Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.21 KB, 10 trang )

Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư. Giải thích tình
hình kích cầu đầu tư ở nước ta
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI ĐẦU TƯ (5 nhân tố)
1. Lợi nhuận kì vọng (xét trên góc độ cầu đầu tư)
Theo lý thuyết của Keynes, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của doanh nghiệp: Lợi nhuận kì vọng & Lãi suất thực tế
Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn, hi
vọng sẽ thu được trong tương lai khi đưa ra quyết định đầu tư. Nếu lợi
nhuận kỳ vọng lớn hơn lãi suất tiền vay đầu tư thì nhà đầu tư mở rộng quy
mô, tức chi đầu tư tăng vì niềm tin của mọi người vào doanh số bán hàng
và sản lượng trong tương lai. Với các yếu tố khác giữ nguyên, mức sản
lượng tương lai được kỳ vọng cao hơn sẽ làm tăng mức lợi nhuận tương lai
được kỳ vọng và do vậy làm tăng cầu đầu tư vào các trang thiết bị mới (mở
rộng quy mô đầu tư, tăng vốn đầu tư). Do đó tăng chi tiêu đầu tư hiện tại.
Và ngược lại, nếu lợi nhuận kỳ vọng thấp và nhỏ hơn lãi suất tiền vay đầu
tư thì nhà đầu tư cắt giảm quy mô đầu tư tức giảm chi đầu tư mà thay vào
đó họ gửi tiền vào ngân hàng.
Theo lý thuyết Keynes, hiệu quả biên của vốn phụ thuộc vào tỷ suất
lợi nhuận VĐT của số tiền đầu tư mới. Do đó VĐT càng tăng thì hiệu quả
biên của vốn giảm dần
Nguyên nhân:
1. Đứng trên phương diện cầu VĐT. Khi đầu tư tăng làm cho nhu cầu
VĐT cũng tăng theo, khiến giá cả của “hàng hoá vốn” cũng tăng (tức lãi
suất tiền vay đầu tư tăng). Giả sử các khoản chi phí sản xuất khác không
đổi thì giá cả của một đơn vị sản phẩm không đổi. Khi lãi suất tiền vay tăng
lên thì chi phí tiền vay tăng lên như vậy làm lợi nhuận thu được trên một
đơn vị sản phẩm giảm. Như vậy, tổng lợi nhuận tạo ra giảm và tỷ suất lợi
nhuận biên VĐT giảm theo.
2. Đứng trên phương diện cung sản phẩm. Kết quả của việc tăng cung
VĐT (mở rộng quy mô đầu tư) là sản phẩm hàng hoá – dịch vụ cung cấp
cho thị trường tăng lên; khi cung về hàng hoá – dịch vụ tăng (giả sử các


khoản chi phí sản xuất khác không đổi) thì làm cho giá của một đơn vị sản
phẩm giảm. Như vậy kéo theo là lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản
phẩm giảm => Tổng lợi nhuận thu được giảm nên tỷ suất lợi nhuận biên
VĐT cũng giảm.
3. Xuất phát từ năng suất lao động. Khi gia tăng vốn đầu tư vào sản
xuất thì sự gia tăng về kĩ thuật, công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho
mỗi lao động cũng giảm dần, nghĩa là khi lượng vốn còn ít thì mỗi sự gia
tăng của 1 đơn vị vốn sẽ làm cho năng suất lao động gia tăng nhiều hơn so
với khi lượng vốn nhiều. Năng suất lao động biên giảm dần dẫn đến lợi
nhuận biên của vốn cũng giảm dần.
Quy mô vốn đầu tư tăng dần làm hiệu quả biên của vốn giảm dần nên
các nhà đầu tư chỉ tiếp tục đầu tư cho tới khi hiệu quả biên của vốn còn lớn
hơn mức lãi suất vốn vay trên thị trường vốn. Khi hiệu quả biên của vốn
thấp hơn lãi suất vốn vay, nghĩa là lợi nhuận tăng thêm thấp hơn chi phí
tăng thêm thì các nhà đầu tư sẽ ngừng việc đưa thêm vốn vào mở rộng sản
xuất. Điểm cân bằng là điểm hiệu quả biên của vốn bằng với lãi suất cho
vay của ngân hàng.
Trong thực tế, việc tính toán chính xác tỉ suất lợi nhuận biên là một
vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, triển vọng đầu tư lại chính là nhân tố để kích
thích các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Do lợi nhuận khó xác định, có
thể rất cao nhưng cũng có thể rất thấp, thậm chí có thể âm nên kích thích
các nhà đầu tư bỏ vốn với kì vọng có thể thu được khoản lợi nhuận cao đó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy
ra. Đó là tính 2 mặt của hoạt động đầu tư, chấp nhận rủi ro để thu được lợi
nhuận kì vọng.
2. Lợi nhuận thực tế (Xét trên góc độ cung vốn đầu tư)
Theo lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư:
I = f (lợi nhuận thực tế).
Lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp là khoản còn lại của tổng doanh
thu sau khi đã trừ đi tổng chi phí và thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Một

