Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến cây rau muống trong hệ thống cá rau aquaponics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG DUNG DỊCH HỮU CƠ
KHÁC NHAU ĐẾN CÂY RAU MUỐNG TRONG HỆ THỐNG CÁ RAU_AQUAPONICS”
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ ÁI NGHĨA
Bộ mơn

: PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM & TKSH

Sinh viên thực hiện

: HOÀNG KHÁNH LINH

Mã SV

: 611785

Lớp

: K61KHCTC

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự


cố gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể
và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy,
cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cơ trong bộ mơn Phương pháp thí
nghiệm & TKSH đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều lời khuyên, chia sẻ nhiều
kinh nghiệm quý báu giúp tôi xây dựng và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nghĩa
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Sinh viên

HOÀNG KHÁNH LINH

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
Tóm tắt ............................................................................................................... viii
PHẦN I .................................................................................................................. 1

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 3
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 3
PHẦN II ................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu chung về cây rau muống ........................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại....................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học......................................................................... 4
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng ............................................................................... 5
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh ............................................................................. 6
2.2. Giới thiệu chung về hệ thống canh tác cá-rau (Aquaponics) ..................... 6
2.2.1. Cơ chế hoạt động của hệ thống aquaponics ........................................ 7
2.2.2. Phân loại hệ thống aquaponics ............................................................ 8
2.3. Những nghiên cứu về hệ thống canh tác cá-rau trên thế giới và ở Việt
Nam ................................................................................................................. 11
2.3.1. Những nghiên cứu về hệ thống canh tác cá-rau trên thế giới ........... 11
2.3.2. Những nghiên cứu hệ thống canh tác cá-rau ở Việt Nam ................. 14
2.4 Tình hình phát triển và sản xuất hệ thống canh tác cá-rau ở Việt Nam.... 16
PHẦN III ............................................................................................................. 20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 20
ii


3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 20
3.1.1. Đối tượng .......................................................................................... 20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu: gồm 3 loại dung dịch dinh dưỡng ................... 20
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu & Thời gian .................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 22
3.3.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc .................................................................. 23
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi:................................................................................ 24
3.4.1 Chỉ tiêu về chất lượng nước và dung dịch ......................................... 24
3.4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ........................................... 24
3.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng: ................................................................... 24
3.4.3. Các chỉ tiêu sinh lí ............................................................................. 24
3.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng...................................................................... 25
3.4.5. Các chỉ tiêu về năng suất................................................................... 25
3.5. Phương pháp xử lí số liệu......................................................................... 25
PHẦN IV ............................................................................................................. 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 27
4.1 Nồng độ TDS của các loại dung dịch dinh dưỡng hữu cơ sử dụng cho rau
muống trong hệ thống aquaponics. ................................................................. 27
4.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, sinh lý của rau muống trong
hệ thống Aquaponics. ...................................................................................... 32
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây rau muống. ............................................................................ 32
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến động thái
ra lá của rau muống trong hệ thống Aquaponics ........................................ 35
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến chỉ số
diện tích lá (LAI) của rau muống trong hệ thống Aquaponics ................... 38
4.2.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến hàm lượng
diệp lục (chỉ số SPAD) trong rau muống trồng trên hệ thống Aquaponics.40

iii


4.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh dưỡng hữu cơ đến chỉ tiêunăng

suất và chất lượng của rau muống. .................................................................. 43
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến hàm lượng
nước (HLN) và hàm lượng chất khơ (HLCK) tích lũy có trong rau muống
trong hệ thống Aquaponics ......................................................................... 43
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch hữu cơ đến độ Brix trong rau
muống .......................................................................................................... 45
4.3.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch hữu cơ đến hàm lượng NO3ˉ có
trong rau muống trong hệ thống Aquaponics.............................................. 47
4.3.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến chỉ tiêu
năng suất của rau muống trong hệ thống Aquaponics ................................ 49
4.4 Tình hình sâu bệnh và động vật hại trong hệ thống Aquaponics .............. 50
PHẦN V .............................................................................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
PHẦN VI ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo trong nước ........................................................................ 54
Tài liệu tham khảo nước ngoài ........................................................................ 56
Tài liệu tham khảo qua website....................................................................... 57
Phụ lục ................................................................................................................. 58
Một số hình ảnh về đề tài .................................................................................... 58
............................................................................................................................. 58
............................................................................................................................. 59
PHỤ LỤC XỬ LÝ IRRISTAT ........................................................................... 60

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Sự biến đổi pH của bể cá qua mỗi lần đo ............................................ 28
Bảng 4.2 Sự biến đổi nồng độ TDS của nước cá qua các lần đo. ...................... 29
Bảng 4.3 Sự biến giá trị TDS của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ qua các
lần đo. .................................................................................................................. 31
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến chiều cao
của cây rau muống............................................................................................... 33
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến động thái ra
lá của rau muống ................................................................................................. 36
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến hàm lượng
diệp lục (chỉ số SPAD) trong lá rau muống ........................................................ 40
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến hàm lượng
nước (HLN) và hàm lượng chất khơ (HLCK) tích lũy có trong rau muống (%) 43
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến độ Brix
trong rau muống. ................................................................................................. 45
Đơn vị: % ............................................................................................................ 45
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến hàm lượng
NO3ˉ có trong rau muống trong hệ thống Aquaponics ....................................... 47
Đơn vị: mg/kg ...................................................................................................... 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến năng suất
rau muống ............................................................................................................ 49

