Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo ra một xu thế cạnh
tranh mới cho các doanh nghiệp trong nước lẫn ngoài nước, đó chính là trình độ và khả
năng ứng dụng công nghệ mới trong mọi thao tác, hoạt động của doanh nghiệp. Sức
mạnh về khả năng lưu trữ và phân tích thông tin để tìm ra những quy luật, những xu
hướng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đầu tư sản xuất, một điều có thể thấy hơn nữa
chính là doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ càng hiện đại thì càng chiếm được lòng
tin của các nhà đầu tư và những người sử dụng sản phẩm.
Trong đó, tin học hóa các quy trình kế toán đã giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp
cũng như các nhân viên kế toán hằng ngày phải xử lý với những con số, không tránh
khỏi những sai sót khi phải nhập liệu nhiều lần, Ứng dụng công nghệ thông tin vào
quy trình kế toán đã tạo nên một sinh khí mới, các hệ thống thông tin kế toán ra đời hỗ
trợ đắc lực cho hoạt động kế toán, tiết kiệm được thời gian, nhân lực khi các máy tính
và các phần mềm tham gia phần lớn vào các công việc xử lý, đặc biệt là các công việc
có tính chất lặp đi lặp lại.
Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng đồng hành với những đóng góp to lớn đó của
công nghệ cũng chính là những rủi ro mà công nghệ có thể phát sinh, như những sai sót
của phần mềm, những tác động tiêu cực của con người nhằm mang lại những lợi ích cá
nhân, sự dựa dẫm, tin tưởng quá mức của con người, sự kém hiểu biết của người sử
dụng có thể dẫn đến những sai sót trầm trọng đối với kết quả của kế toán, ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính. Và khi đó kiểm toán hệ thống thông tin ra đời như là một giải
pháp hoàn hảo nhất đáp ứng cho nhu cầu hiện tại, hỗ trợ cho các vấn đề mà kiểm toán
báo cáo tài chính đang gặp khi hầu hết các báo cáo tài chính đều được xuất ra từ hệ
thống. Đề tài “” với mong muốn đem đến
một cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế
toán mà hiện tại các doanh nghiệp đang áp dụng
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ERNST AND YOUNG
1.1. Một vài nét sơ lược về lịch sử hình thành:
Ernst & Young, tên công ty được ghép từ tên của 2 nhân vật có công đầu tạo
tiền đề cho sự ra đời của công ty là A.C. Ernst và Athur Young. Họ chưa hề gặp nhau
nhưng cùng quan điểm và đều mất năm 1948, chỉ sống hơn nửa thế kỷ, nhưng những di
sản họ để lại – sự sáng tạo và nỗ lực, sự nhạy cảm và quan tâm, lòng nhiệt tình và niềm
tin – đã làm nên nét đặc trưng riêng của tập đoàn Ernst & Young ngày hôm nay.
Arthur Young sinh ra ra tại Glasgow, Scotland. Ông tốt nghiệp ngành luật nhưng
lại quan tâm tới ngân hàng và đầu tư. Năm 1890, ông chuyển đến Mỹ để theo đuổi
nghề kế toán. Năm 1906 cùng với anh trai là Stanley, ông thành lập hãng kế toán
Arthur Young & Company.
Alwin C Ernst sinh năm 1881 ở Mỹ, bang Cleveland. Ông là một người tự mình
làm nên sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông khởi nghiệp là nhân viên kế toán.
Bốn năm sau, vào năm 1903, ông cùng người em trai của mình là Theodore thành một
lập hãng kế toán nhỏ Ernst & Ernst.
Cả Ernst & Arthur đều là những người canh tân và hiểu rõ tầm quan trọng của
chất lượng dịch vụ trong nghề nghiệp của họ. Ernst là người tiên phong với ý tưởng
rằng thông tin kế toán có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh. Ông
luôn yêu cầu nhân viên của mình cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Young cũng khẳng định vị trí của mình là một chuyên gia tư vấn kinh doanh như vị trí
mà ông có được với tư cách là một kế toán viên.
Cả hai hãng kiểm toán của họ nhanh chóng tham gia thị trường toàn cầu. Đầu năm
1924, họ liên kết với các hãng nổi tiếng của Anh: Young liên kết với Paterson & Co,
Ernst liên kết với Whinney Smith & Whinney. Năm 1879, bản hiệp định đầu tiên của
Ernst đã dẫn tới sự thành lập tập đoàn Ernst & Whinney. Đây là những tập đoàn liên
kết đầu tiên trong số rất nhiều tập đoàn khác trên thế giới và chúng là khởi nguồn của
những tập đoàn thống trị toàn cầu hiện nay.