phần lợi nhuận đó được giữ lại không phân phối được gọi là lợi nhuận để
lại (lợi nhuận không chia của doanh nghiệp).Phần lợi nhuận để lại này cùng
với các khoản trích khấu hao tài sản cố định tạo thành quỹ nội bộ của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận thực tế cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức
chi đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn huy động cho đầu tư của doanh nghiệp
có thể huy động từ quỹ đầu tư nội bộ hoặc từ bên ngoài như đi vay các loại
trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu. Trong điều
kiện bình thường, nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho doanh nghiệp là nguồn
vốn nội bộ. Đối với vay nợ thì phải trả nợ ngoài ra còn kèm theo rủi ro tín
dụng: tức là khi lãi suất trên thị trường biến động kéo theo chi phí cũng
biến động vì vậy nếu vay nhiều doanh nghiệp sẽ không có điều kiện để tái
đầu tư. Mặt khác trường hợp nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng,
suy thoái thì doanh nghiệp có thể không trả nợ được và lâm vào tình trạng
phá sản. Cũng tương tự tăng VĐT vào phát hành cổ phiếu ra công chúng;
mặc dù là một biện pháp huy động vốn hấp dẫn nhưng đồng thời cũng phải
chấp nhận chia sẻ lợi ích; các lợi ích phi vật chất (quyền bỏ phiếu, tính
minh bạch công khai hơn) và tỷ phần tương đối của những người đã hoạt
động trong doanh nghiệp cũng bị giảm. Vì vậy theo lý thuyết quỹ đầu tư
nội bộ này thì các doanh nghiệp thường chọn biên pháp tài trợ cho đầu tư
từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức
đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Khi lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp
tăng tức là quỹ nội bộ tăng. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác
định lượng VĐT mong muốn, vậy nên quỹ nội bộ tăng dẫn đến chi đầu tư
tăng. Quá trình tái đầu tư được mở rộng. Còn chính sách tài khoá mở rộng
không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thuyết này.
3. Lãi suất thực tế
Lãi suất thực tế là lãi suất được tính dưới dạng hiện vật, nó là lãi suất
danh nghĩa đã được điều chỉnh để loại bỏ tác động do mức giá biến đổi gây
nên, do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật của việc vay tiền. Lãi