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sự biến đổi nồng độ TDS của nước cá qua các lần đo. .................. 30
Biểu đồ 4.2: Sự biến giá trị TDS của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ cho
cây rau muống qua các lần đo. ............................................................................ 32
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến
chiều cao của cây rau muống. ............................................................................. 35

Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá hữu cơ đến động thái
ra lá của rau muống. ............................................................................................ 38
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến diện
tích lá của rau muống. ......................................................................................... 40
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến hàm
lượng diệp lục ( Spad) trong lá rau muốn ........................................................... 41
Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến hàm
lượng nước và hàm lượng chất khô của rau muống............................................ 44
Biểu đồ 4.8 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến hàm
lượng Brix trong rau muống................................................................................ 46
Biểu đồ 4.9 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến hàm
lượng NO3ˉ trong rau muống .............................................................................. 48
Biểu đồ 4.10 Ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh phân bón lá hữu cơ đến
năng suất của rau muống ..................................................................................... 50

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NNHC

: Nông nghiệp hữu cơ

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

FiBL


: Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp
quốc

Spad :

: Hàm lượng diệp lục

Brix :

: Hàm lượng đường

TDS

: Tổng chất rắn hịa tan

Cs
IFOAM

: Cộng sự
: Liên đồn quốc tế các phong trào nông nghiệp
hữu cơ

NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV

: Bảo vệ thực vật


vii


Tóm tắt
- Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá ảnh hưởng của các loại
dung dịch hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất của cây rau muống trong hệ
thống rau-cá Aquaponics từ đó tìm ra loại dung dịch tạo năng suất và chất lượng
tốt nhất cho cây rau muống trong hệ thống Aquaponics.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với ba lần nhắc lại.
Rau muống được trồng trên hệ thống dựa trên phương pháp thủy canh nhưng
nước tưới cho rau là nước nuôi cá rô đồng đầu vuông với mật độ 60 con/m3.
- Thí nghiệm với bốn cơng thức trong đó có 1 cơng thức đối chứng và ba cơng
thức là các loại dung dịch khác nhau với cùng nồng độ (1%) để bón cho rau.
Cơng thức 1 là cơng thức đối chứng sử dụng nước lã phun cho lá cây thay vì
dung dịch dinh dưỡng. Cơng thức 2 sử dụng dung dịch dinh dưỡng tự chiết suất
(1%), công thức 3 sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ Chelat (1%), cơng thức
4 sử dụng dung dịch TNC Hume (1%) có nguồn gốc từ Mỹ.
- Kết quả thí nghiệm: so với công thức đối chứng các dung dịch dinh dưỡng ở 3
cơng thức cịn lại đã đem lại hiệu quả tốt đến sinh trưởng và phát triển và chất
lượng của cây rau muống. Trong đó, dung dịch đem lại hiệu quả nhất là dung
dịch TNC Hume.

viii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau tươi là loại thực phẩm bổ dưỡng cực tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp

một lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng dưỡng chất và tăng sức đề
kháng cho cơ thể con người, hơn thế nữa ăn rau thường xun cịn có tác dụng
ngăn ngừa một số bệnh ung thư thường gặp. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao thì con người
quan tâm hơn đến những giá trị lâu dài và bền vững trong cuộc sống như môi
trường sống, giáo dục, sức khỏe...
Tên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp sản xuất rau an toàn
đã được kiểm chứng và hệ thống Aquaponics là một trong những giải pháp có
thiết kế đơn giản, đem lại hiệu quả cao đã được áp dụng ở trong nước và trên thế
giới. Aquaponics là một mơ hình ni trồng thủy sản kết hợp với sản xuất rau
thủy canh và là một hệ thống xanh, sach thân thiện với môi trường. Sự tích hợp
độc đáo này đem lại lợi ích rất thiết thực, nước nuôi cá trong hệ thống được sử
dụng như dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây ngược lại cây và giá thể đóng
vai trị lọc nước cho bể cá. Như vậy, nước được tuần hoàn, sử dụng liên tục và
chỉ cần bổ sung khi nước bị bay hơi, đó là ưu điểm lớn nhất của hệ thống, tận
dụng mọi thứ có sẵn một cách triệt để vừa có thể giảm chi phí sản xuất vừa bảo
vệ mơi trường.
Nhìn vào những đặc điểm trên có thể thấy lợi ích mơ hình Aquaponics
đem lại: có thể sản xuất rau và cá hương vị tự nhiên không lo đến vấn đề an tồn
thực phẩm, có thể tiết kiệm chi phí hơn so với canh tác truyền thống, hệ thống
không phức tạp rất dễ sử dụng, không cần đất trồng, đặc biệt là khơng cần diện
tích lớn rất phù hợp ở các đô thị lớn.

