Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tong quan qua trinh phat trien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 7 trang )

11/9/2009
------------
Tin học Thống kê tài chính – sức sống tuổi 20


Cuộc cách mạng CNTT đang phát triển vô cùng nhanh chóng, tạo nên những bước nhảy vọt
chưa từng có trên thế giới. Khu vực thông tin chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong nền kinh tế của
hầu hết các quốc gia trên hành tinh.
Một nền kinh tế tri thức đang từng bước thay thế nền kinh tế công nghiệp truyền thống trên
phạm vi toàn cầu.

Định hướng đúng đắn

20 năm qua, cải cách trong lĩnh vực Tài chính được coi là một trong các ưu tiên hàng đầu của
quá trình Đổi mới của Chính phủ Việt nam.

Là cơ quan quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Tài chính đã sớm nhận thức được vai trò
quan trọng của CNTT và đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tài chính:
- hiện đại, hợp nhất từ trung ương đến địa phương ,
- tích hợp, thống nhất giữa các hệ thống cả trong và ngoài ngành, vận hành chính xác
và an toàn trên phạm vi toàn quốc.
- đảm bảo đáp ứng tối đa yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và cải cách hành chính của ngành
tài chính.

Năm 1989 Bộ Tài chính đã mời các cơ quan, Viện nghiên cứu trong nước có kinh nghiệm về
CNTT tư vấn cho Đề án ứng dụng Tin học vào công tác quản lý tài chính

Sau khi Đề án Chiến lược hệ thống thông tin tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào
Danh mục các dự án ưu tiên trong khuôn khổ tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Tháng
8/1996 Dự án Hiện đại hóa Bộ Tài chính giữa nước CHXHCN Việt Nam với Ngân hàng thế
giới đã được ký kết.



Ngày 11/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành
Tài chính đến năm 2010” tại Quyết định số 119/2003/QĐ-TTg

và ngày 22/4/2004, Bộ tr
ưởng Bộ Tài chính phê duyệt “Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT
ngành Tài chính đến năm 2010” tại Quyết định số 1269/QĐ-BTC, cụ thể hóa các giai đoạn phát
triển ứng dụng tin học cho ngành Tài chính.

Đó là những văn bản - định hướng quan trọng cho những bước tiến đầu tiên, vững chắc của sự
nghiệp tin học hóa ngành Tài chính.

Tạo môi trường tin học

- Ngày 22/10/1989 với việc thành lập Tổ nghiên cứu Đề án tổ chức hệ thống tin học ngành
tài chính, công cuộc nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ngành tài
chính đã chính thức khởi động từ đây.
- Tổ nghiên cứu gồm 8 cán bộ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chánh văn phòng Bộ lúc bấy là
ông Nguyễn Sinh Hùng (sau là Bộ trưởng Bộ Tài chính, nay là Phó Thủ tướng thường trực), và
ông Phạm Văn Thuận (nguyên Cục trưởng đầu tiên của Cục Tin học và Thống kê tài chính).
- Đây cũng là khởi nguồn bộ máy tổ chức của Cục Tin học và Thống kê tài chính ngày nay –
đơn vị thống nhất quản lý và ứng dụng CNTT trong toàn ngành Tài chính.
11/9/2009
------------
- Đề án tin học tổng thể đầu tiên của ngành tài chính Việt Nam được xây dựng với tên gọi: "Ứng
dụng tin học vào công tác quản lý ngành tài chính" được sự phối hợp giúp đỡ của:
* Viện tin học thuộc Viện khoa học Việt Nam,
* Viện Kỹ thuật quân sự I và II thuộc Bộ Quốc phòng, * Trung tâm tin học thuộc UB Khoa học
kỹ thuật nhà nước,
* Trung tâm thống kê tính toán thuộc tổng cục Bưu điện,

* Ban th
ư ký Hội tin học Việt Nam.
- Ngày 21/12/1990, sự ra đời của Ban quản lý công trình tin học theo Quyết định số 614
TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đánh dấu sự nhận thức về tầm quan trọng của công
tác quản lý ứng dụng CNTT trong ngành tài chính.
- Lần đầu tiên, ngành tài chính đặt vấn đề phải “Tạo môi trường tin học” với việc thay đổi thói
quen làm việc thủ công của các cán bộ nghiệp vụ, giúp họ ti
ếp cận với máy tính, đồng thời nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của tính thống nhất trong toàn hệ thống CNTT.

