Việt Nam phải gồng mình lên để
chống cả ba thiên tai lớn là lũ lụt, hạn hán và đủ loại côn
trùng, sâu rầy tàn phá"[58, tr.48].



2

Việt Nam ở vị trí địa lý chiến lược trong vùng Đơng Nam
châu Á, giàu tài ngun, khống sản. Do đó, từ xưa đến nay,
nước ta là nơi thường xuyên bị giặc ngoại xâm đe dọa thơn
tính. Hồn cảnh lịch sử xã hội đặt ra cho các dân tộc Việt Nam
luôn đương đầu với các thế lực xâm lược hùng mạnh.
Nếu tính từ đầu cơng ngun đến nay, dân tộc ta đã trải
qua hàng chục cuộc chiến tranh để chống lại giặc ngoại xâm,
giữ vững nền độc lập cho đất nước. Một đặc điểm dễ nhận
thấy là, trong các cuộc chiến tranh đó, kẻ thù đều lớn mạnh
hơn ta gấp bội. Có những thế lực từng đi xâm lược nhiều quốc
gia, thống trị nhiều dân tộc từ Tây sang Đông, đến Việt Nam
chúng phải chịu thất bại nhục nhã, bởi vấp phải sức mạnh của
khối đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng, chung sức đánh
giặc giữ nước. Khởi nghĩa hai Bà Trưng (40-43) đã nhanh
chóng lơi cuốn, tập hợp nhiều người dân yêu nước từ khắp
mọi nơi kéo về Mê Linh, có cả đồng bào Tày, Nùng ở Việt Bắc,
người Mán, người Ly ở bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật
Nam, Hợp Phố. ách thống trị của nhà Hán bị đập tan, do chính
sức mạnh đồn kết của tồn dân Việt Nam.
Thế kỷ XI, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược, nhà Lý đã tranh thủ được các tầng lớp nhân dân các dân
tộc phía Bắc và Đơng - Bắc, làm thất bại âm mưu chia rẽ của
kẻ thù. Điều nổi bật là nhà Lý đã xây dựng được lực lượng
quốc phịng và củng cố khối đồn kết dân tộc. Đó là một
trong những nguyên nhân khiến quân Tống phải thất bại.
Dưới đời Trần, thế kỷ thứ XIII, truyền thống đoàn kết
chống giặc ngoại xâm của dân tộc được thể hiện qua ba lần
kháng chiến chống quân Nguyên. Sức mạnh, ý chí đồn kết



3

tồn dân thể hiện trên dưới đồng lịng, anh em hịa thuận,
tồn dân ra sức đánh giặc cứu nước.
Thế kỷ XV, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống
quân Minh kéo dài suốt 10 năm cuối cùng đã giành được
thắng lợi oanh liệt, bởi đã tập hợp được "bốn phương manh lệ"
dưới ngọn cờ cứu nước, cứu dân.
Như vậy, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam là sự tiếp nối hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh
không mệt mỏi chống bão lụt, hạn hán thiên tai đe dọa và
chống chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang. Từ
trong các cuộc đấu tranh trường kỳ đó, khơng biết từ bao giờ
đã nảy sinh và định hình ý thức tập thể, ý thức cộng đồng,
hơn thế nữa là ý thức Việt Nam, được truyền từ thế hệ này
đến thế hệ khác, tạo thành truyền thống đoàn kết nhân nghĩa,
trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước. Ông cha ta đã nhắc
nhở mọi thế hệ người Việt Nam phải luôn thực hiện.
                           "Bầu ơi thương lấy bí cùng
                           Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn"
Lịng yêu nước, tinh thần đoàn kết, đạo lý sống nhân
nghĩa vẹn tồn đã trở thành tình cảm tự nhiên, thói quen của
mỗi người dân Việt Nam.
                           " Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                           Người trong một nước phải thương nhau
cùng"