1


Có rất nhiều loại cá và loại rau thích hợp để nuôi trồng trong hệ thống
Aquponics, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết khu vực sinh sống, vật tư có
sẵn để đưa ra sự lựa chọn phù hợp để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm
tốt nhất. Trong thí nghiệm nghiên cứu của chúng tơi lựa chọn rau muống và cá

rô đồng làm đối tượng nghiên cứu. Rau muống là một loại rau rất phổ biến ở
Việt Nam, nhưng nó rất dễ tồn lưu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại
nặng, nitrat, vi trùng và ký sinh trùng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
con người. Vì vậy, sản xuất rau muống trong hệ thống Aquaponics là một trong
những biện pháp canh tác an toàn giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tăng
niềm tin về chất lượng với người tiêu dùng. Còn cá rô đồng được nuôi nhiều
trong hệ thống thủy canh và có giá trị thương phẩm cao.
Hiện nay, trồng rau thủy canh người ta sử dụng dung dịch dinh dưỡng
là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho rau sinh trưởng và phát triển, nhưng
đối với mơ hình Aquaponics đã có sẵn một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
rau là nước ni cá. Tuy nhiên, chỉ có chất thải cá làm phân bón thì khơng đủ
đảm bảo cho chất lượng rau. Từ mong muốn tạo ra mơ hình sản xuất rau năng
suất và chất lượng tốt nhất nên chúng tôi đã nghiên cứu thí nghiệm với mục đích
tìm ra loại dung dịch phun cho cây rau muống kết hợp với phân bón từ chất thải
cá tạo có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất và phù hợp với nhu cầu của
cây rau mà khơng gây lãng phí dinh dưỡng góp phần giảm chi phí sản xuất và
bảo vệ mơi trường thông qua việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng
của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến cây rau muống trong hệ
thống canh tác rau-cá_aquaponics”.

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến
sinh trưởng, năng suất của cây rau muống trên hệ thống Aquaponics, từ đó tìm
ra loại dung dịch hữu cơ thích hợp cho cây rau muống.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến sinh

trưởng cây rau muống.
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến đến
chỉ tiêu sinh lý của rau muống.
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến khả
năng chống chịu sâu bệnh hại của rau muống.
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến năng
suất của rau muống.
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung dung dịch hữu cơ khác nhau đến chất
lượng của rau muống.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây rau muống
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
* Nguồn gốc:
Cây rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam
và Đông Nam Á, vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Á và Nam Mỹ, châu Đại
Dương. Loại rau này được trồng và sử dụng phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
* Phân loại khoa học:
Cây rau muống (Ipomoea aquatica Forssk) là một loại rau ăn lá được
trồng phổ biến ở Việt Nam.
Giới (regnum)

Plantae

Bộ (ordo)


Solanales

Họ (familia)

Convolvulaceae

Chi (genus)

Ipomoea

Loài (species)

I.aquatica

Danh pháp hai phần

Ipomoea aquatica Forssk

2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Rau muống là cây thân thảo mọng nước có màu xanh nhạt hoặc màu đỏ
tía.
Rễ là loại rễ chùm, rễ ăn nông chủ yếu tập trung trên tầng đất mặt, rễ
mọc từ đốt trên thân thường ngắn.
Thân hình trịn rỗng ở giữa, được chia làm nhiều đốt trên các đốt có thể
mọc ra nhiều rễ và có khả năng phân nhánh mạnh. Rau muống trồng trên cạn
lóng thường ngắn hơn rau trồng dưới nước.

4



Lá cây có hình mũi mác, mọc cách trên thân. Lá của rau muống được
trồng dưới nước có kích thước to hơn rau trồng trên cạn.
Hoa tự thụ phấn có nhị và nhụy trên cùng một bông hoa. Hoa màu trắng
hoặc màu tím, mọc đơn trên nách lá, hoa có hình phễu dài và loe ra.
Qủa dạng nang trịn, mỗi quả chứa khoảng 4 hạt, khi non quả có màu
xanh nhạt đến khi chín thì chuyển sang màu nâu.
Hạt có màu nâu hoặc nâu đen, vỏ hạt mượt. Hạt có hình tam giác đến
hình trịn, dài khoảng 4m m, 1g hạt có khoảng 20-30 hạt.
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng
Về thành phần hóa học, trong 100g rau muống tươi có 92g nước; 3,2g
protein; 2,5g gluxit; 1g xenluloza, nhiều muối khoáng và vitamin (100mg canxi;
3,7mg photpho; 1,4mg sắt; 2,9mg carotine; 0,1mg vitmin B 1; 0,09 mg vitamin
B2; 0,7 mg vitamin PP; 23 mg vitamin C…).
Chất đạm có trong rau muống gồm đầy đủ 10 loại acid amin cần thiết
như: Lysin, methionin, tryptophan, phenylalalin, threonin, valin, leucin,
isoleucin, arginin và histionlin.
Ngoài tác dụng làm thực phẩm hàng ngày rau muống cịn có tác dụng
làm thuốc. Theo y học cổ truyền, rau muống có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, sinh da thịt (như chữa vết thương bị hoại tử, vết thương rộng dùng rau
muống sẽ nhanh chóng lên da non và liền sẹo) , nhuận tràng (là một thành phần
trong bài thuốc chữa đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, khơ đắng miệng), thơng tiểu
tiện, chỉ huyết, chữa các chứng táo bón và tiểu dắt. Ngoài ra, y học hiện đại đã
nghiên cứu, tìm ra một số tác dụng của rau muống như: giúp phịng ngừa và hỗ
trợ trị bệnh lỗng xương do hàm lượng canxi trong rau muống khá cao, hạ lượng
đường trong máu khi ăn rau muống thường xuyên do trong rau muống đỏ có
chứa một chất giống insulin điều này có ý nghĩa quan trọng trong chữa bệnh tiểu
đường.