Sau khi mất đi, những triết lý mà họ để lại vẫn tiếp tục được áp dụng và đến năm
1989, các hãng do họ lập nên đã liên kết tạo thành Ernst & Young. Ernst & Young
nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên thị trường toàn cầu, năm 2000, Ernst &
Young công khai tuyên bố là một tập đoàn toàn cầu mới và đến nay là một trong 4
hãng kế toán kiểm toán lớn nhất thế giới. Hơn 130,000 nhân viên của hãng trên toàn
thế giới, làm việc trên 140 quốc gia và được chia thành 7 khu vực chính Châu Mỹ,
Trung Âu, Tây Âu, Viễn Đông, Ấn Độ và châu Phi , Nhật Bản và Châu Úc luôn chia sẻ
lý tưởng và niềm đam mê giúp khách hàng của mình phát triển kinh doanh.
1.2. Quá trình hình thành của Ernst and Young tại Việt Nam.
Ernst & Young đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay từ năm 1989. Ernst &
Young Việt Nam chính thức được thành lập và trở thành công ty kiểm toán và tư vấn
doanh nghiệp vơi 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam theo Giấy phép
đầu tư số 448/GP ngày 3/11/1992 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/GPDC1 ngày
23/01/2002 do Ủy ban Nhà nước và hợp tác đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Ernst & Young đi vào hoạt động với số vốn đầu tư là 21 tỉ đồng. Với chủ trương tham
gia vào quá trình phát triển lâu dài của đất nước và con người Việt Nam cũng như chất
lượng dịch vụ đã được kiểm định trên toàn thế giới, Ernst & Young Việt Nam đã nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường thị trường kiểm toán tại Việt Nam.
Tên giao dịch chính thức của công ty: !"##$%&'()"*
Điện thoại liên lạc (chi nhánh tại TPHCM): (08)-38.245.254
Website chính thức của công ty: />
Công ty kiểm toán TNHH Ernst and Young VietNam có văn phòng tại cả thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội:
• Trụ sở chính đặt tại lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside Office – 2A-4A Tôn
Đức Thắng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
• Văn phòng tại Hà Nội: tầng 15 Daeha Business Centre, 360 Kim Mã, Hà Nội.
Khởi đầu lúc thành lập Công ty chỉ có 10 người (năm 1992) nhưng hiện nay Công
ty đã phát triển với số lượng nhân viên lên tới hơn 600 nhân viên trong và ngoài nước.
Ernst & Young là công ty quốc tế đầu tiên chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp
có chủ phần hùn (partner) là người Việt Nam. Tổng giám đốc hiện nay là ông Trần
Đình Cường.
Công ty hiểu rõ tầm quan trọng của khách hàng và điều này được phản ánh trong
bản tuyên ngôn sứ mệnh doanh nghiệp của Công ty:
“Trước mắt Ernst & Young Việt Nam tận tâm cung cấp các dịch vụ về kiểm toàn và tư
vấn có chất lượng cao nhất cho các khách hàng quốc tê, đồng thời tham gia vào tiến
trình phát triển lâu dài của Việt Nam thong qua việc cung cấp dịch vụ tới một lượng
ngày càng tăng các khách hàng trong nước. Trọng tâm của chúng tôi là hỗ trợ khách
hàng đạt được mục tiêu đã đặt ra, đồng thời đảm bảo mức tăng trưởng đạt được như
mong muốn của đội ngũ nhân viên và công ty của chúng tôi.”
Với mười sáu năm kinh nghiệm tại Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam có khả
năng đáp ứng nhu cầu họat động của các khách hàng. Công ty đã tích lũy được sự hiểu
biết sâu sắc về những vấn đề của các công ty tại Việt Nam trong bối cảnh kinh doanh ở
Việt Nam bao gồm khả năng cung và cầu, các vấn đề về thuế, các rủi ro và cơ hội của
các khách hàng…
1.3. Quá trình hoạt động và phát triển tại Việt Nam.
1.3.1 Loại hình, dịch vụ kinh doanh
Ernst & Young Việt Nam hướng trọng tâm vào việc cung cấp các dịch vụ có
chất lượng cao với giá cạnh tranh. Các dịch vụ mà Ernst & Young cung cấp rất phong
phú đat dạng, bao gồm:
• Dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh: Là loại hình dịch vụ đem lại phần lớn
doanh thu cho Công ty. Dịch vụ này bao gồm:
Kiểm toán các báo cáo tài chính theo luật định và kiểm toán các báo cáo
tài chính cho các công ty, tập đoàn.
Dịch vụ đánh giá rủi ro an toàn công nghệ.
Đánh giá tài chính và kiểm toán cho mục đích đặc biệt.
Kiểm toán phân tích và đánh giá doanh nghiệp.
Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ.
Soát xét đặc thù và đưa ra ý kiến.