4

Bằng kinh nghiệm xương máu, mồ hơi nước mắt của
chính mình, nhân dân ta đã khái quát thành phương châm
sống, một triết lý nhân sinh quan mang đậm tính khoa học.
                           " Một cây làm chẳng nên non
                           Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Những phép ứng xử Nhà - Làng - Nước, sống với nhau có
xóm dưới làng trên, thái bình cùng nhau hưởng, hoạn nạn
cùng nhau gánh vác, đã trở thành lẽ thường tình trong mỗi
người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình
nhà nho nghèo, yêu nước ở Nghệ An, miền đất giàu truyền
thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa. Người sớm có lịng u
nước truyền thống, trải qua hoạt động thực tiễn phong phú và
tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã kế thừa và nhân lên
giá trị nhân bản của truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh đã
khái quát đánh giá về truyền thống đoàn kết của nhân dân ta
là: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
u nước ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"[47, tr.171]. Suy
nghĩ, nghiên cứu lời tổng kết cô đọng và sâu sắc này, có thể
thấy Hồ Chí Minh đã thấu triệt đến mức nào giá trị của truyền
thống đoàn kết dân tộc. Người khơng những kế thừa, phát
triển truyền thống đồn kết đó, mà còn muốn cho mọi người
Việt Nam phải hiểu biết lịch sử nước nhà "Dân ta phải biết sử
ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"[26, tr.221]. Hiểu
sử để nhân lên giá trị tốt đẹp truyền thống yêu nước của dân



5

tộc. Qua tìm hiểu lịch sử, Người nhắc nhở: "Dân ta xin nhớ chữ
đồng, đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"[26, tr.229].
Truyền thống đoàn kết chống thiên tai và chống ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam là do hoàn cảnh khách quan của
điều kiện đất nước, xã hội mang lại. Nắm bắt điều kiện khách
quan đó thơng qua chủ thể trong mỗi con người, mỗi tập thể,
mỗi dân tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, hợp thành
sức mạnh ĐĐKTD. Và thật hiển nhiên, chính truyền thống
đồn kết dân tộc đó là cơ sở đầu tiên hết sức quan trọng để
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển xây dựng khối
ĐĐKTD. Bởi chính Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử nước nhà,
để nhận thức từ lịch sử truyền thống đoàn kết về dựng nước
và giữ nước đem vận dụng vào hiện tại, làm sao đoàn kết
toàn dân, đánh đuổi đế quốc và thực dân.
* Những giá trị nhân bản trong văn hố phương Đơng,
phương Tây.
Là người ham học hỏi, ham hiểu biết, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu, tham khảo các chủ thuyết, các tư tưởng
tập hợp lực lượng cách mạng của các nhà cách mạng trên thế
giới và ở khu vực. Đối với Tôn Dật Tiên, Người sáng lập Quốc
dân Đảng Trung Hoa, và tổ chức, lãnh đạo cách mạng Tân Hợi
1911. Trong quan điểm đồn kết dân tộc, Tơn Dật Tiên chủ
trương thành lập một lực lượng gồm 400 dòng họ ở khắp cả
nước, không phân biệt giai cấp, hợp tác với Đảng Cộng sản
Trung Quốc, tạo ra một MTDTTN rộng rãi, ủng hộ cơng nơng,
bởi vì đó là một lực lượng chiếm đại đa số trong nhân dân.



6

Thời kỳ 1924 - 1926, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên được đánh
giá là một học thuyết tiến bộ cùng với ba chính sách lớn: Liên
Nga, hiệp Cộng, ủng hộ cơng - nông, một phong trào cách
mạng phát triển mạnh mẽ ở đây. Qua đó tư tưởng Tơn Dật
Tiên đã ảnh hưởng lớn tới các nhà yêu nước, Việt Nam, trong
đó có Hồ Chí Minh.
Đối với lãnh tụ của Đảng Quốc đại ấn Độ - Mahatma
Gandhi, một nhà ái quốc tiêu biểu, tư tưởng đồn kết dân tộc
của ơng đã tập hợp, thức tỉnh, phát huy sức mạnh của nhân
dân ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh giành độc lập, tư tưởng
đó có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước ở châu Á.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng tích cực trong
việc tập hợp sức mạnh các tầng lớp nhân dân của Tôn Trung
Sơn, Gandhi và các nhà cách mạng khác trong khu vực và
trên thế giới một cách có chọn lọc, qua đó khắc phục những
hạn chế ở họ, để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc.
Tiếp thu văn hóa phương Đông, nhất là giá trị nhân bản
của Nho giáo, Phật giáo, Hồ Chí Minh đã chắt lọc các yếu tố
tích cực trong tư tưởng "đại đồng", quan điểm nhân ái và luân
lý yêu thương của Nho giáo, được cải biến và cách mạng hóa
trong q trình xây dựng khối đồn kết tồn dân. Tư tưởng
"Lục hịa" của Phật giáo, thực chất đó là sáu phương pháp cư
xử, nhằm tạo ra sự hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời
nói đến việc làm của chúng sinh, nhằm đạt tới mục đích cao
đẹp, đó là: thân hịa đồng trụ, ngơn hòa đồng hiệp, ý hòa

đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng
quân. Nghiên cứu "lục hịa" của đạo Phật, Hồ Chí Minh đã hình


7

thành những nguyên tắc, phương pháp đoàn kết hết sức khoa
học và dễ hiểu.
Sinh ra và lớn lên ở phương Đơng, nhưng cuộc đời hoạt
động của Hồ Chí Minh có một thời gian dài ở phương Tây.
Người đã tiếp thu những giá trị nhân bản trong nền văn hóa
phương Tây, nhất là những hạt nhân hợp lý về tư tưởng tự do,
bình đẳng, bác ái. Ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường ở
quê hương, khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" của đại cách
mạng tư sản Pháp đã đến với Người qua một số nhà hoạt
động chính trị lúc đó. Giao lưu, tiếp cận với văn hóa Phương
Tây, có lẽ câu cách ngơn "đồn kết là sức mạnh" của nước
Pháp đã tác động đến Người rất nhiều. Theo nhiều người "Tây
học" cũ, thì đây là một câu cách ngôn được viết lên bảng đen
đầu tuần, tại các trường tiểu học do Pháp mở trong thời gian
thực dân Pháp cai trị Đơng Dương. Phương Tây cịn có những
câu như "đồn kết thì sống, chia rẽ thì chết", "nếu cái việc mà
mỗi người chúng ta không làm được, hợp sức lại biết đâu sẽ
làm được", "vì đồng lịng mà việc nhỏ thành lớn, vì bất hịa
mà việc lớn thành tan vỡ"... Hồ Chí Minh đã biết đến câu
châm ngơn của nước Anh "quả đấm mạnh hơn bàn tay dù nó
chỉ là bàn tay". Đọc Vơn te, Hồ Chí Minh nắm được tinh thần
"nhân dân là sức mạnh không ai chế ngự nổi". Đọc
Môngtetskiơ, trong cuốn "Về tinh thần luật pháp", Người đã
bắt gặp câu "với 100.000 cánh tay, nhân dân có thể lật đổ tất

cả". Có lẽ chưa có cơ sở khoa học, lịch sử để khẳng định chắc
chắn rằng, những hiểu biết về đồn kết mà Hồ Chí Minh rút ra
từ nền văn minh, văn hóa Đơng, Tây vào thời điểm đó. Nhưng
cũng khơng thể phủ nhận được, Hồ Chí Minh đã bổ sung cho


8

mình những tinh hoa văn hố thế giới trong tư tưởng đại đoàn
kết của Người. Một con người "đã coi đoàn kết - đại đoàn kết,
đại hoà hợp là đường lối cách mạng, là một phương pháp cách
mạng hẳn không thể thiếu được từ vốn tinh hoa của loài
người"[19, tr.16].
1.1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lý luận
Mác-Lênin về vai trò quần chúng trong cách mạng
Nhân tố quan trọng nhất để hình thành tư tưởng xây
dựng khối ĐĐKTD Hồ Chí Minh là những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, mà quan điểm cốt lõi là vai trò quần
chúng trong cách mạng - người sáng tạo ra lịch sử.
Nói tới vai trò quần chúng nhân dân, đây là vấn đề đầu
tiên mà Mác quan tâm trong quá trình nghiên cứu lý luận và
hoạt động cách mạng, đây là mốc đánh dấu sự chuyển biến tư
tưởng của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật
trong lĩnh vực xã hội. Lênin khẳng định: Những lý luận trước
kia đã khơng nói đến chính ngay hành động của quần chúng
nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử, lần đầu tiên đã giúp
ta nghiên cứu một cách chính xác, như khoa học tự nhiên,
những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng, và những
biến đổi của những điều kiện ấy.
Quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các tầng lớp

nhân dân, họ là những người bị bóc lột khổ cực. Học thuyết
Mác-Lênin khẳng định vai trò quần chúng nhân dân là chủ thể
sáng tạo của lịch sử, xây dựng một thế giới mới tự do, bình
đẳng, bác ái thực sự, khi được Đảng của giai cấp vô sản lãnh
đạo. Quần chúng nhân dân được tổ chức vùng lên làm cách


