Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bài thuyết minh: Đền Quán Thánh – Chùa Trấn Quốc – Phủ Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.16 KB, 47 trang )

Kính thưa Quý khách!
Hiện nay chúng ta đang đứng trước cổng của đền Quán Thánh. Như Quý khách
đã biết, đền Quán Thánh là một trong một trong những ngôi đền nổi tiếng trong
"Thăng Long tứ trấn" của xứ Hà thành xưa, bao gồm trấn phía Đông là đền
Bạch Mã nằm ở phố Hàng Buồm thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội, trấn
phía Tây là đền Voi Phục nằm trong khuôn viên công viên Thủ Lệ thờ Linh
Lang - một hoàng tử thời Lý; trấn phía Nam là đền Kim Liên thờ Cao Sơn Đại
Vương và trấn phía Bắc thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, họp thành Thăng Long tứ
trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ.
Như Quý khách có thể nhìn thấy, đền Quán Thánh nằm toạ lạc trên
đường Thanh Niên hay còn gọi là đường Cổ Ngư xưa, ở một vị thế có phong
cảnh hữu tình, cảnh quan thoáng đãng, gần sát hồ Tây và hồ Trúc Bạch, góp
phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính và thơ mộng. Tương truyền ngôi đền có từ
thời Cao Biền (thế kỷ thứ IX) ở phía nam sông Tô Lịch. Sau khi vua Lý Thái
Tổ định đô (1010), mở rộng kinh thành, đã dời ngôi đền về Tây Bắc thành, tức
như vị trí hiện nay. Vào đời Lê ngôi đền thuộc đất phường Thụy Chương,
huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, trấn phía Bắc của kinh thành Thăng
Long chính là đền Quán Thánh (còn gọi là đền Trấn Vũ) nay thuộc quận Ba
Đình - Hà Nội. Diện mạo của ngôi đền như Quý khách thấy hiện nay đã được
sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy
Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng
Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen và một pho
tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng
ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Thời
Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc
khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến thời
1
Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Năm 1923, cho đổi
là Trấn Vũ quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh này mới có từ năm 1980
theo cách gọi nôm na của dân chúng. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của
Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo hay Nhà thờ là nơi thờ Chúa.


Theo sử sách kể lại, sau khi xây dựng, vua Lý đã cho rước bài vị của thần
về ở phía Tây Bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Tương
truyền, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thiên thần trấn Bắc môn thiên phủ. Vào thời
nhà Tùy bên Trung Quốc (589 – 600), Huyền Thiên giáng trấn làm con vua
nước Tinh Lạc (Trung Quốc). Tuy nhiên, khi lớn lên, ông đã từ bỏ ngôi hoàng
tử đến tu luyện ở núi Vũ Dương. Sau 42 năm, ông đắc đạo rồi đi du ngoạn sang
nước ta và đến tu luyện tại một ngôi đền gần Hồ Tây. Ông đã dùng đạo phép để
trừ tà, yêu quái giúp dân sống yên bình. Vào thời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc
từ biển tràn vào, vào thời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh, thời Hùng
Vương thứ 14 trừ tà ma, yêu quái xung quanh thành Thăng Long, đến thời An
Dương Vương thì trừ tinh gà trắng để xây thành Cổ Loa. Đến thời vua Lê
Thánh Tông, tại làng Long Đô trong rừng Thiết Lâm có con hồ tinh chuyên hại
người. Ngọc Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp nhân dân diệt hồ ly. Hồ ly chết đi,
cả vùng Thiết Lâm sụp xuống thành Hồ Tây. Khi ông hóa, người dân lập đền
thờ ở phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương gọi là Huyền Thiên Quán.
Kính thưa Quý khách! Phía trước của Quý khách là tứ trụ của đền Quán
Thánh được xây dựng mép đường Thanh Niên. Tứ trụ quay về hướng Tây, được
xây bằng vôi và gạch vữa. Kết cấu kiến trúc gồm bốn trụ cột, hai trụ lớn và hai
trụ nhỏ cân đối.
Quý khách có thể thấy, cột trụ chính được chia làm nhiều phần nối liền nhau.
Phần chân cột là bệ đắp nổi khối vuông cả bốn mặt, rộng 0,8m. Trên thân cột
2
được xây lõm, bên trong đắp nổi hàng chữ Hán được viết rất đẹp và rõ nét. Tiếp
đến là gờ chỉ giật cấp thu nhỏ thân cột, tạo ra phần trên thân cột một khối hình
vuông lồng đèn. Tại đây người ta khắc nổi chữ Hỷ. Lồng đèn có kích thước
0.8m x 0.8m. Từ chân đế lên lồng đèn cao 7m. Phía trên lồng đèn là phần mui
luyện. Mui luyện được thu nhỏ dần tạo sống cạnh 4 góc. Trên mui luyện là một
phần đắp nổi khối tròn đều, có trang trí. Đỉnh trụ đắp kiểu bốn con chim
phượng quay ra bốn góc, lộn ngược thân xuống dưới, đầu cong lên, đuôi chụm
thành bốn múi, chĩa lên trên, gọi là kiểu lá lật. Cả cột trụ chính cao tới đỉnh là

8m.
Kính thưa Quý khách! Còn đây là hai cột trụ nhỏ. Cột trụ nhỏ có kết cấu
kiến trúc giống hai trụ lớn, tuy nhiên kích thước thấp hơn một chút là 6m. Phần
đế vuông chỉ rộng 0,65m, thân trụ rộng 0,5m và lồng đèn có kích thước 0,6mx
0,6m. Phần đỉnh cột thay vì kiểu phượng lá lật là hình một con nghê bằng xi
măng. Nghê đứng trên một đài vuông có hình lá sen cách điệu và được tạo tác
khá công phu. Thân nghê có nhiều vân xoắn, có đôi mắt thú tròn lồi, mũi sư tử
lớn, khoằm, miệng mở rộng để môi trễ xuống. Tai thú, tóc và râu nghê xoắn lại
từng cụm nhỏ, thân uốn cong. Bốn chân nghê đang dưới về phía trước. Cách tạo
dáng này như muốn thể hiện sức mạnh linh thiêng của nó.
Quý khách xin nhìn theo hướng tay tôi chỉ, nối liền giữa hai trụ lớn và
nhỏ là bức tường bao. Hai mặt chính diện trước sau của tường bao đều được
đắp nổi hình hổ bằng vật liệu bền vững và vôi màu. Hình hổ nằm gọn trong một
khung hình chữ nhật với những đường gờ nổi chạy xung quanh.Toàn bộ tường
bao cao 4,5m và rộng 2,8m. Hổ được thể hiện trong tư thế vận động, hai chân
trước chồm lên và chụm lại, hai chân sau tạo thế đứng khoẻ khoắn. Đầu hổ lộ ra
ngoài thể hiện nét mặt dữ tợn. Miệng hổ há rộng để lộ hàm răng thú sắc nhọn.
Đuôi hổ phất cao lên trên. Hổ biểu tượng cho sức mạnh của con người trước tự
3
nhiên. Ở đền Quán Thánh, hình tượng hổ được thể hiện là một “vật linh thiêng”,
có sức mạnh bảo vệ cho vị thần Trấn Võ.
Kính thưa Quý khách! Bên trên tường bao là hình hổ phù khắc thủng xen
lẫn với đôi rồng chầu. Hình hổ phù được thể hiện rất dữ dội có đôi mắt thú lồi
to tròn đều. Mũi theo kiểu mũi sư tử to, cánh mũi nở rộng về hai bên. Miệng hổ
phù há rộng để lộ hàm răng đang cắn nửa vành tròn có khắc chữ Thọ. Đầu hổ
phù nổi lên những tóc trải kiểu đuôi mác bay cao. Hai tay hổ phù dang rộng ra
hai bên chống xuống như đỡ thân mình. Hình hổ phù ngậm vành trăng là cầu
mong sự no đủ, hạnh phúc. Đối xứng hai bên hổ phù là hình một đôi rồng chầu.
Toàn thân rồng uốn thành nhiều nếp cong cân đối. Điểm xuyết thân rồng là
những cụm mây xoắn tạo thành nhiều lớp nhỏ. Hai đuôi rồng chụm vào nhau

