Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở quận 1, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.86 KB, 124 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

<i> Với tất cả tấm lịng thành kính và tình cảm chân thành tác giả xin bàytỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Hội đồng khoa học chuyên ngànhKhoa học Giáo dục, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh và các thầy giáo,cô giáo giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu học tập. </i>

<i>Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo, sự giúp đỡ tận tìnhcủa PGS.TS Nguyễn Bá Minh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa họcvà giúp đỡ tác giả trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bản luậnvăn.</i>

<i>Tác giả xin được trân trọng cảm ơn các Phòng ban của Sở Giáo dục -Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 1, PhòngGiáo dục và Đào tạo, Phòng thống kê, Phòng Kế hoạch Tài chính, Ủy banDân số Gia đình và trẻ em Quận 1 và cán bộ quản lý, giáo viên các trườnghọc thuộc Quận 1 cùng cơ quan, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi,giúp đỡ tác giả trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành bản luậnvăn này.</i>

<i>Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng , nhưng luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót trong nội dung trình bày luận văn. Tác giả kínhmong được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của Hội đồng khoa học, các thầy giáo,cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.</i>

<i>Xin trân trọng cảm ơn!</i>

<i>Vinh, tháng 12 năm 2011</i>

<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT</b>

<small>DÙNG TRONG LUẬN VĂN</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6. Các phương pháp nghiên cứu 7. Những đóng góp của luận văn 8. Cấu trúc của luận văn

<i><b> Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HỌACH PHÁT</b></i>

<b>TRIỂN GIÁO DỤC THCS</b>

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.

1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Dự báo

1.2.2. Quy hoạch

1.2.3. Phát triển giáo dục

1.2.4. Quy họach phát triển giáo dục

1.3. Giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.4. Quy họach phát triển giáo dục THCS

1.4.1. Những cơ sở của quy họach phát triển giáo dục cơ sở 1.4.2. Mục tiêu quy họach phát triển giáo dục THCS

1.4.3. Nội dung của quy họach phát triển giáo dục THCS

1.4.4. Các phương pháp quy họach cụ thể được áp dụng trong quy họach phát triển giáo dục THCS

<i><b>Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI</b></i>

2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của Quân 1

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, nguồn nhân lực 2.1.2. Đặc trưng KT - XH

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến giáo dục phổ thơng nói chung và giáo dục THCS nói riêng

2.2. Thực trạng giáo dục THCS Quận 1

2.2.1. Tình hình chung về giáo dục THCS Quận 1 2.2.2. Quy mô học sinh, mạng lưới trường, lớp

2.2.3. Thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

2.2.4. Thực trạng về CSVC, TTB và các nguồn vật lực, tài lực cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.1. Những cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa

3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển KT – XH của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục của Quân 1 đến năm 2020 3.1.4. Mục tiêu phát triển KT – XH Quận 1 đến năm 2020

3.1.5. Mục tiêu phát triển phát triển giáo dục Quận 1 đến năm 2020.

3.1.6. Căn cứ thực tế và dự báo dân số của Quận 1 đến năm 2020 3.2. Dự báo phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

giai đọan 2012 - 2020

3.2.1. Cơ sở định mức tính tốn trong dự báo

3.2.2. Dự báo quy mô học sinh, số lớp, số giáo viên, số trường học của THCS trên địa bàn Quân 1 giai đọan 2012 - 2020

3.3. Quy hoạch phát triển giáo dục THCS Quân 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đọan 2012 - 2020

3.3.1. Quy hoạch phát triển trường, lớp đáp ứng nhu cầu học sinh THCS trên địa bàn Quận 1

3.3.2. Quy họach phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

số lượng

3.3.3. Nhu cầu về tài lực đáp ứng quy họach 3.4. Những biện pháp cơ bản để thực hiện quy họach

3.4.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự phát triển GD – ĐT

3.4.2. Biện pháp đổimới mạnh mẽ tư duy giáo dục

3.4.3 Biện pháp đảm bảo đủ số lượng học sinh, trường, lớp và quy mô đội ngũ giáo viên

3.4.4. Biện pháp đẩy mạnh XHH giáo dục

3.4.5 Biện pháp huy động các nguồn tài lực đầu tư cho giáo dục và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

3.4.6. Biện pháp tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hóa giáo dục

3.4.7. Phân luồng học sinh sau THCS

3.4.8. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện qui hoạch, tăng cường công tác thanh kiểm tra, thi đua khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến

3.5. Khảo sát về nhận thức tính đúng đắn và khả thi về quy họach

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ngày nay, sự phát triển kinh tế xã hội mà mọi quốc gia theo đuổi đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho cuộc sống con người tốt hơn. Giáo dục khơng nằm ngồi mục tiêu đó. Nhưng khác với ngành kinh tế kĩ thuật làm ra sản phẩm vật chất để cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, giáo dục có nhiệm vụ làm giàu về kiến thức và tâm hồn của con người. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức, giáo dục mang một sứ mạng cao khi nó khơi gợi, kích thích những khả năng vơ hạn của con người . Để con người sáng tạo ra những giá trị mới làm giàu cho đất nước.

Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước đã có những chuyển biến tích cực. Đó là do những quyết sách lớn của trung ương đề ra là tiền đề cơ bản cho giáo dục phát triển.