9

mạng, lật đổ chế độ tư bản, họ "chẳng mất gì hết, ngồi
những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế
giới"[25, tr.646].
Quần chúng nhân dân có vai trị đặt biệt quan trọng, vì
đã chuyển hố lý luận cách mạng thành hiện thực cách mạng.
Bởi lý luận cách mạng có vai trị quan trọng với phong trào
cách mạng, nhưng lý luận cách mạng tự bản thân nó khơng
thực hiện được sự cải tạo xã hội, lý luận không phải là lực
lượng vật chất. "Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng
lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng
vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng"[24, tr.580].
Quần chúng nhân dân không những là lực lượng sản xuất cơ
bản của xã hội, trực tiếp sáng tạo ra mọi của cải xã hội, mà
còn là người quyết định vận mệnh của lịch sử, có sứ mạng
phá cái cũ dựng nên cái mới. Lịch sử xã hội phát triển có
những lúc quanh co phức tạp, nhưng rồi lại ổn định theo một
trật tự nhất định. Sự ổn định đó là nhờ có hoạt động của
quần chúng. Ăng ghen nói: Quần chúng là những người đã
đưa mọi việc trở lại nề nếp.
Cách mạng vô sản muốn thắng lợi,phải được sự ủng hộ
của đông đảo quần chúng nhân dân. Mác coi sự ủng hộ của

lực lượng nông dân đông đảo đối với phong trào vô sản là một
bài đồng ca, ngược lại nếu không có bài đồng ca đó thì cách
mạng vơ sản sẽ trở thành "một bài ai điếu".
Đến với lý luận Mác-Lênin, khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của
Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Đây


10

là một bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh, Người đã gặp tư tưởng cách mạng của thời đại
đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Để thực hiện chiến lược "vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại", Quốc tế cộng sản đã lập các
tổ chức quốc tế khác nhau với tư cách là các tổ chức quần
chúng, hợp thành một trận tuyến cách mạng rộng lớn như:
Quốc tế thanh niên, Quốc tế nông dân, Quốc tế phụ nữ, Quốc
tế cứu tế đỏ, Liên đồn chống đế quốc... Mơ hình này được
Quốc tế cộng sản triển khai và thực hiện ở các nước do giai
cấp vô sản lãnh đạo, nhất là những nơi yếu tố dân tộc còn
chiếm ưu thế. Đây là nơi rất thuận lợi để tập hợp trong Mặt
trận thống nhất một lực lượng cách mạng rộng lớn, tạo điều
kiện cho quần chúng nhân dân tham gia cách mạng.
Tháng 12.1921, Quốc tế cộng sản triệu tập Đại hội các
dân tộc Viễn Động tại Mátxcơva. Đại hội thông qua nghị quyết
chỉ rõ: con đường thực sự dẫn tới tự do và độc lập của các dân
tộc bị áp bức ở Viễn Đông là phải trải qua sự liên minh của
quần chúng lao động vùng lên đấu tranh. Đầu năm 1923,

Quốc tế cộng sản bắt tay chỉ đạo việc xây dựng MTDTTN ở
nước Trung Hoa cách mạng bằng việc thúc đẩy hợp tác giữa
Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng cùng mục tiêu chống chủ
nghĩa đế quốc.
Quá trình hoạt động trong phong trào cộng sản và cơng
nhân quốc tế, Hồ Chí Minh tin theo Quốc tế cộng sản (quốc tế
III), tin theo Lênin, vì chủ nghĩa Lênin đã bênh vực quyền lợi
của các dân tộc bị áp bức. Lênin là "hiện thân của tình anh
em bốn bể". Chủ nghĩa Lênin đã chỉ ra con đường tập hợp


11

đoàn kết các lực lượng quần chúng cách mạng toàn thế giới,
lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa, đồn kết cách
mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc. Điều cần nhấn
mạnh ở đây là, chính những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin về vai trò quần chúng trong cách mạng, về cách thức tổ
chức xây dựng lực lượng cách mạng, để Chủ tịch Hồ Chí Minh
có cơ sở khoa học đánh giá chính xác những yếu tố tích cực,
những hạn chế của các di sản truyền thống dân tộc,văn hố
nhân loại, tư tưởng đồn kết tập hợp lực lượng của các nhà
yêu nước Việt Nam tiền bối, những mặt hợp lý, chưa hợp lý
của các nhà cách mạng lớn trên thế giới. Lý luận Mác-Lênin về
vai trò quần chúng cách mạng được Hồ Chí Minh tiếp thu đó là
cơ sở, điều kiện về mặt nhận thức luận để xây dựng khối
ĐĐKTD của Người. Nhưng mặt khác, tuy Người xác định chủ
nghĩa Mác-Lênin là cái "cẩm nang thần kỳ" là "kim chỉ nam"
cho hành động cách mạng, là "con đường cần thiết cho chúng
ta" nhưng không quan niệm giáo điều. Chủ nghĩa Mác-Lênin
đã giải đáp được yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó

mới chỉ là phương hướng, là con đường tất yếu của cách mạng
Việt Nam. Phương hướng đó muốn đi đến thắng lợi, những
người cách mạng và nhân dân Việt Nam phải vận dụng sáng
tạo lý luận, vạch ra chủ trương đường lối, biện pháp cách
mạng phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử để
giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hồn tồn.
Và theo Hồ Chí Minh như thế mới là hiểu và thấm nhuần lý
luận Mác-Lênin.
Hồ Chí Minh nắm vững bản chất ngun lý mácxít về
đồn kết giai cấp vơ sản, về vai trị của quần chúng nhân dân


12

trong cách mạng, về phương pháp tập hợp lực lượng cách
mạng để đánh đuổi đế quốc thực dân, về liên minh công nông
với các tầng lớp nhân dân lao động khác... Đồng thời để qui tụ
muôn người về một hướng, đòi hỏi phải giải quyết tốt mối
quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, cách mạng chính quốc với
cách mạng thuộc địa, vai trị của cách mạng thuộc địa nói
chung và cách mạng thuộc địa ở Đơng Dương nói riêng. Hồ
Chí Minh có rất nhiều sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn
rất thiết thực và hiệu quả, phù hợp với xã hội thuộc địa nửa
phong kiến. Có thể nói rằng, quan điểm về xây dựng khối
đồn kết tồn dân Hồ Chí Minh mang một sắc thái riêng
nhưng nằm trong nguyên lý chung và rất Việt Nam.
1.1.3. Thực tiễn cách mạng thế giới, cách mạng
Việt Nam
* Thực tiễn cách mạng thế giới:
 Quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã hành

trình khảo sát tỷ mỉ, tồn diện tình hình của nhiều nước tư
bản chủ nghĩa và thuộc địa ở khắp các châu lục. Những nhận
thức quan trọng rút ra của Người từ vốn hiểu biết thực tiễn
phong phú về đời sống chính trị - xã hội quốc tế được biểu
hiện: Thế giới dù hết sức đa dạng, nhân loại dù vô cùng phong
phú về các mặt, song suy cho đến cùng chỉ có hai hạng người:
bóc lột và bị bóc lột. Những người bị bóc lột, muốn thốt khỏi
nơ lệ lầm than, chỉ cịn cách duy nhất là đồn kết, liên hiệp lại
đánh đổ giai cấp bóc lột mình.
Từ thực tiễn hoạt động của mình, Người nhận định tiềm
năng cách mạng của nhân dân các dân tộc bị áp bức là rất to


13

lớn, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng
lồ khi được giáo dục, giác ngộ, tổ chức lãnh đạo. Hồ Chí Minh
dự báo: Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn
thực dân lịng tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực
lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều
kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có
thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong
nhiệm vụ giải phóng hồn tồn. Sự tổng kết này đã tạo ra
niềm tin vô tận vào sức mạnh trong các tầng lớp nhân dân bị
áp bức bóc lột. Những người cách mạng phải làm gì để tổ
chức khối quần chúng này lại nhằm thực hiện mục đích của
giai cấp vô sản.
Kinh nghiệm của cách mạng thế giới cho thấy, Cơng xã
Pa ri thất bại vì giai cấp vơ sản ở đó khơng liên minh được với

giai cấp nơng dân, một lực lượng đông đảo giúp họ giành
thắng lợi. Cách mạng tháng Mười Nga thành cơng, vì dựa vào
khối cơng - nông – binh, đây thực chất là liên minh công nông
do giai cấp công nhân lãnh đạo. Qua thực tiễn hoạt động cách
mạng của mình, đúc rút từ hiện thực phong trào cách mạng
thế giới, đó là một nhân tố quan trọng để Hồ Chí Minh hình
thành chiến lược ĐĐKTD.
* Thực tiễn cách mạng Việt Nam:
Để xâm lược và thống trị Việt Nam, một trong những
chính sách thâm độc xảo quyệt của thực dân Pháp là chia để
trị. Theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 17.10.1887, Liên
bang Đông Dương ra đời, nước Việt Nam bị xóa tên trên bản
đồ thế giới, cơ cấu hành chính được chia làm ba xứ với những