Từ những chiếc máy tính thế hệ sơ khai, Ban quản lý công trình tin học đã cùng các đối tác tìm
hiểu, mày mò với những ứng dụng đầu tiên như:
- Phát triển phần mềm kế toán kho bạc KTKB 1.0
- Xây dựng phần mềm TVN quản lý thuế
- Xây dựng phần mềm NSNN quản lý Ngân sách nhà nước
- Mạng máy tính đầu tiên đã được lắp đặt tại Vụ Ngân sách nhà nước, hỗ trợ công tác lập, cấp
phát, kế toán và quyết toán NSNN.
- Bước đầu thực hiện tin học hoá văn phòng bằng chương trình quản lý công văn, tính lương, kế
toán đơn vị dự toán
- Cũng trong thời gian này, Tổ máy tính và in trực thuộc lãnh đạo Cục KBNN ra đời tháng
22/6/1990 với nhiệm vụ tin học hóa đầu tiên là chương trình ứng dụng cho công tác kế toán kho
bạc KTKB;
- Phổ cập máy tính về các địa phương, xây dựng các ứng dụng mới như thanh toán liên KB,
quản lý tín phiếu, trái phiếu (tín dụng nhà nước);
- xây dựng bộ khung tổ chức tin học hệ thống Kho bạc.
- Năm 1991 Tổ Tin học trực thuộc phòng Kế hoạch-Kế toán-Thống kê của Tổng Cục thuế
ra đời với Đề án “Xây dựng hệ thống thông tin thuế nhà nước trên cơ sở sử dụng máy tính điện
tử” đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển CNTT ngành Thuế, mà trước hết là vấn đề tổ chức,
đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ tin học và đào tạo cán bộ thuế sử dụng máy tính, thực hiện
xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý thu thuế trên các máy đơn lẻ.


Từ
những cán bộ chưa từng được đào tạo về tin học, nhưng với một quyết tâm cao, một niềm
say mê được góp phần cho sự nghiệp Hiện đại hóa ngành tài chính, một môi trường tin học đầu
tiên của ngành tài chính đã được tạo lập nên từ đây.

Kiện toàn bộ máy tổ chức, thúc đẩy tiến trình phát triển, hiện đại hóa ngành tài chính

- Ngày 17/5/1995, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số 398 TC/QĐ/TCCB ban hành
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý ứng dụng tin học do ông Phạm Văn Thuận làm
Vụ trưởng – Trưởng ban, đây là đơn vị đầu tiên có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính
thống nhất quản lý hoạt động phát triển ứng dụng tin học trong lĩnh vực quản lý tài chính nhà
nước, tổ chức Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý tài chính và
điều hành ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính.
- Trong giai đoạn này, Ban đã xây dựng trang Điện tử nội bộ trên mạng LAN của Bộ Tài chính,
sau này vào tháng 8/2001 trang Website của Bộ Tài chính đã chính thức có mặt trên mạng
Internet toàn cầu.
11/9/2009
------------
- Triển khai Hệ thống mạng máy tính cho 61 Sở tài chính trên toàn quốc
- Các chương trình ứng dụng quản lý tài chính - ngân sách, trong đó có Chương trình Kế toán
ngân sách và quản lý tài chính xã, đã được tiến hành đồng loạt ở 4 cấp ngân sách Trung ương,
Tỉnh, Huyện, Xã.
Ban quản lý ứng dụng tin học cũng hỗ trợ hệ thống tin học Thuế và Kho bạc phát triển
nhiều ứng dụng tin học
- Đáng chú ý “Đề án phát triển CNTT ngành thuế đến năm 2000”
đặt mục tiêu cụ thể là ứng
dụng tin học để xây dựng và triển khai hệ thống cấp phát mã số thuế và xử lý tờ khai cho 2 luật
thuế mới là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp thống nhất trong toàn ngành
thuế.