nâng cằm của hổ phù. Đầu rồng ngẩng cao nhìn vào chính giữa. Với cách thức
bố cục cân đối, trang trí rồng chầu hổ phù càng thêm trang trọng, đẹp mắt.
Nhìn chung như Quý khách thấy, tứ trụ ở đền Quán Thánh không quá cầu kỳ,
rườm rà, phần trang trí trên thân và lồng đèn đơn giản. Nhưng những cột trụ này
cho ta thấy được sự khoẻ khoắn và vững chãi.
Kính thưa Quý khách!
Qua khoảng vỉa hè rộng này là chúng ta tới tam quan của đền Quán Thánh. Nếu
như ở chùa Tam quan bao hàm ý nghĩa Phật triết sâu sắc, có thể coi như tuyên
ngôn của Đạo Phật đối với đời thì Tam quan của Quán lại là biểu tượng của
“huyền” tức là cửa của Đạo, cửa hư vô, huyền ảo.
Tam quan ở đây được xây dựng bằng gạch vôi vữa theo khối vuông và được
xây làm 2 tầng, tầng trên là gác chuông, tầng dưới là cửa ra vào.
Hai cột vuông lớn này cao 8n, mỗi cạnh 0,6m x 0,6m. Về hình thức hai cột trụ
này rất giống với tứ trụ trước tam quan. Thân trụ đắp gờ kẻ nổi để nhấn mạnh
các câu đối chữ Hán. Ở đây phần lồng đèn không được trang trí mà để trơn.
4
Đỉnh trụ là đôi nghê châu đầu vào nhau. Nghê ở đây được thể hiện đẹp và sắc
sảo hơn đôi nghê ở tứ trụ. Cột trụ được nối liền với tường đốc của Tam quan
bằng một tường bao cao 6m và rộng 1,5m. Trên hai bức tường này có trang trí
đồ án Tùng - Hạc và Mai - Điểu.
Đồ án Mai - Điểu được thể hiện dưới dạng phù điêu khá chi tiết. Cây mai
cổ thụ có nhiều nếp gấp uốn thân, để lộ ra những mắt cây già cỗi. Thân mai
vươn cao trên núi đá, cành hoa nở in trên nền trời xanh. Trên cây là một đôi
chim đang chuyền cành, tạo không khí sinh động cho toàn bức tranh.
Đồ án Tùng - Hạc được thể hiện ở tường bao bên trái. Cây tùng cũng có
những biểu hiện già cỗi mà cứng rắn. Những nếp uốn thân cây vươn lên trên núi
đá, toả bóng mát xuống sân hạc. Chính diện là một chim hạc đứng, một chân
đứng, một chân co chụm đầu ngón nhỏ. Bóng dáng hạc ở đây trông rất trầm tư
như một con người cụ thể. Thấp thoáng trên nền trời là những cụm mây xanh.
Tùng - Hạc biểu hiện cho sự trường thọ.

Tầng dưới của tam quan được kết cậu theo kiểu khối vuông đắp trụ đứng
nổi. Kết cấu kiến trúc được chia làm ba cửa ra vào. Bốn góc tam quan là hệ
thống tứ trụ nối liền với các tường đao bít đốc. Dọc theo thân trụ có đôi câu đối
chữ Hán màu đen trên nền vôi quét trắng. Ba cửa tầng dưới nhà Tam quan được
thể hiện theo kiểu vòm cuốn. Cửa cuốn giữa cao 3,5m, chính giữa phần trên cửa
có trang trí hình hổ phù lớn, hai chân trước dang rộng, nửa như đe nẹt, nửa như
mời chào. Cửa cuốn hai bên cao chỉ cao 2,5m, phía trên có tạo một khung hình
chữ nhật chìm với những đường viền chìm được đắp nổi bằng xi măng, bên
trong khung này có khắc chìm hai chữ được viết theo kiểu chữ triện. Các bộ cửa
của Tam quan làm theo lối thượng song hạ bản. Phần chấn song được được
chạm khắc hình thân cây trúc. Điểm xuyết là các cụm lá trúc được khắc nổi
ngay trên chấn song. Toàn bộ hệ thống cửa được sơn một lớp sơn màu nâu sẫm.
5
Nối liền giữa tầng dưới và gác chuông là một hàng gờ xi măng và một
lan can xây bằng gạch hoa men xanh. Kiến trúc phần gác chuông cũng được
thể hiện theo khối vuông, và có ba lớp mái tương ứng với ba lầu nhỏ. Những
lầu nhỏ này nối liền nhau bằng một tường xây. Lầu giữa lớn hơn hai lầu bên,
được kết cấu theo kiểu hai tầng tám mái. Mặt chính diện phía trước có đề ba
chữ: “Chân Vũ Quán” khá lớn. Những chữ này được bao quanh bởi những
đường xi măng đắp nổi quét vôi vàng, tạo cảm giác chữ như được viết trên một
tấm đại tự. Phía dưới phần chữ tầng lầu lớn này không sử dụng hệ thống cửa
thông thường mà cửa ở đây được tạo là một cửa tròn đường kính 1,5m. Đối
xứng hai bên cửa tròn là đôi câu đối đắp ốp vào tường. Đầu đao mái trên và mái
dưới uốn cong thanh thoát. Trên bờ dải của mái dưới đắp nổi hình rông chầu về
bốn hướng. Rồng được thể hiện trong thế vận động, cuộn thân thành nhiều nếp
như đang vươn tới.
Nối liền hai tầng mái là bộ phận cổ diêm. Các mặt chính của cổ diêm được đắp
nổi bức phù điêu “bồng lai tiên cảnh”.
Lớp mái trên có kết cấu tương tự nhưng được thu nhỏ hơn. Trên bờ nóc
chính giữa là một mặt trời tròn khắc thủng có 5 đao lửa bốc cao như phát sóng.

Chầu mặt trời là hai con rồng chỉ có đầu mà không có thân với chiếc đuôi xoắn.
Hai con rồng này chính là thuỷ quái Macara, vừa có tính chất trang trí bờ nóc,
vừa là vật trang trí ở hai đầu kìm. Bờ dải có đắp nổi hình con phượng chầu. Đầu
phượng ngẩng cao quay về phía trung tâm, thân hình mềm mại đã hoà vào kiến
trúc một cách thanh thoát.
Đối xứng với lầu giữa là hai lầu nhỏ hai bên. Hai lầu này thấp hơn. Bố
cục tầng lầu này cân đối. Phần mái có những đường đao cong mềm mại, đầu
kìm quay ra phía trước Tam quan. Phía trong hai lầu nhỏ cũng được xây theo
kiểu vòm cuốn. Trong mỗi lầu người ta sử dụng một thanh gỗ dài chôn sâu vào
6
hai tường hồi để tạo thành một thanh xà ngang dùng để treo chuông. Một trong
những di vật bằng đồng tiêu biểu ở đây là chuông thời Lê. Quý khách có thể
nhìn thấy đó là qủa chuông lớn được treo phía bên tay trái của Tam quan.
Kính thưa Quý khách!
Những trang trí trên quả chuông này là hình ảnh rồng. Toàn bộ quai chuông là
một đôi rồng chung lưng vào nhau. Rồng dáng khoẻ, dữ tợn, đầu rồng ngẩng
cao quay sang hai phía, mũi và trán nổi hai khối gồ lên chắc nịch. Miệng rồng
khép hờ với bốn răng nanh to khoẻ ở hai bên mép và hai hàm răng cửa đều đặn.
Đằng sau trán rồng là búi tóc hình dơi chia thành hai mảng để ở hai bên. Chân
rồng cũng rất mập được phủ đầy vẩy và ở khuỷ chân có túm lông hình đao lửa
bay lên.
Thân chuông lớn, có hình trụ đứng vát ở vai tạo ra thế vững chắc, phần
trên được chia thành 4 ô hình chữ nhật xếp theo chiều đứng, trong lòng là các ô
để trơn, chỉ có một ô có hai hàng chữ viết dọc từ trên xuống dưới với nội dung
sau:
Hàng 1: Trấn Vũ Quán chung (chuông quán Trấn Vũ)
Hàng 2: Đinh Tỵ niên, thập nguyệt cốc nhật tạo (Đúc ngày tốt, tháng 10
năm Đinh Tỵ 1677)
Phần đế chuông không leo ra ngoài nhiều, được trang trí nổi hàng cánh
sen đầy đặn hình gần vuông mũi cánh sen đầy đặn.