14

chế độ cai trị khác nhau. Một xã hội thuộc địa đang hình
thành với cơ cấu xã hội mới, đan xen chồng chéo các tôn
giáo, đẳng cấp, tập tục, lề thói đa dạng trên một nền xã hội
truyền thống đang phân rã. Ngược lại với chính sách chia rẽ
các dân tộc của thực dân Pháp, chỉ có thể là sự đồng tâm,
hiệp lực, chung sức, chung lịng, khơng phân biệt giai cấp, tơn
giáo, dân tộc, giàu nghèo, đồn kết lại cùng nhau đứng lên
đánh đuổi bọn ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Thực tiễn
quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải
phong trào kháng Pháp diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên mọi
miền đất nước. Điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước kiên
cường của cả một dân tộc quyết không chịu khuất phục,
không chịu làm nô lệ.

Khảo nghiệm từ thực tiễn lịch sử, phong trào Cần Vương
thuộc hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX, đến phong trào
Đông Du, Duy Tân theo xu hướng tư sản đầu thế kỷ XX, các
bậc anh hùng nghĩa hiệp, với lịng quả cảm u nước có thừa,
nhưng đều thất bại chua xót. Chính Phan Bội Châu đã tự tổng
kết cuộc đời "một trăm thất bại không một thành cơng". Cụ
Phan Chu Trinh tự ví mình như con ngựa đã già, như hoa sắp
tàn, nhưng vẫn còn "hiềm vì quốc phá gia vong".
Thực tiễn hào hùng bi thương của các phong trào yêu
nước chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX cho ta thấy rằng: lịng u nước, chí căm thù qn xâm
lược của nhân dân ta đời nào cũng có. Sức mạnh đồn kết
đánh giặc ln thường trực tiềm ẩn trong mỗi gia đình, mỗi
con người, mỗi dịng họ, mỗi xóm làng Việt Nam. Nhưng
khơng phải khả năng tiềm ẩn đó lúc nào cũng được nhân lên


15

và phát huy tác dụng. Những thất bại của các phong trào đó
cho thấy: trong thời đại ngày nay, chỉ có thể đánh bại được
các thế lực thực dân đế quốc xâm lược, khi cả một dân tộc
biết đoàn kết chặt chẽ, tự giác, có tổ chức mn người như
một. Bi kịch của xã hội Việt Nam lúc đó là thiếu một đường lối
cách mạng đúng đắn, mà nguyên nhân chính là thiếu một giai
cấp tiên tiến lãnh đạo, một lãnh tụ kiệt xuất đủ sức quy tụ
mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng khối ĐĐKTD, đánh đuổi kẻ
thù giành độc lập dân tộc.Thực tiễn này là một cơ sở quan
trọng để Hồ Chí Minh có quan điểm xây dựng khối ĐĐKTD một
cách đúng đắn.

Trong các nhân tố hình thành quan điểm xây dựng khối
đại đồn kết của Hồ Chí Minh, sẽ là không đủ nếu không đề
cập tới nhân tố chủ quan, chủ nghĩa nhân văn và đạo đức
trong sáng Hồ Chí Minh. Chính nhân tố này đã góp phần quan
trọng vào việc tập hợp, lôi cuốn hàng triệu con người đồn kết
xung quanh Người.
Xét dưới góc độ đạo đức, nhân cách, quan điểm đại đồn
kết Hồ Chí Minh mang đậm lòng nhân ái, bao dung, đức tin
mãnh liệt. Người khơng chỉ kêu gọi, vận động nhân dân đồn
kết, mà cịn cảm hố, cuốn hút nhân dân bằng tấm lịng
"trung với nước, hiếu với dân" bằng việc: tơi hy sinh cả đời tôi
cho dân tộc tôi, bằng cuộc đời "cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng, vơ tư". Nhân cách và đạo đức trong sáng Hồ Chí Minh
đã làm cho quan điểm đại đồn kết của Người khơng chỉ là
khẩu hiệu chính trị, mà trở thành hành động thực tế quy tụ
toàn dân tộc hướng vào sự nghiệp cách mạng.


