Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh THPT thông qua giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.17 KB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÙI THỊ THU HỒI

Hình thành và phát triển
NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CHUNG CHO HỌC SINH
THPT THƠNG QUA GIẢNG DẠY
NGƠN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIN HỌC

Vinh, 5 - 2006

LỜI CẢM ƠN
Khố luận này được hồn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của
thầy giáo Trương Trọng Cần. Trong thời gian hoàn thành khố luận, tác giả
cịn nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên
khoa Cơng nghệ thơng tin Đại học Vinh.
Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để hồn thành khố luận nhưng vì thời
gian, cũng như hạn chế về nhận thức, tư duy nên chắc chắn không thể tránh
khỏi những sai sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự giúp đỡ, thông
cảm, bổ sung và đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn sinh


viên.
Trước khi trình bày nội dung của khoá luận, xin chân thành cảm ơn tất cả
mọi tấm lòng đã ưu ái dành cho tác giả!
Vinh, tháng 5 năm 2006.

MỤC LỤC

Chương I.
1.
1.1.
1.2.
1.3.
2.
Chương II.
1.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
Chương III.
1.

Phần mở đầu
Cơ sở lý luận
Những năng lực trí tuệ chung là gì?

Năng lực tư duy logic…
Khả năng suy đoán và tưởng tượng
Các thao tác tư duy
Tại sao phải hình thành và phát triển…
Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung…
Phương pháp hình thành…
Hình thành và phát triển tư duy…
Phát triển khả năng hiểu và xây dựng chương trình
Phát triển khả năng hiểu và vận dụng những liên kết…
Phát triển khả năng hiểu và xây dựng thuật giải.
Hình thành và phát triển khả năng suy đốn…
Quy lạ về quen
Xét tương tự
Khái qt hố
Hình thành và phát triển các thao tac tư duy
Thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm

Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh

Trang
1
5
5
5
6
6
8
10
10

13
13
24
25
32
32
36
38
40
45
45


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

2. Nội dung thực nghiệm
3. Phân tích kết quả thực nghiệm…
Kết luận
Tài liệu tham khảo

45
47
49
51

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này tạo ra
những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, đó là

cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới - xã hội thông tin - xã hội đặt ra yêu cầu rất
cao đối với hoạt động trí tuệ, khác hẳn với nền kinh tế sức người và nền kinh
tế tài nguyên trong xã hội nông nghiệp và công nghiệp. Nền kinh tế tri thức là
nền kinh tế dựa trên cơng nghệ cao, đó là nét đặt trưng rất tiêu biểu của nền
văn minh thông tin - sản phẩm của cách mạng thông tin, cách mạng tri thức.
Nói đến tri thức, sáng tạo tri thức, phổ biến, truyền thụ tri thức, học tập và
lĩnh hội tri thức khơng thể khơng nói đến khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo. ”Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có
trong tay để sáng tạo nên tương lai”(Jacques Delos).
Sự nghiệp giáo dục phải đáp ứng những đòi hỏi của cách mạng khoa học
và cơng nghệ. Đó là một u cầu có tích chất ngun tắc. Trong thời đại mà
máy tính điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi, một sự hiểu biết nhất định
về máy tính điện tử, cơng nghệ thông tin không phải chỉ là vốn riêng của một
số người chuyên nghiệp mà phải trở thành học vấn phổ thông của mọi thành
viên trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ.
Ở Việt Nam, từ năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa môn
Tin học vào giảng dạy trong các trường phổ thông.
Tin học là một mơn học cơng cụ, có tính trừu tượng và tính thực tiễn phổ
dụng. Những tri thức và kỹ năng Tin học cùng với phương pháp làm việc
trong Tin học đã trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà
trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác cũng như hoạt động trong
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

đời sống thực tế. Bởi vậy, dạy Tin học không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện
cho học sinh chiếm lĩnh những tri thức và kỹ năng Tin học mà cịn phải góp
phần phát triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học Tin học cho thế hệ trẻ,
với mong muốn tìm ra cho mình con đường đi đến với phương pháp dạy học

mơn Tin học, từ đó tích luỹ và bồi dưỡng những năng lực và phẩm chất của
một giáo viên trong tương lai, tơi chọn đề tài:”Hình thành và phát triển năng
lực trí tuệ chung cho học sinh THPT thơng qua giảng dạy ngơn ngữ lập
trình Pascal”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một
số điểm cần lưu ý trong quá trình dạy học Tin học, đặc biệt là thơng qua giảng
dạy ngơn ngữ lập trình Pasal nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực
trí tuệ chung cho học sinh THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu dạy học lập trình trong chương trình Tin học phổ thông.

-

Nghiên cứu SGK và SGV Tin học 11.