Đây là một quả chuông lớn được đúc dày, âm thanh trong và ngân xa. Tiếng
chuông ở đây đã đi vào ca dao xưa:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.”
Phía trên hệ thống của cửa lầu Tam quan có đắp nổi hình hai trái đào và hai trái
lựu lồng vào nhau chung một cuống, rất đẹp mắt và sinh động.
7
Nối tiếp giáp giữa hai mái lầu giữa và bên có sử dụng máng nước. Tại đầu
máng có đắp nổi hình cá chép với chiếc miệng há rộng.
Toàn bộ Tam quan đền Quán Thánh được xây trên nền những phiến đá xanh
lớn ghép lại với nhau. Sự liên kết này đã tạo cho công trình sự vững chãi.
Kính mời Quý khách đi theo tôi vào bên trong của đền!
Trước mặt chúng ta là khoảng sân rộng mát, có cây cổ thụ toả bóng. Bên tay
trái của Quý khách là tượng voi phục. Voi phục và hổ chầu là hai tư thế nói lên
sự thần phục, sự quy thuận. Hình tượng voi phục được dùng rất phổ biến trong
đền đình miền Bắc. Tượng voi có thể được đắp bằng xi măng ( như đền Voi
Phục, đền Quán Thánh), hoặc tạc từ đá (đền Đô). Thường thì tượng voi phục ở
các nơi có khác nhau về thần thái, đó là nét đặc trưng ở mỗi ngôi đền.
Kính thưa Quý khách!
Bên tay phải của Quý khách là nhà bia. Đền Quán Thánh hiện có 6 tấm bia. Bia
“Diệu cảm tu tâm kiến văn lạc đạo bi” (Cảm lẽ huyền diệu tu dưỡng cõi lòng ,
trông nghe nhận hiểu, vui theo đạo lý) niên hiệu Đức Long thứ 5 (1633). Bia có
dáng cung hơi tròn ở phía trán bia. Trán bia được khắc nổi hình lưỡng long
chầu nhật, bên dưới có khung chữ nổi như tên bia . Thân bia chữ được khắc
chìm. Diềm bia cham nổi hình hoa sen dây.
Bia thứ 2 là “Trùng tu Quán Vũ trấn bi ký” niên hiệu Tự Đức thứ 10
(1857) để nguyên tảng hình chữ nhật. Trên trán bia có chạm hình phượng chầu
mặt trời. Trong lòng mặt trời có khắc chữ nhưng đã bị mờ. Đầu phượng nhìn
hơi gióng đầu rồng. Thân, hai cánh và chân có hình như cánh lá. Đây chính là
hình tượng hoa lá hoá phượng. Bên dưới có khung chữ chạm nổi như tên bia.

Diềm bia có trang trí nhưng rất mờ. Nội dung bia nói về các thời điểm trùng tu
đền. Trong đó có câu: “Có thể làm cho giang sơn này đẹp lên chỉ có người Hà
8
Nội? Dân khí đã hoà thì thần ban phúc cho. Điềm lành không dợi phải nói. Nay
viết để khắc vào bia đá”.
Bia thứ 3 là bia “Tự điền bi ký” (bia ghi ruộng chùa) niên hiệu Tự Đức
thứ 12 (1859). Bia hình chữ nhật khá cao.Phần diềm xung quanh bia không có
trang trí.
Bia thứ 4 là bia “Trấn vũ quán hậu bi” niên hiệu Thành Thái thứ 5
(1853). Đây là tấm bia lớn và đẹp nhất tại đền Quán Thánh. Trán và diềm bia có
trang trí phủ kín. Trán bia có chạm đôi rồng chầu mặt nguyệt. Đuôi rồng không
xoắn lắm. đầu và đuôi cùng quay về phía mặt nguyệt. Thân rồng ẩn hiện trong
mây nhưng vẫn có thể nhìn rõ những nếp uốn. Xung quanh rồng là những mây
xoắn có tính chất làm nền.
Bia thứ 5 là bia Bảo Đại, được khắc vào năm Tân Mùi. Trán bia được
lượn cong có trang trí hình ảnh Đức Phật Thích Ca sơ sinh. Xung quanh là 9
hình đầu rồng châu vào. Trang trí của tấm bia này đã chứng minh một điểm, đó
là sự hoà đồng của Đạo giáo và Phật giáo.
Tấm bia cuối cùng là một tấm bia hình chữ nhật nhỏ.Bia này không có tên bia
và không ghi niên đại khắc bia.
Tiếp theo bên phải phía sau nhà bia nằm sát đường Quán Thánh là đền
thờ liệt sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vuông), bên trong đặt
bàn thờ với dòng chữ thiêng liêng “Tổ Quốc ghi công”, hai bên là cặp câu đối.
Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ đã hi sinh cho việc bảo vệ và xây
dựng đất nước. Phía sau đền thờ liệt sĩ là bể hoá vàng.
Kính thưa Quý khách!
Nơi Quý khách đang đứng được gọi là sân bái – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị
cho nghi thức lễ đền. Trước mặt Quý khách là cửa Bái đường. Ở bậc Tam cấp
trước bái đường có cái lư hương lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ lễ tế. Ban
9

tay trái theo hướng tay tôi chỉ đắp nổi tượng cọp xuống núi, một hình ảnh quen
thuộc giống như chúng ta vừa thấy ở ngoài cổng. Bên phải theo hướng tay tôi
chỉ đắp nổi tượng cá chép hoá rồng. Quý khách đã từng nghe đến sự tích cá
chép hoá rồng chưa ạ? Ngày xưa ở bên Trung Quốc, trên sông Hoàng Hồ, có
một chiếc cầu đá được gọi là Vũ Môn. Nếu những con cá chép muốn trở thành
rồng thì phải nhảy qua cây cầu này trong dịp thuỷ triều lên vào tháng ba âm
lịch. Do đó hình ảnh này có ý nghĩa rất lớn và nó khuyên nhủ con người rằng
phải kiên trì cố gắng vì con đường đến với thành công rất khó khăn.
Kính thưa Quý khách!
Trước nhà bái đường như Quý khách có thể thấy được treo bức chạm khắc cảnh
sinh hoạt của Tam Phủ. Có thể coi đây là một bức phù điêu lớn bằng gỗ tại nơi
đây. Với kỹ thuật chạm bông kênh điêu luyện, các nghệ nhân đã tạo nên một
khung cảnh sinh hoạt ở ba tầng là Thiên phủ, Thuỷ phủ và Địa phủ hết sức sinh
động. Với những nét chạm nhỏ. mỏng nhưng sắc sảo, hình ảnh con người, thần
tiên những toà lầu rực rỡ hiện lên hết sức chân thực và rõ nét. Toàn bộ bức phù
điêu được sơn màu vàng. Tuy nhiên qua thời gian, có nhiều chỗ đã chuyển sang
màu nâu, song nó càng làm cho những nét chạm khắc nổi rõ hơn.
Vâng, kính thưa Quý khách, một trong những nét tiêu biểu nhất của công
trình kiến trúc đền Quán Thánh là những tác phẩm nghệ thuật được chạm trổ
khắc trên cửa, cột, xà. Quý khách có thể nhìn thấy, hệ thống cửa gỗ ngăn cách
gian ngà tiền tế thứ nhất và gian nhà tiền tế thứ hai được chạm khắc dầy đặc
hình tứ quí và thứ cây khá phổ biến trong tạo hình là hình nho, sóc. Cửa được
chia làm ba ô, hai ô trên dưới nhỏ, ở giữa để ô to hơn. Ở trên hai ô to tại bộ cửa
gian giữa có trang trí, một bên là hình một cây mai già, đứng cạnh nó là một
khóm trúc nhỏ, bên trên có đôi chim nhỏ đang chuyền cành. Một bên là hình
cây tùng cổ thụ, dưới gốc tùng cũng có một khóm trúc nhỏ. Trên cành tùng là
10
một con chim cổ cao, chân và mỏ dài như chim hạc. Dưới gốc là một con thú
bốn chân đang quẩn quanh. Ở hai ô lớn cửa gian bên, một bên là hình hoa dây
với những con bướm đang bay dập dờn. Bên kia là dây nho trĩu quả điểm xuyết