- Ngành Kho bạc thì đặt mục tiêu phổ cập mạng cục bộ và triển khai các ứng dụng tác nghiệp
như chương trình kế toán và thanh toán nội tỉnh trên mạng diện r
ộng.
Tin học hóa nghiệp vụ
Có thể nói từ năm 2000, vấn đề tin học hóa nghiệp vụ tài chính đã được đặt ra gắn với
mục tiêu đồng bộ về mặt thiết bị, công nghệ và khả năng tích hợp toàn hệ thống.
Hàng loạt các ứng dụng được xây dựng gắn với nghiệp vụ như: hệ thống mã số đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước, Chương trình kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp IMAS
Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia tài chính - ngân sách đã tạo nên một kho dữ liệu tổng hợp
đầy đủ nhất về lĩnh vực tài chính ngân sách; phục vụ việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và
toàn diện cho công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu hoạch định chính sách của ngành Tài
chính, cũng như các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ Ngành.
- Từ tháng 1/2000 thành lập Trung tâm Cơ sở dữ liệu dự phòng II đặt tại Tp. HCM nhằm thực
hiện cả nhiệm vụ triển khai công tác quản lý, đào tạo và ứng dụng tin học cho các Sở tài chính
tỉnh phía nam.

“Gia nhập” vào hệ thống tin học thống kê tài chính muộn hơn là Cục CNTT và Thống kê hải
quan (tháng 9/2002) và Trung tâm tin học chứng khoán (tháng 3/2004), song 2 hệ thống này
cũng đã có quá trình phát triển từ trước đó.

- Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/1998, Tin học chứng khoán đã trưởng thành và phát
triển cùng với việc phát triển của hệ thống chứng khoán Việt Nam. Theo Nghị định
90/2003/NĐ-CP ngày 12/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Trung tâm Tin
học chứng khoán đã trở thành đơn vị trực thuộc UBCKNN và có chức năng thực hiện ứng dụng
CNTT phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chứng
khoán là một loại hình hoạt động rất mới ở Việt Nam, ở đó vấn đề quản lý thông tin, cũng như
cung cấp và công bố thông tin đòi hỏi hết sức chuẩn xác, đầy đủ và kịp thời. Chính vì vậy
CNTT đã được chú trọng và đưa vào ứng dụng ngay từ những ngày đầu.
Hiện nay, Trung tâm tin học UBCKNN ưu tiên tập trung hoàn thiện các chức năng

