Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất động.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.19 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Quản Trị Hoạt Động & Sản Xuất
Chủ đề: Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm
của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất động.
LỚP : MGO 301
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 6 năm 2023

MỤC LỤC
1


A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................................4
1. Tổ chức sản xuất....................................................................................................................4
1.1 Nội dung của quá trình sản xuất........................................................................................4
1.2 Nội dung của tổ chức sản xuất............................................................................................5
a. Khái niệm...............................................................................................................................5
b. Những yêu cầu của tổ chức sản xuất...................................................................................6
c. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất.......................................................6
d. Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng.............................................................6
2. Phương pháp sản xuất dây chuyền......................................................................................8
2.1 Khái niệm.............................................................................................................................8
2.2 Đặc điểm...............................................................................................................................8
2.3 Ưu điểm và hạn chế.............................................................................................................9
a. Ưu điểm..................................................................................................................................9


b. Hạn chế.................................................................................................................................10
2.4 Phân loại.............................................................................................................................10
2.5 Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền và quản lý dây chuyền....................................12
a.Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền..............................................................................12
b. Quản lý dây chuyền.............................................................................................................12
c. Các vấn đề về quản lý và giám sát dây chuyền sản xuất..................................................12
2.6 Phạm vi ứng dụng..............................................................................................................13
II.GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY PESICO..............................................................................13
III.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG...........................................................................................16
1.Vài nét về Pessi.....................................................................................................................16
2


2. Dây chuyền sản xuất Pessi..................................................................................................17
2.1.Tìm hiểu về nguyên vật liệu……………………………………………………………..17
2.2. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất Pessi......................................................................18
IV.ĐƯA RA NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT/BIỆN PHÁP CẢI
THIỆN......................................................................................................................................20
1. Nhận xét đánh giá................................................................................................................20
2. Một số biện pháp đề xuất cải thiện....................................................................................21
2.1 Cải tiến dây chuyền sản xuất............................................................................................21
2.2 Bảo trì máy móc định kỳ...................................................................................................21
2.3 Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng và cải tiến độ tối ưu hóa dây chuyền
sản xuất……………………………………………………………………………………….22
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................22
B.KẾT LUẬN...........................................................................................................................23

TIỂU LUẬN
3



A. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường ngày nay cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những
thách thức lớn tác động trực tiếp đến các cơng ty. Mặt khác, chúng ta có thể tận dụng công
nghệ, đẩy nhanh tốc độ sản xuất để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội, buộc các công ty phải
cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, cơng ty muốn tồn tại và phát
triển, khơng cịn cách nào khác là phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành
sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là cơng ty phải có phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp
nhất để không ngừng phát triển.
Việc áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền yêu cầu phải xây dựng tại nơi làm việc một
dây chuyền sản xuất tốt nhất với quy trình, phương thức, chất lượng sản phẩm và máy móc
hiện đại nhất. Từ đó, hỗ trợ hoạt động sản xuất tự động hóa được cải tiến và phát triển cho đến
khi hoàn toàn tự động.
Tuy nhiên, việc thiết lập một dây chuyền sản xuất đúng cách là điều cần thiết và quan trọng,
bởi nếu không đáp ứng được các yêu cầu quy trình sản xuất và năng suất, chất lượng sản phẩm
sẽ khơng được đảm bảo và chi phí sản xuất sẽ tăng cao hơn. Do đó, việc phân tích các yếu tố
gồm bước cơng việc, nơi làm việc, quy trình cơng nghệ, và vận dụng các tiêu chí để đánh giá
dây chuyền sản xuất sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc xác định tính khả thi và hiệu quả
của phương pháp sản xuất.
Trong bài tiểu luận, nhóm chúng em lựa chọn chủ đề tiếp cận dây chuyền sản xuất của công
ty Pepsico, dựa vào các đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền, tiến hành phân
tích các yếu tố gồm bước cơng việc, nơi làm việc, quy trình cơng nghệ, và vận dụng các
tiêu chí để đánh giá dây chuyền sản xuất đó.Tìm hiểu và phân tích một dây chuyền sản xuất
trong thực tế để tìm hiểu cách thức hoạt động của nó, đồng thời đánh giá một số tiêu chí cơ
bản để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sản xuất dây chuyền.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4


