Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở việt nam thời gian qua giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.99 KB, 38 trang )

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Chủ đề 5: “ Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực
thương mại ở Việt Nam thời gian qua ? Giải pháp
nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về
thương
mại trong thời gian tới ? ”
Nhóm 7:
1. Trần Thị Thu An

11217491

2. Phan Thị Hoài Phương

11217584

3. Nguyễn Thị Hải

11217527

4. Đồng Phương Thảo

11217589

5. Nguyễn Thị Hiền

11217530



Lớp học phần: TMKT1109(222)_02
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Tố Uyên


lOMoARcPSD|17917457

Hà Nội, 03/2023


lOMoARcPSD|17917457

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC THƯƠNG
MẠI.................................................................................................................................2
1. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế......................................................................2
2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại......................................................2
3. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước.........................................................3
4. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại................................................................3
5. Các phương pháp quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân.............................4
5.1. Các phương pháp hành chính.......................................................................4
5.2. Các phương pháp kinh tế..............................................................................4
5.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục.............................................................4
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC THƯƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA..........................................................................5
1. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại nội địa.................................5

1.1. Tổng quan về sự phát triển thương mại nội địa của Việt Nam.................................5

1.2. Thành tựu đạt được..................................................................................................6
2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại quốc tế.................................................10

2.1. Tổng quan về sự phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam..............................10
2.2. Thành tựu đạt được.................................................................................................11
3. Một số vấn đề còn tồn tại..........................................................................................16

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI...........................................................18
1. Đối với thị trường nội địa..........................................................................................18
2. Đối với hội nhập quốc tế...........................................................................................22
KẾT LUẬN...................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25


lOMoARcPSD|17917457

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động thương mại là hoạt động nổi bật hiện nay, có thể nói hoạt động này
đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong thời kì
phát triển hội nhập ngày nay, khơng thể phủ nhận sự đóng góp to lớn đó, bên cạnh đó
có những cá nhân sử dụng việc phát triển của hoạt động thương mại để trục lợi, vi
phạm pháp luật, để có thể giảm thiểu và khắc phục tình trạng này cần phải nhờ tới sự
quản lý nghiêm ngặt của cơ quan quản lý hoạt động thương mại.
Do đó, nhóm chúng em xin phép trình bày chủ đề: “Khái quát thực trạng quản
lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở Việt Nam thời gian qua ? Giải pháp nâng cao
hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trong thời gian tới ?” . Bài
trình bày cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, chúng em mong sẽ nhận được những lời đóng
góp của cơ để hồn thành bài một cách tốt nhất ạ!



lOMoARcPSD|17917457

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
1. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trị người định hướng, dẫn dắt
sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội. Nhà
nước một mặt là thiết chế quyền lực chính trị của một hoặc một nhóm giai cấp trong
xã hội đối với giai cấp khác, đồng thời cịn là quyền lực cơng đại diện cho lợi ích
chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các mục tiêu xác
định. Vai trò của nhà nước được thực hiện qua các chức năng kinh tế của nó :
Một là, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khn khổ luật pháp để
tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. Nhà nước tạo ra hành lang luật
pháp cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài
sản và sự hoạt động của thị trường, đặt ra những quy định chi tiết chi hoạt động của
các doanh nghiệp.
Hai là, điều tiết kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn
định. Thơng qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, Nhà nước duy trì ổn định
nền kinh tế, duy trì nền kinh tế càng sát càng tốt đối với tình trạng có đầy đủ việc làm
và lạm phát thấp
Ba là, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thị trường là
những tác động, mà các nhà kinh tế gọi là tác động bên ngoài. Các doanh nghiệp, vì
lợi ích tối đa của mình có thể lạm dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường
sống của con người mà xã hội phải gánh chịu.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thị trường là sự xuất

hiện của độc quyền trong kinh doanh. Vì vậy, Nhà nước có một nhiệm vụ rất cơ bản là
bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị
trường.
Bốn là, để đảm bảo tính hiệu quả, Nhà nước phải sản xuất ra hàng hóa cơng
cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
Sự can thiệp của nhà nước nhằm phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ các thành viên
của xã hội, chống lại những khó khăn về kinh tế, nâng cao mức sống của các nhóm