<i>Văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “Phát triển giáo dụcphải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục,đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hố và hội nhậpquốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiệnkiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình vàxã hội.”. Định hướng cơ bản của nghị quyết Đại hội XI sẽ mang lại những cơ</i>

hội đổi mới toàn diện, phát triển vững chắc, góp phần tích cực xây dựng một nền giáo dục tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thế nhưng, muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả tốt cần phải nhìn ra tương lai, phải được quy hoạch để hành động đúng đắn trong thực tiển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã nêu rõ: “ Tăng cường công tác dự báovà kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục. Đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương, có chính sáchđiều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.”</i>

Vấn đề dự báo giáo dục được rất nhiều các học giả trên thế giới quan tâm như:

 Học thuyết của Planton, Aristote, Socrat. Democrit đã chứa đụng nhiều phán đốn là kết luận mang tính dự báo và nội dung, phương pháp dạy học mới.

 Giáo dục thời kì khai sáng đã phát triển dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tư tưởng lớn như Saint Simon, Spourier , R Owen cũng như các nhà dân chủ nổi tiếng: I.G.PestaLodi, A Disterveg. K.Ushinsk...đều có những dự án sư phạm mang tính chất dự báo có tầm vĩ mơ.

 Trong học thuyết lí luận chính trị của Mac-Anghen-Lênin có các luận điểm vạch ra bản chất của việc dự báo khoa học các hiện tượng xã hội, vạch ra mục đích, nhiệm vụ, nội dung của việc giáo dục thế hệ lớn lên trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội.

 <i>Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm sáng suốt :“ Vìlợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người “ đã cung cấp</i>

cho Giáo dục Việt Nam một tầm nhìn, một hướng đi với lộ trình dài có định hướng. Đây là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai.

 Tháng 8 năm 1990 Unesco khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã tổ chức Hội nghị “ Những chất lượng mà nền giáo dục hơm nay địi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu tiên đoán của thế kỷ XXI” và tiến Sĩ Raja Roy Singh

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nguyên trợ lý tổng giám đốc UNESCO trong chuyên luận nổi tiếng ”Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng Châu Á- Thái Bình Dương” đã dành một chương để viết về vấn đề qui hoạch, kế hoạch và dự báo giáo dục.

Dự báo là cơ sở, nền tảng cho việc hoạch định chiến lược từ đó xây dựng quy hoạch và chương trình hành động. Quy hoạch có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chiến lược phát triển, tăng cường cơ sở khoa học cho việc quyết định, hoạch định các chính sách, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, đồng thời có nhiệm vụ điều chỉnh công tác chỉ đạo trên cơ sở tiên đoán của dự báo.

Qui hoạch phát triển giáo dục phổ thơng có ý nghĩa định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu qui hoạch chiến lược và xây dựng hệ thống Giáo dục một cách khoa học, đồng bộ, có hiệu quả trong tương lai.

Với tâm huyết của người làm công tác giáo dục, với mong muốn làm thế nào tạo môi trường tốt nhất phục vụ cho việc đào tạo con người. Đó là lí do tôi quyết tâm chọn đề tài :

<i> “Qui hoạch phát triển giáo dục Trung học cơ sở Quận 1, TP HCM đến năm2020”</i>

<b>2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b>

Xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

<b>3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>

 <i><b>Khách thể nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Công tác qui hoạch phát triển giáo dục trường Trung học cơ sở  <i><b>Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

<b>4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC</b>

Nếu xây dựng được qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận I, thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Quận và Thành phố.

<b>5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>

 <i><b>Nhiệm vụ nghiên cứu:</b></i>

 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận của quy hoạch phát triển giáo dục nói chung và quy hoạch phát triển giáo dục THCS nói riêng

 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua.

 Qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1 giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

 <i><b>Phạm vi nghiên cứu:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

 Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 về qui mô số lượng và một số điều kiện đảm bảo chất lượng.

<b>6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

 <i>Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp các Chỉ</i>

thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

 <i>Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, thu thập và</i>

phân tích các tài liệu, số liệu thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.

 <i>Các phương pháp khác: dự báo quy mô giáo dục, phương pháp thống</i>

kê, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia….

<b>7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN</b>

Đề tài thực hiện thành cơng sẽ giúp cho giáo dục Quận 1 có một quy hoạch phát triển hoàn chỉnh đến năm 2020 theo mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng để có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, cân đối nguồn ngân sách, phân bố mạng lưới trường lớp v.v…, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020.

<b>8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển giáo dục THCS.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 2: Cơ sở thực tiển của đề tài</b>

<b>Chương 3: Quy hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1 thành phố Hồ Chí</b>

Minh giai đoạn 2012 - 2020

Cuối luận văn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>

<b>1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề</b>

Giáo dục có chức năng góp phần tái sản xuất lao động – kỹ thuật cho nền kinh tế đồng thời đổi mới quan hệ xã hội, góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, vì thế việc qui hoạch phát triển giáo dục có một tầm quan trọng đặc biệt. Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục đã có sự đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực này qua các cuộc hội thảo và trên các tạp chí như:

Hội thảo “Về tương lai của giáo dục và giáo dục tương lai” do Viện quốc tế kế hoạch hóa giáo dục thuộc UNESCO tổ chức năm 1978.

Hội nghị quốc tế “Phát triển những nội dung của giáo dục phổ thông trong hai thập kỷ tới” do UNESCO tổ chức năm 1980.

Hội thảo “ những chất lượng của nền giáo dục hơm nay địi hỏi nhằm đáp ứng những yêu cầu tiên đoán của thế kỷ XXI”

Hội nghị Zomtien về “Giáo dục cho mọi người” 1990

Giáo dục năm 2000, những xu hướng hiện nay và phát triển giáo dục (1983) của T. Hussen

Tác phẩm “Cú sốc tương lai” của Alvin Tofler

“Nền giáo dục cho thế kỷ thứ XXI; những triển vọng Châu Á – Thái Bình Dương” của R.RoySingh đã phác họa ra viễn cảnh của nền giáo dục và xã hội trong tương lai tập trung vào các vấn đề hệ thống nhà trường, xu hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phát triển giáo dục, phương pháp giáo dục và mơ hình nhân cách, trong đó nhấn mạnh con người là trung tâm giáo dục.