1. Tổ chức sản xuất

1.1 Nội dung của quá trình sản xuất
Q trình sản xuất là tồn bộ hoạt động có ích của con người nhằm biến đổi các yếu tố “dẫn
vào" (như nguyên vật liệu lao động, vốn thông tin...) thành “đầu ra” chính là các sản phẩm
hữu hình hoặc dịch vụ.
Bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất chế tạo là q trình cơng nghệ - đó chính là
q trình mà con người sử dụng đến cơng nghệ hoặc điều khiển các máy móc thiết bị tác động
đến đối tượng chế biến làm cho chúng thay đổi về một mặt nào đó (như hình dáng, kích thước,
tính chất vật lý, hóa học, cơ học, sinh học...)
* Q trình cơng nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ
vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau. Ví dụ như q
trình cơng nghệ để sản xuất xe máy bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ như giai đoạn công
nghệ làm khung xe máy. giai đoạn làm ghi đơng lốp, vành tăm... có thể được thực hiện bởi
nhiều hoặc cùng một công ty.
* Mỗi giai đoạn cơng nghệ có thể bao gồm nhiều bước cơng việc khác nhau (hay cịn gọi là
ngun cơng). Bước cơng việc là đơn vị căn bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên
nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm cơng nhân cùng tiến hành trên một đối tượng
chế biến nhất định. Ví dụ như để sản xuất nước đóng chai, người ta có thể chia ra thành các
bước công việc như: làm sạch, làm đầy, dán nhãn, đóng nắp.
Nơi làm việc là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. là phần
diện tích sản xuất mà ở đó một cơng nhân hay một nhóm cơng nhân sử dụng thiết bị, máy
móc. dụng cụ để hồn thành một bước cơng việc trong việc chế tạo sản phẩm. Ví dụ như trong
dây chuyền sản xuất nước đóng chai có các nơi làm việc tương ứng với các bước công việc
vừa nêu ở trên là: máy làm sạch, máy làm đất, máy dẫn nhãn, máy đóng nắp. Đối tượng chế
biến hay nguyên vật liệu “đầu vào" ở đây là vỏ chai nước, nhãn, nắp chai. Sản phẩm “đầu ra”
là một chai nước hồn chỉnh
Khi xét bước cơng việc, ta phải căn cứ vào ca ba yếu tố: Nơi làm việc,công nhân, đối tượng
lao động. Chỉ cần một trong ba yếu tố này thay đổi thì bước cơng việc sẽ thay đổi.
Bên cạnh q trình cơng nghệ và quả trình lao động cũng cần có q trình tự nhiên là q trình
5



cũng làm thay đổi các tính chất cơ, lý, hóa... của đối tượng chế biến những hạn chế sự tham
gia của lao động (thậm chỉ trong một số trường hợp khơng cần có sự tác động của yếu tố lao
động) — hay nói cách khác, q trình này xảy ra dưới tác động của các điều kiện tự nhiên như
độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... Ví dụ như q trình lên men trong sản xuất bia, rượu, bánh mì,
sửa chữa... ; quá trình tự nhiên trong trồng trọt và chăn nuôi. ...
1.2 Nội dung của tổ chức sản xuất
a. Khái niệm
Tổ chức sản xuất là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù
hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định
nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các cơng đoạn, các khâu trong cả dây chuyển nhằm thực hiện chu
trinh kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Kết quả của quả trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các bộ phận phục
vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dày chuyển sản xuất. Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với
loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi
doanh nghiệp.
Nội dung của tổ chức sản xuất:
* Lựa chọn phương pháp quá trình sản xuất.
* Nghiên cứu chu kỳ sản xuất, tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất.
* Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất.
b. Những yêu cầu của tổ chức sản xuất
Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong
quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất.
- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ.
- An toàn cho người lao động.
- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Thích ứng với mơi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh

6


nghiệp.
- Đáp ứng những địi hỏi của cơng nghệ và phương pháp chế biến.
c. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của cơng tác quản
trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức sản xuất trong doanh nghiệp.
d. Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng
Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng và chúng còn
được gọi là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (ngun
vật liệu, lao động, cơng nghệ). Vì vậy giữa nguyên, nhiên, vật liệu và tổ chức sản xuất trong
doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trình
liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chủng loại
nguyên nhiên vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu cao hay thấp
đều ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất. Ngược lại, tổ chức sản xuất ở trình độ cao hay thấp: thủ
cơng. cơ khi hoa, tự động hoả đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu phải đáp ứng
yêu cầu. Nhìn chung, mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất và nguyên, nhiên, vật liệu thay đổi
theo những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, để có được phương án tổ
chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý và xác định cho được
mức độ ảnh hưởng của nguyên, nhiên, vật liệu.
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc:
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, tạo
tiền để vật chất - kỹ thuật cho tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hợp lý. Nhờ có tiến
bộ khoa học. kỹ thuật mà ngày càng có nhiều cơng nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên, vật
liệu mới. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết
và xác định được cho mình nên mua cơng nghệ nào, thiết bị, máy móc với nguyên, nhiên, vật
liệu nào là thích hợp. Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp nếu được ứng dụng nhanh

chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm
nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng hợp lý cơng suất của máy móc thiết bị và sức lao động nâng
7


cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tổ chức sản
xuất của doanh nghiệp nếu có được cơng nghệ mới, thiết bị máy móc hiện đại thì sẽ nâng cao
được trình độ sản xuất, năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ đáp
ứng kịp thời nhu cầu thị trường và xã hội. Ngoài ra, nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật
vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp sử dụng được nguyên, nhiên vật liệu thay thế và sự dụng
tổng hợp nguyên, nhiên, vật liệu. Như vậy, tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi
doanh nghiệp phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy
móc mới. Chun mơn hố và hợp tác hố sản xuất
Do sự phân công lao động xã hội nên mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một số nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh nhất định: từ đó, tự lập loại hình chun mơn hóa thích hợp. Chun mơn hóa
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là q trình phân cơng lao động giữa các doanh nghiệp
để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào những cơng việc
cùng loại nhất định Q trình phân cơng lao động giữa các doanh nghiệp cảng sau đòi hỏi hợp
tác hoá giữa các doanh nghiệp cảng phải chặt chẽ. Hợp tác hố là q trình tổ chức phối hợp
hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp.
2. Phương pháp sản xuất dây chuyền
2.1 Khái niệm
Sản xuất dãy chuyển là dạng sản xuất mà trong đó q trình chế tạo các chi tiết giống nhau
hoặc lắp ráp sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định được thực hiện liên tục theo trình
tự của quy trình cơng nghệ. Sản xuất dãy chuyển thuộc loại sản xuất hàng khối hoặc hàng loạt
lớn.
Tổ chức sản xuất theo dãy chuyển có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lập lại, thưởng

được sử dụng để thiết lập luống sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn.
Mỗi đơn vị “đầu ra” địi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối. Các nơi làm việc
và thiết bị thường được bố trí thành dịng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước cơng việc đã
được chun mơn hóa và tiêu chuẩn hoa, có khả năng sắp xếp qua trình tương ứng với những
8


địi hỏi về cơng nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một
đường cố định như các bảng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành
nên các dãy chuyển.
2.2 Đặc điểm
- Quá trình sản xuất trong sản xuất dây chuyền diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, sản
phẩm được sản xuất ra một cách đều đặn.
- Quy trình cơng nghệ được phân chia thành các nguyên công đơn giản. Mỗi nguyên công do
một hoặc một nhóm chỗ làm việc giống nhau thực hiện.
- Các chỗ làm việc và thiết bị sản xuất được bố trí trình tự các ngun cơng, việc vận chuyển
sản phẩm thực hiện một cách thẳng dịng khơng lập đi lập lại.
- Trong quá trình sản xuất người ta sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng hoặc
các phương tiện được lựa chọn riêng cho dãy chuyển sản xuất.
- Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý, có thời
gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây
chuyển.
- Nơi làm việc được chun mơn hóa cao và được tổ chức theo ngun tắc đối tượng, tạo
thành đường dây chuyển.
- Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dãy chuyển và
được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc
biệt.
Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất,
vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyển. Phương pháp sản xuất dây
chuyển là sự kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tổ chức thực hiện công việc tuần tự