lOMoARcPSD|17917457

dân cư có thu nhập thấp nhất. Điều đó được thực hiện thơng qua chính sách phân phối,
bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội.
2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực
tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện
trên các mặt sau:
Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà
nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển.
Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiếu cầu, giảm lạm phát,
khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao
gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp.. cho thương mại. Tạo lập
môi trường cạnh tranh bình đẳng, mơi trường vĩ mơ phù hợp với xu hướng phát triển
của thương mại trong cơ chế thị trường.
Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng
này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh
tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫ
dắt sự phát triển của thương mại còn được đảm bải bằng hệ thống chính sách, sự tác
động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương.
Ba là, Nhà nước điều tiết là can thiệp vào quá trình hoạt động của nền kinh tế

quốc dân. Nhà nước có vai trị củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi
người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ
những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực
tiếp quản lý. Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm
bảo tồn và phát triển các tài sản đó.
Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà
nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trị nịng cốt trong cơng cuộc xây dựng và
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của kinh tế
Nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua thành
phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm
cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với nhịp độ cao.
3. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước


lOMoARcPSD|17917457

Thương mại là lĩnh vực mà Nhà nước phải quản lý xuất phát từ các lý do sau :
Thứ nhất, là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, thương mại được coi là
một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của thương mại góp phần vào
việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Thứ hai, thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã
hội hóa cao, mà mỗi doanh nhân khơng thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó địi hỏi phải có sự
quản lý can thiệp của nhà nước.
Thứ ba, thương mại - dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn của đời
sống kinh tế xã hội (giữ doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người
lao động, giữa doanh nhân với cộng đồng)
Thứ tư, trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ có những hoạt động mà doanh

nghiệp, người lao động khơng được làm hoặc có những vị trí mà Nhà nước cần phải
chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế
Thứ năm, trong hoạt động thương mại dịch vụ, có cả các doanh nghiệp nhà
nước và vốn đầu tư của Nhà nước, dịch vụ công của Nhà nước
4. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
1. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách thương mại. Tạo
môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại. (xây dựng
công cụ để qua đó quản lý các hoạt động thương mại trên thị trường)
2. Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch phát triển thương mại.
3. Kiểm tra, giám sát tình hình chất hành pháp luật thương mại
4. Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thơng hàng hóa và quản lý chất
lượng hàng hóa lưu thơng, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán phá giá.
6. Thu nhập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương
mại trong và ngoài nước. Quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiến thương mại.
7. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại và đào tạo nguồn nhân lực
cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại.
8. Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại. Đại diện và quản
lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.


lOMoARcPSD|17917457

5. Các phương pháp quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân
5.1. Các phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người
lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực
hiện một hoạt động.
Phương pháp hành chính bao hàm những nội dung sau :

+ Thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
+ Xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống tổ
chức
+ Dùng hệ thống pháp chế tác động lên hệ thống (luật, quyết định, chỉ thị, mệnh
lệnh, nội quy, quy chế,...)
+ Chống tập trung, quan liêu và hành chính quan liêu, chủ nghĩa bè phái
+ Có tác động trực tiếp và tức thời tới người bị quản lý
5.2. Các phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp sử dụng các lợi ích kinh tế của DN và
thương nhân, làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất
về hành động của mình
Phương pháp kinh tế bao hàm những nội dung sau :
+ Lấy lợi ích vật chất là động lực cơ bản của phát triển KT - XH. Thống nhất về
lợi ích sẽ thống nhất về hành động.
+ Vi phạm nguyên tắc lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động
lực kích thích người lao động.
+ Các đòn bẩy kinh tế: tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, giá cả, chi phí, lợi
nhuận và phân phối lợi nhuận,…
Đặc điểm của phương pháp này là :
+ Tác động không phải bằng cưỡng chế mà bằng lợi ích vật chất. PP này chấp
nhận một vấn đề có nhiều giải pháp khác nhau, nó có tác động nhạy bén, phát huy
được tính chủ động sáng tạo của cá nhân và tập thể.
+ Là phương pháp tốt nhất để thực hiện tiết kiệm và hiệu quả, tăng tính chủ
động cho doanh nghiệp và doanh nhân.
5.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và năng lực
chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả của công tác.
Phương pháp tuyên truyền giáo dục bao hàm những nội dung sau :