Ở nước ta, việc nghiên cứu các quy hoạch về giáo dục và đào tạo trong đó quy hoạch phát triển phổ thông đã được tiến hành từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và từ đó đến nay đã có nhiều tác giả sử dụng các phương pháp dự báo như là cơ sở để xây dựng định hướng chiến lược phát triển giáo dục như:

Cơng trình “Nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp” năm 1986 – 1987 của Viện nghiên cứu Đại học và trung học chuyên nghiệp do tác giả Lê Thạc Cán làm chủ nhiệm.

Tổ chức của Bộ giáo dục và Đào tạo đã tiến hành một loạt các nghiên cứu về định hướng phát triển GD – ĐT ở nước ta, đó là:

Một số định hướng phát triển GD – ĐT từ nay đến đầu thế kỷ XXI (1993)

Các định hướng chiến lược phát triển GD –ĐT từ nay đến năm 2020 (1995)

Vấn đề qui hoạch phát triển giáo dục nói chung, quy hoạch phát triển giáo dục THCS nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì thế được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trong đó có nhiều cơng trình rất cơng phu, có giá trị thực tiễn lớn.

Riêng vấn đề quy hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu vấn đề này.

<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Dự báo</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.2.1.1. Khái niệm chung về dự báo</b>

Dự báo là sự tiên đốn có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt dược các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.

Dự báo có thể là một dự đốn chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.

Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi hoạt động KT-XH, KH-KT, được tất cả các ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.

<b>1.2.1.2. Vai trị, ý nghĩa của dự báo</b>

Dự báo có vai trị quan trọng trong q trình ra quyết định quản lý. Theo nghĩa chung nhất, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có chủ đích vào đối tượng quản lý bằng các hệ thống, biện pháp kinh tế, xã hội, các biện pháp hành chính … nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản xuất, tiến bộ xã hội. Kết quả của hoạt động quản lý là các quyết định quản lý.

Trong các bước của quá trình ra quyết định quản lý thì vấn đề xây dựng mơ hình là khâu cơ bản nhất. Sở dĩ như vậy là vì quá trình đi đến một quyết định quản lý đòi hỏi phải mơ hình hóa các mối quan hệ trong q trình vận động và phát triển của đối tượng quản lý, cho phép liên kết các mối quan hệ không những theo chiều dọc mà còn theo chiều ngang, cho phép liên hệ từ quá khứ đến hiện tại sang tương lai. Xét về mặt thời gian các mơ hình như vậy đều mang ý nghĩa dự báo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Hướng sử dụng mơ hình dự báo trong hoạt động quản lý là rất quan trọng, nó là điều kiện khơng những cung cấp thơng tin tương lai mà cịn có khả năng làm chủ cơng tác quản lý.

Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thơng tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch.

Trong quản lý vi mô, dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược hoạt động của đơn vị. Các đơn vị không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác nếu họ muốn đứng vững trong hoạt động của mình.

Chức năng đầu tiên của quản lý trong đơn vị là xác định mục tiêu hoạt động dài hạn và ngắn hạn. Đơn vị phải lập kế hoạch để thực hiện những mục tiêu đó, tổ chức các nguồn nhân lực và vật tư để thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cũng như kiểm soát các hoạt động để tin chắc rằng tất cả đang diễn ra theo kế hoạch.

Dự báo phát triển GD-ĐT là một trong những căn cứ quan trọng của việc xây dựng quy hoạch GD-ĐT. Dự báo phát triển GD-ĐT là dự báo về sĩ số học sinh, số học sinh bỏ học hàng năm, dự báo về quy mô nhà trường, đội ngũ giáo viên …. trong tương lai. Tóm lại, dự báo phát triển GD-ĐT là xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

định trạng thái tương lai của hệ thống GD-ĐT với một xác xuất nào đó. Hệ thống GD-ĐT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và GD-ĐT có những đặc trưng xác xuất.

Dự báo GD-ĐT có ý nghĩa định hướng làm cơ sở khoa học cho việc xác định các phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu lớn của GD-ĐT

<b>1.2.1.3. Các phương pháp dự báo</b>

Phương pháp dự báo là tập hợp cách thức, thao tác, thủ pháp tư duy cho phép trên cơ sở phân tích các dữ kiện quá khứ và hiện tại, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng dự báo để đi đến những phán đoán có độ tin cậy nhất định về trạng thái khả dĩ trong tương lai của đối tượng dự báo.

Để dự báo quy mô phát triển GD-ĐT, đề tài sử dụng một số phương pháp thông thường sau:

 Phương pháp dự báo theo chương trình phần mềm của Bộ GD-ĐT  Phương pháp ngoại suy xu thế.

 Phương pháp dựa vào các chỉ số phát triển trong chương trình phát triển KT-XH của địa phương trong thời kì quy hoạch.

 Phương pháp chuyên gia.

<i><b>1. Phương pháp ngoại suy xu thế</b></i>

Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai. Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai. Thông tin cung cấp cho phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu thời khoảng quá khứ có số liệu phải lớn hơn nhiều lần thời khoảng làm dự báo.

Mối quan hệ giữa đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo và đại lượng thời gian được đặc trưng bởi hàm xu thế: y = f (t)

Trong đó:

y : đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo t : đại lượng đặc trưng cho thời gian

Các bước của phương pháp ngoại suy xu thế là:

 Thu thập và phân tích số lượng ban đầu về q trình phát triển, về đối tượng dự báo trong một khoảng thời gian nhất định.

 Định hàm xu thế dựa trên quy luật phân bố của các đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo trong khoảng thời gian quan sát.

