Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.52 KB, 28 trang )

lOMoAR cPSD| 27827034

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ - QPAN - GDTC
*********

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề: Trình bày pháp luật hiện hành về chế độ bảo hiểm xã hội? Thực
trạng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay?

GIẢNG VIÊN HD: HÀ HOÀNG GIANG
SINH VIÊN TH : Đinh Quang Hiệp………
MÃ SV
: 71DCOT116013………
LỚP
:71DCOJ11…………..

GV CHẤM 1

ĐIỂM

GV CHẤM 2


lOMoAR cPSD| 27827034

MỤC LỤC
1.1. MỞ ĐẦU ........................................................................................2
1.2.2. Các loại BHXH ............................................................................ 2


II. Phân loại bảo hiểm xã hội .................................................................. 3

1.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................... 5
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................................. 11
Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ........... 13
Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội ............................................... 15
Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo hướng
bền vững… ............................................................................................ 17
Mở rộng…............................................................................................ 19
III. Kết luận… ....................................................................................... 20

1


lOMoAR cPSD| 27827034

1. LÍ THUYẾT
1.1. MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 1 trong những chính sách an sinh hữu
ích đối với người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có
hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và
đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng
lao động cịn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy
định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống bảo hiểm
xã hội tại Việt Nam và các chế độ của BHXH hiện nay.
1.2. Pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội

1.2.1. khái niệm bảo hiểm xã hội:(BHXH) là sự trợ giúp về mặt vật
chất cần thiết được xã hội quy định nhằm giúp phục hồi nhanh chóng sức

khỏe , duy trì sức lao động , góp phần ổn định đời sống cho người lao
động và gia đình của họ trong trong các trường hợp đau ốm , thai sản, hết
tuổi lao động , chết hoặc do tai nạn lao dộng , bệnh nghề nghiệp dủi do
hoặc các khó khăn khác .( ĐIỀU 140 BLLĐ)
1.2.2. Các loại BHXH :
I. Những thông tin cơ bản về Bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã
hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.


lOMoAR cPSD| 27827034

Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội
+Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
+Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
+Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
+Chế độ bảo hiểm ốm đau;
+Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
+Chế độ bảo hiểm thai sản;
+Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
+Chế độ hưu trí;
+Chế độ bảo hiểm y tế
+Chế độ tử tuất.

3. Chức năng của bảo hiểm xã hội
Trên thực tế, nhiều người lao động băn khoăn và khơng muốn tham gia
BHXH vì cho rằng mức đóng bảo hiểm xã hội khá cao. Tuy nhiên, người


lOMoAR cPSD| 27827034

lao động lại không nắm rõ được lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao
động. Vậy thực chất khi đóng bảo hiểm xã hội để làm gì?
Bảo hiểm xã hội sẽ giúp bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài
chính cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải những
rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, …
Ngồi chức năng trên thì bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập cho
người lao động. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu
nhập theo thời gian. Tức là, người lao động sẽ đóng BHXH để dành
hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro hay có vấn đề khác như thai sản, thất nghiệp
hay lương hưu sau này…
BHXH mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động và xã hội.
II. Phân loại bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Luật BHXH năm 2014 thì phân loại bảo hiểm xã hội theo
hình thức gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định
bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
1.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối với người lao động



lOMoAR cPSD| 27827034

Đối tượng

Quỹ BHXH

Quỹ

Quỹ

Quỹ

Tổng

là người lao

TNLĐ,

BHTN

BHYT

mức

động

BNN

đóng


Qũy hưu Quỹ ốm đau,
trí, tử

thai sản

tuất
Việt Nam

8%

0

0

1%

1,5%

10,5%

Nước ngồi

0

0

0

0


1,5%

1,5 %

Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với NLĐ
Đối với người sử dụng lao động