5



2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh
Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, ưa thích khí hậu nóng ẩm,
chịu được nóng nhưng khơng chịu được rét. Ở nhiệt độ thấp rau muống sinh
trưởng chậm, lá giòn, cây mau già, năng suất và chất lượng giảm, rau có vị chát.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của rau muống ở khoảng 2530oC.
Rau muống phản ứng với thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng.
Trong quá trình sinh trưởng yêu cấy ánh sáng trung bình, thời gian chiếu sáng
trong ngày 10-12 giờ và cây có khả năng chịu được bóng râm. Cường độ ánh
sáng và nhiệt độ cao sẽ làm cây sinh trưởng kém thân cứng, chất lượng giảm.
Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng,
trong suốt quá trình sinh trưởng rau muống yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây
sẽ còi cọc, lóng ngắn, lá nhỏ, rau nhanh cứng và nhiều xơ.
Rau muống có thể thích ứng trên nhiều loại đất, pH thích hợp là 5,36,0. Rau muống là loại rau có thể thu hoạch nhiều lứa nên chúng cần nhiều dinh
dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Trong các nguyên tố N,P,K thì lượng
bón N cho rau muống là nhiều hơn K,P do N là yếu tố quyết định đến năng suất.
Cịn K và P khơng cần nhiều nhưng chúng góp phần cải thiện chất lượng rau và
hạt.
2.2. Giới thiệu chung về hệ thống canh tác cá-rau (Aquaponics)
Aquaponics là sự kết hợp giữa Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và
Hydroponics (nuôi trồng thủy canh) trong cùng một hệ thống sản xuất nông
nghiệp thu được cùng lúc hai sản phẩm cá tươi, rau sạch. Mơ hình có cấu tạo
đơn giản bao gồm: bể nuôi cá, hệ thống thủy canh để trồng cây, hệ thống lọc
nước và bơm nước tự động. Tạo cảnh quan sinh thái xanh mát, khơng khí trong
lành như một hệ sinh thái thu nhỏ vì vậy nó đảm bảo tính tự nhiên và bền
vững.Aquponics hoạt động dựa trên các yếu tố tương hỗ tự nhiên giữa cá, rau và

6



hệ vi sinh vật có lợi. Trong hệ thống, khi ta cho cá ăn, cá sẽ hấp thụ chất dinh
dưỡng ni cơ thể và đẩy chất thải ra ngồi, gồm phân và dịch bài tiết ra môi
trường nước nuôi cá. Cây trồng lọc được nước sạch để cung cấp cho bể cá. Đây
là một mơ hình khép kín, tận dụng tối đa lợi ích của cá và cây trồng dựa trên cơ
chế cộng sinh.
So với cùng phương pháp trồng rau thủy canh thì Aquaponics tốn ít
hoặc khơng tốn dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho rau và cũng không cần tốn
nhiều cơng chăm sóc hơn do khơng phải pha chế và bổ sung dinh dưỡng định kì
chỉ cần chú ý đến chất lượng và thức ăn của cá, việc không phải thay nước cho
cá hoặc chi phí lọc sạch nước cũng là điểm mạnh của Aquponics so với các hệ
thống khác. Tuy nhiên, sử dụng hệ thống Aquaponics cần phải tìm hiểu rõ về
loại cây trồng và loại cá do nhu cầu của cá và cây không phải lúc nào cũng phù
hợp với nhau và ngay từ khi bắt đầu cần phải lựa chọn kỹ lưỡng hạt giống và
giống cá an toàn. Hệ thống cần phải giám sát hàng ngày do kết hợp trồng rau với
nuôi cá nên phải quản lý sâu bệnh hại tốt hơn, để hoạt động hiệu quả hệ thống
yêu cầu nguồn điện liên tuc và ổn định. Với hệ thống Aquaponics không dùng
giá thể ở nơi có nhiệt độ mơi trường ổn định. Chi phí ban đầu xây dựng hệ thống
rất tốn kém và cần nhiều thời gian để người sử dụng có thể thích ứng và điều
chỉnh hệ thống phù hợp để tạo ra sản phẩm năng suất và chất lượng.
2.2.1. Cơ chế hoạt động của hệ thống aquaponics
Aquaponics là giải pháp lý tưởng cho việc xử lý chất thải giàu dinh
dưỡng từ một hồ cá và tái sử dụng nó để cung cấp cho đời sống thực vật với các
chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách bền vững. Thức ăn cho cá là
các đầu vào chính của một hệ thống aquaponic, cá ăn các thức ăn và sau đó bài
tiết các chất thải. Năm mươi phần trăm của chất thải mà là sản phẩm của cá là ở
dạng amoniac từ nước tiểu, và với số lượng nhỏ thơng qua có mang. Phần còn
lại của chất thải được thải ra như vấn đề phân và trải qua một q trình khống
hố. Trong quá trình dị dưỡng vi khuẩn này tiêu thụ chất thải của cá, các vật
7