-

Nghiên cứu một số tài liệu về đổi mới phương pháp giáo dục, tạp chí giáo

dục.
-

Nghiên cứu hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở trường

THPT
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC


Tin học là một môn khoa học trừu tượng, song nó lại trở thành một cơng
cụ nhận thức thế giới một cách mạnh mẽ. Nếu trong quá trình giảng dạy Tin
học, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal, giáo viên lựa chọn cẩn
thận các hệ thống tri thức, các bài tập chặt chẽ về nội dung, thích hợp về
phương pháp và bám sát chương trình sách giáo khoa, kế hoạch dạy học hiện
hành thì khơng những tạo điều kiện để học sinh nắm vững những kiến thức cơ
bản, cần thiết, hình thành ở học sinh những loại tư duy liên hệ mật thiết với
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

việc sử dụng máy tính điện tử, cơng nghệ thông tin như tư duy thuật giải, tư
duy điều khiển... , rèn luyện các thao tác tư duy quan trọng như : phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hố, khái qt hố... Từ đó học sinh có thể vận dụng
kiến thức Tin học vào những môn học khác cũng như trong đời sống thực tế
và ngược lại, làm cơ sở cho việc tiếp thu những thành tựu mới trong Tin học,
góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phát triển nhân cách học sinh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Xác định năng lực trí tuệ chung bao gồm những gì, làm rõ đặc điểm từng

loại.
-

Điều tra tình hình dạy và học Tin học ở trường THPT hiện nay. Trao đổi,


tìm hiểu kinh nghiệm của giáo viên phổ thông, tiếp cận học sinh.
-

Rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành và phát triển tư duy logic, khả

năng suy đoán và tưởng tượng cùng các phẩm chất tư duy thông qua xây dựng
mạch tri thức và bài tập của ngơn ngữ lập trình Pascal.
-

Đề xuất một số ý kiến về dạy học ngơn ngữ lập trình Pascal trong nhà

trường phổ thông.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

6.1.
-

Nghiên cứu các tài liệu, bài giảng về phương pháp dạy học Tin học.

-

Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học mơn Tốn, các tài

liệu giáo dục học, tâm lí học...
-

Nghiên cứu vị trí, khối lượng kiến thức về ngơn ngữ lập trình Pascal


trong chương trình THPT.
-

Nghiên cứu các tài liệu về ngơn ngữ lập trình Pascal.

-

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, văn kiện của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đưa Tin học vào chương trình THPT
cũng như các vấn đề về yêu cầu chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi
mới.
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học
6.2.
-

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Tìm hiểu qua giáo viên để nắm được tình hình giảng dạy và học tập

Tin học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
-

Kiểm chứng bước đầu qua đợt thực tập sư phạm: sẽ tiến hành giảng

dạy ở trường THPT nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học, minh hoạ tính
khả thi và tính hiệu quả của giải pháp đề xuất

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh
THPT thơng qua giảng dạy ngơn ngữ lập trình Pascal
Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. NHỮNG NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CHUNG LÀ GÌ ?

Năng lực trí tuệ chung bao gồm:
-

Năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngơn ngữ chính xác.

-

Khả năng suy đốn và tưởng tượng.

-

Các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hố,
khái qt hố.


-

Các phẩm chất trí tuệ như: tính linh hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo.

1.1. NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC, NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

CHÍNH XÁC.
Trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực học tập nói riêng, ln ln địi
hỏi con người phải thấu hiểu những cái chưa biết ngày một sâu sắc, đúng đắn
và chính xác hơn. Do đó phải tiến hành tư duy.
Vậy tư duy là gì?
Tư duy là một quá trình được tiến hành trong bộ óc từng người cụ thể,
được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực
của bản thân mỗi người. Tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính qui luật của sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. (Nguyễn Quang Uẩn – Tâm lí
học đại cương – trang 71).
Tư duy không thể tách rời ngơn ngữ, nó phải dùng ngơn ngữ làm phương
tiện cho mình. Nếu khơng có ngơn ngữ thì bản thân q trình tư duy khơng
diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và
người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó
làm khách quan hố chúng cho người khác và bản thân chủ thể tư duy. Ngược
lại, ngơn ngữ được hình thành và hồn thiện nhờ tư duy.
Do đặc điểm của khoa học Tin học, mơn Tin có tiềm năng quan trọng có
thể khai thác để hình thành và rèn luyện cho sinh tư duy logic.

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh



Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Tư duy logic là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự
sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngơn
ngữ. (Chikhơmirơp O.K - Tâm lí học tư duy).
1.2.

KHẢ NĂNG SUY ĐỐN VÀ TƯỞNG TƯỢNG

Khơng phải bất kỳ hồn cảnh có vấn đề nào, nhiệm vụ nào do thực tiễn đặt
ra cũng có đầy đủ dữ kiện để tìm ra đáp số một cách hợp lí, chặt chẽ và đúng
đắn. Lúc đó, ta phải tiến hành suy đoán và tưởng tượng. Cùng với tư duy, suy
đoán và tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Do
đó, tác dụng phát triển tư duy của môn Tin học không phải chỉ hạn chế ở sự
rèn luyện tư duy logic mà còn ở sự phát triển khả năng suy đoán và tưởng
tượng.
1.3.

CÁC THAO TÁC TƯ DUY

Mơn Tin học là một mơn học có tính trừu tượng cao độ, đòi hỏi học sinh
phải thường xuyên thực hiện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so
sánh, trừu tượng hố, khái qt hố...Vì vậy, cần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy này.
1.3.1. PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP
-

Phân tích là q trình dùng trí óc để phân chia một hê thống thành những

vật, tách một vật thành những bộ phận riêng rẽ.

