Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Bài thuyết minh: Phố Cổ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.42 KB, 71 trang )

CUNG ĐƯỜNG TOUR
Từ khách sạn  Bãi đỗ xe Hồ Hoàn Kiếm ( Gần Hàm cá mập )  Đền Ngọc Sơn
Hàng Đào ( Đình Đồng Lạc )  Hàng Bạc  Mã Mây ( nhà cổ 87)  Hàng Buồm
( Đền Bạch Mã ) Hàng Đường  Đồng Xuân( Chợ Đồng Xuân )Hàng Khoai 
Hàng Lược  Chả Cá ( ăn tại nhà hàng Chả cá Lã Vọng)  Hàng Cân  Lương Văn
Can  Kết thúc Tour, trở về khách sạn.
GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 25USD/ 1 khách
GIÁ VÉ BAO GỒM
1. Vận chuyển: Xe đời mới có máy lạnh (đưa đón tham quan theo chương trình)
2. Ăn trưa tại nhà hàng trong phố cổ Hà nội( chả cá Lã Vọng)
3. Hướng dẫn viên thuyết minh trong suốt hành trình
4. Vé Tham quan: Khách được trả tiền vé vào cửa các thắng cảnh
GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Đồ uống, bảo hiểm du lịch, các chi phí ngoài chương trình.
GHI CHÚ:
. Trẻ em 1 - 4 tuổi: miễn phí; 5 - 10 tuổi: tính ½ suất
. Quý khách ăn mặc lịch sự khi tham gia tour
Xin chào mừng quý khách đến với chương trình du lịch mang tên: “Hà Thành phố
cũ” của công ty Du lịch 13c. Tôi xin tự giới thiệu tôi là Hoàng Anh Thơ, hướng
dẫn viên của công ty- người trực tiếp đi cùng quý khách trong chương trình tham
quan ngày hôm nay. Tôi xin nói sơ qua về chương trình của chúng ta để mọi người
nắm được. Đầu tiên cả đoàn sẽ đi thăm quần thể di tích Hồ Gươm, vào đền Ngọc
Sơn, sau đó sẽ đến 2 ngôi nhà cổ tiêu biểu trong khu phố cổ là Đình Đồng Lạc và
số nhà 87 Mã Mây. Tiếp theo chúng ta sẽ qua Hàng Buồm để vào thăm đền Bạch
Mã- 1 trong 4 ngôi đền Thăng Long tứ trấn. Sau nữa chúng ta ghé qua chợ Đồng
Xuân và cuối cùng cả đoàn sẽ đến nhà 14 phố Chả Cá để thưởng thức món Chả cá
Lã Vọng. Thay mặt công ty tôi xin chúc quý khách có một chuyến đi thú vị và
đáng nhớ!
HỒ HOÀN KIẾM
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta trong cuộc hành trình là quần thể di tích Hồ
Gươm- một không gian thiêng của người dân thủ đô Hà Nội. Sở dĩ nơi đây vốn


mang trong mình nhiều truyền thuyết cũng như những dấu ấn của lịch sử và văn
hóa. Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền
với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những
khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn
hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng
khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm
thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể
nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ
hồ. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và
rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ
Gươm là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủơ sông Cái còn lượn sâu vào đất
này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.
Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là
hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây
do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước
Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược,
Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười
năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà
Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua rong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy
thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà
lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay
giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ
thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm.
Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân
tộc Việt Nam và khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một
nền hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên
chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công
sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến
thắng”.

Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu
tượng của Lửa. Nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa.
Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng
trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý
Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái
Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên
nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc
Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực,
thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền!
Minh chứng rõ hơn về truyền thuyết trả gươm, Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn
Trãi chép: Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn
keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước
sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một
mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày
chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh
sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho
sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành
hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải,
bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi
nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm
niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng,
giấu giếm không nói ra.

Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến
đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa
hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó
hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng
cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa
xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng
muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa,
ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại,
vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía
bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần
hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa
Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân.
Thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà
Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp
được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường
lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao
hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một
ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng,
trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời
đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là
Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó,
nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành
ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân
Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy
truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân
gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa!

Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo
hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng
này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3
cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng
1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng
một có 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn
nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu,
vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa.
Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã
là một bộ phận hữu cơ cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội.
Du khách hỏi: Một số bài thơ, câu hát nói về thắng cảnh Hồ Gươm và Tháp Rùa
HDV trả lời:
Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ,
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.
Bây giờ đây lại là đây,
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.
( Bài thơ Lại về- Tố Hữu)
Hà Nội
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Trần Đăng Khoa - 1969
Hà Nội niềm tin và hy vọng
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời
Càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô
Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau
Nhạc và lời: Phan Nhân
ĐỀN NGỌC SƠN