 Tính tốn các thơng số, xác định hàm xu thế và tính giá trị ngoại suy. Phương pháp này thích hợp để dự báo những đối tượng phát triển theo kiểu tiệm tiến. Phương pháp ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là khơng tính được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo.

<i><b>2. Phương pháp chuyên gia</b></i>

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

 <i>Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:</i>

 Khi các đối tượng dự báo có tầm bao quát nhất định, phụ thuộc nhiều yếu tố chưa có hoặc cịn thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.

 Trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.

 Trong điều kiện có độ bất định lớn về chức năng của đối tượng dự báo.  Trong điều kiện thiếu thời gian hoặc do hoàn cảnh cấp bách của việc dự

 <i>Việc áp dụng các phương pháp này cho việc dự báo có thể tiến hànhtheo trình tự sau:</i>

 Chọn các chuyên gia để hỏi ý kiến.

 Xây dựng các phiếu câu hỏi và bản ghi kết quả xử lý các ý kiến của các chuyên gia.

 Làm việc với một số chuyên gia

 Phân tích và xử lý kết quả dự báo thu được ở vòng 1

 Tổng hợp và lựa chọn kết quả dự báo sau một số vòng hỏi cần thiết.  <i>Việc tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần tuân thủ các</i>

<i>nguyên tắc sau:</i>

 Các ý kiến đánh giá phải do các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo đưa ra theo một quy trình có tính hệ thống để có thể tổng hợp được.  Các chuyên gia cần hiểu được mục đích, nhiệm vụ phải làm và phải có

trách nhiệm với ý kiến của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

 Nhóm điều hành dự báo cần phải thống nhất và nắm vững hệ thống các phương pháp tiến hành cụ thể từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác dự báo.

 Phương pháp chuyên gia có thể thực hiện theo hai hình thức: Hình thức hội đồng ( Lấy ý kiến tập thể các chuyên gia) và phương pháp DELPHI ( Lấy ý kiến của từng chuyên gia rồi tổng hợp lại ).

Tuy nhiên kết quả của phương pháp dự báo chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.

<i><b>3. Phương pháp sử dụng phần mềm của Bộ GD & ĐT:</b></i>

Đây là một phương pháp thông dụng để dự báo số lượng học sinh, là một phần mềm đã lập trình sẵn, nó có thể cho phép tính tốn luồng học sinh trong suốt cả hệ thống giáo dục đào tạo. Phương pháp này dựa vào các chỉ số tỉ lệ: Tỷ lệ học sinh vào lớp đầu cấp, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ lưu ban, tỷ lệ bỏ học hàng năm. Phương pháp này có tính ưu việt là có thể tính tốn luồng học sinh trong suốt cả hệ thống giáo dục.

Phương pháp tính tốn học sinh lớp T + 1 năm học n+1, được xác định căn cứ vào số học sinh lớp T và T+1 ở năm học n với các tỷ lệ lên lớp, lưu ban đã được xác định của năm học n như sau:

Số học sinh Số học sinh Tỷ lệ lên lớp Số học sinh <sup>Tỷ lệ lưu</sup> ban Lớp T +1 = Lớp T x Lớp T + Lớp T + 1 x Lớp T + 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Như vậy, ta có thể tính được số lượng học sinh lớp 6, 7, 8, 9 ở các năm học tiếp theo trong thời kỳ dự báo và chúng ta có thể xác định được nhu cầu về số lớp, số phòng học, số chỗ ngồi và số giáo viên cần thiết cũng như các điều kiện đảm bảo khắc phục vụ cho việc dạy và học cho từng năm.

<i><b>4. Phương pháp dựa vào các chỉ số phát triển trong chương trìnhphát triển KT-XH địa phương của thời kì quy hoạch.</b></i>

Cơ sở khoa học của phương pháp này là các chỉ số dự báo được tính tốn trên cơ sở thực tế có thể xem xét đến các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển. Phương pháp này thường cho kết quả tương đối phù hợp, bởi nó được bảo đảm bằng các Nghị quyết, chương trình mục tiêu và hệ thống kế hoạch thực hiện. Nhưng phương pháp này cũng địi hỏi phải tính tốn chính xác khi đưa ra các chỉ số dự báo, vừa đảm bảo đúng thực tế, có tính khả thi vừa là mục tiêu để quyết tâm phấn đấu.

 Vấn đề lựa chọn các phương pháp dự báo:

Để đảm bảo chính xác kết quả dự báo, việc lựa chọn phương pháp dự báo có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ mỗi phương pháp dự báo có u cầu địi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định khi áp dụng. Muốn lựa chọn được phương pháp phù hợp với nhiệm vụ dự báo phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Hệ thống số liệu và tư liệu phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp. - Phương pháp phản ánh tốt nhất những mối liên hệ cơ bản khách quan của đối tượng dự báo với các nhân tố ảnh hưởng.

- Phương pháp có tính khả thi khi sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Cần sử dụng một vài phương pháp khác nhau để có thể so sánh, phân tích tìm ra phương án hợp lý.

<i><b>1.2.2. Qui hoạch</b></i>

Qui hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược ở mức độ tồn hệ thống, qui hoạch tạo ra những cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và xây dựng các chương trình phát triển KT - XH cụ thể của mỗi quốc gia.

Trên thế giới, quy hoạch đã được nhiều nước khẳng định là có ý nghĩa quan trọng trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn. Quy hoạch tạo ra những cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và xây dựng các chương trình phát triển KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia. Song tùy theo mục đích quy hoạch và đặc điểm KT - XH, quan niệm về quy hoạch ở các nước trên thế giới có những điểm khác nhau:

Ở Anh, qui hoạch là sự bố trí có trật tự, sự tiến hóa có kiểm sốt các đối tượng trong một khoảng không gian được xác định.