-

Tổng hợp là q trình dùng trí óc để liên kết những bộ phận thành một vật,

liên kết nhiều vật thành một hệ thống.
Như vậy, phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy trái ngược nhau
nhưng nó có quan hệ mật thiết với nhau, chúng là hai mặt của một q trình
thống nhất. Sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng
hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích. Đây là hai thao tác cơ bản của
quá trình tư duy. Những thao tác tư duy khác có thể coi là những dạng xuất
hiện của phân tích và tổng hợp.
1.3.2. SO SÁNH

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

So sánh là xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không
đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức.
Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích và tổng hợp.
1.3.3. TRỪU TƯỢNG HỐ - KHÁI QT HỐ
-

Trừu tượng hố là gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ,

quan hệ thứ yếu, khơng cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư
duy. Nói cách khác, trừu tượng hố là tách những những đặc điểm bản chất
khỏi những đặc điểm không bản chất. Sự phân biệt bản chất và không bản
chất ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, nó phụ thuộc vào mục đích hành

động.
-

Khái qt hố là hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm,

một loại; là chuyển từ một tập hợp đối tượng sang một tập hợp lớn hơn chứa
tập hợp ban đầu bằng cách nêu bật những thuộc tính chung, những liên hệ,
quan hệ chung nhất định của các phần tử của tập hợp xuất phát. Những thuộc
tính chung này bao gồm hai loại: những thuộc tính chung giống nhau và
những thuộc tính chung bản chất.
Như vậy, trừu tượng hoá là điều kiện cần của khái qt hố, chúng có quan
hệ qua lại với nhau như quan hệ giữa phân tích và tổng hợp, nhưng ở mức độ
cao hơn.
1.3.4. NHỮNG PHẨM CHẤT TRÍ TUỆ

Việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất trí tuệ có ý nghĩa to lớn đối
với việc học tập, cơng tác và cuộc sống của học sinh. Một số phẩm chất trí tuệ
quan trọng như:
-

Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của tư duy thể hiện ở khả năng chuyển

hướng của quá trình tư duy. Trước hết phải rèn luyện cho học sinh khả năng
đảo ngược quá trình tư duy, lấy đích của một q trình đã biết làm điểm xuất
phát cho q trình mới. Việc chuyển hướng tư duy có thể là chuyển từ hướng
này sang hướng khác chứ không nhất thiết phải ngược với hướng ban đầu

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh



Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học
-

Tính độc lập: Tính độc lập của tư duy thể hiện ở khả năng tự mình phát

hiện vấn đề, tự mình xác định phương hướng, tìm ra cách giải quyết, tự mình
kiểm tra và hồn thiện kết quả đạt được. Tính độc lập liên hệ mật thiết với
tính phê phán của tư duy. Tính chất này thể hiện khả năng đánh giá nghiêm
túc những ý nghĩ và tư tưởng của người khác và của bản thân mình, có tinh
thần hoài nghi khoa học, biết đặt câu hỏi “tại sao?”,”như thế nào?” khi lĩnh
hội kiến thức.
-

Tính sáng tạo: Tính linh hoạt, tính độc lập và tính phê phán là những điều

kiện cần thiết của tư duy sáng tạo, là những đặc điểm về những mặt khác
nhau của tư duy sáng tạo. Tính sáng tạo của tư duy thể hiện rõ nét ở khả năng
tạo ra cái mới: phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới.
Nhấn mạnh cái mới khơng có nghĩa là coi nhẹ cái cũ. Cái mới thường nảy
sinh, bắt nguồn từ cái cũ, nhưng vấn đề là cách nhìn cái cũ như thế nào?
2. TẠI SAO PHẢI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC TRÍ

TUỆ CHUNG CHO HỌC SINH?
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta là: ”Hình thành, phát triển các phầm
chất và năng lực của người công dân Việt Nam: tự chủ, năng động, sáng tạo,
có kiến thức văn hố, khoa học, cơng nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức
khoẻ, có niềm tự hào dân tộc và ý chí vươn lên; có năng lực tự học và thói
quen học tập suốt đời, có năng lực đi vào thực tiễn kinh tế - xã hội, góp phần
hiệu quả làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa” (Nguyễn Sinh Huy Nguyễn Văn Lê - Giáo dục học đại cương - trang127).

Trong các nhiệm vụ của giáo dục thì nhiệm vụ giáo dục trí tuệ là một
nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển các năng lực trí tụê chung của học sinh,
từ đó hình thành thế giới quan khoa học, góp phần phát triển nhân cách học
sinh.

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

10


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học
sinh trong mọi mơi trường, trong cuộc sống xã hội đời thường.
Môn Tin hoc cũng giống những môn học khác, căn cứ vào mục đích,
nhiệm vụ chung của nền giáo dục để xác định ra những nhiệm vụ cụ thể của
môn học. Là một mơn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nó có nhiệm vụ
cung cấp những tri thức, kỹ năng Tin học cơ bản. Trên cơ sở đó, hình thành
và phát triển năng lực trí tuệ chung như tư duy lơgic, phân tích, tổng hợp, khái
qt hố, trừu tượng hố...
Giáo dục trí tuệ có vai trị to lớn, là cơ sở để phát triển toàn diện con
người, tạo ra phương tiện để con người tự hồn thiện khơng ngừng. Trong nền
kinh tế tri thức, thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, địi hỏi
có sự thích ứng nhanh của mỗi người. Nhờ có phát triển trí tuệ, con người
ngày càng hồn thiện được nhân cách của mình, vừa có điều kiện tiếp thu các
giá trị của nhân loại, của dân tộc, vừa có khả năng góp phần sáng tạo ra các
giá trị của xã hội.
“Cuộc sống con người là một quá trình tạo ra giá trị; giáo dục cần phải
hướng con người đi tới mục tiêu đó. Các hoạt động giáo dục phải nhằm thúc
đẩy quá trình tạo giá trị” (Tsunesaburo Makeguchi).

Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác
trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ,
giữa quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển thí tuệ có sự thống nhất với nhau.
Những tri thức được lĩnh hội là nhờ các thao tác trí tuệ, ngược lại, các thao tác
trí tuệ được hình thành và phát triển trong q trình lĩnh hội tri thức. Sự phát
triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích luỹ vốn tri thức và sự tích luỹ những
thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc.
Vì vậy, cùng với các mơn học khác trong nhà trường THPT môn Tin học
phải là một trong nhưng mơn học đi đầu trong việc hình thành và phát triển
năng lực trí tuệ chung cho học sinh.

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

11


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

CHƯƠNG II: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ
CHUNG CHO HỌC SINH THPT THƠNG QUA GIẢNG DẠY NGƠN
NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL.
1. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ

TUỆ CHUNG CHO HỌC SINH THPT THƠNG QUA GIẢNG DẠY NGƠN
NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
Vào đầu năm 1971, bản mô tả ngôn ngữ mới của Đại học công nghệ Liên
bang Thụy Sĩ được công bố trong số đầu tiên của tạp chí Acta Informatica.
Sự ra đời của Pascal có thể được tính từ thời điểm này.
Tác giả của nó, Giáo sư Niclaus Wirth đã chứng minh hùng hồn cho thế
giới rằng chìa khố tới các bí mật của máy tính chính là ở sự kết hợp hài hồ

giữa Tốn học, Cơng nghệ và lập trình.
Pascal là một loại ngơn ngữ lập trình bậc cao ,nó có nhiều ưu điểm như:
ngữ pháp, ngữ nghĩa đơn giản rõ ràng; cấu trúc chương trình chặt chẽ, dễ
hiểu; chương trình dễ sửa, cải tiến. Trong chương trình Tin học THPT Pascal
trọng điểm ở chương trình lớp 11.
Trước đây học sinh mới chỉ học các thao tác đơn giản như khởi động máy,
đóng máy. Làm việc với các câu lệnh trong hệ điều hành MS-DOS... Song,
giờ đây các em bắt đầu làm quen với các thuật tốn, với những câu lệnh có
cấu trúc, chương trình được viết trên một ngơn ngữ cụ thể. Vì vậy, độ phức
tạp và khó khăn sẽ tăng lên. Có nghĩa là tư duy trực quan phải nhường vị trí
quan trọng cho tư duy logic, và các thao tác gõ tay đơn giản trên bàn phím
được nối tiếp bởi các thao tác phân tích, tổng hợp...
Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh

12


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Mặt khác, mặc dù tư duy, trí tuệ của học sinh đã được rèn luyện và phát
triển qua các môn học khác nhưng đến khi cần vận dụng trong các bài toán
Tin học lại gặp phải những bỡ ngỡ. Một phần vì cách thức học và suy nghĩ
của học sinh cịn nhiều máy móc, thiếu linh hoạt giữa việc vận dụng và
chuyển đổi giữa các môn học. Một phần vì Tin học là một mơn học tương đối
mới mẻ. Vì vậy, bên cạnh những cách thức và phương pháp chung của giảng
dạy, môn Tin học cần chú ý vào những đặc điểm riêng của mình để có thể
giúp học sinh lĩnh hội những tri thức Tin học, thông qua đó hình thành và
phát triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh.
Trong q trình giảng dạy, giáo viên khơng phải chỉ hình thành, phát triển
và rèn luyện từng năng lực trí tuệ riêng lẻ, cũng khơng thể ơm đồm tất cả các

năng lực cùng một lúc mà phải tuỳ vào từng loại kiến thức, từng bài học cụ
thể để xác định rõ năng lực nào là chủ yếu, từ đó tìm ra cách thức và biện
pháp phù hợp. Cụ thể với ngơn ngữ lập trình Pascal:
Việc hình thành và phát triển tư duy logic và ngơn ngữ chính xác ở học
sinh có thể thực hiện theo ba hướng liên quan chặt chẽ với nhau:
-

Làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng những liên kết logic:

AND(và), OR(hoặc), NOT(phủ định), Nếu... thì(Câu lệnh IF...THEN), những
lượng tồn tại và khái quát...
-

Phát triển khả năng hiểu cấu trúc và cách hoạt động của một chương trình,

trình bày lại và độc lập tiến hành xây dựng chương trình.
-

Phát triển khả năng xây dựng thuật giải bằng cách thức diễn tả(Liệt kê

từng bước, bằng lưu đồ cú pháp, bằng các cấu trúc điều khiển, hay câc ngơn
ngữ phỏng trình...)
Để phát triển khả năng suy đoán và tưởng tượng ở học sinh cần tập trung
vào:
-

Làm cho học sinh quen và có ý thức sử dụng những quy tắc suy đoán như:

xét tương tự, khái quát hóa, quy lạ về quen... Tuy nhiên, suy đốn phải có căn
cứ, dựa trên những quy tắc, kinh nghiệm nhất định.