lOMoARcPSD|17917457

+ Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý
và người lao động sẽ tác động kích thích chủ thể theo khuynh hướng đã dự kiến.
+ Thể hiện sự khen chê rõ ràng
+ Xử phạt nghiêm minh để giữ vững kỷ cương và ngăn chặn các khuynh hướng
tiêu cực
+ Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kết
hợp chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động
+ Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác
+ Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp
+ Làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người lao dộng vào
doanh nghiệp.
* Lưu ý chung:
+ Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định,
do vậy, để phát huy mặt mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợp
các phương pháp trong quản lý.
+ Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý ở các cấp được thể hiện trong
quá trình ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định đó.
+ Ở mỗi giai đoạn khác nhau và với mỗi đối tượng quản lý khác nhau có thể đặt
trọng tâm vào phương pháp này hay phương pháp khác tùy vào các điều kiện cụ thể.


lOMoARcPSD|17917457

II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại nội địa

1.1. Tổng quan về sự phát triển thương mại nội địa của Việt Nam

Tăng trưởng: Thương mại nội địa đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm
trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%). Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 – năm
trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Sau nhiều năm triển khai thực hiện cuộc vận động người việt ưu tiên dùng hàng
việt, hiện hàng VN có độ phủ lớn tại hệ thống phân phối nội địa, được người tiêu dùng
trong nước tin tưởng. Đáng lưu ý, mặc dù việc mở cửa thị trường trong các FTA mà
Việt Nam đang tham gia đang tăng mạnh, nhưng hàng Việt vẫn khẳng định được chỗ
đứng và đang được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán
trên quầy kệ. Theo báo cáo thống kê của Bộ Công Thương, hàng Việt tại các hệ thống
siêu thị trong nước luôn đạt ở tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống,
tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên; tại các hệ
thống siêu thị trong nước duy trì ở mức cao: Co.opmart (90-93%), Satra (90-95%),
Vissan (95%), Vinmart (63% theo mã hàng)... Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân
phối hiện đại được duy trì ở mức cao như hệ thống của Central Retail là 90% và hệ
thống của AEON Việt Nam là 80%.
Chuyển dịch cơ cấu: Thương mại nội địa đang chuyển dịch cơ cấu từ các lĩnh
vực truyền thống như thực phẩm, đồ gia dụng sang các lĩnh vực cao cấp hơn như thời
trang, điện tử và các dịch vụ cao cấp khác.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp đa quốc gia: Với sự mở cửa của nền kinh tế
và việc đưa ra các chính sách thuận lợi cho đầu tư, các doanh nghiệp đa quốc gia đang
đầu tư vào thị trường thương mại nội địa của Việt Nam.
Sự phát triển của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang phát triển mạnh
mẽ ở Việt Nam, góp phần tăng cường hoạt động thương mại nội địa và mở ra nhiều cơ
hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Với 53% dân số tham gia mua bán trực
tuyến, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 20% so
với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu
dùng cả nước. Mua sắm hàng hóa qua TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ



lOMoARcPSD|17917457

yếu, phát huy hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông. Cũng lần
đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của
Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn TMĐT JD.com, do Việt Nam chủ trì triển
khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới.
Thách thức về cạnh tranh: Các doanh nghiệp trong thị trường thương mại nội địa
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động và quản lý tài chính hiệu
quả.
Tổng quan về thực trạng hoạt động của thương mại nội địa cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ của thị trường này, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức cho các doanh
nghiệp trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh và cải tiến chất lượng.
1.2. Thành tựu đạt được
a. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch các chương trình đề án và phát
triển ngành thương mại nội địa
Để thúc đẩy thị trường nội địa phát triển và tận dụng thế mạnh của thị trường 100
triệu dân, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐTTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Đề án đã đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ chính cần thực hiện: thông tin truyền
thông; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với
hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt; kiểm
tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “ Tự hào
hàng Việt Nam "," Tinh hoa hàng Việt Nam", Đề án đã đưa ra mục tiêu cụ thể là:
Giữ thị phần hàng hóa Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh
phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini,

thương mại điện tử ...) và trên 80% các phương tiện truyền thông phân phối (chợ, cửa
hàng tạp hóa, ...); 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước giữ doanh thu bán lẻ của
khu vực kinh tế trong nước; Trên 90% người dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến
chương trình Nhận hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa
hàng Việt Nam”; Trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong vận động “Hàng Việt Nam
chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia Phong trào này.
Ngoài ra, 100%