chất thực vật và thực phẩm vẫn còn, chuyển đổi chúng thành các hợp chất
amoniac và khác.
Một yếu tố vô hình và giữ vai trị cực kỳ quan trong trong hệ thống
Aquaponics là các vi sinh vật. Bạn không cần phải bổ sung vi khuẩn cho hệ
thống Aquaponics, tự nó sẽ phát triển và giúp bạn vận hành hệ thống ổn định.
Các vi khuẩn sẽ phát triển mạnh trong các bể cạn trồng cây (growbed) và giúp
chuyển hóa các chất thải từ bể nuôi cá thành dạng dinh dưỡng phù hợp cho cây
trồng phát triển. Bạn không cần phải cung cấp phân bón hóa học vào hệ thống vì
điều này có thể làm phá vỡ sự cân bằng của quần thể vi sinh vật trong hệ thống
và ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Có hai loại vi khuẩn khác nhau tham gia vào q trình chuyển hóa chất
thải từ cá thành chất dinh dưỡng cho cây trồng là Nitrosomonas sẽ chuyển hóa
amoniac thành nitrit. Nitrit sau đó sẽ được chuyển hóa thành nitrate nhờ vi
khuẩn Nitrobacter, các lồi thực vật sau đó có thể tiêu thụ nitrate để phát triển.
Tóm lại, có 3 yếu tố quan trọng trong hệ thống aquaponic là cá, thực vật và
vi khuẩn có lợi, cả ba đều phải dựa vào nhau. Aquaponics là phương pháp sản
xuất nơng nghiệp theo hướng hữu cơ, hồn tồn thân thiện với môi trường.
Trong phương pháp sản xuất này chúng ta khơng cần tốn cơng chăm sóc
(khơng cần bón phân, không cần tưới nước cho cây, không cần thay nước cho
cá…) mà vẫn thu được sản phẩm chất lượng với năng suất không hề thua kém
những phương thức sản xuất khác.
Aquaponics được duy trì nhờ vào năm yếu tố chính đó là: cá, vi sinh vật,
cây, nước, khơng khí cùng với 3 điều kiện hỗ trợ: ánh sáng, thức ăn cho cá và
năng lượng điện.
2.2.2. Phân loại hệ thống aquaponics
Aquaponic được phân loại dựa vào phương pháp trồng cây: Aquaponic
có thể trồng cây theo rất nhiều phương pháp khác nhau tuy nhiên có 3 loại
hình chí:
8



 Tưới ngập xả cạn (Media Bed- Grownbed)

Đây là loại hình cơ bản nhất và thích ứng với hầu hết các loại cây trồng
trong Aquaponics.Trong loại hình này cây được trồng trong một khay chứa đầy
giá thể (độ sâu khoản 30cm), đáy khay có khét lỗ thốt nước và lắp vào nó một
bộ ngắt nước (shiphon bell) – Nước từ hồ cá thông qua bộ lọc và hệ thống bơm
cung cấp cho khay, khi lượng nước đạt mức xã của shiphon (do chúng ta quy
định – thường thấp hơn 3cm so với bề mặt giá thể) nước sẽ được xã hoàn toàn
đến điểm ngắt của siphon (do chúng ta quy định – thường cao hơn 3cm so với
đáy khay) nước sạch được đưa ngược về hồ cá và quá trình cứ thế tiếp diễn.
- Ưu điểm: Phù hợp cho hầu hết các loại cây , quá trình nước dâng lên –
rút xuống vừa cung cấp đủ nước cho cây vừa cung cấp được oxy cho rễ cây hô
hấp. Giá thể cũng đóng vai trị là nơi cu trú của các vi sinh vật – góp phần
chuyển hóa Amoniac (NH3) thành Nitrit (NO2) sau đó thành Nitrate (NO3) cung
cấp cho cây. Thiết kế đơn giản dễ làm, có thể tận dụng đồ cũ, sử dụng được
nhiều giá thể khác nhau, tốn ít điện, hệ thống có sử dụng nhiều hình thức tưới
khác nhau.
- Nhược điểm: Dễ bị tụ khí ở những góc khuất, Thời gian dài chất thải rắn
và tàn dư từ rễ, lá, thân cây tích tụ trong khay làm cản trở lưu thông của nước –
ảnh hưởng đến hệ. Dù hệ thống có thể sử dụng nhiều loại giá thể nhưng trọng
lượng của những giá thể nặng cùng với việc sử dụng lâu dài sẽ khiến khay trồng
9


rau không được bền. Nước phân bố không đều khi bề mặt tưới tiêu khơng được
bằng phẳng. Chi phí về giá thể cao do hệ thống cần lượng lớn giá thể. Phải điều
chỉnh chu kỳ tưới ngập và xả nước cẩn thận.
 Máng sâu – Bè nổi (Deep water culture – Raft Mod…)


