Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp phối màu trong sản xuất ván lạng kỹ thuật và tiến hành xử lý tẩy trắng nhuộm màu ván móng gỗ bồ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.73 KB, 71 trang )

Đặt vấn đề
Màu sắc là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tự nhiên đem
lại cho chúng ta. Các nhà kkhoa học cũng đã chứng minh được rằng màu
sắc tác động rất lớn tới tâm lý, cảm xúc của con người. Từ xa xưa, loài
người đã nhân thức được giá trị của màu sắc và phối hợp chúng với nhau
để làm đẹp cho không gian sống và các đồ dùng sinh hoạt mà đa số là các
sản phẩm từ gỗ. Thông qua việc trạm khắc, khảm trai, vẽ …tạo ra các
họa tiết, màu sắc phong phú làm đẹp cho cuộc sống.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng gỗ
và các sản phẩm từ gỗ của con người vẫn ngày một tăng cao. Đặc biệt là
các loại gỗ quý hiếm có màu sắc, hoa văn đẹp luôn được con người ưu ái
và là lựa chọn hàng đầu để tạo ra các sản phẩm nội thất phục vụ đời sống
xã hội.
Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, các loại
gỗ quý hiếm không thể đáp ứng đủ nhu cầu nữa. “Theo số liệu điều tra của
viện qui hoạch rừng thì diện tích của nước ta năm 1975 là 9,5 triệu ha rừng
tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, đến năm 2009 cịn 13 ngàn, trong đó
có cả rừng trồng.” Vì vậy con người có xu hướng chuyến sang sử dụng các
loại ván nhân tạo với nguyên liệu chính là gỗ mọc nhanh rừng trồng để
thay thế và vấn đề trang trang sức bề mặt ván nhân tạo trở nên rất cần thiết.
Trên thị trường hiện nay các vật liệu trang sức bề mặt ván nhân tạo rất đa
dạng, phong phú; tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau mà các nhà sản xuất
lựa chọn cho mình loại vật liệu thích hợp. Trong đó có một loại vật liệu đã
được sản xuất ở rất nhiều nơi trên thế giới như: Đức, Nhật Bản, Trung
Quốc, Italia…, nhưng nó cịn khá mới mẻ ở Việt Nam đó là ván lạng kỹ
thuật.
Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood) , tên học thuật là gỗ trang sức
tổ chức lại (Reconstitued Decorative Lumber), nó có rất nhiều ưu điểm :


khắc phục những hạn chế của gỗ nhân tạo như tính thẩm mỹ xấu, vân thớ


gỗ đơn điệu, phương pháp tạo ván lạng kỹ thuật bằng việc có thể tự thiết
kế vân thớ, màu sắc của ván mỏng, sau đó dán ép và lạng ván đã mang lại
cho sản phẩm gỗ vẻ đẹp tự nhiên đồng thời tiết kiệm được nguồn nguyên
liệu gỗ quý.
Ván lạng kỹ thuật làm cho màu sắc gỗ được vươn xa, có thể chế tạo
ra sản phẩm tương tự vân thớ, màu sắc gỗ quý tự nhiên, lại có thể phát huy
đầy đủ sức tưởng tượng chế tạo ra sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, vân thớ,
màu sắc đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, tạo cho thị giác môi
trường gỗ nội hàm mới và thế giới màu sắc, và kết hợp quan điểm thẩm mỹ
của gỗ với nhau, phong cách của nó có thể thay đổi theo thay đổi của thời
đại. Căn cứ yêu cầu ở các thời kỳ của người tiêu dùng tiến hành biến tính
đối với màu sắc gỗ, và phối hợp sắp xếp lại, chế tạo hoa văn được mọi
ngưòi yêu thích, màu sắc càng tươi sáng cảm giác lập thể hoa văn càng
mạnh, hoa văn càng động và có sức sống, thỏa mãn đầy đủ đa dạng hố và
cá tính hoá của người tiêu dùng hiện đại yêu cầu.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu một số giải pháp phối màu trong sản xuất ván lạng kỹ
thuật và tiến hành xử lý tẩy trắng nhuộm màu ván móng gỗ Bồ Đề ” là
một vấn đề cần thiết,đáng được quan tâm.


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp: “Theo số
liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 cịn 9,5 triệu ha
rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, chiếm
24%, đến năm 1989 có 9,3 triệu, trong đó có rừng trồng”. Bên cạnh đó,
cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về sử dụng gỗ ngày càng
tăng, lượng ván lạng được sử dụng ở nước ta càng nhiều. Các cơ sở sản

xuất ván lạng ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu, ván lạng chủ yếu
được nhập từ nước ngoài.
Ván lạng gỗ được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên vì thế nó mang
tính chất của gỗ tạo ra nó và tồn tại một số nhược điểm như: màu sắc phụ
thuộc nhiều vào gỗ tạo ra nó, vân thớ đơn điệu, chiều rộng ván nhỏ,…ván
lạng kỹ thuật có thể khắc phục được những nhược điểm này. Mặt khác, khi
ván lạng kỹ thuật được nghiên cứu, được áp dụng vào thực tế thì việc sử
dụng gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ tăng lên đáng kể, khi đó việc sử dụng gỗ
quý, gỗ rừng tự nhiên sẽ giảm.
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng ván lạng kỹ thuật là
tính đa dạng của vân thớ và cảm giác đẹp của màu sắc, đó cũng chính là ưu
điểm nổi bật của nó. Việc tạo ra vân thớ, màu sắc của ván lạng hồn tồn
có thể do thiết kế bằng cách phối màu ván mỏng theo tỷ lệ, đảm bảo vân
thớ và màu sắc cùng sản phẩm ván lạng kỹ thuật nhịp nhàng, ổn định. Hiện
nay các sản phẩm ván lạng kỹ thuật trên thị trường có màu sắc và chủng
loại đa dạng. Và các loại sản phẩm này cần hàng vạn loại ván mỏng màu
sắc khác nhau. Nhưng ván mỏng cấu thành nên các loại sản phẩm này chủ
yếu tập trung ở một số ít lồi cây, điều này liên quan đến xử lý phối màu
ván mỏng. Do đó, việc tìm ra các giải pháp phối màu tạo vân thớ trong quá


trình sản xuất ván lạng kỹ thuật là một trong những vấn đề đáng được
quan tâm.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Từ rất lâu, các nhà bác học trên thế giới đã tìm cách để giải thích về
nguồn của màu sắc một cách khoa học đúng đắn nhất cho đến tận những
năm 60 của thế kỷ XVII vẫn tồn tại những lý thuyết không đúng về màu
sắc.
Cách đây hơn 4000 năm, người Ai Cập đã tìm ra 4 màu là: Đỏ chàm,