16

Thực tiễn có nhiều người khơng biết, chưa hiểu, thậm chí
khơng ưa gì chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ biết rất rõ Hồ Chí
Minh là người cộng sản, lãnh tụ của cộng sản và tin theo Hồ
Chí Minh, vì người cộng sản Hồ Chí Minh thấm đượm những
giá trị cao quý của nhân loại, những phẩm chất tốt đẹp của
con người Việt Nam. Khâm phục nhân cách đó họ tin và làm
theo không ai ngăn cản được họ. Chủ nghĩa nhân văn, đạo
đức trong sáng Hồ Chí Minh khơng những cảm hoá, thu hút
được các tầng lớp người trong xã hội, các đảng phái, giai cấp,
tôn giáo, dân tộc dù họ có những chính kiến khác nhau, mà

cịn giác ngộ trong hàng ngũ địch những người lầm đường lạc
lối để trở về với cách mạng.
Khi đánh giá về việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tập
hợp các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam, giáo sư Wilfried
Lulei, người Đức viết: "Ở đây tơi thấy lý do chính trị là sự định
hướng trọn đời của ơng (Hồ Chí Minh) cho độc lập, dân chủ,
hồ bình và thống nhất. Sự định hướng đó khơng bao giờ là
sách lược tạm thời, mà là sự biểu hiện của một tư tưởng nhân
văn sâu sắc. Đó là lý do giải thích vì sao đối với ơng, thống
nhất khơng chỉ có ý nghĩa lãnh thổ. Mục đích của ơng là sự
chung lưng đấu cật của mọi người tự đáy lòng yêu thiết tha
quê hương mình, khơng giành riêng hay thiên vị sắc tộc, hay
vùng q, khơng phân biệt địa vị xã hội, tín ngưỡng xu hướng
chính trị, gạt sang bên những gì họ đã vấp phải trong quá
khứ"[52, tr.39]. Như vậy, cơ sở hình thành tư tưởng đại đồn
kết Hồ Chí minh là sự hòa quyện các nhân tố khách quan với
nhân tố chủ quan trong Hồ Chí Minh. Đó là xuất phát điểm để


17

hình thành những quan điểm cơ bản về xây dựng khối ĐĐKTD
của Người.

II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
2.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân làm
động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Để thực hiện  hồi bão của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đó
cũng là mục tiêu lý tưởng của Đảng ta: Nước độc lập thống
nhất rồi, nhân dân phải được hưởng tự do hạnh phúc nếu
không độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trong nhiều nghị quyết
lãnh đạo của Đảng đều xác định phải tiến hành CNH, HĐH đất
nước. Đó là con đường nhanh nhất, thuận lợi nhất để xây
dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp, có cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ. Đất nước có phát triển vững mạnh thì đời sống của nhân
dân mới được nâng cao, độc lập của Tổ quốc mới được bảo vệ
vững chắc. CNH, HĐH để nhằm mục đích đem lại hạnh phúc
cho nhân dân. Do đó động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước phải do toàn dân tham gia, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tạo dựng lên.
Trong hệ thống các động lực để huy động sức mạnh toàn
dân tham gia xây dựng đất nước gồm có động lực vật chất,
động lực tinh thần, động lực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn
hóa, động lực cơ bản, chủ yếu và động lực phụ trợ, động lực


18

bên trong và động lực bên ngoài... Kết hợp các loại động lực
trên thành một tổng hợp lực đó là sức mạnh đoàn kết của
nhân dân. Mà trước hết đường lối của Đảng phải đáp ứng
được nguyện vọng chính đáng, các nhu cầu, lợi ích của đại đa
số nhân dân để kích thích hoạt động mang tính tự giác, sáng
tạo của mọi người. Như vậy suy đến cùng trong mọi hình thái
kinh tế - xã hội, lợi ích và quan hệ lợi ích là động lực cơ bản
để liên kết quy tụ con người hoạt động và phát triển. CNXH