Loại này sử dụng các khay, máng chứa đầy nước – độ sâu từ 30 – 35cm,
trên khay có khét một dường ống xã tràng để nước thốt về hồ cá. Trong loại
hình này cây được trồng trong một chung nhựa đặt trên một miếng xốp thả nổi
trên mặt nước – phần đáy của chung tiếp nước giúp rễ cây hút nước. Nước được
bơm vào một đầu khay và thoát ra ở ống xã tràn lắp ở đầu còn lại. Phương pháp
lọc phức tạp hơn, cần bổ sung oxy vào trong kênh nước,không trồng đước các
cây cao, lượng nước lớn làm tăng độ ẩm khiến cây trồng tăng nguy cơ mắc các
bệnh về nấm,
- Ưu điểm: Giảm được chi phí đầu tư do khơng dùng giá thể, khơng bị tích
tụ khí, dể thu hoạch, phù hợp với quy mô thương mại.
- Nhược điểm: Không trồng đươc các loại cây có thân cao, đầu tư hệ
thống lọc phức tạp, phải sủi khí liên tục để rễ cây hơ hấp.

10


 Máng cạn – ống dòng chảy (Nutrient film technique – Towers –
VertiGro…)

Loại này sử dụng các ống nhựa đường kính khoản 11cm mặt trên khét
nhiều lổ nhỏ khoảng 6cm để trồng rau – Nước được bơm liên tiếp ở một đầu ống
và thốt ra ở đầu cịn lại, các ống có thể đặt đứng hoặc đặt ngang, có thể nối tiếp
nhiều ống với nhau nếu đặt ngang. Loại này cũng có thể sử dụng các chậu nhỏ
gắn lên tường…
- Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển có thể bố trí cặp theo tường
nhà, sắp xếp thành nhiều tầng – phù hợp làm tường xanh, tranh kiểng…, dễ thu
hoạch
- Nhược điểm: Hạn chế các loại cây thân cao… rễ cây khơng có điểm bám
nên dễ đổ ngã, ống dẫn nước dễ bị tắc, bắt buộc phải dùng sục khí, hệ thống

không sử dụng được khi mất điện, hệ thống sử dụng với cây không gieo hạt trực
tiếp, nhiệt độ nước dễ vị thay đổi, hệ thống sử dụng ít nước gây áp lực lên cá.
2.3. Những nghiên cứu về hệ thống canh tác cá-rau trên thế giới và ở Việt
Nam
2.3.1. Những nghiên cứu về hệ thống canh tác cá-rau trên thế giới
Mơ hình aquaponics được bắt đầu nghiên cứu từ những năm thập niên 70
và tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng ở nhiều trường đại học. Đặc
11


biệt, mơ hình được nghiên cứu chun sâu về kỹ thuật tại trạm thực nghiệm
nông nghiệp của trường Đại học Virgin Islands, giáo sư James Rakocy, người đã
dành thời gian 25 năm để nghiên cứu về mơ hình Aquaponics.
Theo nghiên cứu của Racoky et al., 2004 về so sánh năng suất của rau quế
và cá rô phi ở hai kiểu thiết kế giá thể cho cây: “batch” và “stagger”, đồng thời
so sánh với hiệu quả kinh tế và năng suất với rau được trồng ở vườn. Năng suất
cá, hệ số chuyển hóa thức ăn và năng suất rau ở hệ thống “batch” tốt hơn ở hệ
thống “stagger”. Năng suất của rau ở hệ thống aquaponics cao hơn so với
rau được trồng ở vườn theo kiểu truyền thống: năng suất quế cao hơn gấp 3 lần.
Mật độ cá rơ phi có thể biến động tùy theo loài: 70 – 150 con/m3. pH được
khuyến cáo nên duy trì ở mức từ 7 – 7.5 tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển
của rau và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động, hấp thu và
chuyển hóa nitrate từ bể cá. Tỷ lệ thức ăn cho ăn/ m2 rau/ ngày: 81g – 99g.
Rakocy & cs. (2006) nêu lên rằng tại những nước phát triển đã quan tâm
đến hệ thống aquaponics như một lựa chọn để từ bỏ những chất thải trong nuôi
trồng thủy sản kết hợp với việc sản xuất sản phẩm rau chất lượng cao.
Rakocy & cs. (2006) cũng chỉ ra rằng cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt khi
được cung cấp dinh dưỡng hòa tan từ bể nuôi cá, và từ những dinh dưỡng phân
hủy từ chất thải của cá. Chất thải của cá trong bể dưới dạng ammonia, sẽ được vi
khuẩn trong nước và trong giá thể ni cây chuyển hóa thành nitrite rồi nitrate.

