Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.34 KB, 16 trang )

Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001
đến năm 2010
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Lịch sử; Mã số: 60 22 03 15
Nghd: PGS.TS. Ngô Đăng Tri
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi; Đảng

lãnh đạo; Đại đoàn kết dân tộc
Contents:
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đoàn kết là nhân tố tạo nên sức mạnh to lớn cho một chính đảng, một dân tộc,
một quốc gia. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh đảm bảo sự trường tồn và
đi tới mọi thắng lợi trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trở
thành truyền thống xuyên suốt lịch sử Việt Nam.
Truyền thống đoàn kết dân tộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giữ
gìn, phát huy cao độ trong việc thành lập các đoàn thể nhân dân, tập hợp toàn dân trong
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam với nhiều tên gọi khác nhau đã tập hợp được mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, đứng lên
đấu tranh giành chính quyền, thống nhất và xây dựng đất nước, đưa Việt Nam có vị trí
ngày càng cao trên trường quốc tế.
Hiện nay, khi đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề tăng cường đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế để
phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc trở thành một chủ trương lớn của Đảng, một
chính sách trọng yếu của Nhà nước ta hướng tới mục tiêu bảo đảm sự thống nhất cao độ
giữa lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, gia đình để tạo nên sức


1


mạnh tổng hợp phát triển bền vững đất nước. Đó là sự nghiệp của dân tộc, của cả hệ thống
chính trị mà hạt nhân là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng
thông qua đường lối, chủ trương phản ánh đúng nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng,
tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng để mọi người nhận thức được và tự giác tham
gia vào khối đại đoàn kết.
Nằm trong sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng thay đổi.
Từ một vùng đất nghèo, luôn gặp thiên tai khắc nghiệt cũng như những khó khăn sau ngày
tách tỉnh (1989), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Quảng Ngãi đã nêu cao tinh
thần đoàn kết, ý chí kiên cường, vượt lên bao thăng trầm, xây dựng quê hương ngày càng
văn minh, giàu đẹp, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, Quảng Ngãi vẫn đang tồn tại những thách thức,
tác động đến việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của khu vực nói chung và
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Để Quảng Ngãi không ngừng phát triển một cách bền vững, việc xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Ngãi đã và đang đòi hỏi phải có sự quan tâm với những
chủ trương, biện pháp mới của Đảng bộ và sự thực thi hiệu quả của cả hệ thống chính trị
cũng như sự hưởng ứng sâu rộng của toàn dân.
Nhằm góp phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh
đạo, chỉ đạo công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi thời gian qua, nhất là mười năm gần đây nhằm nhận rõ hơn những thành tựu để phát
huy, hạn chế để khắc phục và rút ra những kinh nghiệm vận dụng vào hiện tại là rất quan
trọng, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt khoa học lịch sử Đảng và cả về ứng dụng thực tiễn
đối với địa phương.
Với mong muốn đó, là một học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, công tác tại Quảng Ngãi, tôi quyết định chọn nghiên cứu vấn đề « Đảng bộ
tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm
2010 » làm đề tài cho bản luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đại đoàn kết là vấn đề cực kỳ có ý nghĩa nên đã có nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết ở
tỉnh Quảng Ngãi còn rất khiêm tốn. Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu về « Đảng
bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến
2


năm 2010 », nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp
trên một số khía cạnh, được công bố với nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.
- Những công trình chung về địa phương Quảng Ngãi trong đó có đề cập tới vấn
đề đại đoàn kết:
Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại của Trung tâm nghiên cứu bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc do GS Hoàng Chương Chủ biên (2006), NXB văn hóa dân
tộc; Quảng Ngãi 10 năm đầu thế kỷ XXI của Công ty CP truyền thông quốc tế Phương
Đông xanh, NXB Thông tấn xã Việt Nam ; Quảng Ngãi 30 năm xây dựng và phát triển
1975-2005, của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2005), Sở văn hóa thông tin tỉnh
Quảng Ngãi ; Quảng Ngãi 10 năm đổi mới, của Tỉnh ủy Quảng Ngãi- Ban tuyên giáo tỉnh
ủy (2000),…
Các tài liệu này chủ yếu tiếp cận ở góc độ về văn hóa, dân cư.
Hoặc: Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi 1930-2000
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (2004), Quảng Ngãi. Cuốn sách này chủ
yếu đề cập đến lịch sử Mặt trận, có đề cập đến xây dựng khối đại đoàn kết nhưng từ năm
1930-2000.
- Các công trình có liên quan:
Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của Hồ Chí Minh (2003), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, của Phạm Hồng
Chương (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Góp phần nghiên cứu Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam, của PGS, TS. Trương Minh Dục (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam quá khứ và hiện tại, của PGS.TS.Trần Hậu
(2011) Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội; Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, của
Vũ Oanh (1998), NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội ; Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
những chặng đường vẻ vang, của Ủy ban Trung ương.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011),
NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội ; „„Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân” của GS,TS.Nguyễn Phú Trọng (2005), trong sách: “Đảng Cộng sản Việt
Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội…
3