là ba bốn con sóc đang đuổi nhau.
Ngoài ra ta còn thấy ô to ở cửa của gian giữa còn chạm nổi hình lẵng hoa
bên cạnh hòm sắc và bút nho, bút nho và thanh kiếm. Trên những ô nhỏ thể
hiện những con lân có tóc và đuôi kéo dài đang chạy trên những xoắn hình sóng
nước, hình rùa chở trên lưng cuốn thư và bút, hình chim phượng đầu cao hai
cánh dang rộng đuôi dài, mềm mại như chiếc lá cây.
Hình các linh vật được chạm nổi trên các chi tiết kiến trúc có nhiều ý
nghĩa sâu sắc và trở thành biểu tượng trong tạo hình. Lân là con vật vũ trụ, dược
thể hiện cho sức mạnh con người. Rùa là con vật được thể hiện cho sự bền bỉ
trường tồn. Phượng biểu treng cho những gì là cao quý. Còn rồng là con vật
linh thiêng hoá thành biểu tượng cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cho mùa
màn tươi tốt. Ngoài ra rồng còn gắn với vua, là biểu tựơng vương quyền.
Nhìn chung các đề tài trang trí ở đây được sơn son thiếp vàng rất đẹp mắt, đạt
giá trị cao về mặt tạo hình.
Kính mời Quý khách theo tôi bước vào trong để tiếp tục thăm quan ngôi
đền!
Đây chính là gian đại bái. Nơi đây đặt bàn thờ và rất nhiều đồ vật thuộc chốn
linh thiêng như Quý khách có thể nhìn thấy. Đây là cây đèn lồng được đặt chính
giữa toà nhà tiền tế. Đèn được chia làm bốn phần, cổ đèn, đĩa đèn, thân đèn và
chân đế. Những bộ phận này được đúc rời sau đó sau đó khớp lại với nhau bởi
những đường răng. Quý khách có thể quan sát, đồ án trang trí chủ yếu đúc nổi
hình “ lưỡng long chầu nhật “. Mặt trời là khối tròn nổi, để trơn nhẵn, xung
quanh có các tia lửa mảnh bay lên. Xung quanh mặt trời có nhiều cụm mây. Hai
11
bên mặt trời là đôi rồng cũng đúc nổi đang chầu vào. Rồng trong tư thế hết sức
sống động, thân mình mảnh mai, dài toàn thân, được phủ kín vẩy, đuôi cong vút
lên phía trên. Phía dưới chân đèn là hpa văn hình sóng nước. Ở phần đế của của
đèn được chia thành từng ô hình chữ nhật uốn cong liền nhau. Ô trước mặt có
đúc nổi chữ: Việt Nam – Hà Nội. Thần Quang Tự - Ngũ Xá Phố. Ở ô mặt sau
ghi rõ: Vĩnh Tường Hưng Nguyễn Văn Đạo chú – Quý Tỵ niên. Điều đó có

nghĩa là cây đèn này được đúc cùng năm với pho tượng đồng Adiđà ở chùa
Thần Quang làng Ngũ Xã vào năm 1953.
Kính thưa Quý khách! Bên cạnh đôi cây đèn lồng này được đặt đôi lọ lục
bình lớn. Lọ có men trắng vẽ hoa lam. Phần bình có dòng chữ: Thần tài thần
toạ. Phù dung hội quán – Minh côn bảo nghĩa chính kính tập thể.(???). Theo hồ
sơ đền Quán Thánh thì đôi lọ này có có niên đại thế kỷ XVIII là gốm của nhà
Thanh Trung Quốc. Chức năng của đôi gốm này ngoài việc để trang trí, nó còn
dùng để đựng nước khi tắm tượng.
Xin Quý khách hướng mắt lên phía nhang án phía trên! Đây là một trong
2 nhang án lớn nhất và tiêu biểu ở nơi đây. Nhang án này được làm như một
chiếc tủ hình chữ nhật có nhiều ngăn nhỏ lắp kín. Bề mặt nhang án là tấm gỗ
mỏng được ghép kín, hai đầu uốn cong như cánh lá cuộn. Phía trước là một
mảnh chạm khắc lớn được chia làm hai phần trên dưới bằng một gờ chỉ nổi.
Phần trên thể hiện cảnh sinh hoạt cung đình của vua chúa. Phía dưới thể hiện
thế giới động vật rất sinh động với các đồ án tứ linh tứ quý. Những linh vật này
được thể hiện hết sức phong phú. Mảng chạm đã thể hiện quan niệm thế giới, sự
gần gũi con người và thiên nhiên. Bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng, người
nghệ nhân đã rất chú ý đến yếu tố phối cảnh không gian: sự hoà hợp của thiên
nhiên, con người và động thực vật.
12
Hai bên hương án dọc theo thân trụ trước còn có mảng chạm thủng với
đề tài hoa cúc dây. Lồng vào đó là hình một thiếu nữ đang búi tóc trái đào đang
đứng đỡ một bình hoa cúc. Bên dưới bình hoa là một con nghê, chân trước đạp
lên một vân xoắn, miệng phun một dải khí thiêng. Bên trên là hình ảnh một con
dơi xoè rộng cánh, đầu dơi cúi xuống nhìn bình hoa. Thân dơi gắn với khung
văn triện kỷ hà.
Bốn chân hương án được thể hiện chạm khắc nổi hình đầu rồng chầu về
bốn hướng. Ở đây rồng có trán dô, mặt mày dữ tợn. Hai chân trước của rông
dang rộng ôm lấy chân quỳ. Toàn thân rồng ẩn trong những cụm mây kéo dài
mang ý nghĩ linh thiêng. Có thể nói mảng chạm khắc trên nhang án đã đạt trình