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

13


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học
-

Tập luyện cho học sinh khả năng hình dung được những đối tượng và quan

hệ giữa chúng, làm việc với chúng dựa trên những dữ liệu và cách tổ chức
chương trình.
Đối với các thao tác tư duy cùng những phẩm chất trí tuệ việc phát triển và
rèn luyện chúng không được đặt cô lập mà phải để chúng trong mối liên hệ
với nhau, trong quá trình vận động và phát triển từ thấp đến cao. Phải thường
xuyên xen kẽ trong khi hình thành những năng lực khác vì quá trình tư duy là
một quá trình thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định, tuỳ thuộc vào mục đích,
yêu cầu của tư duy mà thao tác nào là chủ yếu.
Với mục đích cần hướng tới như trên, giáo viên cần có sự lựa chọn phù
hợp giữa hệ thống tri thức và bài tập, nên thoả mãn một số yêu cầu sau:
-

Xác định đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của kiến thức phổ thơng cần

truyền thụ.
-

Lựa chọn các ví dụ thích hợp, vừa tầm và nâng cao dần để học sinh nắm

vững kiến thức được lĩnh hội.

-

Các bài tập cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về

mối quan hệ giữa các câu lệnh, phương pháp và khái niệm đặc trưng sao cho
xuất hiện các tình huống có vấn đề để học sinh tiến hành tư duy, hiểu được
kiến thức, nắm vững và có kỹ năng vận dụng kiến thức đó.
-

Chọn các bài tập có nội dung thực tế của khoa học kỹ thuật, của các môn

học khác và đặc biệt là thực tế đời sống hàng ngày quen thuộc với học sinh.
-

Chọn các bài tốn có kỹ năng rèn luyện cho học sinh khả năng tự tìm tịi,

dự đốn được những tích chất, quy luật của hiện thực khách quan, tự phát
hiện ra vấn đề và giải quyết chúng.
-

Số lượng bài tập phải phù hợp với thời gian quy định của chương trình

học, thời gian học ở nhà của học sinh.
-

Mỗi bài tập nhận thức lựa chọn phải là một mắt xích trong hệ thống bài

tập, nó phải đóng góp được phần nào đó vào việc hồn chỉnh kiến thức của
học sinh, giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các khái niệm, câu lệnh,
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


14


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

phương pháp, chương trình và vạch ra những nét mới nào đó chưa được sáng
tỏ.
-

Hệ thống bài tập lựa chọn phải giúp học sinh nắm được phương pháp lập

trình giải các bài tập cụ thể, vừa sức với từng loại học sinh. Mỗi bài tập phải
đem lại cho học sinh những điều mới lạ nhất định và khó khăn vừa sức.
Như vậy, tạo điều kiện để học sinh nắm vững những kiến thức phổ thông,
cơ bản, cần thiết của mơn Tin học nói chung, ngơn ngữ lập trình Pascal nói
riêng là cơ sở, nền móng cho việc hình thành và phát triển năng lực chung cho
học sinh THPT.
2. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC, NĂNG LỰC SỬ

DỤNG NGƠN NGỮ CHÍNH XÁC
2.1.

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HIỂU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG

TRÌNH
Khi làm việc với TP gồm có những phần việc sau:
-

Trước hết là soạn thảo chương trình. Trong TP, một chương trình (hoặc


một bộ phận của nó) là một tệp (file) văn bản được soạn thảo theo đúng các
quy định của TP.
-

Sau khi chương trình đã soạn thảo xong, ta dùng TP để kiểm tra xem trong

chương trình đó có lỗi cú pháp hay khơng. Nếu có lỗi thì TP sẽ thơng báo vị
trí xảy ra sai sót và đưa ra nguyên nhân giúp ta cách thức sửa chữa.
-

Khi khơng cịn thơng báo lỗi nữa, nghĩa là chương trình đã đúng về mặt cú

pháp, ta có thể chạy chương trình, nạp dữ liệu và thu nhận kết quả.
Như vậy, công việc quan trọng đầu tiên là phải biết cách viết đúng chương
trình trên TP. Do đó, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được cấu trúc và
cách thức hoạt động của một chương trình, từ đó học sinh phải trình bày lại và
độc lập xây dựng chương trình. Để làm được điều đó, giáo viên cần tiến hành
cho học sinh tìm hiểu và nắm vững một số khái niệm cơ bản trong TP.

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

15


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Chương trình là sự diễn đạt quá trình giải các bài tốn bằng một ngơn ngữ
để máy tính điện tử thực hiện một cách tự động quá trình này.
Một chương trình TP đầy đủ có cấu trúc gồm 3 phần:

Phần 1: Phần khai báo tiêu đề của chương trình:
-

Dùng để đặt tên cho chương trình.

-

Bắt đầu bằng từ khố PROGRAM.

-

Kết thúc bằng dấu chấm phẩy.

-

Có thể có hoặc khơng trong chương trình.

-

Nên đặt tên chương trình có ý nghĩa phản ánh nội dung chương trình.

-

Cách khai báo: PROGRAM Ten_chuong_trinh;

-

Ví dụ:
1) Program Tinh_dien_tich;
2) Program TinhDienTich;


Phần 2: Phần khai báo:
-

Dùng để mơ tả dữ liệu, các đối tượng của bài tốn để chương trình xử lý.

-

Trong một chương trình cụ thể các khai báo có thể có hoặc khơng, nhưng
nếu có phải tuân theo đúng trật tự của cấu trúc.

-

Cấu trúc đầy đủ của phần khai báo như sau:

USES

{ khai báo các UNIT }

...
LABEL

{ khai báo nhãn }

...
CONST

{ khai báo hằng }

...