và phương pháp tổ chức thực hiện công việc song song. Trong một dây chuyển chuyên môn
(dây chuyển đơn vị), các công tác cùng chuyên môn được thực hiện tuần tự lần lượt trên từng
sản phẩm đang được sản xuất. Trên cùng một sản phẩm hàng hóa, các cơng tác có chun
mơn khác nhau nhưng nằm trong quy trình cơng nghệ sản xuất ra sản phẩm thì được thực hiện
tuần tự nhau cho đến khi hình thành sản phẩm hồn chỉnh. Nhưng giữa 2 sản phẩm liên tiếp
trong một dãy chuyển sản xuất, thì tại một thời điểm trong quá trình sản xuất có 2 dây chuyển
9


đơn vị kế cận nhau hoạt động. mỗi dây chuyển đơn ở trên một sản phẩm, và 2 dây chuyển kể
cận này hoạt động song song đồng thời với nhau( tức là trên 2 sản phẩm liên tục thì có 2 công
tác chuyên môn khác nhau nhưng kề cận nhau trong quy trình sản xuất, thực hiện song song
đồng thời).
2.3 Ưu điểm và hạn chế
a. Ưu điểm
-Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vị diện tích do sử dụng thiết
bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất.
-Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó làm tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
-Nâng cao năng suất lao động nhờ chun mơn hố cơng nhân, xố bỏ thời gian ngừng sản
xuất để điều chỉnh thiết bị máy móc làm tăng năng suất.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình cơng nghệ được chuẩn bị chu đáo. Khơng có
hoặc ít sản phẩm dở dang nên tránh được những hiện tượng biến chất, hư hỏng.
-Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm nguyên
vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, loại trừ
phế liệu, phế phẩm.
-Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp.
-Sử dụng tất cả các nguồn vốn của nhà máy.
-Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng.

-Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
-Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
-Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động
sản xuất cao.
b. Hạn chế
-Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản
phẩm và q trình.
-Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một cơng đoạn bị trục trặc.
10


-Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn.
-Khơng áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao động của một công
nhân không có tác dụng thực tế.
-Phân cơng lao động q sâu mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản, trạng
thái lao động quá đơn điệu, buồn tẻ.
2.4 Phân loại
-Căn cứ vào mức độ cơ khí hố và tự động hóa.
+Có các loại dây chuyển: dây chuyền sản xuất thủ cơng, dây chuyền cơ khí hóa, dây chuyền
bán tự động và dây chuyển tự động.
-Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền: Đối tượng sản xuất là loại sản phẩm có
cùng tên gọi và giống hệt nhau về hình dáng và kích thước. Các đối tượng khác nhau địi hỏi
cơng nghệ sản xuất khác nhau, số thiết bị công nhân khác nhau.
- Căn các vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền có 2 loại
+ Dây chuyền có đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất.
+Dây chuyền có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất.
-Căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm:
Có thể chia ra thành: dây chuyền cố định và dây chuyền thay đổi.
+Dây chuyền cổ định : Chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, q trình cơng nghệ khơng
thay đổi trong thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn, các nơi làm việc chỉ hồn thành một

bước cơng việc nhất định của q trình cơng nghệ. Dây chuyền này thích hợp với loại hình sản
xuất khối lượng lớn.
+Dây chuyền khơng cố định : Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần giống nhau, trình tự
chế biến giống nhau. Sau khi sản xuất xong một loại sản phẩm. phải tạm ngừng sản xuất, điều
chỉnh máy móc thiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác. Dây chuyền này sử dụng rộng rãi
trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa.
-Căn cứ vào trình độ liên tục của q trình sản xuất
Có thể chia ra thành: dây chuyển liên tục và gián đoạn.
+Dây chuyền liên tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng cái một cách liên tục qua các
nơi làm việc, khơng có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trên đây chuyển này, đối tượng lao động
11