Ở Pháp, quy hoạch là dự báo phát triển và tổ chức thực hiện theo lãnh thổ.

Ở Trung Quốc, quy hoạch được hiểu là dự báo kế hoạch phát triển, là chiến lược quyết định các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, từ đó quyết định các mục tiêu mới và giải pháp mới.

Ở Hàn Quốc, quy hoạch được quan niệm là xây dựng chính sách phát triển.

Ở Việt Nam theo Từ điển Tiếng Việt do Viện nghiên cứu Ngơn ngữ học xuất bản năm 1998 thì: "Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong thời gian làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn". Từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

điển bách khoa Việt Nam do nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm 2003 giải thích rõ hơn: "Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, …) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển" (tập 3, tr616).

<i>“Quy hoạch là sự bố trí sắp xếp, phát triển sự vật và hiện tượng theonhững mục tiêu chức năng xác định”. PGS-TS. Nguyễn Bá Minh, bài giảng “</i>

Dự báo quy hoạch và kế hoạch giáo dục”, Trường đại học Vinh.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu quy hoạch là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ tồn hệ thống, đó là kế hoạch hành động mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch.

<i><b>1.2.3. Phát triển giáo dục</b></i>

Thuật ngữ “phát triển” xuất hiện từ những năm 60 với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế, sau đó khái niệm này được bổ sung thêm nội hàm và ngày nay được hiểu một cách toàn diện hơn mang ý nghĩa phát triển bền vững. Phát triển vì mục tiêu cơ bản: phát triển con người toàn diện, bảo vệ mơi trường, tạo ra hịa bình ổn định chính trị.

Phát triển là sự biến đổi một cách nhảy vọt về chất trên cơ sở tích luỹ số lượng, chất ở đây được hiểu là quy luật, điều đó có nghĩa là phát triển tạo ra chất lượng mới, phát triển có nghĩa là sự vật và hiện tượng vận hành theo quy luật mới và tạo ra giá trị mới.

Phát triển bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới. Cái mới không phải là một cái gì đó có thêm đặt lên cái cũ mà cái mới là một cấu trúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

mới, cấu trúc mới này sẽ quy định cơ chế, quy luật hoạt động của sự vật và hiện tượng. Như thế khi muốn phát triển sự vật và hiện tượng nào đó cần tái cấu trúc lại để tạo nên cơ cấu mới.

Động lực của sự phát triển là sự đấu tranh nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, nằm ngay trong bản thân sự vật và hiện tượng.

Sự phát triển giáo dục cũng chứa đựng các đặc thù tương tự, ngoài ra sự phát triển giáo dục còn là phương tiện, điều kiện cho sự phát triển nói chung. Sự phát triển giáo dục cịn bao hàm cả ý nghĩa chính trị và liên quan mật thiết với thể chế chính trị quốc gia.

<i><b>1.2.4. Qui hoạch phát triển giáo dục</b></i>

<b>1.2.4.1. Khái niệm chung về qui hoạch phát triển ngành giáodục</b>

Quy hoạch phát triển KT - XH bao gồm quy hoạch phát triển KT - XH cả nước, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển KT - XH một địa bàn lãnh thổ. Quy hoạch phát triển KT-XH của một địa phương là bản luận chứng khoa học về phát triển KT-XH Quy hoạch góp phần thực hiện đường lối phát triển, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra quyết định, hoạch định các chính sách, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch; đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo. Quy hoạch là bước cụ thể hố của chiến lược, cịn kế hoạch là bước cụ thể hoá của quy hoạch. Mối quan hệ giữa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thể hiện qua mơ hình sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Như vậy, chiến lược và quy hoạch là căn cứ, là tiền đề của kế hoạch. Chất lượng kế hoạch có được nâng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển KT -XH và đảm bảo sự quản lý vĩ mô của nhà nước hay khơng chính là do khâu xây dựng quy hoạch góp phần quyết định.

Giáo dục nằm trong hệ thống KT - XH. Quy hoạch phát triển giáo dục thuộc loại quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, là một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch phát triển KT - XH.

Quy hoạch phát triển giáo dục là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những giải pháp phát triển và phân bố hệ thống GD ĐT trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng cao chất lượng GD ĐT, phát triển đội ngũ cán bộ, lực lượng giáo viên và phân bố hệ thống GD -ĐT theo các bước đi và không gian đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển KT - XH của đất nước.

<b>1.2.4.2. Mục đích, yêu cầu của qui hoạch phát triển giáo dục</b>

<i>Mục đích</i>

Quy hoạch phát triển GD - ĐT nhằm xây dựng cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý giáo dục hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn định hướng quan trọng phục vụ cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, các dự án đầu tư ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.

<i>Yêu cầu </i>

Quy hoạch phát triển Giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở cương lĩnh, đường lối chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia và đường lối, chiến lược, định hướng phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Việc xây dựng quy hoạch phải giúp các cơ quan lãnh đạo và quản lý có căn cứ khoa học để đưa các chủ trương, kế hoạch, giải pháp hữu hiệu để điều hành quá trình phát triển KT - XH.

Quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Quy hoạch là một q trình động, có trọng điểm trong từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế; tìm ra giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và tính tới những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội . Kết hợp trước mắt và lâu dài, có tính tốn các bước đi cụ thể, xác định trọng điểm đầu tư, thứ tự ưu tiên.

Quy hoạch giáo dục phải gắn với quy hoạch dân cư, quy hoạch lao động, quy hoạch vùng kinh tế, kết hợp hài hoà giữa ngành và lãnh thổ. Đảm bảo sự tương thích với quy hoạch các ngành khác, lấy các ngành khác làm cơ sở và đồng thời là cơ sở để quy hoạch các ngành khác.