Thưa quý khách ngay bây giờ thì chúng ta sẽ mua vé để vào thăm quan Đền Ngọc
Sơn nằm trên đảo Ngọc Sơn. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới do lần tu sửa gần
đây nhưng đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra
Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là
Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh
hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu
ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh
Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối
diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh
bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi
chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba
(1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy
phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn
(Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung
Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có
đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi
vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ
miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan
Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê
Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại
đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba,
bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Sự kết hợp giữa đền Ngọc
Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất,
tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan
hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại
những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng
cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Đền Ngọc Sơn nằm trong không gian đầy huyền thoại, đó là Hồ Gươm. Hồ có nhiều tên, song tên quen thuộc hiện
nay mới chỉ được ấn định sau tích chuyện Lê Thái Tổ trả gươm cho thần Kim Qui.
Kính thưa quý khách Hiện tượng Lê Lợi trả gươm cho thần Rùa - ở chừng mực nào đó có thể tạm nghĩ như tính chất
linh thiêng hóa của dân chúng đối với Lê Lợi. Ngoài ra, núi Ngọc mang biểu tượng trong sáng vô biên của đạo Pháp. Bây giờ
chúng ta sẽ cùng đi tham quan tổng thể kiến trúc của đền. Ngay từ ngoài là Nghi môn ngoại dưới dạng tứ trụ, ước vọng nổi bật là
hai đại tự "Phúc - Lộc" ghi lại trên đó. Trên đầu hai cột đắp hình phượng "lá lật" phảng phất ý thức cầu sinh lực của bầu trời
xuống cho đất nước.
Giữa hai nghi môn, phía bên phải có cây tháp đá 5 tầng với dòng chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh)
của danh nho Nguyễn Siêu - đây là tuyên ngôn của giới nho sỹ đương thời - tư tưởng mênh mông hòa cùng trời đất! Tháp đá
này vốn là núi Ngọc Bội hay núi Độc Tôn trước đây, thần Siêu đã cho đắp đá và
xây tháp mang hình cây bút lông. Con số 5 tầng tháp cũng chính là con số của sự
luân hồi, con số của âm dương ngũ hành. Trên núi đá có một căn miếu nhỏ để thờ
sơn thần, còn tấm bia nhỏ gần đó có tên Thái sơn thạch cảm đương.
Nghi môn giữa đắp rồng (bên trái), đắp hổ (bên phải) nhìn về hường Đông mang
biểu tượng Tiến sỹ, Cử nhân. Dụng ý mảnh đất này mang tình Long Hổ hội (nơi
quần tụ của giới trí thức).Long môn gắn liền với truyền thuyết cá chép hóa rồng.
Quý khách có thể nhìn thấy trên long môn hình ảnh của cá chép. Hai bên có hai
câu đối:
Bát đảo, mặc ngân hồ Thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao.
Nghĩa là:
Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi
Trên đường vào còn rất nhiều biểu tượng khác mang chứa tính tư tưởng như Đài
Nghiên. Nóc đài mang nghiên mực hình trái đào bổ dọc để vừa nói lên ý nghĩa đè cao việc học, vừa
nói về sự cầu phúc. Trái đào nằm chính giữa cửa mà khách hành hương thường phải đi qua ở phía dưới - đó là biểu hiện về ý thức
muốn thông qua trí tuệ, bởi sự học hành để diệt trừ ngu tối! Trên đài nghiên còn có hình 3 con cóc đắp nổi, nó gắn liền với tín
ngường cầu mưa của người Việt. Và phải chăng việc đắp cóc trên đài nghiên ngụ ý dạy rằng, cái sự học hành của người sĩ tử
cũng cần phải kiên trì, cần mẫn như con cóc đào hang. Ở bên trái đài có chữ thiện và bên phải là chữ ác. Và một điều khá đặc biết
là đúng 8h sáng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (nếu trời quang mây tạnh) thì bóng của đỉnh tháp bút Tả Thanh Thiên sẽ rọi đúng

vào Đài nghiên! Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh
tài của Nho giáo. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy
giờ, mà trước hết là Nguyễn Vǎn Siêu
Cây cầu Thê Húc đưa khách hành hương vào đảo Ngọc, cầu hướng Đông đón dương khí ban mai về với miền đất thánh
thiện, nên cầu sơn màu đỏ - màu của sự sống, của nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời. Trước đây cầu Thê Húc không
phải màu đỏ, cầu được sơn thế này từ lần trùng tu ở thế kỉ 19. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn,
còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một
vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc
Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), có hai bức phù điêu
hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên
các phù điêu có các câu: Long Mã Hà đồ (Long Mã cõng Hà đồ); Thần Quy lạc thư
(Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa Hà đồ và Bát quái còn có mối liên hệ trực tiếp,
chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần có quan hệ gì đây? Phải chăng nó gắn với truyền
thuyết trả gươm của vua Lê. Từ Hà đồ, Lạc Thư đến Đắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc
(nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm -
Dương phương đông và tinh thần Đạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Đắc
Nguyệt Lầu lại có sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một
vế mang tư tưởng Đạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi
trần cũng có đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ
Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ).
Trên đường vào chúng quý khách có thể nhìn thấy ngay một miếu nhỏ để đốt vàng
mã. Đó là kính tự đình. Vào thế kỷ 19 nó có tên là chùa Ngọc Sơn. Theo quan
niệm thời đó thì chữ không được coi như rác, nếu nhặt được chữ phải mang vào
kính tự đình đốt.
Trước mắt quý khách là tòa Phương Đình (2 tầng, 8 mái) có tên là Trấn Ba đình
(đình chắn sóng), ý nghĩa của lối kiến trúc này rất độc đáo: Là biểu tượng chống
quy nước (chống lụt, úng - một ý thức thường trực của người dân Thăng Long).
Ngoài ra, còn mang ý nghĩa gắn với dịch học, kết cấu đồng nhất với thái cực, mái
trên nhẹ là dương, mái dưới nhẹ là âm, 4 phía mái là tứ tượng, 8 lá mái là bát
quái Cột trong đình có đôi câu đối:

Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn
Nghĩa là:
Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trời đất thọ như non.
Đền Ngọc Sơn lại quay về hướng Nam, hướng của trí tuệ, của thánh nhân, của điều thiện. Đền hiện nay được xây
dựng từ thế kỷ 19. Vượt qua sân hẹp là đền chính, kiến trúc đền thể hiện theo kiểu "tiền nhị hậu đinh", có gốc phát
triển từ chữ "tam" mà thành. Kết cấu của tòa nhà theo kiểu "tường hồi bít dốc" không xa cách lắm với kết cấu chung của nhiều
nơi khác. Tuy nhiên, ý nghĩa liên hoàn trong cấu trúc thì được quan tâm đặc biệt đến từng chi tiết của những kiến trúc cổ.
- Trên nóc của tòa nhà Tiền bái không có rồng chầu mặt trời mà thay vào đó là đôi cá chép chầu mặt trời. Không ít người thường
nghĩ cá chép biểu tượng của nước, đôi khi là biểu tượng cho mặt trăng, cho sự cao cả, hạnh phúc, no đủ Nhưng, thực chất hai
con cá chép còn là biểu tượng của âm dương đối đãi.
- Chi tiết ba bộ cánh cửa: Là hiện vật khá điển hình về nghệ thuật dưới dạng chạm thủng và nổi. Đây là để tài dựa trên nền tảng
của tri thức dịch học. Phía trên bên trái được chạm rồng ở trên, rùa ở dưới; cánh bên phải là phượng ở trên, long mã ở dưới.
=> Hai cánh cửa tượng trưng cho lưỡng nghi rồng là dương ở cửa bên trái cũng
mang tính chất thái dương và phía dưới là con rùa tượng trưng cho thiếu âm. Như
vậy, sự khép mở của bộ cửa này được coi như sự vận động của vũ trụ hình thành
và nảy sinh. Bây giờ mời quý khách vào trong đền tham quan và và chú ý là không được mang theo hương vào trong đền.
Tòa ngoài cùng, gần với đời, gần với tín đồ nên đã có thời là nơi đặt bàn thờ Phật và Bồ Tát nhằm đem lại sự an tĩnh cho
tâm tư chúng sinh xáo động ở đất đô thành. Bây giờ nó được coi như tòa nhà để cho khách đến thăm sửa soạn, chuẩn bị tâm thế
trước khi vào điện thờ. Các công trình kiến trúc tôn giáo Việt thường có một bức bình phong ở trước tiền đường và gian nhà này
cũng như 1 bức bình phong chắn điều xấu, điều ác cho ngôi đền. Các tấm bia đá trong đền ghi lại những lần trùng tu đền. Chúng
ta sẽ gặp rất nhiều bia đá như vậy trong đền Ngọc Sơn. Dòng chữ hán trên cao, nằm chính giữa là Hồi thiên độ thế. Bây giờ mời
quý khách vào gian nhà tiếp theo.
Tòa nhà giữa là biểu hiện của trí tuệ thuộc về đạo xưa với Văn Xương đế quân, Lã Đồng Tân và Thánh Quan. Tượng khá
chuẩn mực, những đồ thờ, đồ đúc là sản phẩm có sự gia công khá kỹ của nghệ nhân thế kỷ trước và đầu thế kỷ này. Tượng được
bố trí lần lượt như sau: trên cùng là tượng Văn Xương Đế Quân, có 2 thị nữ ở 2 bên. Phía dưới là tượng Lã Tổ, bên cạnh có
tượng Thiên Khôi mặt đen và Thiên Việt mặt hiền, đại diện cho chính và tà. Lớp tượng dưới cùng ở giữa là Quan thánh Đế Quân,
2 bên có tượng Quan Bình và Châu Xương. Dọc 2 bên ban thờ có chấp kích và bát bửu. Hai bức hoành phi được đặt đối xứng
nhau phía trên ban thờ. Bức Cửu thiên khai phá nói về Văn Xương và các vị thánh, còn bức Độ thế hữu đan nói về Lã Tổ Lã

Động Tân. Ban thờ ở 2 bên thờ những nười có công trong việc tu bổ ngôi dền, Ngoài ra, trong đền có khá nhiều chuông và khánh
đồng, là công đức của dân.
Nơi tôn nghiêm nhất của đền là nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, một nhân vật thần - anh hùng dân tộc.
Nơi đây chứa những đồ thờ biểu tượng của quyền uy và linh thiêng. Đây cũng là gian cuối cùng của đền.
Trước tiên tôi xin được nói qua về Trần Hưng Đạo: Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt
Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả
của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí
truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên
còn được gọi là Đức thánh Trần.Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do
đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần
cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2
và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ.
Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm
Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước.Sau khi kháng
chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của
mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế
sách.Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn
nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày
xưa là phủ đệ của ông. Ông được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh tức
là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh
tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày ông mất (20 tháng 8
âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi là Hưng Đạo
Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ
Cha, tháng Ba giỗ Mẹ). Các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương có thể thấy ở khắp
nước Việt Nam.
Ban thờ Hưng Đạo Vương được đặt ở chính giữa, những câu đối trong gian này
đều ca ngợi công đức của Đức thánh. Ban thờ bên trái thờ Sơn thần thổ địa, còn
bên phải là ban thờ nghĩa phụ Đức thánh Trần. Quý khách có thể nhìn thấy trên
khung cửa ở 2 bên đều có hình lá bồ đề, đây chính là yếu tố phật giáo trong ngôi