Đối tượng là

Quỹ BHXH

Quỹ

Quỹ

Quỹ

Tổng

người sử dụng

TNLĐ,

BHTN

BHYT

mức

lao động


BNN

đóng

Qũy hưu Quỹ ốm đau,
trí, tử

thai sản

tuất
Việt Nam

14%

3%

0,5%

1%

3%

21,5%

Nước ngồi

0

3%


0,5%

0

3%

6,5 %


lOMoAR cPSD| 27827034

Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của NSDLĐ

1.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1/ Chế độ ốm đau
Căn cứ theo Điều 25, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện
hưởng chế độ ốm đau:
-Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động
phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền theo quy định của Bộ Y tế.
-Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do
say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do
Chính phủ quy định thì khơng được hưởng chế độ ốm đau.
-Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

-Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau
của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong
mơi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.


lOMoAR cPSD| 27827034

2/ Chế độ thai sản
Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo
quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi
đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ
thai sản.
Trường hợp đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ
được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết
lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng
chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ,
người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ
hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.


lOMoAR cPSD| 27827034

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận ni con ni dưới 06
tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương
cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi
con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã
hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng
sinh con cho mỗi con.
3/ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
*Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+Ngoài nơi làm việc hoặc ngồi giờ làm việc khi thực hiện cơng
việc theo u cầu của người sử dụng lao động;
+Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyến đường hợp lý.
+Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
*Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong mơi
trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại
khoản 1 Điều này.


lOMoAR cPSD| 27827034

+Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại
Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện được quy định
thuộc Điều 43, Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng
trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm
khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
+Ngồi 2 trợ cấp trên thì người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp cịn có thể được cấp phương
tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng
tháng; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
4/ Chế độ hưu trí
+Về điều kiện nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí của người lao động thì theo
quy định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20
năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… được quy định tại

Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
+Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người
lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng
45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62
của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
+Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
+Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và
điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.


lOMoAR cPSD| 27827034

+Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định
nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều
kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng
liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản

đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn
bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Đóng BHXH, người lao động được hưởng chế độ hưu trí
+Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định
nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều
kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với người lao
động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1
Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền
kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề
nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật
này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm


lOMoAR cPSD| 27827034

hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao
động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
5/ Bảo hiểm xã hội 1 lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có u cầu
thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
+Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4
Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ

15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện;
+Ra nước ngoài để định cư;
+Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng
như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã
chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y
tế;
+Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều
2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện
để hưởng lương hưu.
6/ Chế độ tử tuất


lOMoAR cPSD| 27827034


Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng
tháng, trợ cấp tuất một lần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang tham gia
bảo hiểm xã hội, hoăc đang bảo lưu thời gian đóng; tịa tun án là chết,
trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng
tháng:
-Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm
xã hội một lần;
-Đang hưởng lương hưu;
-Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
-Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với
mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Chế độ tử tuất theo BHXH.
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của
những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:


lOMoAR cPSD| 27827034

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người
mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55
tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ
hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia

bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ ni dưỡng theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ
55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ
hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia
bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ ni dưỡng theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi
đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuôc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp
tuất môt lần phụ thuôc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hơi và mức
tiền lương bình qn đóng bảo hiểm xã hôị.

7/ Bảo hiểm thất nghiêp
Bảo hiểm thất nghiệp là 1 trong những chế độ của bảo hiểm xã hội khi
người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động.


lOMoAR cPSD| 27827034

Để được hưởng trợ cấp thất nghiêp, người lao đơng phải đang tham gia
đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiêp từ đủ 12 tháng trở lên trong
khoảng thời gian 24 tháng trước khi bị thất nghiêp.
Và làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời gian 3 tháng kề từ
khi thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
tại Trung tâm dịch vụ viêc làm. Mức hưởng trợ cấp thất nghiêp bằng 60%
mức bình qn tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng
liền kề trước khi thất nghiệp.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà
người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức

đóng phù hợp với tài chính của mình.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định
công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, khơng nằm trong nhóm đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Và khi nào cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động
căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào
để có thể đóng BHXH.
Người dân được tư vấn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1 Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyên
Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng
BHXH tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định
tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu
nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất


lOMoAR cPSD| 27827034

bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần
mức lương cơ sở.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng
hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng
tháng so với quy định tại Điều này.
2.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
1/ Chế đơ ̣hưu trí