luôn luôn ở một trong hai trạng thái: được vận chuyển hoặc đang được chế biến
+Dây chuyền gián đoạn: Đối tượng lao động được vận chuyển theo
từng loạt và có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế biến. Trên dây chuyền này,
cơng nhân và máy móc làm việc không thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc theo định kỳ.
- Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyển.
Có thể chia ra thành: dây chuyển bộ phận, dây chuyền phân xưởng và dây chuyền toàn
xưởng.
+Dây chuyền bộ phận: Là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất.
+Dây chuyền phân xưởng: Bao gồm quá trình sản xuất trong cả phân xưởng.
+Dây chuyền tồn xưởng: Bao gồm tồn bộ q trình sản xuất của doanh nghiệp.
Hình thức cao nhất, hồn thiện nhất là dây chuyển tự động. Đó là một thể thống nhất và hồn
chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bị chính và phụ phương tiện vận chuyển trung tâm điều
khiển quá trình sản xuất.
2.5 Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền và quản lý dây chuyền
a.Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền
-Kết cấu được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt phải có tính cơng nghệ cao. Quy
trình công nghệ phải được thực hiện bằng các phương pháp gia cơng tiên tiến, phải được cơ

khi hóa và tự động hóa.
-Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyển đạt hiệu quả là quy trình ổn định và đảm bảo
được các chế độ kỹ thuật chế độ phục vụ và chế độ lao động.
+ Chế độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật địi hỏi các phương pháp gia cơng phải ổn định và
có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thống trong những điều kiện định
trước.
+ Chế độ phục vụ: Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền.
+ Chữ độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật địi hỏi các phương pháp gia cơng phải ổn định và
có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thống trong những điều kiện định
trước.
+ Chế độ phục vụ: Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyển tất cả những yếu
tố cần thiết để cho dây chuyển hoạt động bình thường như phôi, dụng cụ, các thiết bị
12


sửa chữa, ...
+ Chế độ lao động: Chế độ lao động địi hỏi cơng nhân phải tn theo các ngun tắc
làm việc trên dây chuyền để đảm bảo cho nhịp sản xuất được ổn định. Trên các dây
chuyền liên tục thưởng tất cả các công nhận được giải lao 5 = 10 phút khi dây chuyền
ngừng hoạt động.
b. Quản lý dây chuyền
Muốn đạt được hiệu quả cao thì cơng tác quản lý cần tập trung vào việc giải quyết một số vấn
đề sau:
- Cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ đúng quy cách, số lượng và tuân theo nhịp đã quy định.
- Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa dự phịng tốt các thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển
để tránh những hư hỏng bất thường.
- Bố trí cơng nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp.
- Giữ gìn nơi làm việc ln sạch sẽ, có trật tự.
c. Các vấn đề về quản lý và giám sát dây chuyền sản xuất
- Xác nhận nguyên vật liệu – theo dõi và đảm bảo đủ nguyên vật liệu

- Tiến trình sản xuất – kiểm soát quản lý thời gian sản xuất
- Kinh nghiệm nhân sự – Thu thập kinh nghiệm của người đi trước
- Tình trạng thiết bị – Xác nhận sự ổn định của thiết bị sản xuất
- Kiểm tra bảo trì – bảo trì thường xun các thơng báo thiết bị
2.6 Phạm vi ứng dụng
Mặc dù tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến
và có hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi những điều kiện tương đối khắt khe.
- Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định.
- Sản xuất những mặt hàng có sẵn lượng lớn.
- Sản phẩm phải có kết cấu ổn định, bảo đảm tính công nghệ cao.
- Các chi tiết sản phẩm phải đạt độ dung sai quy định để có thể lắp lẫn
- Sản xuất được những mặt hàng như: hàng công nghiệp, tiêu dùng, ... Tiêu chuẩn hoá sản
phẩm.
- Sản xuất hàng loạt
13