Soát xét báo cáo hàng quý và nửa năm.
Dịch vụ kiểm toán nội bộ.
• . Dịch vụ thuế: Khi môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn phát
triển, các chính sách thuế còn chồng chéo và đang trong quá trình hoàn thiện thì
nhu cầu về tư vấn thuế rất tiềm năng. Nắm bắt được nhu cầu cùng với việc có
được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có hiểu biết sâu sắc về kinh tế Việt
Nam, Ernst & Young đã cung cấp tới khách hàng các dịch vụ thuế. Cụ thể, dịch
vụ này gồm:
Chiến lược thâm nhập thị trường.
Tư vấn về tác động của thuế trực thu và gián thu đối với hoạt động kinh
doanh hiện tại cũng như theo kế hoạch đề xuất.
Cung cấp các dịch vụ kê khai thuế.
Lập kế hoạch nhằm giảm thiểu thuế phải nộp.
Lập và nộp các báo cáo thuế cho các cơ quan chức năng.
Liên hệ và giải trình với các cơ quan thuế.
• Dịch vụ tư vấn kinh doanh: Là một đất nước rất tiềm năng để đầu tư, Việt Nam
ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Nhằm hỗ
trợ các nhà đầu tư, Ernst & Young cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh. Dịch vụ
này bao gồm các dịch vụ:
Nghiên cứu khả thi và xin giấy phép đầu tư
Thực hiện cơ cấu đầu tư
Lựa chọn thiết kế và triển khai phần mềm
Triển khai hệ thống thông tin
Triển khai hoạt động – Phân tích, tái cơ cấu, cải thiện và thay đổi quy
trình kinh doanh
Chiến lược doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đưa ra thị trường loại hình kinh doanh
mới, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, xâm nhập thị trường quốc tế
Các dịch vụ hỗ trợ kế toán
Sáp nhập và mua lại công ty, liên doanh, liên kết
Định giá doanh nghiệp, bất động sản và tài sản vô hình
Tài chính và huy động vốn
Niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng
Chiến lược tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa
Các dịch vụ nói trên được thực hiện bởi những kiểm toán viên có năng lực trình
độ và kinh nghiệm vì vậy chất lượng của công việc thực hiện được đảm bảo ở mức độ
cao. Ernst & Young đã dựa vào những điều kiện hiện có của Việt Nam để cung cấp
một cách có hiệu quả nhất và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
1.3.2 Đặc điểm thị trường và khách hàng
Trải qua chặng đường hơn 16 năm phát triển, Ernst & Young Việt Nam đã trở
thành một trong những công ty tư vấn kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, với gần 700
nhân viên, gồm nhiều chuyên viên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia Singapore,
Malaysia và Philippines và các văn phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Viêng Chăn
(Lào) và Phnôm-pênh (Campuchia).Với uy tín lâu đời của mình cũng như sự hiểu biết
sâu sắc về thị trường Việt Nam, đến nay số lượng khách hàng của Ernst & Young
chiếm một số đáng kể, thị phần kiểm toán đứng ở loại lớn nhất Việt Nam hiện nay. Số
lượng khách hàng thường xuyên của Công ty khoảng 300 khách hàng bao gồm cả
khách hàng trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trên thế giới nói chung
và tại Việt Nam nói riêng, Ernst & Young cung cấp dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp
với nhiều quy mô, lĩnh vực và loại hình khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý
tài sản, sản xuất, thương mại, bất động sản
Tại Việt Nam hiện nay, Ernst & Young đang dẫn đầu trong kiểm toán các ngân
hàng. Công ty đã kí kết hợp đồng kiểm toán với hầu hết các ngân hàng lớn của Việt
Nam như: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Bảo việt Việt Nam, Habu Bank Đặc
biệt trong năm nay công ty cũng cung cấp các dịch vụ giúp một số ngân hàng thương
mại quốc doanh tái cơ cấu lại.
Trong các lĩnh vực khác tuy không đứng ở vị trí đầu tiên nhưng Ernst & Young
cũng có được những khách hàng lớn và chiếm một thị phần đáng kể.
• Về năng lượng: BP, CNOOC, ConocoPhillips, Ferrexpo, Kazakhmys, Total,
Westinghouse Electric Coporation,…
• Về giải trí: Khu giải trí Trump, tập đoàn giải trí Magna.
• Về dịch vụ tài chính: ING, ICBC, ING Group, CIBC, Man Group, ABN-
AMRO, VTB, UBS, US Bank,
• Về chăm sóc sức khoẻ: HCA, CVS Caremark, Lifepoint, Cleveland Clinic,…
• Về sản xuất: Tập đoàn Delphi, tập đoàn Eaton, Syngenta, TetraPak, tập đoàn
Kinh Đô, Hoàng Anh Gia Lai group, Vincom, REE, bút Thiên Long, Phở 24,
!"#$%"&'!(
%!