Nitrate tương đối vô hại với cá trong khi ammonia và nitrite thì độc với cá.
Nitrate cũng là dạng dinh dưỡng đạm thích hợp với thực vật bậc cao như cây rau
ăn lá và ăn quả.
Theo bài tổng quan của Diver, 2010, về những kiến thức từ cơ bản đến
chuyên sâu của hệ thống aquaponics. Tỷ lệ giữa cá và rau sẽ khác nhau tùy theo
lồi ni, tùy theo chế độ dinh dưỡng và thành phần đạm cá cho ăn, tùy theo
từng loại cây trồng, tùy theo giá thể được sử dụng cho trồng rau,... mà tỷ lệ giữa
bể cá và bể rau có thể là 1:1 hay dao dộng 1:4. Có nhiều lồi cá được lựa chọn
12


và đưa ứng dụng vào mơ hình tùy theo điều kiện địa lý của từng nước: cá hồi,
cá trê, cá chép,… nhưng cá rô phi vẫn được ưu tiên là ứng viên số một cho mơ
hình aquaponics: dễ thích ứng với mơi trường có nhiều biến động, và có thị
trường tiêu thị dễ dàng tại các nước. Bên cạnh đó, bài báo cũng nêu ra một số
dối tượng cây trồng có thể ứng dụng cho mơ hình aquaponics: quế, đậu bắp, dưa
leo, xà lách xoong, cà chua,…
Theo nghiên cứu của Blidura và Grozea (2011) về những khả năng gia
tăng hiệu suất kinh tế và mơ hình ni cá bền vững theo hướng có lợi cho người
nơng dân và thân thiện với mơi trường của mơ hình aquaponics. Đưa người đọc
có cái nhìn tổng quan về aquaponics, các cơ chế hoạt động, tại sao mơ hình có
thể mang lại hiệu suất kinh tế và lợi ích bền vững về mơi trường so với các mơ
hình khác. Bằng cách kết hợp hai mơ hình chung với nhau: ni cá và trồng rau:
nước thải từ cá cung cấp dưỡng chất cho rau; bể rau sẽ hấp thu chất cặn bã và tái
tạo nguồn nước sạch trở lại cung cấp cho bể cá vì thế đây là mơ hình rau sạch và
cá sạch.
Endut & cs. (2011) đánh giá hiệu quả của hệ thống aquaponics trong việc
loại trừ đạm vô cơ và phosphate từ nước thải của nuôi trồng thủy sản bằng rau
muống và rau cải. Kết quả cho thấy rau muống có khả năng làm giảm một cách
có ý nghĩa đạm ammonium, nitrite, nitrate và orthophosphate với hiệu quả so

với rau cải chỉ làm giảm 69,0–75,85% cho ammonia, 72,49–79,34% cho nitriteN, 66,67–80,65% cho nitrate-N, và 66,79–77,87% cho orthophosphate so với
rau muống. Kết quả cho thấy rau muống hiệu quả hơn rau cải trong việc hấp thu
dinh dưỡng trong hệ thống aquaponics do hệ thống rễ lớn của nó.
Roosta & Mohsenian (2012) tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của phun phân bón lá có chứa sắt có nguồn gốc khác nhau cho ớt chng trồng
trong dung dịch aquaponics kiềm. Cây ớt 20 ngày tuổi được ra cây lên giàn. Bốn
cơng thức thí nghiệm được áp dụng, không phun, phun với nồng độ 200mL/cây
với nồng độ 0.5gFe/l FeSO4, Fe-EDTA, and Fe-EDDHA. Cây được phun hai
13


lần một tháng. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây tốt hơn khi phun phân bón
lá bổ sung sắt, tốt nhất là công thức bổ sung sắt dạng FeSO4. Hàm lượng
chlorophyll trong lá thấp nhất ở công thức không phun. Phun phân bón lá cho ớt
chng với các nguồn sắt khác nhau có ảnh hưởng tốt đến hấp thu và vận
chuyển dinh dưỡng trong cây.
Theo nghiên cứu của của Salam et al. (2013) dân số Banladesh tăng nhanh
dẫn đến người dân phải nâng cao năng suất sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thực
phẩm của người dân. Họ nâng cao năng suất trong việc thâm canh nuôi cá với
mật độ cao và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Giải pháp để tiết kiệm chi
phí, nâng cao năng suất và giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường bằng cách
áp ụng mơ hình aquaponics. Áp dụng cho ni cá da trơn Pungasius và cá rô phi
với tỉ lệ 33,650 và 16,000 fish/ha với trồng rau bina (rau chân vịt) nước, rau
húng cây (húng lũi) và đậu bắp. Chất lượng nước được cải thiện đáng kể trong
mơ hình kết hợp này. Năng suất rau và cá cao hơn so vói mơ hình ni, trơng
đơn lẻ.
Andras & cs. (2016) chỉ ra rằng nồng độ dinh dưỡng được cung cấp bởi
cá trong hệ thống canh tác cá- rau thấp hơn so với hệ thống thủy canh thơng
thường, vì thế, cần bổ sung thêm dinh dưỡng theo các giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng. Do vậy nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung khác nhau đến

rau trồng trong hệ thống cá-rau (aquaponics) cần được thực hiện.
2.3.2. Những nghiên cứu hệ thống canh tác cá-rau ở Việt Nam
Hiện nay, aquaponics đã được áp dụng ở một số nơi ở Việt Nam tuy nhiên chưa
có một nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong hệ thống aquaponics
để hệ thống này có thể áp dụng thành cơng.
Thí nghiệm của Trang & cs. (2010) cho thấy rau muống có khả năng hút
các dinh dưỡng N, P, K gấp 3 lần rau xà lách và 4-6 lần rau cải. Với mật độ 30
cây/m2, rau muống đạt năng suất 146 g/m2 khối lượng tươi và 2,8; 0,9 và 6,8
14