Người lao đơng thc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyên đủ
điều kiên về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hơi sẽ được hưởng
chế đơ ̣ hưu trí.
Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng
BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:


lOMoAR cPSD| 27827034

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20
năm.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
2/ Chế đơ ̣tử tuất
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyên từ đủ 60
tháng ( 05 năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng
trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại năm
2021 là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60
tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu
thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết
thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần
đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc
đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã
đóng bảo hiểm xã hội.
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột
chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện
bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn

dân…”.


lOMoAR cPSD| 27827034

Thực hiện Nghị quyết này, đến hết năm 2020, tổng số người tham gia bảo
hiểm xã hội là 16,1 triệu người, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ
tuổi. Về cơ bản, chỉ tiêu số người tham gia bảo hiểm xã hội đã đạt được
nhưng để tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, cần thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp.
Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Đối tượng và mức đóng bảo hiểm xã hội
Đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là tồn bộ người làm
cơng hưởng lương bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; người làm
việc trong quân đội, công an nhân dân; người làm việc theo hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc với thời hạn từ 3 tháng trở lên (từ ngày
01/01/2018 là từ 1 tháng trở lên); cán bộ không chuyên trách cấp xã;
người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng;
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (áp dụng từ ngày 01/01/2018).
Tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động cịn có người sử dụng lao
động; là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, tổ
hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt
Nam đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc.
- Mức đóng BHXH: Mức đóng BHXH được quy định theo từng quỹ
thành phần, người lao động thuộc đối tượng khác nhau sẽ đóng khác
nhau, cụ thể: Quỹ Ốm đau, thai sản: Do người sử dụng lao động đóng với
mức đóng là 3% so với tổng Quỹ Tiền lương đóng BHXH của đơn vị;



lOMoAR cPSD| 27827034

Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Do người sử dụng lao động
đóng, trước tháng 6/2017 là 1% tổng quỹ tiền lương, từ sau tháng 6/2017
là 0,5% và từ ngày 15/7/2020, mức đóng có thể giảm xuống 0,3% nếu
thực hiện tốt các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
Quỹ Hưu trí và tử tuất: Đối với loại hình BHXH bắt buộc, người lao động
đóng 8% so với tiền lương, người sử dụng lao động đóng 14% so với
tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH. Đối với người tham gia BHXH
tự nguyện, mức đóng là 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương chính, phụ cấp
và các khoản bổ sung (đối với người hưởng lương theo mức lương do
người sử dụng lao động quyết định). Mức thu nhập làm căn cứ đóng
BHXH tự nguyện, do người lao động lựa chọn, thấp nhấp bằng mức mức
chuẩn nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ tháng 1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ
đóng với mức hỗ trợ bằng 30%, 20%, 10% mức đóng theo mức chuẩn


lOMoAR cPSD| 27827034

nghèo tương ứng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối với
đối tượng còn lại. Người lao động được chọn mức đóng hàng tháng, hàng
quý, 6 tháng một lần, 12 tháng 1 lần, đóng 1 lần cho những năm cịn thiếu
hoặc đóng 1 lần cho nhiều năm về sau.

Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội
Để tăng tính linh hoạt cho thị trường lao động và tạo sự cơng bằng, bình

đẳng giữa người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, đối tượng
tham gia BHXH từng bước được mở rộng. Bên cạnh đó, kinh tế phát
triển, thu nhập của người lao động tăng, nhận thức và nhu cầu của người
lao động về an tồn tài chính cũng tăng theo. Cùng với sự nỗ lực của
ngành BHXH Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp quản lý đối
tượng tham gia BHXH, số lượng đơn vị sử dụng lao động và số lao động
tham gia BHXH tăng lên hàng năm cả về số tuyệt đối và số tương đối
(Bảng 1).
Sau 6 năm thi hành Luật BHXH năm 2014, trong giai đoạn 2016-2020, số
lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng thêm 2.181 nghìn người (trung
bình mỗi năm tăng 4%); năm 2020, số người lao động tham gia BHXH
giảm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19; số người lao động tham gia mới
giảm, trong khi số người lao động hưởng BHXH 01 lần tăng.
Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng số lao động
tham gia BHXH tự nguyện tăng 86% so với năm 2019. Kết quả này là do
năm 2020, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong
đó nổi bật là việc thực hiện chương trình truyền thơng “Lễ ra quân hưởng
ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Tuyên truyền, vận động
người dân tham gia BHXH tự nguyện” trên quy mơ tồn quốc.