suất thực tế có tính đến tác động của lạm phát.
i
r
= i - Π
e

Lãi suất thực tế bao gồm hai loại là lãi suất thực dự kiến (không thể
âm) và lãi suất thực thực hiện (có thể âm).
Các nhà đầu tư thường vay vốn để đầu tư và lãi suất phản ánh giá của
khoản vay mượn đó. Khi lãi suất thực tế tiền vay (chi phí thực tế việc vay
vốn đầu tư) lớn hơn tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm
quy mô(chi tiêu đầu tư giảm)và ngược lại nếu lãi suất thực tế tiền vay nhỏ
hơn tỷ suất lợi nhuận VĐT thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư hay
tăng chi tiêu đầu tư. Nếu lãi suất là 10% thì chủ đầu tư sẽ không đầu tư vào
các dự án F, G, H vì các dự án này đều chịu lãi suất lớn hơn tỉ suất lợi
nhuận bình quân. Tuy nhiên khi lãi suất thực tế hạ xuống 5% thì chủ đầu tư
vẫn có thể đầu tư vào các dự án F và G nhưng vẫn không thể đầu tư vào dự
án H. Như vậy tỉ lệ lãi suất thực tế có ảnh hưởng đến việc tăng giảm qui mô
đầu tư.
Vậy các khoản chi tiêu cho đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi
suất thực tế. Lãi suất thực tế cao hơn làm tăng chi phí của tư bản mà các
doanh nghiệp đã đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị; làm tăng chi phí vay tiền
để mua nhà và chi phí để đầu tư vào hàng tồn kho. Khi lãi suất thực tế tăng
lên tạo ra áp lực đối với các nhà đầu tư và họ sẽ buộc phải suy nghĩ có nên
tiếp tục đầu tư nữa hay gửi tiền vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất
tiền vay thực tế, tỷ suất lợi nhuận bình quân và quy mô vốn đầu tư. Ta thấy
rằng lãi suất thực tế tiền vay tỉ lệ nghịch nhu cầu VĐT ở mỗi mức lãi suất
không đổi. Khi mức lãi suất càng thấp thì số dự án thỏa mãn được yêu cầu
của chủ đầu tư càng cao, làm cho khối lượng VĐT tăng và ngược lại. Mối

quan hệ giữa lãi suất thực tế tiền vay và tỉ lệ hoàn vốn cũng là mối quan hệ
tỉ lệ nghịch, khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên một đơn vị sản
phẩm giảm và lợi nhuận trên VĐT sẽ giảm. Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn
IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng qui mô đầu tư và ngược lại.
Nếu mức lãi suất tăng từ i
0
lên i
1
thì thu nhập biên giảm dần dẫn đến
giảm số lượng dự án đầu tư, cầu đầu tư giảm từ I
0
đến I
1
làm qui mô VĐT
giảm. Khi IRR tăng lên làm đầu tư tăng kéo theo qui mô VĐT tăng, lãi suất
giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên và ngược lại.
Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ suất lợi nhuận trên VĐT và qui mô
VĐT được thể hiện trong hình sau :
Hàm lợi nhuận π biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa IRR và qui
mô VĐT. Tỷ lệ lãi suất thực tế của vốn vay là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng giảm qui mô đầu tư, do đó để kích cầu
đầu tư trong trường hợp này cần phải có những công cụ lãi suất và chính
sách tiền tệ thích hợp
4. Sản lượng của nền kinh tế
Sản lượng nền kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng
kinh tế. Quan hệ giữa ĐTPT và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quá trình phát triển. ĐTPT và tăng
trưởng kinh tế có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau. VĐT tăng thì
về mặt lý thuyết sẽ dẫn đến gia tăng mức sản lượng kinh tế và tăng trưởng
kinh tế cao sẽ làm cho khả năng tích lũy tăng và kéo theo nguồn vốn để đầu

tư sẽ tăng => chi đầu tư tăng.
Nhìn vào đồ thị trên cho thấy VĐT và sản lượng của nền kinh tế phát
triển cùng chiều, quy mô và mức độ biến động của VĐT và sản lượng kinh
tế (tăng trưởng kinh tế) tương đối song hành. Khi sản lượng sản phẩm tăng
tức nền kinh tế tăng trưởng mạnh sẽ tạo điều kiện để tăng quy mô VĐT.
Nhưng đến một lúc nào đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm hơn tốc độ
tăng VĐT. Vì thế quan hệ giữa VĐT và tăng trưởng có điểm nút hay điểm
“ngưỡng”, nhà hoạch định chính sách luôn cần biết điểm ngưỡng đó là ở
đâu và trị số tối đa khi nào để có những quyết định điều chỉnh mối quan hệ
này cho có lợi nhất, giảm thiểu VĐT nhưng vẫn có thể đạt được kết quả và
hiệu quả mong muốn nhất định.
Khi phân tích về mối quan hệ này chúng ta cần xem xét đến khái niệm
số nhân đầu tư. Số nhân đầu tư phản ánh mức sản lượng thay đổi bao
nhiêu lần khi đầu tư thay đổi một đơn vị.
Công thức: k = ΔY / ΔI
Trong đó k : số nhân đầu tư
∆I : mức gia tăng đầu tư
∆Y : mức gia tăng sản lượng
Từ phương trình trên ta có thể suy ra : ∆Y = k * ∆I
Như vậy ta thấy rõ rằng nếu đầu tư tăng 1 lần thì sản lượng tăng k lần.
Nguyên nhân của sự tăng sản lượng khi đầu tư tăng chính là ở quan hệ
dây chuyền giữa đầu tư và sản lượng. Một sự đầu tư sơ khởi đều kéo theo
việc gia tăng bổ sung lao động, nguyên vật liệu, gia tăng tiêu dùng và việc
làm từ đó làm tăng thu nhập cho chủ đầu tư và cho những người khác. Việc
gia tăng cầu lại làm tăng đầu tư mới. Gia tăng đầu tư mới lại tạo ra việc gia
tăng thu nhập mới. Cứ như vậy, với một lượng gia tăng tổng hợp ban đầu,
nó hình thành một chuỗi biến hóa giữa đầu tư và sản lượng mang tính dây
chuyền, mỗi một hoạt động đầu tư đều tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã
hội. Đây cũng chính là lí do vì sao khi tăng đầu tư thì sản lượng lại tăng
theo cấp số nhân.