)*+
Vina Capital, tập đoàn AA, công ty Canon Việt Nam, công ty Cocacola Việt
Nam
Với số lượng lớn các khách hàng như vậy, Ernst & Young vẫn vững vàng là một
trong 4 công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất Việt Nam (BigFour).
1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lí và kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam
1.3.3.1 Bộ máy quản lí
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Ernst & Young được áp dụng theo
mô hình tổ chức của Ernst & Young toàn cầu, song có sự điều chỉnh để phù hợp với
điều kiện của Việt Nam
,
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Ernst & Young Việt Nam
Ban Giám đốc
Ban giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành
viên của ban giám đốc đều là các chủ phần hùn. Ernst & Young Việt Nam là công ty
dịch vụ chuyên nghiệp quốc tế đầu tiên có lãnh đạo là người Việt Nam; là công ty đầu
tiên, duy nhất trong số 4 tập đoàn dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới mà người
Việt Nam tham gia sở hữu, quản lý và giữ vị trí lãnh đạo cao nhất. Tổng giám đốc hiện
nay của Ernst & Young Việt Nam là ông Trần Đình Cường.
!+,- (Country managing partner) là người quản lý toàn diện mọi hoạt
động của Công ty tại Việt Nam, là người quyết định các chiến lược kinh doanh, các
loại hình dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp. Tổng giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm
trước Bộ tài chính và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
.!+,- (Partners) cũng là người tham gia vào hoạt động quản lý các
hoạt động của Công ty, thực hiện hỗ trợ cho Tổng giám đốc khi cần thiết. Phó tổng
giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch chiến lược chung của Công ty, báo
cáo tình hình hoạt động và tiềm năng lên Tổng giám đốc.
Các thành viên ban giám đốc là những người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán,
quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc rà soát cuối cùng đối với các hồ sơ
kiểm toán, là người đại diện của Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư
quản lý đối với khách hàng.
Bộ phận Hành chính
Bộ phận hành chính tuy không phải bộ phận góp phần tạo nên doanh thu trực tiếp
trong công ty nhưng sự hoạt động của bộ phận này là nền tảng hỗ trợ giúp bộ phận
-
nghiệp vụ phát triển. Bộ phận này bao gồm: bộ phận kế toán, bộ phận tin học, bộ phận
văn phòng.
Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hàng ngày một cách kịp thời chính xác, tạo điều kiện hỗ trợ nâng cao hiệu quả
quản lý tài chính ở Công ty. Bộ phận này còn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu –
chi, phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện và hoàn thiện quy chế tài chính, đề
xuất các biện pháp cho lãnh đạo phục vụ công tác quản trị tài chính.
Bộ phận Tin học chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm
quản lý, đảm bảo hoạt động mạng nội bộ, trợ giúp việc sử dụng cũng như sửa chữa
máy tính khi cần thiết.
Bộ phận Văn phòng có chức năng quản lý công văn, các văn bản hành chính,
quyết định quản lý, phối hợp với bên kế toán về vấn đề nhân sự, chuẩn bị và cung cấp
cho nhân viên Công ty các văn phòng phẩm cần thiết.
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận nghiệp vụ là bộ phận trực tiếp đem lại doanh thu cho Công ty. Bộ phận
này được chia thành 3 bộ phận tương ứng với các loại dịch vụ mà Công ty cung cấp: bộ
phận kiểm toán, bộ phận thuế, bộ phận tư vấn kinh doanh.
Bộ phận Kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ cho một khối lượng lớn khách
hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, sản xuất, khách sạn,
bất động sản…Đây là bộ phận hiện có số lượng nhân viên lớn nhất.
Bộ phận Tư vấn thuế: bộ phận này thực hiện tư vấn về thuế, giúp khách hàng
nâng cao trình độ quản lý thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập cá nhân… theo quy định hiện hành.
!
./012304
5 !(!&
.6327809/2/:304
;"< !
.6327804
5 !
./2/:304
;=>? !
.61/@4
Bộ phận Tư vấn kinh doanh: bộ phận này thừ hiện tư vấn về kế toán và tư vấn tài
chính doanh nghiệp, thực hiện cơ cấu vốn doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp…
1.3.3.2 Bộ máy kiểm toán
Đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào, bộ máy kiểm toán đóng vai trò quan trọng
không chỉ đối với hoạt động kiểm soát của công ty mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc giữ uy tín của công ty đối với khách hàng. Tổ chức bộ máy của công ty
Ernst & Young được tổ chức như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Ernst & Young Việt Nam
Bộ máy tổ chức kiểm toán của Công ty Ernst & Young được chia thành nhiều cấp phù
hợp với trình độ khác nhau của nhân viên.