đỏ tía, xanh chàm, xanh lục và thời đó người ta cho rằng nguyên nhân gây
ra màu là hỗn hợp của ánh sáng và bóng tối.
Vào thế kỷ XI, con người đã có một bộ sưu tập khá phong phú về
màu sắc nhưng nhưng vẫn khơng giải thích nổi màu phát sinh như thế nào.
Mãi về sau này, một số nhà bác học như: Decac (1591 - 1650), Johan Kiple
(1571 - 1630), Huck (1653 - 1703) mới đưa ra giả thuyết về màu sắc gắn
liền với ánh sáng nhưng lại không quan tâm đến cảm thụ của đôi mắt.
Vào những năm (1664 – 1668) nhà vật lý kiêm nhà toán học lỗi lạc
người Anh I. Newtơn đã tiến hành một loạt thí nghiệm để nghiên cứu ánh
sáng mặt trời và phân tích quang phổ của nó. Năm 1672, Newtơn đã được
công bố những kết quả nghiên cứu dưới nhan đề: “ Lý thuyết mới về ánh
sáng và màu sắc ”. Với cơng trình nghiên cứu đó, Newtơn đã đặt nền móng
cho quan điểm khoa học hiện đại về màu sắc. Theo đó khoa học màu sắc
gồm hai thành phần là: Phần khách quan và phần chủ quan. Phần khách
quan là phần vật lý. Phần chủ quan là nhận biết và cản giác của con người
về màu sắc thông qua đơi mắt. Qua đó Newton đã giải thích đúng về màu
sắc của những vật thể tự nhiên. Ông đã tiến hành làm thí nghiệm về tổng
hợp màu quang, lập bảng phân loại màu và biểu thị màu về số lượng.
Năm 1820 nhà vật lý người Anh Thomas Yuong đã giải thích sự thụ
cảm màu sắc qua cấu tạo của mắt. Ơng cho rằng trong mắt có ba loại màu


đầu nhạy sáng của dây thần kinh, tác động của ánh sáng riêng rẽ từng loại
gây nên những cảm giác về nàu đỏ lục, tím, và tất cả các màu có thể coi là
tổng hợp của sự kich thích ba màu gốc.
Cuối thế kỷ XIX, Đuy Ơrơng đã tìm ra nguyên lý phục chế màu
bằng cách tổng hợp trừ, bao gồm cả phương pháp làm ảnh màu hiện đại
trên màng phim 3 lớp và phương pháp in màu. Song do lý do trình độ kỹ
thuật lúc chưa cho áp dụng những nguyên lý này. Mãi đến giữa những năm
30 phương pháp in màu và ảnh màu cơng nghiệp mới chính thức phát triển

. Gần đây chúng được áp dụng trong vơ tuyến truyền hình màu.
Cũng trong những năm này, Hội nghị chiếu sáng quốc tế gọi tắt là
C.I.E đã công nhận số đo đạc chính xác của V.Vơrai và J.Ghin và dùng nó
làm cơ sở cho hệ thống so màu.
Trong những năm qua các nhà khoa học mà cụ thể là các nhà khoa
học gỗ ở Pháp, Nhật Bản, Liên Xơ…cũng đã có các cơng trình nghiên cứu
tìm hiểu về màu sắc của gỗ, đặc biệt là nghiên cứu màu sắc chủ yếu của
các loại ván mỏng, để từ đó có thể trực tiếp lợi dụng màu sắc tự nhiên của
ván mỏng để mô phỏng tạo ra màu sắc vân thớ của gỗ quý. Hiện nay các
sản phẩm ván lạng gỗ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, màu sắc, chủng
loại đa dạng, có khoảng 2000 loại. Và để sản xuất 2000 loại sản phẩm này
phải cần hàng vạn loại ván mỏng màu sắc khác nhau. Nhưng ván mỏng cấu
thành 2000 loại sản phẩm này chủ yếu tập trung ở một số ít lồi cây Ayus,
Poplar…, điều này liên quan đến xử lý phối màu như tẩy trắng, nhuộm
màu… ván mỏng gỗ.
Ở nước ngồi đã có một số cơng trình nghiên cứu về ván lạng tổng
hợp và nhiều cơ sở đã sản xuất ván ván lạng tổng hợp và ván đã được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật
được công bố từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đầu thế kỷ XXI, công nghệ
sản xuất ván lạng kỹ thuật trên thế giới đã được ứng dụng rộng rãi. Các
Công ty ứng dụng hiệu quả công nghệ này như: Alpilignum (Italy), Anqing


Hengtong Wood Co., Ltd. (Trung Quốc); Linyi Kaiyuan Wood Industry
Co., Ltd.; Guangzhou Weitian Timber Manufacturing Co.,Ltd.; Foshan
Shunde Lulin Wood Products Co., Ltd…
Ở Trung Quốc mấy năm gần đây cũng đã phát triển các cơng trình
nghiên cứu về màu sắc gỗ và họ cũng đã tự in thành các tiêu chuẩn màu.
Cho đến nay thì cơng trình nghiên cứu về Ván lạng kỹ thuật vẫn đang được
tiến hành ở các nước trên thế giới.

1.2.2. Tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhà máy sản xuất Ván lạng kỹ
thuật nào, do quy trình cơng nghệ Ván lạng kỹ thuật địi hỏi sự đầu tư rất
lớn về máy móc và thiết bị. Nước ta lại chưa có cơng trình nghiên cứu nào
về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật được cơng bố, các nghiên cứu của
nước ngồi chỉ được công bố dưới dạng giới thiệu kết quả cuối, giới thiệu
sản phẩm thương mại, phần chi tiết công nghệ được giữ kín, hơn nữa cơng
nghệ của họ chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất của họ. Chính vì vậy, các
cơ sở sản xuất ván lạng trong nước hầu hết chưa tiếp cận với công nghệ
này.
Nhu cầu sử dụng Ván lạng kỹ thuật của con người ngày càng tăng
nên Ván lạng kỹ thuật ở nước ta được sử dụng với số lượng lớn.. Lượng
ván lạng sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu hàng năm đều tăng
(lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng tới 76% so với năm 2005).
Nguồn Ván lạng gỗ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, các cơ sở sản
xuất trong nước sản xuất với số lượng rất nhỏ và nguồn nguyên liệu chủ
yếu là nhập khẩu, do nguyên liệu của chúng ta không đáp ứng các yêu cầu
về chất lượng, cũng như vân thớ màu sắc. Năm 2007, các nhà khoa học
của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất ván
lạng kỹ thuật từ gỗ mọc nhanh rừng trồng và bước đầu là sử dụng gỗ Bồ
đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy Gỗ Bồ đề đáp ứng tốt các yêu cầu về
nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ thuật. Việc nghiên cứu Ván lạng kỹ thuật