Lý thuyết số nhân của Keynes đã thể hiện vai trò rất quan trọng của
đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết luận cuối cùng của Keynes
với lí thuyết này là : “Đầu tư tăng lên sẽ dẫn đến việc làm tăng lên và kết
quả là tổng sản phẩm tăng lên”.
Kết luận chung: Mỗi sự biến động của sản lượng nền kinh tế đều kéo
theo sự biến động cùng chiều của quy mô VĐT. Tuy nhiên sự biến động
của quy mô VĐT lớn hơn nhiều lần so với sự biến động của sản lượng của
nền kinh tế.
5. Chu kì kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh là sự biến động của tổng sản lượng trong ngắn hạn
xung quanh đường xu thế của nó.
Đường xu thế của sản lượng là một tiến trình đều đặn của sản lượng
dài hạn khi mà những biến động trong ngắn hạn đã được tính bình quân.
Sản lượng xu thế tăng đều theo thời gian do tiềm năng sản xuất tăng.
Sản lượng thực tế dao động xung quanh đường xu thế này. Điểm A là trạng
thái đình trệ, hay là đáy của chu kỳ. tại B nền kinh tế bắt đầu phục hồi và
tiếp tục đạt tới đỉnh chu kỳ tại điểm C. Tại C, nền kinh tế có mức sản lượng
cao nhất. Sau đó là một thời kỳ suy thoái cho tới khi nền kinh tế lại đình trệ
tại E. Thường mất khoảng 5 năm để nền kinh tế chuyển từ một điểm trong
chu kỳ tới một điểm tương đương trong chu kỳ tiếp ví dụ như A, E.
Trong thực tế, tổng sản lượng và năng suất không tăng trưởng đều.
Trong một số năm, chúng tăng trưởng nhanh, nhưng trong một số năm khác
thì chúng lại giảm xuống. Mặc dù chu kỳ không phải là hoàn toàn diễn ra
đều đặn nhưng có một khuôn mẫu biến động gồm các giai đoạn đình trệ,
phục hồi, bùng nổ và suy thoái.
Vào thời kì đi lên của chu kì kinh doanh, cả nền kinh tế và các doanh
nghiệp tư nhân sẽ cần nhiều VĐT để mua sắm thêm các yếu tố đầu vào, tư
liệu sản xuất để chuẩn bị cho một chu kì sản xuất mới. Đối với các doanh
E
C