• !/01: Trợ lý kiểm toán tuy được chia làm 2 cấp tùy thuộc vào trình
độ song các trợ lý kiểm toán đều là những người kinh nghiệm chưa nhiều. Họ sẽ
là người trực tiếp tham gia vào các phần hành kiểm toán trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán.
• !23.: là người có nhiều kinh nghiệm hơn, trưởng nhóm
kiểm toán cùng các trợ lý kiểm toán sẽ là những người trực tiếp thực hiện giai
đoạn Thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp
phân công nhiệm vụ cho các trợ lý kiểm tóan, theo dõi tình hình công việc và
báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán cũng sẽ là người rà
soát lại công việc của các trợ lý kiểm toán.
• 4: Trong quá trình và sau quá trình nhóm kiểm toán làm
việc tại khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán là ngừơi thường xuyên theo dõi tiến
độ công việc, rà soát các công việc mà nhóm kiểm toán thực hiện, sau đó
chuyển cho chủ nhiệm kiểm toán cao cấp.
• 4*56: Trong một số hợp đồng phức tạp thì trước khi
các công việc kiểm toán được chuyển tới giám đốc kiểm toán soát xét lần cuối
thì chủ nhiệm kiểm toán cao cấp sẽ là người rà soát các công việc và đưa ra kết
luận kiểm toán sơ bộ. Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp cũng là người có nhiều kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
• ,-: là người trực tiếp tham gia đánh giá rủi ro kiểm toán, ký
hợp đồng kiểm toán và các báo cáo kiểm toán. Giám đốc kiểm toán là người
cuối cùng soát xét lại công tác kiểm toán, đưa ra kết luận kiểm toán cuối cùng.
Giám đốc kiểm toán là những người có nhiều năm kinh nghiệm, có được chứng
chỉ kiểm toán viên hành nghề và là thành viên của ban giám đốc.
Ngoài ra, trong một số hợp đồng kiểm toán phức tạp và nhạy cảm, trước khi phát hành
báo cáo kiểm toán, các công việc sau khi được giám đốc kiểm toán rà soát sẽ có một
giám sát viên độc lập rà soát lại công việc nhằm đảm bảo hiệu quả công việc.
1.3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trải qua chặng đường hơn 18 năm phát triển, Ernst & Young Việt Nam đã trở
thành một trong những công ty tư vấn kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Trong nhiều
năm liên tục, Công ty luôn duy trì là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn có
doanh thu hàng đầu tại Việt Nam, liên tục mở rộng thị phần, thị trường, nâng cao
doanh thu, tăng cường nguồn nhân lực và đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước.
Tốc độ tăng doanh thu trung bình qua các năm của Công ty khoảng 10% và thường
đứng thứ 2 ở Việt Nam sau PWC. Năm 2008 doanh thu của Ernst & Young toàn cầu là
24,523 tỉ USD.
Ta có bảng tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Ernst & Young Việt Nam so
sánh với các Big 4 khác từ năm 2004 trở lại đây như sau:
7-8%%9*:* ;7<
Nhìn vào bảng trên ta thấy được tình hình hoạt động của Ernst & Young trong những
năm vừa qua. Ernst & Young luôn tự hào là 1 trong những công ty có doanh thu đứng
đầu về thị trường tư vấn và kiểm toán trên thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung.
Qua đó khẳng định được vị trí của Công ty trên thị trường kiểm toán Việt Nam cũng
như quốc tế.
1.3.5 Phương hướng phát triển
Phương châm làm việc của Ernst & Young Việt Nam là “cam kết cung cấp những
dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng cao nhất nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục
tiêu của mình, đồng thời thực hiện thành công kế hoạch phát triển của công ty và đóng
góp tích cực cho cộng đồng”. Ông Trần Đình Cường, Tổng Giám đốc Ernst & Young
Việt Nam (EYVN), Phó Chủ tịch Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) đã nhấn mạnh. Với phương châm đó mục tiêu chính của công ty là giữ vững
vị thế trên thị trường kiểm toán, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp hơn nữa dưới sự trợ giúp của Ernst & Young toàn cầu để đáp ứng nhu cầu trong
nền kinh tế hội nhập quốc tế đang phát triển ở Việt Nam, đóng góp rất tích cực vào
việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch ở Việt Nam, tạo nền tảng cho
sự phát triển của một thị trường chứng khoán và một nền kinh tế khỏe mạnh, là người
bạn đồng hành, là đối tác của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến
lược, tổ chức hoạt động và quản trị công ty hiệu quả trên cơ sở những thông lệ quốc tế
tốt nhất, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp và vị thế trên thị trường với các Công ty
kiểm toán khác.