Trong những điều kiện trên, không phải những mặt hàng nào cũng theo được phương pháp sản
xuất dây chuyển, có nhiều mặt hàng ta áp dụng phương pháp khác như: sản xuất theo nhóm,
sản xuất đơn chiếc, sản xuất đúng thời hạn thì có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, mỗi
một doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp sản xuất phù hợp với sản
phẩm của doanh nghiệp mình và ln ln áp dụng những công nghệ mới để tạo ra những loại
sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cho toàn xã hội như hiện nay.
II.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY PESICO
Pepsico là một trong những công ty sản xuất đồ ăn và đồ uống lớn nhất thế giới hoạt động trên
100 năm có mặt tên 200 quốc gia với hơn 185.000 nhân viên trên tồn thế giới. Cơng ty có số
doanh thu hàng năm đạt tới 39 tỷ dô la,và con số này đang ngày một tăng nhanh. Pepsico cung
cấp những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng bao gồm:bữa ăn
nhẹ Frito-lay, đồ uống Pepsi- Côla, đồ uống thể thao Gatorade và nước hoa quả
Tropicana.Bên cạnh đó PepsiCo còn đầu tư vào 17 nhãn hiệu với 1 tỷ đola hoạch nhiều hơn

cho các hoạt động kinh doanh bán lẻ hằng năm. Trụ sở chính của PepsiCo được đặt tại:
Furchase, New York.
- Năm 1886, Bradham – một dược sĩ sinh năm 1867 tại Chinquabin, Duplin County, North
Carolina – đã pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và
một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad”.
- Năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh
mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.
- Năm 1898 – Tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York,
Mỹ.
- Năm 1902 – Thương hiệu PepsiCola được đăng ký. Công ty đã từng hai lần phá sản vào thế
chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Sau đó,
Charles Guth, chủ tịch Loft Industries - hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua
lại cơng việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta.
- Năm 1934 – Doanh số của PepsiCola tăng vọt tại Mỹ.
- Năm 1941 – Thâm nhập châu Âu.
14


- Năm 1947 – Mở rộng sang Phillipines và Trung Đông.
- Năm 1964 – Diet Pepsi – nước giải khát dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị trường.
- Năm 1965 - Pepsi mua lại tập đoàn Frito-Lay.
- Năm 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $ 3.3 tỉ
- Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới – hình cầu với 3
màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi
trên toàn thế giới.
Hiện nay PepsiCo là:
- Công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới.
- Công ty hoạt động trên gần 200 quốc gia với hơn 185,000 nhân viên trên tồn cầu.
- Cơng ty có doanh số hàng năm 39 tỷ đơ la.
- Công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới.

PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng,
từ những sản phẩm mang tới sự vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức
khỏe và lối sống lành mạnh. Công ty bao gồm Pepsi đồ uống Bắc Mỹ (PepsiCo Americas
Beverage -PAB), Pepsi đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PepsiCo Americas Foods), Pepsi Châu Âu
(PepsiCo Europe), Pepsi Châu Á Trung Đông và Châu Phi (PepsiCo Asia, Middle East and
Africa).
Sản phẩm chính: Bên cạnh thương hiệu Pepsi trị giá hàng tỉ USD, tập đoàn này còn sở hữu
nhiều thương hiệu nước giải khát lừng danh khác như Mirinda, 7 UP, Mountain Dew hay
nước khoáng Aquafina.
Lịch sử hình thành của cơng ty tại Việt Nam.
- Ngày 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa
SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
- Năm 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và
15


7Up, liên doanh với số vốn góp của PI là 30%.
- Năm 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.
- Năm 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải
khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice
Tea.
- Năm 2005 – Chính thức trở thành cơng ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca).
- Năm 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
- Năm 2008 – Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương. Tung sản
phẩm Snack Poca Khoai Tây Cao Cấp, được chế biến cắt lát từ những củ khoai tây tươi
nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng
Dù đi sau Coca Cola 13 năm, nhưng Pepsico vẫn chiếm được sự chào đón từ 6 châu lục. Pepsi
chính là sản phẩm đã làm nên thương hiệu đem về nguồn thu khủng khoảng 20 tỷ USD hàng
năm cho công ty mẹ (khoảng 1/5 tổng doanh thu của tập đồn mẹ). Thức uống có gas Pepsi có