tại Việt nam đang được tiến hành, tiến tới nhanh chóng đưa ra các kết quả
chính xác, đủ cơ sở xây dựng các nhà máy sản xuất Ván lạng kỹ thuật.
Qua tìm hiểu sơ bộ cho thấy, cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật
khơng q phức tạp, với trình độ và điều kiện sản xuất thực tiễn trong nước
hoàn tồn có thể đáp ứng được các u cầu kỹ thuật của công nghệ. Bên
cạnh nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thì vấn đề phối

màu cũng như các phương pháp phối màu là cần thiết với thị hiếu nhạy
cảm hiện nay của người tiêu dùng thì việc phối hợp màu sắc của ván mỏng
là một trong những giải pháp, khơng những mang lại lợi ích kinh tế mà cịn
đảm bảo tính xã hội sâu sắc. Chính vì thế, ở nước ta hiện nay nhờ nắm bắt
được thị hiếu và yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Màu sắc và các giải pháp phối màu ván mỏng để tạo vân thớ trong quá
trình sản xuất ván lạng gỗ cũng đã và đang được các nhà khoa học quan
tâm phát triển. Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là một trong những
nơi đào tạo về chuyên ngành Chế biến lâm sản, hiện nay vấn đề về ván
lạng gỗ cũng đang được quan tâm chú trọng phát triển. Trong những năm
gần đây cũng đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu liên
quan đến màu sắc gỗ được các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của
trường nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Qua nghiên cứu, thực nghiệm đưa ra được một số giải pháp phối
màu dùng trong ván lạng kỹ thuật được sử dụng chủ yếu hiện nay.
- Lựa chọn được một giải pháp phối màu phù hợp cho ván lạng kỹ
thuật.
- Đưa ra được giải pháp tẩy trắng và nhuộm màu cho ván mỏng.
- Tiến hành tẩy trắng và nhuộm màu cho ván mỏng để sản xuất
ván lạng kỹ thuật.
- Tạo ra được ván lạng kỹ thuật có vân thớ theo giải pháp phối
màu được lựa chọn.


1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số giải pháp phối màu trong sản
xuất ván lạng kỹ thuật.
- Tìm hiểu tẩy trắng, nhuộm màu ván mỏng trong sản xuất ván lạng
kỹ thuật. Thực hiện tẩy trắng ,nhuộm màu ván mỏng gỗ Bồ đề theo giải

pháp đã lựa chọn.
- Tiến hành phối màu tạo vân thớ trong sản xuất ván lạng kỹ thuật từ
gỗ Bồ Đề.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu phối màu và tẩy trắng, nhuộm màu ảnh hưởng từ
những yếu tố theo quy định :
+ Nguyên liệu : Ván mỏng được bóc từ gỗ Bồ đề.
+ Loại chất kết dính : Keo PVAc, Keo UF, chất đóng rắn…
+ Dùng phương pháp ép ván là phương pháp ép nguội.
+ Hóa chất tẩy trắng : Hydrogen peroxide (H2O2), Amoniac
(NH4OH).
+ Hóa chất nhuộm màu : Fe2O3
- Các chỉ tiêu đánh giá :
Hộp kỹ thuật :
+ Màu sắc, hoa văn.
+ Tính chất cơ học của hộp.
Chất lượng ván kỹ thuật :
+ Chỉ tiêu màu sắc, vân thớ…
+ Tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt.
+ Sai số chiều dày.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được ứng dụng để giải quyết các vấn đề sau :


- Kế thừa các lí luận khoa học về màu sắc, về cấu tạo gỗ, về cơ chế
hoá lý của quá trình nhuộm màu…cũng như các phương pháp kiểm tra, xử
lý số liệu để giải thích, đánh giá các kết quả nghiên cứu thu từ thực
nghiệm.

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ
thuật.
1.6.2. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm được ứng dụng trong việc tạo ra ván có
vân thớ theo giải pháp phối màu lựa chọn; thực nghiệm tẩy trắng, nhuộm
màu ván mỏng.
1.6.3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm
Kiểm tra một số tính chất của ván bóc nguyên liệu: độ ẩm của ván,
sai số chiều dày, tần số và chiều sâu vết nứt. Để kiểm tra độ ẩm của ván
nguyên liệu ta tiến hành đo trên máy kiểm tra độ ẩm đo cho ván có độ ẩm
dưới độ ẩm bão hoà.
Kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ván lạng kỹ thuật:
+ Xem xét và đánh giá chất lượng ngoại quan: màu sắc, vân thớ, các
khuyết tật gia công xuất hiện trên bề mặt ván lạng kỹ thuật.
+ Khả năng bám dính, khả năng chống chịu với điều kiện môi
trường.
+ Kiểm tra tần số và chiều sâu vết nứt, sai số chiều dày của ván lạng
kỹ thuật.
Sai số chiều dày được xác định trên mẫu ván có kích thước 100 x
100 mm bằng thước kẹp, thu được kết quả như sau:
Sai số chiều dày đối với ván mỏng ΔS :
ΔS =

Tdn  Ttb
Ttb

.100, %.

Trong đó:
Tdn _ Chiều dày danh nghĩa của ván mỏng (mm)



Ttb _ Chiều dày trung bình của ván mỏng (mm)

Kiểm tra tần số vết nứt: mẫu ván mỏng để kiểm tra tần số vết nứt có
kích thước 100 x 100 (mm). Tần số vết nứt được tính theo cơng thức:
Ts =

N
, Vết/cm.
10

Trong đó:
Ts - Tần số vết nứt (vết/cm)
N - Số lượng vết nứt đo được trên mẫu
Chiều sâu vết nứt được xác định theo công thức:
H=

Htb
x 100 , %
t

Trong đó: Htb – Chiều sâu vết nứt trung bình trên 1 mẫu
t – chiều dày trung bình mẫu ván mỏng.


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Ván lạng kỹ thuật và công nghệ sản xuất Ván lạng kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm về Ván lạng kỹ thuật

Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood) là một loại ván nhân tạo dùng
ván mỏng (bóc hoặc lạng) gỗ mọc nhanh rừng trồng hoặc gỗ bình thường
làm nguyên liệu chủ yếu, dùng kỹ thuật điều chế ván mỏng ép lớp, ép
khn dán định hình chế tạo thành.
Ván lạng kỹ thuật có thể tạo ra màu sắc, vân thớ của loài gỗ quý tự
nhiên hoặc hoa văn nghệ thuật khác.
Ván lạng kỹ thuật được sản xuất bằng phương pháp lạng nhưng
không phải là lạng từ các cây gỗ tự nhiên mà được lạng từ hộp gỗ; do ván
mỏng ép lớp tổ chức lại mà thành. Thông thường chiều dày của ván mỏng
như nhau, chiều thớ song song nhau. Quy cách của ván lạng kỹ thuật có thể
căn cứ cơng dụng khác nhau trực tiếp chế tạo thành kích thước quy cách
cần. Kết cấu của nó do ván mỏng và lớp keo dán cấu thành, về lượng keo
đưa lên rất nhỏ, lớp keo dán của nó chủ yếu lấy hình thức lớp hỗn hợp keo
dán và ván mỏng tồn tại. Lớp keo dán ván lạng kỹ thuật mô phỏng vòng
sinh trưởng hoặc vòng năm của gỗ tự nhiên thiết kế. Như thế, trên mặt cắt
của ván lạng kỹ thuật lớp keo dán và lớp ván mỏng cấu thành hoa văn.[1]
2.1.2. Đặc điểm của ván lạng kỹ thuật.
2.1.2.1. Tổ thành vật lý của ván lạng kỹ thuật.
Ván lạng kỹ thuật giữ lại tổ thành vốn có và đặc tính tự nhiên của
gỗ, thông qua điều chế màu sắc và sắp xếp lại tổ chức của kết cấu của nó,
làm cho nó có tính năng trang sức và tính năng vật lý, cơ học đặc biệt, tỷ lệ
các thành phần ván lạng kỹ thuật khơ kiệt có sai khác đơi chút theo loài gỗ
nguyên liệu, loại keo sử dụng và phương pháp gia công, nhưng thành phần
chủ yếu do gỗ tự nhiên, keo dán và chất phụ gia, chất bắt màu (bao gồm
thuốc nhuộm và thuốc màu)… Trong đó gỗ tự nhiên chiếm 92~95%; chất


phụ gia của keo chủ yếu là chất biến tính keo, như chất làm dẻo, chất loại
bỏ Formaldehycle và chất độn; vật liệu phụ gia chủ yếu là chất phụ trợ để
hình thành hoa văn, như giấy, vải màu… Tỷ lệ khối lượng các thành phần

của ván lạng kỹ thuật khô kiệt thường gặp như sau:
- Gỗ tự nhiên: 92~95%
- Keo và chất phụ gia: 4~6%
- Chất bắt màu (bao gồm thuốc nhuộm và chất màu): 0~2%
- Vật liệu phụ gia: 0~0,5%.
2.1.2.2. Đặc tính sản phẩm của Ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật giữ lại thuộc tính tự nhiên cách nhiệt, cách điện,
điều ẩm, điều nhiệt của gỗ tự nhiên, và có các đặc điểm sau đây:
a. Màu sắc phong phú, vân thớ đa dạng. Ván lạng kỹ thuật có thể căn
cứ yêu cầu ở các thời kỳ của người tiêu dùng tiến hành biến tính đối với
màu sắc gỗ, và phối hợp sắp xếp lại, chế tạo hoa văn được mọi người yêu
thích, màu sắc càng tươi sáng cảm giác lập thể hoa văn càng mạnh, hoa
văn càng động và có sức sống, thỏa mãn đầy đủ đa dạng hóa và cá tính hóa
của người tiêu dùng hiện đại yêu cầu.
b. Tính năng vật lý, cơ học càng ưu việt. Ván lạng kỹ thuật trên kết
cấu tiến hành tổ chức lại ưu hóa đối với gỗ tự nhiên, khắc phục khuyết
điểm dễ biến dạng cong vênh của gỗ tự nhiên, khối lượng thể tích, độ
cứng, cường độ uốn tĩnh… đều tốt hơn gỗ tự nhiên nguyên liệu của nó.
c. Tỷ lệ lợi dụng tổng hợp sản xuất và tỷ lệ lợi dụng thành phẩm cao.
Ván lạng kỹ thuật có thể lợi dụng hết mức ván mỏng bóc từ gỗ trịn, biến
gỗ trịn thành vng, nâng cao tỷ lệ lợi dụng tổng hợp của gỗ; đồng thời
cịn có thể căn cứ nhu cầu khác nhau gia cơng thành kích thước khổ theo
nhu cầu, khắc phục tính hạn chế của đường kính gỗ tự nhiên, hoa văn và
màu sắc của nó đều có tính quy luật nhất định, trong q trình sử dụng
tránh được rất nhiều phiền muộn của cắt và ghép nối do chênh lệch vân


thớ, màu sắc của gỗ tự nhiên xảy ra, có thể lợi dụng hết mức từng tấc vật
liệu.
d. Loại bỏ khuyết tật tự nhiên của gỗ tự nhiên. Ván lạng kỹ thuật

trong q trình sản xuất chế tạo, có thể loại bỏ khuyết điểm vốn có của gỗ
tự nhiên, khắc phục khuyết tật không thể tránh khỏi lỗ mọt, nứt, mục, biến
màu, chênh lệch màu… vốn có của gỗ tự nhiên, là 1 loại vật liệu hầu như
khơng có bất kỳ khuyết tật nào.
e. Có thể tạo cho gỗ nhiều loại cơng năng. Ván lạng kỹ thuật trong
q trình chế tạo có thể tiến hành xử lý biến tính phịng mục, phòng mọt,
chống ẩm ướt, thu âm, chậm cháy thuận tiện, tạo cho gỗ các loại cơng
năng, và có thể tập trung hiều loại công năng ở trong gỗ, phát huy đầy đủ
tính năng của gỗ.
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, phát triển ván lạng kỹ thuật
Phát triển ván lạng kỹ thuật là một bước đi mới của ngành chế biến
gỗ; giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn cung cầu thiếu tài nguyên gỗ quý
trang sức cao cấp, phát huy ưu thế gỗ mọc nhanh rừng trồng-tài nguyên có
thể tái sinh. Hiện nay, các nước tiếp tục hạn chế hoặc cấm khai thác rừng
tự nhiên, hạn chế xuất khẩu gỗ…, lợi dụng gỗ bình thường và gỗ mọc
nhanh sẽ trở thành dịng chính lợi dụng gỗ từ nay về sau.
Ván lạng kỹ thuật lấy gỗ tự nhiên làm nguyên liệu, trong q trình
chế tạo khơng phá hủy cấu tạo vi mơ và thuộc tính vốn có của gỗ tự nhiên,
hồn tồn giữ lại thuộc tính tự nhiên cách nhiệt, cách điện, điều ẩm, điều
nhiệt… của gỗ tự nhiên, khắc phục khuyết tật tự nhiên và hạn chế của màu
sắc, vân thớ, kích thước quy cách của gỗ tự nhiên, tính năng sử dụng, tính
năng trang sức thì tốt hơn rất nhiều gỗ tự nhiên, phù hợp xu thế tiêu dùng
của con người.
Ván lạng kỹ thuật làm cho màu sắc gỗ được vươn xa, có thể chế tạo
ra sản phẩm tương tự vân thớ, màu sắc gỗ quý tự nhiên, lại có thể phát huy


đầy đủ sức tưởng tượng chế tạo ra sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, vân thớ,
màu sắc đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, tạo cho thị giác môi
trường gỗ nội hàm mới và thế giới màu sắc.