độ cao về nghệ thuật điêu khắc.
Kính thưa Quý khách!
Hai bên của nhang án là đôi tượng hạc đứng trên lưng rùa - một hình ảnh quá
quen thuộc đối với chúng ta bởi nó xuất hiện ở hầu như tất cả các công trình
kiến trúc tôn giáo. Nó ý nghĩa về sự giao hoà âm dương, giao hoà giữa trời và
đất, đồng thời thể hiện tính trường tồn vĩnh cửu.
Còn đây, bên tay trái của Quý khách là một chiếc khánh đồng rất lớn,
chiều cao 111cm, chiều dài 129 cm. Hai mặt bên khánh có hai núm tròn, xung
quanh núm có 22 hạt tròn nổi tạo cho núm khánh có dạng gương sen. Phần tai
khánh hinh một chiếc lá để giữa có đục lỗ để treo khánh. Hai bên vai của khánh
có đúc nổi hai đao móc nổi tròn, tiếp đến là hàng chỉ nổidạng lá đu đủ chạy dọc
theo hai vai của khánh. Riêng phần bụng khánh được nối liền bởi hàng hoa văn
hình chữ T thuận ngược chiều với nhau. Trên khánh có ghi rõ “Trấn Vũ Quán
khánh” và bài minh ghi những người có công đóng góp. Mặt bên của khánh có
dòng chữ nhưng bị đúc mất 2 chữ đầu: “…nhị niên mạnh thu nguyệt cốc nhật
trú tạo” (ngày tốt thứ 7 năm thứ 2 đúc khánh). Như vậy, theo tấm biển để tại
13
quán thì chiếc khánh này được đúc vào thời Lê, Trịnh (thế kỷ XVII - XVIII).
Nhưng trong hồ sơ lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội thì cho
rằng hai chữ bị đục có thể là năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1794).
Kính thưa Quý khách!
Ở bên tay phải của Quý khách, đối xứng với khánh đồng là tấm biển đồng thời
Nguyễn, có chiều dài 1,36m và chiều rộng 0,6m. Trên tấm biển có khắc nổi
những chữ Hán rất to, rõ nét và còn được chạm bạc. Nôi dung của nó viết về sự
tích thánh Trấn Vũ. Đầu tấm biển đồng khắc 4 chữ: Đề Chân Vũ Quán. Cuối
tấm biển đề: Thiệu Trị nhị niên thập nhị nguyệt cát nhật Ngự chế thi (Bài thơ
của vua Thiệu Trị ngự chế ngày tốt tháng 2 năm thứ 2 đời vua Thiệu Trị 1842).
Xin mời Quý khách đi theo lối này để tiếp tục vào thăm quan bên trong. Quý
khách có thể nhìn, đây là ban thờ ông Trùm Trọng - nghệ nhân, người đã đúc
pho tượng đồng Trấn Vũ. Tương truyền rằng sau khi đúc xong tượng, được trả

công lớn nhưng ông không lấy, chỉ xin được đặt bát hương để thờ. Để ghi công
thầy, những học trò của ông đã tạc ông bằng đá để thờ.
Tượng ông Trùm Trọng được tạo tác có kích thước như người thật, trong
tư thế ngồi thiền, hai tay đan ngón vào nhau. Đầu tượng đội chiếc khăn mỏng,
phần dưới chiếc khăn được buông xuống nhẹ nhàng ôm lấy hai bờ vai. Khuôn
mặt được tạo tạc đầy đặn hình trái xoan, mắt mũi thể hiện chi tiết. Từ khuôn
mặt toát lên vẻ ưu tư, hiền hậu. Thân tượng tròn, bụng hơi nở. Tượng mặc áo
đạo sĩ, không trang trí hoa văn. Chỉ có chiếc tay áo thụng rộng hơi kéo lên tạo
ra những nếp áo mềm mại rủ xuống phủ kín hai đầu gối.
Kính thưa Quý khách! Trước khi đi vào gian hậu cung, một lần nữa Quý
khách lại được chiêm ngưỡng hệ thống trang trí tại đây. chủ đề trang trí là cảnh
sinh hoạt của con người kết hợp với kỹ thuật chạm lộng tinh xảo. Đây là mảng
chạm khắc khá tiêu biểu với mảng chạm tại vì nóc bên hồi trái gồm 8 người. Ỏ
14
giữa là 2 người, một lão nhân râu dài và một người đàn bà trẻ. Cả hai cùng ngồi
bên nhang án. Xung quanh có người gảy đàn tì bà, cầm quạt và các tiên nữ ngồi
trên mây với xiêm áo lộng lẫy. Mảng chạm tại vì nóc bên phải thể hiện lão nhân
ngồi dưới bóng mai. Từ ngoài vào là 2 người đang chơi cờ với phong thái ung
dung, ở giữa là 1 vị quan đội mũ cánh chuồn, đang nghiêng người như nhìn
vào, một tay cầm quạt, một tay đặt trước ngực. Phía trong là 2 người ngồi uống
rượu, trong đó có 1người cầm chiếc quạt đặt trên vai. Cả 5 người đều được thể
hiện cân xứng, khuôn mặt tự nhiên, áo quần có nhiều nếp thụng mềm mại.
Kính thưa quý khách! Mời Quý khách vào thăm quan gian hậu cung.
Vâng, nơi quý khách đang đứng là gian hậu cung của đền Quán Thánh. Bên tay
phải của Quý khách là tượng các đại nguyên soái, bên trái hai vị và bên phải hai
vị. Theo quan niệm dân gian thì đây là quân của thần trấn vũ. Tượng được đắp
bằng đất sơn màu. mỗi pho tượng cao 1,6m, mặc áo dài, nai nịt gọn gàng, các
nếp áo ở thân và tay rủ xuống rất tự nhiên và rõ nét, chân đi hài. Hai tượng ở
gian bên trái: 1 ông cầm kiếm một ông cầm cờ. Hai pho tượng ở gian bên phải:
1 ông cầm roi, 1 ông cầm giáo. Cả bốn pho tượng này đều được đúc vào thế kỷ

XIX.
Trước mặt Quý khách hiện giờ chính là một trong những kho báu mà tôi
muôn giới thiệu với Quý khách. Đây chính là tượng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Quán Trấn Vũ thờ Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng xưa nay cũng là nhờ vào pho
tượng đồng Trấn Vũ này. Pho tượng được đặt chính giữa nhà Hậu cung. Trước
kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ. Sau đó tượng được đúc
bằng đồng liền khối, cao 3,96m, nặng 4 tấn, năm 1681, rồi lại xây bệ đá cao 1,4
m đặt tượng lên năm 1894.
Tượng được đặt trong thế ngồi trên tảng đá lớn, đầu để trần, tóc xoã ra
đằng sau. Khuôn mặt tượng có tính chất áp chế, hơi dữ thông qua đôi mắt nhìn
15
thẳng. Khuôn mặt vuông chữ điền, lộ rõ quai hàm. Trên đôi mắt to, nhìn thẳng
là cung lông mày tạo vành nổi khá rõ. Mũi dọc dừa cân đối, hai cánh mũi nở
đều, môi hơi mím, đôi môi dày nhìn rõ nhân chung, hai tai to dai gần như tai
Phật, cằm nở và có râu.
Tượng mặc áo quan võ, lưng thắt cân đai, bụng và vai nở. Các nếp áo
chùm từ vai xuống lưng để lộ những mép áo mỏng không đều nhau. Lớp áo phủ
trên thân tượng, phía trước có hình hoa đào, hoa lan trang trí thể hiện rất chi
tiết. Hoa có cánh nở đầy đặn và hơi cong ở đầu. Lớp áo phủ trên chân tượng có
trang trí rồng chầu mặt trời rõ nét.
Quý khách có thể quan sát thế tay của Ngài. Tay trái giơ lên ngang ngực,
ngón trỏ và ngón út chỉ thẳng lên trời bắt quyết. Ngón cái và hai ngón giữa tạo
thành ấn kiểu “an uỷ ấn” ấn quyết mang tính vô thuỷ, vô chung nghĩa là không
đầu không cuối tiêu trừ gian ác, cứu độ chúng sinh. Kiểu ngồi bắt quyết như
vậy, Đạo giáo gọi là “giả toạ”.
Tay phải tượng để thấp hơn, các ngón tay duỗi thẳng, lòng bàn tay chống
lên đuôi kiếm. Thanh kiếm lại chống thẳng xuống lưng rùa. Lưỡi kiếm được thể
hiện uốn cong, phía chuôi kiếm có hình vòng tròn khắc thủng. Cuộn quanh thân
kiếm là hình một con rắn đang bò lộn. Đầu rắn ngẩng cao, mắt nhỏ dữ tợn.
Hai chân tượng đặt thế ngồi vững chãi. Chân cũng như tay tượng đều đặt