đền.
Du khách hỏi: Quan điểm tam giáo đồng nguyên của người Việt thể hiện thế nào?
HDV trả lời: Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân,
Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A-di-đà.
Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Bây giờ đoàn chúng ta sẽ ra ngoài để sang gian nhà bên cạnh, nơi mà tiêu bản cụ
Rùa được đặt ở đó. Cụ rùa được tìm thấy ngày 28 tháng 4 năm 1968. Cụ bị thương
do một người dân chài khi đi quăng lưới đã chọc xà beng vào lưng. Được chính
quyền Thủ đô cứu chữa nhưng không được. Qua khám nghiệm xác định đây là cụ
Rùa ông, khoảng hơn 900 tuổi. “Cụ Rùa” dài 2 mét 10, chiều rộng 1m20, nặng 250
kg. Đây là tiêu ban duy nhất về Rùa ở Hồ Gươm, ngày nay thi thoảng người dân
Hà Nội vẫn bắt gặp Cụ rùa khác nổi ở hồ, mỗi lần rùa nổi có 1 điều rất lạ là luôn
gắn với một sự kiện quan trọng của thủ đô.
Vâng, bây giờ qúy khách có thể tự do tham quan và chụp ảnh khoảng 15 phút, sau
đó chúng ta sẽ đi theo con đường nhỏ phía sau để trở ra để tiếp tục cuộc hành
trình.
Thưa quý khách, chúng ta vừa thăm đền Ngọc Sơn, hi vọng những thông tin tôi
cung cấp sẽ giúp quý khách hiểu thêm phần nào về ngôi đền này. Ngay đối
diện cổng đền, gần chỗ đồng hồ đếm ngược là tượng đài cảm tử. Tôi xin đọc
một bài thơ, sau khi nghe xong, hẳn quý vị sẽ phần nào hiểu về tượng đài này.
Tượng đài bên Hồ Gươm (Nguyễn Hoàng Sơn, Việt Nam)
Lá bàng reo như lửa
Đưa ta vào mùa Đông
Bữa nay hồ trong quá
Nắm tay vui một vòng
Bên đài hoa tím hồng
Tượng ba người cảm tử
Kiếm, súng, bom ba càng
Hiện từ bài lịch sử
Sắp lao vào lửa dữ

Mà mắt họ hiền sao
Ôi cái năm Bốn Sáu
Nghe kể còn nôn nao:
Thuở phản thịt lưỡi dao
Hoen máu Tây mũ đỏ
Những chị vứt guốc cao
Đuổi xe tăng ngoài phố
Cái năm hào với hố
Nát Hàng Đào, Hàng Ngang
Con người không bé nhỏ
Sống hồn nhiên, can trường
Giờ im lặng bên đường
Giữa dòng người đi lại
Cùng Tháp Bút, Hồ Gươm
Ba người xưa kể mãi
Đền Bà Kiệu
Ngay sát tượng đài đó là: đền Bà Kiệu. Đền có tên chữ là Thiên Tiên Điện được
xây dựng từ thời Lê Thần Tông (TK17) ở địa phận làng Tả Vọng, nay là phố Đinh
Tiên Hoàng, xế trước đền Ngọc Sơn. Đền xưa khá khang trang có tam quan nằm
gần Hồ Gươm, khi Pháp làm đường Đinh Tiên Hoàng đã cắt ngang sân đền, cắt
phần tam quan sang bên Hồ Gươm, còn đền ở bên này phố. Đền có kiến trúc ba
gian, chồng diêm hai mái có hàng trống con tiện, vì kèo truyền thống. Diện mạo
hôm nay là sau lần trùng tu năm 1883 – 1884. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, một phụ nữ
sống thời Lê, quê ở làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, Nam Định, thờ chính ở Đền Phủ
Giầy.
Đền còn giữ được một tấm bia đã và quả chuông đồng mang niên hiệu Cảnh Thịnh
thứ 8 (1800) đời Tây Sơn. Nay đền còn là nơi trương bày các hiện vật lịch sử – văn
hóa của Thăng Long – Hà Nội qua các thời đại. Đền Bà Kiệu được tổ chức hằng
năm. Theo người dân địa phương, lễ hội nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc
thái dân an.

Du khách hỏi: tại sao đền Bà Kiệu lại xây dựng ngay đối diện đền Ngọc Sơn
HDV trả lời: Theo quan niệm của người Việt, tín ngưỡng thờ mẫu là một phần
không thể thiếu trong đời sống tâm linh, có đền ông thì phải có đền bà, nên đền Bà
Kiệu được xây dựng ở ngay gần đền Ngọc Sơn
Tiếp theo đây đoàn của chúng ta sẽ đi tham quan phố cổ Hà Nội, điểm dừng chân
tiếp theo là số nhà 38 Hàng Đào.
Khu 36 phố phường hay còn gọi là khu buôn bán nằm giữa kinh thành và bờ sông
Hồng. Vị trí lý tưởng cho việc thiết lập các hoạt động thương mại, các làng mạc
vùng châu thổ đã được xây dựng từ thế kỉ 15, những khu vực bán hàng trong mạng
lưới các làng cổ. Những người làm chung một nghề tập trung lại một chỗ và lập ra
một phường riêng. Vào thế kỉ 15 thành phố có 36 phường. Phần lớn các phố trong
khu phố cổ đều là nới kinh doanh nhộn nhịp. Rất nhiều đền chùa cũng được xây
dựng vào thời kỳ đó. Cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội của phường phỏng theo
hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi
phường có hoạt động riêng và ở dọc theo bờ đê tạo thành các xóm. Mỗi xóm đều
có cửa đóng lại. Hiện nay người ta vẫn thấy dấu vết thông qua tên phố mà mỗi phố
sản xuất và bán một loại hàng. Mỗi phường đều có 1 ngôi đình và những đền riêng
của mình.
Phố Hàng Đào
Con phố mà chúng ta đang đi là một phố trong khu phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Đào
nằm theo hướng bắc - nam, dài khoảng 260m. Đầu phía nam của phố là quảng
trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng
Ngang. Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ.
Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố. Hiện nay
Hàng Đào là phố một chiều cho các phương tiện giao thông và vẫn được coi là phố
buôn bán chính, đặc trưng của người Hà Nội.
Phố Hàng Đào đã có từ lâu đời. Tại Hoa Lư xưa cũng đã có phường Hàng Đào.
Phố Hàng Đào tại thành Thăng Long xưa thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng
Tiền Túc, huyện Thọ Xương đời Hậu Lê. Phường Đại Lợi tập trung người làng
Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương), làng Đình Loan, Đông Cao (Bắc Ninh)

chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần, Hồ, đến đời Lê đã rất sầm uất. Các nhà
bán vải chủ yếu là bán lẻ. Phiên chợ tơ của phố mở vào ngày mồng 1 và 6 âm lịch
hàng tháng.
Theo tôi biết thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Khi
đó dọc phố có lắp đặt đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi
vườn hoa Hàng Đậu.Hẳn trong số quý vị đã từng đọc những tác phẩm văn học viết
về tiếng leng keng của tàu điện của đất Hà Thành. Ngày nay đường ray tàu điện
không còn nữa. Cũng vào thời kỳ này mọc lên một số hiệu tạp hoá. Sau thời kỳ
này số cửa hàng chuyên bán tơ lụa cũng hẹp lại dần. Nhiều nhà bán lụa quay sang
kiêm bán cả hàng vải bông như hiệu Tây đen, có tủ kính bầy hàng, biển hiệu bằng
chữ quốc ngữ, chữ tây. Phố Hàng Đào không còn chuyên bán tơ, lụa, vải tấm. Các
cửa hiệu tạp hoá bắt đầu chen vào giữa đám cửa hàng vải. Tạp hoá bán ở Hàng
Đào phải là những thứ hàng mới có, hàng mốt mới nhập từ Pari, đó là những cửa
hàng bán mũ da, khăn quàng, cà vạt, mùi xoa, phấn sáp, nước hoa, các đồ trang sức
vàng bạc, vài cửa hàng giầy da, cửa hàng dệt kim, cửa hàng quần áo may sẵn v.v
và hiện nay thì cũng đủ chủng loại hàng hoá trên thị trường chung của khu vực,
chủ yếu vẫn là quần áo may sẵn.
Đối với lịch sử cách mạng cận đại, Hàng Đào có một ngôi nhà đáng lưu ý -
nhà số 10 trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907 là trường Đông Kinh
Nghĩa Thục - nhà trường do các sĩ phu yêu nước, tiến bộ lập ra để đào tạo những
con người hữu dụng cho đất nước.
Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, phố Hàng Đào là
chiến luỹ phía nam của Liên khu I.
Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) một mũi của đội quân ta từ bên Gia
Lâm qua cầu Long Biên, tiến vào thành phố, qua phố Hàng Đào giữa một rừng
hoa.
Từ năm 2006, phố Hàng Đào thuộc tuyến phố đi bộ, các buổi tối Thứ sáu, Thứ bảy,
Chủ nhật, phố dành riêng cho người đi bộ, giữa phố có các kiốt bán hàng thủ công
mỹ nghệ, quần áo, hàng tiêu dùng Hoạt động này được gọi là "chợ đêm" bắt đầu
từ ngày 1/10/2006.

Trong tác phẩm Dư địa chí (thế kỷ 15), Nguyễn Trãi ghi: :“Phường Hàng Đào
nhuộm điều”. Xưa kia phố chuyên nhuộm và bán các loại vải nhuộm đỏ, màu
hồng, màu hoa đào và rất nhiều các màu khác. Ngày nay phố không còn bán vải
nữa mà bán các hàng quần áo, vật dụng, vàng bạc, thủ công mỹ nghệ, hàng cao cấp
và hàng xa xỉ." Ở phố Hàng Đào hiện còn có một số nhà chuyên vẽ truyền thần,
như nhà số 51.
Ca dao cổ có câu nói về phố Hàng Đào:
Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
Và có câu hát đối
Trên Tràng Thi, dưới lại Tràng Thi
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào?
Trên Hàng Đào, dưới lại Hàng Đào
Ai đem nhân ngãi tôi vào Tràng Thi.
NHÀ 38 HÀNG ĐÀO
Ngôi nhà 38 Hàng Đào nguyên là đình Đồng Lạc ( đình chợ bán yếm lụa). Đình
được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại vua Lê với quy mô rộng rãi.
Hiện ngôi nhà còn lưu giữ một tấm bia đá từ năm 1856 . Đình Đồng Lạc thờ Bạch
Mã, Linh Lang, Cao Sơn. Đình còn là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê.
Tuy nhiên do nhiều biến động của lịch sử, do chiến tranh, do xâm thực của thiên
nhiên, do tác động của con người, ngôi đình đã bị tàn phá và hư hỏng nhiều
Vào năm 1941 một gia đình người Việt Nam đã xây dựng lại nhà với quy mô 2
tầng. Tầng 1 được sử dụng để bán hàng và để ở. Điện thờ được đưa lên tầng 2 và
dân chúng có thể đến thắp hươngNăm 1956 nhà nước tiếp thu lại căn nhà này và
đưa gia đình người chủ về ở tại một căn nhà khác cũng ở phố Hàng Đào. Ngôi nhà
được sử dụng để làm cửa hàng Bách Hóa.
Ngôi nhà được chọn cải tạo, bảo tồn trong khuôn khổ hợp tác giữa thủ đô Hà Nội
và thành phố Toulouse. Công việc tu bổ ngôi nhà di sản được triển khan từ tháng 2
năm 2000. Nằm trong trung tâm phố cổ, trên con đường có rất nhiều người qua lại
ngôi nhà là nơi thông tin địa phương và quốc tế về dự án bảo tồn tôn tạo và phát