Ván lạng kỹ thuật trong quá trình chế tạo ứng dụng tổng hợp kỹ
thuật mới hiện đại kỹ thuật điều chế màu gỗ, kỹ thuật dán gỗ và kỹ thuật ép
khuôn định hình, thiết kế khn và chế tạo, thiết kế mơ phỏng máy vi
tính…, và có lợi cho kỹ thuật cao ứng dụng đầy đủ trong lĩnh vực gỗ.
Do lượng keo trong ván lạng kỹ thuật sử dụng ít, nên trong q trình
chế tạo có thể dùng keo bảo vệ mơi trường hoặc keo tính tan trong nước
khơng chứa Formaldehycle, phù hợp tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong
nước và quốc tế, cịn ngun liệu thì lợi dụng rừng trồng và gỗ mọc nhanh
có thể thực hiện kinh doanh lâu dài, kéo theo phát triển của gỗ mọc nhanh
rừng trồng, bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên.
2.1.4. Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật
Chế tạo ván lạng kỹ thuật cơ bản có thể tiến hành theo các bước :
a. Thiết kế sản phẩm
Giai đoạn thiết kế sản phẩm chủ yếu có các cơng việc sau đây :
- Xác định kích thước quy cách của loại ván lạng kỹ thuật chế tạo,
và xác định cuối cùng kích thước khổ và chiều dày của ván mỏng cần.
- Xác định màu sắc ván mỏng của loại sản phẩm này cần, xây dựng
công nghệ nhuộm màu.
- Thiết kế và chế tạo khuôn cần để hình thành hoa văn trang sức của
loại sản phẩm này.
b. Chế tạo ván mỏng
Chủ yếu dùng phương pháp bóc lạng để chế tạo ván mỏng có quy
cách kích thước vân, chiều dày ván mỏng thường từ 0,5~1,2 mm.
c. Điều chế màu ván mỏng. Để đạt đến màu sắc gỗ mong muốn, có
thể dùng phương thức nhuộm màu, tẩy màu… đối với màu sắc của bản


thân gỗ có tiến hành cải thiện hoặc hồn tồn thay đổi màu sắc vốn có của
nó, điều chế thành màu sắc cần. Trong quá trình nhuộm màu ván mỏng có
thể dùng phương pháp khuếch tán, phương pháp tẩm giảm áp, gia áp,

phương pháp tẩm giảm áp và phương pháp nhuộm màu chân khơng…,
trong đó hiện nay phương pháp khuếch tán ứng dụng thành thục và rộng
nhất.
d. Xếp phôi ván mỏng và dán ép định hình. Ván mỏng sau khi điều
chế màu tiến hành tráng keo, và theo phương thức xếp phôi đã dự định
thiết kế, sau khi xếp phải dùng khn đã định tiến hành ép khn, để hình
thành hòa văn đã thiết kế. Keo sử dụng yêu cầu có tính chịu nước nhất
định, và sau khi đóng rắn cần có tính dẻo nhất định, để tránh khi cắt làm
hỏng dao. Keo thường dùng có keo biến tính như UF và PVAC và keo PU
loại đóng rắn ướt. Phương thức đóng rắn có thể căn cứ đặc tính của keo
chọn phương pháp ép nguội hoặc ép nhiệt. Phương pháp ép nhiệt thời gian
đóng rắn ngắn, nhưng tăng giá thành gia nhiệt, phương pháp ép nguội thời
gian đóng rắn nguội thời gian đóng rắn dài, chu kỳ sản xuất dài, nhưng giá
thành sản xuất tương đối thấp.
e. Gia công tiếp sau. Ván lạng kỹ thuật sau đóng rắn định hình là 1
loại gỗ hộp thực gỗ, để được hoa văn đã thiết kế trước, phải dùng phương
thức xẻ rồi dán, lạng rồi sắp xếp lại… tiến hành gia công, cuối cùng căn cứ
cơng dụng khác nhau có thể dùng phương pháp lạng thành ván mỏng hoặc
xẻ thành ván… được thành phẩm ván lạng kỹ thuật có cơng dụng khác
nhau.


Dây chuyền cơng nghệ sản xuất Ván lạng kỹ thuật:

Hình 2.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất Ván lạng kỹ thuật
Thiết kế sản phẩm – Chế tạo ván mỏng – Cắt ván mỏng – Phân loại –
Điều chế màu ván mỏng – Sấy ván mỏng – Chỉnh lý ván mỏng – Tráng keo
ván mỏng – Xếp phôi – Ép khuôn định hình – Xẻ– Lạng – Kiểm tra sản
phẩm.
2.2. Lý thuyết về màu sắc

2.2.1. Khái niệm về màu sắc
Màu sắc là một thuộc tính của vật thể mà con người cảm nhận được
thông qua thị giác dưới tác dụng của ánh sáng.
Con người muốn cảm nhận được màu sắc thì cần phải có đơi mắt
bình thường trong điều kiện có ánh sáng và không thể thiếu vật thể khách
quan.
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của màu sắc
Màu sắc có 3 đặc trưng cơ bản sau :


- Sắc tướng/sắc màu (Hue): Tức là chỉ tướng mạo của màu sắc. Đây
là đặc trưng tiêu biểu nhất của màu sắc, nhờ đó mà chúng ta có thể phân
biệt được màu này với màu kia. Ánh sáng đơn sắc với các bước sóng khác
nhau thì có sắc điệu khác nhau.
- Độ sáng/quang độ (Brightness): Tức là nói đến mức độ sáng tối
hoặc đậm nhạt của màu sắc. Độ sáng của vật thể phát quang càng cao thì
độ sáng cũng càng cao, tỷ lệ phản xạ của vật không phát quang càng cao
độ sáng cũng cao.
- Độ thuần khiết/độ bão hoà (Saturation): Tức là chỉ mức độ rực rỡ
hoặc mạnh yếu của màu mắc. Nó biến chuyển từ đậm sang nhạt và đến
xám. Độ thuần khiết của màu sắc vật thể quyết định bởi đặc trưng phản xạ
(thấu qua) của vật thể đó.
2.2.3. Một số khái niệm về màu vật chất
a. Cường độ màu
Cường độ màu là khái niệm chỉ sự đậm nhạt của màu, cường độ màu
nói lên độ tinh khiết hay bão hòa của một màu khi so sánh với màu xám ở
cùng một giá trị đậm nhạt.
b. Độ sâu và độ cao màu
Nếu màu sắc thay đổi từ màu vàng đến màu da cam, từ màu da cam
đến màu đỏ,… Hay màu sắc có sự dịch chuyển cực đại hấp thụ về phía

màu có bước sóng dài hơn thì người ta nói rằng màu vật thể trở nên sâu
hơn. Sự thay đổi màu theo hướng ngược lại như từ màu lục đến màu lam,
từ màu lam đến màu tím… tức là hướng dịch chuyển màu về phía màu sắc
có bước sóng ngắn hơn thì người ta gọi đó là sự cao màu.
Như vậy, khi có hiệu ứng sâu màu thì miền hấp thụ phổ sẽ chuyển
dịch về phía bước sóng dài hơn, cịn khi có hiệu ứng cao màu thì chuyển
dịch về phía bước sóng ngắn.
2.2.4. Hệ thống quản lý màu sắc