hương vị lơi cuốn, vị ngọt nhẹ, khơng gắt, mang đến cảm giác sảng khối trong những ngày hè
nóng bức và sau những giờ hoạt động mạnh. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Pepsico
Vietnam ln đa dạng hóa hình thức đóng gói sản phẩm từ lon, chai nhựa đến chai thủy tinh
với đủ các loại thể tích khác nhau. Thành phần nước Pepsi bao gồm nước gas, Frutose
cao,đường ,màu caramel,acid photphoric,syrup bắp, caffeine, hương tự nhiên, kali và photpho.
III.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1. Vài nét về nước ngọt Pepsi
1.1. Chức năng
Nước có ga, xi-rơ ngơ có hàm lượng fructose cao, màu caramel, đường, axit photphoric,
caffein, citric acid và hương vị tự nhiên đều được sử dụng để sản xuất Pepsi. Nhiều người sử
dụng nước có ga để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Nó giúp giảm đau bụng, giảm táo bón,
cung cấp nước cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
16


Tính năng: "Tác động mạnh" - Giải khát nhờ Cacbonat mạnh và Caffeine mạnh - là yếu tố tiếp
thị cốt lõi và đặc biệt của Pepsi Strong. Pepsi Strong cũng có hương vị nổi bật của cola tiêu
chuẩn và tạo ra sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngọt và độ dễ uống.
1.2. Thiết kế
Pepsi được biết đến như một loại nước giải khát có thiết kế nhỏ gọn và tiện dụng trong suốt
một trăm năm.
1.3. Thị phần
Theo khảo sát của Vietnam Credit năm 2020, Coca-Cola và PepsiCo dẫn đầu thị trường nước
giải khát, chiếm khoảng 64% thị phần, tiếp theo là các cơng ty bản địa là Tập đồn Nước giải
khát Tân Hiệp Phát. Tất cả chúng đều đã tuyên bố tăng trưởng doanh thu lớn.
1.4.4. Nhận biết thương hiệu
Trên thị trường nước giải khát hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn về thương hiệu ở mọi tầng
lớp, như Coca-Cola, Fanta, Dr. Pepper, Mountain Dew,... Tuy nhiên, Pepsi vẫn là thức uống
có ga được nhiều người Việt Nam u thích và ưa chuộng. mọi người vì hương vị của nó. Họ
có rất nhiều sản phẩm: Pepsi Black Lime, Diet Pepsi, Pepsi Zero Sugar, ..

2. Dây chuyền sản suất Pepsi
2.1. Tìm hiểu về nguyên liệu
Vì nguyên liệu sản xuất Pepsi là độc quyền nên rất khó để biết được hết các thành phần
nguyên liệu. Dưới đây là một vài nguyên liệu chính để sản xuất Pepsi
1.

Màu caramel

2.

Đường

3.

Syrup bắp fructose Cao (HFCS)

4.

Acid photphoric

5.

Caffeine

6.

Otric Acid

7.


Hương tự nhiên

8.

Kali

9.

Photpho

10.

Nước có gas
17


2.2. Sơ đồ và quy trình cơng nghệ sản xuất Pessi

Sơ đồ cơng nghệ sản xuất Pessi
Giải thích quy trình
1. Chuẩn bị nước
Nguồn nước sử dụng là nước giếng của khu công nghiệp sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước
của công ty. Thông qua xử lý tinh, xử lý tia cựa tím rồi qua hệ thống tách RO để tạo thành
nước tinh khiết.
2. Gia nhiệt nấu
Nguyên liệu được chuẩn bị gồm: đường và nước.
- Mục đích chính của công đoạn này là nấu đường thành syrup để chuẩn bị cho công đoạn
phối trộn hương liệu và một số phụ gia theo công thức. Giúp các cấu tử đường đồng nhất vào
hỗn hợp. Đường saccharose chuyển hóa thành đường khử làm tăng tính ổn định của sản phẩm