lOMoAR cPSD| 27827034

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được trên, việc phát triển đối tượng tham
gia BHXH vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Vẫn còn nhiều người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham
gia, nói cách khác, việc thực thi pháp luật về trách nhiệm tham gia BHXH
chưa đạt hiệu quả cao. So sánh số người lao động đã tham gia BHXH với
số lao động làm công hưởng lương (tương đương với số lao động thuộc

diện tham gia BHXH), thì mới có gần 60% số lao động thuộc diện tham
gia BHXH bắt buộc.
- Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng. Sau 13 năm triển khai BHXH tự nguyện, đến hết năm
2020, mới có khoảng 1.068 nghìn người tham gia loại hình bảo hiểm này,
chiếm 3,7% so với đối tượng thuộc diện tham gia.
- Số đối tượng nhận BHXH một lần ở mức cao, mỗi năm có hàng trăm
nghìn người hưởng BHXH một lần. Nếu so sánh giữa số lao động giải


lOMoAR cPSD| 27827034

quyết hưởng BHXH một lần với số lao động tham gia BHXH tăng mới,
thì tỷ lệ này tương đối cao (từ 2016 - 2019, mỗi năm xấp xỉ 45%, năm
2020, tỷ lệ này tăng lên 73,3%). Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc phát
triển đối tượng tham gia BHXH.
Như vậy, so với tiềm năng, đối tượng tham gia BHXH phát triển còn
chậm do một số nguyên nhân sau:
- Nhận thức của người lao động về lợi ích của BHXH cịn hạn chế, nhiều
người chưa có hiểu biết rõ ràng về chính sách BHXH; mặt khác, thói
quen phịng ngừa rủi ro chưa được hình thành, người lao động chỉ thực sự
thấy cần bảo hiểm khi rủi ro hoặc sự cố xảy ra.
- Ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao
động chưa cao, chưa coi việc tham gia BHXH là trách nhiệm bắt buộc
phải thực hiện. Nhiều người sử dụng lao động trốn đóng BHXH để cắt
giảm chi phí, thậm chí, nhiều người lao động cũng muốn người sử dụng
lao động không đóng BHXH mà trả thêm vào lương.
- Tiền lương/thu nhập của người lao động thấp, năm 2019, tiền lương
bình quân của người làm công hưởng lương là 6,64 triệu đồng/tháng, thu
nhập bình quân đầu người đạt 4,2 triệu đồng/tháng…

- Sự cạnh tranh của các sản phẩm bảo hiểm thương mại. Ngồi chế độ
hưu trí của loại hình BHXH tự nguyện, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
cũng cung cấp cho người lao động các sản phẩm bảo hiểm cho tuổi già.
- Chính sách BHXH chưa đảm bảo sự ổn định. Các chế độ BHXH dài hạn
(hưu trí, tử tuất) có đặc điểm là thời gian đóng và thời gian hưởng có sự
tách bạch và phát sinh trong thời gian dài. Chính sách BHXH có nhiều sự


lOMoAR cPSD| 27827034

thay đổi, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia, điều đó ảnh hưởng
tới niềm tin của người dân vào chính sách.
Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo hướng
bền vững
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, thời gian tới cần triển khai
đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
Công tác thông tin, tun truyền có vai trị quan trọng trong việc truyền
tải những thơng điệp của chính sách đến đối tượng chịu tác động. Tham
gia BHXH là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm của người lao động
(trách nhiệm đối với chính bản thân và cộng đồng) và trách nhiệm của
người sử dụng lao động với người lao động. Trong hoạt động tuyên
truyền, cần chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết của người lao động
về chính sách BHXH, bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định việc tham
gia BHXH.
Trên thực tế, nhiều người lao động chưa có hiểu biết rõ về mức đóng, thời
gian đóng, quyền lợi hưởng… để người lao động dễ hiểu, khơng cảm thấy
do dự vì thời gian tham gia quá dài. Muốn như vậy cần có ví dụ minh họa
về mức đóng và quyền lợi hưởng cho người lao động; nhấn mạnh nội
dung về điều chỉnh tiền lương/thu nhập đã đóng BHXH và tiền lương hưu