lOMoARcPSD|17917457


lOMoARcPSD|17917457

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây
dựng được kênh truyền thơng (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục
“Tự hào hàng Việt Nam "," Tinh hoa hàng Việt Nam " thường xuyên tuyên truyền,
quảng bá vận chuyển. 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ kết nối
cung cấp cho sản xuất đối tượng, kinh doanh hàng Việt Nam; 100% các tỉnh, thành
phố nhân rộng được mơ hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt
Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; 100% bộ, ngành và xây dựng địa chỉ được phân
phối chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất
hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước.
Quyết định: Số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 ”
Giai đoạn 2031 – 2045: Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị chủ
đạo trong giao dịch thương mại
Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn: Giai đoạn 2021 -2030:
Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 9,5%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 15,0 - 15,5% vào GDP cả nước. Tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 13,0 13,5%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh
tế trong nước chiếm khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước
Giai đoạn 2031 - 2045: Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng
bình quân 8,5 - 9,0%/năm; đến năm 2045 đóng góp khoảng 15,5 - 15,7% vào GDP cả
nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình
quân 12,0 - 12,5%/năm; đến năm 2045, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu
vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 75%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
(FDI) chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Thương mại điện tử
phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị chủ đạo trong giao dịch thương mại; đến năm 2045,
doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15-16% tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân
khoảng 12 - 13%/năm.
Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng


lOMoARcPSD|17917457

tạo và số hóa, cơng nghệ hóa phương thức kinh doanh
Số 111/QĐ-BCT ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Công Thương Ban hành Kế
hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện chiến lược phát triển thương mại
trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
b. Thực hiện các chính sách thương mại nội địa
* Chính sách đối với các chủ thể kinh doanh và khu vực
Chính sách này đã được khẳng định trong Luật Thương mại. như sau: Nhà nước
đầu từ về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực để phát triển đảm cho doanh
nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, là một trong những
công cụ của Nhà nước để điều tiết cung cầu, định giá cả, nhằm góp phần thực hiện
những mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước.
Nhà nước có chính sách phát triển các doanh nghiệp cơng ích các doanh nghiệp

hoạt động trong những lĩnh vực không thu lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành
phần kinh tế khác không kinh doanh.
Nhà nước ta bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác các hợp tác xã
và các hình thức kinh tế hợp tác trong thương mại; có chính chủ ưu đãi hỗ trợ và tạo
điều kiện cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển,
bảo đảm để kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân
* Chính sách thương mại đối với nông thôn
Tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước về chính sách thương mại đối với nơng thơn như
sau: Nhà nước có chính sách phát triển thương mại đối với thị trường nông thôn, tạo
điều kiện mở rộng và phát triển chợ nơng thơn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò
chủ lực cùng với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác thực hiện bán vật tư nơng
nghiệp, hàng cơng nghiệp, mua nơng sản nhằm góp phần nâng cao sức mua của nông
dân và tạo tiền đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng
hóa thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn
Ở nước ta gần 80% dân số là nơng dân sống ở khu vực nơng thủ Chính sách
thương mại đối với nông thôn là một bộ phận của chính xác nơng nghiệp, nơng thơn,
nơng dân của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách thương mại phải bảo đảm cung ứng
những hàng hóa thiết yếu cho nơng dân sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm tiêu thụ được
hàng hóa do nơng nghiệp nơng thơn sản xuất ra. Chính sách này quy định cụ thể vai


lOMoARcPSD|17917457

trò của doanh nghiệp thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với hợp tác xã và
các thành phần kinh tế khác trong việc bán vật tư hàng hóa nơng nghiệp và nơng sản
trên thị trường nơng thơn.
Chính sách thương mại nơng thơn góp phần giải quyết việc làm cho nơng dân,
thực hiện chính sách xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Chính sách thương mại
đối với nơng thơn góp phần hình thành, khơi phục và phát triển các làng nghề, giữ bản