g/m2 N, P, K theo thứ tự. Rau xà lách đạt năng suất 115 g/m2 khối lượng tươi
và 2,2; 0,6 và 4,6 g/m2 N, P, K theo thứ tự. Hai loại rau cải chỉ đạt năng suất 5054 g/m2 khối lượng tươi. Tác giả kết luận rau muống và xà lách là hai loại rau
phù hợp cho hệ thống aquaponics trong đó rau muống là phù hợp hơn do khả
năng sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng mạnh.
Trang & Brix (2012) nghiên cứu sử dụng thực vật làm lọc sinh học trong
hệ thống Aquaponic cho thấy cây trồng có khả năng làm sạch nước nuôi trồng
cá rô phi và duy trì chất lượng nước tốt mà khơng cần thay nước. Cây ngải hoa,
Canna glauca, có khả năng loại bỏ NH4-N hiệu quả nhất, có thể do khả năng hấp
thụ và chuyển hóa thành dạng nitrate tốt nhất. Cây trồng hấp thu lượng dinh
dưỡng bằng 6% nitơ và 7% photpho trong tổng lượng thức ăn, tính trên 1 năm
cây ngải hoa, Canna glauca, loại bỏ được 725 kg N/ha và 234 kg P/ha. Về hiệu
quả sản xuất, khoảng 1 m3 nước sản xuất được 1 kg cá và 370, 97 và 2842 g
khối lượng chất tươi của rau muống, xà lách và ngải hoa theo thứ tự.
Nguyễn Thị Ngọc Dinh & cs., 2015, đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng
dung dịch hữu cơ tự chiết xuất từ các nguồn vật liệu động thực vật có sẳn theo
phương pháp của Han Kuy Cho (1997) tại bộ mơn Phương pháp thí nghiệm và
Thống kê sinh học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (từ đây
gọi là dung dịch hữu cơ tự chiết xuất) so với dung dịch vô cơ thông thường đối
với cây rau muống trồng thủy canh tĩnh. Kết quả cho thấy dung dịch dinh dưỡng

hữu cơ có hiệu quả tốt đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau
muống. Trong đó nồng độ thích hợp nhất là 3%, tiếp đến là 4% cho năng suất
tương ứng là 1914,78 g/hộp và 1746,39 g/hộp. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng
hữu cơ cho thấy hàm lượng NO3- trong rau muống thấp hơn khoảng 6 lần so với
dung dịch vô cơ (Knop), trong khi đó độ Brix cao hơn ở các công thức hữu cơ
với nồng độ cao (3%, 4%).

15


Nguyễn Thị Ái Nghĩa (2018), nghiên cứu xác định nồng độ dung dịch hữu
cơ tự chiết xuất từ các vật liệu động, thực vật theo phương pháp của Han Kyu
Cho đối với cây rau muống và cây mồng tơi trong sản xuất thủy canh tuần hoàn.
Kết quả cho thấy nồng dộ dung dịch dinh dưỡng 2% cho sinh trưởng chiều cao
và số lá cao nhất, các chỉ tiêu sinh lý như chỉ số SPAD và diện tích lá tốt nhất và
từ đó cho năng suất cao nhất, đạt năng suất trung bình 149,1 g/khay đối với cây
rau muống và 1795,9 g/khay đối với cây mồng tơi.
Nguyễn Thị Ngọc Dinh & cs., 2020 nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch
dinh dưỡng hữu cơ thương mại đến rau muống trồng thủy canh trong hệ thống
thủy canh động trên giá thể trơ trong vụ hè và hè thu năm 2019. Thí nghiệm 1
trên cây rau muống trong vụ hè năm 2017 cho thấy nồng độ dung dịch dinh
dưỡng hữu cơ V.M 1954 độ 1,5‰ là tốt nhất với sinh trưởng, phát triển và năng
suất của rau muống. Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng 03 loại dung dịch dinh
dưỡng hữu cơ (V.M 1954, Vegano và TNC Hume) chỉ ra rằng dung dịch dinh
dưỡng hữu cơ V.M 1954 cho các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng
của rau muống là tốt nhất. Từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2 đã khẳng định, rau
muống hồn tồn có thể sinh trưởng, phát triển cho năng suất và chất lượng tốt,
đồng thời hạn chế được sâu bệnh hại khi sản xuất bằng công nghệ thủy canh
động với giá thể và sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ V.M 1954 (nồng độ
1,5‰).

Các kết quả nghiên cứu cho thấy dung dịch hữu cơ tự chiết xuất có hiệu
quả tốt đối với cây rau trồng trong hệ thống thủy canh.
2.4 Tình hình phát triển và sản xuất hệ thống canh tác cá-rau ở Việt Nam
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đang triển khai nghiên
cứu và phát triển mơ hình Aquaponics trong điều kiện tỉnh Lào Cai với mong
muốn nhân rộng và chuyển giao công nghệ đến các địa phương, bà con nơng
dân, hộ gia đình có nhu cầu trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả bước đầu, hệ thống
16


×