Các công trình này đã làm sáng tỏ hơn lý luận về xây dựng khối đại đoàn kết ở
Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng và vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc đối với cách
mạng Việt Nam ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là những công trình mang tính lý
luận chung.
- Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ:
Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thực hiện trong kháng chiến chống
Pháp xâm lược (1945-1954), của Khuất Thị Hoa (2000) Luận án Tiến sĩ; Đảng lãnh đạo
xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), của
Lê Thị Hòa Luận án Tiến sĩ Lịch sử; Đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 của Lê Mậu Nhiệm (2008), Luận văn thạc sĩ khoa
học lịch sử; Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ 1986 đến nay, của Phạm Văn Búa
(2004), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử; Đảng bộ Đắc Lắc lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân
tộc thời kỳ 1954-1975, của Bùi Ngọc Trung (1999), Luận văn thạc sĩ lịch sử; Đảng bộ tỉnh
Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1996-2006), của Phạm Xuân Thu
(2009), Luận văn Thạc sĩ lịch sử...
Đây là những công trình thể hiện một cách nhìn tổng thể về công tác lãnh đạo, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả luận văn này có
thể học hỏi được cách thức tiếp cận, xử lý các nguồn tư liệu để nghiên cứu về khối đại

đoàn kết dân tộc.
Các công trình nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh miền
núi có nhiều dân tộc sinh sống giúp học viên hiểu rõ thêm cách thức tiếp cận, nghiên cứu,
xử lý tài liệu đối với một địa phương cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc
ở vùng cao.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quan trọng để
người viết tham khảo, kế thừa khi nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ 2001 đến 2010 ». Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ, bổ
sung tư liệu về khối đại đoàn kết ở tỉnh Quảng Ngãi là rất cần thiết, nhất là về các vấn đề
sau :
+ Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi trong lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010.
4


+ Phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian trên.
+ Xác định những thành công và hạn chế và nguyên nhân của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi trong lĩnh vực công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương trong
10 năm từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Đúc kết một số kinh nghiệm trong xác định chủ trương, trong chỉ đạo thực hiện
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thực
tiễn hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích:
Nghiên cứu làm sáng rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010; từ đó, rút ra những nhận xét,
những kinh nghiệm chủ yếu phục vụ cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

- Nhiệm vụ:
+ Tập hợp và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử có liên quan đến đề tài
+ Phục dựng quá trình lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Nhận xét, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề
trên.
+ Tổng kết kinh nghiệm lịch sử về vấn đề nghiên cứu để phục vụ thực tiễn của địa
phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2001 đến năm 2010 cùng
những phong trào quần chúng do Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo có liên quan đến vấn
đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Phạm vi nghiên cứu
5


+ Về nội dung : sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
+ Về thời gian : Từ năm 2001 đến năm 2010
+ Về không gian: trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi
5. Cơ sở lý luận, tư liệu và phương pháp nghiên cứu :
- Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Nguồn tài liệu
+ Chủ yếu là các Văn kiện Đại hội, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương của
Đảng, các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, các Báo cáo của Chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh Quảng Ngãi;