sắc văn hóa truyền thống, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thơn. Ví dụ
như: Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình bảo tồn và
phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030", Quyết định 1222/QĐ-UBND
năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tăng cường đầu tư vào hạ tầng vận chuyển: Chính sách
thương mại đã giúp đầu tư vào hạ tầng vận chuyển tại các vùng nông thôn, giúp cho
việc vận chuyển nông sản trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp
được tiếp cận các thị trường mới, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho các hộ nơng dân.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại nơng thơn: Chính sách thương mại đã
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và phát triển tại nông thôn, tạo ra nhiều cơ hội
việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân và giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế
tại các vùng nơng thơn.
* Chính sách thương mại đối với miền núi
Để phát triển kinh tế xã hội miền núi, những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách quan trọng. Trong đó những chính sách của Chính phủ về
khuyến khích phát triển thương mại miền núi: chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất
đối với các thương nhân ở miền núi; chính sách trợ giá trợ cước một số mặt hàng chính
sách.. đã phát huy tác dụng tích cực. Một số chính sách đang có hiệu lực như: Nghị
định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 hay Thông
tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên khu vực miền núi nước ta vẫn rất khó khăn.
Phát triển thị trường miền núi để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân, thúc


lOMoARcPSD|17917457


đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp đồng bào dân tộc định canh, định cư, ổn
định cuộc sống, xố đói và giảm nghèo, bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các
địa phương.
Phát triển hệ thống chợ và trung tâm thương mại huyện và cụm xã, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và phát triển hệ thống giao thông để mở rộng giao lưu kinh tế ở
miền núi, hải đảo và vùng sâu, vùng xa
Chính sách thương mại đường biên và thương mại cửa khẩu phát triển đúng
hướng. Đầu tư phát triển một số khu kinh tế cửa khẩu...
* Các chính sách khác
- Chính sách xúc tiến thương mại: Bộ công thương thực hiện Chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia hàng năm, Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định
của pháp luật.
Với mục đích kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam,
thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hóa, Cục XTTM đã đề xuất và trình Lãnh
đạo Bộ Cơng Thương phê duyệt tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung
quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” từ ngày 15/11/2022 đến 22/12/2022 trên
phạm vi toàn quốc. Chương trình là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực
trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra,
giúp khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt để nâng cao tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm, góp phần
vào việc duy trì sự tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế. Về mục tiêu phát triển
thương hiệu quốc gia (THQG), tăng cường nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh
nghiệp về Chương trình THQG Việt Nam và các sản phẩm đạt THQG Việt Nam tại thị
trường trong và ngoài nước, trong năm 2022, Cục xúc tiến thương mại đã tổ chức kỳ
xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 8. Theo đó, 325 sản phẩm của 172
doanh nghiệp được cơng nhận là sản phẩm đạt THQG và là những đại diện tiêu biểu
cho THQG Việt Nam…
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đội ngũ cán bộ thương mại.
c. Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thương mại
Luật thương mại 2005 là cơ sở cho các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, cịn

có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; Luật an toàn thực phẩm 2010; Nghị


lOMoARcPSD|17917457

định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
Một vài vụ vi phạm pháp luật mà cục quản lý thị trường phát hiện trong quá trình
kiểm tra, giám sát:
Từ ngày 11/11/2022 đến ngày 15/02/2023, Cục QLTT tỉnh Sơn La đã tổ chức
kiểm tra 376 vụ, xử lý: 310 vụ vi phạm, Tổng số tiền thu nộp NSNN: 1.356.196.000
đồng (trong đó: Phạt hành chính: 1.159.050.000 đồng, truy thu số lợi bất hợp pháp
470.000 đồng, tiền bán hàng tịch thu: 196.676.000 đồng). Tổng trị giá hàng tịch thu và
tiêu huỷ: 514.598.000 đồng đối với hàng hóa như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo,
giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, động
vật, pháo nổ, pháo hoa các loại, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...
Thực hiện đề án chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi
trường thương mại điện tử, tối ngày 23/2/2022, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hà
Nội đã chủ trì, phối hợp với Cục cảnh sát hình sự, Bộ Cơng an và Cơng an quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất điểm tập kết kinh doanh
hàng hoá tại địa chỉ: P2.11.12, Park 2, Khu Đô thị Times City, phường Mai Động,
quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ
gần 1 tấn bao bì tem nhãn và gần 2 tấn thành phẩm, nguyên liệu thuốc và thực phẩm
chức năng tương đương hàng triệu viên các loại hình viên nhộng. Tất cả các viên
thuốc được đựng trong các túi lớn, không có bao bì nhãn mác. Chủ cơ sở cũng khơng
xuất trình được các giấy tờ hợp pháp liên quan đến kinh doanh các loại hàng hóa trên.
2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại quốc tế