hàng tháng trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cần làm rõ sự liên thơng giữa hai hình thức BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện, người lao động được cộng nối thời gian tham gia
BHXH và cách tính lương hưu là giống nhau. Nhận thức rõ vấn đề này sẽ


lOMoAR cPSD| 27827034

tránh được việc người lao động nhận BHXH một lần và khơng có ý định
tham gia tiếp khi rời khỏi khu vực tham gia bắt buộc.
Thứ hai, xây dựng chính sách BHXH ổn định.
Để người lao động (cả người sử dụng lao động) tự nguyện tham gia
BHXH, kể cả ở hình thức bắt buộc thì “sản phẩm” BHXH phải thực sự
hấp dẫn người tham gia, các chế độ BHXH phải đảm bảo đời sống cho
người lao động khi gặp rủi ro hoặc sự kiện làm giảm hoặc mất nguồn thu
nhập từ lao động. Hơn nữa, những cam kết của Nhà nước đối với người
tham gia (thơng qua chính sách BHXH) phải được thực hiện trong suốt
quá trình tham gia BHXH của người lao động.
Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều sản phẩm bảo hiểm thương mại
cạnh tranh với sản phẩm BHXH, đáng kể là các sản phẩm bảo hiểm được
cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù, các sản phẩm
của các DN bảo hiểm nhân thọ cũng đảm bảo nguồn tài chính cho người
tham gia khi gặp rủi ro, góp phần ổn định cuộc sống, nhưng để thực hiện
chức năng của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền an sinh cho người
dân, Nhà nước vẫn phải mở rộng phạm vi bao phủ của chính sách BHXH.
Do đó, để thu hút người lao động tham gia BHXH, cần tiếp tục nâng cao
chất lượng dịch vụ như: Thủ tục đăng ký tham gia và hưởng chế độ
BHXH phải đơn giản, thuận tiện, tránh gây phiền hà; cán bộ làm cơng tác
BHXH phải có trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình và

có trách nhiệm; thiết lập các kênh thông tin như điện thoại, internet,
email, facebook để tăng tính tương tác với người tham gia (hướng dẫn thủ
tục, trả lời thắc mắc…).


lOMoAR cPSD| 27827034

Mặt khác, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin
bùng nổ như hiện nay, những thông tin xấu hoặc không đúng về BHXH
lan tràn rất nhanh, nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm giảm
lịng tin của người dân đối với chính sách BHXH.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng trốn đóng BHXH, thì việc thực
hiện pháp luật phải nghiêm minh. Hiện nay, các hình thức xử lý vi phạm
về trốn đóng BHXH đã được quy định rõ ràng. Theo đó, hành vi trốn
đóng BHXH là tội phạm hình sự và bị phạt tù theo quy định tại Bộ Luật
Hình sự năm 2015, tuy nhiên tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra khá
phổ biến.
Thứ năm, thay đổi cách thức hỗ trợ cho người cao tuổi, chuyển từ hỗ trợ
hưởng sang hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
Hiện nay, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo, từ 80 tuổi trở
lên) khơng có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách nhà nước sẽ được
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, nguồn trợ cấp từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện trợ cấp xã hội cũng gây ra sự
bất bình đẳng giữa những người cao tuổi, bởi vì người được hưởng lương
hưu là do họ đã đóng góp/tích lũy trong thời gian làm việc, khi đó họ
khơng được hưởng trợ cấp xã hội.
Vì vậy, để đảm bảo lương hưu cho mọi người cao tuổi và sự bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ giữa những người lao động, cần có sự tích hợp giữa
chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác, thay vì trợ cấp cho

người cao tuổi, thì chuyển sang hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. Có như
vậy mới đảm bảo mọi người cao tuổi đều có lương hưu với mức hưởng
cao hơn mức trợ cấp xã hội hiện nay.


×