+ Các công trình nghiên cứu khoa học của các ngành, các địa phương, các nhà
khoa học, luận án, luận văn liên quan đã được công bố.
+ Tài liệu khảo sát thực tế của tác giả luận văn có có liên quan đến phạm vi của đề
tài.
-Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic
đồng thời vận dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…
để nghiên cứu đề tài.
Phương pháp lịch sử chủ yếu dùng ở chương 1 và chương 2, để phục dựng lại sự
kiện lịch sử « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
từ năm 2001 đến năm 2010 »
Phương pháp Lôgíc chủ yếu dùng ở Mở đầu, chương 3 và kết luận để tổng quan
vấn đề nghiên cứu, để đánh giá, nhận xét, đúc rút kinh nghiệm về sự kiện lịch sử đã mô tả.
6. Đóng góp của luận văn

6


- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.
- Nêu lên những đánh giá, nhận xét và sự đúc rút kinh nghiệm của tác giả về quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo đó của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thực tiễn.
- Góp phần bổ sung thêm các tư liệu để làm nguồn tài liệu tham khảo cho những
công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng
Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương 6 tiết
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2001 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc từ năm 2005 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi (1975-2005), Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7


2. Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Dân vận Trung ương (2005), Cẩm nang công tác dân vận, Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam (tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Văn Búa (2004), Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ 1986 đến
nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Hồng Chương (2000), “Một số vấn đề xây dựng mặt trận dân tộc thống
nhất trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12), tr9-16.
7. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Chương (Chủ biên) (2006), Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện
đại, NXB.Văn hóa Dân tộc.
9. Công ty CP truyền thông quốc tế Phương Đông xanh, Quảng Ngãi 10 năm đầu
thế kỷ XXI, NXB Thông tấn xã Việt Nam.
10. Cục văn hóa- Thông tin cơ sở (2004), Hỏi đáp về chính sách dân tộc và đại

đoàn kết dân tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến
mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Phan Hữu Dật (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc tôn giáo và đại đoàn
kết dân tộc và Cách mạng Việt Nam, Nxb.Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.497-501.
13. Trương Minh Dục (2009), Góp phần nghiên cứu Lịch sử ĐCSVN, NXB
Chính trị Quốc gia, HN.
14. Phạm Thế Duyệt (2000), “Tuyên truyền tốt hơn nữa chiến lược đại đoàn kết
dân tộc”, Tạp chí Cộng sản (số 22), tr.5-7.
15. Phạm Thế Duyệt (2001), “Đại đoàn kết dân tộc và công tác mặt trận trong
giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (17), tr.23-27.
8


16. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và
những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Một số chuyên đề về Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
18. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, NXB. Chính trị Quốc gia, HN.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết của Bộ chính trị về đại đoàn kết
dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1996), Văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV.
9


30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2001),Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 1/2002), Nghị
quyết về đánh giá tình hình công tác năm 2001, những nhiệm vụ chủ yếu 2002.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 5/2002), Nghị
quyết về việc tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tốc độ phát triển khu công nghiệp Dung
Quất giai đoạn 2002-2005.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, (tháng 9/2003), Nghị
quyết Hội nghị tỉnh ủy lần thứ 12 (khóa XVI) về việc kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2005), Văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 8/2006), Nghị
quyết của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

trong giai đoạn mới.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 8/2006), Nghị
quyết của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị đẩy nhanh tốc độ phát triển khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến 2020.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 12/2006), Nghị
quyết về phát triển kinh tế- xã hội các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2006-2010.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 5/2007), Nghị
quyết của tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến
năm 2015.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (tháng 11/2007), Nghị
quyết về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010),Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII.

10


41. Huỳnh Đảm (2003), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp đại đoàn kết
dân tộc, Tạp chí Cộng sản, số 12.
42. Trần Văn Đăng (2000), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận dân tộc
thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân-những kinh nghiệm lịch sử, NXb.Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Phạm Văn Đức (tháng 1/2008), “Vai trò và cơ sở của đại đoàn kết xã hội ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 1.
44. Nguyễn Thị Giang (2003), Dưới ngọn cờ đại đoàn kết Hồ Chí Minh phát huy
sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 6.
45. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Lê Thanh Hà (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
trong cách mạng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Lịch sử.
47. Lê Mậu Hãn, (2000), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Lê Mậu Hãn (2000), Các Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Trần Hậu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc tôn giáo và đại đoàn kết
trong Cách mạng Việt Nam, Nxb.Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
50. Trần Hậu (2011), Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam quá khứ và hiện tại,
Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
51. Khuất Thị Hoa (2000), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thực hiện
trong kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954), Luận án Tiến sĩ.
52. Lê Thị Hòa, Đảng lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
53. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11


54. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam- lý luận
và thực tiễn, Nbx.Lý luận Chính trị, Hà Nội.
55. Xuân Hữu (2012), Những vấn đề về dư luận xã hội, Tạp chí chuyên đề Mặt
trận và cuộc sống, số 10.
56. PGS.TS.Nguyễn Đức Lữ (2011), Tôn giáo- Quan điểm, chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nbx.Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
57. Nông Đức Mạnh (2001), “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”, Tạp chí Cộng sản (24), tr.6-9
58. Hồ Chí Minh (1994), Về Đại đoàn kết, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
64. Hồ Chí Minh (2003), Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Lê Ngọc (1993), Về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 3-1993.
66. Lê Ngọc (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc tôn giáo và đại đoàn kết
trong Cách mạng Việt Nam, Nxb.Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.509-517.
67. Lê Mậu Nhiệm (2008): Đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
68. Hà Văn Núi (6/2008), Đoàn kết xã hội- động lực phát triển xã hội, Tạp chí
Triết học, số 6.

12


69. Vũ Oanh (1998), Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
70. Phùng Hữu Phú (1993), Một số suy nghĩ về việc vận dụng, phát triển chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3.
71. Nguyễn Trọng Phúc (1998), Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên) (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006),Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
73. Vũ Văn Phúc (2009), Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74. Đào Duy Quát (2000), Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân- nguồn
sức mạnh vô tận của Đảng, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75. Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. Phạm Xuân Thu (2009), Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc (1996-2006), Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.
77. Tỉnh ủy Quảng Ngãi- Ban tuyên giáo tỉnh ủy (2000), Quảng Ngãi 10 năm đổi
mới, Quảng Ngãi.
78. Nguyễn Thanh Tịnh (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, Tạp
chí tuyên giáo, số 7.
79. Phan Ngọc Trâm, Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (19862011), Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Ngô Đăng Tri (2012), 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam-những chặng đường
lịch sử (1930-2012), Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
81. Nguyễn Phú Trọng (2005), “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi
mới đất nước, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.449-462.

13


82. Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
83. Bùi Ngọc Trung (1999), Đảng bộ Đắc Lắc lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết
dân tộc thời kỳ 1954-1975, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.
84. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (2004), Lịch sử Mặt trận Dân tộc
thống nhất Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi 1930-2000, Quảng Ngãi.
85. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2005), Quảng Ngãi 30 năm xây dựng và
phát triển 1975-2005- Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi.
86. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 7/2004), Báo cáo về “Phát
huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam, xây

dựng tỉnh Quảng Ngãi giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc”.
87. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 11/2004), Báo cáo tóm tắt
công tác mặt trận năm 2004, phương hướng, nhiệm vụ năm 2005.
88. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi (tháng 1-2005), Văn kiện
Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XI, (nhiệm kỳ 2004-2009),
Quảng Ngãi.

14


89. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 12/2005), Báo cáo tóm tắt
công tác mặt trận năm 2005, phương hướng, nhiệm vụ năm 2006.
90. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 4/2009), Báo cáo tham luận
tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XII, nhiệm kỳ 2009-2014,
Quảng Ngãi.
91. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 4/2009), Báo cáo tóm tắt
tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2004-2009, Quảng Ngãi.
92. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 4/2009), Báo cáo về “Nâng
cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
và truyền thống quê hương anh hùng, xây dựng tỉnh Quảng Ngãi giàu mạnh, văn minh,
hạnh phúc; góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Quảng Ngãi.
93. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 12/2009), Báo cáo công tác
Mặt trận năm 2009, Chương trình công tác năm 2010, Quảng Ngãi.
94. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (tháng 8/2010), Tài liệu Hội nghị
tổng kết 15 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
Khu dân cư” (1995-2010) và 10 năm cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” (2000-2010),
Quảng Ngãi.
95. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011), Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ vang, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật.Hà

Nội.
96. Nguyễn Thị Ưng (2010), Đại đoàn kết dân tộc-Động lực cơ bản của sự phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận văn thạc sĩ Triết học.
97. Viện Hồ Chí Minh (2007), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
98. Viện xây dựng Đảng (2004), Giáo trình Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận Chính
trị, Hà Nội.

15


16



×