quản lý thị trường, đặc biệt chú trọng phát triển các ứng dụng tin học trong quản lý và điều hành
hoạt động giao dịch tại các TTGDCK để đồng bộ hóa hạ tầng thông tin chứng khoán.
Việc chuyển giao vào Bộ Tài chính được coi là một thuận lợi để Trung tâm tin học UBCKNN
hòa nhập vào hệ thống thông tin ngành Tài chính, phục vụ tốt hơn cho hoạt động của hệ thống
chứng khoán, mà trước tiên là khai thác thông tin phục vụ cho việc xây dựng các chính sách
quản lý và điều hành thị trường của UBCKNN.
- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan được thành lập theo Quyết định số
40/2001/QĐ-TTg Ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm
Tin học và Thống kê Hải quan. Từ cái nôi ban đầu là Tổ máy tính
điện tử thuộc Văn phòng
Tổng cục Hải quan (thành lập theo Quyết định số 29/TCHQ-TCCB ngày 16 tháng 3 năm 1987
11/9/2009
------------
Cuối năm 2008, Cục được lãnh đạo Tổng cục giao chủ trì, cùng với Hải quan TP Hồ Chí Minh,
triển khai đề án phần mềm tích hợp trên nền tảng của công nghệ hiện đại. Phần mềm này được
kỳ vọng đem lại luồng sinh khí mới trong tác nghiệp của cán bộ Hải quan, giúp quy trình thủ tục
hải quan nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Năm 1995, một mảng công tác lớn được Chính phủ giao cho Hải quan là thực hiện thống
kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và đã được hoàn thành xuất sắc, đảm bảo chính xác,
nhanh chóng, giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành trong việc xem xét, ban hành các
quyết sách kinh tế, góp phần bình ổn kinh tế - xã hội. Thời gian tới, thông tin thống kê được xác
định phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Khẳng định nhu cầu cấp thiết về trao đổi kiến thức, thông tin, kinh nghiệm triển khai trong
việc ứng dụng CNTT của ngành Tài chính, đồng thời là cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính về
lĩnh vực CNTT, tháng 8/2002 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định về việc thành lập Tạp
chí Tin học tài chính trực thuộc Ban quản lý ứng dụng tin học và Tạp chí Tin học Tài chính số
đầu tiên đã ra mắt bạn đọc vào tháng 1/2003. Hiện nay Tạp chí đã chuyển đổi thành Tạp chí Tài
chính điện tử (eFinance) và thiết lập một Website efinance.vn như một tờ báo trực tuyến,
phục vụ công tác thông tin tuyên truyền cho lĩnh vực kinh tế tài chính – thống kê dự báo và ứng

dụng công nghệ.

- Cùng với sự lớn mạnh và nhu cầu ứng dụng CNTT trong toàn ngành tài chính, ngày 29/7/2003
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định 117/2003/QĐ-BTC, từ đây Ban quản lý ứng dụng tin
học đã trở thành Cục tin học và thống kê tài chính, có nhiệm vụ rộng lớn hơn trước nhiều
trong việc thống nhất quản lý và ứng dụng CNTT trong toàn ngành Tài chính cùng với một chức
năng quan trọng nữa là chức năng thống kê và đánh dấu một bước phát triển mới của ứng dụng
tin học trong quản lý của ngành Tài chính.

- 20 năm qua với sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính và với nỗ lực phấn đấu của
toàn ngành, nên mặc dù là một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực với 5 hệ thống dọc 3 cấp Trung ương -
tỉnh - huyện (thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, dự trữ), bao gồm khối lượng lớn nghiệp vụ
khá phức tạp, nhưng đến nay, việc ứng dụng CNTT của ngành đã đạt được thành công khá rõ
nét và đang đi đúng định hướng của Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2009 – 2015, đó là:
1. Nâng cao năng l
ực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước:
+ ngành tài chính đã công khai 840 thủ tục hành chính
+ 83% cán bộ được cấp hộp thư điện tử
+ 63% cán bộ thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc
+ triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành tại cơ quan Bộ và các Tổng cục
+ Đối với từng lĩnh vực chuyên ngành đều có các ứng dụ
ng đáp ứng yêu cầu quảng lý,
sẵn sàng cho việc truy cập và khai thác thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của
lãnh đạo các cấp. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tập trung triển khai các ứng dụng lớn,
tích hợp, tập trung dữ liệu dạng ERP như hệ thống quản lý tài chính công TABMIS, hệ
thống thuế thu nhập cá nhân, hệ thống hải quan điện tử, hệ thống ứng dụng cốt lõi hi
ện
đại hóa nghiệp vụ quản lý thuế.