TYPE

{ khai báo kiểu dữ liệu }

...
VAR

{ khai báo biến }

...
PROCEDURE

{ khai báo chương trình con dạng thủ tục }

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

16


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

FUNTION
-

{ khai báo chương trình con dạng hàm }

Ví dụ:
Uses crt;
Const n=5;
Var x,y:integer;


Phần 3: Phần thân chương trình:
-

Gồm các lệnh để giải quyết bài toán.

-

Phần này bắt buộc phải có.

-

Cấu trúc:

BEGIN
< Các lệnh của chương trình >
END.
Trong các dạng tri thức truyền thụ cho học sinh có tri thức chuẩn. Tri thức
chuẩn liên quan đến những quy định, những chuẩn mực nhất định, chẳng hạn
viết một chương trình để chạy thử trên máy trình tự quy định chặt chẽ của
một ngơn ngữ lập trình như thế nào? Sử dụng một câu lệnh tuân theo cú pháp
ra sao?
Như vậy, muốn viết được một chương trình trên mơi trường TP phải tuân
theo những quy tắc trên. Đối với học sinh, khi mới bắt đầu làm quen với một
ngơn ngữ lập trình bậc cao có cấu trúc chặt chẽ như TP mà ngay từ đầu ta đưa
ra một loạt các quy tắc như vậy và yêu cầu tuân theo thì sẽ làm cho học sinh
rơi vào tình thế thụ động, phải ghi nhớ máy móc. Do đó, trước khi đưa ra
những quy tắc, giáo viên có thể lấy một vài ví dụ đơn giản về chương trình,
giải thích từng phần trong đó, có nghĩa là chúng ta đi “ từ trực quan sinh
dộng đến tư duy trừu tượng”, điều này sẽ giúp học sinh bước đầu mường

tượng về một chương trình là thế nào.
Vi dụ1: Giả sử ta muốn viết ra màn hình dịng chữ “Chao cac ban lop
11A” thì chương trình sẽ được viết đầy đủ như sau:
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

17


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

PROGRAM In_chu;

(1)

BEGIN

(2)

WRITE(‘Chao cac ban lop 11A’);
END.

(3)
(4)

Sau khi viết chương trình xong ta có thể giải thích như sau:
-

Dịng (1): Dùng để khai báo tên chương trình, có thể có hoặc khơng, nếu

có thì cần phải viết đúng dạng sau: Bắt đấu bằng từ khố PROGRAM tiếp

theo là kí tự trống, sau đó là một tên do người lập trình tự đặt chỉ gồm các chữ
cái, chữ số, kí tự _ và phải bắt đầu bằng một chữ cái, độ dài tuỳ ý nhưng chỉ
có 63 kí tự đầu tiên có nghĩa, tên khơng được trùng với từ khố. Dịng này kết
thúc bằng dấu chấm phẩy ( ; ).
-

Dòng (2),(4): Bắt buộc phải có, thể hiện việc bắt đầu và kết thúc chương

trình.
-

Dịng (3): Là lệnh để viết ra màn hình dịng chữ “Chao cac ban lop 11A”.

Từ đây giáo viên có thể giới thiệu qua về phần đặt tên.
Tên trong TP là một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự, bao gồm chữ cái,
chữ số, dấu gạch dưới nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
(SGK thí điểm Tin học 11).
TP khơng phân biệt chữ cái hoa hoặc thườngtrong tên.TP phân biệt ba loại
tên:
-

Tên dành riêng (Từ khoá) : Program, uses, const…

-

Tên chuẩn : ý nghĩa các tên chuẩn được quy định trong các thư viện
(Unit).

-


Tên do người lập trình tự đặt : khơng được trùng với từ khố.
Ví dụ 2: Giả sử ta muốn tính diện tích hình vng với cạnh bất kỳ.
Nếu giải theo tốn học thì ta gọi cạnh của hình vng là a, sau đó ta tính

diện tích theo cơng thức s = a.a
Chương trình trong TP được viết như sau với cạnh hình vng nhập từ
bàn phím:
Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh

18


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

PROGRAM DT_hinh_vuong;
USES CRT;
VAR

(1)
(2)

a,s: REAL;

BEGIN

(3)
(4)

CLRSCR;


(5)

WRITE(‘Nhap canh hinh vuong a=’); READLN(a);

(6)

s:=a*a;

(7)

WRITELN(‘Dien tich hinh vuong la s=’,s:5:2);

(8)

READLN;

(9)

END.
-

(10)

So với ví dụ trước thì ở chương trình này xuất hiện phần khai báo Unit và

biến. Các dịng (1),(4),(10) có tác dụng giống như ví dụ 1; cịn phần thân
chương trình thì phức tạp hơn.
-

Dịng (5): Là lệnh xố màn hình, lệnh này thực hiện được là nhờ phần khai


báo ở dòng (2)
-

Dòng (6): Viết ra dịng thơng báo và u cầu nhập cạnh hình vng.

-

Dịng (7): Tính diện tích hình vng, các biến sử dụng trong chương trình

được khai báo ở dịng (3).
-

Dịng (8): Viết ra dịng thơng báo diện tích hình vng.