B
A
Sản lượng xu thế
Sản lượng thực tế
Thời gian
Chu kỳ kinh doanh
Sản lượng
nghiệp đã hoạt động một thời gian thì cần phải có một lượng vốn nhất định
dành cho mua sắm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất mới, sửa chữa,
thay thế máy móc, thiết bị hư hỏng, lắp đặt, mua sắm mới trang thiết bị mở
rộng sản xuất, trả lương cho người lao động… Đối với các doanh nghiệp
mới thành lập thì càng cần nhiều vốn để tạo lập cơ sở vật chất ban đầu, và
vốn để duy trì hoạt động sau đó. Khi chu kì kinh tế đang ở vào thời điểm đi
xuống, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế cũng sẽ đi xuống theo vì đó là thời
điểm cuối của mỗi chu kì sản xuất. Các hãng sẽ không mua thêm máy móc,
thiết bị hay nguyên vật liệu vì vẫn đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản
xuất.
Tuy nhiên không phải lúc nào sự tăng hay giảm chi tiêu đầu tư của các
doanh nghiệp cũng thuận chiều với xu hướng lên xuống của chu kì kinh
doanh của nền kinh tế. Bởi vì mặc dù nền kinh tế suy thoái nhưng các
doanh nghiệp vẫn đầu tư phát triển sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ đã
mất chỗ đứng trên thị trường hoặc đã kết thúc chu trình sống, cần phải thay
thế, hoặc cũng có một số doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường nước
ngoài trong khi nền kinh tế của quốc gia đang trên đà suy thoái.
Theo kinh tế học vĩ mô, “các biến động kinh tế thường được gọi là các
chu kì kinh tế hay chu kì kinh doanh”, nhưng thuật ngữ này có phần không
chính xác vì nó hàm ý rằng các biến động kinh tế diễn ra theo qui luật và có
thể dự đoán được. Nhưng trên thực tế thì các biến động kinh tế thường diễn
ra bất ngờ và khó dự đoán.
6. Đầu tư của Nhà nước

Ta biết rằng tổng VĐT xã hội bằng VĐT của Nhà nước cộng VĐT tư
nhân.
Σ VĐT
XH
= VĐT
NN


+ VĐT
TN
=> VĐT
TN
= Σ VĐT
XH
- VĐT
NN
Khi tổng VĐT xã hội tăng thì kéo theo VĐT của tư nhân tăng. Mặt
khác, khi VĐT nhà nước tăng thì cũng làm cho VĐT của tư nhân tăng lên
và ngược lại.
Tình hình thâm hụt ngân sách dẫn tới việc chính phủ đi vay nhiều nợ,
điều này có thể ảnh hưởng tới mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế và sau đó
là chi phí vốn và hiệu quả đầu tư. Khi thâm hụt ngân sách nhà nước, chính
phủ phải dùng các chính sách để huy động vốn và tích lũy vốn có thể bằng
cách Chính phủ đi vay nợ như phát hành trái phiếu chính phủ, đồng thời
cùng với đó, chính phủ cắt giảm nguồn VĐT nhà nước chi cho đầu tư. Làm
cho mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế tăng, điều này gây áp lực đối với
các nhà đầu tư, vì khi đó chi phi vốn tăng lên đồng thời hiệu quả đầu tư
cũng cũng giảm (có thể lãi suất lớn hơn tỷ suất lợi nhuận VĐT). Nên các
nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy mô VĐT (nguồn VĐT tư nhân giảm) và chi tiêu
đầu tư giảm.

Ngược lại, việc Nhà nước quyết định giành bao nhiêu % ngân sách để
chi cho ĐTPT cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư. Bởi nó không chỉ trực
tiếp tăng đầu tư ở các dự án nhà nước mà nó còn gián tiếp làm tăng những
nguồn vốn đầu tư khác nữa. Vậy khi VĐT nhà nước tăng lên làm cho VĐT
tư nhân cũng tăng theo. Nhà nước tăng chi tiêu đầu tư gián tiếp làm tăng
chi tiêu đầu tư trong tư nhân có thể do yếu tố kỳ vọng vào môi trường đầu
tư ổn định và tốt; nhà đầu tư lạc quan trong nền kinh tế tăng trưởng mạnh
đang phát triển vững mạnh và được nhà nước đầu tư một cách đáng kể.
Giả sử VĐT nhà nước không đổi thì khi tổng VĐT xã hội tăng lên làm
cho VĐT tư nhân tăng lên và từ đó chi tiêu đầu tư của tư nhân cũng tăng
lên. Và ngược lại VĐT xã hội giảm làm giảm VĐT tư nhân và chi đầu tư
giảm.
7. Các nhân tố khác

×