những lớp vải mỏng phủ mềm mại. Đáng chú ý là chân tượng phần ống quần có
thắt dây cho gọn gàng. Tượng đi chân không, bàn chân để bình thường, những
ngón chân được khắc nổi rõ móng và đường chỉ đốt.
Toàn thân tượng, từ khuôn mặt đến quần áo, tất cả đều được thể hiện bằng màu
đen. Đây chính là màu biểu trưng cho phương Bắc.
Thưa Quý khách! Pho tượng đòng Trấn Vũ là một kiệt tác nghệ thuật,
đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng của cha ông ta vào thế kỷ XVII.
16
Xin mời Quý khách tự do chụp ảnh và bày tỏ lòng thành kính của mình!
5phút nữa Đoàn chúng ta sẽ tập trung bên ngoài sân Đại bái.
Kính thưa Quý Khách!
Phía tay trái theo hướng tay tôi chỉ đó là dãy nhà tả vu. Trước kia tả vu hữu vu
ở đình chùa đền miếu thường là nơi để chuẩn bị đồ lễ và để kiệu. Tuy nhiên nơi
đây hiện nay dùng để bán đồ lưu niệm, chủ yếu là tranh sơn dầu và màu nước.
Cũng giống như đền dình Kim Liên, Quán Thánh là nơi thờ tự và di tích lịch sử
văn hoá. Đền mang dáng vẻ tôn nghiêm trang trọng và thân thiện, không có các
hoạt động mê tín như là lên đồng, bói toán… Mời Quý khách vào thăm quan và
mua một vài đồ vật may mắn của chốn linh thiêng này. 15 phút sau Đoàn ta sẽ
tiếp tục với điểm tham quan tiếp theo.
Kính thưa Quý khách!
Con đường mà Quý khách đang đi chính là đường Thanh Niên, hay xưa kia còn
có tên là Cổ Ngư. Quý khách thấy không khí thế nào ạ? Thật thoáng đãng và
thoải mái phải không? Vì cả hai bên của Quý khách đều là hai hồ nước trong
xanh rộng lớn. Phía bên tay trái của Quý khách là Hồ Tây – nơi được coi là lá
phổi xanh của thủ đô Hà Nội. Trong lòng tôi chợt nhiên nhớ đến mấy câu ca
dao xưa:
“Chẳng vui cũng thể chùa Thầy
Chẳng trong cũng thể Hồ Tây xứ Đoài.
Rửa chân đi hái đi hài
Rửa chân đi đất sao hoài rửa chân.”

Hay đôi ba câu thơ ngẫu hứng của một nhà thơ nào đó:
“Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư
Trăng đầy mặt nước trăng như mặt người
Trăng tươi mặt ngọc trên trời
17
Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng.”
Vâng, kính thưa Quý khách! Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng làm say đắm biết
bao lòng người, đi vào trong thơ văn mượt mà và lãng mạn đến thế! Hồ Tây là
hồ lớn nhất Hà Nội, rộng khoảng 500 hec-ta mặt nước. Địa lý, lịch sử cho rằng
hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi đổi dòng chảy. Hồ đã từng
mang nhiều tên khác nhau như: Đầm xác cáo (Trong thời vua Hùng, có con cáo
9 đuôi nanh ác thường làm hại dân lành. Khi thuỷ thần mang quân duổi bắt, cáo
bỏ chạy và chui vào hang. Quân thuỷ thần đuổi theo, phá hang, bắt cáo mà ăn.
Nơi này trở thành một vùng sâu, gọi là Đầm xác cáo). Hồ còn có tên là hồ Trâu
Vàng do truyền thuyết có liên quan đến nhà sư Nguyễn Minh Không thời nhà
Lý. Minh Không được vua phương Bắc mời sang chữa bệnh cho con. Khi chữa
khỏi bệnh cho con vua, vua hỏi muốn lĩnh thưởng gì thì Không xin nhà vua một
cái túi đồng đen. Vua phương Bắc thấy vậy rất thuận lòng chiều ý Minh Không.
Nhưng đó là chiếc túi thần, đựng bao nhiêu đồng đen cũng hết. Vua tiếc của quá
nhưng vì đã trót hứa cho ông rồi lấy lại chẳng được. Vua ngầm ra lệnh không ai
được chở Minh Không về. Biết được điều đó, Minh Không xách túi thần đi
thẳng ra biển Đổngồi thả nón tu thần mà làm thuyền bơi về nước. Khi về nước
vua Lý đem số đồng đó đúc thành một quả chuông rất to. Chuông đúc xong
đem gõ thử, tiếng chuông vang sang tận phương Bắc. Trâu vàng bên ấy tưởng
tiếng mẹ gọi tìm liền chạy lồng sang tiếng thanh đồng. Đường trâu vàng chạy
lún xuống thành sồn (sông Kim Ngưu bây giờ). Trâu vàng chạy sang đến một
khu rằng ở phía Tây kinh thành thì tiếng thanh đồng tắt, trâu vàng lồng lên dữ
dội vòng quanh làm cỏ cây đổ gãy tan hoang, đất tự lún sụt sâu xuống thành hồ.
Vua Lý thấy vậy bèn cho thả ngay chuông đồng xuống hồ thì bấy giờ trâu vàng
mới chịu yên. Hồ có tên là trâu vàng bởi thế.

18
Thưa Quý khách! Đời nhà Lý thế kỷ XI hồ có tên gọi là Dâm Đàm. Hồi
ấy ở vùng này, quanh hồ cây cối um tùm, rậm rạp, có người nói có cả hổ báo
nữa. Nước hồ mù mịt bốc hơi như sương mù. Tên gọi Dâm Đàn có nghĩa là hồ
Mù Sương. Thế kỷ XV, hồ có tên là Lãng Bạc. Lãng là sóng lớn, Bạc là bến
hoặc thuyền ghé bến. Vì Hồ Tây ngày ấy rộng hơn ngày nay nhiều. Trong mùa
mưa bão, mặt nước có sóng to gió lớn không khác gì ở biển khơi.
Sau đó hồ còn có tên gọi là Tây Hồ. Tên này do vua Thế Tông Duy Đàm đặt
năm 1573. Đến đời chúa Tây Vương Trịnh Tạc năm 1657 lại đổi tên là Đoái
Hồ. Về sau được dân gian gọi nôm na là Hồ Tây.
Kính thưa Quý khách! Bên tay phải của Quý khách là một hồ rất nhỏ nhắn và
cũng rất xinh đẹp có tên gọi là Trúc Bạch. Hồ Trúc Bạch trước kia là một phần
của Hồ Tây. Trúc Bạch tách khỏi Hồ Tây từ thế kỷ XVII sau khi dân của hai
làng Yên Hoa và Yên Quang đắp một con đê nhỏ ngăn góc Đông Nam Hồ Tây
ra để cho tiện việc dánh bắt cá. Vì thế mới có đường Thanh Niên như ngày nay.
Sở dĩ có tên là hồ Trúc Bạch vì ngày xưa trên bờ hồ Trúc Bạch về phía Nam
còn có viện Trúc Lâm của chúa Trịnh Giang (1729 -1740). Đó là một cung điện
dùng để hành lạc của chúa, rồi sau lại trở thành nơi giam cầm của những cung
phi mắc tội. Những cung phi xấu số bạc mệnh ở đây phải tự sống bằng nghề dệt
lụa. Lụa của họ đẹp nổi tiếng khắp kinh thành nên được gọi là lụa làng Trúc. Vì
thế hồ mới có tên là Trúc Bạch.
Thưa Quý khách! Hồ Trúc Bạch gắn với một sự kiện lịch sử quan trọng.
Đó là tháng 11– 1968 giặc lái Mĩ John Mac-ken cùng chiếc máy bay Mĩ bị bắn
rơi xuống hồ Trúc Bạch, các chiến sĩ tự vệ ta đã bắt sống hắn. Nơi đó nay đã
dựng một bia kỉ niệm chiến công. Hơn 10 năm sau Mac-ken trở thành thượng
nghị sĩ Hoa Kì đã trở lại Việt Nam ngắm tượng đà mang hình ảnh mình, đầu cúi
19
tay giơ lên trời và ông bày tỏ sự mong đợi được đưa tấm bia này về Mĩ làm kỉ
niệm một thời lầm lỗi, ác độc.
Kính thưa quý khách! Trước mặt quý khách là chùa Trấn Quốc - ngôi