Hiện nay, các hệ thống màu sắc đã được Hiệp hội màu sắc quốc tế
ICC (International Color Consortium) quản lý và thiết lập mối quan hệ
giữa các hệ màu thành một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất. Các giá trị đặc
trưng màu được chuyển đổi qua nhau theo một mối tương quan chặt chẽ,
giúp cho việc quản lý, sản xuất các thiết bị có liên quan, như: máy đo màu,
màn hình, máy in được tiêu chuẩn.
Trên cơ sở 3 thuộc tính của màu sắc, nhiều hệ thống màu sắc đã ra
đời với mục đích biểu diễn, mơ tả màu sắc một cách đầy đủ nhất, khắc
phục những hạn chế của việc sử dụng ngơn ngữ mơ tả màu.Trong đó,được
sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nhuộm sơn, dệt, thực phẩm, y tế là
hệ màu do Hiệp hội chiếu sáng quốc tế CIE đưa ra được sử dụng chính
thức trong hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống này sử dụng các biến số
x, y, z là các giá trị định lượng màu, hiện nay sử dụng hai hệ thống màu là
L*a*b*, L*hC*.
Hệ màu Lab gồm 3 kênh màu L, a, b; trong đó chỉ số L (Lightness)
là trị số độ sáng của màu có giá trị từ 0 tới 100, a là chỉ số sắc phổ theo
trục chuyển màu từ sắc xanh lục (Green) tới sắc đỏ (Red), b là chỉ số sắc
phổ theo trục chuyển màu từ sắc xanh lam (Blue) tới sắc vàng (Yellow),
như hình 2.29. Các chỉ số này có quan hệ chặt chẽ với giá trị XYZ của
CIE.

Trong đó: - a* b*: Chỉ số của sắc độ. Nếu toạ độ vng góc của a* b*
biến thành toạ độ cực thì có thể tìm được góc sắc màu H* - biểu diễn sắc
màu; C*- biểu thị sắc độ; L* - biểu thị độ sáng của hệ màu CIE
L*a*b*.Màu có giá trị a* dương thì ngả đố, màu có giá trị a* âm thì ngả
lục. Tương tự b* dương thì ngả vàng và b* âm thì ngả lam.
2.3. Gỗ và cơ chế phát màu của gỗ
2.3.1. Nguyên liệu gỗ
2.3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của gỗ


Đặc điểm cấu tạo gỗ giác và gỗ lõi, vòng năm hoặc vòng sinh
trưởng, gỗ sớm và gỗ muộn, tia gỗ, ống dẫn nhựa, lỗ mạch, tế bào vách
mỏng chiều dọc…. Màu sắc gỗ, vân thớ, mùi… cũng có thể dùng làm căn
cứ phụ trợ để nhận mặt gỗ và lợi dụng gỗ, vòng sinh trưởng hoặc vòng
năm, gỗ sớm và gỗ muộn, tia gỗ, màu sắc, vân thớ… cũng là những nhân
tố quan trọng tham khảo khi thiết kế ván lạng kỹ thuật.
2.3.1.2. Tính chất vật lý của gỗ
Tính chất vật lý của gỗ bao gồm các tính chất như: màu sắc, mùi,
khối lượng thể tích, độ ẩm, tỷ lệ giãn nở, co rút,…
Màu sắc của gỗ: Màu sắc của gỗ có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng và
nhận biết mặt gỗ. Nó làm tăng vẻ đẹp và giá trị sử dụng cho sản phẩm. Các
đặc tính màu của gỗ phụ thuộc vào các thành phần hoá học của gỗ có phản
ứng với ánh sáng. Do vậy, phản ứng giữa các thành phần hoá học của gỗ
với ánh sáng, nhiệt, và các chất hoá học sẽ làm thay đổi màu sắc của gỗ.
Mặt khác, gỗ có màu đậm hay nhạt còn phụ thuộc vào tổ chức tế
bào, độ ẩm và mức độ bị nấm, mốc phá hoại. Thường gỗ lõi có màu đậm,
gỗ giác có nhạt vì tế bào tạo gỗ lõi có chứa nhiều chất hữu cơ trong ruột tế
bào hơn gỗ giác. Gỗ khơ có màu nhạt hơn gỗ ướt. Gỗ muộn có cấu tạo chặt
chẽ, vách tế bào dày nên màu đậm hơn gỗ sớm. Nếu gỗ bị nấm, mốc phá
hoại thì màu sắc sẽ bị thay đổi, thậm chí màu sẽ bị nhạt hơn so với gỗ

không bị nấm mốc
Mùi của gỗ: Các chất chứa trong ruột tế bào làm cho gỗ có mùi, vị
đặc biệt. Mùi vị của gỗ là do nhựa cây, tinh dầu, tanin và những chất khác
chứa trong tế bào. Gỗ có mùi thơm dễ bị sâu nấm phá hoại. Gỗ lõi đậm
mùi hơn gỗ giác. Gỗ ướt đậm mùi hơn gỗ khô. Gỗ bị mục không giữ được
mùi. Thông thường, ván mỏng được sử dụng để trang sức trên bề mặt sản
phẩm, tiếp xúc gần gũi với người sử dụng, bởi vậy vấn đề này càng cần
được quan tâm hơn.