Công ty cũng tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp, đồng
thời định hướng phát triển tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp cổ phần, phù hợp với chiến lược tài chính, phát triển xã hội ở Việt Nam
Chương 2. Quy trình kiểm toán tại công ty Ernst and Young
Là thành viên của Ernst & Young toàn cầu, Công ty Ernst & Young áp dụng
phương pháp kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu – GamX. Điểm nổi bật của
phương pháp kiểm toán này là đánh giá rủi ro kết hợp và từ đó xác định bản chất, phạm
vi và thời gian cho công việc kiểm toán, trong từng bước công việc có những chỉ dẫn
cụ thể, rõ ràng giúp cho các kiểm toán viên có thể bám sát được cuộc kiểm toán. Công
tác kiểm toán tại Công ty Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo quy trình gồm 4
giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và xác định rủi ro (Planning and Risk Identification)
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch chiến lược và đánh giá rủi ro (Strategy and Risk
Assessment)
Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán (Execution)
Giai đoạn 4: Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán (Conclution and
Reporting)
Quy trình kiểm toán áp dụng tại Ernst & Young toàn cầu cũng như Ernst & Young
Việt Nam qua từng bước cụ thể được mô tả thông qua sơ đồ sau:
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro. Ở giai đoạn này, Công ty tìm hiểu
mong muốn của khách hàng và yêu cầu công việc, xác định phạm vi kiểm toán ban
đầu, thiết lập nhóm kiểm toán. Cụ thể giai đoạn này gồm các bước công việc:
• P01. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phạm vi kiểm toán và thiết lập nhóm
kiểm toán
Đại diện Công ty gặp và thỏa thuận với những người có thẩm quyền của khách
hàng để tìm hiểu mong muốn, yêu cầu về dịch vụ nhằm xác định phạm vi dịch vụ.
Thêm vào đó, các cuộc họp với các lãnh đạo quản lý cao cấp cũng được tổ chức
để xác định những mối băn khoăn của ban quản lý và các vấn đề họ đang gặp
phải. Kế tiếp, Công ty xác định quy mô ban đầu của cuộc kiểm toán, cân nhắc yêu
cầu về dịch vụ của khách hàng, yêu cầu về pháp lý… Khi đã hiểu được nhu cầu
của khách hàng, một nhóm kiểm toán sẽ được thiết lập để thực hiện dịch vụ.
• P02. Đánh giá việc chấp nhận kiểm toán
Công ty thực hiện một số thủ tục để đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới
hoặc tiếp tục hợp tác với khách hàng cũ. Những hiểu biết về khách hàng cũng như
lĩnh vực mà khách hàng hoạt động là cơ sở để Công ty chấp nhận hợp tác với một
khách hàng mới cũng như tiếp tục hợp tác với khách hàng cũ.
Công ty cũng cân nhắc các vấn đề được ghi lại trong quá trình thực hiện đánh giá
khách hàng bởi chúng có thể giúp xác định rủi ro kinh doanh, để từ đó Công ty
cân nhắc nguồn lực cần thiết cho cuộc kiểm toán. Một số vấn đề cần cân nhắc:
o Tính chính trực: Tính chính trực của chủ sở hữu cũng như của ban lãnh đạo
của khách hàng có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kiểm toán cuối cùng cũng
như có thể ảnh hưởng đến uy tín của Công ty sau này.
,
o Rủi ro: rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Công ty ở khu vực
cũng như trên toàn cầu, những rủi ro về mặt tài chính từ việc hợp tác với
khách hàng.
o Khả năng thực hiện công việc: Công ty cần cân nhắc nguồn lực cần thiết để
thực hiện và giám sát công việc. Công ty cũng cần cân nhắc sự sẵn có về đội
ngũ nhân viên có những hiểu biết chuyên biệt về lĩnh vực mà khách hàng hoạt
động.
• P03. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Những hiểu biết về hoạt động kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh mà
khách hàng tham gia sẽ giúp Công ty xác định được những rủi ro kinh doanh ảnh
hưởng đến khách hàng cũng như khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đối với báo
cáo tài chính. Để thực hiện bước này, Công ty tiến hành phân tích các thông tin tài
chính và phi tài chính bằng cách phỏng vấn khách hàng cũng như thông qua các
nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên thứ ba độc lập
• P04. Tìm hiểu tình hình sử dụng công nghệ thông tin của khách hàng và khả
năng cần có sự trợ giúp của chuyên gia công nghệ thông tin
Công ty tìm hiểu mức độ sử dụng công nghệ thông tin của khách hàng và mức độ
phức tạp của công nghệ thông tin mà khách hàng đang sử dụng. Những hiểu biết
này sẽ hỗ trợ Công ty trong việc quyết định việc sử dụng chuyên gia về công nghệ
thông tin trong nhóm kiểm toán.