Quy hoạch phát triển Giáo dục phải được xây dựng sao cho các hệ thống con của hệ thống giáo dục được phát triển cân đối, đồng bộ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo cho hệ thống giáo dục phát triển bền vững.

<b>1.2.4.3. Nội dung của qui hoạch phát triển giáo dục</b>

Nội dung chủ yếu của quy hoạch giáo dục bao gồm:

 Đánh giá thực trạng KT – XH và hệ thống giáo dục địa phương  Xác định quy mô học sinh cho từng thời kỳ trong giai đoạn quy hoạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

 Quy hoạch về mạng lưới trường lớp

 Quy hoạch về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý

 Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho sự phát triển giáo dục

 Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch

<b>1.2.4.4. Phương pháp xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục</b>

Xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT nói chung và quy hoạch phát triển THCS nói riêng cũng phải tuân thủ phương pháp luận xây dựng quy hoạch. Việc xây dựng quy hoạch bao gồm những bước cơ bản sau:

<i>Bước 1: Tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, của địa</i>

phương về phát triển KT - XH trong đó có phát triển GD - ĐT nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

<i>Bước 2: Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ về thời gian, không</i>

gian các sự kiện; phát hiện mâu thuẫn giữa các sự việc, hiện tượng. Qua việc phân tích thực trạng, dự báo trạng thái tương lai của GD - ĐT , của giáo dục THCS.

<i>Bước 3: Phát hiện xu thế, tìm ra quy luật và sự vận động có tính quy</i>

luật của sự phát triển các yếu tố bên trong của GD - ĐT nói chung, giáo dục THCS nói riêng; dự báo phương án và định lượng các chỉ tiêu phát triển.

<i>Bước 4: Đề ra các giải pháp thực hiện, gồm: </i>

 Giải pháp giải quyết sự cân đối giữa các yếu tố cho sự phát triển.  Các giải pháp chỉ đạo, quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

 Kiến nghị các cấp quản lý về chính sách, chế độ, giải pháp đối với sự phát triển của giáo dục THCS.

<b>1.2.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến qui hoạch phát triểngiáo dục</b>

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quy hoạch phát triển GD-ĐT nói chung và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ GDĐT là một phân hệ trong hệ thống KT -XH. Q trình phát triển GD-ĐT ln chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống KT-XH. Tuy vậy thực tiễn công tác quy hoạch cho thấy không thể đưa tất cả các nhân tố ảnh hưởng vào quá trình xây dựng quy hoạch mà chỉ xem xét để đưa vào một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển GD-ĐT. Đó là những nhân tố mà sự biến động của nó tất yếu gây ra sự biến động của giáo dục theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Các nhà nghiên cứu đã khái quát sự tác động của các nhân tố tới sự phát triển của hệ thống GD-ĐT thành các nhóm nhân tố sau:

 <i><b>Nhóm nhân tố văn hóa, khoa học và cơng nghệ.</b></i>

Những diễn biến về văn hóa, bản sắc dân tộc, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến nội dung và cơ cấu đào tạo. Sự phát triển đó sẽ làm thay đổi cơ cấu đào tạo và yêu cầu mới về chất lượng GD - ĐT làm xuất hiện những ngành nghề mới, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu làm mất đi hoặc thu hẹp một số ngành nghề.

 <i><b>Nhóm nhân tố chính trị - xã hội dân số trong độ tuổi đi học.</b></i>

Đối với một quốc gia nếu nền chính trị ổn định, tiến bộ , quan điểm về vị trí của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển KT –XH của lãnh đạo đúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đắn, chính sách đầu tư cho GD – ĐT hợp lý thì GD – ĐT sẽ phát triển nhanh, mạnh và toàn diện. Xét ở một địa phương nếu tình hình chính trị khơng ổn định sẽ là yếu tố làm cho nền GD - ĐT địa phương đó chậm phát triển.

 <i><b>Nhóm nhân tố dân số và dân số trong độ tuổi đi học.</b></i>

Quy mô phát triển dân số trong độ tuổi đi học là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô phát triển GD - ĐT. Mức tăng , giảm dân số, tỉ suất sinh, sự di dân và phân bố dân cư đều ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục

 <b>Nhóm nhân tố đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viêntrường học</b>

Đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên, nhân viên trường học là nhân tố có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển GD - ĐT, vừa là lực lượng nòng cốt quyết định của quá trình giáo dục vì thế Đội ngũ giáo viên và cán bộ phải được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

 <i><b>Nhóm nhân tố kinh tế và ngân sách đầu tư cho GD - ĐT.</b></i>

Kinh tế ở địa phương phát triển được thể hiện ở giá trị sản phẩm GDP bình quân đầu người. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho đầu tư cho GD - ĐT phát triển. Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục ngày một tăng cao, chiếm tỉ lệ cao trong tổng ngân sách nhà nước sẽ tạo điều kiện để cho nền giáo dục phát triển nhanh và bền vững.

 <i><b>Nhóm nhân tố văn hóa, khoa học và cơng nghệ.</b></i>

Những diễn biến về văn hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến nội dung và cơ cấu đào tạo. Sự phát triển đó sẽ làm thay đổi cơ cấu đào tạo và yêu cầu mới về chất lượng GD-ĐT làm xuất hiện những

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

ngành nghề mới, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu sẽ làm thu hẹp hay mất đi những ngành nghề đã có.

 <i><b>Nhóm nhân tố nhân tố quốc tế về GD -ĐT.</b></i>

Sự phát triển GD - ĐT của khu vực và trên thế giới có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển giáo dục của một quốc gia. Nhờ đó, giáo dục phải có lộ trình vừa đảm bảo tính dân tộc, hiện đại và có khả năng hịa nhập.