chùa cổ nhất Hà Nội. Chùa nằm giữa bốn bề mặt nước mênh mông của Hồ Tây,
chỉ có một con đường lát gạch đỏ au và hai cây bàng cành lá xum xuê nối từ
đường Thanh Niên vươn ra bãi kim ngư để vào chùa Trấn Quốc. Trấn Quốc là
một ngôi chùa có quy mô lớn, tạo lạc trên một khu đất nổi ở Đông Bắc Hồ Tây.
Theo thuyết phong thủy thì nơi này rất đẹp vì bãi đất có hình con cá vàng – đầu
cá là ngôi chùa, đuôi cá là đường đi vào chùa, diện tích toàn bãi rộng 3000m2.
Để thuận theo hình thể và địa lý của khu vực, cổng chùa được xây đằng sau
chùa về phía tay phải, quay mặt ra đường để thuận tiện cho người dân vào lễ
Phật.
Thưa quý khách! Trong kiến trúc truyền thống của người Việt, việc lựa
chọn vị trí dựng đình, chùa, miếu đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì thế,
trước khi khởi tạo một công trình kiến trúc nào đó, cha ông ta đã chú ý rất nhiều
đến việc chọn vị trí sao cho phù hợp với chức năng sử dụng và đảm bảo về mặt
thẩm mỹ của công trình. Chùa Trấn Quốc nằm ở vị trí đẹp. Chùa quay hướng
Nam, là một hướng đẹp và phổ biến trong việc xây dựng đình chùa. Hướng
Nam là một hướng đầy dương tính, sáng sủa, hợp với khí hậu nước ta (mùa
đông tránh được giá rét, mùa hè thì mát mẻ). Hướng Nam gắn với quan niệm
dân dã (lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam) đồng thời hướng Nam cũng là
hướng của đế vương, là phương của trí tuệ. Người Trung Hoa có câu: “Thánh
nhân nam diện nhu thính thiên tạ” có nghĩa là: vua ngồi quay mặt về hướng
Nam nghe thiên hạ tâu bày. Với ngôi chùa thì phần nào còn có nghĩa các đức
Phật và Bồ tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong
kiếp đời tục lụy, đặng dùng pháp lực vô lượng vô biên qua tứ đại vô lượng tâm
20
(từ, bi, hỉ, xả) mà cứu vớt. phía Nam đối với đạo Phật là Bát nhã, tức trí tuệ
(cứu cánh của Phật đạo), có trí tuệ sẽ diệt trừ được ngu tối, bởi ngu tối là mầm
mống của tội ác, và hướng Nam đối với nhà Phật là hướng thiện.
Chùa Trấn quốc được bao bọc bởi Hồ Tây, thế đất của chùa thể hiện mối quan
hệ âm dương tứ tượng và dịch học. Cụ thể là kiến trúc chùa cao biểu tượng cho
đương, diện nước thấp biểu tượng cho âm; nhưng kiến trúc cao thì rêu phong,

trong dương ấy có âm (thiếu âm) mạch nước tuy thấp bản chất là âm nhưng
sánh lên đã chứa yếu tố dương trong đó (thiếu dương) hợp lại là tứ tượng. nhìn
chung lưỡng nghi, tứ tượng của kiến trúc này là cầu sự phát sinh, phát triển.
Tôi xin giới thiệu sơ qua về lịch sử của chùa Trấn Quốc. Chùa được khai
sáng từ giữa thế kỉ thứ XI, thời tiền Lý Nam Đế, tức Lý Bôn, xây dựng khoảng
năm 541-548. Ban đầu chùa ở bãi sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ ngày nay.
Chùa lúc sơ khai do vị Lý Phật Tử khi chưa làm vua Hậu Lý Nam Đế đứng
hưng công xây dựng chùa, trong những năm vua Tiền Lý Nam Đế khởi nghiệp
và ở ngôi. Lúc đầu lấy hiệu chùa là Khai Quốc.
Đến đời Lê Kính Tông, năm 1615, bãi sông Hồng bị lở, nhân dân rời
chùa vào bãi đảo Kim Ngư là chỗ ngày nay. Bán đảo Kim Ngư trước kia bốn bề
là nước Hồ Tây, chưa có con đường ra vào ra vào như bây giờ va đó là cung
Thuý Hoa của nhà Lý và điện Hàm Nguyên của nhà Trần. Năm 1639,chúa
Trịnh biến đảo Kim Ngư thành hành cung riêng của nhà chúa để vui chơi giải
trí nên đã cho sửa chữa lại chùa. Chúa Trịnh cho xây Tam quan, hành lang 2
bên, trồng sen xung quanh đảo. Nơi thờ tự bỗng trở thành chốn hành lạc của
nhà Chúa. Sự lạm dụng ngang ngược đó ở nơi cửa Phật thiêng liêng này kéo dài
cho mãi tới khi quân Tây Sơn ra Bắc mới thôi (1788). Khi đó nhà Lê được dịp
trả thù họ Trịnh, cho lửa đốt cháy tất cả nhà cửa trên đảo. Hàng ngàn người ra
ngăn giữ việc nhà Lê đốt phá để nơi đây cho dân thờ Phật tiếp tục. Do vậy nhà
21
Lê ngừng thiêu đốt tất cả mà chỉ phá đi những căn phòng là nơi cung nữ và bọn
hoạn quan từng ăn ở …Sau đó chùa Trấn Quốc lại được nhân dân tu bổ sớm tối
đèn nhang. Chốn cửa thiền trở lại thanh tịnh phong quang.
Năm 580 có vị cao tăng Ấn Độ đi du hoá qua nước ta, pháp danh là Tỳ
Ni Đa Lưu Chi cũng dừng chân ở chùa Trấn Quốc một thời gian sau mới đến
chùa Pháp Vân ở Bắc Ninh. Dưới thời nhà Lý ,hoàng hậu Nguyên Phi Ỷ Lan
thường lui tới đây. Tương truyền rằng vua Lý Huệ Tôn sau khi thoái vị nhường
ngôi cho con đã đến tu tại chùa này.Năm 1624 và 1629 chúa Thanh Đô Vương
Trịnh Tráng phát tâm sửa chữa lại toà Tam Bảo, làm 2 dãy hành lang và nhà

Tổ, xây dựng lại Tam quan rất lộng lẫy . Cuối thế kỉ XVIII chùa lại bị dổ nát,
nhân dân lại xây dựng lại chùa,sau 2 năm mới xong. Năm 1934 chùa được trùng
tu,năm 1983 Hoà thượng Kim Cương Tử về trụ trì chùa được tu bổ đẹp.
Kính thưa Quý khách! Mời Quý khách cùng tôi vào thăm ngôi chùa.
Bước chân vào chùa Trấn Quốc, Quý khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và khâm
phục bởi con mắt tinh tường của người xưa, khi dựng ở nơi đây một ngôi chùa
để người dân gửi gắm lòng thành kính của mình vào đó. Nằm giữa bốn bề mây
nước, các công trình kiến trúc của chùa được bố trí hài hòa trong khuôn viên
rộng tạo ra một không gian thoáng đãng. Quý khách có thể cảm nhận được sự
thanh tĩnh trong chính tâm hồn mình… Chùa Trấn quốc tuy không nhiều bậc đá
rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng từ xa xưa cho đến nay vẫn là một
danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng
quả: “chùa Trấn Quốc cảnh đẹp phủ Phụng Thiên, danh lam miền kinh địa…
phía Bắc có sông Nhị, phía Nam giáp đế thành. Nơi cảnh trí thiêng liêng, sinh
ra người hào kiệt. thật là cõi tiên trên thế giới, danh thắng đất kinh kỳ, làm vẻ
vang cho hiện tại, lưu truyền cho tới ngày sau”. (Bia Dương Hòa 5/1639)
22
Vâng, thưa Quý khách, có thể nói, di tích chùa Trấn Quốc chưa hội tụ trọn vẹn
những yếu tố địa hình, cảnh quan của một nơi linh địa, hút được sinh lực của
tầng trên, song có thể coi đây là mảnh đất đẹp, gần yếu tố nước, hợp với tư duy
nông nghiệp của người Việt Nam chúng ta.
Kính thưa quý khách! Trước mặt Quý khách là cổng Tam quan - kiến
trúc đầu tiên báo hiệu một ngôi chùa. Chùa Trấn quốc trước đây cũng có Tam
quan theo lối chồng diềm, bao hàm ý nghĩa Phật triết sâu sắc. Vào lần trùng tu
gần đây, chùa đã dựng cổng mới bằng vật liệu hiện đại (vôi, vữa, xi măng)
nhưng vẫn thể hiện theo phong cách truyền thống.
Quý khách có thể quan sát, cổng chùa có bốn trụ lớn tạo vòm cửa có độ
sâu, sát phía hồ mỗi bên có hai trụ nhỏ được làm theo kiểu trụ biểu lồng đèn.
Phần nối giữa trụ chính và trụ nhỏ là tường bao, gờ tường có trang trí hoa chanh
và lá cúc. Các trụ có kết cấu và trang trí giống nhau gồm ba phần: đầu trụ, thân