triển Phố Cổ Hà Nội, giới thiệu kĩ thuật xây dựng truyền thống cùng với kĩ thuật
tôn tạo hiện đại.
Du khách hỏi: Ngoài đình Đồng Lạc, trên con phố này còn có di tích nào khác nữa
không?
HDV trả lời: Trên phố Hàng Đào còn có:
• Nhà số 10 là di tích trường Đông Kinh Nghĩa Thục
• Miếu Đồng Lạc số nhà 31
• Đình Hoa Lộc Thị ở số 90A là đình của những người làng Đan Loan thờ
vọng thành hoàng làng Đan Loan là Triệu Xương và phu nhân Phương
Dung, và ông tổ nghề nhuộm vải xưa, nay bị lấn chiếm gần như không còn.
Bây giờ tôi xin giới thiệu cho quý khách về Lịch sử thần thờ tai Đình Đồng Lạc
Thần Bạch Mã (hay còn gọi là thần Long Đỗ), hiệu là “Long Đỗ Thần Quân
Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương”:Tương truyền rằng, vào thế kỷ IX, viên quan đô
hộ nhà Đường (Trung Quốc) là Cao Biền đắp La Thành. Khi ra ngoài Cửa Đông,
thấy một người lạ trong đám mây ngũ sắc. Biền vốn là đạo sỹ có ý muốn trấn áp.
Đêm, Biền nằm mộng thấy người đã gặp. Người đó tự xưng là Long Đỗ. Cao Biền
đem chiếc búa bằng đồng đi chôn yểm. Đêm sau nổi mưa gió. Sáng ra thấy chiếc
búa đồng bị đánh tan như cát bụi. Biền sợ và lập đền thờ. Năm 1010, khi Lý Thái
Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành, thành mới đứng vững. Thần
được Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. Thần Long
Đỗ, tức Thần núi “Rốn Rồng” cũng gọi là núi Nùng (hiện nay nằm trong Thành cổ
Hà nội) Tương truyền núi có khe thông sâu xuống đất, tiếp nhận khí thiêng sông
núi. Trong văn bia “Trùng tu Bạch Mã miếu bi ký” có niên đại Minh Mệnh nguyên
niên (1820) cho biết: “ Ngài là vị Thành hoàn cả kinh thành Thăng Long Thần
một môn, một ấp đều được tôn kính, huống đây là vị thần chủ tể một khu vực ngàn
dặm, được hàng trăm đời vua cúng tế. Các công lao ban phúc cho đất nước, giúp
đỡ nhân dân, trong đó, cả đô thành và lân ấp được nhờ cậy.
Thần Linh Lang
Vào đời Lý Thánh Tông trị vì, ngài là bậc đức rộng tài cao, có đức độ của bậc
minh quân. Vì thế thiên đế cho bậc kỳ tài giáng sinh, hoàng gia sinh ra bậc thánh

nhân. Truyền rằng bấy giờ ở giáp Đông Đoài, xã Bồng Lai, huyện Từ Liêm, phủ
Quốc Oai, xứ Sơn Tây, có một gia đình họ Nguyễn tên là Thực lấy bà họ lê tên là
Năng. Vợ chồng ông Nguyễn vốn là gia đình hào phú, ông bà hiền lành chất phác.
Một hôm bà nằm ở phòng lan, mơ màng ngủ thiếp đi bỗng nhiên trông thấy một
con rắn mây đuổi theo mặt trăng.
Bà nằm ngửa lên nhìn, bỗng nhiên thấy mặt trăng sa vào vào đúng miệng. Bà bàng
hoàng tỉnh giấc đem những điều thấy trong mộng mị đến nói lại cho ông nghe. Ông
Nguyễn nói: điềm lành thấy trong giấc mộng, chắc hẳn trời cho ta sinh quý nữ.
Được một trăm ngày sau quả nhiên bà có thai. Sau đó bà sinh được một người con
gái (sinh ngày 18 tháng 3 năm Quý Sửu) phong tư yểu điệu, mắt phượng long lanh,
mặt ngọc phương phi, sắc đẹp có thể sánh với Hằng Nga, môi son má phấn, thân
hình rất đượm sắc xuân, tên nàng là Hạo. Năm nàng lên 3 tuổi cha nàng mắc bệnh
hiểm nghèo rồi mất, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng 9. Bà mẹ làm lễ chôn cất, rồi cư
tang vừa đủ ba năm. Bà mẹ nàng có một người dì lấy chồng ở phường Thị Trại,
Thành Thăng Long (phường này nằm trong địa giới huyện Vĩnh Thuận, sau
phường đổi tên là trại Thủ Lệ), gia đình bà dì là người hào phú, sống về nghề buôn
bán tơ lụa, vải vóc. Hai mẹ con bà liền dắt nhau đến ở cùng với bà dì ở phường Thị
Trại, cùng buôn bán sinh sống ở đấy.
Được hơn 10 năm, bấy giờ nàng Hạo vừa đầy mười bảy tuổi, một đóa hoa đào
mười phần xuân sắc. Nàng có vẻ đẹp khiến chim sa cá lặn ngọc thẹn hoa hờn.
Công dung ngôn hạnh, tứ đức kiêm toàn, song cung thềm còn đương khoá, ngọc
nhuỵ chính đương phong kín. Một hôm vua Lý Thánh Tông ngự giá tuần du ra
vùng ngoại thành nhân dân náo nức đến xem. Bấy giờ nàng Hạo cũng đến xem
đứng ở bên trái đường. Nhà vua thấy có dung nghi nhan sắc tốt tươi, nghĩ rằng
người thường không thể như thế được. Nhà vua rất quý mến liền sai sứ thần đến
hỏi, rồi đón về cung, ban thưởng cho bà mẹ 100 nén vàng. Vua Lý Thánh Tông
cho đón nàng về phủ, lập làm đệ cửu cung phi. Vua vô cùng yêu quý nàng, lại cho
lập một cung điện ở ngay tại đất phường Thị Trại (vùng đất này là phần phải của
mảnh đất Thăng Long, một phiến rồng uốn lượn chầu về tổ đứng ở chỗ đất này.
Nhà vua cho phép vùng này là đất Thủ Lệ sở tại. Từ đó họ hàng quý hiển hương ấp