-

Dịng (10): Dừng thực hiện chương trình, chờ người sử dụng ấn phím

<ENTER> mới tiếp tục;
Như vậy, qua những ví dụ cụ thể về chương trình học sinh bắt đầu hình
thành tư duy về cách viết một chương trình: Phần nào là các chương trình đều
có, chương trình này thì có phần khai báo biến, chương trình kia thì khơng...
Sau đó giáo viên sẽ đưa ra những quy tắc viết chương trình. Từ những quy tắc
đó sẽ dẫn dắt học sinh đến những yêu cầu cơ bản để có thể xây dựng được
một chương trình trong Pascal:
- Kiểu dữ liệu (Đơn giản chuẩn, có cấu trúc).
- Các cấu trúc điều khiển.
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh


19


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

- Tổ chức chương trình con.
Ví dụ 3: Hãy sắp xếp những từ khoá, những đoạn câu lệnh và những đoạn
khai báo sau đây để được một chương trình giải phương trình bậc nhất : ax +
b = 0 với a, b là hai số tuỳ ý (thêm dấu chấm, phẩy hoặc chấm phẩy vào những
chỗ cần thiết).
PROGRAM

PTB1;

READLN(a,b)
VAR

a,b: REAL;

BEGIN
IF a<> 0
THEN

WRITELN(‘Moi so deu la nghiem’)

END
ELSE

IF


b=0

THEN

WRITELN(‘Nghiem la:’,-b/a:5:2)

READLN;
ELSE

WRITELN(‘PT vo nghiem’)

Sau khi học sinh đã nắm được cấu trúc của chương trình và cú pháp của
câu lệnh IF, vận dụng cùng thuật tốn giải phương trình bậc nhất thì học sinh
dễ dàng giải quyết được bài tập trên.
Chương trình được sắp xếp lại như sau:
PROGRAM
VAR

PTB1;

a,b: REAL;

BEGIN
READLN(a,b);
IF a<> 0
THEN

WRITELN(‘Nghiem la:’,-b/a:5:2)

ELSE


IF

b=0

THEN
ELSE

WRITELN(‘Moi so deu la nghiem’)
WRITELN(‘PT vo nghiem’);

Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

20


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

READLN;
END.
Trên cơ sở những khái niệm, những câu lệnh đã học, giáo viên cần cho học
sinh nhận dạng và thể hiện một số chương trình. Điều này có hai tác dụng rõ
nét: thứ nhất, giúp học sinh củng cố lại kiến thức, cách thức viết một chương
trình; thứ hai nâng tư duy logic của học sinh lên một nấc mới, bởi tư duy logic
là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái
niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngơn ngữ. Để có thể
nhận dạng và thể hiện một chương trình, học sinh khơng những chỉ nhớ mà
còn phải hiểu cách thức hoạt động của câu lệnh.
Ví dụ 4: Cho chương trình sau:
PROGRAM

VAR

Khong_ten;

a, b, Max : INTEGER;

BEGIN
WRITE(‘Nhap 2 so’);

(1)

READLN(a, b);

(2)

Max := a;

(3)

IF Max < b THEN

Max := b;

WRITE(Max);

(4)
(5)

READLN;
END.

Hãy cho biết chương trình trên làm việc gì?
Phân tích hoạt động của chương trình như sau:
- Dịng (1): Viết lên màn hình dịng thơng báo u cầu nhập giá trị cho hai
biến.
- Dòng (2): Nhập giá trị cho hai biến a, b.
- Dòng (3): Gán giá trị biến Max = a.
- Dòng (4): Nếu giá trị của Max < b thì gán Max = b.
Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh

21


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

- Dịng (5): In ra màn hình giá trị của Max.
Như vậy, chương trình trên dùng để in ra màn hình số lớn nhất trong hai
số a, b.
Rèn luyện cho học sinh cách nhận dạng một chương trình là một lần cho
học sinh kiểm nghiệm lại mức độ vững chắc nắm các khái niệm, câu lệnh.
Học sinh sẽ hiểu hơn về câu lệnh và các khái niệm khi xét chúng trong cả quá
trình vận động của chương trình, trong mối quan hệ giữa chúng với các câu
lệnh, với cấu trúc của tồn bộ chương trình.
Ví dụ 5: Chương trình sau có thực hiện được khơng? Nếu có, cho biết kết
quả?
PROGRAM Vi_du_5;
VAR
a,b :BOOLEAN; x : REAL;
BEGIN
a:= True; b:= a; x:= 0;
WHILE


a OR b

(1)

DO

(2)

BEGIN
x :=2*x + 1;
IF

x>0

(3)
THEN

(4)

a := False;

(5)

IF

(6)

BEGIN
x > 100 THEN b := False;


END;
WRITE(x : 8 : 0);

(7)

END;
READLN;
END.
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng từng dòng lệnh. Nếu
học sinh nắm được q trình máy tính thực hiện chương trình thì sẽ tránh
Bùi Thị Thu Hồi - 43A - CNTT - Đại học Vinh

22


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

được những sai lầm ngộ nhận. Họ sẽ nắm được từng bước của quá trình và
kết quả làm việc với từng lệnh: Lệnh gán, lệnh rẽ nhánh, lệnh lặp. Điều đó sẽ
giúp học sinh hiểu được việc kiểm sốt các khả năng có thể xảy ra với các dữ
liệu khi làm việc, câu lệnh điều kiện, vai trò của biểu thức điều khiển chu
trình lặp, sự kết thúc chu trình . . .
-

Dịng (1): Máy lần lượt gán a = True, b = a (gán được như vậy vì biến b

cùng kiểu với biến a), và x = 0;
-


Dòng (2): Thực hiện vòng lặp While với điều kiện a hoặc b đang đúng.