trụ, đế trụ. Đế trụ làm dạng quả găng, xây gờ giật cấp, ăn sâu xuống lòng đất
làm móng chịu lực chính. Thân trụ xây hình vuông, trên thân đắp gờ kẻ nổi để
nhấn mạnh các câu đối chữ Hán. Tiếp đến là phần lồng đèn, lồng đèn ở đây
không trang trí mà được lắp bằng kính. Đỉnh trụ dắp kiểu bốn con chim phượng
chụm lại thành bốn múi, chĩa lên trên. Hình thức này thường gọi là kiểu lá lật,
đuôi phượng mang hình thức một thứ lá cách điệu.
Cổng chùa được xây cao vượt hẳn lên với hai tầng mái. Hiện tượng hai
tầng mái này gợi cho chúng ta nghĩ tời ảnh hưởng của triết học Nho giáo tác
động vào kiến trúc, đó là cửa chùa tượng trưng cho tháo cực, tần mái trên tượng
cho Dương, nhẹ. Tầng mái dưới tượng cho Âm, nặng; Âm Dương đối đãi mà
thành Tứ tượng được coi như bốn mái, rồi từ đó mà hình thành nên Bát quái tức
tám lá mái. Khởi đầu của muôn loài muôn vật.
23
Kính thưa Quý khách! Quý khách hãy nhìn hướng theo hướng tay tôi chỉ.
Tầng mái thứ nhất có bốn đầu đao trang trí hình rồng, phượng đầu hướng lên
trên, đuôi và cánh phượng được cách điệu hình là cúc. Phần cổ diêm nối hai
tầng mái được đắp nổi bốn chữ “Trấn Quốc Cổ Tự”.
Trên tầng mái thứ hai, chính giữa bờ nóc là mặt trời bốc lửa, hai con kìm
được kết bằng rồng, song chỉ có râu tóc và những vân xoắn. Trong hình thức
này, rồng gợi cho chúng ta nghĩ tới con thủy quái Macara chỉ có đầu và đuôi
còn phần thân rất ngắn. Như vậy, có thể thấy rồng đầu kìm này hóa thân gần gũi
của con thuỷ quái đó nhất là ở mặt biểu tượng. Theo giáo sư Trần Lâm Biền thì
trong nghệ thuật tạo hình, các vân xét trên một phương diện nào đó được xem là
biểu tượng của sấm và chớp. Con rồng đầu kìm với đuôi là cả một hệ thống vân
cuộn tròn đã như muốn nói với chúng ta về một ước vọng của tổ tiên muốn
thông qua thần linh để cầu mưa, cầu được mùa.
Chúng ta thấy cổng chùa Trấn Quốc không đơn giản là chiếc cổng đơn
thuần với những mảnh đắp để cho đẹp mà thực ra nó còn cái gạch nối mang tính
chất thiêng liêng bởi khi Quý khách qua cửa là đi vào thế giới siêu linh, ít nhiều
giác ngộ được cái vi diệu của Đạo pháp. Cửa ở đây có dạng cuốn vòm, gỗ làm

cửa khá tốt, dày dặn, cửa cao 2,7m gồm hai cánh, mỗi cánh rộng 1m để trơn,
không trang trí.
Như vậy, Quý khách có thể thấy, cổng chùa Trấn Quốc là sự kết hợp hài
hòa giữa yếu tố hiện đại và phong cách truyền thống, tuy nhiên vẫn không mất
đi nét uyển chuyển, thâm nghiêm, đồng thời phần nào xóa đi được sự khô cứng
của vôi vữa.
Kính thưa Quý khách! Con đường nhỏ lát gạch mà chúng ta đang đi
thường gọi là nhất chính đạo, nối từ cổng với Tiền đường. Cuối con đường có
hai cửa nhỏ dẫn đến nhà Tiền đường từ hai phía trái và phải, cửa vào lối bên
24
phải mà Quý khách đang đi thì phải đi qua nhà khách và hành lang chùa. Lối đi
này thường xuyên mở vì nhà chùa quan niệm rằng: khi vào Tiền đường, đi theo
bên phải để hợp với chiều quay của chữ Vạn, với lửa Tam muội để tinh tấn
Thiện căn. Đồng thời đó cũng là biểu hiện xuất phát từ tục thờ Mặt trời của
nhiều cư dân trên thế giới.
Thưa Quý khách! Bên tay phải và phía trước mặt Quý khách là hành lang
của chùa Trấn Quốc. Hiện nay hành lang trái dùng làm tăng phòng, hành lang
phải là nơi tiếp khách và treo những bức ảnh kể về sự tích Phật Thích Ca. Mỗi
bên hành lang gồm 7 gian hai trái, kích thước 18,2m x 3,5m. Mỗi gian rộng
2,4m, chái rộng 1,7m. Nền hành lang langs xi măng, cao hơn mặt sân 0,15m.
Cấu trúc bộ vì như sau: Trên cùng là một thượng lương được bào vuông, dép
đội bụng Thượng lương và tỳ lực lên một đấu hình chữ nhật. Đấu đặt trên con
rường, con rường ăn mộng xuyên qua hai cột trốn. Côth trốn ngắn nhỏ, đứng
chân lên quá giang, đầu cột vươn lên đỡ đôi hoành phi thứ nhất. Quá giang
được soi gờ kẻ chỉ, xuyên qua đầu cột cái, kết thúc bộ vì. Để mở rộng mái và
tạo sự thông thoáng cho lòng nhà, cột cái và cột quân được làm trốn chân trên
một sàn nhà gác trên hai đầu cột hiên thông qua hai đấu vuông thót đáy lớn. Cột
hiên được xây bằng gạch, cao 2,5m đường kính 0,3m x 0,3m.
Thưa Quý khách! Nối liền hai dãy hành lang là gác chuông. Gác chuông
được chia làm hai tầng, tầng trên thấp hơn để treo chuông, tầng dưới hiện nay

dùng làm nhà khách. kết cấu của gác chuông được dựa lực chính trên 8 cột mái,
các cột này chạy thẳng tới các bộ vì nóc mái trên. tầng trên có bốn bộ vì nóc kết
cấu kiểu giá chiêng được làm đơn giản. Bộ mái dưới chủ yếu tì lực trên đầu các
cột quân và cột hiên, tầng mái dưới được làm kiểu tờng hồi bít đốc. Mái trên
cầu kì hơn với bốn đao cong vút, bờ nóc, bờ giải và bờ guột trang trí hình hoa
chanh. Đường bờ nóc trang trí hai con kìm là hai đầu rồng chầu mặt trời.
25

×