Thớ gỗ: Thớ gỗ thẳng hoặc xoắn là một chỉ tiêu quan trọng để lựa
chọn nguyên liệu cho mục đích sản xuất ván mỏng bởi nó sẽ tạo cho bề
mặt ván có thớ thẳng hoặc xiên. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4358-86 đã
quy định rõ độ xiên thớ của ván loại C không quá 10%, loại B không quá
7%, loại A khơng q 5%.
Khối lượng thể tích: ảnh hưởng đến sức hút ẩm, sức co dãn, khả
năng chịu lực, tính chất nhiệt, tính chất điện, tính chất âm thanh,....Vì thế,
khối lượng thể tích được xem là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở lựa
chọn các giải pháp gia công chế biến và sử dụng gỗ một cách hợp lý.
Gỗ có khối lượng thể tích thấp có các ưu điểm như lực cắt nhỏ, khả
năng cách nhiệt và âm tốt, hệ số phẩm chất cao, gỗ ít biến dạng, gỗ dễ
sấy,...Ngược lại, gỗ có khối lượng thể tích lớn sẽ tăng chi phí gia cơng,
thời gian sấy, thời gian xử lý hoá chất, thời gian hấp và luộc gỗ,...
Độ ẩm: Độ ẩm gỗ được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa lượng
nước có trong gỗ so với khối lượng gỗ khô kiệt (gỗ sấy tới độ ẩm bằng
0%). Độ ẩm gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng thể tích và khả năng
chịu lực của gỗ. Trong phạm vi độ ẩm bão hoà, độ ẩm gỗ càng tăng thì khả
năng chịu lực của gỗ giảm. Đối với màu sắc gỗ, độ ẩm càng cao, màu sắc
của gỗ sẽ sẫm hơn khi độ ẩm thấp.
Tỉ lệ co rút: Tỉ lệ co rút được xác định từ trạng thái khô tươi/ướt đến

trạng thái gỗ khô kiệt là tỉ lệ phần trăm (%) giữa lượng co rút và kích thước
gỗ ban đầu.
Tỷ lệ co rút của gỗ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ
sản xuất ván mỏng. Gỗ đem vào lạng thường là gỗ ướt, tươi, sau q trình
gia cơng, sấy, sản phẩm cuối là ván khơ, chiều dày thành phẩm của ván là
ván sau khi đã được sấy khô tới độ ẩm quy định (10±2%). Do đó, tính tốn
chiều dày ván ướt sẽ lạng để có được chiều dày ván thành phẩm như ý, với
sai số chiều dày cho phép không phải là đơn giản.


Khả năng thẩm thấu của gỗ: Khả năng thẩm thấu của gỗ, đặc biệt
với thuốc bảo quản, thuốc nhuộm màu và các hố chất biến tính, có ý
nghĩa to lớn trong sử dụng gỗ. Cần phải thấy rằng khả năng thẩm thấu theo
chiều dọc thớ chắc chắn là lớn hơn nhiều so với chiều ngang thớ. Khả năng
thẩm thấu của gỗ lõi nhỏ hơn gỗ giác một hệ số là 10 hoặc lớn hơn, và
không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện phơi sấy.
Sự khác nhau về khả năng thẩm thấu của gỗ giác một phần được giải
thích là do sự khác nhau về kích thước của các lỗ thủng nhỏ trên màng lỗ
thơng ngang, và có lẽ cịn do sự tồn tại của các ống dẫn nhựa dọc có thể đã
làm tăng khả năng thẩm thấu của gỗ. Các nhân tố khác có thể cũng liên
quan đến khả năng thẩm thấu của gỗ lõi như các chất chiết xuất.
2.3.1.3. Tính chất cơ học của gỗ
Tính chất cơ học của gỗ có ý nghĩa trong việc lựa chọn các chế độ
gia công trong công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật, như áp suất ép phải
không quá lớn để không phá vỡ kết cấu tổ chức gỗ…Tính chất cơ học của
gỗ đặc trưng cho khả năng chống chịu tác động ngoại lực bên ngoài, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng thể tích, độ ẩm và tỷ lệ co rút của
gỗ.
2.3.1.4.Tính chất hố học
Tính chất hố học của gỗ rất quan trọng trong công nghệ tẩy trắng,

nhuộm màu ván lạng gỗ. Thành phần hoá học của gỗ gồm: cellulose,
hemicellulose, liglin. Trong đó cellulose là thành quan trọng nhất, tạo khả
năng chịu lực cho gỗ. Lignin là thành phần chính tạo ra màu sắc gỗ.
2.3.2.Cơ chế phát màu của gỗ
Bề mặt gỗ có tính chất hấp thụ và phản xạ ánh sáng nhìn thấy, do đó
ta có thể nhìn được gỗ có màu đỏ, nâu, vàng hay lục. Màu sắc của gỗ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, như: loài cây, điều kiện sinh trưởng, khu vực phân
bố, tuổi cây, cấu tạo,… Với lồi cây khác nhau, gỗ sẽ có màu sắc khác


nhau. Nếu cùng một loài cây nhưng khác nhau về khu vực phân bố, điều
kiện sinh trưởng, tuổi cây,… thì màu của gỗ cũng khác nhau. Đặc biệt, trên
cùng một cây gỗ, tại các vị trí khác nhau (như gỗ giác, gỗ lõi) cũng có sự
sai khác nhau về màu sắc và tại các mặt cắt khác nhau (như mặt cắt ngang,
xun tâm, tiếp tuyến) thì màu sắc cũng có sự biến đổi. Bề mặt của gỗ khác
với kim loại, nó được tổ thành bởi sự sắp xếp khơng cùng một phương thức
của các loại tế bào, do đó, cho dù trên cùng một mặt gỗ, các khe kẽ của tế
bào và các phần của nó có sự sai khác mà màu sắc cũng có sự sai khác.
Chính điều này ta cũng có thể giải thích được tại sao trên cùng một mặt gỗ
lại có sự khác về màu sắc.
Màu của đa số các chất được quyết định bởi sự chuyển điện tích từ
nguyên tử của nguyên tố này sang nguyên tử của nguyên tố khác. Trong
phân tử những chất có màu, mức năng lượng của các electron phân bố khá
gần nhau. Các halogen có nhiều electron như: Clo, Bromide,… đều có màu.
Những ngun tố Nitơ, Hydro, Flo,… khơng có màu vì chúng khơng hấp
thụ lượng tử ánh sáng trơng thấy để thực hiện bước chuyển dịch electron.
Năng lượng ánh sáng va đập vào phân tử các chất trong gỗ làm cho
các phân tử chuyển động (chủ yếu là chuyển động quay) và làm tăng năng
lượng dao động của các phân tử riêng biệt. Phần năng lượng chính được
dùng để chuyển electron từ mức năng lượng cơ bản sang mức năng lượng

cao hơn.
2.3.3. Sự sản sinh màu sắc gỗ
Vật chất phát màu của gỗ chủ yếu gồm 3 thành phần chính là: lignin,
chất chiết xuất và thành phần tro trong gỗ.
Lignin: Thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào gỗ là Cellulose,
Hemicellulose, Lignin. Cellulose và Hemicellulose không hấp thụ ánh sáng
nhìn thấy, nó phản xạ hầu hết các ánh sáng chiếu tới. Khối cơ chất tồn tại
giữa các sợi Mixel của Cellulose chính là Lignin. Nó được xem như là một