Trong While có nhiều lệnh nên các lệnh được đặt trong khối Begin . . . End;
-

Dòng (3): Gán x = 2*x + 1; ở lượt đầu tiên máy sẽ tính x = 2*0 + 1 =1;

-

Dịng (4): Nếu x > 0 thì thực hiện các lệnh sau Then. Lúc này x = 1 > 0

thoả mãn điều kiện nên máy sẽ thực hiện lệnh trong khối Begin . . .End;
-

Dòng (5): Gán a = False;

-

Dòng (6): Nếu x > 100 thì gán b = False; Lúc này x = 1 nên lệnh này chưa

được thực hiện.
-

Dòng (7): Viết x ra màn hình.
Như vậy , a đã nhận giá trị False, còn b vẫn đang nhận giá trị True nên

máy quay trở lại thực hiện vòng lặp trên tới khi b nhận giá trị False. Số lần lặp
là 7, kết quả máy sẽ in lên màn hình các số:
1


3

7

15

31

63

127

Nắm được quá trình thực hiện chương trình là góp phần vào xây dựng
chương trình, thể hiện tín đúng đắn của chương trình. Ngồi ra, nó cịn giúp ta
hướng cải tiến chương trình làm cho số phép tốn mà chương trình phải thực
hiện nhỏ đi, giúp ta dễ phát hiện chỗ sai của thuật giải hoặc dữ liệu khi kiểm
thử chương trình.
Có nhiều cách để rèn luyện và phát triền khả năng hiểu chương trình của
học sinh. Với bài tốn này thì giáo viên cho học sinh nhận dạng chương trình,
với bài tốn khác lại u cầu học sinh thể hiện chương trình. Tuỳ vào trường
hợp cụ thể giáo viên xác định nên sử dụng cách nào cho hợp lý với nội dung
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

23


Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

bài học, thời gian cho phép . . . Nhận dạng và thể hiện là hai hoạt động theo
chiều hướng trái ngược nhau liên hệ với một định nghĩa, một câu lệnh, một

chương trình hay một phương pháp. Hai hoạt động này liên quan mật thiết với
nhau, thường hay đan kết vào nhau. Cùng với việc thể hiện một chương trình
( bao hàm trong đó việc thể hiện một khái niệm, một câu lệnh ) thường diễn ra
sự nhận dạng với tư cách là hoạt động kiểm tra.
Ví dụ 6: Hai ô tô chuyển động thẳng đều, cùng khởi hành một lúc ở hai bến
cách nhau s km. Nếu chúng đi ngược chiều nhau thì sau h giờ hai xe sẽ gặp
nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau t giờ xe đi nhanh sẽ đuổi kịp xe đi
chậm.
Lập chương trình nhập s, h, t từ bàn phím, sau đó đưa ra màn hình vận tốc của
mỗi xe.
Chạy thử với s = 40; h = 0,4 và t = 2.
(Vật lí lớp 10, chương I)
Để xây dựng chương trình, giáo viên có thể tiến hành một vài gợi ý sau:
Gọi vận tốc của xe đi nhanh là x (km/h)
Gọi vận tốc của xe đi chậm là y (km/h).
Vì hai xe chuyển động thẳng đều nên quãng đường lần lượt hai xe đi được
khi chuyển động ngược chiều là: h.x và h.y (km), suy ra:
h.x + h.y = s
Tương tự, ta có: t.x – t.y = s
Đây là hệ hai phương trình tuyến tính hai ẩn x và y. Phương pháp giải là
tính các định thức:
d := h.(-t) – t.h
dx := s.(-t) – s.h
dy := h.s – t.s
Nếu d <> 0 thì có nghiệm duy nhất x = dx/d, y = dy/d.Trường hợp d = 0,
nếu dx = 0 và dy = 0 thì hệ phương trình có vơ số nghiệm, trái lại thì hệ
phương trình vơ nghiệm.
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

24



Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp giảng dạy Tin học

Như vậy, từ bài tốn tìm vận tốc của hai ơ tơ chuyển động đều ta đưa về
bài tốn giải hệ phương trình.
Chương trình:
PROGRAM
USES

Van_toc;

CRT;

VAR

h, s, t, d, dx, dy : REAL;

BEGIN
CLRSCR;
WRITE(‘Nhap s, h, t =’ ); READLN(s, h, t);
d := h*(-t) – t*h;
dx := s*(-t) – s*h;
dy := h*s – t*s;
IF

d = 0 THEN
BEGIN
IF (dx = 0) AND (dy = 0) THEN
WRITE(‘Hai oto co van toc bat ky’)

ELSE

WRITE(‘Khong tim duoc van toc hai oto’);

END
ELSE
WRITE(‘Van toc cua 2 oto la:’, dx/d:1:5,’km/h’, dy/d:1:5,’km/h’);
READLN;
END.
Ta dạy lập trình cho học sinh theo quan điểm giao tiếp giữa người với
máy. Cần tập dượt cho học sinh thiết lập những màn hình có văn bản thông
báo, tạo nên sự đối thoại giữa người và máy. Chương trình mà chúng ta lập ra,
nói chung là khơng phải chỉ để riêng chúng ta dùng, hơn nữa không phải lúc
nào ta cũng nhớ được chương trình nào làm việc gì. Vì vậy, trước mỗi lần
máy địi nạp dữ liệu từ bàn phím, ta phải cho máy in thơng báo nhắc người
dùng vào dữ liệu kiểu gì, số lượng bao nhiêu. Cũng như vậy, mỗi khi máy
Bùi Thị Thu Hoài - 43A - CNTT - Đại học Vinh

25


×