18


và làm tăng vị ngọt dịu. Chuẩn bị cho công đoạn phối trộn hương liệu tiếp theo.
- Thiết bị sử dụng: Trong cơng đoạn này, thiết bị chính được sử dụng là nồi nấu có cánh khuấy
bằng motơ điện.
- Thơng số hoạt động
+ Nhiệt độ: 900C
+ Tốc độ khuấy: 120vòng/phút
3. Phối trộn hương liệu, màu, acid điều vị
- Mục đích: Hòa tan các cấu tử hương liệu, màu, acid điều vị vào dung dịch. Tạo hương vị đặc
trưng cho sản phẩm.
- Thiết bị sử dụng: Ở công đoạn này, tất cả dung dịch vẫn cịn trong nồi nấu syrup. Thơng số
nhiệt độ giai đoạn cho phụ gia và màu là 90oC, nhiệt độ được hạ xuống còn 80oC khi cho hỗn
hợp hương. Tốc độ cánh khuấy không thay đổi và được duy trì ở mức 120vịng/phút.
4. Lọc
- Mục đích: Loại bỏ các tạp chất trong quá trình thao tác thực hiện và trong quá trình vận hành
máy. Loại bỏ các tạp chất vật lý có thể có trong nguyên liệu đường và nước. Chuẩn bị cho
cơng đoạn bão hịa CO2
- Thiết bị sử dụng: Thiết bị sử dụng là nồi nấu và màng lọc ở ống tháo liệu. Nhiệt độ q trình
được duy trì ở 800C.
5. Bão hịa CO2
Bão hịa CO2 là quá trình nạp CO2 vào trong nước giải khát đến một giá trị nồng độ nhất định
tùy theo yêu cầu công nghệ. Trong công đoạn này, sử dụng CO2 tinh khiết dùng trong thực
phẩm dạng lỏng được cung cấp từ các nhà máy sản xuất bia, cồn được nén với áp suất cao
trong các bình nén.
- Mục đích: Bão hịa CO2 giúp cho sự tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng chống vi sinh vật,
giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn. Góp phần tạo hương vị đặc trưng của sản phẩm có gas, mặc
dù bản thân CO2 khơng có vị nhưng khi hịa tan trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid cùng
với vị chua của acid trong hương liệu đủ tạo nên vị chua cho dung dịch. Các bọt khí CO2 tự

do kích thích vịm miệng, chúng sủi lên trên bề mặt làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn. Chuẩn bị
cho cơng đoạn chiết rót và ghép mí.
19


- Thiết bị sử dụng: Thiết bị được sử dụng trong q trình là bồn nạp CO2 thể tích 1500 lít.
- Thơng số q trình:
+ Nhiệt độ: 5oC
+ Áp suất: 2 – 4 at
+ Thời gian nạp: 6 giờ
+ Brix yêu cầu: 12 – 15oBx
6. Chiết rót – ghép nắp
- Mục đích: Định lượng lon sản phẩm 330 ml. Ghép mí để bảo quản sản phẩm. Tạo giá trị cảm
quan tốt đối với người sử dụng. Thuận lợi cho quá trình phân phối, vận chuyển sản phẩm.
- Thiết bị sử dụng:
Cấu tạo hệ thống chiết đẳng áp gồm:
+ Băng tải chuyển lon vào: Bộ phận chiết rót gồm 24 vịi được gắn với hệ van tự động
khóa và mở, do hệ lập trình POC điều khiển.
+ Băng tải chuyển lon ra. Tất cả băng tải được điều khiển bằng mô tơ giảm tốc sử dụng
nguồn điện 220V, công suất 0.5Kw/h.
7. Xử lý nhiệt
- Mục đích: Các lon bán thành phẩm sau khi tạo thành có nhiệt độ 1 – 20C nên ta phải xử lý
nhiệt để nâng lên nhiệt độ thường tạo điều kiện thuận lợi cho q trình đóng gói, vận chuyển
và bảo quản.
- Thiết bị sử dụng: Khơng rõ.
8. Hồn thiện sản phẩm
- Mục đích: Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bảo
quản và tiêu thụ. Ngoài ra việc dán nhãn, vơ thùng cịn nhằm cung cấp thơng tin về sản phẩm,
góp phần quảng bá thương hiệu cho cơng ty.
- Thiết bị sử dụng: Trong cơng đoạn này có sử dụng máy rút màng co trong quá trình vào lốc

và vào khay.
+ Cấu tạo máy rút màng co
+ Hệ thống băng chuyền tải, điều khiển bằng mô tơ sử dụng nguồn điện 3 pha 380V.
+ Bồn nhiệt, trong bồn nhiệt chứa điện trở (gồm 4 thanh điện trở), sử dụng nguồn điện
20



×