2. Phục vụ người dân và doanh nghiệp

+ Trang điện tử Bộ Tài chính trên Internet gồm cả trang tiếng Việt và tiếng Anh với tên
miền mof.gov.vn , đồng thời đang thí điểm trang tin phục vụ Lãnh đạo và xây dựng
Portal ngành tài chính cung cấp 409 dịch vụ hành chính công từ mức 1 đến mức 3.
+ Cung cấp trên trang thông tin điện tử của Bộ và các Tổng cục là 25 dịch vụ công phục
vụ công dân, doanh nghiệp, trong đó có 13 dịch vụ đạt mức 2
11/9/2009
------------
+ Cung cấp miễn phí các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp như: kiosk thông
tin tra cứu tình trạng, hồ sơ thuế…; ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế - mã vạch; Ứng dụng
khai hải quan điện tử
3. Xây dựng nền tảng phục vụ chính phủ điện tử
+ 92% cán bộ công chức được cấp máy tính
+ 100% đơn vị có mạng cục bộ
+ 100% máy tính dược kết nối m
ạng cục bộ
+ Hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính với trên 1.700 điểm (site) được kết
nối vào hạ tầng truyền thông, kênh truyền đã được mở rộng để đáp ứng ứng dụng xử lý
tập trung
+ Hợp tác sử dụng hệ thống chứng thực chữ ký số của VNPT)
- Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách-Kho bạc (TABMIS) có tính năng đầy đủ cho
phân bổ, cấ
p phát ngân sách, mua sắm, báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện, quản lý tài
sản công, chức năng biên nhận và thanh toán kho bạc.
- Hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp (ITAIS) nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ
mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, cung cấp dịch vụ hiện đại với hình thức đa dạng, hỗ
trợ được người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.
- Hệ thống thông tin quản lý hải quan (VCIS) hỗ trợ các quy trình thủ tục hải quan và đạt
mục tiêu tự động hóa hải quan, hải quan điện tử.
- Chứng khoán với các phần mềm giám sát giao dịch; nghiệp vụ đăng ký – lưu ký –
thanh toán bù trừ chứng khoán; Giám sát giao dịch; Quản lý niêm yết; Công bố thông tin

- Hệ thống thông tin thống kê và dự báo tài chính quốc gia (SFSS) bao gồm các thông tin
về: ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài sản công, nợ trong và ngoài nước của chính
phủ, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, giá cả thị trường, quỹ chính sách và quỹ chính
sách tài chính.
- Hệ thống quản lý thông tin dự trữ quốc gia bao trùm toàn bộ các mạng quản lý kho
tàng, chất lượng vật từ hàng hóa, quảng lý hoạt động nhập – xuất hàng năm, quản lý
nguồn vốn mua bán hàng dự trữ.
- Tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến cũng đang được triển khai, phục vụ cho điều hành
từ xa, tiết kiệm chi phí hội họp, tàu xe đi lại…

4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT được coi là yếu tố
mang tính quyết định.
- Việc quy hoạch phát triển bộ máy tổ chức tin học ở cấp trung ương và hệ thống tin học
ngành, cũng như việc kiện toàn tổ chức tin học (cấp phòng hoặc trung tâm) trực thuộc
giám đốc sở tài chính được đẩy mạnh.
- Hiện nay toàn ngành tài chính có đội ngũ gần 4.000 cán bộ chuyên trách về CNTT với
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đáp ứng yêu cầu công việc
- 90% cán bộ, công chức có thể sử dụng máy tính trong công việc
- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính 100% được phổ cập ứng dụng CNTT, phục vụ trao
đổi công việc chuyên môn, được tập huấn các chương trình tác nghiệp trong khâu triển
khai. Đào tạo tin học cơ bản và sử dụng ứng dụng nghiệp vụ cho trên 40.000 lượt cán bộ
- Hàng năm tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về CNTT theo chuẩn quốc tế, đào tạo
lại, cập nhật kiến thức cho gần 900 lượt cán bộ nghiệp vụ, trong đó có cả các cán bộ lãnh
đạo cấp cao.)

Góp phần thúc đẩy tập thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, cùng với công tác
chuyên môn, công tác Đảng, hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên được đẩy mạnh,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×