Các nhóm nhân tố này nếu tốt, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để hoàn thành qui hoạch, nếu chưa tốt sẽ ảnh hưởng cho sự phát triển.

<b>1.2.4.6. Cấu trúc của một văn bản qui hoạch phát triển giáodục</b>

Một bản quy hoạch phát triển giáo dục gồm những phần chính sau đây:  <i>Đặc điểm tự nhiên, KT-XH tác động đến phát triển giáo dục </i>

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

- Quy mô cơ cấu tuổi và đặc điểm phân bố dân cư.

- Trình độ phát triển KT-XH và phát triển khoa học - công nghệ - Các nhân tố tâm lý xã hội và truyền thống.

 <i>Thực trạng phát triển và phân bố hệ thống GD-ĐT của địa phương.</i>

- Phân tích, đánh giá các chủ trương, chính sách phát triển GD-ĐT của địa phương.

- Phân tích thực trạng quy mô phát triển GD-ĐT của địa phương trong 10 năm gần đây (số lượng học sinh, số lớp; số lượng GV, nhân viên, quản lý; CSVC, trang thiết bị; tài chính cho GD - ĐT).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Phân tích chất lượng và hiệu quả GD - ĐT (hiệu quả trong, hiệu quả ngoài). - Những thành tựu yếu kém, nguyên nhân cơ bản.

 <i>Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương</i>

- Bối cảnh phát triển GD - ĐT: bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, các quan điểm phát triển GD - ĐT của quốc gia, của địa phương.

- Dự báo quy mô phát triển GD - ĐT các giai đoạn: Quy mô học sinh, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, mạng lưới trường lớp.

 <i>Các giải pháp phát triển GD-ĐT của địa phương</i>

 <i>Giải pháp về đội ngũ, tài chính</i>

<b>1.3. Giáo dục trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân</b>

 <i>Giáo dục trung học cơ sở </i>

THCS là cấp cơ sở của bậc trung học (bao gồm trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề), tạo điều kiện cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục THCS có nhiệm vụ giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GDTH, giúp các em có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 <i>Mục tiêu của giáo dục phổ thông</i>

Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: 1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục THCS là cấp học phổ cập được nhà nước "đảm bảo các điều kiện phổ cập giáo dục trong cả nước" và "mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập", "gia đình có trách nhiệm và tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập" [33, tr13].

Giáo dục THCS có một vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề để tiến tới phổ cập THPT.

<b>1.4. Qui hoạch phát triển giáo dục THCS</b>

<i><b>1.4.1. Những cơ sở của qui hoạch phát triển giáo dục cơ sở</b></i>

<i>+ Đặc điểm địa lý, KT-XH địa phương</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>+Thực trạng về phát triển giáo dục địa phương</i>

 Tình hình giáo dục tại địa phương

 Qui mô học sinh và mạng lưới trường lớp

 Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên  Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị

 Nguồn tài lực cho giáo dục

 Mạng lưới trường lớp tại địa phương

<i><b>1.4.2. Mục tiêu qui hoạch phát triển giáo dục THCS</b></i>

Mục tiêu của quy hoạch và phân bố ngành GD – ĐT là nhằm tạo cơ sở khoa học, giúp nhà quản lý giáo dục hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục cho từng giai đoạn, từng khâu, từng bước của bản thân ngành cũng như các ngành khác và nhất là phục vụ cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển, giúp nền kinh tế của đất nước thự hiện chiến lược đi tắt, đón đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>1.4.3. Nội dung của qui hoạch phát triển giáo dục THCS</b></i>

Gồm các nội dung chủ yếu:

 Đánh giá thực trạng KT – XH và hệ thống giáo dục của địa phương  Xác định quy mô học sinh cho từng thời kỳ trong giai đoạn quy hoạch  Quy hoạch về mạng lưới trường lớp

 Quy hoạch về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý

 Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho sự phát triển dạy học

<i><b>1.4.4. Các phương pháp qui hoạch cụ thể được áp dụng trong qui</b></i>

<i>hoạch phát triển giáo dục THCS</i>

Xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT nói chung và quy hoạch phát triển THCS nói riêng cũng phải tuân thủ phương pháp luận xây dựng quy hoạch. Việc xây dựng quy hoạch bao gồm những bước cơ bản sau:

<i>Bước 1: Tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, của địa</i>

phương về phát triển KT - XH trong đó có phát triển GD - ĐT nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

<i>Bước 2: Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ về thời gian, không</i>

gian các sự kiện; phát hiện mâu thuẫn giữa các sự việc, hiện tượng. Qua việc phân tích thực trạng, dự báo trạng thái tương lai của GD - ĐT , của giáo dục THCS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Bước 3: Phát hiện xu thế, tìm ra quy luật và sự vận động có tính quy</i>

luật của sự phát triển các yếu tố bên trong của GD - ĐT nói chung, giáo dục THCS nói riêng; dự báo phương án và định lượng các chỉ tiêu phát triển.

<i>Bước 4: Đề ra các giải pháp thực hiện, gồm: </i>

 Giải pháp giải quyết sự cân đối giữa các yếu tố cho sự phát triển.  Các giải pháp chỉ đạo, quản lý.

 Kiến nghị các cấp quản lý về chính sách, chế độ, giải pháp đối với sự phát triển của giáo dục THCS.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1</b>

Nội dung trình bày chương 1 là các vấn đề lý luận về công tác quy họach phát triển giáo dục. Nó là nền tảng lý luận khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra quy họach phát triển giáo dục THCS Quận 1 giai đọan 2010 – 2020.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của Quận I</b>

<i><b>2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, nguồn nhân lực</b></i>

 <b>Đặc điểm địa lý</b>

Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa sáu quận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với quận Bình Thạnh - quận Phú Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đơng giáp quận 2 có ranh giới tự nhiên là sơng Sài Gịn. Phía Tây giáp quận 5, lấy đường

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé.