chất liên kết, bao bọc giữa các tế bào gỗ và có khả năng hấp thụ được ánh
sáng có bước sóng dưới 500nm, cịn lại là ánh sáng bị phản xạ cho ra một
màu sắc xác định.
Hàm lượng Lignin phụ thuộc vào loại gỗ và tuổi cây. Trong thời gian
sinh trưởng, lượng Lignin liên tục tăng. Khi cây đã trưởng thành thì hàm
lượng Lignin hầu như khơng thay đổi.
Lignin có đặc tính họ carbua thơm đồng thời là cao phân tử
Phenylpropan, có kết cấu khơng gian 3 chiều. Các đơn thể trong Lignin
được liên kết với nhau bằng những liên kết ete (= C - O – C =) và liên kết(
C – C).
Các nhóm mang màu (C = O, C = C,…) tồn tại cầu nối đôi không màu, khi
chịu tác dụng của ánh sáng và tác dụng của oxy, cầu nối  trong các liên
kết đôi này do có tính linh hoạt rất cao, năng lượng kích phát nhỏ đã bị phá
vỡ sinh thành gốc tự do, làm cho lignin có thể hấp thụ ánh sáng từ vùng tia
tím đến vùng ánh sáng nhìn thấy, từ đó, gỗ phát sinh màu sắc.
Như vậy, Lignin chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho gỗ sản sinh
ra màu sắc. Khi tiến hành phân ly gỗ sẽ thu được Lignin tự nhiên. Màu của
Lignin tự nhiên là màu vàng nhạt.
Các chất chiết xuất : Chất chiết suất là thành phần thứ yếu của gỗ,
chiếm khoảng 10% lượng gỗ khô tuyệt đối. Nó khơng có trong thành phần

của vách tế bào mà thường tồn tại trong ruột tế bào, chúng bao gồm các
chất dầu nhựa, tanin, các chất béo, chất màu, tinh bột, đường và các loại
chất khống khác.
Vật chất có chứa gốc Phenol trong chất chiết xuất và chất màu có thể
hấp thụ ánh sáng bước sóng lớn hơn 500nm, từ đó làm cho gỗ sản sinh
màu sắc.


- Dầu nhựa: Thường có ở vỏ, gỗ, trong các ống dầu nhựa. Nó là một
hợp chất hữu cơ phức tạp. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C, H, O2,
trong đó thành phần C là nhiều nhất, O2 là ít nhất. Dầu nhựa khơng tan
trong nước, chỉ có thể tan trong Benzen, dầu thông, Axeton, Ete, rượu...
Lúc đầu mới chảy ra, nhựa khơng có màu, trong suốt. Khi tiếp xúc với
khơng khí, nhựa chuyển thành màu đục.
- Tanin: Thường có ở vỏ, lá, quả, rễ, gỗ, nhiều nhất là vỏ. Nó là một
hợp chất cao phân tử. Người ta thấy trong phân tử của Tanin ln có vịng
Benzen, trên đó mang nhiều nhóm Hydroxyl (OH). Tanin dễ bị oxy hố,
trong phân tử Tanin độ hoạt tính của nhóm OH trong gốc Benzen hoạt
động rất mạnh, khi chiếu xạ bởi ánh sáng mặt trời rất dễ bị oxy hoá, từ đó
dẫn đến màu của Tanin đậm lại, thường là màu xanh đậm. Gỗ có hàm
lượng Tanin cao thì độ sáng giảm đi rõ rệt. Gỗ lõi có hàm lượng Tanin cao
nên màu sắc của nó đậm hơn gỗ giác.
- Tinh dầu thơm: Thành phần của tinh dầu thơm rất phức tạp, không
phải là một hợp chất cá biệt, mà là một hỗn hợp của một số chất, trong đó
chủ yếu là các Tecpen (C10H16). Tinh dầu thơm ở cây gỗ lớn có ở lá như
long lão; ở quả như hồi; ở vỏ như quế; ở gỗ như pơmu, long lão,...
- Chất béo: Thường có ở hạt, quả của những lồi cây có dầu như:
trẩu, thầu dầu,... Thành phần của chất béo rất khác nhau, trong đó chủ yếu
là các acid: Butanoic (C3H7COOH); Panmetic (C15H31COOH); Oleic
(C17H33COOH).

- Chất màu: Thường tồn tại trong ruột tế bào gỗ, ngồi ra cịn có ở
vỏ, lá, rễ. Chất màu bao gồm các chất có màu sắc khác nhau, có thể tan
trong rượu, nước,...
Thành phần tro: Tro là thành phần thứ yếu trong sợi gỗ, nó là vật
chất hữu cơ thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn gỗ. Hàm lượng tro trong


gỗ thường từ: 0.3 – 1%. Hàm lượng chất tro của gỗ chủ yếu gồm các loại
Acid Silic, Cacbonat Canxi và Oxalac Canxi tồn tại trong tế bào phân bố
tập trung thành các điểm làm cho bề mặt gỗ xuất hiện các điểm màu. Các
điểm màu là hiện tượng dị thường trong quá trình hoạt động sống của cây
dẫn đến.
Quá trình lõi hóa của gỗ : Gỗ được phân thành gỗ giác và lõi. Thông
thường, gỗ lõi màu đậm, gỗ giác màu nhạt. Gỗ lõi là do sự chuyển hóa từ
gỗ giác mà thành. Q trình lõi hóa của gỗ là một q trình sinh hóa vơ
cùng phức tạp. Trong quá trình này, các tế bào sống của gỗ dần dần bị
thiếu Oxy mà chết đi, thể bít hình thành, các chất hữu cơ (nhựa cây, chất
màu, Tanin, tinh dầu,..) xuất hiện ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào
làm cho gỗ lõi hình thành các màu sắc, đặc biệt là có màu sẫm, nặng, cứng,
khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống nấm, mối, mọt hơn gỗ giác.
Gỗ lõi biến thành màu đậm hơn chủ yếu là do sự cơ đặc chất màu,
nó làm cho vật chất ban đầu có màu sậm hơn phenol lõi.
2.4. Lý thuyết về phối màu ván mỏng
2.4.1. Cơ sở khoa học về phối màu ván mỏng
a. Nguyên lý cơ bản của phương pháp phân tích độ sáng
Trong phân tích hóa học, để xác định hàm lượng vật chất có màu
trong dung dịch thường dùng phương pháp phân tích hóa học để xác định,
nhưng có thể dùng phương pháp so màu và phương pháp độ sáng phản
quang để xác định chính xác.
Trong dung dịch thuốc nhuộm, khi nồng độ dung dịch thay đổi,

đậm, nhạt của màu sắc dung dịch cũng thay đổi theo nồng độ càng đặc,
màu sắc càng đậm; nồng độ càng lỗng, màu sắc càng nhạt. Vì thế, so sánh
hoặc xác định đậm, nhạt của màu sắc dung dịch có thể xác định hàm lượng
vật chất có màu trong dung dịch, loại phương pháp này gọi là phương pháp
phân tích so màu.


×