• P05. Đánh giá kiểm soát nội bộ
Công ty tiến hành thực hiện các thủ tục để tìm hiểu kiểm soát nội bộ của khách
hàng. Những hiểu biết về kiểm soát nội bộ của khách hàng sẽ làm cơ sở để thực
hiện các thủ tục nhằm thỏa mãn một số mục tiêu. Điều này sẽ giúp có được những
hiểu biết chi tiết hơn về kiểm soát nội bộ của khách hàng và từ đó hỗ trợ việc thiết
kế các thủ tục kiểm toán.
-
Tìm hiểu kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu kiểm soát nội bộ bao gồm đánh giá những kiểm soát nội bộ trong doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, đánh giá xem những kiểm soát đó có
được thực hiện hay không. Những kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp có ảnh
hưởng quan trọng tới cuộc kiểm toán bao gồm những kiểm soát có hiệu quả trong
việc ngăn chặn và phát hiện những sai phạm trọng yếu.
• P06. Thảo luận nhóm kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các thành viên của nhóm kiểm toán sẽ
thảo luận khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu do gian lận và các sai sót.
• P07. Xác định rủi ro xảy ra gian lận và biện pháp xử lý
Nhiệm vụ của kiểm toán viên chỉ là tiến hành kiểm toán để có được sự đảm bảo
hợp lý rằng báo cáo tài chính không chứa những sai phạm trọng yếu. Do đó, kiểm
toán viên tiến hành xác định rủi ro xảy ra gian lận từ những hiểu biết về khách
hàng, về môi trường kinh doanh, và từ việc thảo luận nhóm.
• P08. Xác định mức trọng yếu, sai sót có thể bỏ qua
Kiểm toán viên tiến hành xác định mức trọng yếu ở 2 cấp độ:
o Mức độ tổng quát cho toàn bộ báo cáo tài chính: mức trọng yếu kế hoạch
( PM)
o Mức độ cụ thể cho từng tài khoản: sai sót có thể bỏ qua (TE).
Xác định PM và TE đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược kiểm toán bởi vì:
Nó giúp xác định tài khoản trọng yếu
Nó giúp xác định quy mô của các thủ tục kiểm toán.
Nó giúp đưa ra kết luận về tổng hợp các chênh lệch kiểm toán(SAD) để
từ đó kết luận xem báo cáo tài chính có được trình bày trung thực hợp lý
hay không.
Ghi chú: (Planning Materiality) = 5% của lợi nhuận trước thuế
!$ (Tolerable Error) = 50% cho đến 70% của PM (tùy thuộc vào quá
trình xác định mức độ rủi ro)
• P09. Xác định các khoản mục trọng yếu (significant accounts) và cơ sở dẫn liệu
liên quan
Một kế hoạch kiểm toán hiệu qủa và hoàn thiện sẽ giúp đưa ra được đánh giá
chính xác về khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Điều
này yêu cầu kiểm toán viên phải xác định các khoản mục trọng yếu. Khoản mục
trọng yếu là các khoản mục có số dư lớn hoặc rủi ro tiềm tàng cao, có tính chất
phức tạp, do đó có những khoản mục có số dư nhỏ nhưng nếu có sai phạm xảy ra
nó có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những tài khoản khác. Các
khoản mục trọng yếu thường là những khoản mục có số dư lớn hơn TE hoặc
những khoản mục nhạy cảm.
2.2. Giai đoạn lập chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro. Giai đoạn này gồm các
bước sau:
• S01. Họp nhóm kiểm toán
Họp nhóm kiểm toán là buổi họp để các thành viên nắm bắt công việc và tình
hình sơ bộ về khách hàng.
• S02. Xác định những giao dịch chủ yếu
Kiểm toán viên tiến hành xác định những giao dịch và quá trình chủ yếu có ảnh
hưởng đến những khoản mục trọng yếu và cơ sở dẫn liệu liên quan mà kiểm toán
viên xác định trước đó.
• S03. Tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ, những sai phạm có thể xảy ra
trong quá trình luân chuyển và sự kiểm soát
Trong doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường được chia thành: các
nghiệp vụ thường xuyên, nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ ước tính kế toán.
Kiểm toán viên tìm hiểu quy trình xử lý bao gồm cả việc kiểm soát các nghiệp vụ
kể từ khi bắt đầu cho tới khi các nghiệp vụ được phản ánh trên sổ sách kế toán và
cuối cùng là lên báo cáo tài chính.