Quận 1 có diện tích 7,71km2, bằng 0,35% diện tích thành phố, trong đó diện tích sơng rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng hơn 20%.

Thổ nhưỡng, khí hậu của Quận 1 rất thuận lợi cho việc phát triển vùng đất này thành nơi trù phù, sầm uất. Với địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 -6m, Quận 1 là vùng đất tương đối thấp của một móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi. Dọc theo bờ sơng Sài Gịn và rạch Bến Nghé được hình thành một nền đê tự nhiên do phù sa mới, màu mỡ bồi đắp suốt mấy mươi thế kỷ qua. Vì thế đất đai của Quận 1 dùng cho xây dựng và trồng trọt đều rất tốt. Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về. Với độ nóng trung bình hàng năm 26<small>o</small>C và lượng mưa trung bình 1.800 milimét, đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thơng thống, ẩm mát quanh năm. Quận 1 có tiềm năng về tài nguyên. Kết quả thăm dị địa chất cho thấy vùng đất khơ ráo này đã có một lịch sử kiến tạo rất đáng quan tâm. Mặt đất của Quận 1 có độ phì nhiêu khá tốt, còn nơi đây nhiều dấu vết của rừng già, với các loại cây Dầu, Sao, Bằng lăng. Hình ảnh còn lưu giữ của thảm rừng mưa nhiệt đới này là ở Thảo cầm viên, Tao Đàn và một vài nơi khác. Bên dưới lớp đất rừng này là một chiều dày hơn 200m phù sa cổ do hệ thống sông Đồng Nai bồi đắp suốt nửa triệu năm có lẻ. Kẹp giữa những lớp cát sụn là những mạch nước ngầm phong phú, có độ sâu từ 30m đến 200m. Bên dưới lớp phù sa cổ là móng đá phiến sét không thấm ngăn nước không cho tụt sâu. Nguồn nước ngầm ở Quận 1 có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.

Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm bên bờ sơng Sài Gịn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thơng qua các cảng Sài Gịn, Khánh Hội. Hệ thống kinh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm Thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sơng, kinh, rạch của Quận có cảng nhỏ, cầu tàu, cơng xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan ... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Mạng lưới đường bộ của Quận 1 khá hồn chỉnh, khơng những đảm bảo sự thơng thống cho lưu thơng nội thị mà cịn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Trên đây là tất cả các nguồn tài ngun thiên nhiên q giá đối với q trình xây dựng và phát triển bền vững của Quận 1 và bất kì một đơ hội nào.

 <b>Đặc điểm dân cư, dân số, nguồn nhân lực</b>

Cơ cấu dân cư của Quận 1 chuyển dịch theo hướng phù hợp với đặc điểm của một Quận trung tâm thành phố. Bên cạnh trên 20.000 cán bộ công chức (tại chức và hưu trí) của quận, thành phố và các cơ quan Trung ương trú đóng trên địa bàn, phần lớn dân cư là công nhân - lao động tập trung trong hơn 1.450 doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, bộ phận dân cư còn lại là tiểu thương trong 11.560 hộ kinh doanh cá thể, học sinh - sinh viên ... Gần 10% dân số có trình độ đại học và sau đại học. Tồn dân đã có trình độ trung học cơ sở và có 3 phường thực hiện xong phổ cập phổ thông trung học. Tính theo tuổi đời, Quận 1 là một địa phương khá trẻ với hơn 85% dân số có độ tuổi từ 50 trở xuống, trong đó có 143.412 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,3% dân số.

<i><b>Bảng 1 DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO PHƯỜNG</b></i><small> NĂM 2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i> (Nguồn; Phòng Thống kê Quận 1, TP HCM)</i>

<i><b>Bảng 2 </b></i><small>DÂN SỐ PHÂN THEO DÂN TỘC NĂM 2010</small>

Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 là mơi trường thuận lợi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm bảo đảm kinh tế tăng trưởng thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

qua việc thu ngân sách Nhà nước tăng từng năm. Các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Địa bàn Quận 1 là nơi tập trung đầu tư các cơng trình phúc lợi cơng cộng và trụ sở làm việc của các văn phòng ngoại giao. Nơi đây còn là trung tâm các cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao và quốc phịng - an ninh của thành phố.

<b>+ Về văn hóa - xã hội</b>

Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm tuyệt đại đa số với 167.806 chiếm 89,5% dân số, người Hoa có 19.273 người, chiếm 10,3% dân số, các dân tộc khác gồm người Khơme, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia-rai tổng cộng có 438 người, chiếm 0,2% dân số. Theo số liệu thống kê có 49,51% dân số Quận 1 theo các tơn giáo khác nhau, trong đó bao gồm:

- Theo Phật giáo : 83.672 người.

- Theo Thiên Chúa giáo : 18.652 người. - Theo đạo Tin Lành : 1.500 người. - Theo đạo Cao Đài : 700 người. - Theo đạo Hồi : 650 người. - Theo đạo Hòa Hảo : 100 người.

- Theo các tôn giáo khác là 245 người và 121.665 người khơng tín ngưỡng. Các tơn giáo đã xây dựng 58 cơng trình thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh đường, thánh thất) trên đất Quận 1, ngồi ra cịn có hàng chục đình, đền, miếu mạo thờ tự theo tín ngưỡng dân gian. Nhiều cơng trình thờ tự có giá trị kiến trúc và lịch sử văn hóa như Nhà thờ Đức Bà, Đền Trần Hưng Đạo, chùa Phước Hải, chùa Thiên Hậu ...

</div>

×