vinh hoa. Được ba bốn năm bà mẹ mắc bệnh rồi mất ở phường Thị Trại.
Hơn hai năm sau, một hôm bà ra bờ Hồ Tây giặt lụa và tắm rửa để chuẩn bị vào
cung hầu vua, bỗng nhiên một con giao long từ ngoài hồ sâu lao thẳng vào chỗ bà
cung phi đang tắm, giao long quấn chặt lấy thân bà ba vòng, phun rớt rãi ra đầy
người, có mùi thơm nức. Lát sau giao long lao ra giữa hồ phun nước thành mây
ngũ sắc bay thẳng lên không trung, giao long lặn biến mất. Bà cung phi bàng
hoàng sợ hãi vội vã quay trở về, khiếp sợ đến sáu ngày sau không dậy nổi. Từ đó
bà có mang. Khi bà mang thai được 14 tháng, một hôm bà ngồi chơi ở vườn hoa,
bỗng nhiên mơ màng ngủ thiếp đi chợt mơ thấy một bậc đại trượng phu, mình dài
chín thước, đầu đội mũ rồng sáng chói, mình mặc áo bào đai ngọc rõ ràng cưỡi
mây đạp mưa đến thẳng trước mặt bà cung phi thưa rằng: “Thần vốn là con trai
Long Vương tên là Hoàng Lang, có lệnh cho xuất thế thác sinh làm con vua”. Nói
chưa hết lời cung phi tự nhiên tỉnh giấc, hôm ấy là ngày 13 tháng 12 năm Giáp
Thìn, bỗng nhiên thấy một trận cuồng phong nổi lên, trời đất tối tăm mù mịt, gió
thơm ngào ngạt ở trong phòng lan khí lành rực rỡ ở buồng sản cho đến giờ ấy cung
phi sinh ra một cậu con trai. Đứa bé mắt phượng, cổ rồng, mày hùm, hàm én, hình
dung to lớn, thể mạo khôi kỳ, sau lưng có 28 tinh tú, giống hệt như vẩy kỳ lân, ước
bụng có ngôi sao bắc đẩu, có chuỗi ngọc phân ra như hình diệu, sinh được 7 ngày
nhà vua dựa theo mộng - triệu mà đặt tên là Hoàng Lang. Sau đó một tháng, bỗng
nhiên có giặc Trinh Vĩnh ở phương Bắc nổi loạn kéo đến ngàn vạn hùng binh âm
mưu xâm chiếm đất nước. Quân giặc kéo đến như sấm động, làm rối loạn cả kinh
sư, thế nước nghiêng ngả. Quần thần đều bó tay, ai nghe thấy tin đều khiếp sợ. Nhà
vua rất lo sợ, bèn cho lập đàn trai giới cáo tế thiên địa, lại truyền cho các quan đi
cầu đảo bách thần ở các đền thờ thượng đẳng tối linh (Bây giờ ở xã Bồng Lai có
hai đền là Linh Hựu và Yến Minh) để xin các thần âm phù giúp nước đáng giặc.
Lập đàn cầu tế vừa được ba ngày, trời đất tối tăm mù mịt, đêm hôm ấy nhà vua ngự
ở cung Thái Hoà. Bấy giờ gió mưa nổi lên, nhà vua mơ màng ngủ thiếp đi, bỗng
nhiên nghe thấy tiếng đọc thơ rõ ràng như rót vào tai.
Thế nước gieo neo có thánh tài
Vận trời đã định há lo hoài