• S04. Walkthrough - Thực hiện kiểm toán nghiệp vụ từ khi bắt đầu đến khi được
phản ánh trên sổ sách kế toán
Kiểm toán tiến hành kiểm toán một số nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi chúng
được phản ánh trên sổ sách kế toán. Để thực hiện, kiểm toán viên tiến hành phỏng
vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu để đảm bảo rằng những hiểu biết về quy trình xử lý
nghiệp vụ có được được áp dụng hiệu quả trong thực tế, những kiểm soát đối với
những nghiệp vụ đó hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời
các sai phạm trọng yếu.
• S05. Tìm hiểu và đánh giá quá trình lập báo cáo tài chính
Quá trình lập báo cáo là việc chuyển những nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh
trong sổ sách kế toán lên các báo cáo tài chính. Quá trình này hoàn toàn độc lập
với các thủ tục kế toán khác. Do vậy, kiểm toán viên tìm hiểu và đánh giá những
thủ tục và các hoạt động kiểm soát khi lập báo cáo tài chính. Từ đó kiểm tra bảng
cân đối thử và báo cáo tài chính.
• S06. Chọn các quy trình kiểm soát (các kiểm soát nội bộ của khách hàng) để
tìm hiểu, kiểm tra
Khi chọn phương pháp kiểm toán dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ thì kiểm
toán viên tìm hiểu, kiểm tra những quy trình kiểm soát đó. Kiểm toán viên có thể
lựa chọn các quy trình kiểm soát theo phương pháp chọn mẫu hoặc toàn bộ tùy
thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Thông thường các quy trình
kiểm soát được chọn mẫu và là những kiểm soát quan trọng tức là nếu thiếu
những kiểm soát này thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động của
khách hàng.
• S07. Tìm hiểu và đánh giá hoạt động kiểm soát của hệ thống công nghệ thông
tin (ITGCs)
Hệ thống công nghệ thông tin có thể trở thành công cụ kiểm soát hiệu quả. Do
vậy đối với những khách hàng có sự dụng hệ thống công nghệ thông tin, kiểm
toán viên tiến hành đánh giá hiệu quả của hệ thống này.
• S08. Xác định rủi ro kết hợp kiểm toán
Với những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng và hệ thống kiểm
soát nội bộ, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Từ đó
kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm toán kết hợp.
• S09. Thiết kế thử nghiệm trên kiểm soát của khách hàng
Kiểm toán viên thiết kế các thử nghiệm xem các kiểm soát nội bộ của khách hàng
có hoạt động chính xác hay không cho tất cả các công đoạn thực hiện( hay còn
gọi là cơ sở dẫn liệu –assertion). Kiểm toán viên sẽ dựa vào các hướng dẫn chung
cũng như khả năng phán xét nghề nghiệp để quyết định bản chất, quy mô và thời
gian của các thử nghiệm kiểm soát.
• S10. Thiết kế các thử nghiệm đối với các bút toán và các thủ tục bắt buộc khác
Kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến các nghiệp vụ kinh tế và các bút toán điều
chỉnh bất thường bởi rất có thể nhà quản lý hay nhân viên có thể lợi dụng chức vụ
và quyền hạn để làm sai lệch báo cáo tài chính thông qua các nghiệp vụ và các bút
toán điều chỉnh đó.
• S11. Thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản
Thử nghiệm cơ bản được thiết kế để thu thập các bằng chứng liên quan đến sự tồn
tại, tính trọn vẹn, tính chính xác và tính có thật của số liệu, sự hợp lý của các ước
tính kế toán cũng như các thông tin khác trên báo cáo tài chính.
• S12. Thiết kế các thủ tục kiểm toán toàn diện
Các thủ tục kiểm toán này tập trung chủ yếu vào việc xem xét các hợp đồng, các
bên hữu quan, các vụ kiện tụng trách chấp, các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo
cáo tài chính, các thủ tục theo chuẩn mực.
• S13. Lập báo cáo về các chiến lược kiểm toán
Báo cáo này bao gồm kết quả các kế hoạch thủ tục và chiến lược kiểm toán.
2.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. Giai đoạn này bao gồm các bước sau:
• E01. Họp nhóm sau kiểm toán giữa kỳ
Đối với những khách hàng mà kiểm toán viên có thực hiện kiểm toán giừa kỳ thì
thường có một buổi họp nhóm sau đó. Trong buổi họp này, các thành viên nhóm
kiểm toán sẽ rà soát lại kết quả của các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ
bản đã thực hiện. Từ đó sẽ đánh giá xem kế hoạch kiểm toán ban đầu có còn phù
hợp hay không, cân nhắc xem kết quả của các thử nghiệm có ảnh hưởng đến
những đánh giá về rủi ro trước đó không.
• E02. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kết luận xem hệ
thống kiểm soát nội bộ có thật sự hoạt động hiệu quả hay không. Sau khi thực