2.1. Tổng quan về sự phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam
a. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong
năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 732,5 tỷ
USD, tăng 9,5% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu
11,2 tỷ USD. Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á
và nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn
nhất thế giới. Trong đó , kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 371,85
tỷ USD, tăng 10,6% và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 360,65


lOMoARcPSD|17917457

tỷ USD, tăng 8,4%.
b. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
* Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2022:
Nhóm hàng nhiên liệu và khống sản chiếm 1,4%; Nhóm hàng cơng nghiệp chế
biến chiếm 89%; Nhóm hàng nơng sản, lâm sản chiếm 6,7%; Nhóm hàng thủy sản
chiếm 2,9%. Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng
kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm
70,1%).
* Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022:
Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%( Trong đó nhóm hàng máy móc thiết
bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%); Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%;
Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%. Có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên
1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (trong đó, có 06 mặt hàng
nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
c. Thị trường xuất nhập khẩu
Trong năm 2022, xét theo châu lục, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam với châu Á ước đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với 2021, chiếm tỷ
trọng cao nhất. Thứ hai là châu Mỹ, với 153,73 tỷ USD, tăng 10,5% và tiếp đến là các
thị trường châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 17,62 tỷ USD, tăng

24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021. Hoa Kỳ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 109,39 tỷ USD. Ở chiều
ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch
ước đạt 117,95 tỷ USD.


lOMoARcPSD|17917457

2.2. Thành tựu đạt được
a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch các chương trình, đề án phát triển ngành
thương mại quốc tế
* Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo hướng kịp thời đổi
mới, đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại, qua đó hỗ trợ thiết thực có
hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương.
Cục xúc tiến thương mại đã trực tiếp tổ chức và phối hợp với các địa phương tổ
chức hàng trăm các chương trình giao thương, hội nghị trực tuyến hoặc kết hợp trực
tiếp và trực tuyến với các đối tác nước ngồi trong lĩnh vực nơng sản, thực phẩm chế
biến, hàng tiêu dùng, cơ khí, cơng nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy, logistics... tại các
thị trường xuất khẩu chủ lực và tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,
EVFTA, CPTPP, Nam Á, châu Phi,...và các phiên tư vấn xuất khẩu theo hình thức trực
tuyến cung cấp thơng tin liên quan đến các cam kết quốc tế về các sản phẩm xuất
khẩu, nhâp khẩu, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu với các sản phẩm
xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng (lúa gạo, chè, thanh long, hạt điều, thủy
sản, đồ gỗ, sản phẩm công nghiệp…) của các nước/thị trường trên thế giới (Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Thụy Sĩ, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ…).
Cục cũng đã tổ chức các hội chợ, triển lãm trong nước với quy mô lớn nhằm
đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu tại chỗ: Hội chợ Thương mại quốc tế lần thứ 31 (Vietnam


lOMoARcPSD|17917457


Expo 2022), Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm (Vietnam Foodexpo 2022), …
Các Chương trình hội chợ triển lãm uy tín và có quy mơ lớn tại nước ngồi: Triển lãm
Thế giới World Expo Dubai, Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc - CIIE 2022, Hội
chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm SIAL Paris, Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul
2022, Hội chợ Trung Quốc – ASEAN 2022, Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2022...
Bên cạnh đó, tổ chức chuỗi chương trình giao ban xúc tiến thương mại với hệ
thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng bắt đầu từ tháng 7/2022
nhằm chủ động cập nhât kịp thời các yêu cầu xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu của các
địa phương, hiêp hô ngành hàng và doanh nghiêp; đồng thời tạo diễn đàn phổ biến
i
thơng tin, chính sách, cơ hơi thị trường, phục vụ cơng tác tham mưu, tư vấn chính sách
và điều hành hoạt đông xúc tiến thương mại, hỗ trợ địa phương, doanh nghiêp giải
quyết những bất cập, khó khăn về thị trường, tân dụng hiệu quả các cơ hôi
xuất nhập khẩu.

thị trường



×