đượcxây dựng cũng khơng thể thốt ra ngồi quy luật lịch sử
chung đó, và "lợi ích" vẫn là động lực của mọi động lực trong
quá trình phát triển xã hội. Đề cập tới vấn đề này Lênin nhấn
mạnh: "Bằng cách khuyến khích lợi ích cá nhân, bằng cách
quan tâm thiết thực của mỗi cá nhân bằng cách áp dụng chế
độ hạch tốn kinh tế"[18, tr.189].
Trong tất cả các khâu hình thành lợi ích cá nhân, phát
hiện và tơn trọng lợi ích chính đáng của các cá nhân, kết hợp
các loại lợi ích chính đáng để tạo ra động lực thúc đẩy mọi
tầng lớp giai cấp tham gia xây dựng xã hội. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhìn thấy cội nguồn sức mạnh, sức hấp dẫn của
CNXH là khả năng đáp ứng các nhu cầu, lợi ích thiết thực, lâu
dài cho đơng đảo nhân dân lao động. Chỉ có chủ nghĩa cộng
sản mới đem lại tự do, bình đẳng, đồn kết ấm no cho mọi
người. Mọi hoạt động của Đảng khơng có lợi ích nào khác là
mang lại lợi ích cho tồn thể nhân dân lao động. Người nâng
vấn đề lợi ích, giải quyết các vấn đề lợi ích lên thành lý luận
về các nhân tố đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội: nơi nào,
lúc nào cán bộ ta giải quyết lợi ích thiết thực của nơng dân...
thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh.


19

Ngay từ những năm xây dựng chủ nghĩa xây dựng ở
miền Bắc, cùng với Đảng ta, Hồ Chí Minh đã thực hiện một
loạt các biện pháp và chính sách kinh tế như đưa lại ruộng
đất cho nông dân, xác lập địa vị tự chủ của kinh tế hộ,
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển... Những
chính sách, biện pháp này đã đáp ứng được khát vọng, mong

mỏi của nông dân, tạo động lực cho sản xuất làm nông
nghiệp phát triển.
Thật đáng tiếc, những chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khơng được qn triệt một cách đầy đủ, thường
xuyên trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Có thời kỳ
Đảng ta chưa phát huy được sức mạnh của khối đồn kết tồn
dân, bởi vì chưa quan tâm, giải quyết thỏa đáng lợi ích của
các tầng lớp nhân dân lao động. Người ta ngại nói tới lợi ích
cá nhân, đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân. Tìm
mọi cách triệt tiêu lợi ích cá nhân, có nơi đã bắt quần chúng
hy sinh lợi ích cá nhân một cách khơng thỏa đáng. Tuyệt đối
hóa lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, do đó đã tạo ra sự đối lập
giữa các lợi ích, làm cho chúng chèn ép, triệt tiêu lẫn nhau.
Thực chất là chưa tạo ra động lực sâu rộng trong quần chúng
nhân dân lao động, chưa động viên được ý thức làm chủ trong
mỗi người dân và tinh thần lao động sáng tạo của họ. Người
lao động thờ ơ với năng suất, chất lượng sản phẩm, cùng với
những tiêu cực xã hội khác, làm cho nước ta rơi vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm.
Từ thực tiễn lịch sử đó, khi định ra đường lối lãnh đạo
cách mạng Đảng ta xác định: "Mọi chủ trương chính sách của
Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của


20

nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình hưởng
ứng của quần chúng"[9, tr.29].
Để tạo ra động lực mới thúc đẩy thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng phải định ra chính sách

đúng, phát huy sức mạnh đồn kết tồn dân. Bởi vì: "Chính
sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân"[6, tr.46]. Đường lối
đại đoàn kết toàn dân đã tác động đến mỗi người, đến cả
cộng đồng xã hội được thông qua hệ thống các chính sách.
Tất cả cuộc sống hàng ngày của nhân dân, các nhu cầu lợi ích
của mọi người, trong đó lợi ích kinh tế là trực tiếp quyết định
đều thơng qua chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước
chi phối. Chính sách đúng phù hợp sẽ khơi dậy được lịng
nhiệt tình cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân làm động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do
đó việc "xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội
đúng đắn, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân. Đổi
mới và hồn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp,
các tầng lớp các dân tộc, các tơn giáo"[6, tr.46] vừa mang
tính thiết yếu cấp bách liên quan tới lợi ích, đời sống nhân
dân, vừa mang tính cơ bản lâu dài để thực hiện chiến lược đại
đoàn kết toàn dân, huy động sức dân làm động lực thúc đẩy
thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Từ những đặc điểm cơ cấu xã hội, mối tương quan và vai
trị vị trí của các tầng lớp xã hội, các giai cấp, các tổ chức
đoàn thể. Từ thực trạng tình hình khối đại đồn kết tồn dân
tộc trong những năm qua, và đã cụ thể hóa đường lối đại
đoàn kết toàn dân mà đại hội IX của Đảng đã xác định. Trong



×