Nếu cầu người giỏi nơi phường Trại
Giặc Vĩnh Trinh kia chết chẳng sai.
Nghe xong tiếng ngâm tụng, nhà vua chợt tỉnh giấc, biết đó là giấc mộng. Nhà vua
nghĩ rằng những điều thấy trong giấc mộng chắc là thiên địa quỷ thần báo cho biết,
bèn sai quan đi cầu cứu anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, xem ai là người tài giỏi
có mưu lược phá được giặc, ắt sẽ trọng thưởng. Khi ấy Hoàng Lang ở đất Thị Trại
nghe tiếng quan rao, Hoàng Lang nhổm dậy tự nhiên cất tiếng gọi mẹ: “-xá nhân đi
rao có việc gì vậyx?”. Bà mẹ rất đỗi ngạc nhiên liền nói:
“Nay nước nhà có giặc Vĩnh Trinh đến xâm chiếm kinh đô, sinh dân lầm than,
triều đình bó tay, thế nước nghiêng ngả. Do vậy nhà vua sai xá nhân đi rao cầu tìm
người tài giỏi trong thiên hạ về giúp nước. Con còn thơ dại chả nhẽ lại muốn đi
đánh giặc để đền báo nghĩa vua tôi hay sao mà lại hỏi thế? Hoàng Lang lại giục mẹ
mau mau mời xá nhân vào nhà. Bà cung phi lây slàm lạ liền sai gia nhân mời xá
nhân vào cung phủ. Hoàng Lang nói với xá nhân rằng:
Ngươi hãy mau mau về báo với nhà vua xin sắm sửa cho ta một lá cờ lớn dài 10
thước và một con voi rồi mang lại cho ta ngay đủ để một mình ta phá giặc, xin nhà
vua đừng có lo ngại gì cả. Xá nhân nghe nói bàng hoàng quay trở về, tâu lại với
nhà vua. Nhà vua hết sức vui mừng, ngay ngày hôm ấy liền sai làm một lá cờ dài
mười thước. con voi lớn cùng 5 ngàn binh lính chiêu mộ được đưa đến phường Thị
trại làm gia thần”.
Ở Thủ Lệ tuyển chọn được 12 người. Bấy giờ ở phường Thủ Lệ có Lê Công Bảo
làm tì tướng hành khiển luôn ở hai bên tả hữu đốc thúc gia thần để tử ở Thủ Lệ
theo giúp Hoàng Lang hai bên tả hữu. Các họ Đinh, Nguyễn, Đặng, Trương cùng
đều theo giúp.
Thế là Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao lớn đến
chừng chín thước tay cầm lá cờ lớn 10 thước nhảy lên lưng voi con voi liền qùy
xuống đỡ lên. Hoàng Lang liền vung cờ thét lớn:
- Ta là thiên tướng.
Con voi lồng lên chạy như bay vút một cái lao như tên bắn đến thẳng đồn giặc,
đánh một trận lớn, trời đất tối tăm mù mịt. Hoàng Lang cưỡi trên mình voi, tay

phải cầm cờ vẫy mạnh, chỉ vào đám giặc. Tướng giặc Vĩnh Trinh sợ hãi ngã lăn ra.
Dẹp yên giặc giã, Hoàng Lang trở về triều báo tin thắng trận, ngày hôm ấy tức
ngày 12 tháng 9 cho mở yến tiệc lớn ăn mừng. Sau đó nhà vua thưởng công cho
các tướng sĩ công thần.
Sau đó nhà vua có ý muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang. Hoàng Lang một mực từ
chối không chịu nhận. Bấy giờ Hoàng Lang bỗng mắc phải bệnh đậu mùa, suốt ba
tháng không sao chữa khỏi được. Tất cả các bậc lương y trong cả nước hễ người có
phương thuốc hay đều được mời đến, song ai nấy đều bó tay nhìn nhau không có
cách nào cứu chữa được. Nhà vua ngự tới cung của Hoàng Lang, đến tận nơi ngài
nằm thấy bệnh đậu mùa rất nặng biết khó lòng qua khỏi bèn nói:
Nếu như khanh phải là con ta thì bệnh đậu mùa dù nguy nan tới đâu cũng có thể tự
khỏi được cần gì phải đi cầu các bậc lương y thuốc tốt.
Hoàng Lang nghe thấy nhà vua nói như vậy bèn nói rằng: Thần vốn không phải
con nhà vua mà là con của Long Quân thác sinh vào làm Hoàng Tử do thấy thế
nước gian nguy. Vậy vâng theo thiên mệnh, thần thác sinh vào hoàng gia để giúp
nước dẹp giặc, nay giặc giã đã dẹp yên, thần xin được về thuỷ quốc. Hoàng Lang
xin được phong thưởng ở đất Bồng Lai là quê hương mẹ thần, xin cho dựng một
đền thờ để sau này thần và mẹ thần đều được hưởng phúc một nơi. Sau khi ngài
hoá nhà vua lệnh cho bách quan và đất Thủ Lệ tu sửa lại hai nơi, nơi thờ chính ở
Thị Trại (Thủ Lệ T), một đền thờ ở quê mẹ ở Bồng Lai. Truyền cho nhân dân các
nơi, hễ nơi nào có lá cờ bay đến là phải lập đền thờ cúng, tất cả 269 nơi thờ.
Người đời có thơ rằng:
Sinh làm Hoàng tử, chết làm thần
Thờ cúng rõ ràng lại cách tân
Thị Trại ngàn năm danh tích đó
Tây Hồ muôn thủa nước trong xanh.
Các đời Trần, Lê đức thánh Hoàng Lang đều rất linh ứng, phò nước, giúp dân dẹp
giặc ngoại xâm nên đều được bao phong mỹ tự, sánh cùng trời đất, muôn thủa lưu
truyền. Các ngày lễ, tết sinh, hoá, khánh hạ và tên huý, tên hiệu cùng với tên huý
của cha mẹ các màu sắc tế lễ cần phải nghiêm cấm. Ngày sinh của thần 13 tháng

12, ngày hoá 10 tháng 2. Thánh mẫu sinh ngày15 tháng 3, hoá ngày 12 tháng 8, ba
chữ: Linh, Lang, Hạo đều cấm kỵ. Các màu sắc vàng, tía, trắng khi làm lễ không
được dùng. Một số tài liệu khác cho biết Hoàng tử Linh Lang là thái tử Hoằng
Chân có công giúp vua Lý dẹp giặc Tống. Một số sách sử cũ của Trung Quốc có
viết về thái tử Hoằng Chân cùng Chiêu Văn trong một trận phục binh quân Tống
đã hy sinh. Như vậy có thể coi Linh Lang Vương là một người có thật, người có
công dẹp giặc cứu nước.

×